Mặt khác, việc rèn học sinh còn hạn chế năng lực về học môn Toán sẽ làm chocác em tự tin hơn khi đến lớp, công tác duy trì sĩ số mới được đảm bảo, góp phầnlàm nên thắng lợi của công tác
Trang 1I MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài:
Đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động sáng tạo, độc lập tiếp thutri thức là một vấn đề mà nhiều nhà giáo dục đã và đang quan tâm trong giai đoạnhiện nay Trong đó bậc Tiểu học là bậc học nền móng cho việc hình thành nhân cách,tri thức ở học sinh Các môn học ở bậc Tiểu học có liên quan mật thiết và cùng hỗ trợcho nhau Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Tiếng việt môn Toán có một
vị trí rất quan trọng nhằm góp phần trang bị những kiến thức cơ bản ban đầu về sốhọc, các số tự nhiên, phân số, các đại lượng thông dụng, một số yếu tố hình học vàthống kê đơn giản Chính vì vậy việc hình thành kiến thức cơ bản cho học sinh ở bậcTiểu học là điều rất cần thiết
Chất lượng giáo dục hiện nay ngày một được nâng lên, phù hợp với xu thếphát triển của thời đại Song trong thực tế, chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận rằngbên cạnh phần lớn học sinh có khả năng tiếp thu bài tốt vẫn còn một bộ phận khôngnhỏ học sinh tiếp thu bài chậm do nhiều nguyên nhân khác nhau Bởi mỗi học sinh
là một cá thể riêng biệt, các em khác nhau về ngoại hình, tính cách, điều kiện học tập
và cả khả năng nhận thức trong học tập Có những học sinh còn hạn chế năng lực vềhọc môn Toán là hiện tượng đã và đang tồn tại trong các nhà trường Việc dạy các
em học sinh chưa hoàn thành ở môn Toán lên trình độ hoàn thành quả là một vấn đềkhông đơn giản Đây là vấn đề hiện nay luôn được các nhà trường và xã hội quantâm và tìm giải pháp để khắc phục Vấn đề nêu trên rất khó khăn với không ít giáoviên bởi hiện tại chưa có tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu vào vấn đề này, đồngnghiệp, nhà trường chưa có nhiều kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục
Mặt khác, việc rèn học sinh còn hạn chế năng lực về học môn Toán sẽ làm chocác em tự tin hơn khi đến lớp, công tác duy trì sĩ số mới được đảm bảo, góp phầnlàm nên thắng lợi của công tác phổ cập giáo dục Tiểu học ở địa phương Vậy là mộtgiáo viên chủ nhiệm thì phải làm gì đối với những học sinh còn hạn chế năng lực vềhọc môn Toán này? Đó chính là vấn đề mà tôi rất quan tâm và nó luôn thôi thúc tôitrong suốt quá trình dạy học
Trong những năm gần đây, tôi luôn được phân công giảng dạy lớp 4 Đó làđiều kiện tốt giúp tôi tìm hiểu rõ về đặc điểm tâm sinh lí của các em và đề ra các biệnpháp để rèn những học sinh còn hạn chế năng lực về học môn Toán có thể nắm đượcbài và hoà nhập vào các hoạt động trên lớp cùng các bạn Bên cạnh đó, trong quátrình công tác tại trường Tiểu học Hoằng Anh, những khó khăn mà tôi gặp phải luônđược sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường và tập thể đồng nghiệp chia sẻ.Chính sự chia sẻ nhiệt tình đó đã góp phần tạo nên nhiều kinh nghiệm hữu ích được
áp dụng thành công Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh của nhà
trường tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh còn hạn chế năng lực về học môn Toán lớp 4 ” ở lớp 4B trường Tiểu học Hoằng Anh.
Trang 22 Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu về nội dung, phương pháp dạy học sinh còn hạn chế năng lực vềhọc môn Toán lớp 4, từ đó giúp học sinh còn hạn chế năng lực về học môn Toánnắm bắt, tiếp thu bài nhanh, nắm vững kiến thức đã học, đáp ứng yêu cầu chươngtrình của lớp học
- Đề xuất một số biện pháp giúp giáo viên lớp 4 nói riêng và giáo viên Tiểuhọc nói chung nắm được một số kinh nghiệm giúp học sinh còn hạn chế năng lực vềhọc môn Toán
3 Đối tượng nghiên cứu:
- Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Toán lớp 4
- Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học giúp học sinh còn hạnchế năng lực về học môn Toán lớp 4
- Học sinh lớp 4 còn hạn chế năng lực về học môn Toán
4 Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu các tài liệu về nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổchức dạy học môn Toán lớp 4
- Nghiên cứu phương pháp, hình thức tổ chức giúp học sinh còn hạn chế nănglực về học môn Toán lớp 4
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thực nghiệm
Trang 3II NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận.
Theo yêu cầu về nội dung giáo dục Tiểu học đó là: Phải đảm bảo cho học sinh
có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản
về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh; cóhiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mĩ thuật Đối với dạy học Toán lớp 4 nhằmgiúp HS:
*Về số và phép tính:
- Số tự nhiên:
+ Nhận biết một số đặc điểm chủ yếu của dãy số tự nhiên
+ Biết đọc, viết, so sánh, sắp thứ tự các số tự nhiên
+ Biết cộng, trừ các số tự nhiên; nhân số tự nhiên với số tự nhiên có ba chữ số;chia số tự nhiên có đến sáu chữ số cho số tự nhiên có đến ba chữ số
+ Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính khi biết kết quả tính vàthành phần kia
+ Biết tính giá trị của biểu thức số có đến ba dấu phép tính (có hoặc không códấu ngoặc) và biểu thức có chứa một, hai, ba chữ số dạng đơn giản
+ Biết vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng và phép nhân, tínhchất nhân một tổng với một số để tính bằng cách thuận tiện nhất
+ Biết tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính, nhân với 10, 100, 1000,…Chiacho 10, 100, 1000,…Nhân số có hai chữ số với 11
+ Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9,…
- Phân số:
+ Bước đầu nhận biết về phân số (qua hình ảnh trực quan)
+ Biết đọc, viết phân số; tính chất cơ bản của phân số; biết rút gọn, quy đồngmẫu số các phân số; so sánh hai phân số
+ Biết cộng, trừ, nhân, chia hai phân số dạng đơn giản
- Biết vẽ đường cao của hình tam giác, hai đường thẳng vuông góc, hai đườngthẳng song song; hình chữ nhật, hình vuông khi biết độ dài các cạnh
- Biết tính chu vi, diện tích của hình bình hành, hình thoi
Trang 4* Về một số yếu tố thống kê và tỉ lệ bản đồ:
- Biết đọc và nhận định (mức độ đơn giản) các số liệu trên biểu đồ cột
- Biết một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ trong thực tế
*Về giải bài toán có lời văn :
- Biết tự tóm tắt bài toán bằng cách ghi ngắn gọn hoặc bằng sơ đồ, hình vẽ
- Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến ba bước tính, trong đó cócác bài toán: tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó,tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số
* Về phát triển ngôn ngữ, tư duy và góp phần hình thành nhân cách của học sinh:
- Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và cụ thể hóa
- Biết diễn đạt một số nhận xét, quy tắc, tính chất,… bằng ngôn ngữ nói, viết ởdạng khái quát
Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng mà Bộ Giáo dục đã ban hành trên cơ
sở giáo viên tổ chức và hướng dẫn học sinh tham gia vào các hoạt động học tập mộtcách tích cực, chủ động, sáng tạo, khuyến khích học sinh tự phát hiện và giải quyếtcác vấn đề của bài học để tự chiếm lĩnh rồi vận dụng kiến thức mới, góp phần tạohứng thú và tự tin trong học tập toán của các đối tượng học sinh Yêu cầu giáo viênphải dạy học theo cách phân hoá đối tượng học nhằm giải quyết chuẩn kiến thức kỹnăng tối thiểu và bồi dưỡng năng khiếu Toán học cho học sinh
2 Thực trạng.
Qua nhiều năm làm công tác giảng dạy ở lớp 4 tôi đã nhận thấy:
- Chương trình toán lớp 4 là chương trình chuyển tiếp giữa các lớp 1, 2, 3.Học sinh được củng cố, mở rộng kiến thức về 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia vàgiải toán đặc biệt là giải các bài toán điển hình qua các vòng số Trên tập hợp số tựnhiên, phân số; học sinh tiếp tục được học các đại lượng thông dụng, một số yếu tốhình học và thống kê đơn giản
- Sự phát triển tâm sinh lí của sinh lớp 4 đang ở sự giao thời của lứa tuổi saonhi đồng và lứa tuổi thiếu niên Ở lứa tuổi này tư duy cụ thể của các em đang chuyểndần sang tư duy trừu tượng, sự ghi nhớ có chủ định ngày một phát triển hơn Song sựphát triển tâm lí, tri thức, kinh nghiệm chưa được nhiều, chưa nhận thức đầy đủ, kháiquát mà các em vẫn thiên về nhận thức trong những trường hợp, hoàn cảnh cụ thể
- Nhìn chung động cơ học tập của các em tương đối tốt Tuy nhiên, tuy cùnghưởng thụ một nội dung chương trình giáo dục như nhau nhưng mỗi học sinh đều có
sự phát triển về thể chất và trí tuệ, điều kiện hoàn cảnh sống và sự quan tâm chămsóc ở gia đình, động cơ và thái độ học tập, năng lực học tập và khả năng tiếp thu bàicũng khác nhau nên trong một lớp học có rất nhiều đối tượng học sinh Có nhiều họcsinh tiếp thu bài nhanh, sâu sắc thì việc kiểm tra kiến thức, giảng dạy kiến thức mới,giáo viên thực hiện dễ dàng, các em dễ dàng làm được tất cả các bài tập giáo viên
Trang 5giao cho Nhưng đối với các em học sinh còn hạn chế năng lực về học môn Toán thìrất khó khăn, vì các em tiếp thu bài chậm, thậm chí không hiểu bài Khi không hiểubài dẫn đến trường hợp các em không tự trải nghiệm, tương tác; thời gian cả lớp làmbài các em này thường không tập trung học bài
- Qua quá trình giảng dạy, bản thân nhận thấy rằng các em học sinh còn hạnchế năng lực về học môn Toán là những học sinh không chịu chú ý, chưa chuyên tâmvào việc học Còn một bộ phận nhỏ thì các em chưa xác định được mục đích của việchọc Các em chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những nộidung đã học mà không hiểu được nội dung đó nói lên điều gì
- Đối tượng học sinh hạn chế về năng lực môn Toán thường là những em cóhoàn cảnh khó khăn về kinh tế, cha mẹ ly hôn, bố mẹ đi làm ăn xa phải ở nhà vớiông bà Học sinh còn hạn chế về năng lực môn Toán thường có tâm lí tự ti, mặc cảm,hiểu chậm cái mới, quên nhanh cái vừa tiếp thu được Quá trình ghi nhớ chậm,không bền vững, không đầy đủ và thiếu chính xác Dễ quên với cái gì không liênquan, không phù hợp với nhu cầu mong đợi của trẻ, khó nhớ những gì có tính kháiquát, trừu tượng, quan hệ lôgic
- Học sinh hạn chế về năng lực môn Toán gặp phải nhiều vướng mắc sau:+ Khả năng tính toán chậm do cộng, trừ, nhân, chia trong bảng chưa thuầnthục Khi thực hiện các phép tính cộng, trừ có nhớ và nhân, chia ngoài bảng, cónhiều lỗ hổng về kiến thức
+ Đặt tính chưa đúng, còn lẫn lộn giữa cộng, trừ, nhân, chia
+ Năng lực giải toán của một số học sinh chưa tốt
+ Không vận dụng được kiến thức của bài trước cho bài sau
+ Các em không thích môn Toán vì môn Toán khô khan, ít hình ảnh sinh độngnhư những môn học khác
+ Một số học sinh có thái độ thờ ơ với việc học tập, ngại cố gắng, thiếu tự tin,tiếp thu thụ động, chán nản trong học tập
Ngay đầu năm học 2015 - 2016 tôi được nhà trường phân công giảng dạy vàchủ nhiệm lớp 4B với tổng số học sinh là 32 em Tôi đã tìm hiểu tình hình thực tếviệc học toán của lớp, kết quả thu được như sau:
Từ kết quả trên, tôi mạnh dạn áp dụng một số biện pháp để giúp học sinh cònhạn chế về năng lực môn Toán lớp 4 trường Tiểu học Hoằng Anh
3 Các giải pháp giúp học sinh còn hạn chế về năng lực môn Toán lớp 4
3.1 Phân loại đối tượng học sinh
Trang 6Việc phân loại đối tượng học sinh rất quan trọng, bởi lẽ nếu không biết đượccác em còn hạn chế chỗ nào thì rất khó kèm cặp Tôi thực hiện thường xuyên côngtác phân loại học sinh ở thời điểm đầu năm học, trong quá trình giảng dạy…Vì vậyngay sau khi nhận lớp, tôi vừa dạy vừa theo dõi cũng như tham khảo giáo viên lớpdưới để đưa ra kết luận chính xác và khoanh nhóm đối tượng để đề ra phương phápdạy học phù hợp.
3.2 Xây dựng môi trường học tập thân thiện.
Môi trường học tập cũng là một yếu tố quan trọng giúp phát huy tính tích cựccủa học sinh, nó là một trong những yếu tố giúp học sinh hạn chế năng lực môn Toánrất có hiệu quả Tôi đã tạo cho học sinh một môi trường học tập tốt, giúp các em tựcảm nhận hết ý nghĩa của việc: “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” Sự thânthiện của giáo viên là điều kiện cần để thực hiện những biện pháp đạt hiệu quả cao.Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười,… tôi đã tạo được sự gần gũi, cảm giác
an toàn cho học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộcsống của bản thân mình Bốn bức tường của lớp học, tôi và học sinh tận dụng để hỗtrợ cho việc học
Ví dụ: Trưng bày “ Sản phẩm của em”: Các sản phẩm đẹp do các em làm rasau khi học thủ công, mĩ thuật, …; hay những bài toán có cách làm hay, được trangtrí trên tường để học sinh trong lớp cùng xem, học tập lẫn nhau, kích thích học sinhphấn đấu hoàn thiện làm đẹp, làm tốt sản phẩm của mình để được biểu dương trướclớp Phòng học của lớp được nhà trường và đồng nghiệp đánh giá có tính thẩm mĩ vàkhoa học
- Góc toán học: Là nơi trưng bày những bài giải toán, những bài tìm thànhphần chưa biết, các bảng cộng, trừ, với các nội dung theo chương trình đang học đểkhi vui chơi, lúc rảnh rỗi các em nhìn vào, lâu dần sẽ khắc sâu vào trí nhớ
- Góc văn thơ: Tôi chọn những học sinh viết chữ đẹp viết một số bài thơ, đoạnvăn hay đã học trong tuần hoặc các bài sưu tầm trên báo, dán lên để tất cả học sinhcùng đọc nhằm kích thích sự yêu mến văn thơ, yêu thích viết chữ đẹp, cho các emtìm hiểu thêm về các con vật, giúp các em miêu tả khi làm tập làm văn hay vẽ về convật trong môn Mĩ thuật
- Góc thi đua: Nơi gắn cờ biểu dương tổ chăm ngoan, giữ vệ sinh tốt, tích cựcphát biểu, giúp học sinh phấn khởi học tập tốt, chấp hành tốt nội quy nhà trường,lớp học Nơi này có bảng vàng danh dự ghi tên những học sinh giỏi, chăm ngoan đểlàm gương và là niềm vui cho các em Đồng thời để khuyến khích học sinh khácphấn đấu noi theo
- Học sinh đóng góp truyện, sách báo để xây dựng thư viện mi ni cho lớpnhằm trau dồi kỹ năng đọc, giúp học sinh thư giãn
Để lớp học luôn phong phú, kích thích sự rèn luyện của học sinh tôi thườngxuyên thay đổi nội dung cho phù hợp với chủ điểm học sinh đang học, khuyến khích
Trang 7các em làm các sản phẩm sáng tạo hơn để trang trí cho các bạn cùng học tập Đặcbiệt tôi chú ý làm tốt nội dung ở góc thi đua Tôi cho học sinh nhận xét sự cố gắngvươn lên, sự tiến bộ trong tuần của học sinh nhất là những em học sinh chưa hoànthành Danh sách học sinh được ghi trên bảng vàng danh dự cũng được thay đổi quatừng tháng Thật sự học sinh rất hứng thú, phấn đấu hoàn thiện để mình, sản phẩmcủa mình được trưng bày lên lớp, được ghi tên vào góc thi đua, trên bảng vàng danh
dự Tôi rất mừng khi thấy học sinh trong lớp nhất là những em học sinh chưa hoànthành môn Toán rất thích, rất tích cực tham gia và phần nào giúp các em lĩnh hội kiếnthức ở môn Toán và các môn học khác rất tốt
3.3 Thường xuyên cải tiến nội dung và các hình thức tổ chức dạy học
trong mỗi tiết học.
- Phối hợp các hình thức dạy học theo lớp, theo nhóm hay hoạt động cá nhânmột cách phù hợp có hiệu quả, tạo nhiều hình thức thi đua trong học tập
- Tổ chức các trò chơi học tập, cải tiến các bài tập trong sách giáo khoa thànhtrò chơi, câu đố hay giải ô chữ để thu hút sự chú ý ở học sinh, các em được học màchơi, chơi mà học Điều đặc biệt chú ý là trong mỗi tiết học, mỗi trò chơi tôi thườngxuyên quan tâm khuyến khích tất cả các em tiếp thu bài chưa nhanh tham gia mộtcách tích cực, tự tin, thoải mái, tránh trường hợp để các em cảm thấy bị ép buộc
Ví dụ : Trò chơi " Tìm bạn cho tôi": Mỗi đội có 20 tấm thẻ bằng bìa, trên đóghi những phép tính toán học Trong đó có các phép tính có giá trị bằng nhau Cáchchơi: Chia lớp thành các đội, mỗi đội từ 4 - 6 em Trong khoảng thời gian là 5 phútcác đội phải tìm được các cặp đôi phép tính có kết quả bằng nhau Đội nhanh nhấtđúng nhất là đội chiến thắng Trò chơi này giúp các em rèn kĩ năng tính nhẩm rất tốt
- Giáo viên thay hình thức tính nhẩm trong các phép tính +, -, x, : thành tròchơi thi đua tiếp sức giữa các tổ
- Sử dụng phối hợp bài tập trắc nghiệm giúp tiết học thêm phong phú, sinhđộng Thay vì cứ lặp đi lặp lại việc giải toán có lời văn, thỉnh thoảng tôi thay đổibằng hình thức trắc nghiệm
Ví dụ: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
1.Chiều cao của các bạn Lan, Cúc, Đào, Hồng lần lượt là 136cm, 129cm,
132cm và 139cm Hỏi chiều cao trung bình của mỗi bạn là bao nhiêu?
A 133cm B 134cm C 135cm D 143cm
2 Hiện nay tổng số tuổi của hai mẹ con là 40 tuổi và mẹ hơn con 24 tuổi Tuổi
của mẹ hiện nay là:
A 8 tuổi B 64 tuổi C 32 tuổi D 16 tuổi
Khi học sinh làm những dạng bài này, tôi luôn chú ý quan sát nhắc nhở các em
tự tìm cách làm, tránh tình trạng các em không cần làm mà chỉ nhìn bài để khoanh vàgiúp các em ghi nhớ kiến thức đã học tôi cho học sinh trình bày cách làm để có đượckết quả của mình
Trang 83.4 "Ứng dụng công nghệ thông tin" thiết kế giáo án điện tử để nâng cao hiệu quả giảng dạy
Ngày nay, do sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin, việc thực hiện bàigiảng bằng giáo án điện tử không những thay đổi hình thức dạy học mà còn nhiều tácdụng Học sinh hứng thú học tập bởi các hình ảnh trực quan đẹp, mới lạ, sống độngkiến thức trở nên gần gũi, học sinh dễ hiểu, gây sự tò mò, ham học hỏi Thực hiệnbài giảng bằng giáo án điện tử đã làm giảm sự “khô khan” của toán học, đồng thời cóthể thiết kế được nhiều trò chơi lí thú, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học vàtrong cùng một lúc có thể kiểm tra được nhiều đối tượng học sinh, khi kiểm tra câutrả lời, sự phản hồi của học sinh, giáo viên dễ dàng bật máy để kiểm tra, tiện lợi nhất
là câu trả lời trắc nghiệm
3.5 Khuyến khích học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa.
Khuyến khích học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa, học tập ngoài trời sẽgiúp học sinh có điều kiện tiếp xúc môi trường xung quanh, có cơ hội để giao lưu,học hỏi lẫn nhau Qua đó rèn luyện tính nhanh nhẹn, sự tự tin, bản lĩnh Đây là phẩmchất rất cần thiết của con người trong thời đại mới đồng thời giúp các em còn hạnchế về năng lực môn Toán có cơ hội thể hiện năng lực, nâng dần khả năng nhận thứccủa bản thân về mọi mặt Từ đó giúp các em tiếp thu kiến thức về môn Toán tốt hơn
3.6 Làm tốt công tác thi đua khen thưởng trong lớp học
Trong khi dạy ở tất cả các phân môn, tôi thực hiện đúng theo tinh thần đánhgiá học sinh của Thông tư 30/2014/TT – BGDĐT, thường xuên chú ý đến sự tiến bộtừng mặt của từng em để có lời khen kịp thời dù là rất nhỏ Nếu việc này làm tốt sẽgiúp các em thấy được mình đã có tiến bộ và được cô, các bạn khẳng định Đây làmột trong những động lực giúp các em cố gắng nhiều hơn nữa trong học tập Bêncạnh đó tôi sử dụng những lời phê bình nhẹ nhàng nhưng có sức thuyết phục tránhcác em bị tổn thương, tránh việc xử phạt nặng mỗi khi các em làm chưa đúng hoặcchưa tiến bộ Mặt khác sự đối xử công bằng và bình đẳng của giáo viên đối với họcsinh cũng rất quan trọng để các em tin tưởng vào sự đánh giá, nhận xét của giáo viên
và xem giáo viên là người chuẩn mực đáng tin cậy
3.7 Phối hợp với giáo viên bộ môn trong việc giúp học sinh còn hạn chế
về năng lực môn Toán.
Trong thực tế, những học sinh còn hạn chế về năng lực môn Toán thì khả năngtiếp thu kiến thức ở các môn học khác cũng chậm Chính vì thế, để việc kèm cặp họcsinh còn hạn chế về năng lực môn Toán thành công chúng ta cần phối hợp với giáoviên dạy các môn đặc thù chú ý quan tâm kèm cặp, tạo điều kiện tối đa để các emtham gia lĩnh hội kiến thức một cách chủ động
3.8 Thành lập: " Đôi bạn cùng tiến"
Qua nắm được lực học, sở thích, điều kiện hoàn cảnh của từng em trong lớp,tôi phân công một học sinh có năng lực học toán tốt kèm một học sinh hạn chế về
Trang 9năng lực học toán và sắp xếp cho 2 em ngồi cùng một bàn.Việc thành lập "đôi bạncùng tiến" được tôi rất quan tâm Khi thành lập đôi bạn học tập tôi chú ý tạo thànhđôi bạn có thể giúp nhau tiến bộ về môn Toán, đồng thời mỗi đôi bạn này phải cùng
sở thích, thân nhau và gần nhà nhau Tôi hướng dẫn cho học sinh có năng lực họctoán tốt cách kèm bạn học: Nhắc nhở bạn học bài, xem lại bài; trao đổi kinh nghiệmhọc tập; cách học bài dễ thuộc; cách vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập;hướng dẫn bạn làm bài tập hoặc củng cố kiến thức mà bạn chưa hiểu vào sinh hoạt
15 phút đầu giờ hoặc vào những buổi hai bạn có thể tự học
Bản thân tôi đầu giờ cũng vào lớp sớm giúp đỡ học sinh; xem cách thực hiệncủa đôi bạn học tập như thế nào để có những điều chỉnh cho phù hợp hơn
Qua việc làm trên, tôi thấy tình cảm bạn bè càng gắn bó hơn Những học sinhcòn hạn chế về năng lực môn Toán thường hay nhút nhát, rụt rè nay không còn nữa
mà trở nên mạnh dạn, tự tin hơn; các em càng ham thích đến lớp để hòa nhập với bạn
bè, việc học của các em ngày càng tiến bộ hơn
3.9 Định hướng cho học sinh tự học theo phong cách: Học mọi nơi, học
mọi lúc, học mọi người, học bằng mọi cách và học qua mọi nội dung.
Để định hướng cho học sinh tự học theo phong cách: Học mọi nơi, học mọilúc, học mọi người, học bằng mọi cách và học qua mọi nội dung trước hết người giáoviên cần rèn cho học sinh nề nếp tự quản và khả năng tự học cho học sinh
Học mọi nơi: Lê - nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi” Học là học kiếnthức, học cách suy nghĩ tìm ra kiến thức, học ở nhà, ở lớp, ở câu lạc bộ, ở thư viện, ởnơi nghỉ hè,…
Học mọi lúc: Nếu học sinh đã biết học “mọi nơi” thì các em cũng sẽ biết họcmọi lúc, tận dụng lúc rảnh rỗi: Học vào lúc đi du lịch, học trên đường đi chơi, họckhi đang hóng mát,…
Ví dụ:
1 Buổi sáng khi đi tập thể dục, các em có thể quan sát vị trí mọc của mặt trời
ở chân trời phía Đông từ đó tập xác định các hướng Tây - Nam - Bắc, các em cũng
có thể liên hệ đến sự chuyển động của mặt trời trong một ngày
2 Khi nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, lúc các em ngồi trên xe
đi đến nơi tham quan, giáo viên cũng có thể giúp các em ôn cách tính về tìm số trungbình cộng Chẳng hạn cho học sinh tìm xem trung bình mỗi giờ ô tô đi được baonhiêu ki - lô - mét? bằng cách dựa vào số ghi ở cột cây số trên đường và chiếc đồnghồ; các em thực hiện một trò chơi thú vị là đọc số ki - lô - mét ghi ở cột cây số chobiết quãng đường từ nhà đến nơi tham quan và chia cho thời gian ô tô đã đi
Học mọi người: Học người thật, việc thật, người tốt, việc tốt, người xưa tronglịch sử, nhân vật trong truyện,… Khi đọc truyện “Vua máy tính Bin Ghết” (Truyệnđọc lớp 4), yêu thích và khâm phục vua máy tính Bin Ghết - nhà phát minh, nhà kinhdoanh, một trong những người giàu có nhất hành tinh, học sinh học được ở nhân vật
Trang 10Bin Ghết tinh thần say mê học tập, làm việc; đam mê đọc sách từ khi còn rất bé; ýchí quyết tâm cao.
Học bằng mọi cách: Giáo viên cần giúp cho học sinh thoát khỏi lối học thụđộng, đơn giản là đến lớp nghe giảng, về nhà làm bài, học thuộc bài,… Kiên trì giúphọc sinh có thói quen tự đọc sách báo, hứng thú tra từ điển, qua tivi, qua các phươngtiện nghe nhìn, qua các trang web, qua các câu hỏi thông minh,… Phải bằng mọicách tự mình tìm ra kiến thức, khám phá cái mới, cái chưa biết bằng hành động vàsuy nghĩ của chính mình
Tóm lại: Học sinh cần rèn luyện cho bản thân tinh thần tự học, kĩ năng tự học.Các em không chỉ thực hiện việc tự học ở cấp Tiểu học hay Trung học mà việc tựhọc cần phải được rèn luyện suốt đời, rèn luyện đến mức nhuần nhuyễn thì mới cóthể cập nhật được tri thức và “nên người” ở thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay
3.10 Kết hợp: Gia đình - Nhà trường - Xã hội
- Việc rèn nề nếp tự quản, tinh thần tự học, học mọi nơi, học mọi lúc, học mọingười, học bằng mọi cách có thành công hay không cũng phải dựa vào mối quan hệmật thiết này Sự phối hợp mật thiết giữa Nhà trường – Gia đình – Xã hội sẽ tạo chochúng ta có một giải pháp tốt hơn để rèn luyện giáo dục các em Nó góp phần hìnhthành ở học sinh những hành vi và thói quen đạo đức rất quan trọng của nhân cáchngười công dân, người lao động có khả năng hòa nhập tích cực vào cuộc sống củacộng đồng xã hội
- Thực tế nếu chỉ giao cho đôi bạn học tập hoặc chỉ một giáo viên kèm cặp màkhông có sự giúp đỡ chỉ bảo của phụ huynh thì kết quả khó mà thực hiện
- Ngay từ đầu năm học, trong cuộc họp phụ huynh tôi gặp riêng phụ huynh củanhững em còn hạn chế về năng lực môn Toán hướng dẫn cách phối hợp, cách kiểmtra, yêu cầu phụ huynh bố trí giờ tự học cho học sinh ở nhà, góc học tập của các emcần cách biệt với không gian sinh hoạt ồn ào của gia đình; các ngày nghỉ như chủnhật, cho các em tự học, kết hợp vui chơi hợp lí Duy trì thu nhận thông tin 2 chiềugiữa giáo viên và phụ huynh để có biện pháp phù hợp kèm cặp các em kịp thời
3.11 Có kế hoạch kèm cặp và biện pháp hỗ trợ cụ thể
3.11.1 Đối với những em kĩ năng thực hiện 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia,
chưa thành thạo
a Đối với số tự nhiên
Ngoài việc dạy các kiến thức trong chương trình toán 4, tôi tiến hành lên kếhoạch như sau:
- Thời gian đầu (khoảng 2 tháng) các em này sẽ được rèn kĩ năng tính miệng,giao bài tập làm thêm ở các tiết học tăng tiết cùng dạng để học sinh làm
Ví dụ: Bài tập: Đặt tính rồi tính
278157 : 3 475908 : 2 304968 : 4 408090 : 5
Trang 11+ - +
Tôi hướng dẫn học sinh những kiến thức đứt quãng ở lớp dưới, đặc biệt là rèn kĩ
năng thực hiện bốn phép tính cơ bản Thường xuyên kiểm tra các bảng cộng, trừ,bảng nhân, bảng chia và khả năng vận dụng của các em vào học toán trong chươngtrình toán lớp 4
- Dành thời gian dạy lại cho các em cách đặt tính và tính với các số có ít chữ sốtrước, khắc sâu cho học sinh kĩ năng đặt tính và tính, ôn lại cấu tạo, cách đọc viết số
tự nhiên Tôi cho học sinh làm các bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.Ban đầu, cho học sinh cộng các số có số chữ số bằng nhau rồi đến cộng các số có sốcác chữ số không bằng nhau
- Tôi rèn cho học sinh kĩ năng tính nhẩm Tôi thường dành ra năm phút đầubuổi học hoặc thời gian chuyển giữa các tiết để tổ chúc trò chơi "đố bạn" Tôi hướngdẫn học sinh đưa ra câu hỏi đơn giản như:
10 x 4 = ? 48 - 8 = ? 50 : 10 = ? 100 x 3 = ? ,
- Tôi thường xuyên dự kiến, theo dõi, nhắc nhở những sai lầm của học sinh (đượctích lũy từ kinh nghiệm dạy học nhiều năm ở lớp 4) Khi thực hiện các phép tínhnhân, chia ở lớp 4 học sinh thường gặp một số khó khăn sai lầm sau:
* Học phép nhân:
Khi nhân số tự nhiên có 2, 3 chữ số với số tự nhiên có 2, 3 chữ số có nhớ 2, 3lượt liên tiếp, học sinh thường chỉ nhớ 1, 2 lượt đầu mà không nhớ các lượt tiếp theo.VD: 234
=>Khắc phục: Đối với lỗi trên, giáo viên cần khắc phục cho học sinh bằng
cách yêu cầu các em nhẩm thầm trong khi tính (vừa tính, vừa nhẩm) như phép tính
X