Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh Bài thảo luận hệ thống tài chính vương quốc anh
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Lưu Thị Thùy Trang K16TCB
Nguyễn Quang Huy K16TCB
Nguyễn Quốc Khánh K16TCB
Trang 2Lời mở đầu
Vương quốc Anh là một trong những cường quốc thương mại và trung tâm tài chính lớn, nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới (thứ 2 ở châu Âu, sau Đức) Trong thời gian qua,dù phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng kinh
tế, song kinh tế Anh đã đạt nhiều thành tựu quan trọng như: duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đối cao so với các nước EU, tỷ lệ thất nghiệp thấp, khoảng 5%, thuộc hàng thấp nhất EU, lạm phát thấp và ổn định …
Anh nổi bật là một trong những nền kinh tế toàn cầu hóa nhất thế giới với chính sách tự do thương mại, chống bảo hộ và có một hệ thống tài chính vững mạnh
Do đó, chúng tôi đã quyết định tìm hiểu về “Hệ thống tài chính Vương quốc Anh”
Trang 3IV Cơ sở hạ tầng tài chính
B Khái quát về Vương quốc Anh
C Hệ thống tài chính Anh Quốc hiện nay
I Ngân hàng trung ương Anh
II Ngân hàng bán lẻ
III Công ty bảo hiểm
IV Thị trường tài chính
V Quỹ nhà ở
VI Cơ quan quản lý, giám sát
D Giải pháp và khuyến nghị cho hệ thống tài chính Việt Nam
Trang 4A Cơ sở lý luận
I Thị trường tài chính
1.1 Khái niệm thị trường tài chính
Thị trường tài chính là nơi mà ở đó diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán quyền
sử dụng các nguồn tài chính thông qua những phương thức giao dịch và những công
cụ tài chính nhất định, nhờ đó mà nguồn vốn được chuyển giao một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ các chủ thể thừa vốn đến các chủ thể thiếu vốn trong xã hội
1.2 Phân loại thị trường tài chính
Có rất nhiều cách chia thị trường tài chính khác nhau Sau đây là một số cách chia khác nhau mà chúng tôi đã tìm hiểu
Căn cứ vào thời hạn luân chuyển vốn, thị trường tài chính được chia thành: thị
trường tiền tệ và thị trường vốn
Thị trường tiền tệ: Trên thị trường này, chỉ có các công cụ nợ ngắn hạn ( thường kỳhạn đến một năm) được mua bán Chủ thể huy động nguồn tài chính chỉ có quyền sử dụng nguồn tài chính huy động được trong thời kỳ ngắn Đặc trưng nổi bật nhất nhất trên thị trường tiền tệ là các hàng hóa có tính thanh khoản cao, mức rủi ro thấp Thị trường vốn: Trên thị trường này có các công cụ vay nợ dài hạn và cổ phiếu được mua bán Người huy động nguồn vốn tài chính dài hạn được quyền sử dụng nguồn tài chính huy động được trong một thời gian dài Thị trường vốn là nhịp cầu
để chuyển tiết kiệm của những đơn vị thặng dư sang những cuộc đầu tư của những đơn vị thiếu hụt
Giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ có mối quan hệ khăng khít với nhau Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tiền tệ sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn.Các tổ chức tài chính trung gian trên thị trường tiền tệ có thể sử dụng kỹ thuật để chuyển đổi các nguồn tài chính có thời hạn sử dụng ngắn thành các nguồn tài chính
có thời hạn sử dụng dài cung cấp cho thị trường vốn Sự phát triển của thị trường vốn
sẽ kích thích thị trường tiền tệ phát triển
Căn cứ vào phương thức huy động nguồn tài chính
Thị trường nợ: Trong thị trường nợ, các chủ thể huy động nguồn tài chính thôngqua phương thức chung nhất là đưa ra một công cụ vay nợ ( có thể là trái khoán haymột món vay thế chấp) Thực chất, đây là một sự thoả thuận có tính chất hợp đồng,trong đó người vay phải thanh toán cho người giữ công cụ một khoản tiền cố định
Trang 5trong những khoảng thời gian đều đặn cho tới thời điểm quy định trước là đợt thanhtoán cuối cùng được thực hiện Lúc này người vay phải hoàn trả luôn cả vốn và phầnlãi tiền vay còn lại cho người nắm giữ công cụ Chủ thể huy động nguồn tài chính chỉ
có thể sử dụng nguồn tài chính đó trong những khoảng thời gian cố định
Thị trường vốn cổ phần: Trong thị trường này, các chủ thể huy động nguồn tàichính thông qua phương thức phát hành cổ phiếu Khi bán được cổ phiếu, các cty CP
có được nguồn tài chính để hình thành hoặc tăng thêm vốn tự có của mình Các công
ty này có quyền sử dụng nguồn tài chính đó trong suốt thời gian tồn tại và hoạt độngcủa công ty
Căn cứ vào sự luân chuyển của các nguồn tài chính
Thị trường sơ cấp (thị trường cấp một): là thị trường tài chính trong đó nhữngchứng khoán mới phát hành được người huy động nguồn tài chính bán cho người đầutiên mua nó Sự hoạt động của thị trường cấp một huy động nguồn tài chính trong xãhội chuyển thành vốn đầu tư cho nền kinh tế Thông qua thị trường này, nguồn tàichính vận động từ người đầu tư sang chủ thể phát hành chứng khoán
Thị trường thứ cấp ( thị trường cấp hai): là thị trường tài chính trong đó thực hiệngiao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường cấp một Trên thịtrường này diễn ra việc mua bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư Thị trường cấphai làm thay đổi chủ sở hữu chứng khoán
Căn cứ tính chất pháp lý
Thị trường tài chính chính thức: là bộ phận thị trường tài chính tại đó các hoạt độnghuy động, cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính được thực hiện theo nhữngnguyên tắc, thể chất nhất định, được Nhà nước quy định rõ ràng trong các văn bảnpháp luật Các chủ thể tham gia thị trường này với quyền và nghĩa vụ, trách nhiệmcủa họ được pháp luật thừa nhận và bảo vệ
Thị trường tài chính không chính thức: là thị trường tài chính ở đó các hoạt độnghuy động, cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính được thực hiện theo sự thoả thuậngiữa người cung cấp nguồn tài chính và người cần nguồn tài chính không theonguyên tắc thể chế do Nhà nước quy định
1.3 Vai trò của thị trường tài chính
Thị trường tài chính góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả của toàn bộ nền kinhtế; tạo môi trường thuận lợi để dung hòa các lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh tế
Trang 6khác trên thị trường; kích thích các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tạo điều kiệnthuận lợi cho các giao dịch tài chính.
- Thị trường tài chính thúc đẩy việc tích luỹ và tập trung tiền vốn để đáp ứng nhucầu vốn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế
- Thị trường tài chính giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả
- Thị trường tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách mở cửa,cải cách kinh tế của Chính phủ
II Công cụ tài chính
Các công cụ trên thị trường tài chính là các công cụ ngắn hạn hoạt động trên thịtrường tiền tệ và công cụ dài hạn hoạt động trên thị trường vốn Các công cụ thị trườngtiền tệ bao gồm các chứng khoán nợ có rủi ro thấp, thanh khoản, ngắn hạn, có thể muabán nhanh trên thị trường Các công cụ thị trường tiền tệ đôi khi còn được gọi là cáctài sản tương đương tiền mặt, hay chỉ gọi ngắn gọn là tiền mặt Trái lại, thị trường vốnbao gồm các chứng khoán dài hạn hơn và rủi ro hơn Các chứng khoán trên thị trườngtiền tệ thì đa dạng hơn so với trên thị trường vốn
1 Thị trường tiền tệ.
Thị trường tiền tệ là một bộ phận của thị trường tài chính được chuyên môn hoávới các nguồn tài chính được trao quyền sử dụng ngắn hạn
1.1 Công cụ của thị trường tài chính
Tín phiếu kho bạc: là loại chứng nhận nợ ngắn hạn của Chính phủ do Kho bạc Nhà
nước phát hành nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời của NSNN Thời hạn thường là 3 tháng, 6 tháng và 1 năm Đây là công cụ quan trọng nhất của thị trường vì có độ an toàn cao, khối lượng phát hành lớn
Tín phiếu NHNN: là chứng khoán ngắn hạn do NHNN phát hành để tạo công cụ
trên thị trường tiền tệ, nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Thương phiếu: là chứng chỉ ghi nhận sự cam kết thanh toán vô điều kiện một số
tiền xác định trong 1 thời gian nhất định Về bản chất, thương phiếu là các giấy tờ chứng nhận quyền chủ nợ về số tiền hàng hoá, đối với việc mua bán chịu giữa các doanh nghiệp với nhau Gồm:
Hối phiếu: do người bán phát hành để đòi tiền người mua
Lệnh phiếu: do người mua phát hành để cam kết trả tiền hàng hoá, dịch vụ khi đến
hạn cho người bán
Trang 7Chứng chỉ tiền gửi Ngân hàng: là công cụ vay nợ do NHTM phát hành, xác nhận 1
khoản tiền gửi có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn của người được cấp chứng chỉ
Giấy chấp nhận thanh toán của NH: được xem là loại chứng khoán rất an toàn vì
chúng được NH bảo lãnh
Các hợp đồng mua lại: là các hợp đồng mà người bán chứng khoán cam kết sẽ mua
lại những chứng khoán đã được bán với giá cao hơn vào thời gian sau (thường 1-2 ngày hoặc vài tháng )
Vốn dự trữ bắt buộc: là khoản vốn mà các NHTM bắt buộc phải dự trữ dưới dạng
tiền gửi ở NHTW
Trái phiếu ngắn hạn của các công ty: là giấy nhận nợ ngắn hạn do các công ty phát
hành nhằm đáp ứng nhu cầu tạm thời
Tín phiếu ngân hàng: là chứng chỉ vay nợ do NHTW phát hành bán cho các
NHTM và tổ chức tín dụng
1.2 Các chủ thể tham gia
- Ngân hàng trung ương
- Ngân hàng thương mại
- Kho bạc Nhà nước
- Người đầu tư
- Người môi giới và người kinh doanh
2 Thị trường vốn
Thị trường vốn là 1 bộ phận của thị trường tài chính được chuyên môn hoá đối với các nguồn tài chính được trao quyền sử dụng dài hạn
2.1 Đối tượng, công cụ của thị trường vốn:
Cổ phiếu gồm cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu thường: là loại cổ phiếu mang lại cho người sở hữu nó những quyền lợithông thường Cụ thể: Quyền được nhận cổ tức theo kết quả hoạt động kinh doanhcủa công ty và tỷ lệ phần vốn góp; Quyền được bỏ phiếu bầu ra hội đồng quản trị;Quyền được kiểm tra sổ sách của công ty; Quyền được chia số tiền sau giải thể
Cổ phiếu ưu đãi: là loại cổ phiếu mang lại cho người sở hữu nó được hưởng nhữngquyền lợi ưu đãi nhất định so với cổ phiếu thường Cụ thể: Quyền nhận lợi tức trước
cổ đông có cổ phiếu thường; Quyền được chia tài sản do giải thể trước cổ đông có cổphiếu thường
Trang 8Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người
sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong mộtthời gian xác định và với một lợi tức quy định Người mua trái phiếu, hay trái chủ, cóthể là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính phủ Tên của trái chủ có thể được ghitrên trái phiếu (trường hợp này gọi là trái phiếu ghi danh) hoặc không được ghi (tráiphiếu vô danh)
Trái chủ là người cho nhà phát hành vay và họ không chịu bất cứ trách nhiệm nào
về kết quả sử dụng vốn vay của người vay Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanhtoán theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay Có thể kể đến là Tráiphiếu Chính phủ; Trái phiếu Doanh nghiệp; Trái phiếu của Ngân hàng và các tổchức tài chính
2.2 Các bộ phận chủ yếu của thị trường vốn
Thị trường cho vay dài hạn: là bộ phận của thị trường vốn diễn ra hoạt động chovay các nguồn tài chính dài hạn giữa chủ thể cung ứng và chủ thể cần nguồn tàichính dài hạn mà không cần phát hành chứng khoán
Thị trường tín dụng thuê mua hay cho thuê tài chính: trong thị trường này, ngườicung nguồn tài chính là người cho thuê cam kết mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu củangười thuê ( người sử dụng nguồn tài chính) và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sảncho thuê Thị trường này giúp chủ thể càn nguồn tài chính có được nguồn tài chínhcần thiết mà không cần có tài sản thế chấp
Thị trường chứng khoán trung và dài hạn: là thị trường vốn diễn ra thông qua việcmua bán các chứng khoán có thời gian luân chuyển vốn trung và dài hạn
III Các tổ chức tài chính
Tổ chức tài chính là tổ chức có chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính cho cáckhách hàng hoặc các thành viên Có lẽ dịch vụ tài chính quan trọng nhất mà các tổchức tài chính cung cấp là hoạt động như các trung gian tài chính Phần lớn các tổchức tài chính được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước
Theo định nghĩa rộng, có ba loại hình tổ chức tài chính chủ yếu :
Các tổ chức tài chính chấp nhận tiền gửi và cho vay, bao gồm các ngân hàng, quỹ tíndụng, quỹ thế chấp, các công ty quản lý các tài sản ủy thác hay vốn đầu tư (trustcompany), quỹ nhà ở (building society)
Các công ty bảo hiểm và các quỹ hưu trí
Trang 9Các công ty môi giới chứng khoán, quỹ đầu tư ủy thác.
IV Cơ sở hạ tầng tài chính
Cơ sở hạ tầng tài chính là những nền tảng qua đó các doanh nghiệp, nhà đầu tư, cá nhân lập kế hoạch và thực hiện các giao dịch tài chính với các trung gian tài chính và thị trường tài chính
Các thành phần cơ sở hạ tầng tài chính: Hệ thống luật pháp và quản lý nhà nước; Hệ thống giám sát; Hệ thống thông tin; Hệ thống thanh toán; Hệ thống dịch vụ chứng khoán và nguồn nhân lực
B Khái quát về Vương quốc Anh
Anh là một trong những cường quốc thương mại và trung tâm tài chính lớn trên thế giới, là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới (thứ 2 ở châu Âu, sau Đức)
Anh có nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, chủ yếu dựa vào khu vực kinh tế tư nhân (chiếm 80% sản lượng và 75% lao động) Trong những năm 80 của thế kỉ XX, dưới thời Thủ tướng M.Thatcher, Anh đi đầu các nước phương Tây trong việc tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước
Anh nổi bật là một trong những nền kinh tế toàn cầu hóa nhất thế giới với chính sách
tự do thương mại, chống bảo hộ
Trong thời gian qua, kinh tế Anh đã đạt nhiều thành tựu quan trọng như: duy trì đượctốc độ tăng trưởng tương đối cao so với các nước EU với GDP bình quân đầu người của nước này vẫn ở mức 37.300 USD, tỷ lệ thất nghiệp thấp, khoảng 5%, thuộc hàng thấp nhất EU, lạm phát thấp và ổn định nhất kể từ năm 1959
C Hệ thống tài chính Anh Quốc
Bản đồ hệ thống tài chính tại Anh
Trang 10I Ngân hàng trung ương Anh
1 Lịch sử hình thành
Thống đốc và Đồng sự của Ngân hàng Anh (Governor and Company of Bank of England) là tên gọi đầy đủ của Ngân hàng Anh – ngân hàng trung ương của Vương quốc Anh Được thành lập năm 1694 với tư cách là ngân hàng chính phủ, Ngân hàng Anh bao gồm cả Ủy ban Chính sách tiền tệ (Monetary Policy Committee) chịu trách nhiệm quản lý chính sách tiền tệ của Vương quốc Anh Trụ sở của Ngân hàng Anh tọa lạc tại London, trên phố Threadneedle Thống đốc hiện tại là Mark Carney
Thành lập năm 1694 do doanh nhân Scotland William Paterson, Ngân hành Anh là ngân hàng cho chính phủ Anh William Paterson cho chính phủ vay £1,2 triệu, đổi lại ông có quyền thành lập Ngân hàng Anh với những đặc quyền ngân hàng của chính phủbao gồm phát hành giấy bạc Sắc lệnh hoàng gia hợp thức các quyền này ngày 27 tháng 07 năm 1694
Trong thời gian 1920 đến 1944 dưới quyền Montagu Norman, Ngân hàng Anh từ bỏ các chức năng ngân hàng thương mại và trở thành ngân hàng trung ương Năm 1946,
nó được quốc hữu hóa
Hai lĩnh vực chính được Ngân hàng đảm nhiệm là:
Trang 11- Ổn định tiền tệ: duy trì giá cả ổn định và lòng tin vào đồng bảng Anh Giá cả ổn
định được duy trì tuân thủ mục tiêu lạm phát của Chính phủ Ngân hàng thực hiện chức năng này thông qua tỷ lệ lãi suất được ấn định bởi Ủy ban Chính sách tiền tệ (MPC)
- Ổn định tài chính: duy trì sự ổn định tài chính trước các nguy cơ đe dọa hệ thống tài
chính Những nguy cơ này được phát hiện bằng quan sát, theo dõi Các nguy cơ phát sinh sẽ được ngăn chặn bằng các hành động tài chính và các biện pháp khác ở trong nước và ngoài nước Trong những trường hợp hãn hữu, Ngân hàng Anh là ngân hàng cung cấp tín dụng cuối cùng
Với vai trò là ngân hàng của Chính phủ Anh, Ngân hành Anh quản lý tài khoản quỹchung của chính phủ Ngân hàng cũng quản lý thị trường ngoại hối và dự trữ vàng Nó
là ngân hàng của các ngân hàng, có nghĩa là cho vay cuối cùng Để duy trì năng lực nghiệp vụ, nó cũng cung cấp các dịch vụ ngân hàng thương mại và ngân hàng bán lẻ cho một số lượng hạn chế các cá nhân và tổ chức
2 Thực trạng
2.1 Lãi suất cơ sở
The Bank of England Bank Rate (còn được gọi là " lãi suất cơ sở ") đã không tăng kể
từ mùa hè năm 2007 đến 2014, khi nó đạt đỉnh điểm trong 2 tháng 5,75% Nó đã giảm nhanh chóng khi cuộc khủng hoảng kinh tế tại Mỹ diễn ra vào năm 2009 và đạt mức 0,5% vào tháng 3 năm 2009, một mức được cho là thấp kỉ lục trong lịch sử nước Anh
Nguồn : Bankofengland.co.uk
Trang 12Nguyên nhân mà ngân hàng trung ương anh vẫn giữ nguyên mức lãi suất như vậy là
vì theo biên bản cuộc họp của Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) thuộc BoE công bố ngày 23/7/2014 cho biết, toàn thể chín thành viên MPC, bao gồm Thống đốc Mark Carney, đã bỏ phiếu quyết định giữ nguyên mức lãi suất nói trên sau khi xem xét khả năng phục hồi kinh tế và chiều hướng lạm phát thấp ở Anh trong bối cảnh có nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế thế giới suy yếu
Nguồn : statista.com
Và đến nay, Ngày 11/5 Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đã quyết định giữ nguyên
tỷ lệ lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0,5% Đây là quyết sách về tiền tệ đầu tiên sau khi đảng Bảo thủ giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua
2.2 Lãi suất liên ngân hàng ( LIBOR )
Một lãi suất tại đó ngân hàng có thể vay mượn quỹ, với một khối lượng có thể vay,
từ những ngân hàng khác trong thị trường liên hiệp ngân hàng Anh Lãi suất LIBOR được cố định hàng ngày từ 11h đến 17h bởi Hiệp hội các Ngân hàng Anh quốc
LIBOR thu được sau khi tính trung bình lãi suất tiền gửi của liên ngân hàng gồm những ngân hàng uy tín nhất thế giới cho các khoản vay lớn với thời gian đáo hạn là qua đêm cho đến một năm
Lãi suất LIBOR là chuẩn so sánh được sử dụng nhiều nhất cho lãi suất các khoản vay ngắn hạn Nó quan trọng bởi vì đây là lãi suất mà tại đó những người vay nợ lớn nhất thế giới có thể vay tiền Người ta cũng căn cứ trên lãi suất này để quyết định lãi suất những người đi vay nhỏ hơn