Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗi người Giáo viênkhông phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáokhoa, trong các sách hướng dẫn và thi
Trang 11 MỞ ĐẦU
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các mônhọc khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đàotạo nên những con người phát triển toàn diện Toán học là môn khoa học tựnhiên có tính lôgíc và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển củacác bộ khoa học khác
Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗi người Giáo viênkhông phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáokhoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách rập khuôn, máymóc, làm cho học sinh học tập một cách thụ động Nếu chỉ dạy học như vậy thìviệc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽkhông cao Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương phápdạy học môn toán ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ độngsáng tạo của học sinh Vì vậy, người giáo viên phải gây được hứng thú học tậpcho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập Tròchơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất Các trò chơi có nộidung toán học lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em Thôngqua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng,củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê,hứng thú trong học tập, trong việc làm Khi giáo viên đưa ra được các trò chơitoán học một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy - họcmôn toán sẽ ngày càng nâng cao
Nhưng một số ý kiến cho rằng, sử dụng trò chơi học tập trong môn toán sẽgây ồn ào, mất trật tự ảnh hưởng đến các hoạt động khác Mặt khác, một số giáoviên khi sử dụng phương pháp trò chơi học tập lại chưa biết lựa chọn nội dung bàidạy để vận dụng phương pháp trò chơi học tập cho hợp lý, hoặc trò chơi đưa rakhông có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu bài học nên việc tổ chức trò chơihọc tập chơi chưa đạt hiệu quả cao
Riêng tôi, tôi thấy phương pháp Trò chơi học tập trong môn toán có nhiều
ưu điểm, không những giúp học sinh tự khám phá, hình thành, hệ thống kiếnthức mà nó còn tạo cho các em có sự thi đua, tính nhanh nhẹn, cởi mở, vui vẻkhi đến trường, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện ở học sinh Tiểu học
- Qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy đa số học sinh rất muốn được tham gia
Trò chơi học tập trong môn Toán nhưng vẫn còn không ít học sinh thụ động, tự
ti, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động này Mặt khác, trong môn Toán
lớp 3 có rất nhiều tiết học cần sử dụng đến phương pháp Trò chơi học tập để
phát hiện kiến thức mới hoặc để củng cố kiến thức đã học
Với các lý do trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả dạy –
học Toán lớp 3A tại Trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn thông qua việc vận dụng một số trò chơi học tập"
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học
Giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức Toán một cách hiệu quả nhất, hướng
Trang 2thú học tập nhất, làm cho giờ học đạt kết quả cao nhất.
Nâng cao chất lượng học Toán cho học sinh
Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học được sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà
trường, tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu chuyên đề: " Nâng cao hiệu quả dạy
– học Toán lớp 3A tại Trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn thông qua việc vận dụng một số trò chơi học tập"
1 3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh lớp 3A Trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn – Thanh Hóa
1 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
a Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học
Các chuyên đề trò chơi học tập môn Toán
Chương trình Bồi dưỡng thường xuyên
Nghiên cứu việc dạy và học Toán lớp 3A của Trường Tiểu học Thị TrấnNga Sơn
b Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Tìm hiểu thực tế dạy và học cuả GV và HS, của bạn bè đồng nghiệp
- Trao đổi, dự giờ, kiến tập, thảo luận, toạ đàm với đồng nghiệp
c Phương pháp thực nghiệm:
- Tiến hành dạy thực nghiệm, đối chứng, trao đổi rút kinh nghiệm, đánh giá hiệuquả của việc vận dụng đổi mới nội dung - phương pháp dạy học vào lớp 3A TrườngTiểu học Thị Trấn Nga Sơn – Thanh Hóa
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứatuổi, đặc biệt ở lứa tuổi tiểu học Bởi lẽ, nó phù hợp Với đặc điểm tâm sinh lý
của lứa tuổi này Bởi vậy phương pháp Trò chơi học tập được đánh giá cao
trong giảng dạy
* Trò chơi học tập là gì? Trò chơi không chỉ là một “công cụ” dạy học mà
nó còn là con đường sáng tạo xuyên suốt quá trình học tập của học sinh Phươngpháp tổ chức trò chơi không chỉ là sự đánh giá trong quá trình dạy và học củathầy và trò mà nó còn tạo cho ta cảm giác thoải mái, tự tin, có sự sáng tạo, nhanhtrí, có óc tư duy, tưởng tượng của học sinh Dạy kết hợp với tổ chức trò chơichính là việc giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành tốt phẩm chất của conngười mới : Con người xã hội chủ nghĩa
* Nhà tâm lý học Kun Kel người Anh nói: “Trò chơi học tập là một phương pháp dạy học giúp các em vui vẻ hẳn lên, thích hoạt động hơn Khi
bị khép vào luật chơi, các em dần có trật tự, kỷ luật hơn…”
Trò chơi học tập trong môn Toán còn có một vai trò rất lớn trong mỗi tiết
học vì:
+ Nó làm thay đổi không khí lớp học, tập thể có được bầu không khí vui
vẻ, thân ái, thông cảm
+ Quá trình học tập còn trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn
Trang 3+ Học sinh tiếp thu bài tự giác, tích cực hơn.
+ Học sinh được hệ thống và củng cố kiến thức
+ Học sinh thấy nhanh nhẹn cởi mở hơn
Tổ chức trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học, chơi là một biện pháphọc tập có hiệu quả của học sinh Thông qua trò chơi, học sinh được tập luyện,làm việc cá nhân, làm việc theo đơn vị tập thể theo sự phân công với tinh thầnhợp tác Đó là những việc làm thuộc phương pháp học tập mới mà trường Tiểuhọc cần hình thành ở người học
2.2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY- HỌC TOÁN TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC:
a Thực trạng của giáo viên.
Đối với Trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn là một trường luôn luôn dẫnđầu về phong trào dạy tốt trong khối tiểu học của Huyện Nga Sơn Trong các đợtthi giáo viên giỏi cấp huyện một số giáo viên Trường Tiểu học Thị Trấn đã đạtthủ khoa, có rất nhiều đồng chí có năng lực vững vàng, phương pháp dạy họclinh hoạt đã lôi cuốn được học sinh vào học tập
Bên cạnh đó vẫn còn một số tiết dạy giáo viên còn ảnh hưởng của phươngpháp dạy học cũ: nặng nề về thuyết trình giảng giải, chưa lựa chọn các phươngpháp dạy học phù hợp để làm phong phú tiết dạy mà cơ bản chỉ sử dung phươngpháp: Thuyết trình, hỏi đáp, giảng giải … chưa chú trọng đến việc tổ chức tròchơi cho học sinh
- Sử dụng hình thức dạy học đơn điệu chủ yếu là dạy cả lớp Trong tiết dạyhằng ngày giáo viên ngại tổ chức trò chơi vì như vậy phải đầu tư thời gian, đồdùng, thiết bị hỗ trợ
- Một số giáo viên trong quá trình dạy học cũng đã tổ chức được các tròchơi nhưng những trò chơi này còn đơn điệu, tẻ nhạt, hình thức đơn điệu nênchưa phát huy được sự thi đua, tính nhanh nhẹn, cởi mở, vui vẻ ở học sinh Tiểuhọc
b Thực trạng của học sinh.
Nói đến học sinh Trường Tiểu học Thị Trấn là nói đến phong trào học tậptốt Trường Tiểu học Thị Trấn đã có bề dày thành tích về học tập Nhất là việchọc môn Toán, không những nhiều học sinh có tố chất tốt mà các em rất say mêvới môn học này Đồng hành với các em là thầy cô có năng lực, nhiệt tình trongdạy học, các bậc phụ huynh quan tâm, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần chocác em học tốt môn Toán
Bên cạnh những học sinh say mê với môn Toán, vẫn còn một số em đangcòn thờ ơ với việc học toán, các em cho rằng: Học toán là chỉ cần biết thực hiệnđúng các phép tính, giải được các bài toán chứ không cần rèn đến tính nhanhnhẹn, tư duy lô gic,…
- Một số phụ huynh chưa có phương pháp để hỗ trợ cho các em tiếp thu,củng cố kiến thức Mặc dù môn Toán được các phụ huynh rất coi trọng nên đãbắt các em lúc nào cũng phải làm bài tập hết tài liệu này đến tài liệu khác, thậmchí học trước chương trình Vì vậy nói đến học toán là các em thấy sợ, lo lắng,không muốn học, từ đó chất lượng học Toán của một số học sinh chưa cao
Trang 4c Khảo sát kết quả môn Toán của học sinh.
Với nguyên nhân trên lí giải phần nào kết quả khảo sát môn Toán của họcsinh lớp 3A do tôi chủ nhiệm đầu năm học 2016 - 2017 như sau :
Qua bảng khảo sát trên cho thấy chất lượng học sinh ham học môn Toán
chưa có gì khả quan Vậy làm thế nào để tăng hứng thú cho học sinh và nângcao chất lượng học tâp, bản thân tôi đã trăn trở, lựa chọn một số trò chơi học tậptrong môn Toán để đưa vào giảng dạy
2 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP.
Đối với học sinh Tiểu học trò chơi có rất nhiều ý nghĩa và ứng dụng Nó kíchthích sự hứng thú trong quá trình tìm tòi, khám phá, củng cố kiến thức Trò chơi tronghọc tập nếu được chuẩn bị một cách chu đáo, sẽ có tác dụng mở rộng, đào sâu kiếnthức, củng cố kiến thức một cách vững chắc Hơn thế nữa nếu được sử dụng một cách
hệ thống phong phú và dựa trên một nội dung khoa học, trò chơi trong bộ môn sẽ gâyhứng thú cho học sinh, đưa tới việc ham muốn mở rộng hiểu biết, sưu tầm và đọcthêm nhiều nguồn tài liệu khác nhau
Vì vậy, thông qua các tiết dạy thực tế trên lớp, bản thân tôi đã phân loại cácđối tượng học sinh, tìm hiểu xem học sinh thường yếu ở mạch kiến thức nào, đểlựa chọn trò chơi cho phù hợp, giúp các em củng cố kiến thức để hiểu bài mộtcách chắc chắn
Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, người giáo viên khi tổ chức và thiết kế trò chơi phải đảm bảo những yêu cầu sau:
Biện pháp 1: Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình để lựa chọn trò chơi phù hợp theo dạng bài:
1.1: Nghiên cứu, tìm hiểu chương trình môn toán lớp 3.
Chương tình toán lớp 3 được xây dựng với thời lượng mỗi tuần 5 tiết với
35 tuần học với 5 mạch kiến thức cụ thể như sau:
1.1.1: Số học.
a Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000 (tiếp):
Ở lớp 2, HS đã được làm quen với các số trong phạm vi 1000 và phépcộng, phép trừ trong phạm vi 1000 Lên lớp 3 các em tiếp tục được học phépnhân, phép chia trong phạm vi này với các nội dung sau:
- Củng cố các bảng nhân với 2, 3, 4 ,5 ( tích không quá 50) và các bảng chia cho 2, 3, 4, 5 (số bị chia không quá 50) Bổ sung cộng, trừ các số có 3 chữ
có nhớ không quá 1 lần)
- Lập các bảng nhân với 6, 7, 8, 9, 10 (tích không quá 100) và các bảngchia 6, 7, 8, 9, 10 ( số bị chia không quá 100)
- Hoàn thiện các bảng nhân và chia
- Nhân, chia ngoài bảng trong phạm vi 1000: nhân số 2, 3 chữ số với số có
1 chữ số có nhớ không quá 1 lần, chia số có 2, 3 chữ số cho số có 1 chữ số (chiahết và chia có dư)
Trang 5- Thực hành tính: tính nhẩm trong phạm vi các bảnh tính; nhân nhẩm số có
2 chữ số với số có 1 chữ số không nhớ ; chia nhẩm số có 2 chữ số với số có 1chữ số không có số dư ở từng bước chia Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia trongphạm vi 1000 theo các mức độ đã xác định
- Làm quen với các biểu thức số và giá trị biểu thức
- Giới thiệu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức số có đến 2 dấuphép tính, có hoặc không có dấu ngoặc
- Giải các bài tập dạng:
“Tìm x biết: a: x = b ( với a, b là số trong phạm vi đã học)”
b Giới thiệu các số trong phạm vi 100 000 Giới thiệu hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
- Đọc, viết, so sánh các số dến 100 000 Các hàng đơn vị, chục, trăm,nghìn, chục nghìn, trăm nghìn
- Phép cộng và phép trừ có nhớ không liên tiếp và không quá 2 lần, trongphạm vi 100 000 Phép nhân số có đến 4 hoặc 5 chữ số với số có 1 chữ số cónhớ không liên tiếp và không quá 2 lần, tích không quá 100 000 Phép chia số cóđến 5 chữ số có 1 chữ số ( chia hết và chia có dư)
- Giới thiệu bước đầu về chữ số La Mã
VD: Viết số tương ứng với các chữ số La Mã sau: I ; III ; IX ; V ;XXI
1.1.2: Đại lượng và đo đại lượng:
a Độ dài:
- Bổ sung và lập bảng các đợn vị đo độ dài từ mi-li-mét đến ki-lô-mét
- Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị tiếp liền nhau, giữa mét và ki-lô-mét,giữa mét và xăng-ti mét, mi-li-mét Thực hành đo và ước lượng độ dài
VD: Đo độ dài cái bút chì, mép bàn; đo chiều cao của các bạn trong nhóm
b Diện tích:
- Giới thiệu đơn vị đo diện tích: xăng-ti-mét vuông
- Giới thiệu gam Đọc, viết, làm tính với các số đo theo đơn vị gam Giớithiệu 1kg = 1000g Thực hành cân
c Thời gian:
- Ngày, tháng, năm Thực hành xem lịch
- Phút, giờ Thực hành xem đồng hồ, chính xác đến phút Tập ước lượngkhoảng thời gian trong phạm vi một phút
e Tiền Việt Nam:
- Giới thiệu tiếp về tiền Việt Nam Tập đổi tiền với các trường hợp đơngiản
Trang 6- Tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình vuông.
1.1.4 Yếu tố thống kê :
Sự khác biệt của chương trình toán lớp 3 so với lớp 2 đó là HS đã bước đầuđược làm quen với toán thống kê:
- Giới thiệu bảng số liệu đơn giản
- Tập sắp xếp lại các số liệu của bảng theo mục đích, yêu cầu cho trước
1.1.5 Giải bài toán:
Từ lớp 1 và lớp 2, các em đã được làm quen với các bài toán đơn giản có 1bước tính, bước đầu hình thành cách giải bài toán có lời văn Lên lớp 3, các bàitoán được nâng lên với yêu cầu về mức độ phức tạp cao hơn, phù hợp với sựphát triển chung về trình độ toán học của HS Cụ thể như sau:
- Giải các bài toán có đến 2 bước tính với các mối quan hệ trực tiếp và đơngiản
- Giải bài toán quy về đơn vị và các bài toán có nội dung hình học
Nhận xét: Đặc điểm cấu trúc chương trình toán lớp 3 vẫn dựa trên quan
điểm quán triệt tinh thần của nội dung chương trình toán tiểu học với nhữngmạch kiến thức xuyên suốt bậc học từ lớp 1 lên lớp 5
Các nội dung được sắp xếp theo nguyên tắc đồng tâm hợp lí, thu gọn việcdạy số học theo các vòng số từ các số trong phạm vi 10, 100 ở lớp 1; phạm vi
1000 ở lớp 2 đến phạm vi 10000 và 100000 ở lớp 3; làm cơ sở cho lớp 4 và lớp
5, đảm bảo tính hệ thống kiến thức
Cấu trúc chương trình toán lớp 3 là sự mở rộng và phát triển lên từ lớp 1 vàlớp 2, đảm bảo sự liên tục và phù hợp đặc điểm tâm lý lứa tuổi và chuẩn kiếnthức kĩ năng của HS tiểu học
Các nội dung chương trình được trình bày theo một hệ thống và có mối liên
hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, đảm bảo tính thực hành luyện tập và ứng dụng vàothực tế
1.2: Lựa chọn các trò chơi phù hợp theo dạng bài.
Trên cơ sở chương trình và các mạch kiến thức trong chương trình toán
3, tôi đã lựa chọn các trò chơi phù hợp cho từng dạng bài
- Các trò chơi củng cố nội dung đọc, viết, câu tạo cộng trừ, so sánh số dến100000
+ Trò chơi 1: Xếp hàng thứ tự
+ Trò chơi 2: Kế bạn
- Các trò chơi củng cố bảng nhân và bảng chia
+ Trò chơi 1: Bác đưa thư
+ Trò chơi 2: Giàng cờ chiến thắng
+ Trò chơi 3: Ong đi tìm nhụy
- Các trò chơi củng cố về các đại lượng
+ Trò chơi: Thi quay kim đồng hồ
- Trò chơi về tính giá trị biểu thức
+ Trò chơi: Bác mặt nạ thông thái
- Trò chơi củng cố về nội dung hình học
+ Trò chơi: Ghép hình
- Trò chơi rèn kĩ năng giải toán
Trang 7+ Trò chơi: Tìm đội vô địch.
- Tiền Việt Nam
+ Trò chơi: Đi siêu thị
Đây là các trò chơi theo các dạng bài và chỉ mang tính chất minh họa Trong quá trình dạy học, tùy vào từng bài dạy cụ thể mà giáo viên có thể thay đổi dữ liệu đề phát triển các trò chơi này thành các trò chơi mới hay hơn, phù hợp hơn với mạch kiến thức cần cung cấp
Biện pháp 2: Nắm vững cách thức xây dựng và thiết kế trò chơi học tập.
2.1: Giáo viên nắm vững cách xây dựng và thiết kế trò chơi:
Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các qui tắc gắn vớikiến thức, kĩ năng có được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài học,giúp các em khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân, thông qua các trò chơi họcsinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào các tình huống của trò chơi Do
đó, học sinh được thực hành luyện tập các kĩ năng môn Toán được đưa vào tròchơi
Để các trò chơi góp phần mang hiệu quả cao trong giờ học, khi xây dựng
và thiết kế trò chơi tôi phải chú trọng đến các yếu tố sau:
- Phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học
- Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục
- Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học
- Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 3, phù hợp với khả năngngười hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường
- Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh
Ví dụ: Tiết: Bảng chia 7.
Sử dụng trò chơi: Ong đi tìm nhụy.
Mục tiêu: Giúp học sinh thuộc bảng chia 7 và rèn tính tập thể.
+ Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em
+ Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú ong,
ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi
“ Có 1 bông hoa, trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, cònnhững chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình Nhưng các chú
8
Trang 8Ong không biết phải tìm như thế nào, các chú muốn nhờ các con giúp, các con
có giúp được không ?”
- 2 đội xếp thành hàng Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì lần lượt từng bạn
lên nối các phép tính với các số thích hợp Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầutiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phéptính Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng
* Lưu ý : Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên kiểm tra hỏi thêm một số
câu hỏi sau để khắc sâu bài học :
+ Tại sao chú Ong 42 : 7 không tìm được đường về nhà ? (Vì trên cánhhoa không có kết quả của phép tính 42:7
+ Phép tính " 42 : 7 " có kết quả bằng bao nhiêu ? (6)
+ Muốn chú Ong này tìm được đường về thì phải thay đổi số trên cánh hoanhư thế nào ? (Thay số 4 trên cánh hoa bằng số 6)
Kết quả: - Sau khi chơi trò chơi này học sinh nhớ được bảng chia 7 Hỏi
đến phép tính nào trong bảng chia 7 là học sinh nêu được kết quả chứa khôngphải thuộc vẹt
- Trò chơi này có thể áp dụng cho các tiết học về bảng nhân, bảng chia
Hình ảnh học sinh đang thể hiện trò chơi: Ong đi tìm nhụy
2.2: Giáo viên nắm vững cấu trúc của Trò chơi học tập:
Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các qui tắc gắn vớikiến thức, kĩ năng có được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài học,giúp các em khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân, thông qua các trò chơi họcsinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào các tình huống của trò chơi Do
đó, học sinh được thực hành luyện tập các kĩ năng môn Toán được đưa vào tròchơi
Trang 9Để các trò chơi góp phần mang hiệu quả cao trong giờ học, khi xây dựng
và thiết kế trò chơi tôi thường tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học
- Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục
- Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học
- Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 3, phù hợp với khả năngngười hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường
- Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh
Thông thường cấu trúc của một trò chơi học tập Toán lớp 2 tôi đã thiết kế như sau:
- Tên trò chơi:
- Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến
thức, kỹ năng nào Mục đích của trò chơi sẽ qui định hoạt động chơi được thiết
kế trong trò chơi
- Đồ dùng đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi
học tập
- Nêu luật chơi: Chỉ rõ nguyên tắc của hoạt động chơi qui định đối Với
người chơi, qui định thắng thua của trò chơi
- Số người tham gia: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi.
- Nêu cách chơi: Để người chơi nắm và thực hiện tốt.
- Cách tổ chức trò chơi : (Thời gian tiến hành từ 5 – 7 phút)
Bước 1: Giới thiệu trò chơi.
+ Nêu tên trò chơi
+ Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ quyđịnh chơi
Bước 2: Chơi thử
+ Thông qua chơi thử để nhấn mạnh luật chơi
Bước 3: Chơi thật
Bước 4: Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể
nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh
Bước 5: Thưởng - phạt : Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi
chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập củahọc sinh Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản,vui (như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò, )
Ví dụ: Tiết: Tiền Việt Nam
Sử dụng trò chơi: Đi siêu thị.
Mục tiêu: Trò chơi này củng cố cho học sinh nhận biết và sử dụng một số
loại giấy bạc trong phạm vi 100.000 đồng (1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng,10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng), rèn kỹ năng cộng, trừcác số có đơn vị "đồng" và thực hành trả tiền và nhận lại tiền thừa trong khimua và bán
Chuẩn bị:
+ 1 số tờ giấy bạc loại 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng,10.000 đồng)
+ 1 số đồ vật : bảng, bút, giấy kiểm tra, hồ dán, cặp tóc, tranh , tẩy,
Trang 10+ 1 số tờ bìa ghi giá 1.000 đồng; 3.000 đồng; 6.000 đồng; 7.000 dồng;55.000 đồng; 15.000 đồng.
+ Tất cả bày lên bàn giáo viên
Cách chơi :
+ Gọi 2 em chơi : - 1 em đúng người bán hàng
- 1 em đúng người mua hàng+ Phát tiền cho cả 2 em
+ Người mua hàng có thể mua bất kỳ mặt hàng nào ( có thể mua một số sảnphẩm) và trả tiền theo đúng giá ghi trên sản phẩm Người mua và người bánhàng sẽ phải suy nghĩ đưa bao nhiêu tiền và trả lại bao nhiêu tiền
Ví dụ : Mua bảng giá 1.500 đồng
Người mua đưa : 2.000 đồng
Người bán phải suy nghĩ và trả lại : 500 đồng
- Sau mỗi 1 lần chơi 2 em đóng vai mua bán xong thì cho các bạn nhận xét,nếu đúng thì được chơi lần 2 và được thưởng một vài nhãn vở Nếu sai thì vềchỗ để bạn khác lên chơi
* Tổng kết : Khen những em nghĩ ra cách trả tiền để người bán phải suynghĩ trả lại khó và em biết tính để trả lại cho đúng là những "nhà kinh doanhgiỏi"
Trò chơi này áp dụng trong bài : Tiền Việt Nam - Tiết 125)
Hình ảnh học sinh đang thể hiện trò chơi: Đi siêu thị
Trang 112.3: Giáo viên phân tích cách tổ chức trò chơi :
Trò chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học Có thể nói nóquan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống của các em Chính vì vậy các emluôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để được vui chơi.Khi chơi các em rất chủ động và tự giác, mặt khác các em biểu lộ tình cảm rất rõràng như: Vui mừng khi giành chiến thắng, buồn bã khi thất bại Vui mừng khithấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làmtốt nhiệm vụ của mình Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hếtkhả năng để mang lại chiến thắng cho tổ, cho nhóm của mình Trò chơi trongmôn Toán lớp 3 không những giúp các em củng cố kiến thức mà còn tạo cho các
em không khí thoải mái sau khi học xong bài, rèn tính nhanh nhẹn, hoạt bát, cởi
mở và tự tin khi giao tiếp Đây chính là đặc tính rất cao của trò chơi trong mônToán
Vì vây, khi tổ chức trò chơi, tôi không bao giờ đòi hỏi quá cao ở nội dungtrò chơi mà chỉ cần trò chơi mang được một nội dung hoặc một kỹ năng cơ bảncủa bài học là được
Khi tổ chức các trò chơi phải sắp xếp các tình huống chơi sao cho tất cảmọi học sinh của nhóm (hoặc lớp) đều được tham gia
Ví dụ: Trò chơi: Rồng cuốn lên mây
" Rồng cuốn lên mây
Rồng cuốn lên mây
Ai mà tính giỏi về đây với mình"
+ Sau đó em hỏi :
"Người tính giỏi có nhà hay không ?"
- Một em học sinh bất kỳ trả lời :
"Có tôi ! Có tôi !"
- Em làm đầu rồng ra phép tính đó, ví dụ : " 6 ×5 bằng bao nhiêu ?"
- Em tính giỏi trả lời (nếu trả lời đúng thì được đi tiếp theo em đầu rồng)
Cứ như thế em làm đầu rồng cứ ra câu hỏi và cuốn đàn lên mây
Lưu ý : Ở trò chơi này nên chọn em làm đầu rồng (là em Trưởng trò) phảinhanh nhẹn, hoạt bát
Biện pháp 3: Thiết kế, xây dựng một số trò chơi học tập theo từng dạng bài :
Qua thực tế giảng dạy ở các năm học trước, tôi nhận thấy việc áp dụng các trò chơi vào tiết dạy học thực tế chỉ là hình thức, hoặc ở các tiết thao giảng giáo viên mới tổ chức cho học sinh thực hiện một số trò chơi Chính vì vậy khi học sinh được thực hiện các trò chơi học sinh e ngại, chưa mạnh dạn, tự tin khi thực