Bơm ly tâm centrifugal pumpđầu hút suction có lưới lọc để ngăn rác và vật rắn theo chất lỏng vào bơm; van một chiều trên ống đẩy discharge để ngăn chất lỏng đổ dồn về bơm gây ra va
Trang 2CHƯƠNG IV: CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ
4.1 Hệ thống bơm (pumps) 4.2 Hệ thống van (valves) 4.3 Dụng cụ đo
Trang 34.1 Hệ thống bơm (pumps)
4.1.1 Bơm pittông (piston pump)
4.1.2 Bơm ly tâm (centrifugal pump)
4.1.3 Bơm trục vít (screw pump)
Trang 5Bơm (pumps)
Bơm dùng để :
- vận chuyển chất lỏng từ nơi thấp đến
nơi cao.
(pumps are used to move liquids from
lower elevations to higher elevations)
- vận chuyển chất lỏng từ nơi áp suất
thấp đến nơi áp suất cao
(pumps are used to move liquids from
lower pressure to higher pressure)
- tăng vận tốc dòng chảy
(pumps are used to increase the flow rate
Trang 6Bơm (pumps)
Các thông số đặc trưng của bơm
1. Chiều cao cột áp H (m) : là chiều cao lớn nhất mà chất lỏng có thể dâng lên khi bơm hoạt động so với mặt thoáng đầu hút
2. Năng suất của bơm Q (m3/s) : là thể tích chất lỏng được bơm cung cấp trong một đơn vị thời gian.
3. Hiệu suất của bơm ƞ: là đại lượng đăc trưng cho độ sử dụng hữu ích của năng lượng được truyền từ động cơ đến bơm
Trang 74.1.1 Bơm pittông (piston pump)
Cấu tạo: bao gồm
1. Xilanh
2. Pittông
3. Supáp hút (đầu hút)
4. Supáp đẩy (đầu đẩy)
5. Cơ cấu truyền động –
tay quay thanh truyền
Trang 84.1.1 Bơm pittông (piston pump)
Hoạt động:
Khi pittông chuyển động từ trái qua phải, áp suất trong xilanh
sẽ giảm xuống nhỏ hơn áp suất khí quyển Dưới tác dụng của
áp suất khí quyển, xupáp hút sẽ mở ra để chất lỏng tràn vào xilanh và đồng thời xupáp đẩy bị đóng lại
Khi pittông chuyển động ngược lại từ phải sang trái, áp suất xilanh tăng lên, khi đó xupáp hút sẽ đóng lại và xupáp đẩy sẽ
mở ra và chất lỏng được đẩy ra ngoài.
Trang 94.1.1.Bơm pittông (piston pump)
Ưu điểm :
Có khả năng tự hút tốt, tạo được cột áp cao.
Có hiệu suất cao vì tổn thất lưu lượng nhỏ.
Có thể thay đổi thể tích làm việc, với cùng một tốc độ quay có thể thay đổi lưu lượng khác nhau.
Phù hợp khi cần có áp suất cao.
Nhược điểm :
Kết cấu khá phức tạp, trọng lượng và kích thước lớn
Lưu lượng và áp suất không đều, để hạn chế nhược điểm này người
ta thường trang bị thêm bình điều áp trên đường đẩy.
Trang 104.1.2 Bơm ly tâm (centrifugal pump)
Trang 114.1.2 Bơm
ly tâm
(centrifugal
pump)
Trang 124.1.2 Bơm ly tâm (centrifugal pump)
Cấu tạo: bao gồm các bộ phận chính
Trang 134.1.1 Bơm ly tâm (centrifugal pump)
đầu hút (suction) có lưới lọc để ngăn rác và vật rắn theo chất
lỏng vào bơm;
van một chiều trên ống đẩy (discharge) để ngăn chất lỏng đổ dồn
về bơm gây ra va đập thủy lực khi guồng quay ngược do bơm ngừng hoạt động đột ngột;
van chắn trên ống đẩy (discharge) để điều chỉnh lưu lượng;
Trang 144.1.2 Bơm ly tâm (centrifugal pump)
Nguyên tắc hoạt động:
chất lỏng được hút vào tâm guồng theo phương thẳng góc, rồi vào rãnh giữa các guồng và chuyển động cùng guồng
dưới tác dụng của lực ly tâm, chất lỏng được nhận thêm năng
lượng, tăng áp suất và văng ra khỏi guồng theo thân bơm (phần
rỗng giữa vỏ và cánh guồng) rồi vào ống đẩy theo phương tiếp tuyến
khi đó ở tâm guồng sẽ tạo nên vùng áp suất thấp và chất lỏng theo đường hút sẽ vào tâm guồng.
Trang 154.1.2 Bơm ly tâm (centrifugal pump)
Khởi động bơm: do không đuổi hết được không khí ra khỏi bơm và đường hút để tạo độ chân không cần thiết nên chất lỏng không thể cuốn vào bơm được
trước khi mở bơm phải :
mồi chất lỏng vào đầy bơm và ống hút hoặc
đặt bơm thấp hơn mực chất lỏng trong bể hút
Trang 164.1.2 Bơm ly tâm (centrifugal pump)
Hoạt động của bơm ly tâm:
Áp suất của chất lỏng do lực ly tâm gây ra (chiều cao đẩy của bơm) phụ thuộc vào vận tốc quay của guồng – vận tốc càng lớn thì áp suất (hay chiều cao đẩy) càng lớn.
Tuy nhiên, khi tăng số vòng quay (hay vận tốc quay) thì ứng suất trong vật liệu làm guồng và trở lực cũng tăng
giới hạn áp suất tối đa truyền cho chất lỏng (40-50 m)
tăng áp suất sẽ dùng bơm đa cấp.
Trang 174.1.1 Bơm ly tâm (centrifugal pump )
Ưu điểm của bơm ly tâm:
tạo được lưu lượng đều, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật;
số vòng quay lớn, có thể truyền động trực tiếp từ động cơ điện;
cấu tạo đơn giản, gọn, chiếm ít diện tích xây dựng mà không cần kết cấu nền móng vững chắc giá thành chế tạo, lắp đặt và vận hành thấp;
có thể dùng để bơm chất lỏng bẩn (khe hở giữa cánh guồng và thân bơm tương đối lớn và không có van – bộ phận dễ bị hỏng và tắc do bẩn gây ra);
có năng suất lớn và áp suất tương đối nhỏ nên phù hợp với phần lớn các quá trình;
Trang 184.1.2 Bơm ly tâm (centrifugal pump )
Nhược điểm của bơm ly tâm:
hiệu suất thấp hơn bơm pittông từ 10 đến 15%;
khả năng tự hút kém nên trước khi bơm phải mồi đầy chất lỏng cho bơm hay ống hút khi bơm đặt cao hơn bể chứa;
khi tăng áp suất thì năng suất giảm mạnh so với thiết kế
hiệu suất giảm
Trang 194.1.2 Bơm trục vít (screw pump)
Bơm trục vít thông thường gồm có hai,
ba,…trục: trong đó có một trục chính (trục
dẫn) và các trục phụ (trục bị dẫn).
Các răng của trục vít ăn khớp với nhau
Các trục vít phải quay đồng bộ với nhau,
Trang 204.1.3 Bơm trục vít (screw pump)
Khi các trục vít quay nhanh, chất lỏng được hút vào
bên trong vỏ thông qua cửa nạp và đi vào buồng ở giữa
các trục vít và ở đó chất lỏng được nén giữa các răng
khi buồn nhỏ lại, sao đó chất lỏng đi tới cửa thoát Cả
cửa nạp và cửa thoát sẽ được đóng hoặc được mở tự
động khi các trục vít quay hoặc không che các cửa, Ở
cửa thoát của bơm có lắp một van một chiều để ngăn
các trục vít tự quay khi quá trình bơm đã dừng.
Trang 214.1.3 Bơm trục vít (screw pump)
Ưu điểm:
Bơm trục vít (screw pump) được sử dụng khi bơm các sản
phẩm vào bồn có áp lực lớn và tránh tạo ra tia lửa điện.
Trang 224.2.Hệ thống van (valves)
4.2.1 Van chặn
4.2.2 Van điều chỉnh
4.2.3 Van xả áp
Trang 234.2.1 Van chặn
Van chặn dùng để ngăn dòng chảy hoặc một phần dòng
chảy để đạt được một dòng chảy mới sau van.
Yêu cầu của van chặn:
trở lực dòng tối thiểu ở vị trí hoàn toàn mở
đóng kín ở vị trí hoàn toàn đóng
Xem xét 2 loại van chặn:
1. Van cổng (cửa) (gate valve)
2. Van cầu (globe valve)
Trang 244.2.1 Van cổng (cửa) (gate
Trang 254.2.1 Van cổng (cửa) (gate
valve)
Thân van:
•Van cổng liên kết với đường ống bằng mặt
bích ở cả hai đầu Van và đường ống được
nối với nhau bằng các bulông Gioăng đệm
được chèn vào giữa hai mặt bích của van
và đường ống để sự nối có được độ kín
cao.
•Ngoài ra còn có các dạng nối khác giữa
đường ống và thân van (nối lắp ghép ren,
nối bằng then chốt, nối bằng phương pháp
hàn gối đầu )
Trang 264.2.1 Van cổng (cửa) (gate
valve)
Nắp van: Trong nắp van ở phía trên có khoảng không để có
thể kéo tấm cửa của van lên khi mở van Có rất nhiều dạng nối
giữa nắp van và thân van để hình thành nên một mối lắp ghép
kín Chúng có thể là dạng lắp ghép bằng mặt bích, bằng cách
lắp ghép ren, hay bằng mối lắp ghép ren có hàn ở đường mép.
Trang 274.2.1 Van cổng (cửa) (gate
Trang 284.2.1 Van cổng (cửa) (gate
kín được nhồi vật liệu bít kín Đầu
phía trên của cần van được nối với
tay
Khi vặn tay quay thì cần van sẽ
chuyển động lên xuống để đóng
hay mở van Nên chúng ta cũng có
thể gọi đây là loại van có cần
Trang 294.2.1.Van cổng (cửa) (gate valve )
Khi hoạt động, van cửa thường là đóng hoàn toàn hay mở hoàn toàn
dòng chảy của vật chất Lúc này độ cản trở
dòng chảy của van là rất nhỏ có nghĩa là sự sụt áp hay mất năng lượng khi vật chất đi qua van được hạn chế ở mức nhỏ nhất
Trang 304.2.1 Van cổng (cửa) (gate
Vì van cửa bị mài mòn không đồng đều khi ở vị trí điều tiết nên
thông thường không sử dụng loại van này vào mục đích điều tiết dòng chảy.
Trang 314.2.1.Van cầu (globe valve)
Cấu tạo: tương tự van cổng (cửa van – hình cầu).
Trang 324.2.1.Van cầu (globe valve)
Van cầu truyền thống dùng để chặn dòng Tuy nhiên, hiện nay van cầu cũng được dùng để điều chỉnh lưu lượng.
Khi thiết kế van dùng điều chỉnh lưu lượng, để phòng tránh van sớm bị hỏng và đảm bảo vận hành thông suốt, cần tính đến dải lưu lượng điều chỉnh, tổn thất áp lực và tải trọng làm việc.
Lưu ý: nhiều loại van cũng có thân cầu nhưng không phải
là van cầu Cần xác định cấu trúc bên trong khi xác định kiểu van.
Trang 33Vai trò của van điều chỉnh: trong hệ thống, các bộ điều chỉnh áp suất, nhiệt độ hay lưu lượng sẽ ra các tín hiệu điều khiển để thay đổi dòng chảy, áp suất hay nhiệt độ tương ứng Việc thay đổi này có thể thực hiện thông qua việc tăng hay giảm lưu lượng dòng chảy qua van.
Trang 344.2.2 Van điều chỉnh
Xem xét các loại van điều chỉnh sau:
1. Van nút (plug valve)
2. Van dạng màng (diaphragm avlve)
3. Van bi (ball valve)
4. Van kim (needle valve)
5. Van bướm (butterfly valve)
Trang 354.2.2.Van nút (plug valve)
Cấu tạo: gồm 3 phần
Thân van
Cửa van (đĩa van) có dạng nút,
được chế tạo bằng kim loại và có khe
hở xuyên suốt cửa van cho dòng
chảy đi qua
Cần van
Ngoài ra, ở phía trên có thêm lỗ
dầu bôi trơn, để bôi trơn cửa van ,
giảm độ ma sát giữa thân van và cửa
van, và màng dầu này cũng tăng
thêm độ kín cho van trong quá trình
Trang 364.2.2.Van nút (plug valve)
Vị trí:
Khi vặn tay quay đi một góc 90 0 ta sẽ có van ở vị trí đóng hoặc mở
hoàn toàn.
Tay quay ở đầu phía trên của cần van chuyển động theo cùng một
hướng với khe hở của cửa van: khi tay quay nằm song song với
đường ống, van ở vị trí mở
Khi van ở vị trí mở hoàn toàn thì dòng chảy đi qua van là đường thẳng còn khi nó ở vị trí điều tiết thì dòng chảy qua van sẽ tạo xoáy và xảy
ra sự sụt áp.
Trang 374.2.2 Van nút (plug valve)
Ưu điểm:
o Sửa chửa nhanh chóng, rửa
sạch mà không cần thiết phải
tháo thân van ra khỏi hệ thống
ống,
o Sử dụng ở dãi áp suất, nhiệt độ
rộng: 0-10000psi, -50-150 0 F
o Van được tráng nhiều loại vật
liệu, phù hợp với nhiều loại hóa
chất
Trang 384.2.2.Van nút (plug valve)
Van nút có thể được chế tạo có nhiều khe hở - van nhiều hướng Các van nhiều hướng được dùng như một thiết bị phân chia dòng chảy Khi vặn tay quay một góc 90o thì sẽ làm thay đổi hướng dòng chảy
Đối với mục đích thay đổi hướng dòng chảy thì van nhiều hướng
có thể thay thế cho nhiều van cửa Điều này tiết kiệm được chi phí và làm dễ dàng hơn trong vận hành.
Trang 394.2.2.Van bi (ball valve)
cấu tạo tròn và có lỗ cho vật chất đi qua (đường kính lỗ bằng đường kính ống) Bi được giữ chặt giữa hai vòng làm kín Tay quay được lắp ở đầu trên của cần van Khi vặn
Trang 404.2.2.Van bi (ball valve)
+ Van bi cũng là loại đóng mở nhanh
+ Vì hình dạng của chúng nên van bi có độ trơn
và vận hành được dễ dàng hơn van nút, giảm
được lực ma sát giữa bi và các vòng làm kín khi
vận hành do đó chúng không cần tới sự bôi
trơn
+ Tay quay của van bi cũng giống như van nút
nó sẽ nằm song song với dòng chảy khi van ở vị
trí mở Còn khi tay quay nằm vuông góc với
đường ống thì nó ở vị trí đóng
Trang 414.2.2.Van bướm (butterfly valve)
Cấu tạo
Thân van: Thân van của van
bướm tương tự như một vòng kim
loại trên thân van có những lỗ
dùng để định vị vào đường ống
bởi các bulon và đai ốc.
Đĩa van: Đĩa van là một tấm kim
loại (gồm 2 nửa hình bán nguyệt)
Nó làm nhiệm vụ điều khiển dòng
chảy (đóng hoặc mở dòng chảy)
thông qua cơ cấu điều khiển hoặc
tay quay.
Trang 424.2.2.Van bướm (butterfly valve)
Nguyên lý làm việc
quay tay quay theo ngược chiều kim đồng hồ - quá trình mở van
quay tay quay theo cùng chiều kim đồng hồ - quá trình đóng van
Van chỉ cần quay ¼ vòng (hay 15°) là thay đổi từ vị trí đóng sang vị trí hoàn toàn mở
Việc đóng mở chỉ cần quay tay quay hoặc điều khiển cơ cấu đóng ở mọi góc độ.
Van bướm rất dễ bị hư hỏng khi mở điều tiết từ 15°-75°.
Trang 434.2.2.Van bướm (butterfly valve)
Van bướm dùng để đìêu tiết dòng
chảy, vì vậy lực tác động của dòng chảy
sẽ tác động lên đĩa van cho nên trong
những điều kiện nhất định người ta sử
dụng van bướm có cơ cấu gài góc độ mở
Cơ cấu gài góc độ mở: gồm có hai
phần: phần cố định được gắn trên thân
van gồm lá kim loại có răng thăng hoa
và phần di động là một cái chốt được
gắn trên cần van Cơ cấu này nhằm mục
đích cố định gốc mở của van không cho
dòng lưu chất tác động làm thay đổi góc
độ đóng mở ban đầu
Trang 444.2.2.Van bướm (butterfly valve)
Ưu điểm van bướm:
vận hành nhanh
tổn thất áp lực thấp
hiệu quả khi dùng với áp lực
thấp
Trang 45Van một chiều (check valve)
Van một chiều: là thiết bị bảo vệ
đường ống dẫn, cho phép dòng chất
lỏng-khí đi qua chỉ theo 1 hướng nhất
định và ngăn cản dòng theo hướng
ngược lại
Van một chiều được sử dụng để
bảo vệ các thiết bị của mạch thủy lực
như ống dẫn, máy bơm, bình chứa, …
Ngoài ra van một chiều còn có tác
dụng ngăn ngừa sự mất mát chất
lỏng-khí khi có sự cố rò rỉ, hỏng hóc ống
dẫn.
Trang 46Van một chiều (check valve)
Chức năng quan trọng của van một chiều đó là đảm bảo chế độ vận hành chuẩn của cả hệ thống Ta có thể xem xét
trường hợp khi hệ thủy lực được cung cấp chất lỏng bởi 1 trạm máy bơm gồm nhiều máy bơm ghép song song: khi có sự cố tụt
áp tại một máy bơm, nếu không có van 1 chiều lớp ở cửa đẩy của máy bơm đó, thì một phần lưu lượng chất lỏng có thể chảy ngược về máy bơm bị tụt áp Điều này không có lợi trong quá trình vận hành hệ thống
Trang 47Van một chiều (check valve)
Khi không có dòng chất lỏng-khí chảy qua van, phần tử
trượt (cửa xoay) của van dưới tác dụng của trọng lượng
chính nó hoặc lực lò xo được giữ chặt ở ví trí “Đóng”
Khi xuất hiện dòng chảy đến van, phần tử trượt (cửa
xoay) dưới tác động của năng lượng dòng chảy bị đẩy
khỏi vị trí đóng và cho phép dòng chảy đi qua van
Tại thời điểm vận tốc dòng chảy về không, phần tử trượt
(cửa xoay) quay về vị trí đóng, áp suất cửa ra của van
tác động lên phần tử trượt giữ chặt phần tử trượt ở vị trí
đóng và ngăn cản dòng chảy về hướng cửa vào của van
Như vậy sự hoạt động của van một chiều hoàn toàn tự
động dưới tác động của chất lỏng-khí.
Trang 48Van một chiều (check valve)
Các bộ phận chính của van:
phần tử trượt – dạng trượt( hay cửa xoay – dạng cửa xoay),
mặt đế đỡ
phần tử trợ lực( lò xo,then, …)