Một trong những nguyên tắc khi tham gia bất cứ hoạt động tài chính, kinh doanh nào là “phải phân tán rủi ro”. Kinh doanh tín dụng cũng vậy, rủi ro là điều khó tránh khỏi. Do vậy phải thực hiện phân tán để hạn chế rủi ro, cụ thể:
- Đa dạng hóa phương thức cho vay
Bên cạnh công tác tiếp tục phát huy những sản phẩm tín dụng truyền thống phục vụ cho lĩnh vực đầu tư phát triển, OJB cần tập trung triển khai một cách có hiệu quả những sản phẩm tín dụng mới như tín dụng thuê mua, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, bao thanh toán,….Một số trong những sản phẩm trên cũng đã được OJB triển khai, tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa cao do đây là những sản phẩm còn lạ lẫm với khách hàng trong nước. Do đó, đòi hỏi ngân hàng OJB phải
tích cực hơn trong công tác marketing, quảng bá sản phẩm – dịch vụ bên cạnh việc hoàn thiện về chất lượng và tiện ích của các sản phẩm này.
Đẩy mạnh thực hiện các phương thức cho vay đồng tài trợ và cho vay hợp vốn với ngân hàng khác đối với các dự án lớn, đặc biệt là các dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nhằm giảm thiểu rủi ro có thể gặp.
Trong hoạt động tín dụng, có nhiều phương thức cho vay như: Cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay thấu chi, cho vay theo món, cho vay trả góp,….Ngân hàng nên tìm hiểu thật kỹ phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng để áp dụng một cách linh hoạt các phương thức cho vay. Mở rộng phương thức Cho vay theo hạn mức tín dụng trên cơ sở xếp hạng tín dụng với khách hàng,….
- Đa dạng hóa khách hàng
Mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế, mọi đối tượng khách hàng trên cơ sở có chọn lọc, tránh việc cho vay quá mức đối với một khách hàng nhằm hạn chế tổn thất khi khách hàng gặp rủi ro không trả được nợ.
NHTMCP Đại Dương bên cạnh việc cho vay đối với các Doanh nghiệp Nhà nước, các Tổng công ty là các khách hàng truyền thống nên mở rộng tìm kiếm, cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng cường cho vay cán bộ công nhân viên dưới hình thức tín chấp để khai thác hiệu quả thị trường tín dụng bán lẻ giàu tiềm năng.
- Thực hiện bảo hiểm tín dụng
Đây chính là biện pháp nhằm san xẻ rủi ro tín dụng, nó thường được thực hiện dưới các loại như: bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ có bảo hiểm tài sản được thực hiện, để hạn chế rủi ro đối với tài sản bảo đảm, ngân hàng nên yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm toàn bộ giá trị tài sản đã làm bảo đảm cho ngân hàng và người thụ hưởng quyền bồi thường là ngân hàng.
Có thế học hỏi một số hình thức bảo hiểm mà các nước đã thức hiện như sau: - Khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm cho ngành, nghề mà họ kinh doanh
- Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp và sẽ được bồi thường thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng.
- Sử dung các công cụ tín dụng phái sinh
Phái sinh tín dụng là các công cụ phái sinh được sử dụng để quản lý rủi ro tín dụng. Chúng cho phép chuyển rủi ro từ người bán rủi ro đến người mua rủi ro. Hiện nay hầu hết các NHTM Việt Nam vẫn chưa tận dụng được lợi thế phòng ngừa rủi ro tín dụng, chủ yếu vẫn áp dụng các biện pháp truyền thống như thu trực tiếp của khách hàng, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro, cho thuê các tài sản đảm bảo, sử dụng các nguồn tái cấp vốn của nhà nước, dãn nợ. NHTMCP Đại Dương cũng đang tập trung nghiên cứu để áp dụng các sản phẩm phái sinh để giảm rủi ro tín dung. Thêm vào đó cần tăng cường các công tác quan hệ quốc tế để học hỏi kinh nghiệm.
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1 Đối với Đảng và Nhà nước
* Hoàn thiện mội trường pháp lý:
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, phát triển nền kinh tế thị trường, đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật đồng bộ và phù hợp. Việc ban hành các luật và văn bản dưới luật cần đồng bộ và kịp thời để tạo môi trường pháp lý hoàn thiện, ổn định và thông thoáng cho hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế – các khách hàng của ngân hàng và cho chính hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Cần hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các hướng dẫn thực thi có liên quan đến hệ thống tài chính tiền tệ, liên quan đến hoạt động của các ngân hàng để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng trong cung cấp các dịch vụ cho khách hàng, để chuẩn hóa và giảm thiểu rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng.
* Các biện pháp hỗ trợ các chủ thể kinh doanh:
- Cần có biện pháp tìm kiếm thị trường ổn định cho doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, xây dưng hệ thống thông tin và cung cấp thông tin về các đối tác nước ngoài cho doanh nghiệp thống qua các Đại sứ quán và Tham tan thương mại, …góp phần giảm rủi ro trong kinh doanh cho các doanh nghiệp.
- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính để cho các doanh nghiệp tiến hành các thủ tục thành lập dễ dàng, nhanh gọn hơn; có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp, các dự án khả thi, hiệu quả.
- Giải quyết kịp thời các vướng vắc về thế chấp quyền sử dụng đất và giá đất để tạo điều kiện cho người dân vay vốn ngân hàng.
- Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng như: chính sách Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng,…
- Các cơ quan chức năng cần phối hợp, giúp đỡ ngân hàng trong công tác xử lý tài sản bảo đảm nhằm thu hồi nợ, tránh để ngân hàng thiệt hại.
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước
- Vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước là yếu tố rất quan trọng quyết định đến định hướng phát triển của hệ thống ngân hàng cũng như sự phát triển của xã hội. Do đó cần phát huy hơn nữa vai trò và thế mạnh trong điều hành vĩ mô, điều hành hợp lý chính sách tiền tệ tín dụng, góp phần vào sự ỏn định và phát triển của nền kinh tế, đồng thời đảm bảo sự an toàn cho hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước cần xem xét lại các chính sách, điều chỉnh cho phù hợp, chú trọng đến các chính sách lạm phát, thất nghiệp và chính sách quản lý ngoại hối, …để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, các thành phần yên tâm sản xuất kinh doanh.
- Ngân hàng Nhà nước cần rà soát các văn bản cũ, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế, nghiên cứu trình Quốc hội các thông tư hướng dẫn bổ sung để hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu lực văn bản điều chỉnh cho vay của các ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn và lành mạnh cho kinh doanh tín dụng. Ngân hàng nên kiến nghị với Chính phủ quy định rõ trách nhiệm về xử phạt hành chính, kinh tế của khách hàng trong quan hệ với ngân hàng.
- Ban hành những qui định chung về chuẩn công nghệ ngân hàng nhằm định hướng cho các ngân hàng phát triển công nghệ, từ đó tạo sự dễ dàng trong việc phối hợp, liên kết giữa các ngân hàng.
Xây dựng hệ thống thông tin tài chính trực tuyến hiện đại với tính bảo mật cao, đảm bảo hệ thống ngân hàng luôn hoạt động an toàn và hiệu quả trong sự giám sát chặt chẽ.
KẾT LUẬN
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã mở ra cho ngân hàng rất nhiều con đường, hướng đi. Tất cả những khó khăn, thử thách và cơ hội vẫn đang còn ở phía trước. Điều này đòi hỏi NHTMCP Đại Dương cần phải xây dựng cho mình hướng đi, phát triển đúng đắn đồng thời nỗ lực cố gắng thực hiện nhằm đặt được kết quả tốt nhất và có những biện pháp phù hợp để khắc phục những vấn đề còn tồn đọng .
Từ kết quả nghiên cứu về phương diện lý luận và khảo nghiệm thực tế tại nơi thực tập, khóa luận: “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đại Dương” đã hoàn thành một số nội dung sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về tín dụng, rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại.
- Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại NHTMCP Đại Dương qua các năm, đánh giá những thành tích cũng như những tồn tại trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, phân tích nguyên nhân của những tồn tại này.
- Đưa ra các giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đại Dương, cùng một số kiến nghị với Chính Phủ, Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Đại Dương nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
Hy vọng đề tài sẽ có đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp ngân hàng nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ hơn, nhận diện được sớm những rủi ro để từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng như mong đợi, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam.
Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi có thời gian nghiên cứu lâu dài. Mặc khác do còn hạn chế về năng lực và kinh nghiệm thực tế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót hay sai phạm. Vì vậy, em mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và những người quan tâm đến vấn đề này để khóa luận được hoàn thiện và đạt kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các anh/ chị trong Oceanbank Đặc biệt, em xin trân trọng và biết ơn sự giúp đỡ, đóng góp, hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình, chu đáo của PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thảo trong quá trình em hoàn thiện chuyên đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2005), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
2. TS Tô Ngọc Hưng “Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng”, Nhà xuất bản thống kê 3. Peter S.Rose (2001), “Quản trị ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản tài
chính, Hà Nội.
4. Luật các tổ chức tín dụng 5. Luật ngân hàng
6. Quyết định số 493/2005/QĐ –NHNN về phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD.
7. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng
8. Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
9. “Tổng kết năm 2009 và phương hướng, giải pháp năm 2010”. 10. Báo cáo thường niên từ năm 2007-2009
11. Báo cáo tín dụng từ năm 2007 – 2009 12. Một số khóa luận năm 2007, 2008; 2009 13. Website: Oceanbank.vn
14. http.www.sbv.gov.com.vn
15. http.www.diendannganhang.com 16. Website ngoaithuong.vn
PHỤ LỤC
TIÊU ĐỀ TRANG
Lời nói đầu ………. 1
Chương 1. Lý luận chung về rủi ro tín dụng của NHTM………… 3
1.1. Tổng quan về tín dụng………. 3
1.1.1. Khái niệm tín dụng……….. 3
1.1.2. Vai trò của tín dụng đối với NHTM………... 4
1.1.2.1. Tín dụng góp phần thúc đẩy SXKD & lưu thông HH………. 4
1.1.2.2. Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, giá cả……… 5
1.1.2.3. Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, ổn định trật tự xã hội………. 5
1.1.2.4. Tạo điều kiện phát triển MQH với nước ngoài……….. 5
1.2. Khái quát về RRTD trong hoạt động KD của NH………. 5
1.2.1. Khái niệm và bản chất của RRTD……… 6
1.2.2. Đặc điểm của RRTD……… 7
1.2.3. Ảnh hưởng của RRTD đối với hoạt động NH………. 8
1.2.4. Các dấu hiệu cảnh báo khoản vay TD có rủi ro……….. 8
1.2.4.1. Dấu hiệu từ phía khách hàng……… 8
1.2.4.2. Dấu hiệu rủi ro được phát hiện từ phía ngân hàng …………. 10
1.2.4.3. Các dấu hiệu khác………. 11
1.3. Nguyên nhân gây ra RRTD và hậu quả……….. 11
1.3.1. Nguyên nhân……… 11
1.3.2. Hậu quả………. 14
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá RRTD………. 15
1.5. Một số kinh nghiệm về các biện pháp hạn chế RR trên thế giới… 18 1.5.1. Hạn chế RRTD thông qua hoàn thiện cơ cấu tổ chức…………... 18
1.5.2. Hạn chế RRTD bằng biện pháp trích lập dự phòng……….. 18
1.5.3. Hạn chế rủi ro bằng cách đặt ra hạn mức cho vay……… 19
1.5.4. Hạn chế RRTD bằng biện pháp kiểm tra giám sát……… 19
1.5.5. Hạn chế RRTD bằng biện phát quản trị hệ thống thông tin TD… 19 Chương 2. Thực trạng rủi ro tín dụng NH TMCP Đại Dương…… 21
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đại Dương……… 21
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHTMCP Đại Dương…. 21 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua……….. 24
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn………. 26
2.1.2.2. Hoạt động tín dụng……….. 27
2.1.2.3. Các hoạt động khác……….. 28
2.1.2.4. Kết quả tài chính……… 28
2.2.1. Văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động tín dụng tại Oceanbank… 31
2.2.2. Thực trạng RRTD tại Oceanbank………. 31
2.2.2.1. Chỉ tiêu nợ quá hạn……… 31
2.2.2.2. Chỉ tiêu nợ xấu……… 32
2.2.2.3. Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng RRTD……… 33
2.2.3. Các biện pháp giảm thiểu RRTD trong quá trình cho vay của Oceanbank……….. 34
2.3. Đánh giá thực trạng RRTD tại Oceanbank……… 38
2.3.1. Một số kết quả đạt được trong công tác hạn chế RRTD………… 38
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân gây RRTD đối với Oceanbank………… 38
Chương 3. Giải pháp hạn chế RRTD đối với Ngân hàng TMCP Đại Dương……… 43
3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đại Dương …… 43
3.1.1. Mục tiêu phát triển của Ngân hàng ……… 43
3.1.1.1. Mục tiêu phát triển của Ngân hàng đến năm 2010 ………….. 43
3.1.1.2. Định hướng phát triển đến năm 2013………. 44
3.1.2. Định hướng phát triển cho vay và hạn chế rủi ro của Ngân hàng TMCP Đại Dương ……….. 45
3.2. Giải pháp hạn chế RRTD đối với Ngân hàng TMCP Đại Dương… 46 3.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định và đánh giá mức độ RR của mỗi khoản cho vay trước khi quyết định cho vay ………. 46
3.2.2. Trích lập dự phòng bù đắp RRTD theo chuẩn mực kế toán quốc tế ……….. 47
3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các khoản vay/ khách hàng vay ……….. 48
3.2.4. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng ……….. 50
3.2.5. Các giải pháp phân tán rủi ro ……… 50
3.3. Một số kiến nghị ……….. 52
3.3.1. Đối với Đảng và Nhà nước ………. 52
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước ………. 53