thuyết trình sáng kiến tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực k...
Trang 1“Một số giải pháp nâng cao chất lượng
sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
tổ khoa học Tự Nhiên”
Người thực hiện : Phạm Thanh Hà Trường: THCS Nhuận Trạch
Trang 2CẤU TRÚC SÁNG KIẾN Chương I: TỔNG QUAN
Chương II:
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Chương III: KẾT LUẬN
VÀ KIẾN NGHỊ
Cơ sở lý luận
Các phương pháp tiếp cận
sáng kiến Mục tiêu cần đạt Nêu vấn đề của sáng kiến
Giải pháp thực hiện sáng
kiến Khả năng áp dụng, nhân
rộng sáng kiến
Kiến nghi Kết luận
Trang 3CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1 Cơ sở lý luận
“Tổ chuyên môn có nhiệm
vụ tổ chức bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ,
kiểm tra đánh giá chất
lượng, hiệu quả giảng
dạy và giáo dục của giáo
viên theo kế hoạch của
nhà trường”
Thực hiện chỉ đạo của
Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình, phòng GD&ĐT Lương Sơn về đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học từ năm học 2013- 2014 đến nay
Từ thực tế ở trường khi tổ chức dạy chuyên
đề đa số giáo viên đi
dự chỉ tham gia góp ý
về phương pháp giảng dạy, ít quan tâm đến lượng kiến thức học sinh tiếp thu được
Trang 42 Các phương pháp tiếp cận sáng kiến
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
- Phương pháp thực tiễn
- Phương pháp thống kê, so sánh
- Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường
- Nâng cao năng lực chuyên môn và khả năng sáng tạo của gv
- Giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của học sinh đặc biệt là học sinh có khó khăn về học
- Đảm bảo cho tất cả hs có cơ hội tham gia vào quá trình học tập,
- Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường, tạo môi trường học tập dân chủ, thân thiện
3 Mục tiêu cần đạt được
Trang 5CHƯƠNG II MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1 Vấn đề của sáng kiến
- Những quan niệm sinh hoạt chuyên môn theo hướng cũ
dự giờ chỉ chú ý cách dạy của thầy khi đánh giá, rút kinh nghiệm về nội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy.
- Một số quan niệm sai lầm cho rằng:
Nghiên cứu bài học
là lập kế hoạch cho một bài học theo kịch bản cứng nhắc, được thực hiện theo giáo án mẫu.
- Nghiên cứu bài học
không có giáo án nào
gọi là mẫu hay chuẩn
Nghiên cứu bài học
luôn nằm trong quá
trình làm việc nhóm
chứ không phải được
thực hiện riêng lẻ, đơn
độc bởi từng giáo nên
mang tính tập thể cao.
Trang 61.1 Những nội dung của sáng kiến
Các giải pháp:
- Giải pháp 1: Xây dựng nhóm chuyên môn thực hiện chuyên đề
- Giải pháp 2: Xây dựng nội dung nghiên cứu bài học
- Giải pháp 3: Tăng cường khả năng làm việc nhóm trong tổ chuyên môn
- Giải pháp 4: Khuyến khích quá trình tự học, tự bồi dưỡng giáo viên
CHƯƠNG II MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1 Vấn đề của sáng kiến
Trang 71.2 Các ưu điểm, nhược điểm của sáng kiến
1.2.1 Ưu điểm
* Về giáo viên
- Học cách quan sát tinh tế, nhạy cảm việc học của học sinh.
- Quan tâm đến những khó khăn của học sinh, đặc biệt là học sinh yếu, kém.
- Tăng cường khả năng làm việc nhóm và sự hợp tác của các giáo viên trong tổ
- Tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên
- Tự nhận ra hạn chế của bản thân để điều chỉnh kịp thời.
* Về học sinh
- Tự xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập và tích cực phấn đấu thực hiện.
- Biết lập kế hoạch học tập, chọn cách học phù hợp.
- Học sinh có khả năng phân tích tình huống học tập
- Học sinh tự tin hơn, tham gia tích cực vào các hoạt động học
- Quan hệ giữa các hs trở nên thân thiện, gần gũi về khoảng cách kiến thức.
1.2.2 Nhược điểm
- Giáo viên chuẩn bị bài dạy mất nhiều thời gian nên không sẵn sàng hợp tác.
CHƯƠNG II MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1 Vấn đề của sáng kiến
Trang 8CHƯƠNG II MÔ TẢ SÁNG KIẾN
2 Giải pháp thực hiện sáng kiến
Nhóm bộ
môn Toán,
Lý, Công
Nghệ
(Công
nghiệp)
Họ và Tên Môn Lớp Tên bài học nghiên cứu Ghi chú Phạm Thanh Hà Toán 9B, 6A
Một số phương pháp phân tích
đa thức thành nhân tử
Nhóm trưởng Nguyễn Thi Hạnh Toán – Lý 8A, 7A Thành viên Nguyễn Thi Hà B Toán – Lý 9A, 8C Thực hiện Nguyễn Thi Minh Toán 8B, 7C Thành viên
Vũ Xuân Ngọ Toán 7B Thành viên Giang Đức Tới Hiệu Phó – Chuyên môn Toán. Thành viên
Đinh Việt Vương Tin khối 6,7,8
Thành viên
2.1 Giải pháp 1: Xây dựng nhóm chuyên môn thực hiện chuyên đề
Trang 92 Giải pháp thực hiện sáng kiến
Nhóm bộ
môn Hóa,
Sinh, Đia,
Công Nghệ
( Nông
nghiệp);
TD
Họ và Tên Môn Lớp Tên bài học nghiên cứu Ghi chú Nguyễn Thi Lan Anh Hóa 9A Sinh khối 9, 6
Tìm hiểu ứng dụng của hoá học trong đời sống
Thực hiện
Đặng T Kim Nhung Sinh Khối 7, 8 Công nghệ khối
6,7
Nhóm trưởng
Nguyễn Thi Hà A Hóa 9B, 8A, C Đia khối 6 Thành viên Nguyễn Thi Phượng Hóa 8B Đia khối 7,8,9 Thành viên Đặng Thi Lý TD 6A-B; 8A-B- C Thành viên
Đỗ T Xuân Thu TD 7A-B-C; 9A- B
Thành viên
2.1 Giải pháp 1: Xây dựng nhóm chuyên môn thực hiện chuyên đề
Trang 10Bước 1 Xác đinh mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu
* Bài học: “Một số phương pháp phân tích đa thức thành nhân
tử” - môn toán lớp 8
* Mục tiêu bài học: Học sinh của mình nắm vững các phương pháp phân tích đa thức thành phân tử, từ đó có kỹ năng trong việc giải các bài tập có liên quan như: Quy đồng mẫu thức, rút gọn biểu thức, giải phương trình, giải bất phương trình, giải phương trình bậc cao, chứng minh chia hết…
* Các phương pháp sử dụng trong bài học:
* Đơn vị kiến thức và các hoạt động tương ứng
- Một số khái niệm liên quan
- Một số phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử
- Các dạng toán áp dụng
2 Giải pháp thực hiện sáng kiến
2.2 Giải pháp 2: Xây dựng nội dung nghiên cứu bài học
Bước 1 Xác đinh mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu
Bước 2 Tiến hành bài học và dự giờ
Trang 112 Giải pháp thực hiện sáng kiến
2.2 Giải pháp 2: Xây dựng nội dung nghiên cứu bài học
Bước 1 Xác đinh mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu
Bước 2 Tiến hành bài học và dự giờ Bước 3 Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu
Tổng hợp các ý kiến:
- Giáo viên đã thể hiện tốt kế hoạch bài dạy, đảm bảo mục tiêu, thực hiện đầy đủ các đơn vị kiến thức mà cả nhóm đã xây dựng
- Hình thức tổ chức, cách chia nhóm phù hợp với đối tượng học sinh
- Các phương pháp được áp dụng hợp lý
- Học sinh đã nắm vững được khái niệm; các phương pháp; tổng hợp và mở rộng được kiến thức; biết ứng dụng; phát triển được năng lực
tự học, sáng tạo…
Trang 122 Giải pháp thực hiện sáng kiến
2.2 Giải pháp 2: Xây dựng nội dung nghiên cứu bài học
Bước 1 Xác đinh mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu
Bước 2 Tiến hành bài học và dự giờ Bước 3 Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu Bước 4 Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày
- Sau khi thảo luận về tiết dạy đầu tiên “Một số phương pháp
phân tích đa thức thành nhân tử môn toán lớp 8” tất cả giáo viên chúng
tôi cùng suy ngẫm, cùng có kết luận: Bài học vừa nghiên cứu đã hoàn thiện và có thể tiến hành vận dụng dạy ở các lớp học sinh có cùng trình
độ, do giáo viên đã thực hiện tốt kế hoạch bài học mà nhóm xây dựng, học sinh đã củng cố, mở rộng và nâng cao được kiến thức về các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử
- Giáo viên giảng dạy cùng khối lớp và các đồng chí giáo viên nhóm tổ bộ môn của chúng tôi thống nhất vận dụng linh hoạt bài học đã hoàn thiện trên vào việc giảng dạy của mình
Trang 13CHƯƠNG II MÔ TẢ SÁNG KIẾN
2 Giải pháp thực hiện sáng kiến
Tên nội dung
nc bài học Nhiệm vụ Người thực hiện
Một số
phương pháp
phân tích đa
thức thành
nhân tử
Nội dung khó cần nghiên cứu Nguyễn Thi Hà Tên bài học cần nghiên cứu Cả nhóm
Xác đinh mục tiêu, xây dựng kế hoạch Cả nhóm Phát triển đề cương đầu tiên của giáo án bài học
nghiên cứu Nhóm trưởng Thực hiện nội dung bài học nghiên cứu Nguyễn Thi Hà
Tổng hợp ý kiến Nhóm trưởng Ghi biên bản các buổi nghiên cứu bài học Nguyễn Thi Hạnh
Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày Giáo viên trong tổ
2.3 Giải pháp 3: Tăng cường khả năng làm việc nhóm trong tổ chuyên môn
Trang 142.4 Giải pháp 4: Khuyến khích quá trình tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.
- Làm cho giáo viên thấy được: Việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học sẽ nâng cao được chất lượng dạy và học
- Giúp cho giáo viên hiểu được bản chất sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học gồm có 4 bước, không theo một giáo án chuẩn hay mẫu nào cả, mà tùy thuộc vào đối tượng học sinh và cơ sở vật chất của nhà trường
- Đề xuất với BGH khen thưởng những cá nhân tích cực
- Biết đánh giá cao sự sáng tạo, linh hoạt của từng thầy cô
- Các thành viên trong tổ hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện
- Giáo viên có quyền và mạnh dạn điều chỉnh mục tiêu, nội dung
và thời lượng bài học sao cho sát với thực tế
- Nếu bài học nghiên cứu cần đến kinh phí, tổ có kế hoạch hỗ trợ
2 Giải pháp thực hiện sáng kiến
Trang 153.1 Kết quả cụ thể khi áp dụng sáng kiến
Môn
khối lớp Tổng số Học lực
Khảo sát chất lượng đầu năm
Kết quả học kỳ I Năm học 2015 -
2016 So sánh
(%)
Toán
khối 8 82
CHƯƠNG II MÔ TẢ SÁNG KIẾN
3 Khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến
Trang 163.2 Khả năng áp dụng sáng kiến
Từ kết quả học kỳ I, môn Toán 8, 9 của học sinh trường trung
học cơ sở Nhuận Trạch của nâng lên so với kết quả khảo sát đầu năm
Tôi mạnh dạn đánh giá sáng kiến của tôi “Một số giải pháp nâng cao
chất lượng sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ”, có thể áp
dụng rộng rãi trong tổ Khoa học Tự nhiên, tổ Khoa học Xã hội của nhà trường
- Đối tượng áp dụng sẽ là giáo viên và học sinh
- Phạm vi áp dụng môn Toán lớp 8, 9 và các môn học khác
CHƯƠNG II MÔ TẢ SÁNG KIẾN
3 Khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến
Trang 171 Kết luận
Sau khi vận dụng “Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh
hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học tổ khoa học Tự Nhiên” hoạt
động của tổ chuyên môn và kết quả dạy học có nhiều sự chuyển biến tích cực, cụ thể như sau:
Giáo viên nắm chắc tiến trình thực hiện nghiên cứu bài học, là điều kiện để giáo viên trao đổi thảo luận, học hỏi rút kinh nghiệm Góp phần nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, từ đó giáo viên trong tổ hứng thú hơn trong các buổi sinh hoạt chuyên đề vì không còn mang tính hình thức Nâng cao vai trò hợp tác, tinh thần tập thể đoàn kết trong tổ
Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, đã tăng
hứng thú học tập và hoạt động cho học sinh Tinh thần, ý thức học tập của học sinh được nâng cao đã kích thích học sinh tìm tòi, sáng tạo, vận dụng kiến thức đã học vào các bài tập liên quan
Nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trang 182 Kiến nghi
2.2 Đối với nhà trường
- Tạo điều kiện cho các tổ chuyên môn trong nhà trường thực hiện các chuyên đề theo nghiên cứu bài học
2.3 Đối với giáo viên
- Chủ động đề xuất những nội dung khó cần giải quyết cho nhóm chuyên môn để cùng xây dựng kế hoạch bài học
- Tích cực áp dụng những bài học đã thực hiện cho thực tiễn dạy học hàng ngày
2.1 Đối với học sinh
- Phải có động cơ học tập đúng đắn, sắp xếp thời gian hợp lý để
tự học, tự nghiên cứu thêm
- Có tư duy, sáng tạo, biết vận dụng các kiến thức được học vào các bài tập
- Học sinh được trao đổi khi giải quyết một vấn đề khó, nhằm khắc sâu thêm các kiến thức
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trang 19XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN BAN TỔ CHỨC, BAN GIÁM KHẢO
VÀ TOÀN THỂ HỘI THI ĐÃ LẮNG NGHE
CHÚC HỘI THI THÀNH CÔNG RỰC RỠ !