1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hộ nông thôn Việt Nam

37 1,2K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 291 KB

Nội dung

Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, với khí thế hào hùng của dân tộc, cả nước bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội với kế hoạch 5 năm lần thứ 2(1976-1980). Đại hội Đảng lần thứ IV đã đề ra nhiệm vụ “...

LỜI MỞ ĐẦU Người ta thường nói “học phải đi đôi với hành”. Một cử nhân có trình độ cao phải được đào tạo tốt về kiến thức cũng như kỹ năng thực hành. Là một sinh viên năm cuối khoa Kế hoạch và phát triển-trường Đại học kinh tế quốc dân, em đã phải trải qua một thời gian thực tập tại Ban nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nông thôn thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW. Cùng với những kiến thức học được từ khoa Kế hoạch và phát triển, quá trình thực tập tại Ban là cơ hội tốt để em được thực hành, làm quen với môi trường làm việc của các cơ quan. Sau một thời gian thực tập tại Ban nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nông thôn thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW, cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ trong Viện, em đã hoàn thành bài Báo cáo tổng hợp này. Báo cáo chủ yếu tổng hợp những nét chính về Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW và Ban nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nông thôn và được chia thành 4 chương gồm: Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW. Chương II: Hoạt động của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW và Ban nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nông thôn. Chương III: Mặt được, mặt chưa được và những thách thức đối với viện và ban nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nông thôn. Chương IV: Đề tài đề xuất cho chuyên đề thực tập. Trong quá trình viết báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong thầy giáo và các bạn thông cảm. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TW. I. BỐI CẢNH THÀNH LẬP VÀ QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN VỀ TỔ CHỨC. Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, với khí thế hào hùng của dân tộc, cả nước bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội với kế hoạch 5 năm lần thứ 2(1976- 1980). Đại hội Đảng lần thứ IV đã đề ra nhiệm vụ “ .Tổ chức lại nền sản xuất xã hội trong phạm vi cả nước, cải tiến phương thức quản lý kinh tế, với trọng tâm là kế hoạch hóa, kiện toàn bộ máy quản lý kinh tế .”, “ . thực hiện một sự chuyển biến sâu sắc trong tổ chức và quản lý kinh tế trong cả nước .”. Thực hiện chủ chương của Đại hội, Trung ương Đảng và Chính phủ thấy cần phải có một cơ quan chuyên nghiên cứu, nhận xét, đánh giá khách quan quá trình xây dựng và phát triển kinh tế và kiến nghị các biện pháp khả thi, hữu hiệu nhằm quản lý ngày một tốt hơn nền kinh tế. Từ yêu cầu đó, Trung ương Đảng và Chính phủ đã thành lập một số nhóm, tổ gồm những cán bộ biệt phái từ các Bộ, ngành và sau này là Ban nghiên cứu cải tiến quản lý kinh tế trực thuộc Ban Bí thư và Chính phủ. Do đòi hỏi ngày càng bức xúc của thực tiễn phải nghiên cứu phương thức quản lý kinh tế mới, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW được thành lập trên cơ sở Ban nghiên cứu cải tiến quản lý kinh tế. Căn cứ vào Quyết nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Chính phủ đã ban hành nghị định số 111-CP ngày 18-5- 1978 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW. Năm 1992, Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị quyết số 07-CP ngày 27/10/1992 giao cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước(nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phụ trách Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, Viện được coi là cơ quan tương đương Tổng cục loại I và có tài khoản cấp I. Năm 2003, theo quyết định số 233/2003/QD-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW và Viện cấp Quốc gia, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC. Từ khi thành lập đến nay, tuy có những thay đổi về mặt vị trí và quy trình hoạt động, phối hợp nhưng chức năng và vai trò cơ bản của viện không thay đổi, đó là xây dựng và phát triển khoa học quản lý kinh tếViệt Nam, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với yêu cầu thực tiễn kinh tế - xã hội của từng giai đoạn phát triển của Việt Nam. Tương tự, về cơ cấu tổ chức cũng không có thay đổi lớn, từ chỗ Viện có 6 đầu mối(kể cà Văn phòng) khi thành lập, 7 đầu mối khi cơ cấu lại năm 1993 và đến nay là 9 đầu mối. Quyết định số 233/2003/TTg ngày 13 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW như sau: 1. Vị trí và chức năng: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW là viện cấp Quốc gia, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng nghiên cứu và đề xuất về thể chế, chính sách, kế hoạch hoá, cơ chế quản lý kinh tế, môi trường kinh doanh, cải cách kinh tế; tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tếtổ chức hoạt động tư vấn theo quy định của pháp luật. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW là đơn vị sự nghiệp khoa học, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; hoạt động tự chủ theo quy định của pháp luật. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện: 1. Tổ chức nghiên cứu xây dựng các đề án và thể chế kinh tế, đổi mới quản lý kinh tế, chính sách kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế, kế hoạch hoá, môi trường kinh doanh và những vấn đề khác thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế vĩ mô, liên ngành theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; 2. Phối hợp các đơn vị trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực nghiên cứu của Viện theo sự phân công của bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ; 3. Tổng hợp và đề xuất cơ chế, chính sách kinh tế cần bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới; tham gia nghiên cứu, thẩm định các cơ chế chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô, do các Bộ, ngành chủ trì soạn thảo; 4. Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực được giao và các lĩnh vực khoa học khác theo quy định của pháp luật; 5. Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn quản lý kinh tế trong nước, kinh nghiệm quốc tế; đề xuất việc thí điểm áp dụng những cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức quản lý kinh tế mới theo yêu cầu thực tiễn kinh tế - xã hội của Việt Nam; 6. Nghiên cứu, tổng kết lý luận và phương pháp luận về khoa học quản lý kinh tế và kế hoạch hoá; nghiên cứu thực tiễn, xây dựng và phát triển khoa học quản lý kinh tếViệt Nam; 7. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý kinh tế theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; 8. Làm công tác thông tin, tư liệu và xuất bản về quản lý kinh tế; tổ chức hoạt động tư vấn về quản lý kinh tế; ký kết, thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học; tham gia bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý kinh tế và cán bộ sau đại học theo quy định của pháp luật; 9. Hỗ trợ nội dung và kỹ thuật cho các hoạt động của Câu lạc bộ giám đốc doanh nghiệp Trung ương và phối hợp với Câu lạc bộ giám đốc các địa phương; 10. Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng thuộc Viện và tài chính, tài sản kinh phí được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; 11. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao; 3. Tổ chức bộ máy của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW gồm các đơn vị sau: 3.1. Lãnh đạo viện: Viện có Viện trưởng và các Phó viện trưởng. Viện trưởng do Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các Phó viện trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng. Danh sách ban lãnh đạo viện hiện nay: - Viện trưởng:TS. Đinh Văn Ân - Phó Viện trưởng: PGS. TS. Lê Xuân Bá - Phó Viện trưởng:Trần Xuân Lịch - Phó Viện trưởng:TS.Nguyễn Xuân Trình 3.2. Hội đồng khoa học. Chức năng, nhiệm vụ: Hội đồng khoa học của Viện là tổ chức tư vấn giúp Viện trưởng trong việc tổ chức công tác nghiên cứu khoa học và đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học trong Viện. Hội đồng có nhiệm vụ thảo luận và phát biểu với Viện trưởng về: - Dự thảo kế hoạch nghiên cứu khoa học dài hạn và hàng năm của Viện, bao gồm cả vấn đề hợp tác nghiên cứu với các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước; - Tổ chức và quản lý các hoạt động khoa học: xét duyệt đề cương nghiên cứu các chương trình, đề tài nghiên cứu cấp nhà nước và cấp bộ để Viện trưởng quyết định. Nêu yêu cầu đối với những nhiệm vụ, nội dung cần nghiên cứu để các đơn vị, cá nhân trong và ngoài Viện thực hiện; - Đánh giá về mặt khoa học các công trình, các đề tài nghiên cứu; - Đánh giá về mặt khoa học các đề án của Viện trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ, các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước; - Đề nghị khen thưởng các công trình khoa học xuất sắc thuộc phạm vi quyền hạn của Viện. Danh sách thành viên Hội đồng khoa học hiện nay: PGS-TS. Lê Xuân Bá - Chủ tịch Hội đồng TS. Võ Trí Thành -Phó chủ tịch Hội đồng TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh - Thư ký Hội đồng ThS. Nguyễn Đình Cung PGS-TS. Nguyễn Đình Tài TS. Trần Hữu Hân TS. Trần Kim Hào TS. Chu Tiến Quang TS. Trần Tiến Cường TS. Phạm Lan Hương ThS. Nguyễn Thị Kim Dung ThS. Vũ Xuân Nguyệt Hồng TS. Lê Đăng Doanh PGS-TS. Nguyễn Quang Thái TS. Đinh Đức Sin 3.3. Ban nghiên cứu thể chế kinh tế. Chức năng, nhiệm vụ: - Nghiên cứu về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Nghiên cứu về bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về kinh tế, và phân công, phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế. - Nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển vùng kinh tế và các khu kinh tế đặc biệt. - Nghiên cứu cơ chế, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Nghiên cứu đổi mới công tác kế hoạch hoá. - Nghiên cứu thể chế thị trường lao động và các chính sách phát triển nguồn nhân lực. - Nghiên cứu các vấn đề khác liên quan đến thể chế và cơ cấu kinh tế. Danh sách cán bộ của Ban Nghiên cứu thể chế kinh tế: - Trưởng ban: TS. Trần Hữu Hân - Phó trưởng ban: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung - Phó trưởng ban: KS. Lê Viết Thái - TS. Trần Thị Hạnh - ThS.Nguyễn Đình Chúc - Th.S Lương Thị Minh Anh - KS. Trần Thị Thu Hương - CN. Trần Trung Hiếu - CN. Lê Minh Ngọc 3.4. Ban nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mô Chức năng, nhiệm vụ: - Nghiên cứu các cơ chế, chính sách hoàn thiện môi trường kinh doanh. - Nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển thị trường vốn và tiền tệ. - Nghiên cứu chính sách phát triển đầu tư và thương mại. - Nghiên cứu chính sách phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ. - Nghiên cứu những vấn đề vĩ mô khác về kinh tế và xã hội. Danh sách cán bộ của Ban Nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mô: - Trưởng ban: ThS. Nguyễn Đình Cung - Phó trưởng ban: ThS. Hoàng Văn Thành - TS. Ngô Minh Hải - ThS.Phạm Hoàng Hà - ThS.Phan Đức Hiếu - ThS.Nguyễn Minh Thảo - CN. Nguyễn Thị Kim Chi - ThS.Trần Thanh Bình - ThS. Lưu Minh Đức 3.5. Ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp Chức năng, nhiệm vụ: - Nghiên cứu cơ chế, chính sách quản lý, phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của các loại hình doanh nghiệp. - Nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý và phát triển các hình thức liên kết kinh tế của các loại hình doanh nghiệp. - Nghiên cứu chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cụm và khu công nghiệp nhỏ và vừa. - Nghiên cứu cơ chế, chính sách cải cách và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước. - Giúp tư vấn về nội dung, chương trình và tổ chức các hoạt động của Câu lạc bộ giám đốc doanh nghiệp Trung ương. - Nghiên cứu những vấn đề khác về cải cách và phát triển doanh nghiệp. Danh sách cán bộ của Ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp: -Trưởng ban:TS. Trần Tiến Cường -Phó trưởng ban:KS. Bùi Văn Dũng -Phó trưởng ban:KS. Lê Văn Sự - ThS.Nguyễn Thị Lâm Hà - ThS. Phạm Đức Trung - ThS. Nguyễn Kim Anh - ThS. Nguyễn Thị Luyến - CN. Trịnh Đức Chiều - CN. Nguyễn Thành Tâm 3.6. Ban nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nông thôn Chức năng, nhiệm vụ: - Nghiên cứu chính sách phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, lâm sản. - Nghiên cứu chính sách phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. - Nghiên cứu và ứng dụng các mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh mới ở nông thôn. - Nghiên cứu chính sách về tăng trưởng, phát triển kinh tế và xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm ở nông thôn. - Nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển thị trường hàng hoá - dịch vụ ở nông thôn. - Nghiên cứu những vấn đề khác về phát triển kinh tế nông thôn. Danh sách cán bộ của Ban Nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nông thôn: - Trưởng ban: TS. Chu Tiến Quang - Phó trưởng ban: Ths. Nguyễn Thị Hiên - Phó trưởng ban: Ths. Lưu Đức Khải - KS. Nguyễn Thị Huy - CN. Lê Thị Xuân Quỳnh - ThS. Nguyễn Hữu Thọ 3.7. Ban nghiên cứu khoa học quản lý kinh tế Chức năng, nhiệm vụ: - Nghiên cứu các mô hình tổ chức quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Nghiên cứu cơ chế, chính sách quản lý và phát triển thị trường khoa học và công nghệ; thị trường đất đai, bất động sản. - Nghiên cứu mối liên hệ giữa tăng trưởng và các vấn đề về xã hội, bảo vệ môi trường. - Giúp Lãnh đạo và Hội đồng khoa học Viện thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, các chương trình nghiên cứu và hợp tác về khoa học của Viện. - Thực hiện những nhiệm vụ khác liên quan đến khoa học quản lý và quản lý khoa học. Danh sách cán bộ của Ban Nghiên cứu khoa học quản lý kinh tế: - Trưởng ban: ThS. Vũ Xuân Nguyệt Hồng - Phó trưởng ban: TS Trần Kim Chung - Phó trưởng ban: TS. Nguyễn Tuệ Anh - TS. Nguyễn Mạnh Hải - ThS.Trần Toàn Thắng - ThS. Đặng Thu Hoài - ThS. Ngô Minh Tuấn - ThS. Nguyễn Xuân Nam - CN. Bùi Thị Phương Liên 3.8. Ban nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế Chức năng, nhiệm vụ: -Nghiên cứu chính sách thương mại. -Nghiên cứu cơ chế, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế. -Nghiên cứu tác động của chính sách thương mại và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. -Nghiên cứu những vấn đề khác về chính sách hội nhập kinh tế quốc tế. Danh sách cán bộ của Ban Nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế: - Trưởng ban: TS. Võ Trí Thành - Phó trưởng ban: TS. Phạm Lan Hương - Phó trưởng ban: ThS. Đinh Hiền Minh - ThS. Trịnh Quang Long - ThS. Nguyễn Tú Anh - ThS. Trần Bình Minh - CN. Nguyễn Anh Dương 3.9. Trung tâm Tư vấn quản lý và Đào tạo Chức năng, nhiệm vụ: - Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý kinh tế và đào tạo sau đại học, đào tạo tiến sĩ về lĩnh vực quản lý kinh tế theo quy định của pháp luật; - Tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn về quản lý kinh tế theo yêu cầu của các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước; - Nghiên cứu các vấn đề thực tiễn phục vụ cho công tác tư vấn và đào tạo về quản lý kinh tế; - Tham gia đề xuất, thí điểm áp dụng và theo dõi việc thực hiện những cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức quản lý kinh tế mới; - Thực hiện những nhiệm vụ khác do Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương giao. Danh sách cán bộ của Trung tâm Tư vấn Quản lý và Đào tạo: - Giám đốc Trung tâm: PGS.TS.Nguyễn Đình Tài - Phó Giám đốc trung tâm: CN. Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Phòng đào tạo và quản lý cán bộ: TS. Lê Mạnh Hùng - Trưởng phòng Phòng tư vấn quản lý: CN. Nguyễn Anh Dũng - Phó trưởng phòng Phòng tư vấn quản lý: ThS. Đinh Trọng Thắng - CN. Nguyễn Nam Hải - ThS. Tạ Minh Thảo - CN. Thái Hồng Thu - CN. Bùi Đức Chiến. 3.10. Trung tâm thông tin tư liệu Chức năng, nhiệm vụ: - Khai thác và xử lý thông tin phục vụ công tác nghiên cứu của Viện; - Thực hiện hoạt động của một thư viện chuyên ngành về kinh tế và quản lý kinh tế; ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng một thư viện điện tử; - Xuất bản các kết quả nghiên cứu của Viện; - Làm đầu mối cập nhật trang tin điện tử trên Internet của Viện; - Quản lý và vận hành Cổng Thông tin kinh tế Việt Nam; - Thực hiện những nhiệm vụ khác do Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương giao. Danh sách cán bộ của Trung tâm Thông tin - Tư liệu: - Giám đốc Trung tâm: CN.Hoàng Thu Hòa - Phó giám đốc Trung tâm: ThS. Trần Hồng Minh - CN. Nguyễn Thị Phương Loan [...]... thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông thôn CHƯƠNG IV: ĐỀ TÀI ĐỀ XUẤT Sau một thời gian thực tập ở Ban nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nông thôn – Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, em đã được tìm hiểu một số vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế nông thôn Việt Nam Từ đó em xin đề xuất nghiên cứu 3 đề tài: 1 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hộ nông thôn Việt Nam 2 Tín dụng ở nông thôn 3... báo phát triển giao thông vận tải; (6) Đề tài KX08-03: Các chính sách, biện pháp hỗ trợ và khuyến khích phát triển kinh tế nông thôn (7) Đề tài KX 03-01: Về đánh giá những chuyển biến trong quản lý kinh tế Việt Nam từ Đại hội VI đến nay Phương hướng tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế trong thời gian tới (8) Đề tài KX 03-22: Sử dụng mô hình kinh tế lượng trong việc phân tích chính sách và dự báo kinh tế. .. luận quản lý kinh tế phát triển mạnh, các học thuyết kinh tế nở rộ, đề cập nhiều vấn đề của kinh tế học các nước đang phát triển, các nước trong quá trình chuyển đổi Gần đây, khủng hoảng kinh tế thế giới đã đề ra những vấn đề mới, rất cấp bách cho kinh tế học và các chính sách kinh tế Từ tình hình đó Viện đã dành thời gian để tâm nghiên cứu các học thuyết kinh tế trong đó có học thuyết kinh tế hiện đại,... hội Đảng và các hội nghị trung ương giữa kỳ, dưới đây là một số đóng góp cụ thể: - Về công tác tổng kết, xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế xã hội Viện đã đóng góp tích cực vào nội dung phát triển kinh tế xã hội 1991-2000 Gần đây Viện đã tham gia tổng kết chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 1991-2000, tổng kết cơ chế quản lý kinh tế giai đoạn 1991-2000 phục vụ xây dựng chiến lược phát triển. .. chưa tìm được cán bộ mới 2 Những thách thức đối với Ban hiện nay Hiện nay kinh tế nông thôn Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập cần tập trung sức giải quyết như:cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở nhiều nơi chuyển dịch chậm, ngành nghề dịch vụ nông thôn phát triển chậm, cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch chậm, năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số nông sản phẩm còn thấp Việc... xuất nông nghiệp còn chậm… Giờ đây Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế WTO thì nông nghiệp , nông thôn Việt Namnhững cơ hội mới và thách thức mới Chúng ta cần phải đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Điều đó đòi hỏi những cán bộ và nhân viên của Ban phải nỗ lực hơn nữa để nghiên cứu những sản phẩm khoa học thiết thực giúp vạch ra những hướng đi cho nông thôn. .. cách pháp lý phát triển kinh doanh” (VIE/01/025) và dự án : “trao đổi bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế Việt Nam - Trung Quốc” (VIE/01/012) Trong khuôn khổ dự án: “ hỗ trợ kinh tế Việt Nam do cơ quan hợp tác quốc tế (DANIDA) Đan Mạch tài trợ, Viện đã xây dựng dự án nhánh : “nâng cao năng lực nghiên cứu và phân tích chính sách kinh tế của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW Đối tác... trường kinh doanh ở Việt Nam (4) Nghiên cứu phát triển các dịch vụ công trong nông thôn, trong khuôn khổ Dự án GTZ (5) Nghiên cứu đề tài “Chính sách thu hút đầu tư của các DN trong và ngoài nước vào nông thôn trong khuôn khổ hợp tác với Cục HTX Bộ NN&PTNT (6) Nghiên cứu đề tài “Thực trạng kinh tế các tỉnh phía nam và mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp của thành phố HCM với phát triển nông thôn. .. hơn nữa nhiệm vụ nghiên cứu khoa học 3 Những thách thức Đến nay có thể nói sự nghiệp đổi mới đã hoàn thành cơ bản về diện rộng Trong những năm tới sự nghiệp đổi mới đòi hỏi phải tiếp tục theo chiều sâu có tính đến yếu tố hội nhập quốc tế, toàn cầu hoá và việc Việt Nam ra nhập Tổ chức thương mại quốc tế Việc hình thành một hệ thống quản lý kinh tế phù hợp chính là những thách thức đối với Viện, đòi hỏi... DNIDA - Triển khai nghiên cứu đề tài cấp Bộ về “Hoàn thiện quản lý Nhà nước về kinh tế của UBND huyện và xã” - Triển khai nghiên cứu đề tài dịch vụ công ở nông thôn - Triển khai điều tra về thực trạng tổ hợp tác, trong khuôn khổ hợp tác với Cục HTX, Bộ NN và PTNT CHƯƠNG III: NHỮNG MẶT ĐƯỢC, MẶT CHƯA ĐƯỢC VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆN VÀ BAN NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN I NHỮNG . hội nhập kinh tế quốc tế. -Nghiên cứu tác động của chính sách thương mại và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt. thôn. - Nghiên cứu những vấn đề khác về phát triển kinh tế nông thôn. Danh sách cán bộ của Ban Nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nông thôn: - Trưởng

Ngày đăng: 17/07/2013, 10:17

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w