1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

126 1,1K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 13,12 MB

Nội dung

Điều hoà không khí điều khiển nhiệt độ trong xe. Nó hoạt động như là một máy hút ẩm có chức năng điều khiển nhiệt độ lên xuống. Điều hoà không khí cũng giúp loại bỏ các chất cản trở tầm nhìn như sương mù, băng đọng trên mặt trong của kính xe. Điều hòa không khí là một hệ thống quan trọng trên xe. Nó điều khiển nhiệt độ và tuần hoàn không khí trong xe giúp cho chúng ta cảm thấy dễ chịu trong những ngày nắng nóng mà còn giúp giữ độ ẩm và lọc sạch không khí

Trang 1

Chương 1: TỔNG QUAN

1.1 Lịch sử về điều hòa không khí trên ô tô

Máy điều hòa ô tô Máy tính điều khiển tự động bắt đầu phát triển vào những năm

1960, 1970, 1980, 1990

Hình 1-1: Lịch sử về điều hòa không khí trên ô tô

Điều hoà không khí điều khiển nhiệt độ trong xe Nó hoạt động như là một máy hút

ẩm có chức năng điều khiển nhiệt độ lên xuống Điều hoà không khí cũng giúp loại bỏcác chất cản trở tầm nhìn như sương mù, băng đọng trên mặt trong của kính xe

Điều hòa không khí là một hệ thống quan trọng trên xe Nó điều khiển nhiệt độ vàtuần hoàn không khí trong xe giúp cho chúng ta cảm thấy dễ chịu trong những ngày nắngnóng mà còn giúp giữ độ ẩm và lọc sạch không khí

1.2 Mối quan hệ giữa con người và môi trường

Không có tiêu chuẩn nào giống nhau cho tất cả con người Bình thường cơ thểcon người được xem như một cỗ máy nhiệt, có thân nhiệt là ~370C Do cơ thể luôn luônsinh ra lượng nhiệt nhiều hơn cần thiết của con người để duy trì ổn định thân nhiệt, vìvậy cơ thể con người luôn thải ra môi tường xung quanh một lượng nhiệt Tuỳ theo mức

độ hoạt động, vận động mà lượng nhiệt thải ra khác nhau Lượng nhiệt thoát ra theo 3hình thức: đối lưu, bức xạ, bay hơi

Trang 2

gian điều hoà.” Khi độ chênh lệch nhiệt độ này giảm thì “ lượng nhiệt ” phát ra từ cơ thể

do đối lưu và bức xạ cũng giảm xuống Ta gọi lượng nhiệt nạy là “nhiệt hiện” (qh)

Quá trình bay hơi này sẽ nhỏ khi nhiệt độ không khí thấp và sẽ tăng dần khi nhiệt

độ không khí tăng Cho dến khi nhiệt độ không khí lớn hơn hoặc bằng 350C thì cơ thể chỉthải nhiệt qua đường bay hơi nước trên bề mặt da (sự thoát mồ hôi) Nếu độ ẩm cao vàtốc độ không khí thấp thì con người sẽ cảm thấy ngột ngạt khó chịu vì cơ thể không thểgiải nhiệt được Khi nhiệt lượng đi vào môi trường thông qua hình thức này được gọi là

“nhiệt ẩn.” (qa)

Các yếu tố môi trường ành hưởng đến mức độ trao đổi nhiệt giữa môi trường và

cơ thể: nhiệt độ, độ ẩm tương đối và đặc điểm chuyển động của không khí

Theo nghiên cứu thì ở vùng nhiệt độ từ 220C – 270C là thích hợp nhất cho conngười

Độ ẩm tương đối: Độ ẩm ảnh hưởng đến xự bay hơi ẩm từ cơ thể con người ramôi trường Kinh nghiệm cho thấy nếu nhiệt độ của không khí là 270C thì độ ẩm tươngđối là 50% là tạo cảm giác dễ chịu

Tốc độ không khí: Để cảm giác dễ chịu thì Vkk từ 0,25 m/s 0.3m/s

Bảng biểu diễn tương quan giữa nhiệt độ và tốc độ không khí:

Tốc độ không

1.3 Lý thuyết về điều hòa không khí trong ôtô.

Am hiểu tường tận lý thuyết cơ bản về hệ thống điều hoà không khí trong ô tô(điện lạnh ô tô) là điều quan trọng của một kỹ thuật viên điện lạnh ô tô Nhờ nắm vữngtại sao hệ thống điện lạnh tống khử được hơi nóng trong cabin ô tô ra ngoài để thay thếvào đó luồng không khí mát tinh khiết, ta sẽ đủ khả năng bảo trì và sửa chữa chính xác

Nhiệt truyền từ vật này sang vật kia theo ba cách:

Dẫn nhiệt (conduction)

Sự đối lưu (convection)

Trang 3

Sự bức xạ (radiation).

a) Dẫn nhiệt.

Sự dẫn nhiệt xảy ra giữa hai vật thể khi chúng được tiếp xúc trực tiếp với nhau.Nếu đầu của một đoạn dây đồng tiếp xúc với ngọn lửa, nhiệt độ của ngọn lửa sẽ truyền đinhanh chóng xuyên qua đoạn dây đồng Trong dây đồng nhiệt lưu thông từ phân tử nàysang phân tử kia Một vài vật chất có đặc tính dẫn nhiệt nhanh hơn các vật chất khác.Như :vàng, bạc đồng …

b) Sự đối lưu.

Nhiệt có thể truyền dẫn từ vật thể này sang vật thể kia nhờ khối không khí baoquanh chúng Đặc tính này là hình thức của sự đối lưu Lúc khối không khí được đunnóng bên trên một vật thể nóng, không khí nóng sẽ bốc lên phía trên tiếp xúc với vật thểnguội hơn để làm nóng vật thể này Trong một phòng, không khí nóng bay lên trên,không khí nguội đi xuống dưới tạo thành vòng luân chuyển khép kín, nhờ vậy các vật thểtrong phòng được nung nóng đều, đó là hiện tượng của sự đối lưu

c) Sự bức xạ.

Cho dù không có không khí giữa hai vật thể hay không có sự tiếp xúc vật lý giữahai vật thể với nhau, nhiệt vẫn truyền dẫn được nhờ tia hồng ngoại (infrared rays) Mắttrần không thể nhìn thấy tia hồng ngoại Trong trường hợp nhiệt được truyền dẫn do dẫnnhiệt và do sự đối lưu thì quá trình truyền nhiệt xảy ra tương đối chậm Nhưng nếu dẫnnhiệt do bức xạ nhiệt thì nhiệt được truyền với vận tốc rất cao

2 Sự hấp thu nhiệt.

Vật chất có thể tồn tại ra bên ngoài ở một trong ba trạng thái: Thể đặc, thể lỏng vàthể khí Muốn thay đổi trạng thái của vật thể, cần phải truyền dẫn một lượng nhiệt

Ví dụ lúc ta hạ nhiệt độ nước xuống đến 320F (00C), nước sẽ đông thành đá, nó

đã thay đổi từ thể lỏng qua thể đặc

Nếu đun nóng lên đến 2120F (1000C) nước sẽ sôi và bốc hơi ( thể khí ) Ở đây cóđiều đặc biệt thú vị khi thay đổi nước đá ( thể đặc ) thành nước ( thể lỏng ) và nước thànhhơi nước ( thể lỏng thành thể khí ) Trong quá trình làm thay đổi trạng thái của nước, taphải tác động nhiệt vào, nhưng lượng nhiệt này không thể đo lường cụ thể được

Ví dụ khối nước đá đang ở nhiệt độ 320F (00C), ta nung nóng cho nước tan ra,

Trang 4

Giá trị tương đương giữa đơn vị t0F và t0C được tính theo công thức sau đây.

3 Áp suất và điểm sôi.

Áp suất giữ một vai trò quan trọng đối với hoạt động của máy điều hoà không khí.Tác động áp suất trên mặt chất lỏng sẽ làm thay đổi điểm sôi của chất lỏng này Áp suấtcàng lớn, điểm sôi càng cao có nghĩa là nhiệt độ lúc chất lỏng sôi cao hơn so với lúc ápsuất bình thường Ngược lại nếu giảm áp suất tác động lên một vật chất thì điểm sôi củavật chất ấy hạ xuống ví dụ điểm sôi của nước ở áp suất bình thường là 1000C Điểm sôinày có thể tăng cao hơn bằng cách tăng áp suất trên chất lỏng đồng thời có thể làm hạthấp điên sôi bằng cách giảm bớt áp suất trên chất lỏng hoặc đặt chất lỏng trong chânkhông

Đối với điểm ngưng tụ của hơi nước, áp suất cũng có tác động tương đương nhưthế Hệ thống điều hoà không khí, cũng như hệ thống điện lạnh ô tô ứng dụng ảnh hưởngnày của áp suất đối với sự bốc hơi và ngưng tụ của môi chất lỏng đặc biệt để sinh lạnh.Loại chất lỏng này được gọi là môi chất lạnh

Lý thuyết về điều hoà không khí có thể tóm lược trong ba nguyên tắc:

Làm lạnh một vật thể là rút bớt nhiệt của vật thể đó ra

Mục tiêu làm lạnh chỉ được thực hiện tốt khi khoảng không gian cần làm lạnhđược bao kín, cách ly hẳn với các nguồn nhiệt chung quanh Vì vậy cabin ô tô cần phảiđược bao kín và cách nhiệt tốt

Khi cho bốc hơi chất lỏng, quá trình bốc hơi sẽ hấp thu một lượng nhiệt đáng kể

Ví dụ như cho một ít rượu cồn vào lòng bàn tay, cồn hấp thu nhiệt từ lòng bàn tay để bốchơi Hiện tượng này làm cho ta cảm thấy lạnh tại điểm giọt cồn đang bốc hơi

Đơn vị đo nhiệt lượng.

Để đo nhiệt lượng truyền từ vật thể này sang vật thể kia người ta thường dùng đơn

vị BTU và Calorie

BTU chữ viết tắt của British Thermal Unit Nếu cần nung 1 pound nước (0,454 kg) nóng đến 10F ( 0,550C ) phải truyền cho nước 1 BTU nhiệt

Clorie là số nhiệt lượngcần cung cấp cho 1kg nước để tăng nhiệt độ lên 10C

Năng suất của một hệ thống điện lạnh ô tô được định rõ bằng BTU/giờ, vàokhoảng 12000 – 24 000 BTU/giờ

1.4 Lý thuyết làm mát cơ bản

Chúng ta cảm thấy hơi lạnh thậm chí sau khi bơi trong một ngày nóng Đó là khibay hơi nước đã lấy đi nhiệt từ cơ thể của chúng ta

Tương tự như vậy chúng ta cảm thấy lạnh khi chúng ta bôi cồn vào tay, cồn đã lấynhiệt của chúng ta khi bay hơi, chúng ta có thể làm cho các vật lạnh đi bằng cách sửdụng các hiện tượng tự nhiên này

Trang 5

Ví dụ: Chất lỏng bay hơi có thể lấy nhiệt từ các chất

Một bình có vòi được đặt trong một hộp cách điện tốt chất lỏng trong bình sẽ bốchơi ngay ở nhiệt độ không khí

Khi miệng vòi được mở chất lỏng trong bình sẽ bay hơi và nhiệt cần thiết cho sựbay hơi từ không khí nằm giữa bình và hộp sẽ được truyền vào hơi của chất lỏng và bay

ra ngoài

Ở thời điểm này nhiệt độ của không khí trong hộp sẽ thấp hơn so với nhiệt độ của

nó trước khi mở vòi

Trang 6

Thiết bị lạnh nói chung và thiết bị lạnh ô tô nói riêng bao gồm các bộ phận vàthiết bị nhằm thực hiện một chu trình lạnh, lấy nhiệt từ môi trường cần làm lạnh và thảinhiệt ra môi trường bên ngoài Thiết bị lạnh ô tô bao gồm các bộ phận: Máy nén, thiết bịngưng tụ (giàn nóng), bình lọc và tách ẩm, thiết bị giãn nở (van tiết lưu), thiết bị bay hơi(giàn lạnh), và một số thiết bị khác nhằm đảm bảo cho hệ thống hoạt động có hiệu quảnhất Hình vẽ trên đây giới thiệu các bộ phận trong hệ thống điện lạnh ô tô.

Hình 1-3: Các thành phần chính của máy lạnh

2 Cấu tạo

Trang 7

D Công tắc áp suất cao I Bộ tiêu âm E Van xả phía cao áp

Hình 1-4: Sơ đồ cấu tạo hệ thống lạnh ô tô

3 Nguyên lý hoạt động

Hình 1-5: Sơ đồ nguyên lý hoạt động cơ bản

Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô hoạt động theo các bước cơ bản sau đây.+ Môi chất lạnh được bơm đi từ máy nén (A) dưới áp suất cao và dưới nhiệt độbốc hơi cao, giai đoạn này môi chất lạnh được bơm đến bộ ngưng tụ (B) hay giàn nóng ở

Trang 8

+ Van giãn nở hay van tiết lưu (F) điều tiết lưu lượng của môi chất lỏng chảy vào

bộ bốc hơi (Giàn lạnh) (G), làm hạ thấp áp suất của môi chất lạnh Do giảm áp nên môi chất từ thể lỏng biến thành thể hổm hợp hơi- lỏng trong bộ bốc hơi

+ Trong quá trình bốc hơi, môi chất lạnh hấp thụ nhiệt trong cabin ô tô, có nghĩa

là làm mát khối không khí trong cabin

Không khí lấy từ bên ngoài vào đi qua giàn lạnh (Bộ bốc hơi) Tại đây không khí

bị dàn lạnh lấy đi nhiều năng lượng thông qua các lá tản nhiệt, do đó nhiệt độ của khôngkhí sẽ bị giảm xuống rất nhanh đồng thời hơi ẩm trong không khí cũng bị ngưng tụ lại vàđưa ra ngoài Tại giàn lạnh khi môi chất ở thể lỏng có nhiệt độ, áp suất thấp sẽ trở thànhmôi chất ở thể hơi có nhiệt độ, áp suất thấp

Khi quá trình này xảy ra môi chất cần một năng lượng rất nhiều, do vậy nó sẽ lấynăng lượng từ không khí xung quanh giàn lạnh (năng lượng không mất đi mà chuyển từdạng này sang dạng khác) Không khí mất năng lượng nên nhiệt độ bị giảm xuống, tạonên không khí lạnh Môi chất lạnh ở thể hơi, dưới nhiệt độ và áp suất thấp được hút vềmáy nén

4 Vị trí lắp đặt của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

Hình 1-6: Sơ đồ bố trí các bộ phận của hệ thống điều hòa xe du lịch

- Đối với xe du lịch diện tích trong xe nhỏ vì vậy hệ thống điều hòa được lắp ởphía trước (táp lô) hoặc phía sau (cốp xe) là đảm bảo được việc cung cấp khí mát vàotrong xe khi cần thiết

- Đối với xe khách diện tích trong xe lớn nếu lắp hệ thống điều hòa giống xe conthì sẽ không đảm bảo làm mát toàn bộ xe hay quá trình làm mát sẽ kém đi nhiều Vì vậy

xe khách được lắp hệ thống điều hòa trên trần xe để đảm bảo làm mát toàn bộ xe tạo racảm giác thoải mái cho hành khách trên xe

Trang 9

Hình 1-7: Sơ đồ bố trí các bộ phận của hệ thống điều hòa xe khách

5 Chu trình lạnh cơ bản

Trang 10

Hình 1-8: Sơ đồ nguyên lý và Đồ thị nhiệt động lgp - h

Trong sơ đồ bao gồm các thiết bị như sau: 1- Máy nén; 2- Thiết bị ngưng tụ; 3- Van tiết lưu; 4- Thiết bị bốc hơi

Các quá trình của chu trình đó là:

- Quá trình 1-2: Là quá trình ép nén đoạn nhiệt môi chất (ở dạng hơi ) Hơimôi chất ở trạng thái điểm 1 được máy nén hút và ép nén lên đến trạng thái tại điểm

2 trong quá trình ép nén này tiêu tốn một công l Ở quá trình này có đặc điểm: S1= S2

( hoặc S = 0); nhiệt độ của môi chất lạnh tăng từ T0 đến TK ; áp suất tăng từ p0 đến

pK Điểm 2 nằm trong vùng hơi quá nhiệt

- Quá trình 2-3: Quá trình làm mát & ngưng tụ đẳng áp hơi môi chất, xảy ra tạithiết bị ngưng tụ Môi chất trao đổi nhiệt với môi trường làm mát bằng nước hoặckhông khí Khi môi chất được đưa đến thiết bị ngưng tụ, môi chất được làm mát và hạnhiệt độ xuống tới đường bảo hòa khô (x=1), trong quá trình này, nhiệt độ thì giảmcòn áp suất thì không đổi

Trong vùng hơi ẩm môi chất chuyển đổi pha từ dạng bảo hòa khô sang dạnglỏng nhờ có nước làm mát (hoặc không khí) Trong quá trình này, áp suất không đổi

p2 = p3 = pK.

- Quá trình 3 - 4: Đây là quá trình tiết lưu đẳng Enthalpy môi chất lạnh ở điểm

3 được tiết lưu đến điểm 4 , trong quá trình tiết lưu này môi chất có nhiệt độ và ápsuất từ tK, pK giảm xuống đến nhiệt độ và áp suất t0, p0

- Quá trình 4 - 1: Đây là quá trình sôi và bốc hơi đẳng áp và đẳng nhiệt Trongquá tình này môi chất nhận nhiệt của môi trường cần làm lạnh sôi và bốc hơi đẳng ápđồng thời sinh lạnh ( đây là quá trình mà ta cần thực hiện ) Sau đó môi chất lạnhđược máy nén hút về khép kín vòng tuần hoàn và bắt đầu một chu trình mới

1.6 Điều khiển tuần hoàn khơng khí trên ơ tơ

Trang 11

1 Thông gió tự nhiên

Việc lấy không khí bên ngoài

đưa vào trong xe nhờ chênh áp được

tạo ra do chuyển động của xe được gọi

là sự thông gió tự nhiên Sự phân bổ

áp suất không khí trên bề mặt của xe

khi nó chuyển động được chỉ ra trên

hình vẽ, một số nơi có áp suất dương,

còn một số nơi khác có áp suất âm

Như vậy cửa hút được bố trí ở những

nơi có áp suất dương (+) và cửa xả khí

được bố trí ở những nơi có áp suất âm

(-)

2 Thông gió cưỡng bức

Trong các hệ thống thông gió

cưỡng bức, người ta sử dụng quạt điện

hút không khí đưa vào trong xe Các

cửa hút và cửa xả không khí được đặt

ở cùng vị trí như trong hệ thống thông

gió tự nhiên Thông thường, hệ thống

thông gió này được dùng chung với

các hệ thống thông khí khác (hệ thống

điều hoà không khí, bộ sưởi ấm)

Hình 1-9: Điều khiển tuần hoàn không khí

2.1 Khái quát

Các thành phần chính của máy lạnh ô tô bao gồm: 1 Máy nén ( compressor ); 2

bộ ngưng tụ ( condenser ); 3 van tiết lưu; 4 bộ bốc hơi ( expansion value)

Trang 12

Hình 2-1: giới thiệu sơ đồ hoạt động của máy nén và các thiết bị:

+ Ngoài các bộ phận cơ bản trên còn có một quạt gió để tạo ra dòng khí và một bộlọc không khí để làm sạch không khí hút vào

+ Ngoài ra còn có các thiết bị khác và các chức năng giúp tạo ra các chức nănghoàn chỉnh cho hệ thống như chống tạo sương mù, tránh chết máy và bù không tải độngcơ

2.2 Máy nén.

1 Chức năng

Trang 13

Hình 2-2: Kết cấu của máy nén

Máy nén nhận dòng khí ở trạng thái có nhiệt độ và áp suất thấp Sau đó dòng khínày được nén, chuyển sang trạng thái khí có nhiệt độ và áp suất cao và được đưa tới giànnóng Máy nén là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống lạnh, công suất, chất lượng,tuổi thọ và độ tin cậy của hệ thống lạnh chủ yếu đều do máy nén quyết định Trong quátrình làm việc tỉ số nén vào khoảng 5÷8,1 Tỉ số này phụ thuộc vào nhiệt độ không khímôi trường xung quanh và loại môi chất lạnh

2 Phân loại

Trang 14

Thời gian trước đây, hầu hết các máy nén sử dụng loại hai piston và một trụckhuỷu, piston chuyển động tịnh tiến trong xy lanh, loại này hiện nay không còn sử dụngnữa Hiện nay loại đang sử dụng rộng rãi nhất là loại máy nén piston dọc trục và máynén quay dùng cánh trượt.

3 Nguyên lý hoạt động của máy nén.

+ Bước 1: Sự hút môi chất của máy nén: Khi piston đi từ điểm chết trên xuốngđiểm chết dưới, các van hút mở ra môi chất được hút vào xy lanh công tác và kết thúckhi piston xuống điểm chết dưới

+ Bước 2: Sự nén của môi chất: Khi piston từ điểm chết dưới lên điểm chết trên,van hút đóng van xả mở ra với tiết diện nhỏ hơn nên áp suất của môi chất ra sẽ cao hơnkhi được hút vào Quá trình kết thúc khi piston nên đến điểm chết trên

+ Bước 3: Khi piston nên đến điểm chết trên thì quá trình được lặp lại như trên

4 Một số loại máy nén thông dụng.

a) Máy nén loại piston.

α) Cấu tạo

Một cặp piston được gắn chặt với đĩa chéo cách nhau một khoảng 720 đối vớimáy nén có 10 xylanh và 1200 đối với loại máy nén 6 xilanh Khi một phía piston ởhành trình nén, thì phía kia ở hành trình hút

Hình 2-4: Cấu tạo máy nén loại piston

β) Nguyên lý hoạt động.

Khi trục quay và kết hợp với đĩa vát làm cho piston dịch chuyển qua trái hoặc quaphải Kết quả làm môi chất bị nén lại Khi piston qua trái, nhờ chênh lệch áp suất giữabên trong xy lanh và ống áp suất thấp Van hút được mở ra và môi chất đi vào xy lanhKhi piston sang phải, van hút đóng lại và môi chất bị nén Khi môi chất trong xylanh cao, làm van đẩy mở ra Môi chất được nén vào đường ống áp suất cao (van hút vàvan đẩy được làm kín và ngăn chặn môi chất quay trở lại)

Trang 15

Hình 2-5: Sơ đồ nguyên lý máy nén loại piston

Nếu vì một lý do nào đó, áp suất ở phần cao áp của hệ thống lạnh quá cao, van antoàn được lắp trong máy nén sẽ xả một phần môi chất ra ngoài Điều này giúp bảo vệcác bộ phận của hệ thống điều hòa

Van an toàn được thiết kế để hoạt động khi gặp tình huống khẩn cấp Bìnhthường máy nén được ngắt bởi công tắc áp suất cao trong hệ thống điều khiển

Hình 2-6: Van an toàn

b) Máy nén loại đĩa lắc.

α) Cấu tạo.

Trang 16

β) Nguyên lý hoạt động của máy nén loại đĩa lắc.

Khi trục quay, chốt dẫn hướng quay đĩa chéo thông qua đĩa có vấu được nối trựctiếp với trục Chuyển động quay này của đĩa chéo được chuyển thành chuyển động củapiston trong xylanh để thực hiện việc hút, nén và xả trong môi chất

Để thay đổi dung tích của máy nén có 2 phương pháp: Một là dùng van điềukhiển được nêu ở trên và dùng loại van điều khiển điện từ

Khi độ lạnh của dàn lạnh nhiều, áp suất và nhiệt độ khoang áp suất thấp (Suction)đều nhỏ Ống xếp bị co lại để đóng van, không cho áp suất cao từ khoang áp suất caothông vào khoang đĩa chéo, nên đĩa chéo nằm ở một vị trí nhất định

Hình 2-8: Nguyên lý hoạt động máy nén loại đĩa lắc

Khi độ lạnh kém thì nhiệt độ và áp suất của khoang ống xếp tăng lên Ống xếp nở

ra đẩy van mở cho một phần ga áp suất cao từ khoang áp suất cao, đưa vào khoang đĩachéo đẩy đĩa chéo nghiêng lên, làm tăng hành trình của piston và tăng lưu lượng củamáy nén

c) Máy nén loại trục khuỷu

α) Cấu tạo.

Trang 17

Hình 2-9: Cấu tạo máy nén loại trục khuỷu

β) Nguyên lý hoạt động của máy nén loại trục khuỷu.

Ở máy nén khí dạng chuyển động tịnh tiến qua lại, chuyển động quay của trụckhuỷu máy nén thành chuyển động tịnh tiến qua lại của piston

d) Máy nén kiểu đĩa chéo

α) Cấu tạo

Một cặp píttiông được đặt trong đĩa chéo cách nhau một khoảng 720 đối với máynén 10 xylanh và 1200 đối với loại máy nén 6 xilanh Khi một phía píttông ở hành trìnhnén, thì phía kia ở hành trình hút

β) Nguyên lý hoạt động

Píttông chuyển động sang trái, sang phải đồng bộ với chiều quay của đĩa chéo,kết hợp với trục tạo thành một cơ cấu thống nhất và nén môi chất (ga điều hoà) Khipíttông chuyển động vào trong, van hút mở do sự chênh lệch áp suất và hút môi chấtvào trong xy lanh Ngược lại, khi piston chuyển động ra ngoài, van hút đóng lại để nénmôi chất áp suất của môi chất làm mở van xả và đẩy môi chất ra Van hút và van xảcũng ngăn không cho môi chất chảy ngược lại

e) Máy nén loại xoắn ốc

α) Cấu tạo:

Máy nén này gồm có một đường xoắn ốc cố định và một đường xoắn ốc quaytròn

β) Nguyên lý hoạt động

Tiếp theo chuyển động tuần hoàn của đường xoắn ốc quay, 3 khoảng trống giữađường xoắn ốc quay và đường xoắn ốc cố định sẽ dịch chuyển để làm cho thể tích củachúng nhỏ dần Đó là môi chất được hút vào qua cửa hút bị nén do chuyển động tuầnhoàn của đường xoắn ốc và mỗi lần vòng xoắn ốc quay thực hiện quay 3 vòng thì môichất được xả ra từ cửa xả Trong thực tế môi chất được xả ngay sau mỗi vòng

Trang 18

Hình 2-10: Máy nén loại xoắn ốc

f) Loại cánh gạt xuyên:

Mỗi cánh gạt của máy nén khí loại này được đặt đối diện nhau Có hai cặp cánhgạt như vậy mỗi cánh gạt được đặt vuông góc với cánh kia trong rãnh của Rôto KhiRôto quay cánh gạt sẽ được nâng theo chiều hướng kính vì các đầu của chúng trượt trênmặt trong của xylanh

g) Van giảm áp và Phớt làm kín trục

α) Van giảm áp

Nếu vì một lý do nào đó, áp suất ở phần cao áp của hệ thống lạnh quá cao, van antoàn được lắp trong máy nén sẽ xả một phần môi chất ra ngoài Điều này giúp bảo vệcác bộ phận của hệ thống điều hòa

Nếu giàn nóng không được thông hơi bình thường hoặc độ lạnh vượt mức độ chophép, thì áp suất phía cao áp của giàn nóng và bình chứa Máy hút ẩm sẽ trở nên cao bấtbình thường tạo nên sự nguy hiểm cho đường ống dẫn Để ngăn cho hiện tượng này xảy

ra, nếu áp suất phía cao áp tăng lên khoảng 3,43 MPa (35kgf/cm2) đến,14 MPa (42kgf/cm2) tì van giảm áp mở để giảm áp suất

Van an toàn được thiết kế để hoạt động khi gặp tình huống khẩn cấp Bìnhthường máy nén được ngắt bởi công tắc áp suất cao trong hệ thống điều khiển

Trang 20

Hình 2-13: chi tiết bộ ly hợp từ, trang bị trong buli máy nén

1 Máy nén; 2 Cuộn dây bộ ly hợp; 3 Vòng chặn; 4 Buli; 5 Ốc; 6 Vỏ li hợp; 7.khoen chặn; 8 Che bụi; 9 Bạc đạn

Tất cả máy nén của hệ thống điện lạnh ôtô đều được trang bị bộ ly hợp họat độngnhờ từ trường Bộ ly hợp này được xem như một phần của buli máy nén

Ly hợp từ được động cơ dẫn động bằng đai Ly hợp từ là một thiết bị để nối động

cơ với máy nén Ly hợp từ dùng để dẫn động và dừng máy nén khi cần thiết

α) Chức năng

Khi động cơ khởi động, nổ máy, buli máy nén quay theo nhưng trục của máy nénvẫn đứng yên Cho đến khi ta bật công tắt nối điện máy lạnh, bộ ly hợp từ trường sẽkhớp với buli vào trục máy nén cho trục khuỷu động cơ kéo dẫn động máy nén

Trang 21

Hình 2-14: Ly hợp từ

β) Cấu tạo

Trang 22

Ly hợp từ gồm có một Stator (nam châm điện), puli, bộ phận định tâm và các bộphận khác Bộ phận định tâm được lắp cùng với trục máy nén và stator được lắp ở thântrước của máy nén

δ) Nguyên lý hoạt động của ly hợp điện từ.

Khi ly hợp từ được đóng, dòng điện chạy qua cuộn dây Stator và làm cho từtrường của nam châm điện mạnh lên Kết quả là Stato hút bộ phận định tâm với một lực

từ trường mạnh đủ để máy nén khí quay cùng với puli

+ Khi ngắt ly hợp từ dòng điện không qua Stato bộ phận định tâm không bị hút

và chỉ có puli quay trơn

Hình 2-16: Nguyên lý hoạt động của ly hợp điện từ

2.3 Bộ ngưng tụ (Giàn nóng).

a) Chức năng của bộ ngưng tụ.

Công dụng của bộ ngưng tụ là làm cho môi chất lạnh ở thể hơi dưới áp suất vànhiệt độ cao, từ máy nén bơm đến, ngưng tụ thành thể lỏng

Giàn nóng (giàn ngưng) làm mát môi chất ở thể khí có áp suất và nhiệt độ cao bịnén bởi máy nén và chuyển nó thành môi chất ở trạng thái và nhiệt độ áp suất cao (phầnlớn môi chất ở trạng thái lỏng và có lẫn một số ở trạng thái khí)

b) Cấu tạo.

Bộ ngưng tụ được cấu tạo bằng một ống kim loại dài uốn cong thành nhiều hìnhchữ U nối tiếp nhau, xuyên qua vô số cánh tản nhiệt mỏng Các cánh tỏa nhiệt bám sátquanh ống kim loại Kiểu thiết kế này làm cho bộ ngưng tụ có diện tích tỏa nhiệt tối đa

và không gian chiếm chỗ là tối thiểu

Trên ô tô bộ ngưng tụ được lắp ráp ngay trước đầu xe, lắp đặt ở mặt trước của kétnước làm mát, phía trước thùng nước tỏa nhiệt của động cơ, ở vị trí này bộ ngưng tụtiếp nhận tối đa luồng không khí mát thổi xuyên qua do đang lao tới và do quạt gió tạora

Trang 23

Hình 2-17: Cấu tạo của giàn nóng (Bộ ngưng tụ)

c) Nguyên lý hoạt động.

Trong quá trình hoạt động, bộ ngưng tụ nhận được hơi môi chất lạnh dưới áp suất

và nhiệt độ rất cao do máy nén bơm vào Hơi môi chất lạnh nóng chui vào bộ ngưng tụqua ống nạp bố trí phía trên giàn nóng, dòng hơi này tiếp tục lưu thông trong ống dẫn đidần xuống phía dưới, nhiệt của khí môi chất truyền qua các cánh toả nhiệt và được luồnggió mát thổi đi Quá trình trao đổi này làm toả một lượng nhiệt rất lớn vào trong khôngkhí Lượng nhiệt được tách ra khỏi môi chất lạnh thể hơi để nó ngưng tụ thành thể lỏngtương đương với lượng nhiệt mà môi chất lạnh hấp thụ trong giàn lạnh để biến môi chấtthể lỏng thành thể hơi

Dưới áp suất bơm của máy nén, môi chất lạnh thể lỏng áp suất cao này chảy thoát

ra từ lỗ thoát bên dưới bộ ngưng tụ, theo ống dẫn đến bầu lọc (hút ẩm) Giàn nóng chỉđược làm mát ở mức trung bình nên hai phần ba phía trên bộ ngưng tụ vẫn còn ga môichất nóng, một phần ba phía dưới chứa môi chất lạnh thể lỏng, nhiệt độ nóng vừa vì đãđược ngưng tụ

Trang 24

Hình 2-18: Cấu tạo của giàn nóng kép (Giàn nóng tích hợp)

Môi chất dạng khí ở nhiệt độ và áp suất cao được đưa từ máy nén qua 3 đườngống của giàn nóng để được làm mát

Ngày nay trên xe người ta trang bị giàn nóng kép hay còn gọi là giàn nóng tíchhợp để nhằm hóa lỏng ga tốt hơn và tăng hiệu suất của quá trình làm lạnh trong một sốchu trình

Trong hệ thống có giàn lạnh tích hợp, môi chất lỏng được tích lũy trong bộ chiahơi-lỏng, nên không cần bình chứa hoặc lọc ga Môi chất được làm mát tốt ở vùng làmmát trước làm tăng năng suất lạnh

Hình 2-19: Chu trình làm lạnh cho giàn nóng tích hợp

d) Giàn nóng loại làm mát phụ

Trang 25

Hình 2-20: Cấu tạo của bộ chia hơi - lỏng

β) Nguyên lý hoạt động

Ở chu trình làm lạnh của giàn nóng làm mát phụ, bộ điều biến hoạt động như làbình chứa, bộ hút ẩm và lưu trữ môi chất ở dạng lỏng bên trong bộ điều biến Ngoài ra

Trang 26

Hình 2-21: Giàn nĩng loại làm mát phụ

CHÚ Ý:

Trong chu trình làm lạnh phụ, điểm mà ở đĩ các bọt khí biến mất ở trước giaiđoạn ổn định khả năng làm mát cần phải bổ xung thêm 100g mơi chất để đạt đượclượng cần thiết Nếu việc bổ sung lượng mơi chất dừng lại ở điểm mà bọt khí biến mất,thì khả năng làm lạnh là khơng đủ Nếu nạp quá nhiều mơi chất sẽ làm giảm tính kinh tếnhiên liệu và khả năng làm lạnh do đĩ cần phải đảm bảo bổ sung đúng lượng mơi chất

2.4 Van tiết lưu (hay van giãn nở)

1 Nhiệm vu của van tiết lưu ï:

- Hạ áp suất của dòng môi chất lỏng

từ áp suất ngưng tụ pk xuống áp suất bốc hơi

po ở thiết bị bốc hơi tương ứng với nhiệt độ

sôi cần thiết

- Định lượng mơi chất lạnh phun vào bộ

bốc hơi, từ đĩ làm hạ áp suất mơi chất

- Cung cấp cho bộ bốc hơi lượng mơi

chất cần thiết chính xác thích ứng với mọi chế

độ hoạt động của hệ thộng lạnh

- Ngăn ngừa mơi chất tràn ngập trong

bộ bốc hơi

2 Vị trí lắp đặt của van tiết lưu :

- Van tiết lưu được lắp đặt như sơ đồ

sau:

Trang 27

hình 2-22: Van tiết lưu (5) trong hệ thống lạnh ôtô

3 chức năng.

+ Sau khi qua bình chứa tách ẩm, môi chất lỏng có nhiệt độ cao, áp suất cao đượcphun ra từ lỗ tiết lưu Kết quả làm môi chất giãn nở nhanh và biến môi chất thành hơisương có áp suất thấp và nhiệt độ thấp

Hình 2-23: Sơ đồ cấu tạo của van tiết lưu

+ Van tiết lưu điều chỉnh được lượng môi chất cấp cho giàn lạnh theo tải nhiệtmột cách tự động

4 Phân loại.

a) Van tiết lưu kiểu hộp

Van tiết lưu kiểu hộpgồm thanh cảm ứng nhiệt,phần cảm ứng nhiệt đượcthiết kế để tiếp xúc trực tiếpvới môi chất

Thanh cảm ứng nhiệtnhận biết nhiệt độ của môichất (tải nhiệt) tại cửa ra củagiàn lạnh và truyền đến hơi

Trang 28

Hình 2-24: Van giãn nở(Dạng hộp)

α) Chức năng

+ Van giãn nở phun môi chất ở dạng lỏng có nhiệt độ và áp suất cao qua bìnhchứa từ một lỗ nhỏ làm cho môi chất giãn nở đột ngột và biến nó thành môi chất ở dạngsương mù có nhiệt độ và áp suất thấp

+Tuỳ theo độ lạnh, van giãn nở điều chỉnh lượng môi chất cung cấp cho giànlạnh

Áp suất môi chất ở bên ngoài của giàn lạnh tác động vào đáy màng

Sự cân bằng giữa lực đẩy màng lên (áp suất môi chất ở bên ngoài của giàn lạnh(lò xo) và áp suất môi chất của ống cảm nhận nhiệt làm dịch chuyển van kim do đó điềuchỉnh được dòng môi chất

δ) Nguyên lý hoạt động:

- Khi tải nhiệt tăng, nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh tăng Điều này làm nhiệttruyền đến hơi chắn trên màn tăng, vì thế hơi chắn đó dãn ra Màn chắn di chuyển sangphía bên trái, làm thanh cảm biến nhiệt độ và đầu của kim van nén lò xo Lỗ tiết lưu mở

ra cho một lượng lớn môi chất vào trong giàn lạnh Điều này làm tăng lưu lượng môichất tuần hoàn trong hệ thống lạnh, bằng cách đó làm tăng khả năng làm lạnh cho hệthống

Trang 29

Hình 2-25: Sơ đồ nguyên lý van tiết lưu kiểu hộp (khi tải cao)

- Khi tải nhiệt nhỏ, nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh giảm Điều đó làm cho nhiệttruyền đến hơi chắn trên màn giảm nên hơi môi chất co lại Màng di chuyển về phíaphải, làm thanh cảm ứng nhiệt và đầu của kim van đẩy sang phía phải bởi lò xo Lỗ tiếtlưu đóng bớt lại, nên lưu lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống giảm, bằng cách đólàm giảm mức độ lạnh của hệ thống

Hình 2-26: Sơ đồ nguyên lý van tiết lưu kiểu hộp (khi tải thấp)

b) Van tiết lưu loại thường

α) Cấu tạo

Trang 30

Hình 2-27: Sơ đồ cấu tạo của van tiết lưu loại thường

Khoang trên của màn chắn được nối với đầu cảm ứng nhiệt được điền đầy môichất Nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh thay đổi làm cho áp suất của hơi chắn trên mànthay đổi Lưu lượng của môi chất được điều chỉnh khi kim van thay đổi Điều đó xảy ra

do sự chênh lệch lực tác dụng phía trên màng và phía dưới màng

β) Nguyên lý hoạt động.

Hình

của van tiết lưu loại thường (tải nhiệt cao)

- Khi nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh cao (tải nhiệt lớn), môi chấtnhận được một lượng nhiệt lớn từ không khí trong xe Điều đó làm cho quátrình bay hơi hoàn toàn diễn ra sớm hơn và làm tăng nhiệt độ của môi chất tạicửa ra của giàn lạnh

Khi cả nhiệt độ và áp suất của đầu cảm ứng nhiệt tăng, màn dịch chuyển xuốngphía dưới, đẩy kim van xuống Do đó kim van mở ra và cho một lượng lớn môi chất đivào trong giàn lạnh Điều đó làm tăng lưu lượng của môi chất tuần hoàn trong hệ thống,bằng cách đó làm tăng năng suất lạnh

Khi nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh thấp (tải nhiệt nhỏ), môi chất nhận được mộtlượng nhiệt nhỏ từ không khí trong xe Quá trình bay hơi không hoàn toàn, làm giảmnhiệt độ của môi chất lạnh tại cửa ra của giàn lạnh

Trang 31

Hình 2-29: Sơ đồ nguyên lý của van tiết lưu loại thường (tải nhiệt thấp)

Khi cả nhiệt độ và áp suất của đầu cảm ứng nhiệt đều giảm, màn dịch chuyển lênphía trên, kéo kim van lên Điều đó làm kim van đóng lại và giới hạn lưu lượng môichất đi vào trong giàn lạnh Điều đó làm giảm lưu lượng môi chất tuần hoàn trong hệthống, bằng cách đó làm giảm năng suất lạnh

Một số xe không sử dụng van bốc hơi mà sử dụng ống tiết lưu cố định Nó là mộtđường ống có tiết diện cố định, khi môi chất qua ống tiết lưu thì áp suất của môi chất sẽ

bị giảm xuống

Bình tích luỹ được trang bị trên hệ thống điện lạnh thuộc kiểu dùng ống tiết lưu

cố định thay cho van giãn nở Bình này được đặt giữa bộ bốc hơi và máy nén Cấu tạocủa bình tích lũy được mô tả như vẽ dưới đây

2.5 Bộ bốc hơi (Giàn lạnh).

1 Chức năng.

Giàn lạnh làm bay hơi môi chất ở dạng sương sau khi qua van giãn nở có nhiệt độ

và áp suất thấp, và làm lạnh không khí ở xung quanh nó

2 Phân loại giàn lạnh.

Giàn lạnh làm bay hơi hỗn hợp lỏng khí (dạng sương) có nhiệt độ thấp, áp suấtđược cung cấp từ van tiết lưu Do đó làm lạnh không khí xung quanh giàn lạnh Có hailoại giàn lạnh Giàn lạnh cánh phẳng thường được sử dụng

Trang 32

Hình 2-30: Hình dạng của bộ bốc hơi

3 Cấu tạo.

Bộ bốc hơi (giàn lạnh) được cấu tạo bằng một ống kim loại (5) dài uốn cong chữchi xuyên qua vô số các lá mỏng hút nhiệt, các lá mỏng hút nhiệt được bám sát tiếp xúchoàn toàn quanh ống dẫn môi chất lạnh Cửa vào của môi chất bố trí bên dưới và cửa ra

bố trí bên trên bộ bốc hơi Với kiểu thiết kế này, bộ bốc hơi có được diện tích hấp thunhiệt tối đa trong lúc thể tích của nó được thu gọn tối thiểu

Trong xe ô tô bộ bốc hơi được bố trí dưới bảng đồng hồ Một quạt điện kiểu lồngsóc thổi một số lượng lớn không khí xuyên qua bộ này đưa khí mát vào cabin ô tô

Hình 2-32: Cấu tạo (bộ bốc hơi) giàn lạnh

1 Cửa dẫn môi chất vào; 2 Cửa dẫn môi chất ra; 3 Cánh tản nhiệt; 4 Luồng khílạnh; 5 Ống dẫn môi chất; 6 Luồng khí nóng

4 Nguyên lý hoạt động.

Trang 33

Trong quá trình hoạt động, bên trong bộ bốc (giàn lạnh) hơi xảy ra hiện tượng sôi

và bốc hơi của môi chất lạnh Quạt gió sẽ thổi luồng không khí qua giàn lạnh, khốikhông khí đó được làm mát và được đưa vào trong xe Trong thiết kế chế tạo, một sốyếu tố kỹ thuật sau đây quyết định năng suất của bộ bốc hơi:

+ Đường kính và chiều dài ống dẫn môi chất lạnh

+ Số lượng và kích thước các lá mỏng bám quanh ống kim loại

+ Số lượng các đoạn uốn cong của ống kim loại

+ Khối lượng và lưu lượng không khí thổi xuyên qua bộ bốc hơi

+ Tốc độ của quạt gió

Bộ bốc hơi hay giàn lạnh còn có chức năng hút ẩm, chất ẩm sẽ ngưng tụ thànhnước và được hứng đưa ra bên ngoài ô tô nhờ ống xả bố trí dưới giàn lạnh Đặc tính hút

ẩm này giúp cho khối không khí mát trong cabin được tinh chế và khô ráo

Tóm lại, nhờ hoạt động của van giãn nở hay của ống tiết lưu, lưu lượng môi chấtphun vào bộ bốc hơi được điều tiết để có được độ mát lạnh thích ứng với mọi chế độ tảicủa hệ thống điện lạnh

Trong công tác tiết lưu này, nếu lượng môi chất chảy vào bộ bốc hơi quá lớn, nó

sẽ bị tràn ngập, hậu quả là độ lạnh kém vì áp suất và nhiệt độ trong bộ bốc hơi cao Môichất không thể sôi cũng như không bốc hơi hoàn toàn được, tình trạng này có thể gâyhỏng hóc cho máy nén Ngược lại, nếu môi chất lạnh lỏng nạp vào không đủ, độ lạnh sẽrất kém do lượng môi chất ít sẽ bốc hơi rất nhanh khi chưa kịp chạy qua khắp bộ bốchơi

3.1 Ống dẫn môi chất lạnh.

Trang 34

Thiết bị trong hệ thống điều hòa không khí ô tô phải được kết nốivới nhau, đểmôi chất lạnh lưu thông tuần hoàn trong hệ thống Các ống được sử dụng để nối cácthiết bị lại với nhau bằng ống mềm Khi nối hệ thống với máy nén phải sử dụng ốngmềm, điều này cho phép máy nén và động cơ có thể chuyển động tương đối với nhau.Các loại ống mềm được sử dụng trong hệ thống điều hòa không khí hiện nay được chếtạo bằng cao su có thêm một hoặc hai lớp không thấm ở bên trong và bên ngoài còn gia

cố thêm một lớp nilon không thấm tạo ra một lớp màng chắn không bị rò rỉ

Các loại ống làm bằng kim loại được sử dụng nhiều trong hệ thống làm lạnh, đểnối những thiết bị cố định như từ giàn ngưng tụ đến van tiết lưu, từ van đến bộ bốchơi Mặc dù ống kim loại không bị thấm qua nhưng nước hoặc dung dịch trong ắc quytràn ra có thể ăn mòn và làm thủng ống và gây ra rò rỉ Đường ống dẫn trong hệ thốngđiều hòa không khí được đặt tên theo công việc của chúng hoặc theo trạng thái củachất làm lạnh chứa bên trong Đường ống thoát nối từ máy nén đến bộ ngưng tụ đượcgọi là ống ga nóng Đường ống dẫn chứa dung dịch chất làm lạnh nối từ bộ ngưng tụđến phin sấy lọc và đến thiết bị giãn nở Đường ống hút nối bộ bốc hơi đến máy nénthường có đường kính lớn nhất vì nó truyền dẫn hơi môi chất lạnh ở áp suất thấp

3 Những chú ý khi kiểm tra

Nhìn chung khi nhìn thấy nhiều bọt khí qua kính quan sát nghĩa là lượng môi chấtkhông đủ và khi không nhìn thấy các bọt khí thì lượng môi chất đủ

LƯU Ý:

+ Trong trường hợp không có môi chất hoặc môi chất quá nhiều sẽ không nhìnthấy các bọt khí do đó cần phải chú ý Ngoài ra tuỳ theo tình hình cụ thể chẳng hạn như

Trang 35

tốc độ động cơ hay áp suất môi chất cũng có thể thấy các bọt khí ngay cả khi lượng môichất vừa đủ

+ Đối với giàn nóng loại làm mát phụ vì nhiều môi chất được đổ vào ở thời điểm

mà ở đó không có bọt khí có thể môi chất không đủ thậm chí dường như là rất bìnhthường khi kiểm tra bằng cách nhìn qua kính quan sát

Hình 3-1: Hình dạng của cửa sổ kính

Cụ thể như sau:

+ Báo hiệu lượng ga chảy qua đường ống có đủ không Trong trường hợp lỏngchảy điền đầy đường ống, hầu như không nhận thấy sự chuyển động của dòng môi chấtlỏng, ngược lại nếu thiếu môi chất, trên mắt kính sẽ thấy sủi bọt Khi thiếu ga trầmtrọng trên mắt kính sẽ có các vệt dầu chảy qua hình gợn sóng

+ Báo hiệu độ ẩm của môi chất Khi trong môi chất lỏng có lẫn ẩm thì màu sắccủa nó bị biến đổi Màu xanh: Khô; Màu vàng: Có lọt ẩm cần thận trọng; Màu nâu: Lọt

ẩm nhiều, cần sử lý Để tiện so sánh, trên vòng tròn chu vi của mắt kính người ta có insẵn các màu đặc trưng để có thể kiểm tra và so sánh

+ Ngoài ra khi trong lỏng có lẫn các tạp chất cũng có thể nhận biết qua mắt kính.trong trường hợp các hạt hút ẩm bị hỏng, xỉ hàn trên đường ống

Trang 36

Hình 3-2: Trạng thái môi chất qua cửa sổ kính

3.3 Bình lọc và hút ẩm môi chất (receiver/dryer)

2 Cấu tạo của bình lọc.

Hình 3-3: Sơ đồ cấu tạo của bình lọc

1 Cửa vào; 2 Lưới lọc; 3 Chất khử ẩm; 4 Ống tiếp nhận; 5 Cửa ra; 6 Kính quansát

Bình lọc (hút ẩm) môi chất lạnh là một bình kim loại bên trong có lưới lọc (2) vàchất khử ẩm (3) Chất khử ẩm là vật liệu có đặc tính hút chất ẩm ướt lẫn trong môi chấtlạnh Bên trong bầu lọc hút ẩm, chất khử ẩm được đặt giữa hai lớp lưới lọc hoặc đượcchứa trong một túi khử ẩm riêng Túi khử ẩm được đặt cố định hay đặt tự do trong bầulọc Khả năng hút ẩm của chất này tùy thuộc vào thể tích và loại chất hút ẩm cũng nhưtuỳ thuộc vào nhiệt độ

Phía trên bình lọc (hút ẩm) có gắn cửa sổ kính (6) để theo dõi dòng chảy của môichất, cửa này còn được gọi là mắt ga Bên trong bầu lọc, ống tiếp nhận môi chất lạnhđược lắp đặt bố trí tận phía đáy bầu lọc nhằm tiếp nhận được 100% môi chất thể lỏngcung cấp cho van giãn nở

3 Nguyên lý hoạt động.

Trang 37

Môi chất lạnh, thể lỏng, chảy từ bộ ngưng tụ vào lỗ (1) bình lọc (hút ẩm), xuyênqua lớp lưới lọc (2) và bộ khử ẩm (3) Chất ẩm ướt tồn tại trong hệ thống là do chúngxâm nhập vào trong quá trình lắp ráp sửa chữa hoặc

do hút chân không không đạt yêu cầu Nếu môi chất lạnh không được lọc sạchbụi bẩn và chất ẩm thì các van trong hệ thống cũng như máy nén sẽ chóng bị hỏng

Sau khi được tinh khiết và hút ẩm, môi chất lỏng chui vào ống tiếp nhận (4) vàthoát ra cửa (5) theo ống dẫn đến van giãn nở

Môi chất lạnh R-12 và môi chất lạnh R-134a dùng chất hút ẩm loại khác nhau.Ống tiếp nhận môi chất lạnh được bố trí phía trên bình tích luỹ Một lưới lọc tinh cócông dụng ngăn chặn tạp chất lưu thông trong hệ thống Bên trong lưới lọc có lỗ thôngnhỏ cho phép một ít dầu nhờn trở về máy nén

Kính quan sát là lỗ để kiểm tra được sử dụng để quan sát môi chất tuần hoàntrong chu trình làm lạnh cũng như để kiểm tra lượng môi chất

Có hai loại kính kiểm tra: Một loại được lắp ở đầu ra của bình chứa và loại kiađược lắp ở giữa bình chứa và van giãn nở

Trang 38

+ Sử dụng phin sấy lắp trên vòng tuần hoàn môi chất đường lỏng và đường hơi,phin sấy đường lỏng được lắp trước tiết lưu và phin sấy đường hơi lắp sau dàn bay hơitheo chiều chuyển động của môi chất.

b) Nhiệm vụ của vật liệu hút ẩm

Hút ẩm để giữ lại hơi ẩm, các acid, các chất lạ có hại sinh ra trong quá trình vậnhành máy lạnh nhằm hạn chế tác hại và chống tắc ẩm trong hệ thống lạnh freon

c) Yêu cầu đối với vật liệu hút ẩm

Căn cứ vào chức năng của vật liệu ẩm trong hệ thống lạnh, các vật liệu phải đápứng:

- Có khả năng hút ẩm cao

- Có khả năng hút được các loại acid, khí lạ sinh ra trong vận hành

- Khả năng hút ẩm và các sản phẩm có hại không phụ thuộc vào nhiệt độ trongphạm vi nhiệt độ vận hành

- Có khả năng tái sinh dễ dàng nhờ nhiệt hoặc hoá chất

- Không tác dụng với môi chất lạnh, dầu bôi trơn, ẩm và các sản phẩm phụ kháccũng như vật liệu chế tạo máy

- Không làm chất xúc tác cho các phản ứng có hại khác

- Có hình dáng cố định, không bị tơi rã cuốn theo môi chất làm tắc tiết lưu

- Rẻ tiền, dễ kiếm

- Trong thực tế không có vật liệu hút ẩm lý tưởng, người ta phải chọn từngtrường hợp cụ thể để phát huy ưu điểm

d) Nguyên tắc hút ẩm: Dựa trên ba nguyên tắc sau:

Liên kết cơ học với ẩm gọi là quá trình hấp phụ ẩm

Liên kết cơ học với hơi nứơc tạo ra các tinh thể ngậm nước hoặc là các hydrat gọi

là quá trình hấp thụ

Phản ứng hoá học với nước tạo ra các chất mới

Sau đây là danh sách một số tạp chất và những tác hại của nó đối với hệ thốngđiện lạnh ôtô

Trang 39

1 Hơi ẩm - Làm cho các van bị đông đặc, không hoạt động được.

- Hình thành các Acid hydrochloric va hydrofluoric

- Gây ra sự ăn mòn và gỉ

- Làm gia tăng sự bật ổn của hệ thống lạnh

- Oxide hóa dầu máy nén và tạo nên chất keo

- Mang hơi ẩm vào hệ thống

- Làm giảm khả năng làm lạnh

- Tạo phản ứng gây ra các acid

- Tác động ăn mòn

- Làm gia tăng sự lão hóa hệ thống

- Làm biến chất làm lạnh

- Chỉ giúp nhận biết các chổ rò lớn

- gây hỏng hệ thống

- Làm trầy sước các mặt ma sát

- Làm hỏng lưởi gà của van

- Trầy sước các bộ phận chuyển động

Trang 40

1 Cấu tạo của bình lọc.

1 Môi chất lạnh từ bộ bốc hơi đến: Lưới lọc 2 Bộ khử ẩm 6 Môi chất đến máynén 3 Ống tiếp nhận hình chữ U 7 Hút môi chất lạnh ở thể khí 4 Lỗ khoan để nạp môichất lạnh 8 Cái nắp bằng chất dẻo

2 Nguyên lý hoạt động.

Trong quá trình hoạt động của hệ thống điện lạnh, ở một vài chế độ tiết lưu, ốngtiết lưu cố định có thể cung cấp một lượng dư môi chất lạnh thể lỏng cho bộ bốc hơi.Nếu để cho lượng môi chất lạnh này trở về máy nén sẽ làm hỏng máy nén

Để giải quyết vấn đề này, bình tích luỹ được thiết kế để tích luỹ môi chất lạnh thểhơi lẫn thể lỏng cũng như dầu nhờn bôi trơn từ bộ bốc hơi thoát ra, sau đó giữ lại môichất lạnh thể lỏng và dầu nhờn, chỉ cho phép môi chất lạnh thể hơi trở về máy nén

- Một vài loại xe không dùng bình chứa lọc, mà chỉ sử dụng hệ thống lạnh cóbình trử đặt ở ngõ ra của dàn lạnh

- Tại van tiết lưu, chu trình lạnh dùng ống mao mà không điều chỉnh quá trình mởvan Bình tách lỏng chứa môi chất lỏng và hơi môi chất

Hình 3-4: Cấu tạo của bình tích lũy

3.5 Bình chứa

Bình chứa là một thiết bị để chứa môi chất được hoá lỏng tạm thời bởi giàn nóng

và cung cấp một lượng môi chất theo yêu cầu tới giàn lạnh

3.6 Bộ sưởi ấm và điều hoà không khí

Nhiệt độ thấp nhất trong máy lạnh hoặc sưởi ấm đạt được khi cài đặt áp suấtlàm việc của van tiết lưu trong hệ thống khoảng 0.04 Mpa Giá trị này thấp hơn so với

áp suất hoạt động của van tiết lưu trong hệ thống ĐHKK thông thường

Ngày đăng: 15/10/2017, 21:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w