Thực tế tôi thấy rằng ở môn Toán: Những yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng có liên quan đến số tự nhiên; cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên; số thậpphân; các đại lượng cơ bản; các yếu
Trang 11 MỞ ĐẦU
a Lí do chọn đề tài
Cùng với các môn học khác ở Tiểu học, môn Toán có một vị trí hết sứcquan trọng Các kiến thức, kĩ năng của môn toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụngtrong cuộc sống, chúng cần thiết cho người lao động, cần thiết cho các môn họckhác Nó góp phần to lớn vào sự phát triển tư duy, trí tuệ của con người Đồngthời góp phần hình thành các phẩm chất cần thiết, quan trọng cho người laođộng
Thực tế tôi thấy rằng ở môn Toán: Những yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ
năng có liên quan đến số tự nhiên; cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên; số thậpphân; các đại lượng cơ bản; các yếu tố hình học đều là những kiến thức và kĩnăng rất cơ bản, cần thiết trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong học tập củahọc sinh; Đối với môn Toán ở lớp 2 mục tiêu dạy học được cụ thể hoá thànhnhững yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng ở các nội dung: Số học số và phéptính); đại lượng và đo đại lượng; các yếu tố hình học; giải toán có lời văn (một
số yếu tố đại số được tích hợp ở nội dung số học) Chương trình Toán lớp 2 làmột bộ phận của chương trình Toán Tiểu học và là sự tiếp tục của chương trìnhToán lớp 1
Như chúng ta đã biết theo chương trình chuẩn kiến thức và kĩ năng của BộGiáo dục hiện nay thì việc dạy học các kiến thức và kĩ năng của môn Toán ởTiểu học nói chung, ở lớp 2 nói riêng, đặc biệt là phần dạy học các bảng nhân,bảng chia đó là sự kế thừa có nhiều ý tưởng mới: Học sinh tự tìm tòi, phát hiện
và tự chiếm lĩnh kiến thức mới trong từng bài học, tăng thực hành vận dụng, sửdụng nội dung gần gũi với thực tế cuộc sống đời thường của học sinh Sự lựachọn nội dung và phương pháp hiện đại thiết thực của giáo viên trong dạy học sẽgóp phần giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí,hình thành phương pháp tự học, tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề và tự chiếmlĩnh kiến thức mới dựa trên sự dẫn dắt của người thầy
Vậy làm thế nào để chất lượng dạy học môn Toán ở lớp 2 đạt hiệu quả caođáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội Đó là niềm trăn trở của tôi bấy lâu
nay Vì vậy mà tôi quyết định lựa chọn cho mình một đề tài nghiên cứu: “Một
số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học các bảng nhân và bảng chia ở lớp 2”.
b Mục đích nghiên cứu.
Xuất phát từ những trăn trở trên, bản thân tôi luôn suy nghĩ và quyết định
tìm hiểu, đưa ra những biện pháp dạy học và vận dụng những kinh nghiệm vềdạy học các bảng nhân, bảng chia ở lớp 2, nhằm nâng cao chất lượng dạy họcmôn toán lớp 2 trong nhà trường
Trang 2c Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng để thực hiện đề tài này là hoạt động học tập của học sinh lớp 2Anói riêng và học sinh khối 2 trong trường nói chung năm học 2015 – 2016
Sĩ số học sinh lớp 2A: 22
Trong khuôn khổ đề tài tôi xin trình bày nội dung cơ bản dạy học các bảngnhân, bảng chia cho học sinh lớp 2 nơi trường tôi đang công tác
d Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc và nghiên cứu những tài liệu liên quanđến những vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp quan sát điều tra: Phân tích hệ thống hóa tài liệu thu thập được
- Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức dạy học thực nghiệm để kiểm tra tính khảthi và hiệu quả của việc dạy học các bảng nhân và bảng chia ở lớp 2
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: GV rút kinh nghiệm, tổng kết thành bàihọc cơ bản
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Chương trình toán lớp 2 là một bộ phận của chương trình toán Tiểu học và
là sự tiếp tục của chương trình toán lớp Chương trình này kế thừa và phát triểnnhững thành tựu lớp 2 ( cũ) ở nước ta, thực hiện những đổi mới về cấu trúc nộidung để tăng cường và ứng dụng kiến thức mới, chú trọng phát triển toàn diện,chủ động, sáng tạo cho học sinh thích ứng với xã hội hiện đại và công nghiệphóa
Học thuộc các bảng nhân, bảng chia lớp 2, các em mới biết làm tính nhân
đó là một trong kĩ năng tính toán cơ bản và quan trọng trong các kĩ năng thựchành tính toán, khi học toán không chỉ ở Tiểu học mà ở các lớp, các cấp caohơn Nó cũng là công cụ tính toán theo các em trong suốt cuộc đời Chính vì lẽ
đó mà học bảng nhân, bảng chia là tiền đề giúp các em hình thành kĩ năng, kĩxảo trong học toán 2
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Qua một vài năm được trực tiếp giảng dạy ở khối lớp 2, đồng thời qua dựgiờ đồng nghiệp, với học sinh ở trường nơi tôi đang công tác về chất lượng dạyhọc môn Toán ở lớp 2 Tôi nhận thấy phần dạy học các bảng nhân, chia còn cómột số hạn chế như: Hạn chế về phương pháp dạy của giáo viên ( do GV tuổi đã
Trang 3đến việc học của phụ huynh học sinh đối với con em họ dẫn đến chất lượng họcmôn Toán chưa cao.
Trường tôi có 10 lớp Trong đó có 2 lớp năm, 2 lớp bốn, 2 lớp ba, 2 lớp hai
và 2 lớp một Hai lớp tôi chọn làm đối tượng nghiên cứu là lớp 2A và lớp 2B Lớp: 2A: Tổng số học sinh: 22 em do cô G phụ trách; tuổi nghề: 26 năm;Trình độ đào tạo: CĐSP
Lớp: 2B: Tổng số học sinh: 21 em do cô Nh phụ trách; tuổi nghề: 29 năm;Trình độ đào tạo: CĐSP
Tất cả học sinh ở cả 2 lớp đều là con các gia đình nông nghiệp, phần đôngcác em đều ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, lực học tương đối đồng đều
Kết quả dự giờ khảo sát chất lượng dạy học các bảng nhân, bảng chia củahọc sinh khối 2 ( đầu năm học - tháng 9) năm học 2014 - 2015:
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Xuất phát từ thực trạng trên tôi đã tiến hành áp dụng 3 giải pháp sau:
Giải pháp 1: Nghiên cứu lí thuyết để vận dụng vào giảng dạy bảng nhân,
bảng chia trong toán lớp 2
Giải pháp 2: Dự giờ chỉ đạo đồng nghiệp trong tổ, khối có kế hoạch cụ thể
cho từng tiết dạy, có nhận xét góp ý sau mỗi tiết dạy
Giải pháp 3: Lập kế hoạch dạy học cho một tiết dạy bảng nhân 3.( Tuần
20)
Trang 4Sau khi tìm hiểu đánh giá thực trạng dạy- học về các bảng nhân, bảng chiatoán 2 tôi đã tiến hành chỉ đạo chuyên môn và đưa ra những giải pháp dạy học
để nâng cao chất lượng dạy về mạch kiến thức bảng nhân, bảng chia toán 2 nhưsau
Giải pháp 1: Nghiên cứu lí thuyết để vận dụng vào giảng dạy bảng nhân, bảng chia trong toán lớp 2.
Nội dung dạy học các phép nhân và phép chia ở lớp 2 được cụ thể hoá baogồm các nội dung sau:
1 Ý nghĩa của phép nhân và phép chia
1.1: Phép nhân: Do đặc điểm tâm lí và sự phát triển tư duy của học học sinh
Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 2 mà khi đưa ra về ý nghĩa của phép nhânchúng ta đã áp dụng phương pháp “từ cụ thể đến trừu tượng rồi đến thực tiễn.”Nên chúng ta nói rằng phép cộng các số hạng bằng nhau là phép nhân (×).Chẳng hạn: khi hình thành các phép nhân các số lớn hơn 1 được hình thành cụthể như sau:
Lấy 3 nhóm mỗi nhóm 2 chấm tròn, gộp 3 nhóm lại được tất cả 6 chấmtròn Ta nói 2 chấm tròn lấy 3 lần được 6 chấm tròn hay đọc là 2 nhân 3 bằng 6;
viết 2 × 3 = 6 Tích của 2 và 3 là 6 hay 6 là tích của 2 và 3.
Sau đó giáo viên giới thiệu tiếp 2 chấm tròn lấy 1 lần được 2 chấm tròn hay 2×1= 2; 2 chấm tròn lấy 0 lần được 0 chấm tròn hay 2 × 0 = 0
Như vậy chỉ trừ hai trường hợp phép nhân với 1 và phép nhân với 0 là theoqui ước, Phép nhân với số lớn hơn 1 được hình thành dựa vào các nhóm có cùng
số lượng phần tử tức là dựa vào phép cộng các số hạng bằng nhau Ưu điểm củacách hình thành phép nhân này là học sinh dễ dàng tìm ra kết quả Ví dụ:
2 × 3 = 2 + 2 + 2 = 6 : : :
Với lí do này giải thích tại sao ta chọn cách hình thành phép nhân khác sovới định nghĩa của lí thuyết tập hợp tức là phép nhân số tự nhiên ở Tiểu họcđược hình thành dựa vào phép cộng các số hạng bằng nhau Hay học sinh có thể
dễ dàng hiểu rằng phép cộng các số hạng bằng nhau là phép nhân Để học sinhnắm vững ý nghĩa của phép nhân, khi dạy phần này giáo viên cần giúp học sinhnắm được tên gọi các thành phần và kết quả của phép nhân
Chẳng hạn: 2 × 3 = 6
Thừa số Thừa số Tích
Trang 5Việc nắm vững ý nghĩa thực tiễn của phép nhân hai số tức là giúp các embiết giải các bài tập dạng: a x x a b× ; × = (a và b là các số bé và phần tìm x lànhân trong phạm vi bảng tính đã học).
Sau khi giới thiệu phép chia phải bắt buộc hướng dẫn học sinh đi đến quan
hệ giữa phép chia và phép nhân (phép chia chính là phép tính ngược của phépnhân), nhưng không phải phép chia bao giờ cũng thực hiện được như là phépnhân Chẳng hạn: a : b = c <=> b × c = a ( b khác 0)
Rõ ràng ngay từ ở lớp 2 thực tế trong dạy học Toán người ta thường lấy quan
hệ trên để định nghĩa phép chia và chúng ta cũng có thể dựa vào đó để xây dựngmột phương án giới thiệu phép chia Ưu điểm của phương án này là có thể giúphọc sinh tìm ra kết quả của phép chia ngay sau khi giới thiệu xong nó, biết dựavào phép nhân để tìm ra kết quả của phép chia Chẳng hạn:
8 : 4 = 2
2 × 4 = 8
8 : 2 = 4
Điều đó chứng tỏ rằng: Giữa phép chia số tự nhiên và các thao tác chia liên
hệ với nhau chặt chẽ Cũng như ở phép nhân sau khi giới thiệu về ý nghĩa giáoviên cần chú trọng hướng dẫn học sinh nắm vững tên gọi các thành phần và kếtquả của phép chia Chẳng hạn:
6 : 3 = 2
Số bị chia Số chia Thương
Qua thực tế trên ta thấy rằng phép nhân và phép chia được hình thành chohọc sinh ngay từ ở lớp 2 (bắt đầu từ các phép tính nhân với 2, 3, 4, 5 và các phépchia cho 2, 3, 4, 5) Nếu chúng ta biết giúp học sinh nắm vững ý nghĩa thực tiễncủa phép nhân và phép chia, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, giữaphép nhân và phép cộng các số hạng bằng nhau sẽ làm nền tảng, làm chỗ dựavững chắc cho học sinh hoàn thiện tốt bảng nhân, bảng chia ở lớp 3 Mặt khác
24
Trang 6giúp các em hình thành và phát triển các kĩ năng về nhân chia (viết, nhẩm) trongphạm vi bảng tính và ngoài bảng tính ở các lớp cao hơn.
2 Bảng nhân, bảng chia - cách lập bảng nhân, bảng chia
2.1: Bảng nhân - cách lập các bảng nhân với 2, 3, 4, 5.
2 nhân với một số, 3 nhân với một số, , 10 nhân với một số Ở đây với phạm vicủa một sáng kiến đã chọn nên tôi chỉ đi sâu vào việc tìm hiểu về việc dạy họccác bảng nhân 2, 3, 4, 5
Để học sinh dễ hiểu, biết lập và nhớ được các bảng nhân chúng ta cần chú ýhướng dẫn học sinh đi từ trực quan (từ cụ thể) đến trừu tượng tức là từ phépcộng các số hạng bằng nhau để lập ra các bảng nhân
Ở đây sách giáo khoa, sách giáo viên cũng như một số tài liệu có liên quanđến việc dạy học các bảng nhân, bảng chia ở Tiểu học cũng không đề cập đến,nhưng khi dạy học phần này giáo viên phải biết giúp học sinh hiểu được: ở bảng
nhân với “n” thì tích ở dòng dưới nhiều hơn tích ở dòng trên liền nó “n đơn vị”
để học sinh tự suy ra các dòng còn lại trong mỗi bảng nhân
Chẳng hạn: Trong bảng nhân 3 thì tích ở dòng dưới nhiều hơn tích ở dòngtrên liền nó 3 đơn vị: 3 × 1 = 3
3 × 2 = 6
3 × 3 = 9
Trang 7Mặt khác khi dạy phép nhân cũng như dạy cách lập bảng nhân chúng ta cũngkhông quên dạy cho học sinh biết tính chất giao hoán (thuật ngữ: tính chất giaohoán chỉ dùng cho giáo viên gọi) của phép nhân (đổi chỗ các thừa số của phépnhân nhưng tích của chúng không thay đổi), để từ bảng nhân đã học có thể dễdàng lập được một số phép tính của bảng nhân khác, chẳng hạn:
Tuy vậy thuật toán chia vẫn là thuật toán khó nhất trong bốn thuật toán cộng,trừ, nhân, chia Vì vậy trong quá trình dạy học thuật toán chia cần phải đi chậmhơn, nghĩa là cũng phải đi thành nhiều bước giống như đối với phép nhân:Chẳng hạn:
Để tìm ra kết quả của phép chia 12 : 4 = ? Học sinh phải thuộc được phépnhân có thừa số 4 hoặc phép nhân có thừa số 3, nắm được các thao tác chia:
12 : 4 = 3 vì 3× 4 = 12 hoặc 4 × 3 = 12
Chính vì vậy khi dạy phần bảng chia, giáo viên cần giúp học sinh nắm đượcnhững điểm chính quan trọng sau đây:
- Biết dựa vào bảng nhân để lập bảng chia
- Hiểu được tích tìm được của mỗi bảng nhân chính là các số bị chia trong bảngchia đó
- Hiểu được phép chia là phép tính ngược của phép nhân, mối liên hệ giữa phépnhân và phép chia
- Sau tiết dạy về bảng chia 2 giúp học sinh hiểu được quy luật lập bảng chia và
biết dựa vào quy luật đó để lập các bảng chia còn lại: Ở bảng chia cho “n” thì số
bị chia ở dòng dưới nhiều hơn số bị chia ở dòng trên liền nó “n đơn vị”, thương
tìm được ở dòng dưới nhiều hơn thương tìm đựơc ở dòng trên liền nó 1 đơn vị Tuy nhiên ở phần này khi dạy về số 0 trong phép nhân và phép chia giáoviên cũng cần giúp học sinh hiểu được: 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0.Nhưng không có phép chia cho 0
Trong phần dạy học về các phép chia có lồng ghép xen kẽ dạy về các phầnbằng nhau của đơn vị: một phần hai; một phần ba; một phần tư; một phần nămdựa vào hình ảnh trực quan Ở dạng bài tập này nhằm mục đích giúp học sinh
Trang 8biết chia một nhóm đồ vật qua những hình ảnh trực quan thành 2, 3, 4, 5 phầnbằng nhau Khi dạy phần này giáo viên nên lưu ý: Đây là kiến thức đã có đốivới giáo viên nhưng đối với học sinh cái đã có ở đây là phải thuộc được cácphép chia cho 2, 3, 4, 5, để từ đó qua tri giác bằng hình ảnh trực quan của bảnthân và qua sự dẫn dắt giúp đỡ của người thầy các em có thể tự tìm tòi phát hiện
ra hình nào đã tô hoặc đã khoanh một phần hai; một phần ba, một phần tư, mộtphần năm của một hoặc nhóm đối tượng nào đó (các ô vuông, các hình tròn, cácbông hoa, các con vật, )
Biện pháp 2: Điều tra tìm hiểu thực trạng dạy học của giáo viên và của học sinh, có khảo sát chất lượng, có điều chỉnh so sánh thông qua trao đổi dự giờ.
Việc dạy học phép nhân và phép chia ở lớp 2 được thông qua hai nội dungchủ yếu sau:
Bảng nhân - cách lập cách bảng nhân với 2, 3, 4, 5
Bảng chia - cách lập các bảng chia cho 2, 3, 4, 5
Để nắm rõ nguyên nhân và từ đó tìm ra cách giải quyết nhằm mang lại hiệuquả cao hơn trong quá trình dạy học các bảng nhân, bảng chia ở lớp 2 Tôi đãtiến hành trực tiếp dự giờ thăm lớp trao đổi cùng giáo viên chủ nhiệm trongkhối, trường nơi tôi đang công tác
1: Bảng nhân - cách lập các bảng nhân với 2, 3, 4, 5.
Ở phần này tôi đã tiến hành dự giờ thăm lớp tất cả các tiết học về cách lậpbảng nhân: Bảng nhân 2 - tiết 94; bảng nhân 3 - tiết 96; bảng nhân 4 - tiết 98;bảng nhân 5 - tiết 100
Cách lập bảng nhân với 2, 3, 4, 5: Hầu như các em cũng đã biết dựa vào
phép cộng các số hạng bằng nhau để lập và học thuộc các bảng nhân Nhưng sốhọc sinh hiểu và thuộc được hết các bảng nhân trong lớp còn rất ít phần đa các
em chỉ mới biết lập được 2 đến 4 phép tính đầu trong mỗi bảng nhân, các phéptính sau phức tạp hơn các em còn lúng túng có lập được các phép tính nhưng kếtquả các phép tính còn sai, hoặc nếu hỏi kĩ về ý nghĩa thực tiễn của phép nhân(phép nhân là phép cộng các số hạng bằng nhau) các em chưa giải thích được,chẳng hạn: Giáo viên hỏi: Vì sao em lập được phép tính: 3 × 4 = 12 hầu như chỉ
có vài em tiếp thu nhanh trả lời đúng, số còn lại trong lớp các em chưa biết giảithích như thế nào mà chỉ biết công nhận Chính vì vậy mà khi làm tính nhẩmcũng như việc vận dụng các phép nhân vào giải toán hoặc gặp một phép tínhphức tạp ở mỗi bảng nhân các em phải nhẩm lại từ các phép tính đầu tiên trongbảng nhân để lần lượt tìm ra kết quả của phép tính nhân cần tìm, chẳng hạn hỏi:
4 × 5 = ? Học sinh phải nhẩm lại từ phép tính 4×1 = 4, 4×2 = 8 4 ×5 = 20
Trang 9Nguyên nhân này qua tìm hiểu tôi được biết một phần là do các em nhưng
cơ bản nhất là do phương pháp dạy của giáo viên và sự quan tâm đến việc họctập của các bậc phụ huynh Tìm hiểu về kế hoạch bài học của giáo viên tôi thấy
có một số điều bất cập sau:
1.1 Về đồ dùng dạy học: Ở tất cả các tiết dạy giáo viên cũng chỉ chuẩn bị có 6
tấm bìa mỗi tấm bìa có số chấm tròn tương ứng với tiết dạy về phép nhân đó,chẳng hạn dạy về bảng nhân 2 thì 6 tấm bìa chuẩn bị của giáo viên mỗi tấm bìa
có 2 chấm tròn, dạy về phép nhân 3 mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn
Như chúng ta đã biết đối với học sinh bậc Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 2việc dạy học môn Toán để các em hiểu được bài và nắm vững hệ thống kiếnthức mới Đồng thời phát huy được tính tích cực tự giác cho các em nó đòi hỏingười giáo viên phải linh hoạt trong việc vận dụng và sử dụng các phương pháptrong quá trình dạy học, đặc biệt là việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạyhọc nhất là trong các tiết dạy hình thành hệ thống kiến thức mới (các bảng nhânvới 2, 3, 4, 5) Chính vì vậy trong tất cả các tiết dạy về phép nhân đòi hỏi giáoviên cũng như học sinh cần có bộ đồ dụng dạy học Toán (có các tấm bìa nhưhình vẽ SGK)
1.2 Về các bước tiến hành trên lớp: Ở tất cả các tiết dạy giáo viên cũng đã tiến
hành đi theo một tuần tự sau:
- Bước lập bảng nhân:
+ Giáo viên giới thiệu lần lượt các tấm bìa (Cô có các tấm bìa mỗi tấm bìa có 2,
3, 4, 5 chấm tròn) như SGK sau đó thao tác trên các tấm bìa kết hợp hỏi đáp đểhình thành 3 phép nhân đầu của mỗi bảng nhân Chẳng hạn ở bảng nhân 2 giáoviên đã thao tác trên 6 tấm bìa mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn để hình thành 3 phépnhân:
2 × 1 = 2
2 × 2 = 4
2 × 3 = 6+ Học sinh tiếp thu nhanh lần lượt lên lập tiếp các phép tính còn lại để hoànthiện bảng nhân
+ HS cả lớp đồng thanh 2 - 3 lần bảng nhân vừa hoàn thiện
+ HS xung phong học thuộc lòng bảng nhân vừa hoàn thiện
- Bước thực hành làm bài tập tại lớp
Ở tất cả các tiết học về các bảng nhân với 2, 3, 4, 5 sau hoạt động1 (lậpbảng nhân) là hoạt động 2 thực hành: Số lượng các bài tập ở tất cả các tiết học
Trang 10đều có nội dung giống nhau (bài 1: tính nhẩm; bài 2: giải toán có lời văn; bài 3đếm thêm 2, 3, 4, hoặc 5 rồi viết số thích hợp vào ô trống) giáo viên cũng đãhướng dẫn và giúp học sinh thực hành làm hết số lượng các bài tập ở mỗi tiếthọc Tuy nhiên ở bài tập 1 ở các tiết học về bảng nhân 3, 4, 5 giáo viên chưa chohọc sinh củng cố thêm về phép nhân vừa học bằng cách nên cho học sinh hiểurằng trong phép nhân nếu ta đối chỗ các thừa số nhưng tích vẫn không thay đổi.
Ở bài tập 3 giáo viên chưa mở rộng thêm yêu cầu đối với học sinh trong lớp tức
là nên cho học sinh tập đếm bớt 2 (3, 4 hoặc 5), việc học sinh biết đếm bớt 2 (3,
4, hoặc 5) trong mỗi bảng nhân nhằm giúp cho các em học tốt các bảng chia saunày
Như chúng ta đã biết que tính là một loại đồ dùng học tập chúng được sửdụng rất nhiều vào việc dạy học các phép tính cộng, trừ ở lớp 2, nó là một loại
đồ dùng dễ tìm kiếm và rẻ tiền, rất sẵn có ở vùng nông thôn Việt Nam đó là tre,nứa Do 100% số học sinh trong lớp thiếu bộ đồ dùng học Toán (các tấm bìa)
Vì thế giáo viên khi dạy nhất là những giáo viên trực tiếp dạy Toán ở lớp 2 nênlinh hoạt hướng dẫn và giúp học sinh biết sử dụng que tính để hình thành cácphép tính ở mỗi bảng nhân cũng như ở các bảng chia Chẳng hạn khi dạy bảngnhân 2 các em chỉ cần khoảng 20 que tính, bó thành 10 bó mỗi bó có 2 que tính.Dạy bảng nhân 3 cần 30 que tính, bó thành 10 bó mỗi bó có 3 que tính Họcsinh sử dụng các bó que tính đó để thực hành lập các bảng nhân ở lớp cũng nhưviệc chuẩn bị bài ở nhà trước khi học bài mới
1.3: Để hiệu quả dạy học các bảng nhân với 2, 3, 4, 5 đạt kết quả cao hơn khi
dạy tôi đã tiến hành chú trọng những điểm cơ bản sau:
* Về đồ dùng dạy học: Giáo viên và học sinh cả lớp chuẩn bị đủ 50 que tính và
10 dây buộc để học trong phần phép nhân và phép chia Nhắc học sinh khi họcđến bảng nhân nào thì các em cũng chia đều và bó thành 10 bó, số lượng quetính ở mỗi bó tương ứng theo tên gọi của bảng nhân đó, chẳng hạn học bảngnhân 2 các em thành 10 bó, mỗi bó 2 que tính, bảng nhân 5 bó thành 10 bómỗi bó có 5 que tính
Sau các tiết học chuẩn bị cho các tiết học về lập các bảng nhân với 2, 3, 4, 5tôi không quên nhắc các em về xem trước bài và tự thực hành các thao tác lậpcác phép tính trong mỗi bảng nhân như sách giáo khoa và không quên nhắc các
em chú ý: Trong sách giáo khoa là các tấm bìa nhưng ở đây cô cho phép các emthay thế các tấm bìa bằng các bó que tính và các em không nhất thiết chỉ lập 3phép tính đầu trong mỗi bảng nhân như sách giáo khoa đã hướng dẫn mà các
em có thể tuỳ từng bảng nhân và tuỳ vào mức độ hiểu bài của mình mà tự thựchành thao tác và lập hoàn thiện bảng nhân bài các em chuẩn bị học ngày mai
* Các bước tiến hành trên lớp:
Trang 11+ Khi dạy về lập các bảng nhân cho học sinh chủ động thực hành các thao tác
để lập ra từng phép tính của mỗi bảng nhân, nhắc các em lập ra phép tính nàoghi ngay ra giấy nháp các phép tính đó, sau đó chỉ định từng học sinh nêu từngphép tính (chủ yếu là những học sinh diện đại trà và học sinh yếu trong lớp),phép tính nào các em còn lúng túng giáo viên yêu cầu học sinh khá giỏi giúp đỡhoặc cần thiết giáo viên trực tiếp giảng giải cho các em Sau khi hoàn thiện bảngnhân giáo viên nên hỏi học sinh giải thích một vài phép tính cụ thể, chẳng hạn:tại sao em lại viết được phép tính: 3 × 6 = 18 Do được chủ động lập bảng nhân
4 nên các em có ngay câu trả lời đúng: Vì ở phép tính này 3 được lấy 6 lần, mỗilần lấy có 3 que tính nên 6 lần lấy có 18 que tính hoặc có em lại có câu trả lờikhác: Trong bảng nhân với 3 mỗi lần thực hiện phép nhân thì tích ở dòng dướinhiều hơn tích ở dòng trên liền nó 3 đơn vị Cách hỏi này giáo viên có thể căn cứvào đối tượng và trình độ của học sinh lớp mình phụ trách mà đưa ra số lượngcác câu hỏi
Ở phần này tôi cũng không quên lưu ý một số điểm sau:
Khi dạy lập các bảng nhân, tuỳ vào đối tượng học sinh trong lớp, tuỳ vàomức độ dễ hay khó, phức tạp hay không phức tạp của từng bảng nhân để nhắccác em nên dùng que tính để lập hết các phép tính ở mỗi bảng nhân hay chỉ lập
3 - 4 phép tính đầu tiên ở mỗi bảng, các phép tính còn lại có thể cho các em tựtìm tòi bằng hình thức khác để hoàn thiện bảng nhân đang học mà đỡ mất nhiềuthời gian
+ Sau khi hoàn thiện bảng nhân 2, để khắc sâu về bảng nhân, đồng thời để giúphọc sinh phát huy được óc suy luận, tư duy lo gíc và giúp các em học sinh tiếpthu nhanh ở lớp 2 cũng như khi các em học lên lớp 3 dễ dàng hoàn thiện đượccác bảng nhân còn lại tôi không quên giúp học sinh nhận xét và hiểu được quy
luật lập bảng nhân: ở bảng nhân với “n” thì tích ở dòng dưới nhiều hơn tích ở dòng trên liền nó là “n đơn vị”.
Đồng thời khi dạy lập bảng nhân tôi không quên giúp các em hiểu được tínhchất giao hoán của phép nhân (đổi chỗ các thừa số trong phép nhân nhưng tíchvẫn không đổi), để từ bảng nhân này học sinh có thể không cần đồ dùng trựcquan mà dễ dàng lập được một số phép tính của các bảng nhân khác, chẳng hạntừ:
3 × 4 = 12 4 ×3 = 12
3 × 5 = 15 5 × 3 = 15
+ Về phần thực hành làm bài tập ở bài tập 1 (tính nhẩm) ở tất cả các tiết nộidung bài tập sắp xếp không theo trật tự của mỗi bảng nhân Chính vì vậy đểcủng cố và khắc sâu được bảng nhân vừa học tôi đã cho các em thi đua nhẩm vànêu miệng nhanh kết quả của từng phép tính sau đó có biểu dương khen ngợi