Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
1,26 MB
Nội dung
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng MỞ ĐẦU Nông nghiệp là một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, vì vậy phân bón là nhu cầu không thể thiếu được. Phân bón làm tăng năng suất cây trồng từ 35 – 45%. Phân bón là thức ăn của cây trồng, là chìa khóa cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển. Phân bón có nhiều loại nhưng chỉ có một số loại phân bón chủ chốt bao gồm 13 nguyên tố cơ bản (trong đó có 6 nguyên tố đa lượng N, P, K, S, Ca, Mg và 7 nguyên tố vi lượng Fe, Mn, Zn, Cu, Mo, B, Co). Ngoài ra còn có một số nguyên tố cũng cần thiết cho đời sống của cây như: Na, Si, Cl. Ba nguyên tố thường thiếu trong đất mà người ta phải bón nhiều là nitơ, phốtpho, kali. Dựa vào những nhu cầu cần thiết đó cùng sự phát triển của ngành phân bón hóa học nước ta hiện nay cùng với việc sử dụng khí thiên nhiên đã được Nhà nước hết sức quan tâm. Nhà máy Đạm Phú Mỹ là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sử dụng nguồn nguyên liệu khí thiên nhiên để sản xuất Phân đạm và cung cấp Ammonia cho cả nước. Nhà máy hoạt động với mục tiêu: Cung cấp phân đạm cho thị trường trong nước, đảm bảo sự bình ổn giá và chủ động cung cấp nguồn phân đạm cho phát triển nông nghiệp nước nhà. Để đóng góp vào sự phát triển chung của nhà máy, giữ được uy tín của thương hiệu Đạm Phú Mỹ, Phòng KCS nhà máy có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng, Phòng còn có nhiệm vụ kiểm soát và đề xuất xử lý chất lượng nguyên, nhiên liệu, vật tư hóa chất đầu vào, các chỉ tiêu chất lượng trong toàn bộ dây chuyền công nghệ và các sản phẩm của Nhà máy. Chính vì vậy để hiểu rõ hơn công việc của một kỹ thuật viên phân tích em chọn đề tài thực tập là: Phân tích định lượng một số chỉ tiêu của nước. SVTH: Nguyễn Minh Phụng 1 Lớp: DH10H1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ Hình 1.1: Nhà máy Đạm Phú Mỹ 1.1 Quá trình hình thành và phát triển nhà máy Hiện nay Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của Quốc gia. Nhưng trên thực tế, đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo nhưng chúng ta mới chỉ đơn thuần về mặt số lượng, còn chất lượng vẫn còn thua kém gạo của một số nước và luôn chịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ nhiều nước khác như: Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan… Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là Việt Nam không chủ động được nguồn phân bón, đặc biệt là phân đạm, loại phân chủ yếu cung cấp cho cây trồng. Nguồn cung cấp phân đạm của Việt Nam (trước khi nhà máy Đạm Phú Mỹ ra đời) hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu và luôn bị động trước sự dao động của thị trường thế giới, giá cả không ổn định dẫn đến tình trạng thiếu phân hoặc giá phân quá cao, không cho phép người nông dân đầu tư đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây trồng. SVTH: Nguyễn Minh Phụng 2 Lớp: DH10H1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Để giải quyết tình trạng này, bên cạnh các biện pháp điều chỉnh thị trường, trong báo cáo của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã xác định một trong các giải pháp dài hạn và chắc chắn nhất đó là xây dựng Nhà máy sản xuất phân đạm với công suất lớn trong nước nhằm tự chủ nguồn cung. Bước triển khai đầu tiên của giải pháp này là việc đầu tư xây dựng Nhà máy Đạm Phú Mỹ, một nhà máy sản xuất phân đạm chất lượng cao từ nguồn khí đồng hành theo công nghệ tiên tiến của Đan Mạch và Italia với công suất là 740.000 tấn Urea/ năm và khi sản xuất hết công suất thiết kế sẽ đáp ứng khoảng 30 - 35% nhu cầu phân đạm trong cả nước. Lễ khởi công nhà máy Đạm Phú Mỹ vào ngày 12/3/2001. Nhà máy được xây dựng tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành , tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhà máy có vốn đầu tư 445 triệu USD và diện tích 63 ha sử dụng công nghệ Haldor Topsoe của Đan Mạch để sản xuất Amonia (công suất 1350 tấn /ngày), và công nghệ Snamprogetti của Italia để sản xuất Ure (công suất 740.000 tấn/ năm). Công ty Phân Đạm và Hóa Chất Dầu Khí chính thức chuyển đổi trở thành Công ty Cổ phần Phân Đạm và Hóa Chất Dầu Khí và vận hành theo mô hình công ty cổ phần. Ngày 05/11/2007 Công ty chính thức niêm yết 380.000.000 cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Tại đại hội đồng cổ đông năm 2008 ngày 5/4/2008, Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ- PVFCCo) đã thống nhất chuyển công ty này thành Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Ngày 15/05/2008, Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí chính thức chuyển đổi thành Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – Công ty Cổ phần (Tên viết bằng Tiếng Anh là PetroVietnam Fertilizer and Chemicals Corporation và tên viết tắt là PVFCCo) theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 15/05/2008. Vốn điều lệ: 3.800.000.000.000 đồng ( Ba ngàn tám trăm tỉ đồng ). SVTH: Nguyễn Minh Phụng 3 Lớp: DH10H1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Nhà máy Đạm Phú Mỹ trực thuộc Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – Công ty Cổ phần đang sản xuất hai sản phẩm chính là phân đạm thương hiệu Đạm Phú Mỹ và Amoniac lỏng. 1.2 Cơ cấu tổ chức của nhà máy Để phù hợp với tình hình và điều kiện sản xuất kinh doanh, nhà máy Đạm Phú Mỹ hiện đang áp dụng mô hình tổ chức quản lý theo kiểu cơ cấu trực tuyến - chức năng với 2 cơ cấu quản lý: Cấp quản lý Công ty và Cấp quản lý đơn vị trực thuộc là Nhà máy Đạm Phú Mỹ. SVTH: Nguyễn Minh Phụng 4 Lớp: DH10H1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhà máy SVTH: Nguyễn Minh Phụng 5 Lớp: DH10H1 Khối sản xuất XƯỞNG UREA XƯỞNG PHỤ TRỢ XƯỞNG SẢN PHẨM PHÒNG CNSX XƯỞNG AMMONIA PHÒNG KCS PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT XƯỞNG SỬA CHỮA CƠ KHÍ PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG AT- BV PHÒNG VẬT TƯ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ Khối Bảo dưỡng XƯỞNG ĐO LƯỜNG TỰ ĐỘNG HÓA XƯỞNG ĐIỆN XƯỞNG GIA CÔNG CHẾ TẠO Khối Vật tư - giao nhận – Giao nhận PHÒNG GIAO NHẬN GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC NỘI CHÍNH Khối Văn phòng PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÓ GIÁM ĐỐC THƯƠNG MẠI Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 1.3 Công nghệ sản xuất của nhà máy Nhà máy sử dụng công nghệ sản xuất Amôniac của hãng Haldor Topsoe (Đan Mạch) và công nghệ sản xuất Urê của hãng Snamprogetti (Italy) với công suất 1.350 tấn Amoniac/ngày, và 2.200 tấn urea/ngày. Đây là các công nghệ hàng đầu thế giới về sản xuất phân đạm với dây chuyền khép kín, nguyên liệu chính đầu vào là khí thiên nhiên, hơi nước, không khí, đầu ra là Amoniac và Urê. Việc tự tạo điện năng và hơi nước giúp nhà máy hoàn toàn chủ động trong sản xuất, kể cả khi lưới điện quốc gia có sự cố. Đội ngũ quản lý, vận hành và bảo dưỡng nhà máy đã chủ động đảm đương và vận hành hết các hạng mục công việc, nhà máy luôn được vận hành ổn định, đạt 100% công suất thiết kế và số giờ vận hành tiêu chuẩn. Nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, sử dụng tối đa các nguồn lực của PVFCCo, đáp ứng một cách thuận lợi và hiệu quả cho công tác sản xuất kinh doanh và cải thiện môi trường làm việc cho người lao động, Tổng công ty đã hoàn thiện việc cải tạo, nâng cấp và đầu tư mới các hạng mục và hệ thống công nghệ trong nhà máy như sau: Hệ thống phun chất chống kết khối giúp cho sản phẩm urê không vón cục, không đóng bánh, hạt bóng, đẹp. Cải tiến hệ thống sàng rung sản phẩm urê để loại bỏ mạt trong urê thương phẩm. Hệ thống may gấp mép miệng bao đảm bảo cho bao sản phẩm đẹp, chắc chắn, thuận tiện trong việc bảo quản và vận chuyển. Hệ thống thu hồi ammoniac trong nước thải trước khi thải ra môi trường. Lắp đặt hệ thống hút bụi urê nhằm đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động. Đầu tư đa dạng hóa sản phẩm gồm: công nghệ sản xuất CO2 tinh khiết 99,9% từ khói thải nhà máy, Methanol, Formaldehyde, một số loại khí công nghiệp như Nitơ, Oxy, Argon… SVTH: Nguyễn Minh Phụng 6 Lớp: DH10H1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Hệ thống thu hồi khói thải CO2 để nâng công suất nhà máy từ 740.000 tấn/năm lên 800.000 tấn/năm đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Hình 1.3: Sơ đồ nguyên liệu và sản phẩm Hình 1.4: Sơ đồ khối mô tả công nghệ tổng hợp Amoniac SVTH: Nguyễn Minh Phụng 7 Lớp: DH10H1 Bộ phận khử lưu huỳnh Quá trình Reforming Bộ phận chuyển hóa CO Bộ phận tách CO 2 Bộ phận Mêtan Hóa Chu trình tổng hợp Amôniac Không Khí Hơi nước Khí thiên nhiên Quá trình tinh chế khí (Quá trình tinh chế khí) (Quá trình tổng hợp Amôniac) NH 3 CO 2 Khí thiên nhiên Nước công nghiệp Không khí Hoá chất Amonia c Điện Ure Bồn chứa Amonia c Đóng bao hoặc về kho hạt rời Nhà máy Đạm Phú Mỹ Tổng hợp và thu hồi Urê ở áp suất cao Tinh chế và thu hồi ở áp suất trung bình và thấp Cô đặc chân không Tạo hạt Xử lý nước ngưng quá trình Urê Amoniac CO 2 Nồi hơi (Tổng hợp Urê) Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng Hình 1.5: Sơ đồ khối mô tả công nghệ tổng hợp Urê Nguồn : Phòng Công nghệ nhà máy Đạm Phú Mỹ 1.4 Các cụm phụ trợ Hình 1.6: Sơ đồ khối mô tả công nghệ xưởng Phụ trợ 1.4.1 Hệ thống hơi nước: Hơi nước sử dụng trong nhà máy đạm Phú Mỹ cung cấp cho các quá trình công nghệ (cung cấp cho phản ứng reforming sơ cấp, tháp phân hủy cacbamat, SVTH: Nguyễn Minh Phụng 8 Lớp: DH10H1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng tạo chân không), cấp cho hệ thống turbin hơi dẫn động các máy nén, bơm. Hệ thống hơi nước được chia làm 3 cấp áp suất ở các nhiệt độ khác nhau: cao áp P=10 bar, T=510 0 C, trung áp P=39 bar, T=370 0 C, thấp áp P=3,5 bar,T= 230 0 C. Hơi nước trung áp sử dụng cho nhà máy khoảng 120 tấn/h dùng để cung cấp cho phản ứng reforming sơ cấp, tháp tách cacbamat, cụm hút chân không và một số turbin của máy nén. Ngoài lượng hơi được lấy từ nồi hơi máy phát điện nhà máy (khoảng 40 tấn/h) nhà máy còn dùng một nồi hơi dự phòng có công suất 140 tấn/h và một lượng lớn từ hơi cao áp bị giảm áp sau khi ra khỏi turbin K431. Hơi nước cao áp được dùng để chạy turbin máy nén khí tổng hợp K431. Lượng hơi này tạo ra từ nguồn nước (nước khử khoáng, dung dịch nước thu hồi sau khi tách khí tổng hợp) được đun nóng bởi các bộ trao đổi nhiệt E – 304/305 và được bơm cao áp 13 – P – 01 đến áp suất 130 bar và được gia nhiệt trong các thiết bị nhiệt thừa trong phân xưởng ammoniac (lò phản ứng sơ cấp, thứ cấp, tháp chuyển hóa CO, cho trình tổng hợp NH 3 ) đến nhiệt độ khoảng 510 0 C, áp suất 110 bar. Hơi nước thấp áp được tạo ra do lượng hơi nước trung áp giảm áp sau khi qua các turbin hơi. Lượng hơi này dùng để gia nhiệt trong bộ tách bọt khí, dẫn động cho các máy nén ammoniac và máy nén khí. Ngoài ra hệ thống này được thiết kế các thiết bị tách nước ngưng. Hệ thống hơi được thiết kế hệ thống valve điều áp nhằm đảm bảo tính vận hành an toàn các turbin trong trường hợp có sự cố nhà máy. 1.4.2 Hệ thống nước mềm. Hệ thống nước ngưng từ phân xưởng urea, ammoniac, nước bổ sung còn nhiều tạp chất, cần được xử lý trước khi sử dụng lại, được đưa đến thiết bị trao đổi anion/cation 15-PK-01, tại đây xảy ra quá trình trung hòa nước thải (hệ SVTH: Nguyễn Minh Phụng 9 Lớp: DH10H1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng thống gồm các thùng chứa H 2 SO 4 , xoda và hệ thống phân phối tái sinh nhựa cation, anion). Nước sau khi trung hòa dẫn tới thiết bị xử lý tinh loại tầng hỗn hợp trước khi đưa đến thùng chứa 15-T-01. Từ thùng 15-T-01 bơm đến thiết bị khử khí 15- PK-01 bằng 2 bơm 15-P-01A/B, sau đó chuyển sang bồn chứa 15-T-02 trước khi hồi lưu về bình chứa nước nồi hơi 13-V-01. Chất lượng nước mềm: Độ đục: <0.2 micro S/cm SiO 2 : <0.02 ppm Fe: <0.02 ppm O 2 : <0.01 ppm Cu: <0.003 ppm 1.4.3 Hệ thống nước khử khoáng. Hệ thống nước khử khoáng sẽ xử lý nước và condensate từ các bộ phận của nhà máy thành nước đã được khử khoáng cung cấp nước trở lại cho nhà máy. Condensate công nghệ từ phân xưởng ammoniac và từ phân xưởng urea cùng với nước (dùng để bù vào lượng nước mất mát trong nhà máy) được đưa vào phần khử ion sau khi đã được làm mát đến nhiệt độ 45 0 C trong phân xưởng ammoniac và urea. Condensate từ hơi nước của phân xưởng urea và các turbin được đưa trực tiếp vào bể trộn lẫn sau khi qua bình dung dịch đệm. Bộ phận khử ion bao gồm 3 dãy thiết bị (2 vận hành và 1 dự phòng). Bể trộn lẫn cũng bao gồm 3 dãy các thiết bị (2 vận hành và 1 dự phòng). 1.4.4 Hệ thống nước làm mát. Hệ thống nước làm mát gồm các phương tiện, thiết bị nhằm cung cấp nước làm mát cho toàn bộ nhà máy tại một nhiệt độ và với một số đặc tính hóa học cần thiết. Hai hệ thống dưới đây được cung cấp: - Hệ thống nước làm mát từ tháp làm mát: Hệ thống này sử dụng các thiết bị trao đổi nhiệt trong tháp làm mát nên được gọi là hệ thống nước làm mát từ SVTH: Nguyễn Minh Phụng 10 Lớp: DH10H1 [...]... chức sức khỏe thế giới (WHO) 1.4.6 Xử lý nước thải, vệ sinh công nghiệp Hệ thống xử lý nước thải sẽ xử lý các dòng nước thải từ nhiều nguồn khác nhau của nhà máy, nhằm đảm bảo chất lượng nước thải đáp ứng các điều luật về nước ô nhiễm của Việt Nam Hệ thống xử lý nước thải bao gồm: - Bộ phận xử lý nước có chứa dầu - Bộ phận xử lý nước sinh hoạt - Xử lý các dòng nước thải có chứa ammoniac SVTH: Nguyễn... bằng nước làm mát sạch, tuần hoàn trong một mạng lưới kín Hệ thống nước này sẽ được làm mát trong một hệ thống thiết bị trao đổi nhiệt, trong đó nhiệt sẽ được thải qua hệ thống nước làm mát từ tháp làm mát 1.4.5 Hệ thống xử lý và cung cấp nước Hệ thống nước gồm các phương tiện, thiết bị để lưu trữ và xử lý nước thô và cung cấp nước bị mất mát cho bộ phận nước khử khoáng và nước uống được của nhà máy Hệ. .. nhà máy Hệ thống nước này được thiết kế nhằm xử lý nước công nghiệp (của mạng lưới nước thành phố) đến từ ngoài hàng rào nhà máy Nước chưa xử lý được đưa vào bồn chứa nước Bồn chứa có thể tích 7000 m 3 trong đó 6000 m3 được dùng cho hệ thống nước chữa cháy Bộ phận cung cấp nước uống bao gồm một hệ thống khử trùng bằng hợp chất clo, màng lọc than hoạt tính và hệ thống vi lọc nhằm cung cấp nước đúng với... làm mát để phân biệt với hệ thống nước làm mát sạch Hệ thống này dùng nước sông như nguồn nước bổ sung Nước làm mát tuần hoàn từ tháp làm mát được dùng trực tiếp cho các thiết bị làm lạnh của turbin thuộc phân xưởng ammoniac và urea và cho thiết bị ngưng tụ của phân xưởng ammoniac Hệ thống nước làm mát này còn được dùng để làm mát cho chu trình kín nước làm mát sạch - Hệ thống nước làm mát sạch: nhiệt... 11 Lớp: DH10H1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Vũ Thị Hồng Phượng Hệ thống này được thiết kế 2 cụm 21-PK-01/21-PK-02 gồm: • Cụm 21-PK-01 nhằm mục đích xử lý nước nhiễm dầu gồm: bể tách sơ cấp, bể bơm tràn, bể chứa tạm có dung tích chứa được lượng nước tối đa chảy từ khu vực nhà máy trong vòng 20 phút Nước nhiễm dầu từ nhà máy sau khi qua bể tách sơ cấp được bơm vào bể tách nổi, dầu tách từ thiết... luận: Qua quá trình thực tập tại nhà máy Đạm Phú Mỹ, em đã được học hỏi nhiều kinh nghiệm quý báu từ các anh chị công nhân viên làm việc nói chung và phòng KCS nói riêng Việc đi thực tập thực tế như thế này sẽ giúp ích rất nhiều khi ra trường để chúng em làm quen với các công việc thực tế cụ thể tại nơi làm việc sau này Hướng phát triển: - Với nhà máy Đạm Phú Mỹ Nhà máy cần chú trọng hơn trong các... vị nghiệp vụ, có chức năng tham mưu và giúp Giám đốc Nhà máy trong quản lý chất lượng nguyên, nhiên liệu, vật tư hóa chất đầu vào, các chỉ tiêu khống chế sản xuất và các sản phẩm của Nhà máy 1.5.3 Nhiệm vụ Quản lý chất lượng nguyên, nhiên liệu, vật tư hóa chất đầu vào, các chỉ tiêu kiểm tra chất lượng sản phẩm của Nhà máy - Duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, tiêu chuẩn... thiết bị cô đặc Tại đây dầu sẽ được tách, nước sẽ được đưa vào thiết bị tách sơ cấp • Cụm 21-PK-02 nhằm mục đích xử lý nước thải vệ sinh gồm: hố thu, bể sục khí Nước thải vệ sinh từ nhà máy sau khi lắng được tập trung đến hố thu, sau đó được bơm vào bể sục khí để thực hiện quá trình sinh hóa phân hủy chất hữu cơ còn sót lại trước khi bơm thải ra cống thoát nước Bùn và cặn lắng tập trung sẽ được định... hợp, cân đối trình Giám đốc Nhà máy, Công ty duyệt và tổ chức thực hiện Thực hiện nghiệm thu các sản phẩm sản xuất thử, làm thủ tục trình duyệt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm mới Các công tác khác - Quản lý toàn bộ trang thiết bị, tài sản được Nhà máy giao - Quản lý toàn bộ nhân viên được Giám đốc Nhà máy giao theo định biên lao động hàng năm - Tập trung lực lượng xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố... tế nhà trường vẫn còn những phương pháp đào tạo còn quá nặng về lý thuyết, chưa gắn liền với thực tế công việc cụ thể dẫn đến tình trạnh sinh viên có thói quen học một cách thụ động, chưa đi sâu vào tìm hiểu thực tế Khi tiếp xúc trực tiếp với công việc cụ thể còn nhiều bỡ ngỡ, thụ động TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1 2 3 4 Tài liệu nội bộ nhà máy Đạm Phú Mỹ TCVN 2620-1994 Quy trình phân tích phòng KCS – Nhà máy . lớn từ hơi cao áp bị giảm áp sau khi ra khỏi turbin K431. Hơi nước cao áp được dùng để chạy turbin máy nén khí tổng hợp K431. Lượng hơi này tạo ra từ nguồn nước (nước khử khoáng, dung dịch nước. đưa trực tiếp vào bể trộn lẫn sau khi qua bình dung dịch đệm. Bộ phận khử ion bao gồm 3 dãy thiết bị (2 vận hành và 1 dự phòng). Bể trộn lẫn cũng bao gồm 3 dãy các thiết bị (2 vận hành và 1 dự. chùm tia sáng có cường độ Io qua một lớp dung dịch, một phần năng lượng của chùm sáng bị dung dịch hấp thụ, nên cường độ chùm sáng sau khi ra khỏi lớp dung dịch chỉ còn là I. Mối tương quan