1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

1256 QD DHHN Quy che thuc hien dan chu va hoat dong cua HANU

10 113 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 469,88 KB

Nội dung

1256 QD DHHN Quy che thuc hien dan chu va hoat dong cua HANU tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bà...

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 1256/QĐ-ĐHHN Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2013

QUYÉT ĐỊNH

Về việc Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ

trong Tô chức và Hoạt động của Trường Đại học Hà Nội

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

Căn cứ Điều lệ trường Đại học ban hành theo Quyết định số 58/2010/QĐÐ-

TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 1/3/2000 của Bộ

trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy chê thực hiện dân chủ trong hoạt động của

nhà trường:

Căn cứ Quyết định số 229/QĐ-ĐHHN ngày 25/02/2009 của Hiệu trưởng

Trường Đại học Hà Nội về ban hành Quy chê Tổ chức và Hoạt động của

Trường Đại học Hà Nội;

Theo để nghị của nghị của ông Trưởng phòng Tổ chức cán bộ,

QUYÉT ĐỊNH:

Điều 1 Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong Tổ chức và Hoạt

động của Trường Đại học Hà Nội

Điều 2 Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký

Trang 2

BO GIAO DUC VA DAO TAO CONG HOA XA HOI CHU NGHĨA VIỆT NAM

TRUONG DAI HOC HA NOI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY CHÉ THỰC HIỆN DÂN CHỦ

TRONG TỎ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CUA TRUONG DAI HOC HA NOI

(Ban hanh kém theo Quyét dinh sé 1256/QD-DHHN

ngày tháng 8 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1 Những căn cứ pháp lý để xây dựng Quy chế

1 Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật sủa đổi, bỗ sung một

sô điêu của Luật Giáo dục sô 44/2009/QH12 ngày 25/11/2009;

2 Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008;

3 Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010;

3 Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012;

4 Các Luật: Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Phòng, chống tham

nhũng; Luật tố cáo; Luật Khiếu nại đã được Quốc hội ban hành

5 Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo quyết định số 58/2010/QĐ-TTg

ngày 22/9/2010 của Thủ tướng chính phủ;

6 Thông tư Liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu

trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự

nghiệp công lập giáo dục và đào tạo;

7 Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị về Xây dựng và thực

hiện Quy chê dân chủ ở cơ sở;

§ Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường ban hành kèm

theo quyết định số 04/2000/QĐ-BGD ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo;

9, Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Trường Đại học Hà Nội ban hành kèm

theo Quyét định sô 229/QĐÐ-ĐHHN ngày 25/2/2009 của Hiệu trưởng Trường

Đại học Hà Nội

10 Quyết định số 1040/QĐ-ĐHHN ngày 22/7/2013 của Hiệu trưởng Trường

Trang 3

Điều 2 Mục đích việc thực hiện dân chủ trong nhà trường

1 Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất, có hiệu quả

nhất Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại học, Điều lệ trường đại học theo phương

châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" trong tổ chức và hoạt động của

nhà trường thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; đảm bảo

cho đơn vị, tô chức, cá nhân được quyên giám sát, kiêm tra, đóng góp ý kiên

tham gia xây dựng Trường Đại học Hà Nội

2 Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của hiệu trưởng, nhà giáo, người học, đội ngũ cán bộ,

công chức, viên chức trong nhà trường theo luật định, góp phần xây dựng nên

nếp, trật tự, ký cương trong mọi hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu Cực và tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triên giáo dục phù hợp với đường lôi, chủ trương của Đảng và luật pháp Nhà nước

Điều 3 Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong Trường Đại học Hà Nội

1 Mở rộng dân chủ phải đảm bảo có sự lãnh đạo của tổ chức Đảng Cộng sản

Việt Nam theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện trách nhiệm của Hiệu

trưởng và phát huy vai trò của các tơ chức, các đồn thê trong Trường

2 Thực hiện dân chủ trong Nhà trường phù hợp với Hiến pháp và pháp luật;

quyền phải đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm; dân chủ phải gắn liền với kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường

3 Xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ, xâm phạm quyền tự do

dân chủ làm ảnh hưởng dén uy tín và hoạt động của Trường

4 Thực hiện dân chủ trong nhà trường phải thông qua việc xây dựng, hoàn thiện

và tô chức thực hiện nghiêm túc hệ thống văn bản quy định tổ chức và hoạt

động của Trường

Điều 4 Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định những nội dung liên quan đến việc thực hiện dân chủ trong Tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Hà Nội

CHƯƠNG 2

THỰC HIEN DAN CHU

TRONG NOI BO TRUONG DAI HOC HA NOI

Muc 1

TRACH NHIEM CUA HIEU TRUONG

Điều 5 Hiệu trưởng do Bộ trưởng Bộ GD&ĐÐT bổ nhiệm, Chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của Trường

Trang 4

1 Quan ly diéu hanh moi hoat động của Nhà trường, chịu trách nhiệm trước

pháp luật và Bộ trưởng về toàn bộ hoạt động của Trường Đại học Hà Nội theo

Điều lệ trường đại hoc

2 Tô chức thực hiện những quy định vệ trách nhiệm của Trường, của nhà giáo, cán bộ, viên chức, sinh viên và học viên trong Quy chê này

3 Lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong

Trường và có biện pháp giải quyết đúng theo chế độ, chính sách hiện hành của

Nhà nước, theo các quy chế của Bộ GD&ĐÐT, theo nghị quyết của hội nghị cán bộ, viên chức Trường và phù hợp với thâm quyền, trách nhiệm được giao của

Hiệu trưởng Trong trường hợp vượt quá thâm quyền giải quyết của Hiệu

trưởng thì phải thông báo cho tơ chức, đồn thể, cá nhân trong Trường biết và

báo cáo lên câp trên

4 Thực hiện chế độ hội họp theo đúng định kỳ, như họp giao ban, họp các hội

đông tư vân, hội nghị cán bộ, viên chức hàng năm

5 Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của Nhà nước; công khai

các quyền lợi, chê độ, chính sách và việc đánh giá định kỳ đôi với nhà giáo, cán bộ, viên chức và người học

6 Gương mẫu, di đầu trong việc đấu tranh chống những biểu hiện không dân chủ như: cửa quyền, sách nhiễu, thành kiến, trù dập, giâu diễm, bưng bít, làm sai sự thật, làm trái nguyên tắc và những biểu hiện không dân chủ khác

7 Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý Nhà

trường Phối hợp chặt chẽ với các đoàn thê, các cá nhân trong Trường, phát huy

dân chủ trong tô chức hoạt động của Trường

8 Bao vệ và giữ gìn uy tín của Nhà trường

9 Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cấp dưới trực tiếp trong việc thực hiện dân chủ và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo thẩm quyền được giao

10 Phối hợp với Cơng đồn tổ chức hội nghị cán bộ, viên chức vào dịp đầu mỗi

năm học, theo quy định của Nhà nước

Điều 6 Những việc Hiệu trưởng có trách nhiệm lẫy ý kiến đóng góp xây

dựng của t6 chức, đoàn thể hoặc cá nhân trong Trường trước khi quyết định:

1 Kế hoạch phát triển, tuyển sinh, dạy học, nghiên cứu khoa học và các hoạt

Trang 5

2 Quy trình quản lý đào tạo, những vấn đề về tô chức bộ máy, chức năng,

nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Trường

3 Kê hoạch tuyên dụng, đào tạo, bôi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đôi với nhà

giáo, cán bộ, công chức, viên chức

4 Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của Trường, các hoạt động dịch vụ, sản

xuât khác của Trường

5 Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hang nam; lề lối làm

việc; xây đựng nội quy, quy chê của Nhà trường

6 Các báo cáo quan trọng (sơ kết, tổng kết) theo định kỳ trong năm học

7 Các chương trình, kế hoạch hoạt động của Trường liên quan và có sự tham

gia cua các đơn vi, t6 chức đoàn thê

8 Chủ trương về sử dụng tài chính, phân phối và sử dụng quỹ phúc lợi của

Trường

Điều 7 Trách nhiệm của các Phó Hiệu trưởng

Các Phó Hiệu trưởng do Hiệu trưởng đề nghị và Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo bô nhiệm

Thực hiện nghiêm túc phân công nhiệm vụ trong nhiệm kỳ giữa Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng

Các Phó Hiệu trưởng giúp Hiệu trưởng trong ' việc quản lý và điều hành các hoạt động của Trường: trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự

phân công của Hiệu trưởng và giải quyết các công việc do Hiệu trưởng giao

Khi giải quyết công việc được Hiệu trưởng giao, các Phó Hiệu trưởng thay mặt

Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về kết quả công việc được

giao Định kỳ hoặc đột xuất các Phó Hiệu trưởng báo cáo với Hiệu trưởng về kết quả công việc được giao

Mục 2

TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ GIÁO,

CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Điều 8 Cán bộ, viên chức trong Nhà trường có trách nhiệm

1 Thực hiện các nhiệm vụ và quyên hạn của nhà giáo, cán bộ, viên chức, công

Trang 6

2 Tham gia đóng góp ý kiến về những nội dung quy định tại Điều 6 Quy chế

này

3 Kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng bè phái, mắt đoàn kết, cửa

quyên, quan liêu và những hoạt động khác vi phạm dân chủ, kỷ cương, nên nếp

trong Nhà trường

4 Thực hiện đúng những quy định trong Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Phòng, chống tham

nhũng: Luật tố cáo; Luật Khiếu nại

5 Giữ gìn đạo đức, phẩm chất, uy tín danh dự của nhà giáo, cán bộ, công chức,

viên chức; tôn trọng đông nghiệp và người học; bảo vệ uy tín của Nhà trường

Điều 9 Những việc nhà giáo, cắn bộ, viên chức được biết, tham gia ý kiến,

giám sat kiểm tra thông qua hình thức dân chủ trực tiếp hoặc thông qua các

tổ chức, đoàn thể trong Nhà trường

1 Những chủ trương, chính sách, chê độ của Đảng và Nhà nước đôi với nhà

giáo, cán bộ, viên chức

2 Những quy định về sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất của Trường

3 Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật Khiếu nại và

Luật Tô cáo

4 Công khai các khoản đóng góp của người học, việc sử dụng kinh phí và chấp

hành chê độ thu, chi, quyêt toán theo quy định hiện hành

5 Giải quyết các chế độ, quyền lợi, đời sống vật chất tinh thần cho nhà giáo,

cán bộ, viên chức, cho người học

6 Việc thực hiện tuyển dụng (thi tuyến, xét tuyến), thi nâng ngạch công chức,

thăng hạng viên chức, nâng bậc lương, thuyên chuyên, điều động, đề bạt, khen

thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức

7 Những vấn đề tuyển sinh và thực hiện quy chế thi trong từng năm học

Trang 7

Muc 3

NHỮNG VIỆC NGƯỜI HỌC ĐƯỢC BIẾT

VÀ THAM GIA Ý KIÊN

Điều 9 Những việc người học được biết và có trách nhiệm thực hiện

1 Chủ trương, chế độ, chính sách của Nhà nước, Ngành Giáo dục và Đào tạo và

những quy định của Nhà trường đối với người học

2 Kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch đào tạo hàng năm

3 Những thông tin có liên quan đến học tập, rèn luyện, sinh hoạt và các khoản

đóng góp theo quy định

4 Những chủ trương, kế hoạch tô chức cho người học phấn đấu trở thành đảng

viên Đảng Cộng sản Việt Nam, gia nhập các tổ chức, các đoàn thể trong

Trường

Điều 10 Những việc người học được tham gia ý kiến

1 Nội quy, quy định của Trường có liên quan đến người học

2 Việc tổ chức giảng dạy, học tập trong Trường liên quan đến quyền lợi của

người học

3 Tổ chức phong trào thi đua và các hoạt động khác trong Nhà trường liên quan

đên người học

Mục 4

TRÁCH NHIỆM CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NOI

Trường Đại học Hà Nội có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình

và xã hội đê thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục

Điều 11 Trách nhiệm của Nhà trường

Hiệu trưởng thực hiện phân công, phân cấp cho cấp đưới thực hiện những

VIỆC SAU:

1 Thông báo về mục tiêu đào tạo, chương trình và quy trình đào tạo; kế hoạch

tuyển sinh; các nội quy và quy chế của Trường

2 Thông báo công khai các chế độ chính sách đối với nhà giáo, cán bộ, viên

Trang 8

3 Đặt hòm thư góp ý hoặc góp ý qua cổng thông tin điện tử của Trường (Email

- hộp thư điện tử của Trường, Forum - Diễn đàn trên Cổng thông tin điện tử - Trang Web; trao đổi qua Trang điều hành điện và quản lý điện tử - Egov) đễ cá

nhân, tổ chức, đoàn thể trong Trường thuận lợi trong việc góp ý kiến

4 Giải đáp các ý kiến và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của

Pháp luật

5 Dành ngày thứ Năm, tuần cuối cùng trong tháng là ngày Hiệu trưởng tiếp

công dân

Mục 4

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ, TÔ CHỨC

DOAN THE TRONG TRUONG DAI HQC HA NOI

Điều 12 Trách nhiệm cúa các đơn vị trong bộ máy quản lý của Nhà trường

Lãnh đạo các đơn vi trong bộ máy quản lý của Nhà trường (Phòng, khoa,

trung tâm, ban, bộ môn và tương đương) là người đại diện cho đơn vị có trách nhiệm:

1 Chịu sự phân công của Hiệu trưởng; tham mưu, đề xuất những biện pháp giúp Hiệu trưởng thực hiện tôt những quy định trong bản Quy chê này

2 Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động dân chủ trong đơn vị, bao gồm những nội

dung phải thông báo công khai và những việc phải làm liên quan trực tiếp đến

can bộ, nhà giáo, sinh viên, học viên trong đơn vị

3 Thực hiện nghiêm túc lề lối làm việc trong đơn vị, giữa các đơn vị với nhau

và giữa đơn vị với Nhà trường; thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của từng

đơn vị và những quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường đại học, Luật cán bộ, công chức, Luật Viên chức, các quy định về pháp

luật lao động và những nội quy, quy chế của Nhà trường

Trang 9

Diéu 13 Tréch nhiém ciia cdc té chức, đoàn thỂ trong Nhà trường

Lãnh đạo các tổ chức, đoàn thé trong Nhà trường (Đảng, Cơng đồn,

Doan Thanh niên, Ban Thanh tra nhân dân, Hội sinh viên, ) có trách nhiệm:

1 Thực hiện sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong mọi hoạt động của Nhà trường Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác lãnh đạo của Đảng; mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và các tổ chức, đoàn thể trong Nhà trường

2 Thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc giữa Đảng ủy và Ban Giám hiệu,

giữa Ban Giám hiệu và Ban chấp hành Công đoàn Truong; mối quan hệ lãnh

đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường đối với tổ chức Đoàn Thanh

niên CS Hồ Chí Minh và Hội sinh viên Trường

3 Các tổ chức, đoàn thể phối hợp với Nhà trường trong việc tổ chức thực hiện

bản Quy chê này

4 Nâng cao chất lượng sinh hoạt của Đảng, các tổ chức, đoàn thẻ; tích cực tham

gia đóng góp ý kiên về các chủ trương, biện pháp thực hiện nhiệm vụ của Nhà

trường

5 Tuyên truyễển, giáo dục thành viên của tổ chức mình phát huy tỉnh thần dân chủ, thực hiện đúng các điêu quy định trong bản Quy chê thực hiện dân chủ trong Tô chức và Hoạt động của Nhà trường

Điều 14 Trách nhiệm của Ban Thanh tra nhân dân

Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát,

kiểm tra việc thực hiện bản Quy chế này, có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của quần chúng, phát hiện những hành vi vi phạm Quy chế để đề nghị Hiệu trưởng

giải quyết

CHƯƠNG 3

QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HA NOI VỚI CƠ QUAN QUAN LY CAP TREN

VA CHINH QUYEN DIA PHUONG

Điều 15 Trường Đại học Hà Nội với cơ quan quản lý cấp trên

1 Chịu sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trên; thực hiện báo cáo định kỳ đúng quy định, kịp thời và nghiêm túc

2 Kịp thời phản ánh những vướng mắc, khó khăn của Trường và kiến nghị

những biện pháp, giải pháp khắc phục để cấp trên xem xét, giải quyết

3 Phản ánh những vẫn đề chưa rõ trong việc quản lý, chỉ đạo của cấp trên; đóng

góp ý kiến đối với cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản hoặc thông qua đại

Trang 10

diện Trong khi ý kiến phản ánh lên cấp trên chưa được giải quyết, Nhà trường vẫn phải nghiêm túc chấp hành và thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên

Điều 16 Quan hệ của Trường đối với chính quyền địa phương

Hiệu trưởng có trách nhiệm đảm bảo mối quan hệ chặt chế với cơ quan

chính quyền địa phương các cấp để phối hợp giải quyết những công việc có liên

quan đến công tác giáo dục, đào tạo trong Nhà trường và chăm lo quyền lợi học tập của người học

CHƯƠNG 4

TỎ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17 Toàn thể nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên và học viên

Trường Đại học Hà Nội có trách nhiệm thực hiện Quy chê này

Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm thực hiện và cụ thể hóa những quy định trong Quy chê này cho phù hợp với thực tê của don vi

Các đoàn thể, tổ chức xác định những nhiệm vụ trọng tâm và phát huy tích cực vai trò, trách nhiệm được giao đê Quy chê dân chủ của Trường Đại học

Hà Nội đi vào hiện thực

Các tập thể và cá nhân thực hiện tốt sẽ được khen thưởng theo quy định

chung của Nhà trường

Điều 18 Quy chế này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế các văn bản đã ban

hành trước đây về thực hiện dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Trường Đại

học Hà Nội

Điều 19 Trong quá trình thực hiện Quy chế này, các đơn vị, cá nhân phát hiện nội dung chưa phù hợp hoặc cần điều chỉnh, bổ sung thì gửi ý kiến bằng văn

bản về Phòng Tổ chức cán bộ để tập hợp, trình Hiệu trưởng xem xét, quyết

định '\w

HIỆU TRƯỞNG

Ngày đăng: 23/10/2017, 12:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w