THỨC ĐỐI VỚI VIỆN VÀ BAN NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN.
I. NHỮNG MẶT ĐƯỢC, MẶT CHƯA ĐƯỢC CỦA VIỆN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ THÁCH THỨC. THÁCH THỨC.
1. Mặt được:
Hai mươi lăm năm từ khi thành lập đến nay, sự nghiệp của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương gắn liền với quá trình hình thành tư duy mới và sự nghiệp đổi mới kinh tế của Đảng, Nhà nước. Viện đã chủ động trong nghiên cứu và đã có những đóng góp tích cực vào quá trình này từ chỗ nghiên cứu lần mò tìm tòi tham mưu cho Đảng và nhà nước về chủ trương , chính sách đổi mới đến nghiên cứu tham mưu chỉ đạo thực hiện, thể chế hoá chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng thành các văn bản pháp lý. Viện cũng có đóng góp trực tiếp và gián tiếp vào sự nghiệp cải cách hành chính và thúc đẩy quá trình đổi mới và cải cách toàn diện nền kinh tế . Ngoài ra viện có đóng góp chủ yếu vào sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cao , trung cấp của Đảng và nhà nước.
Viện đã thể hiện rõ vai trò của một cơ quan nghiên cứu các vấn đề liên nghành và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý kinh tế .Về cơ bản Viện đã hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ do chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định .
2. Mặt chưa được:
Trong quá trình 25 năm hoạt động những đóng góp của Viện còn chưa cân đối giữa nghiên cứu khoa học quản lý kinh tế và tham mưu về quản lý kinh tế, còn thiên về tham mưu mặc dụ có lý do là lực lượng còn mỏng.
Viện tự đánh giá rằng mức đạt được những sản phẩm khoa học có giá trị còn hạn chế và cần đẩy mạnh hơn nữa nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.
3. Những thách thức.
Đến nay có thể nói sự nghiệp đổi mới đã hoàn thành cơ bản về diện rộng. Trong những năm tới sự nghiệp đổi mới đòi hỏi phải tiếp tục theo chiều sâu có tính đến yếu tố hội nhập quốc tế, toàn cầu hoá và việc Việt Nam ra nhập Tổ chức thương mại quốc tế. Việc hình thành một hệ thống quản lý kinh tế phù hợp chính là những thách thức đối với Viện, đòi hỏi toàn thể cán bộ, công chức và nhân viên của Viện phải nỗ lực hơn nữa để hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra trong tương lai.