SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓAPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TRUNG ---***---SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: RÈN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 4 THÔNG QUA KIỂU BÀI KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾ
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TRUNG
-*** -SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
RÈN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 4 THÔNG QUA KIỂU BÀI KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
TRONG PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN
Người thực hiện: Lê Thị Thúy Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Hà Bình SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Tiếng Việt
Trang 2HÀ TRUNG NĂM 2016
MỤC LỤC
Trang
1.Lý do chọn đề tài……… 3
2 Mục đích nghiên cứu……… 4
3 Đối tượng nghiên cứu……… 4
4 Phương pháp nghiên cứu……… 4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 1 Cơ sở lí luận ……… 5
2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu………. 5
2.1 Thực trạng dạy học môn kể chuyện 5 2.2 Kết quả thực trạng ……… 6
3 Các giải pháp thực hiện……… 7
4 Các biện pháp thực hiện……… 8
5 Vận dụng các giửi pháp và biện pháp rèn kỹ năng nói cho HS lớp 4 trong phân môn kể chuyện……….
12 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15 1 Kết luận kết quả nghiên cứu……… 15
2 Kiến nghị……… 16
Trang 3PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Phân môn kể chuyện ở Tiểu học có vị trí quan trọng Nó góp phần bồi
dường tâm hồn, đem lại niềm vui, trau dồi vốn sống và vốn văn học, phát triển
tư duy và ngôn ngữ cho học sinh Ngoài ra nó còn nhằm nâng cao năng lực trí tuệ, đồng thời rèn luyện cho các em kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ Chính vì vậy tiết kể chuyện đòi hỏi giáo viên vừa biết kể chuyện hấp dẫn, vừa biết dạy cho học sinh tập nói, tập kể chuyện và phát triển ngôn ngữ, bước đầu dùng ngôn ngữ của bản thân để diễn đạt (tập kể chuyện) Qua mỗi tiết kể chuyện học sinh được tiếp xúc với một văn bản truyện khá lí thú, cảm nhận được nội dung và thu hoạch được những bài học bổ ích…Nhưng quan trọng hơn là các em học được cách dùng từ ngữ,câu văn để diễn đạt một ý, liên kết các ý trong một đoạn, một bài Đây chính là yêu cầu rèn kĩ năng nói cho học sinh Kể chuyện là một cách nói có nghệ thuật về một văn bản mang tính thẩm mĩ Kĩ năng kể chuyện chỉ có thể rèn luyện đạt kết quả trên cơ sở học sinh nói tốt Do đó muốn rèn luyện kĩ năng kể chuyện trước tiên phải rèn luyện kĩ năng nói sao cho rõ ràng, khúc chiết, lưu loát Một yêu cầu của kĩ năng kể chuyện là phải hấp dẫn, phải có sự truyền cảm Người kể chuyện phải thu hút người nghe vào câu chuyện, phải tạo cho người nghe cùng vui, buồn, giận dữ, cảm thương…với diễn biến của số phận nhân vật, với các tình huống và cảnh ngộ trong truyện Phân môn kể chuyện có thể nói là một môn học gây được nhiều hứng thú với học sinh Hơn lúc nào hết, qua môn học này các em được thể hiện , được bộc lộ năng lực của mình một cách toàn diện và hoàn mĩ ở mọi góc độ: kiến thức, tài năng Niềm say
mê học hỏi và hứng thú học tập của học sinh được tạo ra không chỉ nhờ những giờ học được tổ chức một cách hấp dẫn và khác thường Bí quyết làm nảy sinh hứng thú và niềm say mê học tập của trẻ là phải làm cho các em đạt được thành công, cảm giác xúc động khi thành công mới là nguồn gốc thực sự của ham muốn học hỏi và hiểu biết Một vấn đề đặt ra cho bản thân tôi đó là: Trong giờ
kể chuyện lớp 4, giáo viên cần phải làm những gì ? Chú ý những gì ? Hướng dẫn học sinh như thế nào để học sinh đạt được thành công khi học và giáo viên đạt được thành công khi dạy? Trong chương trình lớp 4 phân môn Tập làm văn có các kiểu bài:
- Kể lại câu chuyện vừa nghe trên lớp
- Kể chuyện đã nghe, đã đọc
- Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Trong đó kiểu bài: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia là kiểu bài ở tuần thứ ba trong một chủ điểm học tập Kiểu bài này yêu cầu học sinh kể những chuyện người thật, việc thật có trong cuộc sống xung quanh mà các em
đã biết, đã nhìn, đã thấy Có khi chính các em là nhân vật trong câu chuyện Kiểu bài này vốn nằm trong phân môn tập làm văn của sách cải cách giáo dục, nay được chuyển sang phân môn kể chuyện ( chương trình sau 2000) để thực sự rèn kĩ năng nói Các bài kể chuyện đã chứng kiến tham gia trong sách Tiếng Việt 4 rất đa dạng vì gắn với 10 chủ điểm của chương trình Không đơn điệu
Trang 4như đề tài trong sách lớp 4 cũ Bên cạnh mục đích chung là rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh, kiểu bài tập này còn có mục đích rèn cho học sinh thói quen quan sát, ghi nhớ
Kiểu bài này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng nói, nhằm phát triển ngôn ngữ nói và viết của học sinh, là công cụ tư duy và giao tiếp, giúp cho học sinh học tốt các phân môn của môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác trong nhà trường
Xuất phát từ ý nghĩa to lớn trên, là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 4 nhiều năm liên tiếp, tôi đã mạnh dạn chọn vấn đề nghiên cứu vận dụng và đưa
ra kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong giờ kể chuyện được
chứng kiến hoặc tham gia với đề tài: “Rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 4
thông qua kiểu bài kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trong phân môn kể chuyện ” Với mục tiêu lớn lao là tìm hiểu để làm giàu vốn hiểu biết và
kỹ năng sư phạm của bản thân trong giảng dạy phân môn này và phần nào tháo
gỡ thực trạng về chất lượng dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 4
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu việc dạy và học môn Kể chuyện ở lớp 4 từ đó đưa ra các giải pháp rèn kỹ năng nói cho học sinh
3 Đối tượng nghiên cứu
Giáo viên và học sinh lớp 4 trường tiểu học Hà Bình
Kiểu bài kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trong phân môn kể chuyện lớp 4
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Các phương pháp nghiên cứu lí luận:
4.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
4.3- Phương pháp thống kê:
Trang 5
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
Kể chuyện được coi là một bộ môn nghệ thuật có từ xa xưa Nhiều thế hệ
đã tiếp nhận được trong tuổi thơ ấu của mình những ấn tượng không bao giờ phai nhạt về những câu chuyện dân gian qua giọng kể của mẹ, của bà hoặc những người thân khác trong gia đình Trong trường tiểu học, kể chuyện là một kiểu bài học nhằm phát triển lời nói cho học sinh, bồi dưỡng cho các em những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, cung cấp những kiến thức về vốn sống và văn học, nêu những tấm gương có tác dụng giáo dục Vì vậy rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh là một việc làm cần thiết của mỗi giáo viên Trong mục tiêu dạy học ở
bốn kĩ năng cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết Đây là môn học gồm nhiều phân môm: Tập làm văn, tập đọc, chính tả, kể chuyện,…Trong đó, kể chuyện được xem là nội dung quan trọng, tạo cho học sinh tư duy, phân tích tổng họp, biết cách tóm tắt, diễn đạt; rèn kĩ năng nói giúp học sinh mở rộng vốn từ; rèn kĩ năng kể rõ ràng, diễn cảm, nhập tâm vào nhân vật khi kể, hiểu ý nghĩa nội dung từng câu chuyện Những câu chuyện sẽ mở ra cho trẻ thế giới tình cảm bao la, cho tre một tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, cho trẻ tình yêu cuộc sống và sự hiểu biết về thế giới xung quanh muôn màu muôn vẻ Hơn thế nữa, kể chuyện góp phần rất lớn vào việc phát triển trí tuệ, tình cảm, đạo đức, hình thành phẩm chất, nhân cách cho trẻ Mỗi tiết kể chuyện phải đi sâu vào tâm hồn ngây thơ của các em , thật
sự thu hút sự chú ý, lắng nghe , sự suy ngẫm hồn nhiên của học sinh tiểu học
Để làm được điều đó, việc gây hứng thú cho các em sẽ say mê học tập, thích thú, chăm chú lắng nghe Tiết dạy nhờ đó đạt hiệu quả cao như mong muốn Đối với lớp 4, 5 có ba kiểu bài kể chuyện :
- Kiểu bài 1: Kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp
- Kiểu bài 2: Kể chuyện đã đọc, đã nghe theo chủ điểm
- Kiểu bài 3: Kể chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia
Qua thực tế giảng dạy cho thấy, đối với kiểu bài kể chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia là kiểu bài học sinh gặp rất nhiều khó khăn, từ việc xâu chuỗi sự kiện, xây dựng cốt chuyện và thể hiện nội dung câu chuyện ở tất cả các khâu đều yêu cầu học sinh phải có sự tái hiện trí nhớ và sử dụng ngôn ngữ
cá nhân để diễn đạt Do vậy đòi hỏi kỹ năng sư phạm của người thầy là rất cao Cần có những giải pháp nâng cao hiệu quả của môn học, trong đó việc rèn kỹ năng nói là một trong những vấn đề mấu chốt góp phần thực hiện mục tiêu môn học nói riêng và mục tiêu của giáo dục tiểu học nói chung
2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
2.1 Thực trạng của việc dạy và học phân môn Kể chuyện:
a.Về phía giáo viên:
Kể chuyện là phân môn có vị trí vô cùng quan trọng trong môn Tiếng
Việt ở tiểu học Đa số giáo viên đã nhận thức đầy đủ về vị trí và vai trò của phân
Trang 6môn kể chuyện Khi giảng dạy chương trình sau 2000, nhiều giáo viên đã tỏ ra hết sức cố gắng để đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, nhưng chất lượng giảng dạy chưa cao, chưa đáp ứng kịp thời với nhu cầu học tập của học sinh
Thực tế khi tìm hiểu về việc dạy học phân môn kể chuyện, đặc biệt là khi dạy kiểu bài kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia tôi đã nhận ra thực trạng tồn tại cơ bản sau:
- Một số giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn về phương pháp và hình thức tổ chức giờ kể chuyện, nhất là với kiểu bài bài kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia
- Giáo viên chưa quan tâm đến việc gợi mở, dẫn dắt để giúp học sinh trong việc lựa chọn và sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện
- Giáo viên xem nhẹ việc rèn kỹ năng kể chuyện của học sinh bằng lời kể
tự nhiên, chân thực Chưa hướng cho học sinh biết kết hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ… Do vậy kết quả trong giờ kể chuyện chưa cao
- Giáo viên chưa gây được hứng thú cho học sinh, chưa làm cho học sinh
có nhu cầu kể lại chuyện cho cô giáo và các bạn cùng nghe về việc mình đã tham gia hoặc chứng kiến
- Giáo viên ít quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh, nhất là học sinh yếu Như chúng ta đã biết, dạy học kể chuyện là nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh Trong giờ kể chuyện giáo viên cần giúp cho mỗi học sinh, cả những học sinh yếu, kém cũng có cơ hội được rèn luyện và thành công, để các em có niềm tin vào bản thân, tạo đà cho những cố gắng tiếp theo Nếu không đạt được thành công, học sinh sẽ sợ những giờ học này và cuối cùng, giờ học sẽ chỉ là giờ “ trổ tài ” của một số học sinh khá, giỏi
- Giáo viên còn xem nhẹ công tác chuẩn bị giờ học của học sinh.Để giờ kể chuyện thành công giáo viên phải là người giúp đỡ học sinh trong quá trình chuẩn bị giờ học
- Giáo viên chưa chú ý đến tổ chức khích lệ học sinh kể chuyện trong nhóm và trước lớp, tổ chức việc đánh giá kết quả Nếu học sinh hoạt động tích cực thì điều đó có nghĩa là giáo viên đã thực hiện tốt vai trò tổ chức của mình Nhưng trong thực tế hoạt động của giáo viên trong các giờ kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia có phần “chìm hơn.”Giáo viên cho giờ kể chuyện lúc này thực sự trở thành sân chơi của học sinh Giáo viên không phải kể cho học sinh nghe mà chỉ nghe học sinh kể chuyện Không có tác động lớn đến “cuộc chơi” của học sinh
- Giáo viên chưa vận dụng chưa linh hoạt các phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học
b)Về phía học sinh:
Giáo viên là nhân tố tác động trực tiếp đến học sinh Nếu không có sự giúp đỡ của giáo viên Học sinh sẽ không tìm được đề tài cho các bài kể chuyện, các em sẽ không hiểu sâu được mỗi chủ điểm trong sách Không ít học sinh có cách quan sát và ghi nhớ tốt nhưng giáo viên không khơi gợi vốn sống của học
Trang 7sinh để mỗi em tìm được nội dung cho bài kể của mình không rèn được kĩ năng
kể chuyện cho các em nên dẫn đến hạn chế Còn một vấn đề nữa trong thực tế học sinh có khả năng kể chuyện tốt không nhiều gìơ học, lớp học khi có đồng nghiệp dự giờ thì chỉ có một số ít em có năng khiếu được thể hiện dẫn đến bản thân các em đó được phát huy nhưng ngược lại các em khác thì không được rèn luyện, phát triển Chưa có kĩ năng quan sát và ghi nhớ nên chọn chuyện không phù hợp với chủ điểm đang học Hoặc khi có được đứng trước thầy cô và các bạn thì các em lúng túng, mất tự tin Các em không ham thích và hứng thú học kiểu bài này
2.2 Kết quả của thực trạng :
Thực trạng trên đã dẫn đến chất lượng học tập kiểu bài kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia ở lớp 4 chưa cao Sau đây là kết quả khảo sát 20 em học sinh lớp 4A Trường tiểu học Hà Bình – Hà Trung:
Bảng 1
1 Biết chọn và sắp xếp các sự việc
2 Biết kể câu chuyện theo trình tự
3 Lời kể tự nhiên, chân thực, biết
Kết quả ở bảng 1 cho thấy, ở yêu cầu tối thiểu là việc lựa chọn và sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện đã là một việc làm hết sức khó khăn với học sinh, ở yêu cầu này chỉ có 70% số học sinh đạt yêu câu, với những yêu cầu cao hơn thì tỷ lệ học sinh đạt yêu cầu càng thấp, ở yêu cầu (2) có 50% học sinh đạt
và ở yêu cầu (3) chỉ có 20% học sinh đạt Như vậy, chất lượng học sinh như ở bảng 1 là rất thấp
Trăn trở với kết quả trên, trong quá trình dạy học tôi đã học hỏi, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp, biện pháp tổ chức thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phân môn kể chuyện kiểu bài được chứng kiến hoặc tham gia ở lớp
4
3 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN :
Căn cứ tính khả thi của vấn đề quan tâm cùng với thực tiễn dạy học kiểu bài được chứng kiến hoặc tham gia ở đơn vị tôi đã vận dụng nhiều con đường để dẫn đến hiệu quả cao nhất cho học sinh Cụ thể đó là:
Giải pháp 1: Nghiên cứu kĩ cách thức tổ chức một giờ dạy kể chuyện kiểu bài
đựợc chứng kiến hoặc tham gia ở lớp 4 theo phương pháp dạy học mới với các hình thức tổ chức có hiệu quả cao.
Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng góp phần đáng kể trong sự thành công của một tiết dạy kể chuyện Không có những hiểu biết cơ bản, không có sự nhận định đúng đắn về phương pháp dạy học đặc trưng trong dạy học kể chuyện, giáo viên không thể tổ chức được một giờ học mang lại chất lượng cao Vì vậy
Trang 8việc nghiên cứu kĩ cách thức tổ chức một giờ dạy kể chuyện kiểu bài đựợc chứng kiến hoặc tham gia ở lớp 4 theo phương pháp dạy dạy học đặc trung là việc làm hết sức cần thiết
Phương pháp dạy học đặc trưng trong giờ dạy kiểu bài kể chuyện đã tham gia hoặc chứng kiên là phương pháp dạy học nêu vấn đề và phương pháp dạy học thực hành luyện tập
+ Phương pháp dạy học nêu vấn đề dùng để gợi mở học sinh trong việc tìm hiểu và lựa chọn câu chuyện định kể Giúp học sinh tái hiện nội dung cốt chuyện
và sắp xếp cốt chuyện theo logíc
+ Phương pháp luyện tập thực hành : là phương pháp dạy học đặc trung khi dạy kể chuyện, nhằm rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh
Hình thức tổ chức dạy học đặc trưng của phân môn và kiểu bài này là hình thức học tập theo cấu trúc : cả lớp – nhóm – cả lớp
Giải pháp 2 Tìm hiểu và khảo đối tượng học sinh của lớp 4 để nắm bắt mức độ,
khả năng của các em khi học kiểu bài này.
Học sinh là trung tâm của hoạt động dạy học Vì vậy, thành công của tiết dạy
có đạt được hay không là ở mức độ chiếm lĩnh tri thức của người học Do đó đây
có thể nói là một công việc nên làm vì nó có tác dụng lớn đến sự điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của giáo viên, cũng như mức độ yêu cầu của giáo viên đối với học sinh trong giờ dạy
Giải pháp 3 : Quan tâm đến các điều kiện cho việc tiến hành giờ học
Để có một giờ dạy kể chuyện có hiệu quả, có rất nhiều yếu tố chi phối : Thầy, trò, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học Tranh, chuyện, một
số đề tài gợi mở cho học sinh tại hiện thực cũng là một yếu tố quyết định đến chất lượng giờ học Vì vậy, trao đổi trực tiếp với giáo viên đang dạy phân môn
kể chuyện lớp 4 để biết được thuận lợi cũng như khó khăn của họ khi dạy kiểu bài này, đồng thời có phương án chuẩn bị tốt cho các giờ dạy tiếp theo của bản thân Ngoài ra cần dự giờ đồng nghiệp để có đánh giá chính xác chất lượng giờ dạy của giáo viên và chất lượng học của học sinh, từ đó có điều chỉnh với các tiết dạy tương tự
4 CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
Biện pháp 1 : Tham gia có hiệu quả các chuyên đề về chuyên môn và chương trình bồi dưỡng thường xuyên.
Bản thân nhận thức được rằng: Kiến thức khoa học là vô hạn, sự hiểu biết
của con người là có hạn Chỉ có sự hiểu biết mới giúp chúng ta thành công, nhất
là đối với giáo viên đứng lớp, tiết dạy có thành công được hay không tuỳ thuộc phần lớn là sự hiểu biết về khoa học nói chung, về môn học về đơn vị kiến thức của bài học đó nói riêng Song song với kiến thức là năng lực sư phạm, là sự hiểu biết về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Và con đường giúp cho chúng ta có được hành trang đó là con đường học tập : Học tập qua các buổi chuyên đề, các buổi hội thảo của các cấp và đặc biệt là sự miệt mài chịu khó trong việc học tập theo nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo chu
kỳ
Trang 9Biện pháp 2 : Quan tâm đến việc thực hiện mục tiêu chung và mục tiêu riêng của môn, của phân môn và của từng kiểu bài cụ thể :
Trong dạy học cũng như trong các hoạt động khác của thực tiến đời sống, mục tiêu là cái đích cuối cùng của một hành động hay một loạt hành động khác nhau Trong dạy Kể chuyện cũng vậy, giáo viên cần quan tâm đến mục tiêu chung và mục tiêu riêng của môn, của phân môn và của từng kiểu bài cụ thể Với kiểu bài kể lại chuyện đã tham gia hoặc chứng kiến giáo viên cần quan tâm mấy điểm sau :
*/ Quan tâm đến việc rèn thói quen quan sát, ghi nhớ, lựa chọn chủ điểm:
Kiểu bài này đòi hỏi sự sáng tạo của học sinh ở mức độ cao hơn: Học sinh
phải nhớ lại những câu chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia, rồi dựa vào cách thức xây dựng câu chuyện đã được học trong giờ tập làm văn để sắp xếp lại các chi tiết và kể Bên cạnh mục đích chung là rèn luyện khả năng cho học sinh, kiểu bài này còn có mục đích rèn cho học sinh thói quen quan sát, ghi nhớ sự việc Đây là một kiểu bài tập khó Do đó giáo viên không nên đòi hỏi quá cao ở học sinh, giáo viên cần khơi gợi vốn sống của học sinh để mỗi em tìm được nội dung cho bài kể chuyện về mình, về những người, những việc có thật trong đời sống xung quanh mà các em đã biết đã nhìn, đã thấy Học sinh có thể kể những câu chuyện các em mắt thấy tai nghe trong thực tế hoặc được chứng kiến trên sân khấu, truyền hình Điều cốt yếu là câu chuyện đúng chủ điểm, không cần nhiều tình tiết phức tạp Từ đó kích thích học sinh đọc sách ngoài nhà trường, vừa rèn cho các em thói quen suy nghĩ về mình, quan sát và suy nghĩ về những người xung quanh, về cuộc sống trong gia đình, lớp học, trường học, ngoài xã hội Qua gợi ý tìm chuyện trong sách giáo khoa và sự giúp đỡ của giáo viên học sinh sẽ tìm được đề tài cho các bài kể chuyện, các em sẽ hiểu sâu hơn nội dung mỗi chủ điểm trong sách Nội dung kể chuyện sẽ mở rộng hiểu biết của các em Văn học trong nhà trường theo cách đó sẽ gắn với văn học ngoài đời sống, cuộc sống trong khuôn viên nhà trường gắn với cuộc sống rộng mở ngoài xã hội Đó
là điều kiện tốt, góp phần giúp nhà trường đào tạo được những con người năng động, có khả năng thích ứng với đời sống xã hội luôn biến đổi
*/ Quan tâm đến việc rèn kĩ năng nói qua việc lập dàn ý để hướng dẫn học sinh xây dựng câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia:
Chỉ cần quan sát, chính ta sẽ thấy trong giờ chơi cũng như ở ngoài đường
phố, trẻ em (nhất là trẻ em lớp 4,5) kể cho nhau nghe những câu chuyện các em vừa được chứng kiến, tham gia một cách rất hào hứng Các em cũng thường kể cho ông bà, cha mẹ, anh chị nghe một chuyện xảy ra ở trường, lớp, chuyện về một người bạn, về một người hàng xóm, chuyện về giấc mơ của mình đêm qua Nhưng đứng trước thầy cô và các bạn trong lớp, hình như các em lại dễ lúng túng, mất tự tin
Có thể giải thích điều ấy bằng hai lý do: Trẻ hào hứng kể chuyện vì đó là những câu chuyện các em thích và có nhu cầu kể lại cho người khác nghe để cùng chia sẻ cảm xúc Vả lại, khi kể chuyện cho những người thân quen, trẻ không sợ bị đánh giá, nhận xét Xem như vậy thì kiểu bài này không xa lạ với
Trang 10học sinh Trong chương trình lớp 4 cũ cũng không có kiểu bài đã chứng kiến, tham gia khác đặt ở môn tập làm văn và nội dung cũng chỉ bó hẹp ở một vài việc tốt ở nhà, ở trường hay ở địa phương Theo yêu cầu của chương trình mới, nội dung câu chuyện cần phù hợp với chủ điểm đang học ở trong tuần Kể chuyện gắn với từng chủ điểm là một yêu cầu không dễ nhưng được khắc phục bằng những gợi ý cụ thể của sách giáo khoa và chỉ dẫn cụ thể của giáo viên Điều kiện thuận lợi để thực hiện các kiểu bài này là sự đa dạng về chủ điểm học tập sẽ giúp học sinh dễ cảm thấy hứng thú hơn khi tìm tòi và kể lại câu chuyện Chương trình lớp 4 cũng không đòi hỏi học sinh phải tìm được những câu chuyện có tình tiết phức tạp li kì Điều quan trọng nhất là học sinh tìm được câu chuyện phù hợp và kể nó với thái độ hồn nhiên, như là các em đang kể chuyện ở sân trường trong giờ chơi, trên đường đi học hoặc kể chuyện ở nhà với người thân Để thực hiện được nhiệm vụ kể chuyện, giáo viên cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước nội dung câu chuyện và tình tiết câu chuyện sẽ được ghi trong lại trong dàn ý học sinh dựa vào đó để lại một cách dễ dàng câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trong cuộc sống hằng ngày
Ví dụ: - Em kể cho thầy (cô) và các bạn nghe câu chuyện mình được chứng kiến hoặc tham gia? Để học sinh tái hiện được tình tiết chính trong câu chuyện, giáo viên nên dùng biện pháp gợi ý bằng câu hỏi
- Câu chuyện đó nói về điều gì?
- Chuyện xảy ra khi nào, ở đâu?
- Sự việc bắt đầu thế nào, diễn biến ra sao, kết thúc thế nào?
- Sau sự việc ấy em có suy nghĩ gì?
Không cần lập dàn ý quá chi tiết, dẫn đến chỉ phụ thuộc vào dàn ý, hạn chế
sự phát triển kĩ năng nói Giáo viên cần tránh xa hướng dạy tiết kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia như dạy tập làm văn
*/ Quan tâm đến việc gây hứng thú học tập và công tác đánh kết quả học tập của học sinh.
Tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh có ý nghĩa hết sức cần
thiết.Qua việc tổ chức đánh giá giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học Tạo cơ hội cho học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để giúp học sinh nhận ra sự tiến
bộ của mình, khuyến khích động viên việc học tập của học sinh
- Khi tổ chức cho lớp nhận xét lời kể của một học sinh cần hướng các em đi tìm cái đáng học, đáng khen, tránh chăm chăm “Vạch lá tìm sâu” tìm khuyết điểm của bạn Lời nhận xét của giáo viên cần nêu đúng ưu điểm, khuyết điểm trong lời kể của học sinh nhưng diễn đạt khéo léo, tế nhị, sao cho mỗi em vẫn cảm thấy mình đạt được ít nhiều thành công, được thầy cô và các bạn biểu dương, thừa nhận Cần khen ngợi những thành công, tiến bộ nhỏ nhất của các
em để các em thêm mạnh dạn, tự tin, phấn khích, càng ngày càng tiến bộ nhiều hơn khi kể chuyện trước các bạn
Biện pháp 3: Chú trọng rèn cho học sinh biết sử dụng kết hợp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ cho học sinh khi kể chuyện