Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Chi nhánh công ty cổ phần Nhựa Tân Phú tại Bắc Ninh.
LỜI NÓI ĐẦU Trong thời buổi cạnh tranh của cơ chế thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng phải hoàn thiện bộ máy sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình để củng cố và giữ vững thương hiệu của mình trên thị trường. Và trong bất cứ một đơn vị nào, thì bộ máy kế toán đóng vai trò rất quan trọng giúp các nhà quản trị nắm bắt được thông tin chính xác tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình để có phương hướng quản trị doanh nghiệp theo hướng đúng đắn có lợi nhất. Để làm được điều đó các doanh nghiệp không ngừng cạnh tranh nhau về chất lượng sản phẩm cũng như hạ giá thành sản phẩm Là một trong những phần hành quan trọng trong công tác kế toán, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một khâu trọng tâm trong các doanh nghiệp. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không chỉ phản ánh kịp thời, trung thực các chi phí sản xuất vào sản phẩm mà còn giúp cho các nhà quản trị đưa ra được phương án thích hợp cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng được các nhà quản trị trong mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh quan tâm. Thông qua các công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, các nhà quản trị có thể biết được chi phí sản xuất của loại sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất để từ đó tìm ra biện pháp quản lý tốt hơn các nguồn lực của doanh nghiệp như: tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động. Đồng thời còn là cơ sở cho việc dự toán chi phí sản xuất và hướng phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc dự toán chi phí sản xuất và đề ra hướng phấn đấu hạ giá 1 thành sản phẩm. Vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, công tác kế toán của Việt Nam nói chung cũng đã không ngừng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy, sau một thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán ở Chi nhánh công ty cổ phần Nhựa Tân Phú tại Bắc Ninh, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh công ty cổ phần Nhựa Tân Phú tại Bắc Ninh." Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia thành 3 phần chính Chương 1: Tổng quan về Chi nhánh công ty cổ phần Nhựa Tân Phú tại Bắc Ninh Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Chi nhánh công ty cổ phần Nhựa Tân Phú tại Bắc Ninh. Chương 3: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Chi nhánh công ty cổ phần Nhựa Tân Phú tại Bắc Ninh. Do còn nhiều hạn chế về khả năng nghiên cứu và tài liệu tham khảo nên trong chuyên đề thực tập của em còn nhiều điểm thiếu sót. Em mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô, các cô chú, anh chị phòng Tài chính kế toán Chi nhánh công ty cổ phần Nhựa Tân Phú tại Bắc Ninh và bạn bè để chuyên đề thực tập của em được hoàn chỉnh và có tính thực tiễn. 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA TÂN PHÚ TAI BẮC NINH I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐƠN VỊ Công ty cổ phần Nhựa Tân Phú thành lập từ năm 1975 với tên là Xí nghiệp Nhựa Khải Quang. Ngày 13/10/1977 Bộ trưởng bộ Công nghiệp nhẹ ra Quyết định số 45/CNN/TCQL đã đổi tên Nhà máy nhựa Tân Phú. Ngày 29/06/1999 Bộ Công nghiệp nhẹ đã ra Quyết định số 1442/QĐ – TCCB đổi tên Nhà máy Nhựa Tân Phú thành Công ty Nhựa Tân Phú trực thuộc Tổng công ty Nhựa Việt Nam. Ngày 24/09/2004 Bộ trưởng Bộ công nghiệp ra quyết định số 100/2004/QĐ – BCN chuyển Công ty Nhựa Tân Phú thuộc Công ty Nhựa Việt Nam thành Công ty cổ phần Nhựa Tân Phú cho đến ngày nay. Trụ sở chính của Công ty: 314 Luỹ Bán Bích - Phường Hoà Thạnh - Quận Tân Phú – Tp. Hồ Chí Minh. Do nhu cầu phát triển thị trường phía Bắc, Công ty Cổ phần Nhựa Tân Phú đã quyết định thành lập Chi nhánh tại miền Bắc vào ngày 23 tháng 03 năm 2007với tên Chi nhánh Công ty Cổ phần Nhựa Tân Phú tại Hà Nội. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh số 0113016332. Địa chỉ: Số 20 – Ngõ 208 - Nguyễn Văn Cừ - P. Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội. Đến 19/06/2010 Chi nhánh công ty cổ phần Nhựa Tân Phú tại Hà Nội chuyển về Bắc Ninh và đổi thành Chi nhánh công ty CP Nhựa Tân Phú tại Bắc Ninh. Trụ sở tại Cụm Công nghiệp Xuân Lâm – Huyện Thuận Thành – Tỉnh Bắc Ninh. Ngành nghề kinh doanh của Chi nhánh: Sản xuất các sản phẩm, bao bì, phụ tùng, linh kiện nhựa phục vụ cho ngành Công – Nông – Ngư nghiệp – Giao thông vận tải, Xây dựng, bưu chính viễn thông và dân dụng in trên bao bì sản phẩm nhựa; 3 - Mua bán nguyên vật liệu, vật tư, sản phẩm, máy móc ngành nhựa; - Chế tạo thiết bị, máy móc ngành nhựa; - Kinh doanh nhà ở, cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho tàng bến bãi; - Sản xuất và mua bán nước tinh khiết đóng chai. - Đại lý ký gửi hàng hoá, mua bán hàng hoá; Kể từ năm 2007, chi nhánh Công ty CP Nhựa Tân Phú tại Bắc Ninh đã cung cấp trên bốn mươi khách hàng các sản phẩm chủ yếu như can nhựa (can 2 lít, can 5 lít. can 10 lít, can 18 lít . được sản xuất từ nhựa HDPE ), chai 3 lớp, chai Pet bảo vệ thực vật, chai PET(Chai PET nước khoáng với các dung tích 20ml, chai 50ml, chai 100ml, chai 330ml, chai 355ml, chai 500ml, chai 550ml, chai 1500ml, Chai PET cho ngành Bảo vệ thực vật : chai pet 20ml, 30ml, 50ml, 60ml, 100ml .), các loại phôi, nắp phục vụ ngành thực phẩm( chủ yếu là chai đựng đồ uống, chai dầu ăn .) Nguyên liệu dùng trong sản xuất các sản phẩm pet là nhựa Pet SA135 Nguyên liệu dùng trong sản xuất chai 3 lớp, chai HDPE là Nhựa HD5840, 5502, PA180, chất kết dính Nguyên liệu dùng trong sản xuất nắp chai là HD5840, BE400 II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA ĐƠN VỊ 2.1 Tổ chức hoạt động của Chi nhánh. 2.1.1.Ban lãnh đạo gồm : - Giám đốc Chi nhánh - Các phó giám đốc phụ trách từng khối công việc 2.1.2. Các phòng đơn vị chức năng - Phòng Hành chính nhân sự - Phòng Tài chính kế toán - Phòng nghiệp vụ - Xưởng sản xuất 4 2.1.3 Sơ đồ tổ chức, quản lý của Chi nhánh Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 2.2 Chức năng của từng bộ phận 2.2.1 Chức năng quyền hạn của Giám đốc Chi nhánh Chức năng: - Giám đốc Chi nhánh do Tổng giám đốc công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo điều lệ, tổ chức của Công ty quy định. - Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty và pháp luật về kết quả hoạt động của Chi nhánh. Nhiệm vụ: - Ký nhận vốn, tài sản và các nguồn lực khác do Công ty giao để quản lý, sử dụng theo mục tiêu và nhiệm vụ Tổng giám đốc giao cho. - Lập phương án sử dụng hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn mà được giao. Giám đốc Chi nhánh Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật sx xsSXSXs ảxu Phòng hành chính nhân sự Phòng tài chính kế toán Phòng nghiệp vụ Xưởng sản xuất 5 - Xây dựng kế hoạch sản xuất dài hạn hàng năm, chiến lược kinh doanh, các dự án đầu tư mới, các phương án liên doanh, liên kết…được tổng Giám đốc Công ty phê duyệt. - Phê duyệt chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng. Quyền hạn: - Quyết định giá, các định mức tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương phù hợp với quy định của Công ty, của Nhà nước và các cơ quan chức năng. - Tổ chức điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh theo sự phân cấp của Công ty và thoả ước lao động tập thể. 2.2.2Chức năng, quyền hạn của Phó giám đốc phụ trách kinh doanh Chức năng: - Giúp Giám đốc Chi nhánh trong điều hành công việc kinh doanh. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về xây dựng chiến lược kinh doanh, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, tổ chức mạng lưới tiếp thị… - Báo cáo đề xuất với Giám đốc về công tác đầu tư thiết bị, máy móc phù hợp với chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. Nhiệm vụ: - Tổ chức điều hành, phân công công tác kinh doanh phù hợp với chiến lược phát triển sản xuất của Chi nhánh. - Chỉ đạo việc xây dựng Quy chế, quy định trong phạm vi kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm… - Nghiên cứu và đề xuất các phương án đầu tư mở rộng để phát triển sản xuất, tiếp cận các khách hàng tiềm năng. - Các phó giám đốc thường xuyên trao đổi công việc với nhau để phối hợp trong công việc điều hành sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. 6 - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Chi nhánh đối với các nhiệm vụ công tác được phân công và uỷ quyền. Quyền hạn: - Trực tiếp chỉ đạo phòng nghiệp vụ - Có quyền đề xuất với Giám đốc các giải pháp về công tác kinh doanh, công tác thị trường, đầu tư phát triển sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. - Quyết định giá bán hàng trong khung giá đã được Giám đốc duyệt, ký giấy báo giá cho khách hàng. - Đàm phán và thoả thuận giá với khách hàng trong biên độ giá đã được Giám đốc ký duyệt. - Ký lệnh sản xuất do phòng Nghiệp vụ lập. - Trực tiếp giải quyết và chịu trách nhiệm về quyết định và kết quả công việc thực hiện trước Giám đốc Chi nhánh. 2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật Chức năng: - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Chi nhánh về các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kỹ thuật. - Báo cáo đề xuất với Giám đốc trong công tác đầu tư mở rộng sản xuất trên cơ sở công nghệ và kỹ thuật mới. - Báo cáo đề xuất với Giám đốc về chiến lược sản xuất đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường. Nhiệm vụ: - Trực tiếp phụ trách, quản lý và điều hành các công việc của Xưởng sản xuất và kỹ thuật của Chi nhánh theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc. - Phê duyệt và kiểm soát các quy trình chất lượng, quy trình công nghệ. 7 - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Chi nhánh đối với các nhiệm vụ công tác được phân công và uỷ quyền. Quyền hạn: - Có quyền đề xuất với Giám đốc các giải pháp, biện pháp trong hoạt động sản xuất, kỹ thuật, đầu tư phát triển sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. - Duyệt kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị máy móc. - Xem xét trước khi trình Giám đốc duyệt kế hoạch dự trù mua sắm trang thiết bị, khuôn, dụng cụ sản xuất, phụ tùng thay thế, vật tư kỹ thuật. - Phê duyệt các phương án và các biện pháp khắc phục phòng ngừa gây ra sản phẩm không phù hợp. - Có thẩm quyền điều hành các hoạt động sản xuất hàng ngày và lĩnh vực kỹ thuật. 2.2.4 Chức năng nhiệm vụ của phòng Hành chính nhân sự Chức năng: -Tổ chức công tác tuyển dụng, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề cho CBCNV - Quản lý lao động, các chế độ chính sách liên quan đến người lao động. - Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm rủi ro, bảo hộ lao động. - Công tác thanh tra, bảo vệ an ninh, quân sự, phòng cháy chữa cháy. - Kết hợp với Công đoàn chăm lo đời sống CBCNV Nhiệm vụ: - Xây dựng quy chế tổ chức và phân cấp quản lý của Chi nhánh, xây dựng Quy chế thi đua, khen thưởng, kỷ luật của Chi nhánh - Tuyển dụng, quản lý và điều phối lao động trong Chi nhánh 8 - Theo dõi tình hình thực hiện thoả ước lao động tập thể, tình hình thi đua, tổng kết phong trào thi đua cùng Công đoàn - Xây dựng quy chế trả lương theo chế độ nhà nước. - Thực hiện đúng các Quy định của Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm, lập danh sách và theo dõi người lao động đóng và hưởng các chế độ này. 2.2.5 Chức năng nhiệm vụ của phòng Nghiệp vụ Chức năng: - Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Chi nhánh theo chiến lược từng thời kỳ, hàng năm, trung hạn, dài hạn. - Đầu tư phát triển, chuẩn bị sản xuất, mở rộng sản xuất trong từng thời kỳ theo chiến lược phát triển trung và dài hạn của Chi nhánh. - Điều độ sản xuất, ban hành lệnh sản xuất. - Quảng cáo sản xuất, mở rộng thị trường, tham gia hội chợ. - Kinh doanh, tiêu thụ và xuất nhập khẩu - Xây dựng giá và xử lý giá trong cung ứng và tiêu thụ hàng hoá. Nhiệm vụ: - Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm. Lập báo cáo cho đơn vị cấp trên theo đúng thời gian quy định. - Xây dựng kế hoạch trung và dài hạn cho chi nhánh. - Điều chỉnh kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm khi các diều kiện sản xuất, tiêu thụ thay đổi. - Căn cứ yêu cầu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá hàng tháng, cân đối năng lực của thiết bị máy móc, khuôn mẫu, lao động .lập kế hoạch và viết lệnh sản xuất. - Tổ chức và điều phối công tác tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu mặt hàng. - Khai thác thị trường tiêu thụ các sản phẩm sản xuất của Chi nhánh. - Có trách nhiệm kinh doanh, cung ứng nguyên vật liệu, phụ liệu cho các khách hàng theo hợp đồng đã ký kết. 9 - Đăng ký và xin cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng cơ sở của sản xuất với cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. - Kiểm tra, xác nhận chất lượng nguyên phụ liệu mua vào, phế liệu, bán thành phẩm gia công … - Chủ trì việc thực hiện lệnh sản xuất thử: Sản phẩm, máy móc thiết bị, khuôn mới. 2.2.6Chức năng nhiệm vụ phòng Tài chính kế toán Chức năng: - Kế hoạch và cân đối sử dụng tài chính, tạo nguồn và sử dụng vốn hợp lý - Quản lý chế độ tài chính và các loại vốn cố định, lưu động, vốn vay. - Tổ chức hệ thống kế toán, thực hiện chế độ hạch toán kế toán. - Thanh toán lương, các chế độ cho CBCNV. - Định kỳ phân tích hoạt động kinh tế và thông tin nhanh các hoạt động tài chính kế toán cho lãnh đạo Chi nhánh. Nhiệm vụ: - Xây dựng kế hoạch sử dụng tài chính – tín dụng gắn với kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm của Chi nhánh. - Khai thác vốn và tìm nguồn vốn đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. - Theo dõi và tổ chức thực hiện công tác thanh toán, đối chiếu thu hồi công nợ. - Lưu trữ, bảo quản toàn bộ hồ sơ, tài liệu chứng từ liên quan đến hoạt động tài chính - kế toán - thống kê theo quy định của Công ty và Nhà nước. - Lập báo cáo kế toán- thống kê đầy đủ, chính xác( số liệu cập nhật) - Tập hợp và phối hợp cung cấp số liệu cần thiết về tình hình tài chính, khấu hao, giá thành, phân bổ hạch toán . cho các phòng có liên quan 10