1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkn một số biện pháp dạy tốt môn tin học lớp ba

14 2,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 675,5 KB

Nội dung

Môn tin học ở bậc tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về công nghệ thông tin như: Một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ thường dùng, rèn luyện m

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Mã số (do Thường trực HĐ ghi): ………

1.Tên sáng kiến: "Một số biện pháp dạy tốt môn Tin học lớp Ba".

2 Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục tiểu học

3 Mô tả bản chất của sáng kiến

3.1 Tình trạng giải pháp đã biết

Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới

Ngày nay với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung, của ngành tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt của nó là một phần không thể thiếu được của nhiều ngành trong cuộc sống xây dựng và phát triển xã hội Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng và của thế giới nói chung

Chính vì xác định được tầm quan trọng như vậy, nên ngành giáo dục đã đưa môn tin học vào trong nhà trường và ngay từ bậc tiểu học, học sinh được tiếp xúc với môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông tin Môn tin học ở bậc tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về công nghệ thông tin như: Một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ thường dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính

Tuy nhiên nội dung dạy học môn tin học ở tiểu học nói chung và nhất là lớp 3 nói riêng là rất mới mẻ đối với học sinh Để hỗ trợ việc dạy học tốt các nội dung này, sách giáo khoa cũng có rất nhiều cách tập gõ bàn phím, vẽ tranh, tô màu Nhiều giáo viên tâm huyết cũng đã sưu tầm và sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ như tranh, ảnh, sơ đồ, phần mềm Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, kèm theo lời mô tả, giải thích, với mục đích giúp học sinh hiểu bài hơn Tuy nhiên đối với những nội dung khó, yêu cầu dài, vẽ những hình phức tạp Mà giáo viên chỉ dùng lời nói và các hình ảnh để minh họa thì học sinh vẫn rất khó

Trang 2

hình dung, việc tiếp thu bài của các em vẫn hạn chế Nhiều học sinh rất thuộc bài mà không hiểu được bản chất của các sự vật, hiện tượng, kĩ năng gõ bàn phím còn chưa nhanh nhạy, còn thiếu chính xác, vận dụng thực tế chưa tốt Chính vì những lẽ đó, bản thân tôi là giáo viên dạy bộ môn tin học, tôi đã chọn

đề tài sau: “Một số biện pháp dạy tốt môn Tin học lớp Ba”.

Ưu điểm của giải pháp cũ

- Được sự ủng hộ của các cấp, Uỷ ban nhân dân, các ban ngành hỗ trợ cơ

sở vật chất cho nhà trường

- Tuy môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn nhưng Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 3, tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học

- Nhà trường đã trang bị khá đầy đủ các trang thiết bị: Sách giáo khoa, sách giáo viên và các phần mềm kèm theo, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc giảng dạy

- Bộ Giáo dục và đào tạo đã có phân phối chương trình cụ thể, nên giáo viên bám sát được chuẩn kiến thức - kỹ năng đối với môn này

- Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về tin học để đáp ứng yêu cầu cho dạy và học môn tin học ở bậc tiểu học

- Có sách giáo khoa, sách giáo viên để giáo viên nắm vững các mục tiêu chủ đề cho từng bài học

- Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất thích học, nhất là những tiết thực hành

Nhược điểm của giải pháp cũ

- Nhà trường đã có một phòng máy vi tính để cho học sinh học nhưng vẫn còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng, mỗi tiết thực hành có tới 2 – 3 em ngồi cùng một máy nên các em không có nhiều thời gian để thực hành, làm bài tập một cách đầy đủ

- Tài liệu tham khảo dành riêng cho bộ môn Tin học còn quá ít Nhất là những tài liệu nói về phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tin học

Trang 3

- Khi thực hành, máy móc gặp sự cố, giáo viên không xử lý kịp thời dẫn

đến học sinh thiếu máy, không thực hành được

- Do số lượng học sinh đông từ 30 – 33 em/lớp nên số lượng máy không đáp ứng đủ nhu cầu cho các em thực hành

- Đa số học sinh không có máy ở nhà để luyện tập nên các thao tác của học sinh chưa được thành thạo

- Đây là môn học tự chọn nên một số học sinh chưa học nghiêm túc và phụ huynh chưa quan tâm

- Việc rèn luyện thói quen gõ 10 ngón tay cho học sinh còn gặp khó khăn

do học sinh không có nhiều thời gian cho việc luyện tập trên lớp

3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến

- Mục đích nghiên cứu

Nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh và đổi mới phương pháp giảng dạy môn Tin học lớp 3

- Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ

Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết như: Bước đầu tiếp thu tốt một số kiến thức, khái niệm cơ bản và yêu thích môn Tin học; góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải; rèn kỹ năng thực hành trên máy tính cho học sinh; có ý thức thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại

- Cách thức thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp mới

Qua khảo sát và nghiên cứu kỹ các thế mạnh của cơ sở vật chất nhà trường cũng như thế mạnh về đội ngũ giáo viên có khả năng, có kinh nghiệm, sáng tạo, nhiệt tình trong giảng dạy Đứng trước tình hình mới, tôi nhận thấy cần phải có một số biện pháp để dạy tốt môn Tin học lớp 3

+ Biện pháp thứ nhất: Giáo dục ý thức học tập cho học sinh

Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh ở bộ môn mình, tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập bộ môn từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên Trong mỗi tiết dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực

Trang 4

tế để học sinh thấy được ứng dụng công nghệ thông tin và tầm quan trọng của môn Tin học trong thực tiễn và tương lai sau này

Phải tạo cho không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, giáo viên phải làm cho học sinh thương yêu, tôn trọng mình Giáo viên không nên dùng biện pháp mạnh khi học sinh không chép bài vì làm như thế học sinh sẽ không thu hoạch được gì

Động viên đúng mức đối với học sinh chưa hoặc không làm bài tập, cho dù các em làm chưa đúng, trên cơ sở đó giáo viên có thể chỉ ra chỗ sai, chỗ thiếu cho từng học sinh Bên cạnh đó khen ngợi, khích lệ kịp thời đối với từng học sinh, giáo viên phải làm cho học sinh có lòng tin vào bản thân mình

+ Biện pháp thứ hai: Sắp xếp nội dung, phương pháp học tập cho từng phần học phù hợp, hiệu quả

Nội dung giảng dạy là chương trình sách giáo khoa Cùng học Tin học quyển 1 Nội dung rất phù hợp, lôi cuốn học sinh Để thực hiện đạt hiệu quả, ngoài việc thực hiện đúng chương trình, tôi đã thực hiện như sau:

* Phần 1: Làm quen với máy tính

Ở phần học này, ngay từ bài học đầu tiên “Người bạn mới của em”, giáo

viên phải xác định rõ cho học sinh biết máy tính gồm những loại cơ bản nào?, các bộ phận chính của máy tính, công dụng của từng bộ phận, giao diện và các biểu tượng trên màn hình chính, cách khởi động và tắt máy một cách cụ thể bằng hình ảnh trực quan tại phòng máy tính, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành tránh sự nhàm chán cho các em trong giờ học lý thuyết

Ví dụ: Bài Bàn phím máy tính (Bài 3 - Sách Cùng học Tin học quyển 1

trang 16)

Để giúp các em làm quen với bàn phím, giáo viên cho học sinh nêu tên tất

cả các phím và cho chơi một số trò chơi có nội dung về bàn phím Trong đó có trò chơi Pi-a-nô (phần mềm Pianito) hay giáo viên có thể hướng dẫn học sinh

mở phần mềm soạn thảo và cho các em gõ họ tên của mình hay tên trường mình đang học Để tránh sự nhàm chán với một trò chơi và cũng để giới thiệu luôn

Trang 5

cho các em phần mềm soạn thảo sau này các em sẽ học Như thế học sinh vừa nắm được tên của các phím, vừa gây được hứng thú học tập của các em

Ví dụ: Bài Chuột máy tính (Bài 4 - Sách Cùng học Tin học quyển 1

trang 20)

Khi giáo viên giới thiệu chuột máy tính, giáo viên phải mô tả con chuột,

có mấy loại chuột, trên thân chuột có những nút lệnh nào, chức năng của từng nút đó, tay đặt lên chuột như thế nào là đúng Giáo viên thực hiện mẫu vài thao tác rồi yêu cầu cả lớp thực hiện lại ngay tại phòng máy để các em nắm vững bài học ngay tại lớp bằng chuột máy tính thật chứ không phải bằng hình ảnh trực quan

Để giúp các em sử dụng thành thạo các thao tác: nháy chuột, nháy đúp chuột, di chuyển chuột, kéo thả chuột ngay trong tiết học giáo viên cần lồng ghép một số trò chơi như: Trò chơi Block, Dots, Stick hoặc một vài trò chơi khác nhưng có tính giáo dục (thay vì đợi đến phần trò chơi học sinh mới được chơi) Đối với những học sinh thực hành còn chậm, giáo viên phải cầm tay các

em để chỉ dẫn Với phương pháp này học sinh nắm bắt rất nhanh, rất hứng thú

và nhanh chóng sử dụng được chuột

* Phần 2: Học và chơi cùng máy tính

Giáo viên yêu cầu học sinh cần có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, không phân biệt phần mềm học tập hay phần mềm trò chơi Giáo viên cần liên hệ thực tế để giúp học sinh nắm được từ việc học và chơi trên máy tính đến đời sống thường ngày

Ví dụ: Luyện tính kiên trì, trí thông minh, luyện sử dụng chuột qua trò chơi: Block, Dots, Sticks

Yêu thích môn Toán qua trò chơi Cùng học toán 3

Trang 6

Giáo dục học sinh thói quen ngăn nắp, sạch sẽ và giúp đỡ ba mẹ trong các công việc nhỏ trong nhà mà em có thể làm được thông qua phần mềm Tidy Up (Dọn dẹp nhà cửa)

Giúp các em nhận biết được các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh và cách đọc chúng thông qua phần mềm Alphabet Blocks, từ đó hỗ trợ cho các em trong việc học môn tiếng Anh ở lớp 3

* Phần 3: Em tập gõ bàn phím

Đây cũng là phần trọng tâm của chương trình lớp 3 Phần này đòi hỏi phải

có sự tập luyện thường xuyên thì mới đạt hiệu quả cao được Giáo viên cần giúp học sinh hiểu được lợi ích của việc gõ phím bằng 10 ngón để từ đó học sinh có ý thức hơn trong việc rèn luyện Không cần nhiều, ở mỗi tiết thực hành, nếu còn thời gian hãy khuyến khích học sinh thi đua luyện gõ bằng 10 ngón trong 10 phút thôi sẽ mang lại hiệu quả rất tốt Cần phải chú trọng và nghiêm túc rèn từ lớp 3 về cách đặt tay lên bàn phím, cách gõ phím thì đến lớp 4-5 học sinh mới

có thói quen gõ 10 ngón

Ví dụ: Phương pháp chung để luyện tập gõ bàn phím là quy định vị trí các phím cho các ngón tay của học sinh mới tiếp cận với bàn phím phải tuân theo những quy định sau:

Bước 1: Đầu tiên phải giúp các em ghi nhớ các vị trí phím của cấu trúc keyboard tổng quát thông qua bài Bàn phím máy tính đã học ở chương trước.

Bước 2: Ghi nhớ 8 vị trí đặt ngón tay quan trọng:

Trang 7

Với bàn tay trái: Ngón út đặt lên phím A, ngón áp út đặt lên phím S, ngón giữa đặt lên phim D, ngón trỏ đặt lên phím có gai F.

Với bàn tay phải: Ngón út đặt lên phím ;, ngón áp út đặt lên phím L, ngón giữa đặt lên phim K, ngón trỏ đặt lên phím có gai J.

Hai ngón cái bàn tay trái và bàn tay phải đặt lên phím cách

Bước 3: Thuộc các phím ứng với từng ngón cụ thể của hai bàn tay khi gõ:

* Với bàn tay trái:

Ngón trỏ: Gõ phím F Ngoài ra, ngón trỏ này còn phải di chuyển tới vùng phím xung quanh là R, T, G, V, B và phím số 4, 5.

Ngón giữa: Gõ phím D, thuận tiện để di chuyển lên gõ phím E, phím số 3

và đưa xuống gõ phím C.

Ngón áp út: Gõ phím S Giống như 2 ngón là ngón trỏ và ngón giữa, ngón

áp út cũng chịu trách nhiệm gõ phím W, X và phím số 2.

Ngón út: Gõ phím A, phụ trách thêm Q, Z, số 1 và các phím chức năng khác bên trái bàn phím như: Shift, CapsLock.

Ngón cái: Gõ phím Space (phím dài nhất bàn phím).

* Với bàn tay phải:

Ngón trỏ: Gõ phím J, và di chuyển tới vùng phím xung quanh là U, Y, H,

N, M và phím số 6, 7.

Trang 8

Ngón giữa: Gõ phím K, ngoài ra nó còn phải di chuyển lên gõ phím I, phím số 8 và phím dấu “,”.

Ngón áp út: Gõ phím L, ngoài ra nó còn chịu trách nhiệm gõ phím O, phím dấu “.” và phím số 9.

Ngón út: Gõ phím “;”, phụ trách thêm phím P, số 0, phím “/” và các phím chức năng khác bên phải bàn phím như: Shift, Enter, Backspace.

Ngón cái: Gõ phím Space.

Với hướng dẫn cách đặt tay và cách gõ như trên cộng với sự quan sát của giáo viên thì học sinh sẽ gõ được 10 ngón tốt hơn thông qua phần mềm soạn thảo văn bản Word, phần mềm Mario

* Phần 4: Em tập vẽ

Với phần học này, học sinh rất có hứng thú học tập Ở phần học này, giáo viên cần chú trọng cho học sinh thực hành nhiều, giảm tiết lý thuyết hoặc có thể giảng lý thuyết ngay trong tiết thực hành Như vậy học sinh mới có thao tác thành thạo được Ngoài việc dạy những yêu cầu cơ bản trong sách giáo khoa Nếu có điều kiện giáo viên có thể thiết kế các bài tập khác để phần học này thêm phong phú

Ví dụ: Dạy bài Vẽ đoạn thẳng (Bài 3- Sách cùng học tin học quyển 1 –

trang 63), giáo viên giao bài thực hành, sau đó hướng dẫn trình chiếu trực tiếp trên máy cho học sinh dễ quan sát thao tác và lời nói của giáo viên Trong khi thực hành, nếu học sinh nào chưa thực hành được, giáo viên lại hướng dẫn cho

em đó hoặc bắt tay em đó và hướng dẫn các thao tác

Ví dụ: Bài Vẽ đường cong: Sách giáo khoa yêu cầu học sinh vẽ con cá và

chiếc lá Giáo viên có thể giới thiệu thêm cho các em một số mẫu vẽ khác như cái nôi em bé, sóng biển, cái quạt, hoặc em hãy tự nghĩ ra những vật gì có sử dụng đường cong để vẽ dành cho những học sinh đã hoàn thành bài vẽ theo yêu cầu

* Phần 5: Em tập soạn thảo

Nội dung kiến thức chủ yếu là tạo cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất để soạn thảo Ở phần này, giáo viên cũng chú ý đến dạy thực hành hơn, dạy

Trang 9

xong lý thuyết là cho học sinh thực hành ngay như vậy học sinh mới nắm được kiến thức

Ví dụ: Ở lớp 3 học sinh được làm quen với 2 cách gõ là kiểu Vni và kiểu Telex Giáo viên cần cung cấp cả 2 cách gõ này và khuyến khích các em lựa chọn cách gõ phù hợp để việc soạn thảo dễ dàng hơn

+ Biện pháp thứ ba: Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung của bài giảng, liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của các em

Các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài

ra giáo viên cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận dụng vẽ một cách có hệ thống

Ví dụ: Trong giờ thực hành với bài Vẽ con cá (Bài 6 - Chương 4 – Bài thực hành T1 - Sách Cùng học Tin học quyển 1 trang 71) sau:

Ở hình trên ngoài vẽ đường cong một chiều ra, học sinh còn phải sử dụng công cụ vẽ đường thẳng, màu vẽ đã học ở bài trước để vẽ và màu nền trang trí cho các hoa văn của hình con cá trên Từ hình con cá trên các em sẽ liên tưởng đến bài học trang trí những hình lá, hình quả táo, hình cái chén (Môn Mĩ thuật lớp 3) và sáng tạo vẽ một số hình thuyền buồm đã học ở môn Mĩ thuật lớp 3

+ Biện pháp thứ tư: Tạo sự tranh đua giữa các nhóm trong giờ thực hành

Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằng cách phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét bài của nhau dưới sự chỉ dẫn của giáo viên để tạo được sự hào hứng học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành

Tất cả các em đều hăng hái tranh đua nhau hoàn thành bài tập của giáo viên đưa ra một cách nhiệt tình mà không thấy sự mệt mỏi hay nhàm chán

Trang 10

Ví dụ: Trong bài thực hành tô màu bằng màu nền

Ở hình b ngôi nhà chưa được tô màu, học sinh phải vận dụng kiến thức đã học để tô màu bằng màu nền như hình a Ngoài kiến thức tô màu học sinh phải vận dụng cách sử dụng chuột để thao tác tô màu sao cho thật nhanh, cách phóng

to thu nhỏ để tô vào những chỗ nhỏ nhất của hình

Với sự tranh đua giữa các nhóm các em sẽ cố gắng hoàn thành bài tập thật nhanh để tiếp tục hoàn thành bài tập kế tiếp mà không gây sự nhàm chán và mệt mỏi khi các em thực hành

Hay ở phần 5: Em tập soạn thảo: Nội dung kiến thức chủ yếu là tạo cho

học sinh những kiến thức cơ bản nhất để soạn thảo và trình bày một văn bản Ở phần này giáo viên chú ý đến dạy thực hành hơn, phần lý thuyết phải thật ngắn gọn, dễ hiểu, đi sâu vào trọng tâm chính Dạy xong lý thuyết là cho học sinh thực hành ngay như vậy các em mới nắm được, nhớ được lâu hơn Trong quá trình thực hành nên tạo cho các em sự tranh đua hoàn thành sớm bài tập thực hành được giáo viên giao một cách nhanh chóng và chính xác Nhận xét, khen ngợi cụ thể bài thực hành của các em làm tốt như: Hoàn thành nhanh, chính xác, trình bày đẹp Để khích lệ các em cố gắng hơn và cũng để các em thực hành còn chậm cố gắng hơn để bằng bạn

Chúng ta có thể sử dụng phần mềm quản lý phòng máy, để trình chiếu các bài tập của các nhóm hoàn thành tốt, để cả lớp quan sát đồng thời nhận xét, khích lệ tinh thần các em Và cũng là đồng thời quản lý được các em, hướng dẫn chung cho cả lớp trong giờ học, phần nào thay thế thiết bị máy chiếu

Phân chia đối tượng học sinh để sắp xếp các em thực hành còn chậm và thực hành thành thạo ngồi đan xen nhau để em thực hành thành thạo hướng dẫn

Ngày đăng: 24/10/2017, 14:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Giúp các em nhận biết được các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh và cách đọc chúng thông qua phần mềm Alphabet Blocks, từ đó hỗ trợ cho các em trong việc học môn tiếng Anh ở lớp 3. - skkn một số biện pháp dạy tốt môn tin học lớp ba
i úp các em nhận biết được các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh và cách đọc chúng thông qua phần mềm Alphabet Blocks, từ đó hỗ trợ cho các em trong việc học môn tiếng Anh ở lớp 3 (Trang 6)
Ở hình b ngôi nhà chưa được tô màu, học sinh phải vận dụng kiến thức đã học để tô màu bằng màu nền như hình a - skkn một số biện pháp dạy tốt môn tin học lớp ba
h ình b ngôi nhà chưa được tô màu, học sinh phải vận dụng kiến thức đã học để tô màu bằng màu nền như hình a (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w