1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Van ban sao luc 222 (BC 389)

18 49 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,93 MB

Nội dung

Van ban sao luc 222 (BC 389) tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực...

Trang 1

iby, BAN TÀI CHÍNH -NGÂN SÁCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

f DOAN GIAM SAT oe Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SỐ: 389/BC-ĐGS | Hà Nội, ngày 06 tháng 3 năm 2012

BAO CAO |

kết quả giám sát tại 02 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên

Kính gửi: Ủy ban thường vụ Quốc hội

Thc hiện chương trình giám sát năm 2012, Ủy ban Tài chính - Ngân sách tơ chức Đồn giám sát do đồng chí Bùi Đặng Dũng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm Trưởng đoàn đến làm việc với 02 tỉnh Bắc Kạn và Thái

Nguyên từ ngày 20 - 23/02/2012 về các nội dung: _

_~ Đánh giá bổ sung tình hình thực hiện NSNN năm 2011 và triển khai

sói thực hiện dự toán NSNN năm 2012; |

- Tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý thuế và kiến - nghị sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế;

- Nguyén tắc, tiêu chí, kế hoạch bố trí vốn và danh mục dự án, công trình ˆ sử ử dụng vốn TPCP giai đoạn 201 1 - 2015 và năm 2012;

: - Mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian thực hiện va nguồn lực cụ thể của các dự án thành phần thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 \ và năm 2012;

- Tình hình thực hiện quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010;

Tại các địa phương, Đoàn đã làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh và một số sở, ngành liên quan của tỉnh như: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thuế, Kho Bạc, Hải Quan, Giao thông, Nông nghiệp phát triển nông thôn, Giáo dục, Y tế; khảo sát thực tế một số công trình sử dụng vốn TPCP trên địa bàn 02 tỉnh Quá trình làm việc có sự tham gia của Thường trực Hội đồng Nhan dan, Doan Dai biêu Quốc hội của 02 tỉnh

Qua tìm hiểu thực tế và báo cáo của địa phương, Đoàn giám sát xin báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội một số vấn đề chủ yêu như sau:

I KET QUA THUC HIEN

1 Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2011 và triển khai

_ dự toán ngân sách nhà nước năm 2012

1.1 Những kết quả đạt được

Trang 2

My i '

Thực hiện NSNN năm 2011 tại 02 địa phương trong bối cảnh nen kinh 18, thế giới có nhiều suy thoái, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, lạm phát | d cao, tăng trưởng thấp Tuy nhiên, với sự cố găng của các địa phương, sự nỗ Ì lực

của các ngành thuế, hải quan, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đều, dat được: ; He

những kết quả tích cực, hầu hết các cấp ngân sách đều thu đạt và \ vượt dự! toán e độn được giao Chi ngân sách nhà nước về cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ Phát triển, ° kinh tế - xã hội đã đề ra Cụ thé:

- 1, hụ ngân sách địa phương vượt dự toán Hội đồng nhân dân, thể hiện sự cố gắng của các cấp chính quyền địa phương trong công tác hành thu Bên cạnh số thu từ đất tăng so với dự toán, thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng, thể hiện sự tăng trưởng gắn liền với sự phát triển nội tại của nền kinh tế Tỉnh Bắc Kạn: tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 323,364 tỷ đồng, bằng 120,2% dự toán Trung ương giao, bằng 110,55% dự toán HĐND giao; trong đó, thu nội địa ước thực hiện đạt 302,664 tỷ đồng, bằng 108,09% dự toán HĐND giao; thu xuất nhập khẩu đạt 14,376 tỷ đồng, bằng 205,37% dự toán Trung ương giao Tỉnh Thái Nguyên: tổng thu ngân sách trên địa bàn: 3.612,2 tỷ đồng, bằng 139,5% dự toán giao; trong đó, thu nội địa 2.972,4 tỷ đồng bằng 137,1% dự toán; đa số các khoản thu đều vượt dự toán cao: thu từ doanh nghiệp địa phương đạt 131,1% dự toán, thu từ khu vực có vốn ĐTNN đạt 287,3%, thu

tiền sử dung dat bang 206,4%

- Trong bối cảnh lạm phát cao, chỉ ngân sách địa phương về cơ bản đã bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ được giao Tỉnh Bắc Kạn: tổng chi ngân sách địa phương bám sát dự toán được giao: ước thực hiện đạt 2.297 tỷ đồng (dự toán 2.996 tỷ đồng), bao gồm cả vốn TPCP Tỉnh Thái Nguyên: tổng chỉ ngân sách địa phương đạt 5.977 tỷ đồng, vượt 43.9% so với dự toán được giao, đáp ứng kịp thời kinh phí thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng theo dự toán được giao và tiến độ thực hiện nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các đơn vị

- Tình hình nợ đọng thuế đã giảm dân: với sự nỗ lực của địa phương, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế được thực hiện theo đúng quy định, công tác thanh tra, kiểm tra thuế được day mạnh triển khai; do đó, số nợ đọng thuế năm 2011 đã giảm đáng kẻ, góp phần tăng thu ngân sách địa phương Nợ thuế tại thời điểm 31/12/2010 đến 31/12/2011 so với năm 2010: Bắc Kạn là 40,501 tỷ đồng còn 17,120 tỷ đồng, giảm 57,8%; tỉnh Thái Nguyên là 138,150 tỷ đồng còn 113,598 tỷ đồng, giảm 17%

Trang 3

`" Oe a hE a dR RA Set, tae Pe gt

3

đồng Tỉnh Thái Nguyên đã chủ động tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện giao kế hoạch sớm, đồng bộ với tất cả nguồn vốn, đồng thời tập trung chỉ đạo rà soát, cắt giảm các dự á án chưa cần thiết, vướng mắc các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản để tập trung vốn cho các công trình hoàn thành trong năm 2011

1.1.2 Triển khai dự toán NSNN năm 2012

Thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước, Quyết định số 2113/QĐ-TTg ngày 28/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 và Thông tư sô 83/TT-BTC ngày 16/6/2011 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước năm 2012, hướng dẫn số 7356/BKHĐT-TH ngày 28/10/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 1792/CT/TTg ngày 15/, 10/2011 của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương đã chỉ đạo các ngành, các cấp xây dựng và trình Hội đồng Nhân dân quyết định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chỉ giữa các cấp chính quyền địa phương; quyết định dự toán thu, chi ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách năm 2012 đảm bảo kịp thời theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước Cụ thể :

Tỉnh Bắc Kạn: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn được Trung ương giao là 361,7 tỷ đồng, HĐND tỉnh giao là 381,626 tỷ đồng, trong đó giao thu nội địa là 365,126 tỷ đồng tăng 5,426 tỷ đồng so với dự toán Trung ương giao, tăng 30,4% so với dự toán năm 201 1; giao thu xổ số kiến thiết 7,5 tỷ đồng, tăng 36,36% so với dự toán 2011 Tổng chỉ ngân sách địa phương quản lý: 2.638,891 ty đồng, trong đó chỉ đầu tư từ nguồn cân đối ngân sách địa phương: 223,026 ty đồng, tăng 4,51% so với dự toán năm 2011 Chi thường xuyên: 1.821,7 tỷ đồng, tăng 25.78% so với dự toán năm 2011, chủ yếu do tăng mức lương tối thiểu Về cơ bản đã giao nhiệm vụ chi cho ngân sách các huyện, thị xã và phân bổ cho các đơn vị dự toán cấp tỉnh

Tỉnh Thái Nguyên: đã thực hiện phân giao dự toán theo đúng định mức phân bổ ngân sách được Hội đồng nhân dân thông qua và theo đúng chế độ chính sách quy định hiện hành Về thời gian phan bé va giao dự toán, đến nay đa số các don vị hưởng thụ ngân sách từ cap tỉnh đến cấp xã xong trước ngày 31/12/2011 theo đúng quy định của Luật NSNN

1.2 Những tồn tại trong thực hiện dự toán ngân sách năm 2011, triển

khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2012

1.2.1 Thực hiện dự toán ngân sách năm 2011

- Việc lập dự toán chưa sát, dẫn đến việc chấp hành kỷ luật tài chính

Trang 4

thể hiện việc giao dự toán còn chưa sát so với khả năng, tiềm lực kinh tế của

vùng

Mặc dù tổng thu ngân sách vượt dự toán, tuy nhiên vẫn còn một số khoản

thu không đạt dự toán Tỉnh Bắc Kạn chỉ có 10/15 khoản thu hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán giao Tỉnh Thái nguyên có 2 khoản khơng vượt dự tốn: Thu từ xuất nhập khẩu chỉ đạt 66,1% dự toán, thu phí xăng dầu: đạt 70,1% so với dự toán

Về chỉ ngân sách: Chi ngân sách của tỉnh Thái Nguyên vượt dự toán khá cao: Chi đầu tư phát triển tăng 68% so với dự toán, chỉ thường xuyên tăng 24,4% so với dự toán ; trong đó, chỉ sự nghiệp văn hóa thể thao và du lịch tăng 99,4%, chi sự nghiệp phát thanh truyền hình tăng 98,4%, chi quản lý hành chính tăng 37,1%, chi sự nghiệp môi trường tăng 79,4%

- Chỉ chuyển nguồn còn lớn: Tỉnh Thái Nguyên: chỉ chuyển nguồn năm 2008: 611,479 tỷ đồng, năm 2009: 845,415 tỷ đồng, năm 2010: 806,464 tỷ đồng, năm 2011: dự toán 240,003 tỷ đồng, ước thực hiện: 309,800 tỷ đồng, bằng

129,7% so với dự toán Tỉnh Bắc Kạn: chỉ chuyển nguồn năm 2009: 698,807 tỷ đồng, chỉ chuyển nguồn năm 2010: 653,322 tỷ đồng ; trong đó chỉ chuyển nguôn tại kho bạc năm 2009: 674,76 tỷ đồng, năm 2010: 640,353 tỷ đồng vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi chuyển nguồn Năm 2011 ngoài nguồn vốn ODA do tỉnh quản lý, tình hình thực hiện giải ngân vốn XDCB của tỉnh đều không đạt dự

toán]

- Tổng số nợ đọng thuế có giảm so với năm 2010, tuy nhiên nợ khó thu lại tăng lên, đòi hỏi cần phải có giải pháp khắc phục, giảm nợ khó thu trong các năm tiếp theo Tỉnh Bắc Kạn: nợ khó thu năm 2010: 3,247 tỷ đồng, năm 2011: 3,665 tỷ đồng Tỉnh Thái Nguyên: nợ khó thu năm 2009: 3,050 tỷ đồng, năm 2010: 3,781 tỷ đồng, năm 2011: 9,595 tỷ đồng Nợ chờ xử lý và nợ chờ điều chỉnh của tỉnh Thái Nguyên cũng tăng cao so với năm 20107

- Nợ vấn đầu tư xây dựng cơ bản: Tỉnh Bắc Kạn tính đến 31/12/2011, nợ XDCB là 1.382.311 triệu đồng”, trong đó nợ công trình đã hoàn thành và nợ khối lượng các công trình chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 1.007.000 triệu đồng) Việc để tồn đọng nợ khối lượng còn lớn, thời gian trả nợ kéo dài ảnh hưởng tới các doanh nghiệp 1.2.2 Triển khai dự toán ngân sách năm 2012 ! Nguồn địa phương cân đối: tỷ lệ giải ngân đạt 98.8%, nguỗồn ngân sách huyện: 83,5%, các nguồn vốn khác: 91% ? Nợ chờ xử lý năm 2010: 7,944 tỷ đồng, năm 2011: 27,576 tỷ đồng Nợ chờ điều chỉnh: năm 2010: 2,050 tỷ đồng, năm 2011: 14,283 tỷ đồng

Trang 5

Về cơ bản việc phân giao dự toán đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên việc phân bổ và giao chỉ tiết một số nội dung chi đến đơn vị chưa đúng thời gian quy định Tỉnh Bắc Kạn: sau khi phân giao dự toán cho ngân sách các huyện, thị xã và phân bổ cho các đơn vị đự toán cấp tỉnh vẫn còn có khoản chưa phân bé cụ thể Tỉnh Thái Nguyên: Nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học chưa được phân bổ đến đơn vị thực hiện đề tài; một số chương trình mục tiêu mặc dù đã phân bố đến chương trình nhưng chưa giao được đến chủ đầu tư thực hiện dự án

2 Tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý thuế và kiến nghị sửa đổi, bố sung Luật Quản lý thuế

2.1 Những kết quả đạt được

Qua báo cáo của 02 địa phương mà Đoàn giám sát làm việc cho thấy, kết

quả việc triển khai thực hiện Luật Quản lý thuế đã tạo điều kiện cho ngành Thuế

hiện đại hóa công tác quản lý thuế, góp phần thúc đây sản xuất kinh doanh phát triển; công tác quản lý thuế đã từng bước hiện đại hóa phù hợp với thông lệ quốc tế, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế Đoàn giám sát cùng các đại biểu dự họp của 02 tỉnh nhận thấy, nhìn chung việc chấp hành các quy định của Luật Quản lý thuế trên địa bàn được

thực hiện khá nghiêm túc và đạt kết quả bước đầu đáng khích lệ trong tất cả các

khâu quản lý thuế

2.2 Tôn tại, hạn chế và kiến nghị

Nhìn chung các ý kiến đóng góp về những vấn đề tổn tại, hạn chế và kiến

nghị đối với các quy định của Luật Quản lý thuế hiện hành khá sát tình hình

thực tiễn như: chưa đảm bảo tinh thống nhất, tính khả thi chưa cao, chưa tạo thuận lợi trong áp dụng; chưa bao quát hết các trường hợp phát sinh trong thực tiễn, một số quy định chưa hợp lý, thiếu chặt chẽ, thiếu cụ thể về thuế đối với kinh doanh bất động sản, tạo kế hở để người nộp thuế lợi dụng trốn thuế hoặc kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế; chưa quy định cụ thê, rõ rang vé ché

tài xử phạt đối với tô chức, cá nhân không thực hiện đúng trách nhiệm trong

- việc phối hợp cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý thuế, Các ý kiến đóng góp đã, đang và sẽ được Ban soạn thảo ghi nhận và thể hiện trong Dự thảo Luật sửa đổi, bỗ sung Luật Quản lý thuế trình Quốc hội xem xét, quyết định Một số kiến nghị cụ thé:

- Stra déi các quy định về cưỡng chế thuế theo hướng: tạo cơ chế áp dụng

linh hoạt các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế Theo đó

tùy vào trường hợp cụ thể, cơ quan thuế có thể chủ động trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế phù hợp, không tuân thủ tuần tự theo quy định hiện hành;

Quy định mức phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế, tiền phạt cao hơn mức

hiện hành

- Về thời gian quyết toán thuế TNDN: đề nghị sửa đổi theo hướng thời hạn quyết toán thuế phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp Theo đó, doanh

Trang 6

nghiệp vừa và nhỏ có thể giữ như quy định hiện hành nhưng đối với doanh nghiệp lớn, các Tập đồn, Tổng cơng ty thời hạn quyết toán thuế cần theo quy định theo hướng mở rộng hơn so với quy định hiện hành để doanh nghiệp có đủ thời gian tập hợp, tong hợp số liệu từ các cong ty thành viên và báo cáo tài chính hợp nhất, đối chiếu số liệu trước khi quyết toán thuế

- Quy định về cách thức xử lý tiền nợ thuế, tiền phạt đối với trường hợp không xác định được đôi tượng đê thu, các khoản nợ khó thu, các khoản nợ tôn đọng trước khi Luật Quản ly thuê có hiệu lực thi hành

- Các quy định nhằm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về thuế, chú trọng tăng cường hậu kiểm nhằm ngăn chặn tình trạng trốn lậu, gian lận, that thu về thuế Các cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế trong những năm qua đã được thực hiện theo đúng quy trình thanh tra, kiểm tra do Tổng cục Thuế © quy định Song, với số lượng cán bộ hiện nay, số lượng các cuộc thanh, kiểm tra

chỉ thực hiện được 20% trên tổng số doanh nghiệp; mặt khác, việc thanh, kiểm

tra được thực hiện trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro dé thực hiện thanh, kiểm tra có hiệu quả Từ những vấn đề nêu trên, không thể giao nhiệm vụ cho cơ quan thuế hàng năm phải thực hiện kiểm tra 100% các doanh nghiệp

- Quy định về hình thức kê khai theo quý Theo đó, các quy định về thời

hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn g1a hạn nộp hồ sơ theo quý cần được quy định

cụ thê trong Luật để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được kê khai thuế GTGT 03 tháng/lần Về kê khai qua mạng Internet, theo lộ trình trong năm 2012 tiếp tục triển khai kê khai điện tử cho tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn

Song, cần bổ sung quy định để người nộp thuế phải có trách nhiệm thực hiện các

phần mềm hỗ trợ kê khai thuế mà cơ quan thuế triển khai

- Quy định về Quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh bắt động sản

- Quy định về chế tài xử lý khi tổ chức, cá nhân có liên quan không thực

hiện đúng trách nhiệm trong quá trình phối hợp với cơ quan quản lý thuế theo hướng cụ thẻ, rõ ràng: các quy định xử phạt phải đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật thuế

- Về minh bạch chế độ kế toán của doanh nghiệp: Khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính yêu cầu các doanh nghiệp phải chủ động thuê các đơn vị kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo tài chính Không nên giao cho cơ quan

thuế có trách nhiệm kiểm tra Như vậy, sẽ đảm bảo tính minh bạch, hạn chế rủi

ro trong quản lý thuế

- Về thời gian nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN: Quy định cụ thể thời hạn nộp hd sơ quyết toán thuế TNDN theo từng loại hình doanh nghiệp cho phù hợp Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giữ nguyên thời hạn là 90 ngày kế từ ngày kết thúc năm dương lịch, còn doanh nghiệp lớn như Tập đoàn hoặc Tổng

Trang 7

3.Tình hình thực hiện các dự án sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2006 - 2010, năm 2011 và kế hoạch 2012 - 2015

3.1 Tình hình thực hiện các dự án sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ

giai đoạn 2006 - 2010

3.1.1 Những kết quả đạt được

Qua giám sát tại hai địa phương Bắc Kạn và Thái Nguyên, Đoàn giám sát nhận thấy nguồn vốn TPCP đã góp phần thúc đây phát triển kinh tế - xã hội của

địa phương, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tỉnh thần cho nhân dân Khi

mà những cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đầu tư từ nguồn vốn TPCP phát huy hiệu quả rõ rệt; hệ thống giao thơng từng bước hồn thiện đã tăng cường giao lưu văn hóa, thúc đây sản xuất hàng hóa phát triển; các công trình thủy lợi đã bảm đảm tưới tiêu ôn định, nâng cao năng suất sản lượng nông sản, bảo đảm an ninh lương thực; hệ thống bệnh viện trường học được đầu tư xây dựng đã góp phần nâng cao năng lực khám chữa bệnh cho nhân dân, cải thiện điều kiện dạy

và học cho giáo viên, học sinh

Việc phân giao kế hoạch vốn TPCP cho các công trình bảo đảm đúng mục tiêu, hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương; bảo đảm đúng thời gian, ưu tiên dự án trọng điểm Công tác chỉ đạo được tăng cường, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đây nhanh tiên độ thực hiện

Về phân giao vốn TPCP tại Bắc Kạn, giai đoạn 2006-2010, tong mức đầu tư các dự án sử dụng vốn TPCP 1a 2.928,783 ty đồng, kế hoạch vốn TPCP được phân bổ là 1.068,855 tỷ đồng, đã thực hiện giải ngân được 1.061,256 tỷ đồng,

đạt 99,3% kế hoạch vốn”

Về phân giao vốn TPCP tại Thái Nguyên, giai đoạn 2006-2010, tổng mức đầu tư các dự án sử dụng vốn TPCP là 1.097,204 tỷ đông, trong đó: Chương trình Giao thông là 195 tỷ đông; Công trình thuỷ lợi là 270.805 tỷ đông; Chương trình kiên cơ hố trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên là 256,399 tỷ

đồng: Nhà ở sinh viên là 375 tỷ đồng 3.1.2 Những tôn tại, hạn chế

Bắc Kạn, Thái Nguyên là hai tỉnh miễn núi, điều kiện cơ sở vật chất, hạ

tầng còn thấp kém, đời sống của đại bộ phận dân cư tuy đã được cải thiện song vẫn còn khó khăn, nên khả năng huy động từ nguồn vốn khác trong dân cư để 4 Trong đó: - Hạ tầng Giao thông: 446.751 triệu đồng, giải ngân được 446.751 triệu đạt 100% kế hoạch vốn (phân bổ cho 13 dự án); - Hạ tầng Thủy lợi: 296.252 triệu đồng, giải ngân được 296.252 triệu đồng đạt 100% kế hoạch vốn (phân bổ cho 17 dự án); - Hạ tầng Y tế: 204.720 triệu đồng, giải ngân được 204.720 triệu đồng đạt 100% kế hoạch vốn (phân bé cho 8 dy an);

- Ha ting Gido duc: 121.132 triéu đồng, giải ngân được 113.533 triệu đồng đạt 93,73% kế hoạch vốn (phân bd

Trang 8

thực hiện các dự án còn hạn chế, mức hỗ trợ từ vốn TPCP cho một số chương

trình còn thâp

Trong quá trình triển khai thực hiện, tổng mức đầu tư các dự án phải điêu chỉnh tăng, tuy nhiên do nguôn vôn đâu tư hàng năm hạn hẹp, khó đâu tư tập trung nên thời gian đâu tư bị kéo dài, dàn trải

Trong điều kiện giá cả vật tư, lãi suất ngân hàng tăng cao, nhiều công trình, dự án có khôi lượng thực hiện lớn nhưng chưa có vôn thanh toán ở hâu hêt các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tê, giáo dục

Việc chuyên đổi hình thức đầu tư để huy động các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn 02 tỉnh

đã được quan tâm và triển khai thực hiện; tuy nhiên kết quả chưa được như mong đợi, việc chuyển đổi các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tang dang thuc

hiện bằng nguồn vốn TPCP sang hình thức đầu tư khác trên địa bàn tỉnh là rất

khó khăn

3.2 Nguyên tắc, tiêu chí, kế hoạch bố trí vốn dự án, công trình sử dụng

vẫn TPCP giai đoạn 2011 - 2015

Căn cứ Nghị quyết số 12/2011/QH13 của Quốc hội và Chỉ thị số

1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/10/2011, hai địa phương đã chủ động rà soát, sắp xếp lại các dự án đầu tư từ nguồn vốn TPCP, nhiều công trình dự án đã được dừng khởi công, tạm dừng triển khai, vốn TPCP tập trung ưu tiên cho các dự án thật sự cấp thiết, các dự án hoàn thành và các dự án đã giải ngân, khối lượng thực hiện lớn

UBND tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện rà soát, ưu tiên chỉ bố trí vốn TPCP

giai đoạn 2012-2015 cho các dự án thuộc danh mục các dự án đầu tư từ vốn TPCP đã được UBTVQH thông qua tại Nghị quyết 881/NQ-UBTVQHI2 và

quyết định số 184/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ; không bế trí vốn

TPCP giai đoạn 2012-2015 cho các dự án thuộc danh mục nói trên nhưng chưa triển khai thực hiện và các hạng mục khởi công mới thuộc các dự án phải giãn tiến độ thi công sau năm 2015; tập trung bố trí vốn cho các dự án đã hoàn thành và đã đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2011; ưu tiên bố trí cho các dự án trọng điểm, cấp bách; không bồ trí phân tăng vốn do điều chỉnh quy mô; chủ động lựa chọn những dự án và dự kiến mức vốn phù hợp với địa phương; riêng bồ trí cho các dự án bệnh viện tuyến huyện, địa phương chủ động phân bổ không vượt tổng mức vốn TPCP đã được Thủ tướng phê duyệt tại quyết định số 47/2008/QĐ-TTg ngày 02/4/2008 va quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 07/5/2009, giãn hoãn tiến độ thực hiện các bệnh viện đa khoa khu vực, bệnh

viện đa khoa khu vực liên huyện; đối với chương trình kiên cố hóa trường lớp

học và nhà ở công vụ cho giáo viên, bố trí để hoàn thành các dự án dé dang tại

Trang 9

túc xá sinh viên: chỉ tập trung bố trí cho các khối nhà đã hoàn thành và các khối

nhà đang triển khai dở dang thuộc các dự án đầu tư từ vốn TPCP

Thực hiện thông báo 595/BKHĐT-TH ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đâu tư, UBND 02 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên đã rà soát danh mục các dự án, công trình và lên danh mục các công trình, dự án quan trọng cấp bách cần ưu tiên bố trí vốn hoàn thành trong giai đoạn 2011-2015” Trong đó, tỉnh Bắc Kạn với tông nhu câu vỗôn TPCP của tỉnh trong giai đoạn 2012-2015 là 1.487 tỷ đồng, riêng năm 2012 nhu câu vôn TPCP là 820 tỷ đông và dự kiên phân bô vôn TPCP năm 2012; đối với Thái Nguyên nhu cầu vốn TPCP là 1.229,772 tỷ đồng, riêng năm 2012 nhu câu vôn TPCP là 432,294 tỷ đồng và dự kiên phân bô vôn

TPCP năm 2012”

Qua báo cáo của hai tỉnh, Đoàn giám sát nhận thấy nhu cầu về vốn TPCP của các địa phương còn khá lớn, căn cứ vào sự chỉ đạo của Chính phủ các tỉnh đã nghiêm túc rà soát, cắt giảm để tập trung đầu tư vào những công trình, dự án trọng tâm trọng điểm Đặc biệt Thái Nguyên đã chỉ đạo quản lý, sử dụng tôt nguôn vôn TPCP không đê nợ đọng khôi lượng XDCB

4 Đánh giá tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006 - 2010 va nam 2011

4.1 Kết quả đạt được

Theo báo cáo giám sát của 02 địa phương, giai đoạn 2006-2010, tông số CTMTQG được phê duyệt của tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn là 10 chương trìnhŠ

Đoàn giám sát nhận thấy các chương trình MTQG đã triển khai trên địa bàn 02 tỉnh đã hồn thành khá tơt các mục tiêu của chương trình đề ra” Đặc biệt,

* Céng trình, dự án quan trọng cấp bách cần ưu tiên bố trí vốn hoàn thành trong giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Bac Kan:

- Dự án đường tỉnh 257: tông mức đầu tư dự án 679 tỷ đồng, kế hoạch vốn đã bố trí 335 tỷ đồng, nhu cầu vốn còn thiếu 344 tỷ đồng Khối lượng hoàn thành 341 tỷ đồng, đạt 50%

- Dự án Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn: tông mức đầu tư dự án 983 tỷ đồng, kế hoạch vốn đã bố trí 127 tỷ đồng, nhu cầu vốn còn thiếu 856 tỷ đồng Khối lượng hoàn thành 350 ty đồng, đạt 36% _

- Du án cải tạo, nâng cấp QL3B đoạn Xuất Hóa - cửa Pò Mã: tông mức đầu tư dự án 2.191 tỷ đồng, kế hoạch

von đã bó trí 421 tỷ đồng, nhu cầu còn thiếu là 1.770 tỷ đồng Khối lượng hoàn thành 750 tỷ đồng, đạt 34%

- Các công trình, dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa VÀO SỬ dụng trước 31/11/2011, dự kiến hoàn thành trước 31/12/2011 nhưng chưa bế trí đủ vốn: gồm 112 dự án, số vốn dự kiến phân bổ 23,010 tỷ đồng

~ Danh mục các công trình, dự án hoàn thành trong năm 2012; gồm 12 dự án, dự kiến phân, bô 48,312 tỷ đồng ~- Danh mục các công trình, dự án hoàn thành trong giai đoạn 2012-2015: gồm 2 dự án, số vốn dự kiến 103,495

tỷ đồng

- Đối với những dự án không có khả năng chuyển đổi hình thức đầu tư, tỉnh sẽ thực hiện cắt giảm quy mô đầu tư

? Đối với lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi: năm 2012 là 50,509 tỷ đồng, giai đoạn 2012-2015 là 240,532 tỷ đồng Đối với lĩnh vực Y tế: năm 2012 là 60 tỷ đồng, giai đoạn 2012-2015 là 173,500 tỷ đồng;

Đối với KTX sinh viên: năm 2012 là 98,200 tỷ đồng, giai đoạn 2012-2015 là 121,400 tỷ đồng:

Đối với chương trình kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên: năm 2012 là 34,888 tỷ đồng, lai đoạn 2012-2015 là 82,090 tỷ đồng

Chương trình MTQG: giảm nghèo, việc làm, dân số và kế hoạch hóa gia đình, phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS, về sinh an toàn thực phẩm nước sạch và VSMTNT, văn hóa, giáo đục và đào tạo, phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm, vệ sinh ăn toàn thực phẩm

Trang 10

trong công tác phân bồ và giao chỉ tiêu kế hoạch các Chương trình MTQG, Ủy

ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các sở ban ngành liên quan triển khai thực hiện đồng bộ, tạo thuận lợi tối đa cho các huyện, các ngành và các đơn vị cơ sở chủ động tô chức triển khai thực hiện ngay từ những tháng đầu của năm kế hoạch Trong công tác quản lý, điều hành lãnh đạo tỉnh đã chủ động chỉ đạo thường xuyên, chặt chế; đảm bảo thực hiện đồng bộ, lồng ghép các nguồn lực đầu tư và xử lý giải quyết kịp thời phát sinh vướng mắc Nhìn chung, các chương trình MTQG trong giai đoạn này đã góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tỉnh đã chủ động huy động các nguồn lực khác, đây mạnh xã hội hóa trong quá trình thực hiện các mục tiêu của chương trình, góp phần giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao chất lượng giáo dục, bảo vệ sức khỏe cho người dân, xây dựng nông thôn mới

4.2 Tén tai, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, Đoàn giảm sát nhận thấy:

Nguồn vốn của chương trình bố trí ít hơn so với nhu cầu do vậy việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn Kinh phí chủ yếu là từ ngân sách, chưa huy động được từ nguồn khác Việc thực hiện giám sát, báo cáo đánh giá chương trình cấp cơ sở còn chậm do vậy ảnh hưởng đến việc đánh giá chung của toàn chương trình trên địa bàn hàng năm Việc thông báo nguồn vốn của các Bộ chủ quản đến đơn vị trực tiếp thực hiện qua nhiều cấp, mất nhiều thời gian gây khó khăn cho

- đơn vị thực hiện lập kế hoạch chỉ tiết

Tại địa bàn 02 tỉnh tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo cao đặc biệt đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng cao Một bộ phận người nghèo và một số xã nghèo vẫn còn tư tưởng Ÿ lại, trông chờ vào hỗ trợ từ trung ương, chưa phát huy được nội lực từ cộng đồng, tỉ lệ hộ nghèo ở một số xã miền núi còn cao

Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển với quy mô đào tạo còn nhỏ, trình độ thấp, lĩnh vực ngành nghề hạn chế

Do đặc thù Chương trình nước sạch và VSMTT nông thôn chủ yếu thực hiện ở các vùng nông thôn miễn núi, địa bàn trải rộng Vì vậy, việc tuyên truyền tiếp cận với người nông thôn còn gap nhiều khó khăn Thực hiện xã hội hóa về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn chưa khả thị

4.3 Dự kiến kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015

được vay vốn tín dụng với số tiền là 848.846 triệu đồng, 100% người nghèo và dân tộc thiểu số được mua thẻ bảo hiểm y tế, các hộ nghèo được hỗ trợ sản xuất ; tại Bắc Kạn trong 5 năm hộ nghèo đã giảm từ 26,85% năm 2005 xuống còn 10,8% năm 2010, vượt mục tiêu kế hoạch đã đề ra (năm 2010 còn dưới 15%)

Chương trình dân số: các chỉ tiêu đạt trên 90% nam 2010

Trang 11

11

Căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội, và thực tiễn hoạt động của các chương trình MEQG đã đem lại hiệu quả tích cực, UBND tỉnh Thái Nguyên đề xuất thực hiện tiếp 10 chương trình MITQG đã thực hiện trên địa bàn và thực hiện mới 04 chương trình MTQG”” Với tổng nhu cầu về nguồn lực cho giai

đoạn 2011 - 2015: 12.220,314 tỷ đồng"

Đối với tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện trong năm 2011 là 14 chương trình (02 chương trình MTQG chưa được thực hiện: Chương trình MTQG sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; Chương trình MTQG khắc phục và cải thiện ô nhiễm môi trường), với tông nhu câu kinh phí thực hiện cả giai đoạn 2011 - 2015 là 898,545 ty dong

Bắc Kan va Thái Nguyên là 02 tỉnh còn phải nhận trợ cấp từ NSTW, do đó chưa đảm bảo được tính chủ động trong bố trí, khai thác nguồn vốn đối ứng theo quy định

5 Tình hình thực hiện quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010

5.1 Kết quả đạt được

Tại 02 địa phương Đoàn đến làm việc, Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010 về cơ bản đã bám sát Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân các cấp trên cơ sở Nghị quyết số 37/2009/QH12 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước và Nghị quyết số 38/2009/QH12 của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương Qua báo cáo quyết toán NSNN 2010 của 02 địa phương cho thấy, mặc dù năm 2010 điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, song nhìn chung các địa phương đều nỗ lực cố gắng hoàn thành vượt mức dự toán thu, chỉ NSNN, đáp ứng nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của các địa phương, thúc đây sản xuất kinh doanh phát triển, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương đã được cơ quan tài chính thẩm định, tổng hợp, đã đối chiếu sỐ liệu quyết toán với Kho bạc nhà nước và đã được Hội đồng Nhân dân các cấp phê chuẩn, tuân thủ các trình tự, thủ tục quy định của Luật Ngân sách nhà nước Kết quả cụ thể trên một số lĩnh vực chính như sau:

2.1.1 Thu ngân sách nhà nước

Các địa phương đã có nhiều cố gang, tich cuc chi dao, thuc hién cac giai pháp phát triển kinh tế, tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tại các địa phương đều tăng qua các năm và vượt dự toán phần đấu của địa phương (Bắc Kạn đạt 206,7% dự toán TW giao, dat 183,3% dự toán HĐND giao và tăng 41% so với thực hiện năm 2009; Thái Nguyên dat 202,33% dự toán TW giao, đạt 177,55% dự toán HĐND giao va

tăng 57,47% so với thực hiện năm 2009), đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chỉ

19 Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu quốc gia Ứng phó với biển đổi khí hậu; Chương trình mục tiêu quốc gia Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Chương trình mục tiêu quốc gia Đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo

Trang 12

ngân sách nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Đa số các

khoản thu trên địa bàn hâu hêt đêu đạt và vượt dự toán (cả 2 tỉnh đêu có 16 khoản thu đạt và vượt dự toán)

Cơ quan Thuế và Hải quan đã tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai nhiều biện pháp quản lý thu có hiệu quả; đặc biệt là công tác quản lý thu thuế, công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý nợ đọng thuế trong năm 2010 đã được chú trọng và tăng cường hơn năm 2009, nâng cao cả về sô lượng và chất lượng, đảm bảo cho việc thực hiện ngày càng nghiêm minh các

quy định của pháp luật về thuế

5.1.2 Chỉ ngân sách nhà nước:

Công tác điều hành chi ngân sách nhà nước của 02 địa phương về cơ bản đã bám sát dự toán được Hội đồng Nhân dân tỉnh thông qua, bảo đảm nhiệm vụ chỉ cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quôc phòng và xóa đói giảm nghèo của địa phương, đáp ứng được nhu cầu chỉ thường xuyên của các cấp, các ngành, thực hiện thanh toán vốn cho chi đầu tư phát triển và giải quyết được nhiều nội dung chỉ phát sinh đột xuất khác

Quyết toán chỉ cân đối ngân sách địa phương năm 2010 đều vượt dự toán được giao (Bắc Kạn đạt 159,8% dự toán TW giao, đạt 155,2% dự toán HĐND giao và tăng 13,5% so với thực hiện năm 2009; Thái Nguyên đạt 199,2% dự toán TW giao, đạt 151,8% dự toán HĐND giao và tăng 31,63% so với thực hiện năm 2009) Số tăng thêm chủ yếu do Trung ương bỗ sung thực hiện chế độ tiền lương mới, bố sung các chính sách an sinh xã hội, bổ sung từ nguồn vượt thu Trong điều hành chi ngân sách, các địa phương đã ưu tiên sử dụng ngân sách cho đầu tư phát triển; chỉ trả nợ gốc, lãi huy động đầu tư theo khoản 3 Điều 8 Luật NSNN, môi trường”, chỉ giải quyết các vấn đề xã hội, hỗ trợ sản xuất, dịch bệnh, xóa đói giảm nghèo Việc bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại các địa phương đã ưu tiên bố trí trả nợ, tập trung vào các dự án trọng điểm, cấp thiết hạn chế một bước tình trạng đầu tư dàn trải Trong năm 2010, nhiều công trình giao thông, hệ thống thủy lợi, giáo dục, y tế, khu công nghiệp đã hoàn thành đưa vào sử dụng, bước đâu phát huy hiệu quả trong phát triển kinh tế, ôn định và nâng cao đời sông nhân dân

Công tác quản lý chỉ NSNN đã được các địa phương gắn với chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, kiểm soát chặt chế các khoản chỉ theo quy định của pháp luật, đảm bảo sử dụng ngân sách tiết kiệm và hiệu quả, chỉ chuyển nguồn đã giảm dần '“

5.2 Một số tôn tại qua 1 vide quyết toán ngân sách năm 2010

!2 Chi đầu tư phát triển: Tỉnh Bắc Kạn thực hiện 839,829 tỷ đồng đạt 123% dự toán; Tỉnh Thái Nguyên thực hiện 876,096 tỷ đồng đạt 263,3 dự toán TW giao

Chi trả nợ gốc, lãi huy động đầu tư theo khoản 3 Điều 8 Luật NSNN: Bắc Kạn thực hiện 16,391 tỷ đồng , tăng 50,1% so với năm 2009; chỉ cho hoạt động môi trường thực hiện 11,516 tỷ đồng bằng 98,9% dự toán TW giao và đạt 496,2% dự toán HHĐND giao

'* Chi chuyển nguồn 02 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên tương ứng: năm 2009 sang năm 2010 là 698.807 ty đồng và 845,4 tỷ đồng: năm 2010 sang năm 2011 là 653.322 tỷ đông và 806,5 tỷ đồng; năm 2011 sang 2012 của tĩnh Thái Nguyên là 309,8 tỷ đồng

Trang 13

13 5.2.1 Giao dự tốn:

Cơng tác xây dựng và giao dự toán thu, chỉ ngân sách ở 02 địa phương còn chưa tích cực, chưa sát thực tế, chưa đự báo hết các yếu tố phát sinh ở cơ sở; ngay sau khi được Trung ương giao dự toán thì các địa phương đã giao dự toán thu cao hơn khá nhiều ”

3.2.2 Thực hiện dự toán:

- Xuất phát từ công tác xây dựng và giao dự toán thu, chỉ ngân sách còn hạn chế, do đó, khi thực hiện quyết toán thì tổng số thu, chỉ đều tăng so với dự toán: có nhiều khoản thu, chỉ đạt tỷ lệ rất cao so với dự toán' "anh hưởng đến cân đối và tính chủ động trong quản lý và điều hành ngân sách các cấp

- Trong điều kiện Trung ương phải trợ cấp cân đối ngân sách địa phương và địa phương còn phải vay để chi dau tư phát triển nhưng chỉ chuyển nguồn từ ‘nim 2010 sang năm 2011 khá lớn Š, thể hiện việc sử dụng ngân sách nhà nước

hiệu quả chưa cao

Il MOT SO KIÊN NGHỊ CỦA ĐỊA PHƯƠNG

1 Về dự toán ngân sách nhà nước

- Đề nghị cần phân bổ các nguồn kinh phí ngay từ đầu năm, tạo điệu kiện cho các địa phương chủ động trong việc triển khai thực hiện: Chương trình mục tiêu quốc gia, Trái phiếu Chính phủ Các nguồn bỗ sung trong năm cần phân bỗ sớm hoặc cho phép kéo dài thời gian giải ngân để địa phương thực hiện thuận lợi

- Đối với nguồn vốn đối ứng của các địa phương nghèo, số thu cân đối ngân sách chưa đáp ứng số chi cân đối ngân sách và còn phải nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương (của chương trình mục tiêu quốc gia, ODA ) đề nghị Trung ương bố trí toàn bộ; đặc biệt là tỉnh có số thu cân đối ngân sách mới đáp ứng khoảng trên 10% số chỉ cân đối ngân sách như tỉnh Bắc Kạn

- Đề nghị sửa đổi Luật NSNN: giao địa phương chủ động sử dụng dự phòng ngân sách để phòng chống thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ khác phát sinh, đồng thời báo cáo HĐND tỉnh trong kỳ họp gần nhất

Dy toán các khoản thu cân đối NSNN trên địa bàn giữa số địa phương/số trung ương giao: Bắc Kạn 206,37 tỷ đồng/183 tỷ đồng, tăng 12,77%; Thái “Nguyên 1.535 tỷ đồng/1 347 ty đồng, tăng 13,956% Dự toán các khoản chi cân đối NSNN trên địa bàn giữa số trung ương/số địa phương giao: Bắc Kạn 1.905,751 tỷ đồng/1.851,019 tỷ đồng, tăng 2,956%; Thái Nguyên 3.092,781 tỷ đồng/2.356,559 tỷ đồng, tăng 31,2%;

!S Quyết toán các khoản thu cân đối NSNN trên địa bàn giữa số địa phương/số trung ương thực hiện: Bắc Kạn 390,531 tỷ đồng/183 tỷ đồng, tăng 206,7%; Thái Nguyên 2.725,342 tỷ đồng/1.347 tỷ đồng, tăng 202,33% Quyết toán các khoản chi cân đối ngân sách thực hiện giữa số địa phương và trung ương: Bắc Kạn 2.957,27 tỷ đồng/1.851,019 tỷ đồng, tăng 59,75%; Thái Nguyên 4.695,171 tỷ đồng/2.356,559 tỷ đồng, tăng 99,27%

!7 Một số khoản thu tăng cao so với dự toán địa phương: Tỉnh Bắc Kạn: thu từ XNQDTW dat 180,2%, thu tir XNQDP 153,4%, thué TNCN dat 267%, phi và lệ phi 198,7%, thu tiền sử dụng đất và giao đất 142,6% so với TW giao; Tỉnh Thái Nguyên: thu từ XNQDNN đạt 134,6%, thu từ khu vực NQD 148%, thuế TNCN dat 185,2%, phí và lệ phí 177,4%, thu tiền sử dụng đất đạt 354% so với TW giao

Trang 14

14

- Đề nghị sớm ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định 54/201 LNĐ- CP quy định Chê độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo để địa phương triển khai thực hiện

- Định mức chi hành chính, sự nghiệp theo dự toán Bộ giao hàng năm thấp, không đáp ứng được nhu cầu chỉ tối thiểu của địa phương Các chính sách chế độ thường xuyên thay đổi, nhiều văn bản hướng dẫn của bộ, ngành còn nhiều bất cập, chính sách quy định còn chồng chéo: như việc dạy nghệ của các chương trình đề nghị cần sớm sửa đổi

- Đề nghị sớm tong kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 130/NĐ- CP và Nghị định 43/NĐ-CP của Chính phủ

AoA r z oA

2 Về công tác xóa nợ tiền thuế

Hiện nay cơ quan thuế đang theo dõi số nợ thuế của các doanh nghiệp Nhà nước đã cô phần hóa/bán; số nợ này phát sinh trước khi cổ phần hóa/bán DNNN Khoản nợ này trước đây đã được UBND tỉnh cho hoãn nộp; cơ quan thuế có theo dõi nợ nhưng doanh nghiệp không theo dõi Khi DNNN thực hiện cô phần hóa hoặc bán, trong biên bản bàn giao cho doanh nghiệp mới (doanh nghiệp được thành lập sau khi cô phần hóa/bán) không ghi doanh nghiệp mới phải kế thừa nghĩa vụ nộp thuế đối với khoản thuế này Vì vậy, đề nghị có quy định xóa nợ đối với những trường hợp nêu trên (tỉnh Thái Nguyên)

3 Về vốn Trái phiếu Chính phủ

- Đối với tỉnh Bắc Kạn, việc thực hiện rà soát, cắt giảm, giãn hoãn, chuyên đổi hình thức đầu tư đối với những công trình, dự án giai đoạn 2012 - 2015 đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Theo thông báo 595/BKHDT-TH ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về dự kiến kế hoạch vốn TPCP giai đoạn 2012 - 2015 chỉ đáp ứng được 69,42% nhu cầu vốn đầu tư Với số kế hoạch nêu trên, tỉnh đã phân bổ theo đúng tỉnh thần của Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ Tuy nhiên, là một tỉnh còn khó khăn nên việc cân đối bổ sung phần còn thiếu cho các công trình, dự án còn lại là khó thực hiện, cũng không thé chuyén đổi hình thức đầu tư cho các công trình, dự án còn lại do điều kiện khách quan, vị trí địa lý không thuận lợi, do vậy các công trình còn lại dở dang, không thuộc đối tượng ưu tiên sẽ phải cắt giảm quy mô đầu tư, không đáp ứng được mục tiêu đề ra

Vì vậy, đề nghị cần CÓ cơ chế đặc thù đối với những tỉnh miền núi khó khăn để tăng mức phân bổ vốn TPCP giai đoạn 2012 - 2015 cho địa phương tiếp tục đầu tư các công trình đang được đầu tư từ nguồn vốn TPCP Tông nhu cầu vốn còn thiếu để hoàn thiện các dự án sử dụng vôn TPCP giai đoạn 2012 - 2015 của tỉnh Bắc Kạn là 1.479 tỷ đồng

Trang 15

15

tô đến trung tâm xã theo quy mô đã duyệt; cap bé sung phan vốn TPCP còn thiếu do trượt giá đối với đề án kiên cô hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012, số tiền là 369,7 tỷ đồng

4 Về triển khai thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2011 - 2015

- Đề nghị giao kế hoạch vốn thực hiện các Chương trình MTQG cho địa phương trực tiếp quản lý và phân bổ chỉ tiết cùng với thời điểm giao kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm nhằm tăng sự chủ động linh hoạt trong quá

trình triển khai

- Tiếp tục tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập bằng các chính sách như cho vay ưu đãi hộ nghẻo, xây dựng và nhân rộng _ các mô hình điểm về xóa đói giảm nghèo, chính sách trợ giá, trợ cước, dạy nghê cho người nghèo, ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã đặc biệt khó khăn

- Đề nghị được cấp đầy đủ nguồn kinh phí cho chương trình MTQG nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; đồng thời tiếp tục cho vay ưu đãi đối với hộ gia đình nông dân, các tổ chức và các nhân có chức năng nhiệm vụ được vay vốn tín đụng ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội, quỹ hỗ trợ phát triển theo kế hoạch hàng năm để đầu tư xây dựng công trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn

II MỘT SÓ KIÊN NGHỊ CỦA ĐOÀN GIÁM SÁT

Trên cơ sở số liệu tại báo cáo của 02 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, ý kiến trao đổi báo cáo của các tỉnh về những vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm, tìm hiểu Đoàn giám sát đánh giá cao những kết quả đạt được, chia sẻ những khó khăn, thách thức, đồng thời ghi nhận những kiến nghị của địa phương để xem xét, xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thâm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật Đoàn giám sát có một số kiến nghị sau:

1 Đối với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội

- Giao cho Ủy ban Tài chính - Ngân sách cùng với các Bộ, ngành của

Chính phủ thực hiện rà sốt, hồn chỉnh danh mục bố trí vốn trung hạn 2012 -

2015 cho từng dự án, công trình được sử dụng vốn TPCP, đảm bảo sự linh hoạt cho các địa phương và chủ đầu tư trong việc bố trí, sử dụng vốn đúng công trình, dự án, hiệu quả

- Các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ tăng cường kiểm tra, giám sát chương trình TPCP, nhất là việc rà sốt giãn, hỗn các công trình, dự án không được tiếp tục triển khai trong giai đoạn 2011 - 2015 theo các nguyên tắc và tiêu chí được Quốc hội quyết định

Trang 16

2 Đối với Chính phủ

- Cân nghiên cứu sớm sửa đối các quy định về xây dựng và giao dự toán ngân sách nhà nước, đảm bảo tính thông nhất, sát thực, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước

- Chỉ đạo các bộ, ngành chủ trì thực hiện các CTMTQG bố trí vốn phù hợp với tiễn độ triển khai, thực hiện; xem xét và tiếp thu những kiến nghị hợp lý của địa phương, thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong khâu thâm định về nguồn vốn CTMTQG của Bộ Kế hoạch và Đầu tư'?

- Cần có cơ chế phân cấp cho địa phương triển khai thực hiện các dự án thuộc CTMTQG; giao thâm quyền cho người đứng đầu các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, phân loại, sắp xếp thứ tự ưu tiên các công trình, dự án thuộc CIMTQG, cac du án sử dụng nguồn von TPCP

- Chỉ đạo các bộ, ngành lấy ý kiến các địa phương để bổ sung, điều chỉnh và thực hiện Nghị quyết s số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ cho phù hợp với tình hình thực tiễn, tránh lãng phí nguồn lực đã đầu tư và đảm bảo hiệu quả trong triển khai các chính sách kiêm soát lạm phát, ôn định kinh tế vĩ mô

- Thực hiện Nghị quyết sỐ 11/NQ-CP ngay 24/02/2011 của Chính phủ, Bắc Kạn dừng khởi công một số chương trình, trong đó có chương trình hỗ trợ 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, đo đó, đề nghị cho phép địa phương áp dụng Điều 5 Thông tư 46/2010/TT-BTC ngày 8/4/2010 trong quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư

3 Đối với địa phương

3.1 Về xây dựng và giao đự toán

- Đề nghị các địa phương cần xây dựng và giao dự toán sát hơn

- Đề nghị các địa phương tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm và kịp thời hành vi buôn lậu và gian lận thương mại, trốn lậu thuế, chây ỳ nộp thuế; đôn đốc nộp kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước mà thanh tra, kiểm toán đã kết luận, kiến nghị Kiểm soát chặt chẽ các khoản chị, đặc biệt là chi đầu tư xây dựng cơ bản và các khoản chỉ phát sinh Chủ động cân đối ngân sách đáp ứng chi an sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và sẵn sàng đối phó với các tình huống cấp bách, thiên tai xảy ra

3.2 Về vốn Trải phiếu Chính phủ

- Vốn trái phiếu Chính phủ là nguồn | lực quan trọng để đầu tư các công trình, dự án cấp bách nhằm thúc đây phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục những khó khăn do thiếu vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước để đầu tư cho các

Trang 17

17 -

công trình, dự án Do đó, tiếp tục chủ trương đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho các ngành và địa phương là cân thiết Tuy nhiên, với việc đầu tư dàn trải, hiện nay dé hồn thành những cơng trình còn lại theo danh mục đã được phê chuẩn với tổng mức đầu tu và số vốn theo yêu cầu là rất lớn, trong khi đó nguồn vốn TPCP không thể đáp ứng đủ do thực hiện mục tiêu én định kinh tế vĩ még Vi vay, dé nghi UBND tỉnh rà soát lại, ưu tiên những công trình dự án cấp bách; thủy lợi, bệnh viện tuyến huyện, kiên cô hóa trường lớp học để hoàn thành sớm đưa vào sử dụng, tránh đầu tư đàn trải, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực của Nhà nước

- Cần đánh giá cụ thé vé hiệu qua của các dy án thành phần trong CTMTQG, đề xuất các dự án cần tập trung nguồn lực, cắt các dự án kém hiệu quả trong chương trình để tránh dàn trải, gay that thoat lang phi Tang cuong ‘cong tac quan ly, chi dao, kiểm tra sự phối kết hợp giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư với các Sở, ngành có liên quan và các Ban Quản lý dự án trong việc triển khai thực hiện phân bổ, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ

- Qua kiểm tra, giám sát việc triển khai các dự án đầu tư sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ trên địa bàn tỉnh, nhìn chung, các dự án cơ bản đều thực hiện đúng các quy trình, quy định về quản lý đầu tư xây dựng, tuy nhiên cần rà soát lại quy trình thủ tục đầu thầu để lựa chọn được các đơn vị có đủ năng lực, đủ kinh nghiệm đê tổ chức thi công đảm bảo tiến độ dự án, đạt được hiệu quả của công trình Kiên quyết không bố trí vốn đối với dự án chưa đủ điều kiện thực hiện đầu

- Đề nghị các địa phương cần tháo gỡ những khó khăn, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và tăng cường công tác quản lý ngân sách, quản lý đầu tư XDCB để hạn chế tình trạng chuyên nguồn lớn và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước

*

Trên đây là báo cáo kết quả làm việc của Đoàn giám sát của Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Quôc hội tại các tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, kính trình Uỷ ban Thường vụ Quôc hội./

Nơi nhận: TM ĐOÀN GIÁM SÁT

- Chủ nhiệm Uỷ ban TC-NS (để báo cáo); 2”

- Thường trực Uỷ ban TC-NS;

- Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - TT HĐND, UBND, Đoàn ĐBQH tỉnh

Bắc Kạn và Thái Nguyên;

- Luu: HC, TCNS ‘PHO CHU NHIEM UBTCNS waar gt ae!

Ngày đăng: 20/10/2017, 03:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN