MỤC LỤC CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM VỀ ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ 2 1.1 Khái niệm chung về đường đô thị 2 1.1.1 Vai trò đường đô thị 2 1.1.2 Chức năng đường đô thị 2 1.1.3 Một số điểm khác biệt khi thiết kế đường đô thị 2 1.2 Phân loại đường đô thị 5 1.2.1 Mục đích phân loại đường đô thị 5 1.2.2 Phân loại đường đô thị 5 1.3 Mặt cắt ngang đường đô thị 10 1.3.1 Các dạng cơ bản của mặt cắt ngang đường đô thị 10 1.3.2 Chức năng các bộ phận cơ bản mặt cắt ngang đường đô thị 11 1.4 Câu hỏi ôn tập 19 CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG ĐÔ THỊ 20 2.1 Thiết kế bình đồ đường đô thị 20 2.1.1 Khái niệm 20 2.1.2 Nguyên tắc khi thiết kế bình đồ đường đô thị 20 2.1.3 Các yếu tố hình học khi thiết kế bình đồ đường đô thị 20 2.1.4 Nội dung thiết kế bình đồ đường đô thị 38 2.1.5 Một số chú ý khi thiết kế bình đồ đường đô thị 40 2.2 Thiết kế trắc dọc đường đô thị 40 2.2.1 Khái niệm 40 2.2.2 Yêu cầu đối với thiết kế trắc dọc đường đô thị 41 2.2.3 Cao độ khống chế 42 2.2.4 Thiết kế trắc dọc đường đô thị 45 2.2.5 Trình tự thiết kế trắc dọc đường đô thị 51 2.2.6 Thể hiện bản vẽ trắc dọc đường đô thị 52 2.2.7 Một số chú ý khi thiết kế trắc dọc đường đô thị 52 2.3 Thiết kế mặt cắt ngang đường đô thị 53 2.3.1 Cơ sở thiết kế mặt cắt ngang đường đô thị 53 2.3.2 Nguyên tắc thiết kế mặt cắt ngang đường đô thị 54 2.3.3 Trình tự thiết kế mặt cắt ngang đường đô thị 54 2.3.4 Các bản vẽ khi thiết kế mặt cắt ngang 54 2.3.5 Một số chú ý khi thiết kế trắc ngang đường đô thị 55 2.4 Thiết kế chiều đứng đường đô thị 56 2.4.1 Mục đích và yêu cầu của thiết kế chiều đứng đường đô thị 56 2.4.2 Nội dung thiết kế chiều đứng đường đô thị 56 2.4.3 Trình tự thiết kế chiều đứng đường phố 57 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NÚT GIAO THÔNG 58 3.1 Khái niệm chung về nút giao thông 58 3.1.1 Một số khái niệm về nút giao thông 58 3.1.2 Phân loại nút giao thông 60 3.2 Yêu cầu và nguyên tắc khi thiết kế nút giao thông 62 3.2.1 Yêu cầu khi thiết kế nút giao thông 62 3.2.2 Nguyên tắc khi thiết kế nút giao thông 64 3.3 Nội dung thiết kế nút giao thông 65 3.3.1 Thiết kế nút giao thông cùng mức 65 3.3.2 Thiết kế nút giao thông hình xuyến 71 3.3.3 Thiết kế nút giao thông khác mức 77 CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ NỀN ĐƯỜNG 85 4.1 Khái niệm về nền đường 85 4.1.1 Tác dụng của nền đường và các yêu cầu chung của nền đường 85 4.1.2 Đất làm nền đường 86 4.2 Cấu tạo nền đường 87 4.2.1 Cấu tạo nền đường đắp thông thường 87 4.2.2 Cấu tạo nền đường đào 89 4.2.3 Cấu tạo nền đường nửa đào nửa đắp 89 4.3 Tính toán ổn định nền đường 89 4.3.1 Ổn định của nền đường không ngập nước 89 4.3.2 Ổn định của nền đường ngập nước 91 4.3.3 Ổn định của nền đường đắp trên sườn dốc 92 CHƯƠNG 5. THIẾT KẾ KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG 94 5.1 Khái niệm về kết cấu áo đường 94 5.1.1 Phân loại kết cấu áo đường 94 5.1.2 Yêu cầu chung khi thiết kế kết cấu áo đường 96 5.2 Cấu tạo kết cấu áo đường 97 5.2.1 Tầng mặt 97 5.2.2 Tầng móng 97 5.2.3 Lớp đáy móng 97 5.3 Thiết kế kết cấu áo đường mềm 98 5.3.1 Các thông số tính toán 98 5.3.2 Tính toán thiết kế mặt đường mềm 101 5.3.3 Nguyên lý tính toán chiều dày mặt đường mềm 103 5.4 Thiết kế kết cấu áo đường cứng 112 5.4.1 Đặc điểm và kết cấu mặt đường cứng 112 5.4.2 Các tham số thiết kế 113 5.4.3 Tính toán chiều dày tấm bê tông 114 5.4.4 Thiết kế lớp móng của mặt đường cứng 117 5.4.5 Thiết kế mặt đường bê tông xi măng lắp ghép 118 CHƯƠNG 6. THIẾT KẾ TỔ CHỨC GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 121 6.1 Mục đích tổ chức giao thông 121 6.2 Các biện pháp tổ chức giao thông 121 6.2.1 Các biện pháp liên quan đến qui hoạch mạng lưới đường 121 6.2.2 Các biện pháp liên quan tới việc phân luồng phân tuyến 122 6.2.3 Các biện pháp liên quan đến trang thiết bị trên đường 122 6.2.4 Các điều kiện đảm bảo tổ chức giao thông có hiệu quả 123 6.3 Các biện pháp liên quan đến trang thiết bị trên đường 123 6.3.1 Hệ thống biển báo 123 6.3.2 Vạch tín hiệu giao thông trên đường 125 6.3.3 Kết cấu phòng hộ 127 CHƯƠNG 7. CÔNG TRÌNH KỸ THUẬT PHỤC VỤ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 130 7.1 Điểm dừng xe công cộng 130 7.1.1 Các yêu cầu đối với điểm dừng xe 130 7.1.2 Vị trí điểm dừng xe công cộng 130 7.1.3 Các hình thức điểm dừng xe công cộng 130 7.2 Cây xanh đường đô thị 132 7.2.1 Khái niệm 132 7.2.2 Các yêu cầu đối với cây xanh đường đô thị 132 7.2.3 Các hình thức bố trí cây xanh đường đô thị 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO 134 MỤC LỤC HÌNH Hình 11: Đường xe chạy một dải 10 Hình 12: Đường xe chạy hai dải 10 Hình 13: Đường xe chạy ba dải 11 Hình 14: Đường xe chạy bốn dải 11 Hình 21: Đặc điểm xe chạy trên đường cong 22 Hình 22: Xe chạy trong đường cong 23 Hình 23: Ổn định trượt ngang 24 Hình 24: Mở rộng phần xe chạy trong đường cong nằm 24 Hình 25: Độ mở rộng phần xe chạy hai làn xe trong đường cong nằm 26 Hình 26: Bố trí độ mở rộng 27 Hình 27: Bố trí đoạn nối mở mở rộng khi có đường cong chuyển tiếp 27 Hình 28: Bố trí đoạn nối mở mở rộng khi không có đường cong chuyển tiếp 28 Hình 29: Xe chạy trong đường cong 28 Hình 210: Siêu cao dốc một mái trên phần xe chạy và dốc về phía bụng của đường cong 29 Hình 211: Đoạn nối siêu cao 31 Hình 212: Tính chiều dài nối siêu cao 31 Hình 213: Bố trí đoạn nối siêu cao khi có đường cong chuyển tiếp 32 Hình 214: Bố trí đoạn nối siêu cao khi không có đường cong chuyển tiếp 32 Hình 215: Diễn biến mặt đường phía lưng đường cong được nâng lên khi quay quanh tim đường 33 Hình 216: Mặt cắt ngang tổng theo phương pháp quay quanh tim đường 33 Hình 217: Điều kiện đảm bảo tầm nhìn 34 Hình 218: Xác định phạm vi đảm bảo tầm nhìn 34 Hình 219: Khi chiều dài đường cong K nhỏ hơn cự ly tầm nhìn S 35 Hình 220: Khi chiều dài đường cong K lớn hơn cự ly tầm nhìn S 35 Hình 221: Phương pháp đồ giải 36 Hình 222: Phối hợp giữa đoạn thẳng và đoạn cong trên bình đồ 37 Hình 223: Phối hợp hai đường cong cùng chiều 37 Hình 224: Phối hợp hai đường cong ngược chiều(1) 38 Hình 225: Phối hợp hai đường cong ngược chiều(2) 38 Hình 226: Trắc dọc thiết kế 41 Hình 227: Cao độ thiết kế đối với cống không áp 43 Hình 228: Cao độ thiết kế đối với cống có áp 44 Hình 229: Tuyến qua bãi sông 44 Hình 230: Bố trí đường cong đứng 47 Hình 231: Bán kính đường cong đứng lồi 48 Hình 232: Bán kính của đường cong đứng lõm 49 Hình 233: Các yếu tố cơ bản của đường cong đứng 50 Hình 234: Triết giảm độ dốc dọc trên đường cong nằm 51 Hình 235: Quan hệ giữa chiều cao của nhà cửa và chiều rộng của đường 55 Hình 31: Quan hệ giữa lưu lượng xe trên các nhánh và trên nút 58 Hình 32: Các hình thức giao cắt giữa các dòng giao thông tại nút 59 Hình 33: Các điểm xung đột tại ngã 4 59 Hình 34: Các điểm xung đột tại ngã 3 60 Hình 35: Đảm bảo tầm nhìn trong nút 65 Hình 36: Các dạng nút giao thông đơn giản 66 Hình 37: Các nút giao thông có các làn đường riêng 67 Hình 38: Phương án cải tạo ngã ba có góc giao nhỏ 67 Hình 39: Đường cong rẽ tại nút. 68 Hình 310: Cấu tạo của các đảo 69 Hình 311: Nút giao thông có đảo dẫn hướng 69 Hình 312: Các biện pháp mở thêm làn tại nút giao 70 Hình 313: Cấu tạo đường mép mở thêm làn 70 Hình 314: Ngã tư khi không có đảo trung tâm với ngã tư có đảo trung tâm 72 Hình 315: Sơ đồ xác định khả năng thông qua nút hình xuyến 73 Hình 316: Biểu đồ xác định khả năng thông qua của đường vào qz theo Brilon 74 Hình 317: Sơ đồ tra khả năng thông xe nút hình xuyến 74 Hình 318: Các dạng đảo trung tâm 75 Hình 319: Nút giao thông hình xuyến với các đảo, vạch chỉ dẫn, biển báo hiệu ở một đầu vào. ............................................................................................................................................ 77 Hình 320: Các hình thức nối tiếp cơ bản 78 Hình 321: Các dạng ngã 3 khác mức 78 Hình 322: Các dạng ngã 4 khác mức hình hoa thị 78 Hình 323: Các dạng ngã 4 khác mức hình quả trám 79 Hình 324: Các dạng ngã 4 khác mức đối xứng khác 79 Hình 325: Quan hệ giữa bán kính cong, vận tốc và độ dốc ngang đường nhánh 81 Hình 326: Thiết kế làn nhập dòng trên đường nhánh 82 Hình 327: Thiết kế đoạn tách làn trên đường chính 82 Hình 328: Các dạng mặt cắt ngang nhánh rẽ 1 chiều 83 Hình 329: Các dạng mặt cắt ngang nhánh rẽ 2 chiều 83 Hình 330: Quan hệ giữa chiều rộng, chiều dài trên các đoạn tách nhập làn 83 Hình 331: Các yếu tố cơ bản nhánh nút giao thông khác mức không hoàn chỉnh 84 Hình 41: Trượt ta luy đắp 85 Hình 42: Trượt ta luy đào 85 Hình 43: Trượt trồi trên nền đất yếu 85 Hình 44: Trượt trên sườn dốc 85 Hình 45: Suỵt lở ta luy 86 Hình 46: Sụt trên đất yếu 86 Hình 47: Cấu tạo nền đắp 88 Hình 48: Nền đường đắp cao 6 đến 12m 88 Hình 49: Nền đường ở nơi ngập nước 88 Hình 410: Nền đắp trên sườn dốc 88 Hình 411: Nền đắp trên sườn dốc > 50% 88 Hình 412: Nền đường đào hoàn toàn 89 Hình 413: Nền đào một phần 89 Hình 414: Nền đường nửa đào nửa đắp 89 Hình 415: Ổn định nền đường đất rời 90 Hình 416: Ổn định nền đường đất dính 90 Hình 417: Ổn định của nền đường ngập nước trường hợp nước lên 91 Hình 418: Ổn định của nền đường ngập nước trường hợp nước rút 91 Hình 419: Ổn định của nền đường đắp trên sườn dốc 92 Hình 420: Cấu tạo nền đắp trên sườn dốc 2050% 93 Hình 421: Cấu tạo các biện pháp chống đỡ nền đường trên sườn dốc 93 Hình 51: Áo đường cứng 94 Hình 52: Áo đường mềm 94 Hình 53: Cấu tạo kết cấu áo đường 97 Hình 54: Tải trọng trục tính toán tiêu chuẩn 98 Hình 55: Quy đổi từng cụm trục trước và cụm trục sau 99 Hình 56: Quy đổi gộp m trục có trọng lượng bằng nhau 99 Hình 57: Sơ đồ phân bố ứng suất 102 Hình 58: Diện tích tiếp xúc của bánh xe 102 Hình 59: Các hiện tượng phá hoại mặt đường mềm ở trạng thái giới hạn dưới tác dụng của tải trọng xe chạy 103 Hình 510: Toán đồ để xác định mô đun đàn hồi chung của hệ 2 lớp (Ech) 105 Hình 511: Sơ đồ đổi hệ 3 lớp về hệ 2 lớp 106 Hình 512: Hệ số điều chỉnh β 106 Hình 513: Toán đồ xác định ứng suất trượt từ tải trọng bánh xe ở lớp dưới của hệ hai lớp H 0 0.2108 D Hình 514: Toán đồ xác định ứng suất trượt từ tải trọng bánh xe ở lớp dưới của hệ hai lớp H 0 0.4108 D Hình 515: Toán đồ tìm ứng suất cắt hoạt động Tav do trọng lượng bản thân mặt đường 109 Hình 516: Toán đồ xác định ứng suất kéo uốn đơn vị ku ở các lớp của tầng mặt 111 Hình 517: Cấu tạo kết cấu áo đường BTXM đổ tại chỗ 113 Hình 518: Sơ đồ bố trí khe và phân tấm áo đường bê tông xi măng 113 Hình 519: Các vị trí tính toán của bánh xe trên tấm bê tông 115 Hình 520: Ứng suất cắt hoạt động ở chiều sâu Z (kGcm2) 118 Hình 521: Toán đồ xác định ab 118 Hình 61: Kích thước các loại biển báo chính 124 Hình 62: Vạch chỉ dẫn đường tim trên mặt đường hai luồng xe ngược chiều 126 Hình 63: Vạch cấm dừng xe trên đường 126 Hình 71: Cấu tạo chỗ dừng xe không có làn phụ 131 Hình 72: Cấu tạo chỗ dừng xe có làn phụ, dạng dừng tránh 131 Hình 73: Bố trí trồng cây dọc hè phố 133 MỤC LỤC BẢNG Bảng 31: Quy định về các loại đường trong đô thị 21 Bảng 32: Các chỉ tiêu kỹ thuật về đường cong nằm 24 Bảng 33: Độ dốc siêu cao (isc) và chiều dài đoạn nối (L) 29 Bảng 34: Độ dốc dọc tối đa 45 Bảng 35: Chiều dài tối đa trên dốc dọc 46 Bảng 36: Chiều dài tối thiểu của đoạn dốc dọc 47 Bảng 37: Bán kính và chiều dài tối thiểu đường cong đứng 49 Bảng 38: Chiết giảm độ dốc dọc lớn nhất 51 Bảng 41: Phạm vi sử dụng các loại nút giao thông theo 62 Bảng 42: Các giá trị RH, RE, RA theo quy trình của Đức 67 Bảng 43: Chiều dài nhánh mở rộng với các bán kính khác nhau 70 Bảng 44: Chiều dài mở tương ứng với bề rộng làn mở rộng 71 Bảng 45: Loại nút và tốc độ thiết kế 72 Bảng 46: Đường kính đảo và số làn xe trong vòng xuyến 75 Bảng 47: Cấp hạng đường và đường kính đảo, số nhánh nút 75 Bảng 48: Số nhánh nút và bán kính đảo theo 20TCN1042007 76 Bảng 49: Đường kính ngoài của nút hình xuyến đối với nút có 1 làn 76 Bảng 410: Bề rộng tối thiểu và đường kính đảo 76 Bảng 411: Loại nhánh và vận tốc thiết kế 80 Bảng 412: Quan hệ giữa vận tốc thiết kế và yếu tố kỹ thuật đường nhánh 80 Bảng 61: Các đặc trưng của tải trọng trục tính toán tiêu chuẩn 99 Bảng 62: Dự báo thành phần xe ở năm cuối thời hạn thiết kế 100 Bảng 63: Bảng tính số trục xe quy đổi về số trục tiêu chuẩn 100 kN 101 Bảng 64: Xác định hệ số cường độ về độ võng phụ thuộc độ tin cậy 103 Bảng 65: Lựa chọn độ tin cậy thiết kế tuỳ theo loại và cấp hạng đường 103 Bảng 66: Trị số mô đun đàn hồi yêu cầu 103 Bảng 67: Chọn hệ số cường độ về cắt trượt tùy thuộc độ tin cậy 107 Bảng 68: Xác định hệ số K2 tuỳ thuộc số trục xe tính toán 109 Bảng 69: Các đặc trưng tính toán của bêtông nhựa và hỗn hợp đá nhựa 111 Bảng 610: Tải trọng tính toán tiêu chuẩn và hệ số xung kích 113 Bảng 611: Hệ số quy đổi về xe tính toán của loại xe 114 Bảng 612: Hệ số α 1 ( Tải trọng tác dụng ở giữa tấm ) 115 Bảng 613: Hệ số α 2 ( Tải trọng tác dụng ở cạnh tấm ) 115 Bảng 614: Hệ số α 3 ( Tải trọng tác dụng ở cạnh tấm ) 116 Bảng 615: Giá trị của hệ số k1 117 Bảng 616: Giá trị của hệ số k’ 117 Bảng 81: Trị số vuốt 2 đầu chỗ dừng xe 131 LỜI NÓI ĐẦU Bài giảng Thiết kế hệ thống giao thông đô thị được biên soạn làm tài liệu giảng dạy cho chuyên ngành Kỹ thuật hạ tầng đô thị Khoa Kỹ thuật Xây dựng Trường Đại học Giao thông Vận tải. Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả dựa theo một số tài liệu tham khảo đã liệt kê ở phần cuối giáo trình, đặc biệt là tài liệu: Phạm Hữu Đức, Nguyễn Văn Thịnh, Trần Hữu Diện, Thiết kế đường đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, 2001. Bùi Xuân Cậy, Giáo trình “Đường Đô Thị và Tổ Chức Giao Thông, Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải, 2006. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các tác giả. TS. Trần Bảo Việt chủ biên và viết các chương 1, 2 ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng viết các chương 3,4,5,6 và 7 Do biên soạn lần đầu với kinh nghiệm có hạn, chắc chắn tập bài giảng này còn có nhiều thiếu sót, nhóm tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các bạn đọc quan tâm để hoàn thiện tốt hơn nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cũng như công tác của sinh viên sau khi ra trường. Các ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: Bộ môn Kỹ thuật hạ tầng đô thị Tầng 3, Nhà A9 Trường Đại học Giao thông Vận tải Láng Thượng, Cầu Giấy, Hà Nội Email : bmcshutc.edu.vn 1 CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM VỀ ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ 1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ Đường đô thị là dải đất nằm giữa 2 đường đỏ xây dựng (gọi là chỉ giới xây dựng) trong đô thị để cho người và xe cộ đi lại. Trên đó ngoài phần đường cho xe chạy có thể trồng cây xanh, bố trí các công trình phục vụ công cộng như đèn chiếu sáng, đường dây, đường ống trên và dưới mặt đất. Nói chung, đường nằm trong đô thị (thành phố, thị xã, thị trấn) đều được gọi là đường đô thị. 1.1.1 Vai trò đường đô thị Hệ thống giao thông đô thị có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách trong đô thị Tạo hành lang thông gió, là nơi bố trí dải cây xanh góp phần cải tạo vi khí hậu đô thị Hỗ trợ đắc lực cho các công trình hạ tầng kỹ thuật: cấp thoát nước, năng lượng, ga, nhiệt,… Góp phần tổ chức không gian kiến trúc hai bên đường, tạo mỹ quan đô thị Tạo thành bộ khung cấu trúc đô thị, quyết định hình dạng và cấu trúc đô thị Là động lực mạnh thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội 1.1.2 Chức năng đường đô thị Chức năng giao thông: liên hệ, vận chuyển, đi lại, trao đổi thông tin giữa các khu vực, vùng, miền, các đô thị với nhau... Một phần của kiến trúc của đô thị, các quảng trường, đại lộ còn là nơi phục vụ các hoạt động văn hoá, văn nghệ, tham quan, du lịch... Đường, phố là nơi đảm bảo thoát nước cho đô thị, là nơi thu, thoát nước mưa và là nơi bố trí các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị (cáp thông tin, cáp điện, cống thoát nước mưa, nước thải...) Đường, phố là công trình cải thiện môi trường, là phần không gian trống của đô thị giúp đô thị thông thoáng hơn, là nơi bố trí cây xanh, giúp cải thiện môi trường, bụi bẩn. Đường, phố là đầu mối liên hệ thành phố với bên ngoài. 1.1.3 Một số điểm khác biệt khi thiết kế đường đô thị Những điểm giống nhau giữa đường bộ và đường đô thị Đường bộ và đường đô thị có nhiều điểm giống nhau là vì: Cả hai đều nhằm phục vụ cho mục đích giao thông vận tải. Có cùng những phương tiện tham gia giao thông là ô tô, xe máy, xe đạp, các phương tiện giao thông khác và người đi bộ. Cùng sử dụng những vật liệu xây dựng như nhau. Do những điểm giống nhau vừa nêu nên trong tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị và thiết kế đường bộ có những điểm giống nhau. Có thể thấy những điểm giống nhau cơ bản của hai loại đường là những yếu tố hình học của phần đường xe chạy nhằm đảm bảo tốc độ và an toàn giao thông. Nhưng cũng do có những điểm giống nhau giữa hai loại đường này mà sinh ra nhiều sự nhầm lẫn đáng tiếc khi thiết kế đường đô thị.. Những điểm khác nhau giữa đường bộ và đường đô thị Ngoài những điểm giống nhau vừa nêu trên, đường đô thị và đường bộ có rất nhiều điểm khác nhau xuất phát từ yêu cầu sử dụng khác biệt: Đường ngoài đô thị: có mục đích sử dụng chính là phục vụ giao thông vận tải, được thiết kế sao cho thoả mãn yêu cầu xe chạy với tốc độ cao, an toàn và êm thuận cho người tham gia giao thông. Đường đô thị: ngoài mục đích phục vụ giao thông vận tải còn có những mục đích khác rất quan trọng. Dọc theo các đường phố được bố trí các công trình công cộng, nhà ở, các tiểu cảnh kiến trúc, và cây xanh, vẻ đẹp của đường phố chính là sự kết hợp hài hoà giữa công trình và không giân đường phố. Đường đô thị phải tạo điều kiện cho con người cảm thụ được vẻ đẹp của đò thị. Trong đô thị hệ thống hạ tầng kỹ thuật như hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện, cấp khí đốt, thông tin liên lạc đều được bố trí ở dưới đường vì vậy ngoài chức năng giao thông đường đô thị còn là nơi đặt các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Khác với các điểm dân cư nông thôn, trong các đô thị mật độ xây dựng thường khá cao, vì vậy đường phố có nhiệm vụ đảm bảo các điều kiện thông thoáng, chiếu sáng cũng như vệ sinh môi trường. Đường đô thị có sự gắn bó với toàn bộ các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Các mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đô thị được nghiên cứu m ột cách đồng bộ trong giai đoạn quy hoạch xây dựng đô thị bao gồm: Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị. Quy hoạch san nền và thoát nước mưa đô thị. Quy hoạch thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường đô thị. Quy hoạch mạng điện và cung cấp năng lượng đô thị. Quy hoạch mạng lưới thông tin liên lạc. Người thiết kế đường đô thị cần phải tuân thủ các yếu tố khống chế trong quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đô thị và làm thoả mãn các yêu cầu sử dụng đã được đặt ra đối với tuyến đường. Có nhiều điểm khác biệt giữa đường đô thị và đường bộ thể hiện ở các điểm chính sau Mặt cắt ngang đường Đường ngoài đô thị, mặt cắt ngang thường bao gồm phần đường xe chạy, dải phân cách, lề đường, rãnh thoát nước mưa. Ở những vị trí cần thiết, m ặt cắt ngang đường có thể có phần hè cho người đi bộ, dải trồng cây. Như vậy mặt cắt ngang đường ngoài đô thị được thiết kế sao cho thoả mãn yêu cầu giao thông, đặc biệt là giao thông cơ giới. Đường đô thị, thông thường mặt cắt ngang gồm có phần đường xe cơ giới, đường dành cho xe thô sơ (có thể có hoặc sử dụng chung với đường xe cơ giới), hè cho người đi bộ (nhiều nơi còn có phần dành riêng cho xe lăn của người tàn tật), dải trồng cây xanh, các dải phân cách, có thể có đường sắt đô thị chạy trên cao, chạy ngầm, hoặc chạy cùng mức với đường phố, cột điện chiếu sáng và chuyển tải điện. Một bộ phận không thể thiếu trong mặt cắt ngang đường đô thị là các công trình đường dây đường ống nổi và ngầm. Mặt cắt ngang được thiết kế không chỉ nhằm thỏa mãn yêu cầu về giao thông đô thị mà còn phải thoả mãn các yêu cầu về kiến trúc cảnh quan đô thị cũng như yêu cầu bố trí hệ thống kỹ thuật hạ tầng khác của đô thị. Mặt bằng tuyến đường và những ràng buộc của quy hoạch mạng lưới Đường ngoài đô thị, khi thiết kế tuyến, người thiết kế được chủ động lựa chọn vị trí tuyến sao cho đảm bảo yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật. Những yếu tố khống chế tuyến ít đặt ra, chủ yếu tại những vị trí đặc biệt. Đường đô thị, tuyến đường khi thiết k ế thường đã được xác định trong quy hoạch xây dựng đô thị. Tuỳ theo các giai đoạn thiết k ế quy hoạch xây dựng trước đó đã được phê duyệt, mà những khống chế về m ặt bằng tuyến có khác nhau về mức độ chi tiết. Như vậy khi thiết kế tuyến đường đô thị cần phải tham khảo m ột cách kỹ lưỡng những đồ án quy hoạch xây dựng đang được thực thi cũng như những bản vẽ của những tuyến đường khác có liên quan tới tuyến đường đang được nghiên cứu. Thông thường mặt bằng tuyến được khống chế tại những nút giao thông, những điểm chuyển hướng, những điểm giao với các tuyến đường khác Cao độ thiết kế tuyến đường và mối quan hệ giữa cao độ thiết kế với cao độ san nền trong quy hoạch xây dựng đô thị Đường ngoài đô thị, khi thiết kế mặt cắt dọc tuyến, những cao độ khống chế thường là những điểm giao với các tuyến đường khác. Người thiết kế được quyết định khi lựa chọn cao độ các điểm thiết kế trên mặt cắt dọc sao cho đảm bảo yêu cầu kinh tế kỹ thuật của tuyến đường. Thông thường cao độ của đường cao hơn cao độ của khu đất hai bên đường để đường thoát nước tốt, đảm bảo nền m ặt đường ổn định. Đường đô thị, ở giai đoạn thiết kế mặt cắt dọc, cao độ thiết kế được khống chế bởi quy hoạch xây dựng đô thị. Thông thường các cao độ thiết kế cần phải lựa chọn cho phù hợp với cao độ trong quy hoạch san nền thoát nước đô thị. Trong trường hợp chưa có quy hoạch xây dựng chi tiết, người thiết kế đường được tự do lựa chọn cao độ thiết kế nhưng cần phải xem xét kỹ cao độ những tuyến đường khác (đã xây dựng hoặc đang được thiết kế) giao cắt với tuyến đường của mình thiết kế để có sự thống nhất về mặt cao độ. Cần đặc biệt lưu ý đường đô thị phải được thiết kế thoả mãn yêu cầu giao thông và yêu cầu xây dựng các khu xây dựng hai bên đường, vì vậy khi lựa chọn cao độ thiết kế đường phải thoả mãn các yêu cầu của cao độ nền khu đất xây dựng hai bên đường. Thông thường cao độ của đường thấp hơn cao độ của khu đất xây dựng hai bên, để tạo điều kiện tốt cho cảnh quan đô thị, cũng như thuận lợi cho việc bố trí công trình ngầm (đặc biệt là hệ thống thoát nước mưa và nước bẩn) cho đô thị. Tổ hợp công trình ngầm trong đường đô thị Đường ngoài đô thị cũng có thể có các công trình ngầm nhưng không nhiêu, vì vậy việc bố trí các công trình đường dây đường ống ngầm không khó khăn. Đường đô thị có rất nhiều loại công trình đường dây đường ống nổi và ngầm. Người thiết kế đường phải chịu trách nhiệm sắp xếp bố trí vị trí công trình ngầm và cung cấp thông tin cho các ngành kỹ thuật hạ tầng đô thị khác. Những công trình ngầm nằm trong nền đường đô thị khi tới các ngả giao nhau có thể có nhiều mâu thuẫn về mặt vị trí, các công trình có thể giao nhau một cách không hợp lý, hoặc gặp những đường hầm cho người đi bộ hoặc cho xe cơ giới. Người thiết kế đường đô thị có trách nhiệm xử lý những mâu thuẫn này. Việc sắp xếp các công trình ngầm là cần thiết, nên yêu cầu phải tổ hợp các công trình ngầm trong thiết kế đường đô thị. 1.2 PHÂN LOẠI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ 1.2.1 Mục đích phân loại đường đô thị Ấn định chức năng của từng đường phố Xác định vai trò của từng đường phố trong toàn bộ hệ thống đường phố. Xác định những đặc trưng giao thông tiêu biểu của từng đường phố như thành phần dòng xe, tốc độ, điều kiện đi lại, đặc điểm các công trình kiến trúc. Phân loại đường phố còn có ý nghĩa to lớn trong việc tổ chức đi lại trên đường, biện pháp cải tạo cũng như nâng cấp đường phố cũng như toàn mạng. Trong từng trường hợp cụ thể phải xem xét tình hình hiện tại cũng như dự báo cho tương lai phát triển lâu dài, tối thiểu cũng phải là 20 đến 30 năm. 1.2.2 Phân loại đường đô thị Chức năng chính của đường đô thị là đảm bảo giao thông cho người và phương tiện. Đường đô thị được chia ra làm nhiều loại tuỳ thuộc vào ý nghĩa, qui mô và đặc điểm đi lại trên đường. Theo QCXDVN 01: 2008BXD, Quy chuẩn xây dựng Việt nam Quy hoạch xây dựng Phân loại theo QCXDVN 01: 2008BXD, Quy chuẩn xây dựng Việt nam Quy hoạch xây dựng thì đường đô thị được phân loại như sau: Bảng 11: Quy định về các loại đường trong đô thị Cấp đườn g Loại đường Tốc độ thiế t kế (km ) Bề rộng 1 làn xe (m) Bề rộng của đườn g (m) Khoảng cách hai đường (m) Mật độ đường kmkm2 1.Đường cao tốc đô thị 4.8008.000 0,40,25 Cấp 100 100 3,75 2711 0 Cấp Cấp 80 80 3,75 2790 đô thị() 2. Đường trục chính đô thị 80 100 3,75 3080 () 24004000 0,830,5 3. Đường chính đô thị 80 100 3,75 3070 () 12002000 1,51,0 4. Đường liên 60 3,75 3050 6001000 3,32,0 khu vực 80 Cấp khu vực 5. Đường chính khu vực 50 60 3,5 2235 300500 6,54,0 6. Đường khu vực 40 50 3,5 1625 250300 8,06,5 Cấp nội bộ 7.Đường phân khu vực 40 3,5 1320 150250 13,310 8.Đường nhóm nhà ở, vào nhà 20 30 3,0 715 Cấp đườn g Loại đường Tốc độ thiế t kế (km ) Bề rộng 1 làn xe (m) Bề rộng của đườn g (m) Khoảng cách hai đường (m) Mật độ đường kmkm2 9.Đường đi xe đạp Đường đi bộ 1,5 0,75 3,0 1,5 Ghi chú: () Phụ thuộc quy mô, hình dáng đô thị và nhu cầu giao thông () Bề rộng cần tăng lên theo tính toán cụ thể khi trên tuyến bố trí đường sắt đô thị và tuyến ôtô buýt tốc hành. Theo TCXDVN104:2007, Thiết kế đường đô thị Theo TCXDVN104:2007 thì đường đô thị được phân theo chức năng và tốc độ tính toán như sau: Phân loại đường phố theo chức năng giao thông Chức năng giao thông được phản ánh đầy đủ qua chất lượng dòng, các chỉ tiêu giao thông như tốc độ, mật độ, hệ số sử dụng KNTH. Chức năng giao thông được biểu thị bằng hai chức năng phụ đối lập nhau là: cơ động và tiếp cận. Loại đường có chức năng cơ động cao thì đòi hỏi phải đạt được tốc độ xe chạy cao. Đây là các đường cấp cao, có lưu lượng xe chạy lớn, chiều dài đường lớn, mật độ xe chạy thấp. Loại đường có chức năng tiếp cận cao thì không đòi hỏi tốc độ xe chạy cao nhưng phải thuận lợi về tiếp cận với các điểm đi đến. Theo chức năng giao thông, đường phố được chia thành 4 loại với các đặc trưng của chúng như thể hiện ở bảng sau Bảng 12: Phân loại đường phố theo chức năng giao thông ST T Loại đường phố Chức năng Đường phố nối liên hệ () Tính chất giao thông Ưu tiên rẽ vào khu nhà Tính chất dòng Tốc độ Dòng xe thành phần Lưu lượng xem xét () 1 Đường cao tốc đô thị Có chức năng giao thông cơ động rất cao Phục vụ giao thông có tốc độ cao, giao thông liên tục. Đáp ứng lưu lượng và khả năng thông hành lớn.Thường phục vụ nối liền giữa các đô thị lớn, giữa đô thị trung tâm với các trung tâm công nghiệp, bến cảng, nhà ga lớn, đô thị vệ tinh... Đường cao tốc đường phố chính đường vận tải Không gián đoạn Không giao cắt Cao và rất cao Tất cả các loại xe ôtô và xe môtô (hạn chế) 50000 ÷ 70000 Không được phép 2 Đường phố chính đô thị Có chức năng giao thông cơ động cao aĐường phố chính chủ yếu Phục vụ giao thông tốc độ cao, giao thông có ý nghĩa toàn đô thị. đáp ứng lưu lượng và KNTH cao. Nối liền các trung tâm dân cư lớn, khu công nghiệp tập trung Đường cao tốc đường phố chính đường phố gom Không gián đoạn trừ nút giao thông có bố trí tín hiệu giao thông điều khiển Cao Tất cả các loại xe Tách riêng đường, làn xe đạp 20000 ÷ 50000 Không nên trừ các khu dân cư có quy mô lớn b Đường phố chính thứ yếu Phục vụ giao thông liên khu vực có tốc độ khá lớn. Nối liền các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp, trung tâm công cộng có quy mô liên khu vực. Cao và trung bình 20000 ÷ 30000 3 Đường phố gom Chức năng giao thông cơ động tiếp cận trung gian a Đườngph ố khu vực Phục vụ giao thông có ý nghĩa khu vực như trong khu nhà ở lớn, các khu vực trong quận Đường phố chính Đường phố gom Đường nội bộ Giao thông không liên tục Trung bình Tất cả các loại xe 10000 ÷ 20000 Cho phép b Đườngvậ n tải Là đường ôtô gom chuyên dùng cho vận chuyển hàng hoá trong khu công nghiệp tập trung và nối khu Đườngc ao tốc Đường phố chính Trung bình Chỉ dành riêng cho xe tải, xe khách Không cho phép công nghiệp đến các cảng, ga và đường trục chính Đường phố gom cĐại lộ Là đường có quy mô lớn đảm bảo cân bằng chức năng giao thông và không gian nhưng đáp ứng chức năng không gian ở mức phục vụ rất cao. Đường phố chính Đường phố gom Đường nội bộ Thấp và trung bình Tất cả các loại xe trừ xe tải Không cho phép 4 Đường phố nội bộ Có chức năng giao thông tiếp cận cao aĐường phố nội bộ Là đường giao thông liên hệ trong phạm vi phường, đơn vị ở, khu công nghiệp, khu công trình công cộng hay thương mại… Đường phố gom Đường nội bộ Giao thông gián đoạn Thấp Xe con, xe công vụ và xe 2 bánh Thấp Được ưu tiên bĐường đi bộ Đường chuyên dụng liên hệ trong khu phố nội bộ; đường song song với đường phố chính, đường gom công cộng hay thương mại… Đường nội bộ Bộ hành bĐường xe đạp bộ Thấp Xe đạp Phân loại đường phố theo cấp kỹ thuật Mỗi loại đường trong đô thị được phân thành các cấp kỹ thuật tương ứng với các chỉ tiêu kỹ thuật nhất định. Cấp kỹ thuật thường được gọi tên theo trị số tốc độ thiết kế 20,40,60,... (kmh) và phục vụ cho thiết kế đường phố. Việc xác định cấp kỹ thuật chủ yếu căn cứ vào chức năng của đường phố trong đô thị, điều kiện xây dựng, điều kiện địa hình vùng đặt tuyến, và cấp đô thị. Có thể tham khảo các quy định trong bảng sau và cân nhắc trên cơ sở kinh tế kỹ thuật. Bảng 13: Lựa chọn cấp kỹ thuật theo loại đường, loại đô thị, điều kiện địa hình và điều kiện xây dựng. Loại đô thị Đô thị đặc biệt, I Đô thị loại II, III Đô thị loại IV Đô thị loại V Địa hình () Đồng bằng Núi Đồng bằng Núi Đồng bằng Núi Đồng bằng Núi Đường cao tốc đô thị 100, 80 70, 60 Đường phố chính đô thị Chủ yếu 80,70 70, 60 80,70 70, 60 Thứ yếu 70,60 60, 50 70,60 60, 50 70,60 60, 50 Đường phố gom 60,50 50, 40 60,50 50, 40 60,50 50, 40 60,50 50, 40 Đường nội bộ 40,30, 20 30, 20 40,30, 20 30, 20 40,30, 20 30, 20 40,30, 20 30, 20 Ghi chú: 1. Lựa chọn cấp kỹ thuật của đường phố ứng với thời hạn tính toán thiết kế đường nhưng nhất thiết phải kèm theo dự báo quy hoạch phát triển đô thị ở tương lai xa hơn (3040 năm) 2. Trị số lớn lấy cho điều kiện xây dựng loại I,II; trị số nhỏ lấy cho điều kiện xây dựng loại II, III (). 3. đối với đường phố nội bộ trong một khu vực cần phải căn cứ trật tự nối tiếp từ tốc độ bé đến lớn 4. đường xe đạp được thiết kế với tốc độ 20kmh hoặc lớn hơn nếu có dự kiến cải tạo làm đường ôtô Chú thích: (): Phân biệt địa hình được dựa trên cơ sở độ dốc ngang (i) phổ biến của địa hình như sau: Vùng đồng bằng i≤10%. Vùng núi i>30% Vùng đồi: đồi thoải (i=1020%) áp dụng theo địa hình đồng bằng, đồi cao (i=2030%) áp dụng theo địa hình vùng núi (): Phân loại điều kiện xây dựng Loại I: ít bị chi phối về vấn đề giải phóng mặt bằng, nhà cửa và các vấn đề nhạy cảm khác. Loại II: Trung gian giữa 2 loại I và III. Loại III: Gặp nhiều hạn chế, chi phối khi xây dựng đường phố với các vấn đề về giải phóng mặt bằng, nhà cửa hoặc các vấn đề nhạy cảm khác. 1.3 MẶT CẮT NGANG ĐƯỜNG ĐÔ THỊ 1.3.1 Các dạng cơ bản của mặt cắt ngang đường đô thị Đường đô thị một khi đã xây dựng xong sẽ tồn tại hàng trăm năm hay vĩnh cửu. Do nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu các phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng, do đó yêu cầu khi thiết kế mặt cắt ngang đường phải có tầm nhìn xa, chiều rộng mặt cắt ngang đường phải đủ rộng để phục vụ được lâu dài. Mặt khác mặt cắt ngang đường đô thị phải đảm bảo kết hơp chặt chẽ giữa yêu cầu giao thông an toàn, êm thuận, đảm bảo tính thông thoáng khoảng không gian đường phố. Đường xe chạy một dải Ưu điểm: Sử dụng diện tích ít, tận dụng được hết phần xe chạy, giá thành xây dựng rẻ. Khuyết điểm: Các dòng xe tham gia giao thông chạy chung nên tốc độ giảm, dễ xảy ra tai nạn giao thông, khả nãng thông xe không cao. Phạm vi áp dung: Hình thức mặt cắt đường một dải thường thiết kế ở những đường phố số lượng xe không nhiều, tốc độ xe không cao. Thường sử dụng cho mặt cắt ngang đường khu ở, đường nội bộ. Đường xe chạy hai dải Ưu điểm : Tách được dòng xe chạy ngược chiều ra, xe chạy với tốc độ cao hơn, an toàn giao thông hơn Nhược điểm: chưa tách được dòng xe cơ giới và dòng xe thô sơ cùng chiều. Phạm vi áp dụng: Hình thức mặt cắt đường hai dải thích hợp cho đường có lưu lượng xe lớn của đường liên khu vực Hình 11: Đường xe chạy một dải Hình 12: Đường xe chạy hai dải Đường xe chạy ba dải Ưu điểm xe chạy an toàn, tốc độ cao, tách được dòng xe cơ giới và dòng xe thô sơ ra. Các luồng giao thông tách biệt, dải đất cây xanh, trồng cột điện, thảm cỏ hợp lý. Nhược điểm: chiếm nhiều đất, kinh phí xây dụng cao hơn. Phạm vi áp dụng: Thích hợp với các đường có lưu lượng xe lớn và thô sơ lớn, ở trục đường ngoại ô thành phố, đường vành đai. Hình 13: Đường xe chạy ba dải Đường xe chạy bốn dải Ưu điểm: Mặt cắt ngang đường xe chạy bốn dải đã tách dòng xe chạy xuôi và dòng xe chạy ngược chiều, tách dòng xe thô sơ và dòng xe có động cơ, hoặc tách dòng xe chạy thẳng với dòng xe địa phương. Hình thức này các xe đi trên đườmg phát huy được tốc độ của mình, đảm bảo an toàn giao thông, nâng cao được khả nămg thông xe, ảnh hưởng giữa các loại phương tiện với nhau ít. Nhược điểm: rất tốn kém diện tích đất xây dựng. Phạm vi áp dung: Hình thức này sử dụng cho đường có lưu lượng xe lớn. Hình 14: Đường xe chạy bốn dải 1.3.2 Chức năng các bộ phận cơ bản mặt cắt ngang đường đô thị Các bộ phận cơ bản của đường phố gồm phần xe chạy, vỉa hè, dải phân cách, và đường dành riêng cho xe điện (nếu có). Phần xe chạy Trước hết, chiều rộng của phần xe chạy phải đảm bảo xe chạy an toàn , thông suốt. Chiều rộng của phần xe chạy do số làn xe quyết định. Số làn xe lại phụ thuộc vào lưu lượng xe, thành phần xe chạy trong tương lai, và khả năng thông qua của mỗi làn, tuy nhiên cũng nên xét 1 làn cho dải đỗ xe. Chiều rộng mỗi làn xe có thể là 3.0m , 3.5m, 3.75m tuỳ thuộc vào vận tốc thiết kế. Theo QCXDVN 01: 2008BXD, Quy chuẩn xây dựng Việt nam Quy hoạch xây dựng bề rộng làn có thể tham khảo Bảng 11. Theo TCXDVN 104 – 2007 Tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị được quy định theo Bảng 14 Bảng 14: Chiều rộng một làn xe, và số làn xe tối thiểu. Loại đường Tốc độ thiết kế, kmh Số làn xe tối thiểu Số làn xe mong muốn 100 80 70 60 50 40 30 20 Đường cao tốc đô thị 3,75 3,50 4 610 Đường phố chính đô thị Chủ yếu 3,75 3,50 6 810 Thứ yếu 3,50 4 68 Đường phố gom 3,50 3,25 2 46 Đường phố nội bộ 3,25 3,0(2,75) 1 24 Ghi chú: 1. Bề rộng làn 2,75m chỉ nên áp dụng vạch làn tổ chức giao thông ở đường phố nội bộ có điều kiện hạn chế. 2. Các đường phố nội bộ trong các khu chức năng nếu chỉ có 1 làn thì bề rộng làn phải lấy tối thiểu 4.0m không kể phần rãnh thoát nước. 3. Số làn xe tối thiểu chỉ nên áp dụng trong những điều kiện hạn chế hoặc phân kỳ đầu tư; trong điều kiện bình thường nên lấy theo số làn xe mong muốn; trong điều kiện đặc biệt cần tính toán luận chứng kinh tế kỹ thuật. Dải phân cách Tác dụng chính của dải phân cách là tách các luồng xe theo hướng ngược chiều, tách giữa giao thông cơ giới và giao thông thô sơ. Dải phân cách phải được xây dựng ở các đường cao tốc chính thành phố, đường giao thông chính toàn thành phố. Việc quyết định chiều rộng phụ thuộc vào quĩ đất đai dành cho nền đường. Đối với các đường cũ, đường cải tạo có thể dùng vạch sơn liền nét, hoặc dải phân cách mềm. Nếu điều kiện cho phép tốt nhất nên chọn chiều rộng từ 3 đến 4 mét, với chiều rộng này có thể ngăn ánh sáng pha đèn ôtô đi ngược chiều về ban đêm (nếu dải phân cách nhỏ hơn, để ngăn pha đèn chiếu sáng, có thể trồng cây xanh tán nhỏ). Cũng thể bố trí làn riêng rẽ trái tại nút giao thông bằng cách xén dải phân cách. Ở nước ta hiện nay thường bố trí chiều rộng dải phân cách một số đường chính chỉ có 1m là do điều kiện đất đai không cho phép, giải phóng mặt bằng tốn kém và khó khăn. Dải phân cách có thể dùng vạch sơn, bê tông, dải phân cách mềm bằng tôn lượn sóng, hoặc dùng vỉa bê tông trên có lát gạch, trồng cây, cỏ hoặc trồng hoa nếu đủ chiều rộng. Trường hợp cần dải đất dự trữ cho việc mở rộng đường sau này, có thể thiết kế dải phân cách có chiều rộng lớn để khi mở rộng thêm mặt đường không phải phá dỡ các công trình hai bên đường. Theo QCXDVN 01: 2008BXD, Quy chuẩn xây dựng Việt nam Quy hoạch xây dựng chiều rộng tối thiểu của dải phân cách được quy định như sau: Trên đường cao tốc: 5m; Trên đường chính cấp đô thị và đường vận tải: 4m; Giữa mặt đường chính cấp đô thị cho xe chạy và đường nội bộ: 5m; Trong điều kiện miền núi chật hẹp, chiều rộng dải phân cách giữa mặt đường chính cho xe chạy và đường nội bộ cho phép giảm xuống, nhưng không nhỏ hơn 3m; Giữa mặt đường phố liên khu vực và đường nội bộ: 2m; Giữa mặt đường cho ôtô chạy và nền đường tàu điện: 2m. Chiều rộng tối thiểu của dải phân cách có rào chắn trên đường cao tốc là 4m, trên đường chính đô thị và đường vận tải là 2m. Đối với các khu vực cải tạo, được phép sử dụng dải phân cách cứng hoặc mềm, bề rộng tối thiểu 0,5m. Trên dải phân cách trung tâm có chiều rộng nhỏ hơn 5m không cho phép bố trí cột điện, biển quảng cáo và các công trình khác không liên quan tới việc đảm bảo an toàn giao thông. Theo TCXDVN 104 – 2007 Tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị chiều rộng của dải phân cách được thiết kế tuỳ thuộc vào vị trí và chức năng đặt ra khi thiết kế nó. Khuyến khích mở rộng để dự trữ đất cho tương lai nhưng nên thiết kế cân xứng với kích thước phần xe chạy, hè đường, bảo đảm kiến trúc cảnh quan đô thị. Bề rộng tối thiểu tham khảo ở bảng 14. Bảng 15: Chiều rộng tối thiểu và kiểu dải phần cách. Loại đường Chiều rộng tối thiểu (m) và kiểu dải phân cách Điều kiện xây dựng Kiểu dải I II III Đường cao tốc đô thị 4,00 (12,00) 3,50 (9,00) 3,00 (6,00) a2, a3, b2, b3 Đường phố chính đô thị Chủ yếu 3,00 (9,00) 2,50 (6,50) 2,00 (4,00) a2, a3, b2, b3 Thứ yếu 2,50 (7,50) 2,00 (5,00) 1,50 (3,00) a1,a2, a3, b1 Đường phố khu vực 2,00 (6,00) 1,50 (4,00) 1,00 (2,00) a1, a2, b1 Đường phố nội bộ Ghi chú: 1. Yêu cầu về dải phân cách của đại lộ áp dụng như đường phố chính đô thị nhưng có thể sử dụng phân cách dạng đơn giản. 2. ( ) là giá trị tối thiểu mong muốn đáp ứng theo chức năng nào đó (kiến trúc cảnh quan, dự trữ đất, giao thông ngoài mặt phố…). 3. Dải phân cách ngoài có thể áp dụng trị số bề rộng ở mức thấp ứng với điều kiện xây dựng loại III. Hè đường Hè đường là bộ phận tính từ mép ngoài bó vỉa tới chỉ giới đường đỏ. Hè đường có thể có nhiều chức năng như: bố trí đường đi bộ, bố trí cây xanh, cột điện, biển báo… Bộ phận quan trọng nhất cấu thành hè đường là phần hè đi bộ và bó vỉa. Hè đường chỉ được cấu tạo ở tuyến phố, mà không có trên đường ôtô thông thường. Hè đường bắt buộc phải có đối với các đường phố, đây là nơi dành cho người đi bộ, trồng cây xanh, bố trí công trình ngầm phía dưới, một số nước châu Âu còn bố trí đường xe đạp trên hè đường. ở nước ta, hè đường đôi khi cho sử dụng với nhiều mục đích như: đi bộ, để xe máy, hoạt động thương mại với dịch vụ nhỏ gia đình,... Chiều rộng hè đường có thể từ 3 6 mét tuỳ thuộc vào loại đường, trong điều kiện cho phép, có thể bố trí rộng hơn nhưng tối thiểu phải đạt 2,2m Theo TCXDVN 104 – 2007 Tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị bề rộng tối thiểu được quy định như sau: Bảng 16: Chiều rộng tối thiểu của hè đường Loại đường Chiều rộng tối thiểu của hè đường, m Điều kiện xây dựng I II III Đường cao tốc đô thị Đường phố chính đô thị Chủ yếu 7,5 5,0 4,0 Thứ yếu 7,5 5,0 4,0 Đường phố khu vực 5,0 4,0 3,0 Đường phố nội bộ 4,0 3,0 2,0 (1,0) Ghi chú: 1. Yêu cầu về hè đường của đại lộ áp dụng như đường phố chính đô thị 2. Kích thước trong bảng áp dụng đối với trường hợp phố thông thường. Ở các khu đô thị cao tầng, phố thương mại, phố đi bộ, đại lộ cần thiết kế đường đi bộ đặc biệt: rộng hơn, tiện nghi hơn, kiến trúc cảnh quan tốt hơn. Hè đi bộ đường đi bộ. Hè đi bộ là phần bề rộng hè đường phục vụ người đi bộ, còn được gọi là phần đường đi bộ trên hè. Hè đi bộ được xem như một bộ phận không thể thiếu trên mặt cắt ngang phố trong đô thị. Trong trường hợp cần thiết phần bộ hành được tách khỏi hè đường như: bố trí song song với phần xe chạy hoặc khi đường phục vụ bộ hành trong nội bộ khu dân cư, thương mại, công viên, đường đi dạo chơi ven sông, hồ, rừng cây, công trình văn hoá lịch sử… được gọi là đường đi bộ. Đường đi bộ mà 2 bên đường có dải trồng cây bóng mát gọi là đường bunva. Đường đi bộ thường được cấu tạo hình học tương tự như phần xe chạy. Đối với các khu nhà ở, khu công nghiệp, khu văn hoá thể thao trong đô thị có nhu cầu về bộ hành lớn, cần có tính toán cụ thể để bố trí hè đi bộ hoặc đường đi bộ; đối với đường phố chính có giao thông tốc độ cao cần cách ly giao thông chạy suốt và giao thông địa phương bằng dải phân cách cứng, hè đi bộ chỉ bố trí nằm tiếp giáp với phần đường dành cho giao thông địa phương hoặc cách ly hè đi bộ bằng dải đệm (dải trồng cây, rào chắn...) với đường có giao thông tốc độ cao. Hè đi bộ đường đi bộ cần được phủ mặt bằng vật liệu cứng liền khối hoặc lắp ghép đảm bảo cho bộ hành đi lại thuận lợi và thoát nước tốt. Bề rộng hè đi bộ đường đi bộ được xác định theo giao thông bộ hành. Công thức tính: Bdibộ = nđibộ . bđibộ (1.1) Trong đó: nđibộ : Số làn người đi bộ bđibộ: Bề rộng của 1 làn người đi bộ, thông thường lấy b = 0,75 – 0,8m (tay xách 1 va li); ở khu vực nhà ga, bến xe... lấy b = 1 – 1,2m (tay xách 2 va li). Dải trồng cây. Dải trồng cây có thể được bố trí trên hè đường, trên dải phân cách hoặc trên dải đất dành riêng ở 2 bên đường. Ở phạm vi bề rộng dải trồng cây thường kết hợp để bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật (cột điện, trạm biến áp nhỏ, hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, công trình ngầm…). Khi kết hợp thiết kế bố trí các công trình này, không được làm ảnh hưởng xấu tới điều kiện giao thông xe cộ và đi bộ. Kích thước chính của dải trồng cây trên trắc ngang lấy theo bảng 16 tuỳ theo chiều rộng và công dụng của dải đất dành lại, có xét tới chiều rộng tối thiểu để trồng các loại cây khác nhau. Bảng 17: Kích thước dải trồng cây Hình thức trồng cây Chiều rộng tối thiểu (m) Cây bóng mát trồng 1 hàng Cây bóng mát trồng 2 hàng Dải cây bụi, bãi cỏ Vườn cây trước nhà 1 tầng Vườn cây trước nhà nhiều tầng 2,0 5,0 1,0 2,0 6,0 Ghi chú: 1. Nếu không sử dụng toàn bộ dải đất để trồng cây thì trồng theo ô có kích thước và hình dạng khác nhau tuỳ thước loại cây trồng nhưng nên áp dụng thống nhất trên từng đoạn có chủ thể kiến trúc đặc trưng. 2. đối với các đường phố kiểm soát nghiêm ngặt lối ra vào (FC) hoặc kiểm soát một phần lối ra vào (PC) nên trồng cây theo dải liên tục. Khoảng cách từ dải cây xanh đến các công trình khác có thể tham khảo ở bảng sau: Bảng 18: Khoảng cách tối thiểu từ dải cây xanh đến các công trình Từ công trình hạ tầng Khoảng cách tối thiểu (m) Tới tim gốc cây bóng mát Tới bụi cây Mép ngoài tường nhà, công trình 5 1,5 Mép ngoài của kênh, mương, 2 1 rãnh. Chân mái dốc đứng, thềm đất. Chân 1 0,5 hoặc mép trong của tường chắn. Hàng rào cao dưới 2m 3 1 Cột điện chiếu sáng, cột điện cầu 2 1 cạn Mép ngoài hè đường, đường đi bộ 1 1 Ống cấp nước, thoát nước 0,75 0,5 Dây cáp điện lực, điện thông tin 1,5 Mép ngoài phần xe chạy, lề gia cố 2 0,5 2 1 Ghi chú: Các trị số trong bảng trên được tính với cây có đường kính tán không quá 5m. Các loại cây có tán rộng hơn 5m và rễ cây ăn ngang ra xa thì khoảng cách phải tăng thêm cho thích hợp. Bó vỉa Bó vỉa là cấu tạo phổ biến dùng để chuyển tiếp cao độ giữa một số bộ phận trên đường phố. Bó vỉa thường được bố trí ở mép hè đường, dải phân cách và đảo giao thông... Bó vỉa khi có thêm chức năng giao thông, được chia làm 3 loại là: Loại 1. Bó vỉa để xe không thể vượt qua: có mặt ngoài gần như thẳng đứng và đủ cao để xe không thể vượt qua và có xu hướng không cho phương tiện đi chệch khỏi đường. Loại 2. Trung gian: có mặt ngoài hơi nghiêng và có thể cho xe vượt qua trong những trường hợp cần thiết. Loại 3. Bó vỉa cho xe vượt qua: có mặt ngoài nghiêng để phương tiện có thể leo qua dễ dàng. Cao độ của đỉnh bó vỉa ở hè đường, đảo giao thông phải cao hơn mép ngoài lề đường ít nhất là 12,5 cm, chiều cao này trường hợp ở dải phân cách là 30cm. Tại các lối rẽ từ phố vào cơ quan công sở, ngõ rẽ dân sinh có lưu lượng xe cơ giới ra vào