Một số giải pháp xúc tiến bán hàng cho Tổng đại lý American Airlines tại Việt Nam

64 447 1
Một số giải pháp xúc tiến bán hàng cho Tổng đại lý American Airlines tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bán hàng là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của mỗi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh, càng có ý nghĩa hơn khi các doanh nghiệp đó hoạt động trong nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay, nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Chuyên đề thực tập GVHD Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm Lời mở đầu Bán hàngmột trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của mỗi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh, càng có ý nghĩa hơn khi các doanh nghiệp đó hoạt động trong nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay, nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Bán hàng có ý nghĩa đặc biệt đối với các doanh nghiệp tổ chức phân phối như Tổng đại Hãng hàng không Hoa Kỳ - American Airlines tại Việt Nam. Công tác bán hàng là công tác trọng tâm duy nhất trong chuỗi các hoạt động của Tổng đại lý, mọi công tác khác đều xoay quanh công tác này. Hoạt động xúc tiến bán hàngmột hoạt động nằm trong công tác bán hàng nhằm hỗ trợ và thúc đẩy công tác bán hàng đạt hiệu quả cao hơn. Thông qua hoạt động này, doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, công tác xúc tiến bán hàngmột công tác còn tương đối mới đối với phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam, công tác này chính vì thế mà chưa được quan tâm đúng mức cần thiết. Vì vậy, qua quá trình thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ chỉ bảo của Cô giáo – Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Thắm và sự giúp đỡ của các anh chị các phòng chức năng trong công ty, đặc biệt là các anh chị công tác trong bộ phận hàng không của công ty với những kiến thức đã tích luỹ được cùng với sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em xin chọn đề tài: “Một số giải pháp xúc tiến bán hàng cho Tổng đại American Airlines tại Việt Nam ” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Xúc tiến bán hàngmột vấn đề tương đối mới và hẹp, vì vậy trong luận văn này em chỉ đi vào khảo sát thực trạng công tác bán hàng và kết quả hoạt động bán hàngTổng đại Hãng hàng không Hoa Kỳ - American Airlines – Công ty TNHH Lữ hành Hương Giang Hà Nội. Từ đó rút ra một số tồn tại, nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp, để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Lê Minh Khôi – QTKD Tổng hợp 47A- ĐH KTQD Chuyên đề thực tập GVHD Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỔNG ĐẠI HÃNG HÀNG KHÔNG HOA KỲ TẠI VIỆT NAM 1.1. Quá trình hình thành và phát triển 1.1.1. Sự hình thành - Năm 1997, Hãng hàng không Hoa Kỳ (American Airlines) chỉ định công ty Du lịch Hương Giang (có trụ sở tại Huế) là tổng đại của hãng tại thị trường Việt Nam với chức năng là tổng đại kinh doanh vé máy bay trên các chặng bay của hãng trên địa phận Việt Nam. Chi nhánh công ty du lịch Hương Giang tại Hà Nội (tiền thân của công ty Lữ hành Hương Giang Hà Nội) chịu trách nhiệm đảm trách chính trong vai trò Tổng đại của hãng American Airlines tại Việt Nam. - Năm 2005, chi nhánh công ty du lịch Hương Giang tại Hà Nội được tách riêng ra hình thành Công ty TNHH Lữ hành Hương Giang Hà Nội. Đồng thời giữ nguyên bộ phận kinh doanh vé hàng không cho các hãng hàng không trong và ngoài nước. - Cũng trong năm 2005, Hãng hàng không Hoa Kỳ American Airlines chính thức chỉ định công ty TNHH Lữ hành Hương Giang là tổng đại của hãng tại thị trường Việt Nam 1.1.2. Sự phát triển Ban đầu được hình thành từ năm 2005, bộ phận hàng không của công ty TNHH Lữ hành Hương Giang Hà Nội (từ đây được hiểu là Tổng đại tại Việt Nam của Hãng hàng không Hoa Kỳ - American Airlines) chỉ có vẻn vẹn 5 nhân viên vừa làm nhiệm vụ kinh doanh vừa làm nhiệm vụ phát hành vé bao gồm 1 nhân viên quản kiêm nhân viên hỗ trợ kinh doanh, 1 nhân viên kinh doanh, 2 nhân viên phòng vé và 1 nhân viên giao vé. Số đại báncho Tổng đại cũng chỉ dừng ở mức khiêm tốn không hơn 30 đại lý. Đến nay sau gần 4 năm phát triển nhờ vào sự đầu tư của công ty, của Hãng hàng không Hoa Kỳ - American Airlines (từ đây được hiểu là hãng chủ), sự nỗ lực của đội ngũ nhân viên, quản lý, sự tăng trưởng tốt của thị trường mà tổng số đại Lê Minh Khôi – QTKD Tổng hợp 47A- ĐH KTQD Chuyên đề thực tập GVHD Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm của Tổng đại đã lên tới con số trên 110 đại trên địa bàn Hà nội, và trên 150 đại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cùng với một số đại tại các tỉnh thành khác. Cũng tương ứng với đó là sự tăng lên trong đội ngũ lao động, nhân viên của Tổng đại lên 15 nhân viên. Tổng đại hiện có 2 văn phòng tại 2 miền:  Văn phòng miền Bắc tại Hà Nội Số 99 Bà Triệu – Hai Bà Trưng – Hà Nội  Văn phòng miền Nam tại TP Hồ Chí Minh Số 194 Nguyễn Thị Minh Khai - Quận 1- TP HCM 1.2. Cơ cấu tổ chức của Tổng đại 1.2.1. Cơ cấu sản xuất của Tổng đại Hiện tại Tổng đại đang có cơ cấu sản xuất chia thành 3 bộ phận nhỏ hơn, cùng với đó là các bộ phận hỗ trợ khác của công ty TNHH Lữ Hành Hương Giang, đơn vị chủ quản Tổng đại lý. Phòng kinh doanh gồm 5 nhân viên, có chức năng nhiệm vụ đảm trách công việc kinh doanh vé hàng không, chăm sóc quản đại bán, lập cơ sở dữ liệu khách hàng, đại lý, thiết kế sản phẩm…. Phòng vé và phát hành vé bộ phận này bao gồm 9 nhân viên trong đó có 2 nhân viên giao vé, 5 nhân viên bán vé và in vé cho Hãng hàng không Hoa Kỳ - American Airlines, 2 nhân viên làm nhiệm vụ báncho các hãng hàng không đối tác khác. Ngoài ra, Tổng đại còn nhận được sự hỗ trợ, hợp tác của các bộ phận khác trong Công ty như bộ phận Hành chính-Nhân sự, bộ phận Kế toán, phòng Marketing, bộ máy quản trị của Công ty Cơ cấu sản xuất thể hiện qua đồ sau: Lê Minh Khôi – QTKD Tổng hợp 47A- ĐH KTQD Chuyên đề thực tập GVHD Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm Cơ cấu sản xuất kinh doanh của Tổng đại tương đối nhỏ gọn, bộ máy nhỏ, tận dụng được sự phối hợp với các bộ phận khác của công ty chủ quản. tuy mô hình nhỏ và không đầy đủ nhưng Tổng đại vẫn đảm bảo hoạt động linh hoạt, cân đối và ít cần điều chỉnh thường xuyên 1.2.2. Bộ máy quản trị của Tổng đại Do chỉ là một bộ phận hợp thành của Công ty TNHH Lữ Hành Hương Giang Hà Nội nên Tổng đại không có hẳn một bộ máy quản trị lớn. Tổng đại đang áp dụng cơ cấu quản trị chức năng với một nhân viên quản chính, 2 nhân viên quản các bộ phận trực thuộc. 1.3. Một số thành tựu Tổng đại đạt được trong thời gian qua 1.3.1. Doanh thu Bảng tổng hợp doanh thu từ năm 2005 đến năm 2008, kế hoạch doanh thu năm 2009: (Đơn vị tính USD) Lê Minh Khôi – QTKD Tổng hợp 47A- ĐH KTQD Quan hệ thông tin Quản chung Phòng phát hành vé Phòng kinh doanh Văn phòng phía Nam Văn phòng phía Bắc Chuyên đề thực tập GVHD Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm 2005 2006 2007 2008 09 Plan Doanh thu 3,216,133 4,273,005 5,430,975 7,265,957 8,060,630 Mức tăng trưởng % - 32.86 27.10 33.79 10.94 (Nguồn Số liệu Phòng kinh doanh - Tổng Đại Lý) Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của Tổng đại trong 3 năm liên tiếp đều đạt xấp xỉ 30% hoặc hơn 30%. So với ngành thì tỷ lệ tăng trưởng này là khả quan. 1.3.2. Các kết quả khác ∗ Phát triển hệ thống đại Hệ thống đại là nhân tố quan trọng quyết định đến công tác bán hàng của một Tổng đại hàng không. Hệ thống đại đồng thời thể hiện kết quả hoạt động của Tổng đại lý. Hiện hệ thống đại được Tổng đại chia thành các dạng: - Các đại bán vé máy bay Hiện Tổng đại đã phát triển được một hệ thống đại bán vé rông khắp tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Số đại bán thành viên của Tổng đại tại thị trường Hà Nội là trên 110 Đại lý, tại TP Hồ CHí Minh là trên 150 Đại đã được Tổng đại ký kết hợp đồng đại thành viên. Ngoài ra còn một số đại bán vé máy bay tại các tỉnh thành phố khác cũng đã ký kết được hợp đồng, tuy nhiên con số này còn rất nhỏ. - Các công ty du lịch, lữ hành Tổng đại đã triển khai ký kết hợp đồng với các công ty du lịch lữ hành có Tour quốc tế đặc biệt là các công ty thường xuyên có Tour đi Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chỉ một số công ty đã ký kết mang lại doanh thu cho Tổng đại lý. ∗ Mở rộng thị trường khách hàng và đối tác − Mở rộng phân khúc khách hàng Đối tượng khách hàngTổng đại nhắm tới ban đầu là khách du lịch và khách lẻ có nhu cầu đi Hoa Kỳ, do giới hạn về nguồn nhân lực và khả năng quản lý. Tuy nhiên hiện nay, Tổng đại đã phát triển thị trường khách hàng lên nhiều Lê Minh Khôi – QTKD Tổng hợp 47A- ĐH KTQD Chuyên đề thực tập GVHD Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm đối tượng hơn. Tổng đại chia khách hàng của mình thành các nhóm dựa trên nhu cầu, mục đích, và các đặc điểm phân biệt tổng hợp khác: o Khách hàng là khách du lịch: là khách đi theo các tour du lịch. Đối tượng khách này ban đầu số lượng còn ít nhưng đang tăng lên theo xu hướng du lịch chung, tuy nhiên đối tượng khách du lịch tại thời điểm này đang giảm đột biến do sự cắt giảm chi tiêu. o Sinh viên du học: Đối tượng khách này Tổng đại mới nhận biết và quan tâm đến. Tuy nhiên cần có các biện pháp xúc tiến mạnh mẽ đối tượng này hơn do đây là đối tượng hết sức tiềm năng, có số lượng vừa phải nhưng nhu cầu của khách là ổn định o Khách vãng lai: bao gồm 2 đối tượng nhỏ: khách thăm người thân và khách tham dự hội chợ triển lãm, khách công tác. o Khách hàng là các tổ chức: số lượng hiện còn ít, chủ yếu là các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ tại Việt Nam như Đại Sứ quán Hoa Kỳ, các Lãnh sự quán Hoa Kỳ và các cơ quan trực thuộc; văn phòng các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như Ngân Hàng Thế Giới, Quỹ tiền tệ Thế giới….; các tổ chức vô chính phủ tại Việt Nam. Đặc điểm của đối tượng khách này là số lượng vé xuất ra tuy không nhiều nhưng bù lại là các vé xuất ra đều là vé đem lại doanh thu cao, đối tượng khách này ổn định và có mức độ trung thành với sản phẩm cao. − Tăng cường hợp tác với các đối tác. Do Hãng hàng không Hoa Kỳ - American Airlines chưa có đường bay thẳng từ Việt Nam nên muốn bán được vé của hãng từ các chặng trung chuyển tới Hoa Kỳ, Tổng đại buộc phải tìm đối tác đưa khách tới các điểm chung chuyển. Sự đa dạng trong số lượng và chất lượng hợp tác với các đối tác sẽ mang lại tính đa dạng trong sản phẩm của Tổng đại lý: Với sân bay trung chuyển Narita- Tokyo Nhật Bản: Tổng đại đang hợp tác với 2 hãng hàng không là Hãng hàng không quốc gia Việt Nam- Vietnam Airlineshãng hàng không quốc gia Nhật Bản – Japan Airlines để đưa khách sang sân bay này từ đó khách sẽ nối tuyến sang máy bay của Hãng hàng không Hoa Kỳ - American Airlines. Lê Minh Khôi – QTKD Tổng hợp 47A- ĐH KTQD Chuyên đề thực tập GVHD Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm Với sân bay Paris: Tổng đại đang hợp tác với Hãng hàng không quốc gia Việt Nam- Vietnam Airlines; hãng hàng không Fly Emirates, hãng hàng không quốc gia Pháp…. Với điểm trung chuyển là sân bay Frankfuc – CHLB Đức: các sản phẩm đang hợp tác liên kết với các đối tác là Hãng hàng không quốc gia Việt Nam- Vietnam Airlines, hãng hàng không Luthanssa … Hiện Tổng đại đang tăng cường củng cố các đối tác nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, hạ giá vé; bên cạnh đó tìm kiếm các đối tác mới là các nhà cung cấp các đường bay tới các điểm trung chuyển bao gồm cả các điểm trung chuyển hiện tại và điểm trung chuyển mới nhằm đa dạng sản phẩm của Tổng đại lý. Bên cạnh các đối tác là các nhà cung cấp các đương bay nối tuyến, Tổng đại cũng quan tâm tới các đối tác là các khách hàng tổ chức lớn như Phòng Thương Mại Hoa Kỳ, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam. Đây là các khách hàng lớn của Tổng đại lý, nhưng cũng là các đối tác của Tổng đại trong quảng bá hình ảnh của hãng chủ. Sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác này sẽ mang lại lợi thế về hình ảnh và niềm tin cho Tổng đại lý. Thực tế, công ty lữ hành Hương Giang Hà Nội đã ký kết hợp tác và được phép đặt quầy dịch vụ ngay tại trụ sở Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam với nhiệm vụ cung cấp các sản phẩm là các dịch vụ du lịch của công ty, vé máy bay của Tổng đại đang là doanh thu chính của quầy dịch vụ này. Trong thời gian tới, công ty Tổng đại sẽ tiến hành đàm phán để được phép đặt quầy du lịch tại các đối tác lớn như Lãnh Sự quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các khách sạn quốc tế lớn tại 2 thành phố này… ∗ Đưa hình ảnh Hãng hàng không Hoa Kỳ - American Airlines đến với khách hàng. Vào thời điểm năm 2005 khi công ty TNHH Lữ hành Hương Giang chính thức trở thành Tổng đại của Hãng hàng không Hoa Kỳ - American Airlines tại Việt Nam, đối với phần lớn hành khách, hình ảnh của Hãng hàng không Hoa Kỳ - American Airlines còn tương đối xa lạ, phần vì do nhu cầu sang Hoa Kỳ chưa cao, phần do hãng chưa có động thái xúc tiến hình ảnh mạnh mẽ. Tuy nhiên hiện nay, hình ảnh American Airlines đã tương đối gần gũi với hành khách có nhu cầu di Lê Minh Khôi – QTKD Tổng hợp 47A- ĐH KTQD Chuyên đề thực tập GVHD Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm chuyển bằng đường hàng không đặc biệt là hành khách có nhu cầu vé máy bay sang Hoa Kỳ. Việc đưa hình ảnh American Airlines đến với thị trường thường xuyên được Tổng đại và các đại bán hàng của mình triển khai: dán poster, sticker tại các đại lý; đưa hình ảnh của hãng xuất hiện tại các công ty du lịch lữ hành quốc tế đặc biệt chú trong tới các công ty có tour đi Hoa Kỳ; giới thiệu hình ảnh của hãng trên các chuyến bay trung chuyển khách. Cũng chính nhờ làm tốt việc đưa hình ảnh Hãng hàng không Hoa Kỳ - American Airlines đến với khách hàng đã tạo cho Tổng đại một lượng khách hàng thường xuyên lớn. Đồng thời thúc đẩy nhu cầu sử dụng sản phẩm của hãng, một khi nhu cầu sử dụng sản phẩm của hãng tăng lên là một biện pháp thúc đẩy bán hàng của các đại và phát triển thêm nhiều đại mới. 1.4. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác bán hàng của Tổng đại lý. 1.4.1. Đặc điểm về mô hình đại diện hàng không ∗ Các mô hình đại diện hàng không Hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam tồn tại song song nhiều hình thức đại diện hàng không khác nhau. Tuy nhiên có thể đặc trưng bởi 3 dạng sau: - Mô hình Tổng đại lý. Đây là mô hình phổ biến nhất được các hãng hàng không áp dụng hiện nay. Trong mô hình này, hãng hàng không sẽ chỉ định có thời hạn một tổ chức kinh doanh tại nước sở tại làm Tổng đại của mình, thời hạn chỉ định tùy thuộc vào chính sách của hãng, nhưng thường là 5 năm. Tổng đại có chức năng kinh doanh phân phối độc quyền các sản phẩm của hãng chỉ định trong phạm vi thị trường được chỉ định. Đặc điểm nổi bật của mô hình này là Tổng đại không phải là bộ phận hay công ty con thuộc quyền quản của hãng, Tổng đại đóng vai trò là nhà phân phối các sản phẩm của hãng hưởng lợi nhuận trên doanh thu bán hàng (hưởng hoa hồng). Ràng buộc hãng chỉ định và Tổng đại được chỉ định thông qua các thỏa thuận chung và hợp đồng kinh tế được ký kết giữa hai bên. Trong mô hình, hãng Lê Minh Khôi – QTKD Tổng hợp 47A- ĐH KTQD Chuyên đề thực tập GVHD Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm chủ sẽ tận dụng được bộ máy, sự am hiểu thị trường, uy tín hệ thống bán hàng sẵn có của công ty được chỉ định làm tổng đại lý. Đây là mô hình đang được Hãng hàng không Hoa Kỳ - American Airlines áp dụng tại thị trường nhiều nước trong đó có Việt Nam. Các thị trường này được quản bởi bộ phận quản kinh doanh khu vực. Mô hình Tổng đại hàng không hiện cũng đang được rất nhiều hãng hàng không khác áp dụng với các thị trường của mình, là mô hình phổ biến nhất. Tại Việt Nam mô hình này được áp dụng bởi các hãng khác như: CA, JAL, KE, … - Mô hình đại diện hàng không Trong mô hình này, các hãng hàng không sẽ đặt tại nước sở tại một cơ quan trực thuộc đóng vai trò là chi nhánh của mình tại một nước. Chi nhánh này chịu trách nhiệm về mọi vấn đề liên quan đến hãng như các vấn đề pháp lý, bán hàng, các hoạt động mặt đất của hãng diễn ra tại các sân bay trong nước sở tại… Đặc điểm nổi bật của mô hình này là chi nhánh đại diện là một bộ phận của hãng và chịu sự quản của hãng về tất cả các mặt. Ưu điểm của mô hình này là tính nhất thể giữa chi nhánh đại diện và hãng, nhờ đó hãng chủ có thế đi sâu đi sát quản điều chỉnh các hoạt động của chi nhánh đại diện một cách nhanh chóng, mặt khác do có tính lâu dài tại một thị trường nên chi nhánh đại diện sẽ có thể đầu tư một cách lâu dài vào công tác bán hàng, đầu tư xúc tiến bán hàng, phát triển cơ cấu tổ chức và bộ máy… Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là hãng chủ sẽ chịu sức ép quá lớn do mô hình quản trở nên đồ sộ khi thành lập các chi nhánh tại nhiều thị trường khác nhau. Có thể không có sự sâu sát thị trường, trong phần lớn các trường hợp khi vừa thành lập thì chưa thể có được hệ thống bán hàng sâu rộng. Mô hình này thường được áp dụng với các thị trường lớn hoặc có tiềm năng lớn, hãng có các đường bay thẳng từ các thị trường này (khi đó sẽ có thêm các công việc mặt đất). Tại Việt Nam, mô hình này đang được hãng hàng không United Airlines của Hoa Kỳ sử dụng. Bên cạnh đó còn có các hãng khác nữa là: Delta Airlines, Japan Airlines (Các hãng có đường bay thẳng tới/đi từ Việt Nam) - Mô hình hỗn hợp Lê Minh Khôi – QTKD Tổng hợp 47A- ĐH KTQD Chuyên đề thực tập GVHD Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm Mô hình này bao gồm một số đặc trưng của cả hai mô hình trên: hãng hàng không sẽ thành lập một chi nhánh của mình tại nước sở tại nhưng cũng đồng thời chỉ định một tổ chức kinh doanh khác làm Tổng đại bán vé của mình tại thị trường nước đó. Chi nhánh Đại diện sẽ có trách nhiệm tổ chức quản điều hành các hoạt động mặt đất cho các chuyến bay của hãng, nếu hãng có các đường bay thẳng từ nước này, chịu trách nhiệm cùng với Tổng đại thực hiện các chính sách marketing, xúc tiến, quan hệ…. Tổng đại chỉ có nhiệm vụ chính là phân phối vé máy bay của hãng trong thị trường đã được chỉ định. Mô hình này khắc phục được một số hạn chế và tận dụng được một số điểm tốt trong cả hai mô hình trên. Tuy nhiên mô hình này chỉ đặc biệt phù hợp với các hãng hàng không có đường bay thẳng từ nước sở tại mà không muốn phình to bộ máy của mình. ∗ Mô hình Tổng đại Hãng hàng không Hoa Kỳ - American Airlines áp dụng tại Việt Nam - Đặc điểm pháp Công ty TNHH Lữ hành Hương Giang được Hãng hàng không Hoa Kỳ - American Airlines chỉ định làm Tổng đại của hãng tại thị trường Việt Nam theo thư chỉ định ngày 27-05-2005, được công nhận bởi Cục hàng không dân dụng Việt Nam và được pháp luật bảo vệ quyền lợi Thời hạn chỉ định là 5 năm Quan hệ giữa các bên Hãng hàng không Hoa Kỳ - American Airlines và Công ty TNHH Lữ hành Hương Giang là quan hệ đối tác ràng buộc với nhau bởi các thỏa thuận và hợp đồng đã được ký kết. - Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của công ty  Chức năng Công ty có chức năng kinh doanh phân phối độc quyền ( Tổng đại lý) vé máy bay trên tất cả các chặng bay của Hãng hàng không Hoa Kỳ - American Airlines. Chức năng này cho phép công ty bán vé máy bay trên tất cả các chặng bay của hãng chủ không phân biệt điểm xuất phát và điểm đến trên Lê Minh Khôi – QTKD Tổng hợp 47A- ĐH KTQD

Ngày đăng: 19/07/2013, 10:14

Hình ảnh liên quan

Bảng tổng hợp doanh thu từ năm 2005 đến năm 2008, kế hoạch doanh thu năm 2009: - Một số giải pháp xúc tiến bán hàng cho Tổng đại lý American Airlines tại Việt Nam

Bảng t.

ổng hợp doanh thu từ năm 2005 đến năm 2008, kế hoạch doanh thu năm 2009: Xem tại trang 4 của tài liệu.
vô hình: quá trình sản xuất đồng thời với quá trình tiêu dùng, sản phẩm không thể dự trữ được - Một số giải pháp xúc tiến bán hàng cho Tổng đại lý American Airlines tại Việt Nam

v.

ô hình: quá trình sản xuất đồng thời với quá trình tiêu dùng, sản phẩm không thể dự trữ được Xem tại trang 16 của tài liệu.
Số liệu doanh thu theo tháng được thể hiện trong bảng sau: - Một số giải pháp xúc tiến bán hàng cho Tổng đại lý American Airlines tại Việt Nam

li.

ệu doanh thu theo tháng được thể hiện trong bảng sau: Xem tại trang 23 của tài liệu.
− Biểu đồ doanh thu qua các tháng có hình dạng tương đối ổn định, thể hiện mức độ tăng giảm nhu cầu trong các tháng qua các năm có tính tỷ lệ tương  đối. - Một số giải pháp xúc tiến bán hàng cho Tổng đại lý American Airlines tại Việt Nam

i.

ểu đồ doanh thu qua các tháng có hình dạng tương đối ổn định, thể hiện mức độ tăng giảm nhu cầu trong các tháng qua các năm có tính tỷ lệ tương đối Xem tại trang 24 của tài liệu.
Kế hoạch doanh thu năm 2009 và tình hình thực hiện kế hoach 4 tháng đầu năm: - Một số giải pháp xúc tiến bán hàng cho Tổng đại lý American Airlines tại Việt Nam

ho.

ạch doanh thu năm 2009 và tình hình thực hiện kế hoach 4 tháng đầu năm: Xem tại trang 46 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan