- Quyết định số 493/2005/QĐ –NHNN về phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng..
- Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
- Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Oceanbank
Nợ quá hạn, nợ xấu là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng gặp phải. Trước hết ta xem xét tình hình nợ quá hạn (NQH) của OJB:
2.2.2.1. Chỉ tiêu nợ quá hạn.
Nợ quá hạn của OJB thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 2.5: Nợ quá hạn theo nhóm (2007-2009)
Đơn vị: Tỷ đồng
2007 2008 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Tổng dư nợ 4.713 5.939 11.300 Tổng nợ quá hạn
NQH/ Tổng dư nợ
325 6,89% 100 450 7,58% 100 931 8.24% 100 Nợ nhóm II 356 75,2% 429 59,8% 630 58.3%
Nợ nhóm III 82 17,3% 231 32,2% 353 32,3%
Nợ nhóm IV 28 5,9% 45 6,2% 89 8,2%
Nợ nhóm V 7 1,6% 12 1,8% 9 1,2% (Nguồn: Báo cáo thường niên Oceanbank năm 2007 đến năm 2009)
Qua bảng 2.5 ta thấy nợ quá hạn của OJB có xu hướng tăng nhẹ nhưng vẫn trong tầm kiểm soát và không vượt quá 5% tổng dư nợ.Trong cơ cấu nợ quá hạn của OJB thì tập trung chủ yếu là nợ nhóm II. Nợ nhóm II của OJB năm 2007 là 356 tỷ chiếm tới 75,2% tổng nợ quá hạn, đến năm 2008 nợ nhóm II tăng lên về giá trị (429 tỷ) nhưng tỷ trọng đã giảm xuống chỉ còn chiếm 59,8%. Nguyên nhân tỷ trọng nợ nhóm II giảm trong khi tỷ trọng nợ xấu lại gia tăng trong năm 2008 là do tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn
trong khâu sản xuất và tiêu thụ, dẫn đến nhiều doanh nghiệp không mở rộng được sản xuất kinh doanh thậm chí có doanh nghiệp còn phải thu hẹp sản xuất. Và khi các doanh nghiệp gặp khó khăn thì cũng đồng nghĩa với việc họ không thể đảm bảo được các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng nên nợ xấu/ tổng dư nợ tăng lên. Đến năm 2009, tỷ lệ này cũng đã tăng lên là 4,6%, tuy tỷ lệ này tăng nhưng tăng rất hợp lý vì năm 2009 Ngân hàng Trung Ương đã có những chính sách nới lỏng tín dụng, thể hiện là ngân hàng hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp để mở rộng sản xuất kinh doanh khôi phục nền kinh tế sau lạm phát cao năm 2008 nên ngân hàng đồng loạt giải ngân do đó dư nợ tín dụng đã tăng lên nhanh chóng, kéo theo tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên. Đây cũng là điều dễ hiểu. Thực tế, OJB duy trì được tỷ lệ nợ quá hạn như vậy đã là một thành công, vì tổng dư nợ năm 2009 tăng 7.760 tỷ đồng so với năm 2008 tuy nhiên nợ quá hạn năm 2009 chỉ tăng 0,05% so với năm 2008. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã đánh giá, thẩm định rất kỹ lưỡng khách hàng trước khi cho vay.
2.2.2.2 .Chỉ tiêu nợ xấu.
Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu (2007-2009) Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2007 2008 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Tổng dư nợ 4.713 100 5.939 100 11.300 100
Nợ xấu 117 1,01 288 1,83 451 1,92
Tỷ lệ Nợ xấu/ Tổng
dư nợ 1,01% 1,83% 1,92%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Oceanbank năm 2007 đến năm 2009)
Nhìn chung nợ xấu của Oceanbank đang có xu hướng tăng lên theo chiều hướng tăng lên của tổng dư nợ. Cụ thể là năm 2007 tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 1,01% tổng dư nợ (117 tỷ đồng), đến năm 2008 đã tăng lên 288 tỷ đồng, chiếm 1,83%, và lên tới 1.92% vào năm 2009. Nợ xấu của OJB tăng lên trong 2 năm 2008, 2009 là do năm 2008 nước ta lạm phát cao nên NHTW đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, làm cho các doanh nghiệp không vay được vốn để sản xuất dẫn đến việc sản xuất bị ngưng trệ. Do đó các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, không thanh toán được các khoản vay đến hạn cho ngân hàng. Sang năm 2009 với chính sách kích cầu của Nhà nước nhằm phát triển nền kinh tế nên ngân hàng đã nới lỏng tín dụng cho các doanh nghiệp vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh do đó tỷ lệ nợ quá hạn cũng đã tăng lên nhưng không đáng kể so với sự gia tăng của tổng dư nợ.
2.2.2.3. Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
Việc trích lập dự phòng rủi ro có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nó giúp ngân hàng có được nguồn tài chính để xử lý rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Công việc trích lập dự phòng rủi ro đòi hỏi ngân hàng phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ theo đúng quy định. Trong 3 năm gần đây, NHTMCP Đại Dương đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro như sau
Bảng 2.7: Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng (2007-2009)
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Tổng dư nợ 4.713 5.939 11.300
Nợ quá hạn 373 417 781
Dự phòng RRTD được trích lập 235,65 296,95 415 Hệ số khả năng bù đắp RRTD 63,18% 71,21% 53,14%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động năm 2007-2009)
Qua số liệu trên cho thấy, hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng tương đối cao. Có thể thấy, ngân hàng thực sự quan tâm đến công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng nhằm hạn chế thiệt hại xảy ra đối với hoạt động kinh doanh của mình
Ta dễ nhận thấy tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD tăng qua các năm về giá trị tuyệt đối, cụ thể năm 2007 dự phòng RRTD là 235,65 tỷ đồng đến năm 2008 tăng lên 296,95 tỷ đồng và tăng lên đến 415 tỷ đồng vào năm 2009. Dự phòng RRTD được trích lập tăng qua các năm nguyên nhân là do sự tăng lên nhanh chóng của tổng dư nợ tín dụng.
2.2.3. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng trong quá trình cho vay của NHTMCP Đại Dương.
Khi có đề xuất tín dụng của khách hàng, ngân hàng bao giờ cũng phải tiến hành một công việc là phân tích tín dụng, đánh giá khách hàng và khoản vay của khách hàng. Thông qua phân tích tín dụng đối với khách hàng và khoản vay sẽ góp phần hạn chế và lường trước được rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải khi tiến hành cấp tín dụng.
Việc phân tích tín dụng của OJB là một quá trình gồm sự kết hợp của viêc phân tích theo lối truyền thống và việc đánh giá theo lối hiện đại – mô hình điểm số tín dụng, xếp hạng doanh nghiệp.
Phân tích tín dụng theo lối truyền thống là một quy trình phức tạp trong đó bao gồm thẩm định tư cách pháp lý, uy tín tính cách và năng lực tài chính kinh doanh của khách hàng vay vốn, đánh giá hiệu quả của khoản vay để làm cơ sở đưa ra phán quyết tín dụng. Ở OJB, quá trình này được thực hiện bởi các cán bộ quan hệ khách hàng thuộc phòng Quan hệ khách hàng, đồng thời có sự tái thẩm định độc lập của phòng Quản lý rủi ro. Điều này làm tăng tính minh bạch, tính chính xác của việc thẩm định và góp phần đánh giá đúng hơn rủi ro của khách hàng hay dự án vay vốn.
Phân tích tín dụng theo lối hiện đại – mô hình điểm số tín dụng, xếp hạng doanh nghiệp về thực chất là dựa trên số liệu quá khứ của khách hàng tiến hành cho điểm khách hàng theo các tiêu chí có sẵn. Khách hàng được cấp tín dụng hay xác định hạn mức tín dụng theo điểm số có được. Việc cấp tín dụng như vậy đã phần nào loại bỏ đi khách hàng có rủi ro cao hoặc hạn chế hạn mức tín dụng của họ.
Sau đây là một số chỉ tiêu trong mô hình điểm số, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại OJB:
Bảng 2.8: Chỉ tiêu xếp hạng tín dụng I. Thông tin tài chính
STT Các chỉ tiêu Tỷ trọng
1 Chỉ tiêu thanh khoản
1.1 Khả năng thanh toán hiện hành 1.2 Khả năng thanh toán nhanh 1.3 Khả năng thanh toán tức thời
24%
10% 8% 6%
2 Chỉ tiêu hoạt động
2.1 Vòng quay vốn lưu động 2.2 Vòng quay hàng tồn kho 2.3 Vòng quay các khoản phải thu 2.4 Hiệu suất sử dụng TSCĐ
28%
6% 8% 8% 6%
3 Chỉ tiêu cân nợ
3.1 Tổng nợ dài hạn/ Tổng tài sản 3.2 Nợ dài hạn/ Vốn CSH
20%
12% 8%
4 Chỉ tiêu thu nhập
4.1 Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần
4.2 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ Doanh thu thuần 4.3 Lợi nhuận sau thuế/ Vốn CSH bình quân
4.4 Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân 4.5 EBIT/ Chi phí lãi vay
28% 5% 5% 8% 5% 5%
II. Thông tin phi tài chính
STT Các chỉ tiêu Tỷ trọng
1.1 Khả năng trả nợ gốc trung, dài hạn
1.2Nguồn trả nợ của khách hàng theo đánh giá của cán bộ tín dụng
3,4% 5%
2 Trình độ quản lý và môi trường nội bộ
2.1 Lý lịch tư pháp của người đứng đầu doanh nghiệp/ kế toán trưởng
2.2 Kinh nghiệm chuyên môn của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp
2.3 Trình độ học vấn của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp 2.4 Năng lực điều hành của người trực tiếp quản lý doanh
nghiệp theo đánh giá của cán bộ tín dụng 2.5 Quan hệ của Ban lãnh đạo với cơ quan hữu quan
2.6 Tính năng động và độ nhạy bén của Ban lãnh đạo với sự thay đổi của thị trường theo đánh giá của cán bộ tín dụng
2.7 Môi trường kiểm soát nội bộ của doanh nghiệptheo đánh giá của cán bộ tín dụng
2.8 Môi trường nhân sự nội bộ của doanh nghiệp
4% 4,4% 4,4% 4,4% 4,4% 4,4% 4,2% 4,2% 4,2%
3 Quan hệ với ngân hàng 4,6%
4 Các nhân tố bên ngoài
4.1 Triển vọng ngành
4.2 Khả năng gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới theo đánh giá của cán bộ tín dụng
4.3 Khả năng sản phẩm của doanh nghiệp bị thay thế bởi các “sản phẩm thay thế”
4.4 Tính ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vào (khối lượng và giá cả )
4.5 Chinh sách bảo hộ/ ưu đãi của nhà nước
4.6 Ảnh hưởng của các chính sách của các nước – thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp.
4.7 Mức độ phụ thuộc của hoạt động kinh doanh của Doanh nghiêp và các điều kiện tự nhiên
2,7% 2,7% 2,5% 2,5% 2,7% 2,7% 2,2%
5 Các đặc điểm hoạt động khác
5.1 Sự phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp (nguồn nguyên liệu đầu vào)
5.2 Sự phụ thuộc vào một số ít người tiêu dùng (sản phẩm đầu ra)
5.3 Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của doanh thu của Doanh nghiệp trong 3 năm gần đây
5.4 Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của lợi nhuận sau thuế của Doanh nghiệp trong 3 năm gần đây
5.5 Số năm hoạt động trong ngành
5.6 Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp (tiêu thụ sản phẩm) 5.7 Uy tín của Doanh nghiệp với người tiêu dùng
5.8 Mức độ bảo hiểm tài sản
5.9 Ảnh hưởng của sự biến động nhân sự đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm gần đây.
5.10 Khả năng tiếp cận các nguồn vốn
5.11 Triển vọng phát triển của doanh nghiệp theo đánh giá của cán bộ tín dụng
3,2% 3,2% 2,2% 2,2% 2% 3,2% 4,4% 2,5% 2,5% 2,5% 2,5%
Tổng điểm số của một doanh nghiệp theo hệ thống xếp hạng của OJB sẽ là tổng của điểm cho thông tin tài chính và điểm cho các thông tin phi tài chính, trong đó tỷ trọng điểm cho thông tin tài chính là 35% còn điểm cho thông tin phi tài chính là 65%.
Qua các chỉ tiêu trên và tỷ trọng của chúng có thể thấy có nhiều khoản chiếm tỷ trọng tương đối trong điểm số phụ thuộc vào nhận xét đánh giá chủ quan của của cán bộ tín dụng như các khoản mục 1.2; 2.4; 2.6; 2.7; ….điều này có thể tăng rủi ro nếu ngân hang không có biện pháp giám sát, rà soát chặt chẽ.
2.3. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại NHTMCP Đại Dương 2.3.1. Một số kết quả đạt được trong công tác hạn chế RRTD
Với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên, trong 3 năm qua NHTMCP Đại Dương đạt được những thành công nhất định trong công tác hoạt động tín dụng.
+ Tỷ lệ nợ quá hạn tương đối thấp (~ 5%). Tuy tỷ lệ nợ quá hạn có tăng qua các năm nhưng vẫn thuộc phạm vi kiểm soát của ngân hàng.
+ Thực hiện có hiệu quả công tác thu hồi nợ. Ngân hàng tăng cường thu hồi đối với các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn, thu khoản nợ rủi ro, thu lãi cho vay, xử lý nợ khó đòi, nợ có vấn đề. Do đó, trong 3 năm qua tỷ lệ thu lãi từ hoạt động tín dụng tương đối cao khoảng 95%/ tổng lãi.
+ Xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa các phòng ban với nhau. Đặc biệt là mối quan hệ giữa cán bộ tín dụng và kế toán cho vay biểu hiện như: đối với những khoản vay từ lần thứ 2 trở đi khi thẩm định hồ sơ xin vay cán bộ tín dụng đã có thể thu thập được nhiều thông tin thông qua việc xem số lưu các chứng từ của bộ phận kế toán cho vay. Do kế toán cho vay tại ngân hàng theo dõi việc trả nợ gốc và lãi của khách hàng theo kỳ hạn nợ một cách khoa học và thông báo kịp thời cho cán bộ tín dụng nên đã tạo điều kiện đôn đốc khách hàng trả nợ, trả lãi.
+ Thực hiện việc mở rộng cho vay, đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Tích cực chủ động, coi trọng công tác thẩm định, kiểm tra kiểm soát các khoản tín dụng. Đặc biệt ngân hàng đã nhanh chóng áp dụng và triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đến toàn bộ khách hàng doanh nghiệp trên khắp hệ thống hình thành dữ liệu khách hàng đã dạng nhằm phục vụ công tác cấp và kiểm soát chặt chẽ tín dụng.
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân gây RRTD đối với NHTMCP Đại Dương
Một số khó khăn, vướng mắc
+ Khi vay vốn tại ngân hàng, thủ tục giấy tờ còn rườm rà. Hồ sơ vay vốn gồm rất nhiều giấy tờ, cần nhiều chữ ký, chứng nhận của các cơ quan liên quan. hồ sơ được chấp nhận cho vay phải qua bốn chữ ký của cán bộ tín dụng, trưởng phòng tín dụng, giám đốc hoặc người được uỷ quyền và cán bộ kế toán.
+ Việc đầu tư tín dụng còn mang tính bị động. Chỉ vì sợ mất khách hàng do nghe thông tin ngân hàng khác trên địa bàn lôi kéo mà trong khi đó chưa có thông tin đầy đủ, chính xác để phân tích thẩm định đã quyết định cho vay.
+ Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng với chủ đầu tư. Trong công tác xây dựng các dự án có tính khả thi sự phối hợp còn chưa ăn ý. Cán bộ trực tiếp thẩm định của ngân hàng năng lực trình độ còn bất cập do đó khả năng tư vấn tham mưu cho chủ đầu tư bị hạn chế.
+ Một số cán bộ tín dụng chưa nghiêm túc. Điều này thể hiện trong việc chấp hành quy trình nghiệp vụ, tình trạng gia hạn nợ còn nhiều và chưa thực hiện tốt việc thu nợ các kỳ hạn đến hạn của vốn vay.
+ Năng lực của cán bộ tín dụng. Những cán bộ lâu năm từ chế độ cũ do khả năng thích ứng sự chuyển đổi còn kém, trình độ đào tạo chưa chuyên sâu; những cán bộ mới kinh nghiệm còn thiếu, còn vội vàng khi quyết định cho vay. Mặc dù,