1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hướng dẫn khai thác hệ thống Sub Bridge Simulator (SBS) tại phòng mô phỏng lái tàu

103 410 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 5,97 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTAIS Automatically Identification System Hệ thống thông tin liên lạc trợ giúp hàng hảiARPA Automatic radar plotting aid Thiết bị đồ giải tránh va tự độngBTW Bear

Trang 1

Đặc biệt, em xin cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn TS.Trần Văn Lượng đã

giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này Trong quá trình nghiên cứu hoànthành luận văn tốt nghiệp, do trình độ bản thân còn hạn chế nên đề tài của emkhông tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô

và các bạn sinh viên để đề tài tốt nghiệp này được hoàn chỉnh hơn nữa!

Em xin chân thành cảm ơn!

Hải Phòng, ngày 14 tháng 12 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Văn Minh

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu độc lập của tôi do chính tôithực hiện Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực vàchưa công bố dưới bất kì tài liệu nào khác Tôi xin cam đoan các số liệu tríchdẫn trong đề tài đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hải Phòng, ngày 14 tháng 12 năm 2015

Sinh viên thực hiện

(ký và ghi họ tên)

Nguyễn Văn Minh

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU i

PHẦN MỞ ĐẦU iii

1 Tính cấp thiết của đề tài iii

2 Mục đích nghiên cứu iv

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu iv

4 Phương pháp nghiên cứu iv

5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tế của đề tài iv

6 Cấu trúc đề tài v

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG MÔ PHỎNG BUỒNG LÁI 1

1.1 Giới thiệu chung về Bộ môn Mô phỏng hàng hải 1

1.2 Cơ sở vật chất của Bộ môn 1

1.3 Giới thiệu về hệ thống mô phỏng trang bị cho bộ môn 6

1.4 Các chương trình đào tạo, huấn luyện & nckh có thể thực hiện tại bộ môn Mô phỏng Hàng hải 7

CHƯƠNG 2 TẦM QUAN TRỌNG VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỰC HÀNH CỦA SINH VIÊN NGHÀNH ĐKTB TRÊN CÁC PHÒNG THỰC HÀNH 9

2.1 Tầm quan trọng của công tác thực hành 9

2.2 Chương trình thực hành hiện nay 11

2.3 Ưu điểm, nhược điểm hệ thống mô phỏng lái tàu Sub-Bridge Simulator (SBS) 14

Trang 4

CHƯƠNG 3 TÌM HIỂU VỀ MÔ PHỎNG BUỒNG LÁI TRÊN HỆ

THỐNG SUB - BRIDGE SIMULATOT 16

3.1 Hướng dẫn khai thác hệ thống RADAR/ARPA thuộc SBS 16

3.1.1 Giao diện người dùng Radar 17

3.1.2 Bật/Tắt Radar và cài đặt các chế độ (Mô tả các thủ tục ban đầu được sử dụng trong việc xử lý các Radar) 19

3.1.3 Thiết lập các cài đặt ban đầu (Mô tả các thủ tục được sử dụng để xử lý RADAR) 21

3.1.4 Xử lí các mục tiêu (Mô tả việc sử dụng ARPA và AIS trong việc xử lý mục tiêu) 26

3.1.5 Xử lí hải đồ (Cung cấp mô tả các thủ tục phải tuân theo trong việc sử dụng các hải đồ điện tử trong MFD) 31

3.2 Hướng dẫn khai thác hệ thống hiển thị thông tin hải đồ điện tử (ECDIS) 33

3.2.1 Giao diện người dùng (phần này mô tả các nguyên tắc của việc xây dựng các giao diện người sử dụng ECDIS) 34

3.2.2 Bật/ Tắt ECDIS Task 35

3.2.3 Điều khiển ECDIS Task 35

3.2.4 Hoạt động hàng hải 38

3.2.5 Thiết lập các thông số an toàn 44

3.2.6 Sử dụng chức năng lưu trữ 46

3.2.7 Hướng dẫn cập nhật 47

3.2.8 Cách xử lí cho người sử dụng hải đồ 49

Trang 5

3.2.9 Xử lí thông tin Radar và lựa chọn mục tiêu 52

3.3 Hướng dẫn khai thác hệ thống Conning Display 56

3.3.1 Cấu trúc Conning Display 56

3.3.2 Mô tả chung hệ thống hiển thị về các bộ phận điều khiển tàu 58

3.3.3 Bảng điều khiển các thiết bị hàng hải 66

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 85

1 Kết luận 85

2 Đề xuất 85

Tài liệu tham khảo 87

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AIS Automatically Identification System (Hệ thống thông tin liên lạc

trợ giúp hàng hải)ARPA Automatic radar plotting aid (Thiết bị đồ giải tránh va tự động)BTW Bearing to Waypoint (Phương vị từ tàu tới điểm Waypoint)

BWW

Bearing Waypoint to Waypoint (Phương vị giữa 2 điểm Waypoint)

COLREC Collision Regulation (Quy tắc tránh va trên biển)

DNV Đăng kiểm Det Norske Veritas của NaUy

EBL Electron beam lithography (Đường phương vị điện tử)

ECDIS Electronic Chart Display and Information System (Hệ thống hiển

thị thông tin hải đồ điện tử)EPIRB Emergency Position Indicating Radio Beacons (Phao vô tuyến

chỉ báo vị trí cấp cứu)GMDSS Global Maritime Distress and Safety System (Hệ thống thông tin

an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu)GPS Global Positioning System (Hệ thống định vị toàn cầu)

ICOM

Intel Comparative Microprocessor Performance (Bộ đàm hàng hải)

NCKH Nghiên cứu khoa học

NAVTEX Navigational Telex (Thiết bị thu nhận các bản tin cảnh báo hàng

hải và khí tượng hay dự báo hay các thông tin an toàn hàng hải khẩn cấp cho tàu)

RCC Trung tâm tìm kiếm cứu nạn

SART Search and Rescue Radar Transponder (Thiết bị phát đáp Radar

dùng trong tìm kiếm cứu nạn)STCW The international convention on standards of traning,

certification and watch keeping for seafairers (Công ước quốc tế

về tiêu chuẩn đào tạo, cấp chứng chỉ và trực ca cho người đi biển)

TCCB Tiêu chuẩn cơ bản

VDR Voyage Data Recorder (Hộp đen tàu thủy)

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

1.1 Toàn cảnh Phòng mô phỏng buồng lái chính 11.2 Chứng chỉ công nhận của DNV đối với các hệ thống

1.3 Phòng họp trước và sau đào tạo Briefing room 3

1.5

Hình ảnh mô phỏng buồng lái chính nhìn từ bên ngoài

1.6

Sơ đồ cấu trúc tổng quát của hệ thống mô phỏng lắp

3.8 Bảng cài đặt thông số khi có người rơi xuống nước 433.9 Màn hình hiển thị khi Thiết lập các thông số an toàn

đối với việc phát hiện các đối tượng nguy hiểm 453.10 Bảng hiển thị cài đặt thông số an toàn 45

3.13 Bảng cài đặt bổ sung dữ liệu cho đối tượng đánh dấu 493.14 Bảng cài đặt gắn thông tin cho đối tượng 503.15 Màn hình hiển thị dải giới hạn an toàn 533.16 Màn hình hiển thị thiết lập hướng dải giới hạn an toàn 533.17 Màn hình hiển thị thiết lập độ rộng dải giới hạn an toàn 543.18 Bảng hiển thị thiết lập thống số chuyến đi 553.19 Màn hình hiển thị hệ thống Conning Display 563.20 Cấu trúc bảng điều khiển Conning Display 56

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

3.21 Hệ thống hiển thị và điều khiển máy chính 583.22 Hệ thống hiển thị và điều khiển bộ phận lái 593.23 Hệ thống hiển thị và điều khiển bánh lái đối với tàu cóhai bánh lái 593.24 Hệ thống hiển thị và điều khiển động cơ mũi/lái 603.25 Hệ thống hiển thị và điều khiển hướng quan sát 603.26 Hệ thống hiển thị và chọn hướng quan sát 61

3.29 Bảng điều khiển máy lái tự động Transas 66

3.34 Bảng điều khiển hệ thống cảnh báo an toàn tàu biển 733.35 Bảng điều khiển các tín hiệu dẫn đường khi hàng hải 74

3.37 Bảng điều khiển các tín hiệu sử dụng vào ban ngày 75

3.40 Bảng lựa chọn hướng phát tín hiệu âm thanh hoặc ánhsáng 77

3.42 Bảng điều khiển các tín hiệu bị nạn trong hoạt độngtìm kiếm cứu nạn (SAR) 823.43 Bảng điều khiển hệ thống thông báo các lỗi vi phạm(CAS) 833.44 Bảng điều khiển hệ thống giám sát về băng 84

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 9

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân, đi đôi với các lĩnhvực như: Công nghiệp, nông nghiệp thì ngành giao thông vận tải biển cũngchiếm một vị trí quan trọng ở mỗi quốc gia Nó là mạch máu giao thông nối liềngiữa các vùng kinh tế của một đất nước và giữa các nước trên thế giới với nhau.

Nó đáp ứng và phục vụ tích cực cho đời sống mọi mặt của nhân dân nói chung.Việt Nam là một đất nước nằm ven biển và có đường bờ biển khoảng 3260

km, trải dọc từ Bắc tới Nam, lại có nhiều sông ngòi Đó là điều kiện thuận lợicho sự phát triển của ngành vận tải biển - Chi phí xây dựng cầu cảng ít hơn -Vốn tích lũy ít, lợi nhuận cao, có hiệu suất kinh tế cao hơn - Có khả năng vậnchuyển hàng hóa với khối lượng lớn vận chuyển được tất cả các loại hàng hóakhác nhau như: Hàng kiện, hàng rời, hàng lỏng - Tốc độ vận chuyển tương đốinhanh chóng Chính vì lợi ích kinh tế to lớn và tầm quan trọng đó mà ngày nayđội tàu của nước ta đã phát triển hết sức mạnh mẽ về số lượng, tải trọng cũngnhư mức độ hiện đại của trang thiết bị trên tàu Để đáp ứng được thực tiễn pháttriển đó, chúng ta cần có những thuyền viên có trình độ và kiến thức để nắmvững được những nguyên lý cơ bản, nắm vững được bản chất của quá trình làmviệc và đặc điểm kỹ thuật của các hệ thống tự động, để từ đó có thể sử dụng hiệuquả các thiết bị trên tàu

Là một sinh viên hàng hải, sau gần 5 năm học tập và rèn luyện tạitrường đại học Hàng Hải Việt Nam, dưới sự quan tâm dạy dỗ và nhiệt tìnhtruyền đạt kiến thức chuyên ngành của các thầy giáo trong khoa em cũng đãphần nào nắm được những kiến thức cơ bản để áp dụng trong thực tiễn Sauthời gian thực hành trên các phòng mô phỏng và đặc biệt là quá trình thực tập tốt

nghiệp trên tàu Sao Biển, em đã tìm hiểu những kiến thức thực tế để bổ sung

cho bản thân và cũng đã thu thập được một số tài liệu để phục vụ cho việclàm đồ án tốt nghiệp

Từ đó, nhận thực được tầm quan trọng của công tác thực hành trên cácphòng mô phỏng cũng như ý nghĩa của hệ thống trang bị kiến thức cho công

Trang 10

việc sau này, em đã chọn đề tài: “Hướng dẫn khai thác hệ thống Sub Bridge Simulator (SBS) tại phòng mô phỏng lái tàu” làm khóa luận tốt

-nghiệp

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 11

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Ngày nay trên Thế giới xảy ra rất nhiều các vụ va chạm tàu, gây ảnhhưởng xấu đến tài sản của tàu, hàng hóa trên tàu, nặng hơn nữa là các tác độngxấu gây ô nhiễm môi trường và những thiệt hại về tính mạng con người – chính

là những thuyền viên điều khiển con tàu đó

Nguyên nhân của các vụ tai nạn đó có rất nhiều, bao gồm cả nguyên nhânchủ quan và nguyên nhân khách quan Tuy nhiên, đa số các tai nạn trên đều bắtnguồn từ lỗi con người, tức chính là những sỹ quan hàng hải, những người trựctiếp điều khiển con tàu Những sai lầm của sỹ quan hàng hải có thể bắt nguồn từnhững nguyên nhân rất nhỏ nhưng lại có thể để lại hậu quả rất lớn Những sailầm đó có thể là từ việc thiếu mẫn cán, thiếu ý thức kỷ luật, chủ quan của ngườiđiều khiển tàu…Đặc biệt nghiêm trọng nếu những sai lầm đó bắt nguồn từ việcthiếu hiểu biết về sử dụng các trang thiết bị buồng lái cũng như tính năng điềuđộng của con tàu, dẫn đến việc chần chừ trong xử lý, đưa ra quyết định cũngnhư cách giải quyết tình huống một cách sai lầm dẫn đến hậu quả không đáng

có Nếu như có đủ kiến thức, hiểu biết và nắm rõ về các trang thiết bị buồng lái

để điều động con tàu của mình thì người điều khiển hoàn toàn có thể tính toántrước được việc điểu khiển con tàu theo phương pháp nào sẽ cho hiệu quả caonhất, tránh được tai nạn không cần thiết, bảo vệ được an toàn cho mọi ngườiđang có mặt trên tàu đó cũng như hàng hóa chuyên chở trên tàu Đó là công việc

mà một người sỹ quan hàng hải khi điều khiển con tàu cần ý thức được và cónhững hiểu biết để có thể hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ của mình

Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện, cũng như thực hành trên cácphòng mô phỏng, chúng em đã nhận thấy được tầm quan trọng trong vai trò vàtrách nhiệm của một người sỹ quan sau này Tuy nhiên do thời gian thực hànhtrên các phòng mô phỏng không có nhiều, lại không thường xuyên được tiếp xúc

và khai thác các trang thiết bị của hệ thống nên chúng em còn bỡ ngỡ, thao tácchậm, đôi khi còn thiếu chính xác Được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa,

Trang 12

em đã được giao đề tài làm đồ án tốt nghiệp này với mong muốn bản thânmình được nghiên cứu, tìm hiểm thêm và quan trọng hơn là có được nhữngkiến thức vô cùng quý báu của các thầy để sinh viên chúng em có một tài liệutham khảo để củng cố kiến thức và mở mang sự hiểu biết của mình khi trởthành một người sỹ quan lành nghề sau này.

2 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng một quy trình hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị buồng lái

mô phỏng thuộc phòng Class room

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu các trang thiết bị tại phòng mô phỏng Bộ môn mô phỏng –Khoa Hàng Hải (RADAR/ARPA – ECDIS – CONNING DISPLAY)

b Phạm vi nghiên cứu

Tìm hiểu về hệ thống mô phỏng buồng lái trên hệ thống Sub – BridgeSimulator của hãng Transas

4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp đọc, dịch tài liệu kết hợp thực hành trên hệ thốngSub - Bridge Simulator

5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

a) Ý nghĩa khoa học

- Dựa trên cơ sở lý thuyết về các thiết bị buồng lái để khai thác , thực hành trên

hệ thống mô phỏng

Trang 13

- Ứng dụng các kiến thức đã tìm hiểu về hệ thống mô phỏng vào các bài tậptương tác để đưa ra các phương pháp khảo sát đối với con tàu cụ thể Sau đó đúckết và đưa ra các kết luận cho đề tài Từ đó tìm hiểu được tầm quan trọng của hệthống Sub – Bridge Simulator với Main - Bridge.

- Phục vụ cho nghiên cứu khoa học và học tập của sinh viên Giúp sinh viênkiểm chứng, hiểu rõ hơn những kiến thức và sử dụng khai thác hệ thống đã tiếpthu được trên lớp Từ đó có cái nhìn cũng như sự hiểu biết sâu sắc hơn về cáchđiều động con tàu Góp phần tích lũy kiến thức để có trang bị tốt nhất cho côngviệc sau này – công việc của một sỹ quan hàng hải, không bị lúng túng trongviệc xử lí các tình huống và có thể đưa ra quyết định đúng đắn giúp con tàu hànhtrình an toàn

b) Ý nghĩa thực tiễn

Giúp người sỹ quan hàng hải hiểu sâu hơn về nguyên lí làm việc các trangthiết bị buồng lái Áp dụng các kiến thức đó vào những tình huống thực tế đãxảy ra, từ đó đúc kết, rút ra kinh nghiệm cần phải làm cho những tình huốngtương tự để có thể điều động con tàu một cách an toàn nhất Hoặc cũng có thểdựa trên những hiểu biết sẵn có, kết hợp với những kiến thức bổ sung này để tựmình đúc kết ra những kinh nghiệm củng cố kiến thức có lợi cho mình sau này Ngoài ra đề tài còn cung cấp cho sỹ quan hàng hải những kiến thức nềntảng, cơ bản nhất đến những kiến thức chuyên sâu về nguyên lí làm việc cũngnhư để khai thác có hiệu quả nhất hệ thống lái tàu trong bất kì điều kiện ngoạicảnh nào Từ đó, dựa trên các đánh giá tình hình thực tế, người sỹ quan hàng hải

có thể áp dụng vào thực tiễn các loại tàu khác nhau trong điều kiện khác nhauchứ không chỉ trên một con tàu, một loại tàu, một điều kiện ngoại cảnh

6 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì đề tài gồm 3 chương:

Trang 14

Chương 1: Tổng quan về hệ thống mô phỏng buồng lái.

Chương 2: Tầm quan trọng và thực trạng công tác thực hành của sinh viênngành ĐKTB trên các phòng thực hành

Chương 3: Hướng dẫn khai thác hệ thống Sub - Bridge Simulator (SBS)tại phòng mô phỏng lái tàu

Trang 15

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG MÔ PHỎNG BUỒNG LÁI

1.1 Giới thiệu chung về Bộ môn Mô phỏng hàng hải [8]

Bộ môn Mô phỏng Hàng hải trực thuộc Khoa Hàng hải, Trường Đại họcHàng hải Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 666/QĐ-ĐHHH-TCCB,

kí ngày 02 tháng 05 năm 2014 Bộ môn có chức năng và nhiệm vụ quản lý, khaithác toàn bộ cơ sở vật chất và trang thiết bị Bộ môn để phục vụ tốt cho công tácđào tạo, giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, họcviên, sinh viên trong Trường

Hình 1.1 Toàn cảnh Phòng mô phỏng buồng lái chính

1.2 Cơ sở vật chất của Bộ môn

Cơ sở vật chất của Bộ môn được Nhà trường đầu tư trang bị rất hiện đạitạo nên một môi trường hoàn hảo cho việc đào tạo, huấn luyện Hàng hải vàNCKH bằng các hệ thống mô phỏng

Hệ thống mô phỏng lái tàu Navi Trainer Professional 5000 (NT PRO5000), hệ thống mô phỏng GMDSS TGS 5000, hệ thống mô phỏng hải đồ điện

tử Navi Sailor 4000… của hãng Transas mà Nhà trường trang bị cho Bộ môn

đều được cấp chứng chỉ công nhận của DNV và Cục Hàng hải Liên Bang Nga.

Trang 16

Hình 1.2 Chứng chỉ công nhận của DNV đối với các hệ thống mô phỏng thuộc

Bộ môn

Các phòng học và phòng chức năng của Bộ môn bao gồm:

- 01 phòng học;

- 01 phòng họp trước và sau đào tạo;

- 01 phòng mô phỏng buồng lái chính;

- 01 phòng huấn luyện viên

1.2.1 Phòng họp trước và sau đào tạo (Briefing room)

a Mục đích

Cho học viên chuẩn bị trước khi thực hiện bài tập mô phỏng Đồng thờisau khi kết thúc mỗi bài tập mô phỏng học viên được thầy hướng dẫn phân tíchtình huống và đánh giá lại kết quả thực hiện

b Trang bị

Phòng này được trang bị máy tính (có kết nối mạng lan với hệ thống môphỏng lái tàu NT PRO 5000), máy chiếu, điều hòa không khí và bàn ghế đạt tiêuchuẩn tốt

Số lượng học viên: 20 - 30 học viên

Trang 17

Hình 1.3 Phòng họp trước và sau đào tạo Briefing room

1.2.2 Phòng huấn luyện viên (Instructor room)

a Mục đích

Đây là phòng dành riêng cho giảng viên/huấn luyện viên Từ phòng này,giảng viên/huấn luyện viên có thể quản lý, điều khiển toàn bộ hệ thống môphỏng lái tàu NT PRO 5000 và hệ thống mô phỏng GMDSS TGS 5000

b Trang bị

- Hệ thống điều hòa không khí và máy hút ẩm để đảm bảo điều kiện làm việc,duy trì tốt tình trạng hoạt động của thiết bị;

- 01 máy chủ NT PRO SERVER;

- 01 máy Instructor Navi Trainer;

- 01 máy Instructor GMDSS TGS 5000;

- 01 máy Model Wizard;

- 07 máy truy theo 07 máy chiếu trong buồng mô phỏng buồng lái chính;

- 01 máy CCTV;

Các máy này được liên kết mạng lan với máy chủ NT PRO SERVER

Hình 1.4 Bên trong phòng Instructor

Trang 18

1.2.3 Phòng mô phỏng buồng lái chính (Main Bridge Simulator)

a Mục đích

Phòng mô phỏng buồng lái chính với đầy đủ các “option” tạo cho họcviên cảm giác chân thật và chính xác như đang làm việc trên buồng lái của mộtcon tàu hiện đại Tại đây, các học viên có thể học tập, thực hành:

- Lái tàu;

- Điều động tàu ra vào cầu, neo tàu, điều động tàu trong luồng lạch hẹp, điềuđộng tàu trong điều kiện tầm nhìn xa hạn chế, hành hải ban ngày và ban đêm…

- Thao tác đồ giải tránh va Radar/Arpar;

- Thao tác với màn hình Conning Display;

- Thao tác với hệ thống GMDSS;

- Thao tác với hệ thống thông tin và hiển thị hải đồ điện tử ECDIS;

- Thao tác với một số thiết bị nghi khí hàng hải khác như: GPS, ECHOSOUNDER, LOG SPEED, U-AIS, VDR,…

- Các tình huống đặc biệt như tàu lai kéo, lai đẩy, tìm kiếm cứu nạn, xác địnhbán kính vòng quay trở, xác định tốc độ, MOB…

- 01 hệ thống thông tin và hiển thị hải đồ điện tử ECDIS (Navi Sailor 4000);

- Các trang thiết bị nghi khí hàng hải khác và bàn thao tác hải đồ;

Trang 19

- Thao tác hệ thống thông tin và hiển thị hải đồ điện tử ECDIS;

- Thao tác với màn hình Conning;

- Thao tác với hệ thống thông tin liên lạc GMDSS

Trong phòng này, giảng viên/ huấn luyện viên có thể ra nhiều dạng bài tậpkhác nhau rồi gán cho từng học viên thực hành theo nội dung yêu cầu của mình.Đặc biệt đối với các bài tập GMDSS, giảng viên/ huấn luyện viên có thể in rakết quả cho từng học viên làm cơ sở đánh giá, kiểm tra kiến thức học viên

b Trang bị

Phòng học được trang bị:

- Hệ thống điều hòa không khí và máy hút ẩm đảm bảo điều kiện học tập cũngnhư duy trì tình trạng hoạt động tốt cho các thiết bị trong điều kiện thời tiết nhiệtđới;

- 01 máy chủ NT PRO 5000 SERVER;

- 03 máy Instructor Navi Trainer và GMDSS TGS;

- 04 trạm GMDSS;

Trang 20

- 30 ca bin làm việc (Mỗi ca bin là một buồng lái riêng biệt gồm 3 màn hình:Radar/Arpar, Conning Display và ECDIS).

Tất cả các máy đều được liên kết mạng lan với máy chủ NT PROSERVER

Số lượng học viên: 30 - 45 học viên

1.3 Giới thiệu về hệ thống mô phỏng trang bị cho bộ môn

Tính đến thời điểm này, sản phẩm mà hãng Transas lắp đặt tại Bộ môn lànhững phiên bản mới và hiện đại nhất Hiện nay, ở Việt Nam cũng đã có nhiềuTrường đại học, Trung tâm đào tạo, huấn luyện thuyền viên trang bị hệ thống

mô phỏng như: Trung tâm huấn luyện thuyền viên của Trường ĐHHH VN, ĐHGTVT HCM, trung tâm huấn luyện thuyền viên Vosco…Tuy nhiên, hệ thống

mô phỏng trang bị tại Bộ môn được các chuyên gia hãng Transas đánh giá làhiện đại nhất ở Việt Nam, đáp ứng đầy đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện họcviên, thuyền viên chất lượng cao

Hình 1.6 Sơ đồ cấu trúc tổng quát của hệ thống mô phỏng lắp đặt tại Bộ môn

Trang 21

1.3.1 Hệ thống mô phỏng lái tàu Navi Trainer Professional 5000 (NT PRO 5000)

(1) NT PRO SERVER

(2) INSTR: Navi Trainer Instructor, Trainer model, External connectionsinterface

(3) MB Intercom: Intercom Station

(4) MB IBID: Interactive Bridge Information Display

(5) MB Navaids: Additional Instrument Console

(6) MB Radar Port/ Starboard: Radar/Arpa Display

(7) MB Conning: Conning Display

(8) MB Bearing: Bearing Display

(9) MB VisL1, VisL2, VisL3, VisC, VisR1, VisR2, VisR3

1.3.2 Hệ thống mô phỏng GMDSS TGS 5000

(1) TGS Server: Handset Host Agent, Instructor Model

(2) MB TGS: Console, Handset Host Agent, Unit Set

1.3.3 Hệ thống mô phỏng hệ thống thông tin và hiển thị hải đồ điện tử ECDIS (Navi Sailor 4000)

MB ECDIS: Navi Sailor 4000

Trang 22

Một số chương trình đào tạo, huấn luyện cho các khóa học đặc biệt có thểthực hiện tại bộ môn như:

- Khóa học Hải đồ điện tử;

- Khóa học quan sát và đồ giải Radar/Arpar;

- Khóa học Ship Handling;

- Khóa học nghiệp vụ sỹ quan vận hành, sỹ quan quản lý Boong;

Đồng thời, bộ môn hoàn toàn có thể đáp ứng được việc học mô phỏngđiều khiển tàu và mô phỏng GMDSS của sinh viên và học viên trong và ngoàitrường

Ngoài ra, có thể đề xuất được rất nhiều các giải pháp NCKH cho sinhviên, học viên cao học chuyên ngành ĐKTB và Bảo đảm an toàn hàng hải

Như vậy, việc ứng dụng mô phỏng vào công tác đào tạo, huấn luyện Hàng hải

có vai trò đặc biệt quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả củacông tác đào tạo, huấn luyện

Trang 23

CHƯƠNG 2 TẦM QUAN TRỌNG VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỰC HÀNH CỦA SINH VIÊN NGHÀNH ĐKTB TRÊN CÁC PHÒNG

THỰC HÀNH

2.1 Tầm quan trọng của công tác thực hành

Với lợi thế từ những trang bị phục vụ thực tập, huấn luyện hiện có từtrước và đặc biệt với hệ thống mô phỏng hiện đại mới tiếp nhận Vấn đề huấnluyện, thực tập cho học sinh được nâng cao; các học viên được tiếp cận nhiềuhơn với các tình huống thường gặp trong thực tế thông qua những bài tập thựchành trên mô phỏng trong một thời gian rút ngắn nhiều so với ngoài thực tế Thểhiện trên các mặt sau đây:

a Thực hành, xử lý được nhiều tình huống sát với thực tế

Các yếu tố ngoại cảnh có thể được đưa vào, thay đổi tùy theo thầy hướng dẫn

Ví dụ: Trong một giờ thực hành học sinh có thể điều khiển tàu trong cácđiều kiện thời tiết bình thường, mưa giông, đêm tối; sóng to gió lớn; dòng chảymạnh, yếu mật độ giao thông lớn v.v tùy theo chủ quan mong muốn của bàitập thực hành đặt ra Từ mức độ đơn giản đến phức tạp Phần mềm cài đặt…loạitàu thuyền được lựa chọn để giảng dạy tuỳ thuộc vào mục tiêu đối tượng họctập

b Vấn đề an toàn trong thực tế huấn luyện

Vì là mô phỏng nên những sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình thực hànhchỉ là tình huống giả định nên không gây ra hậu quả tổn thất thực sự như ngoàithực tế Các học viên sau khi đã thực hành thành thục trên hệ thống mô phỏngthì khi tiếp cận với thực tế rất nhanh và thực hành tốt, trong thời gian ngắn cótay nghề vững vàng

c Đa dạng hoá các bài tập thực hành với nhiều học viên cùng thực tập

Cùng một lúc nhiều học viên có thể học thực hành nhiều bài tập khácnhau và Thầy hướng dẫn có thể kiểm tra, kiểm soát hướng dẫn được học viên

Trang 24

cùng một thời gian Tất cả các lỗi sai phạm trong quá trình vận hành, khai tháctrong các bài tập thực hành trên mô phỏng không tổn hại về vật chất như ở ngoàithực tế và thông qua hệ thống báo động, báo lỗi học viên có thể tự chỉnh sửa hayđiều chỉnh, vận hành lại thông qua hướng dẫn của Thầy

d Chi phí đào tạo cho thực hành giảm đáng kể từ chi phí về xăng dầu

- Hệ thống mô phỏng GMDSS: 1 trạm đài chủ của giảng viên ( Instructor) có thể

là đại diện cho 1 tàu, 1 trạm bờ ( đài duyên hải), hay Trung tâm Tìm kiếm cứunạn (RCC) và các trạm liên lạc là tàu, trạm bờ… giả định, tuỳ chọn trong mộttình huống bài tập huấn luyện được xây dựng trước

- Các chức năng thông tin trong hệ thống GMDSS ngoài thực tế, học viên đều cóthể thực hành được trên hệ thống mô phỏng của trường; đáp ứng đầy đủ các yêucầu của qui tắc IV – 4 SOLAS–74 Sửa đổi và bổ xung trên một tàu biển hiện đạichạy tuyến viễn dương không hạn chế Đó là một thực tế mà không phải một tàubiển nào cũng có đủ các trang thiết bị như vậy

- Việc thực hành không bị ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh như thời tiết,không gian , thời gian Hàng chục bài tập thực hành được xây dựng sát với cáctình huống thường xảy ra trong thực tế thông tin liên lạc trong quá trình khaithác tàu Học viên được tiếp cận với các tình huống xảy ra ngoài thực tế thôngqua các bài tập thực hành – vừa kinh tế, hiệu quả mà không làm ảnh hưởng tớicác cơ quan , ban ngành liên quan khác (Ví du : Bài tập về “Báo động cấp cứu”;liên lạc trong “Tìm kiếm cứu nạn; thông tin trên các kênh , tần số đặc biệt chỉdành cho cấp cứu )

- Cùng một lúc, nhiều học viên được thực hành với các bài tập tình huống khácnhau, trên các máy khác nhau Trạm chủ của giảng viên (Instructor) có thể liênlạc, kiểm tra, chỉnh sửa cho bất kỳ 1 trong các học viên (Operator) trong mạng

mà không ảnh hưởng tới bài tập đang thực hành của các trạm – tàu (Operator)giả định khác Điều này ngoài thực tế không có được

Nói tóm lại, với hệ thống mô phỏng được trang bị, chúng ta có thể phục

vụ giảng dạy, huấn luyện về các kỹ năng : Điều khiển tàu, vận hành máy tàu,

Trang 25

thông tin liên lạc trên tàu , thông tin liên lạc phục vụ tìm kiếm cứu nạn chonhiều đối tượng của các khoá học khác nhau, hiệu quả trong lĩnh vực liên lạcven biển và hàng hải đại dương.

2.2 Chương trình thực hành hiện nay

Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác thực hành với mục đíchchính là tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với môi trường thực tế, áp dụngcác kiến thức đã học vào công việc cũng như rèn luyện kĩ năng, thao tác trongviệc vận hành các trang thiết bị, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã tạo điềukiện, cung cấp đầy đủ các phòng thực hành với các trang thiết bị phong phú chosinh viên học tập và rèn luyện Với lợi thế từ những trang bị phục vụ thực tập,huấn luyện hiện có từ trước và đặc biệt với hệ thống mô phỏng hiện đại mới tiếpnhận thì việc học tập của sinh viên ngày càng trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn Hiện nay, trường Đại học Hàng hải Việt Nam có các phòng thực hànhdành riêng cho từng bộ môn với đầy đủ các trang thiết bị của từng bộ môn đó.Bên cạnh đó là sự phân bổ thời gian thực hành: số buổi, số tiết đảm bảo đượclượng kiến thức mà các thầy truyền đạt cho sinh viên, giúp sinh viên nắm chắcđược mục đích của môn học:

* Bộ môn Điều động:

- Các phòng thực hành: Phòng thực hành mô phỏng Radar/ARPA (Nhà A4),Phòng thực hành thủy nghiệp (Nhà A2) và hệ thống mô phỏng hiện đại khu C1

- Thời gian thực hành: 6 tuần (12 tiết)

- Nội dung:

+ Chuyên đề về quy tắc tránh va trên biển COLREC-72

+ Khai thác sử dụng máy lái và một số trang thiết bị thông tin

+ Xác định đặc tính điều động tàu: Vòng quay trở, tốc độ quay trở, quán tính.+ Điều động cứu người rơi xuống nước: Phương pháp Williamson/Anderson/Scharnov

+ Điều động tàu ra vào cầu, phao

Trang 26

+ Điều động tàu trong luồng lạch hẹp…

* Bộ môn Máy điện - VTĐ:

- Các phòng thực hành: Phòng thực hành tại Nhà A2 và Phòng thực hành môphỏng GMDSS (Nhà A4)

- Thời gian thực hành: 5 tuần (10 tiết)

- Nội dung:

+ Khai thác sử dụng các loại Radar tàu biển

+ Khai thác sử dụng các loại la bàn con quay, máy lái tự động

+ Khai thác sử dụng các loại GPS

+ Khai thác sử dụng máy đo sâu, tốc độ kế

+ Khai thác sử dụng VHF, ICOM, NAVTEX, EPIRB, SART, Inmarsat

* Bộ môn Hàng hải:

- Các phòng thực hành: Các phòng thực hành tại Nhà A2 và 2 phòng thao tác hảiđồ

- Nội dung:

- Giới thiệu các ấn phẩm hàng hải, rèn luyện kỹ năng tu chỉnh:

+ Các loại thông báo hàng hải;

+ Các tài liệu cần tu chỉnh, phương pháp tu chỉnh;

+ Ghi nhật ký tu chỉnh hải đồ và ghi chép sau tu chỉnh

- Rèn luyện kỹ năng dự đoán thuỷ triều:

+ Giới thiệu các tập thuỷ triều Anh;

+ Làm bài tập tính thuỷ triều cho các cảng;

+ Giới thiệu lịch thuỷ triều Việt Nam

- Lập bầu trời sao vào giờ bình minh hàng hải, hoàng hôn dân dụng bằng quảcầu sao và đĩa tìm sao

- Thực hành sử dụng Sextant hàng hải (chỉnh lý, xác định,sai số vạch chuẩn, đo

độ cao thiên thể)

- Sử dụng lịch thiên văn hàng hải, bảng toán HO - 214 để tính số hiệu chỉnh labàn ∆L …

Trang 27

* Bộ môn Xếp dỡ hàng hóa

+ Lần 1(1tuần): Mục đích giúp sinh viên làm quen môi trường thực tế cũng nhưcuộc sống đi biển, quy định làm việc, sinh hoạt trên tàu; an toàn lao động, antoàn sinh mạng trên tàu; hệ thống an toàn; công tác trực ca; công tác làm dây;công tác lái tàu; quy trình thả, kéo neo; trang thiết bị trên boong tàu

+ Lần 2(1tuần): Mục đích thực tập tốt nghiệp, giúp sinh viên vận dụng tất cảnhững kiến thức đã học sau gần 5 năm học tập để có cái nhìn thực tế cũng nhưnhững kinh nghiệm cho công việc sau này

- Thời gian thực tập: 30 sinh viên/tuần/chuyến (42 tiết)

Nội dung:

- Thực hành lái tàu trên luồng

- Thực hành xác định vị trí tàu bằng các phương tiện có trên buồng lái (Radar,GPS…) Xác định độ dạt của tàu bằng GPS, radar…

- Hướng dẫn kiểm soát hành trình an toàn bằng khoảng cách và phương vịRadar, bằng thông số tính toán của ARPA

- Thực hành quan sát quy trình thả neo, xác định vị trí neo bằng GPS và Radar.Cách cài đặt vùng cảnh giới neo bằng Radar và GPS

- Hướng dẫn khai thác sử dụng các trang thiết bị buồng lái

+ Radar: Khởi động, tắt, điều chỉnh, sử dụng các chức năng…

+ ARPA: Đặt giới hạn cảnh báo, xác nhận mục tiêu, đọc và kiểm tra thông số… + GPS: Khởi động, cài đặt, cách nhập thông số, chế độ hiển thị…

Trang 28

+ Hải đồ: tìm hiểu hải đồ tuyến hành trình;

+ Thiết lập waypoint, route trên GPS…

+ NAVTEX: Cài đặt, đọc nội dung, test…

+ VHF - DSC: Khai thác sử dụng;

+ Máy đo sâu: Khởi động, cài đặt, đọc thông tin…

+ GMDSS: Khai thác và sử dụng NBDP, MF/HF, Distress, Nhận và gửi điện…+ Máy đo gió: Đọc thông số, kiểm tra cấp thông qua tốc độ gió, cách xác địnhhướng gió thực;

+ Facimile: Cài đặt, thu và đọc nội dung bản tin khí tượng

Nói chung, với nhận thực được tầm quan trọng công tác thực hành và tiêuchí đào tạo sinh viên sau này trở thành những thuyền viên chất lượng, trườngĐại học Hàng Hải Việt Nam cung cấp đầy đủ cho sinh viên điều kiện học tậpcũng như môi trường phát triển tốt nhất

2.3 Ưu điểm, nhược điểm hệ thống mô phỏng lái tàu Sub-Bridge Simulator (SBS)

- Trong một số trường hợp, đối với một số SV có khả năng cơ bản về lập trình,

họ có thể trực tiếp xây dựng những hình ảnh mô phỏng trên máy tính theo nhiệm

Trang 29

vụ GV đặt ra, qua đó phát huy tính độc lập sáng tạo tìm cách thực hiện nhiệm vụđược giao.

- Với một chương trình mô phỏng được thiết kế tốt, SV có thể tự học mà vẫn đạtkết quả tốt như học với GV Điều này tạo điều kiện cho việc cá thể hóa tronghọc tập (rất cần thiết khi kiến thức và năng lực nhân cách của SV không đồngđều)

- Góp phần đáng kể vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập sử dụngcông nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng đào tạo kỹ sư, sỹ quan hàng hải tạitrường ĐHHH Việt Nam

b Nhược điểm

- Những phần mềm chuyên dụng thì giá rất cao và hàng năm phải cập nhật nênviệc đầu tư gặp nhiều khó khăn về kinh phí

- Thời gian thực hành trên các phòng mô phỏng rất ít : 3 tiết/ buổi/tuần

Vì vậy thời gian để sinh viên chúng em tiếp thu được bài học là rất ngắn.Đôi khi đã tiếp thu được và hiểu nội dung bài học yêu cầu cần phải làm là gì thìlại không còn thời gian để thực hành và áp dụng, hoặc đến buổi thực hành lầnsau thì kiến thức bị mai một phần nào khiến cho thao tác khai thác lúng túng vàkhông chính xác

Nói chung, mô phỏng không thay thế được việc SV thực hành trên thiếtbị thật, với nguyên vật liệu thật; càng không thay thế được trải nghiệm thực tếnghề nghiệp khi SV thực hành, thực tập trong điều kiện ngoại cảnh hoàn toànthực tế

Trang 30

CHƯƠNG 3 TÌM HIỂU VỀ MÔ PHỎNG BUỒNG LÁI TRÊN HỆ

- Ecdis: Hỗ trợ người đi biển trong việc lập kế hoạch chuyến đi và theo dõiđường đi cũng như hiển thị các thông tin hàng hải phụ trợ khác có liên quan nếuthấy cần thiết

- Conning display: Hệ thống mô phỏng với các bảng điều khiển các thiết bị hànghải

Để tìm hiểu sâu hơn, đề tài sẽ đi chi tiết vào từng phần sau:

3.1 Hướng dẫn khai thác hệ thống RADAR/ARPA thuộc SBS

Hệ thống Arpa gồm: 3 loại phổ biến hiện nay, đó là:

Trang 31

Hình 3.1 Màn hình hiển thị Radar/Arpa.

3.1.1 Giao diện người dùng RADAR (Mô tả các nguyên tắc của việc xây

dựng các giao diện người dùng RADAR)

Trang 32

Màn hình công việc RADAR bao gồm các Panel Display và Control Panel.

3.1.1.1 Control Panel: Gồm 11 hiển thị để điều khiển, kiểm soát công việc của

Radar:

- Brilliance (Điều chỉnh độ sáng màn hình Radar );

- Charts/Routes (Hải đồ/Lập tuyến hành trình);

- Curved Heading Line (Thiết lập độ dài cần thiết của chuyển động tàu dự

kiến);

- Exit (Thoát );

- Navigation (Hàng hải);

- Predictor (Dự đoán);

- Settings (Cài đặt);

- Status Management (Quản lí tình trạng Radar);

- TARGETS (Mục tiêu);

- TRIAL/TGT Simulator (Giám sát mục tiêu);

- Targets Information (Thông tin về mục tiêu).

3.1.1.2 Bàn phím Radar: Bao gồm các chức năng:

- Ownship motion modes TM/RM : Chế độ chuyển động của tàu ta (Chuyểnđộng tuyệt đối, chuyển động tương đối);

- Ownship presentation modes N/H/C UP : Các chế độ chuyển động theo hướngNorth - Up, Head - Up và Course –Up;

- Ahead: Thiết lập hướng chuyển động;

Trang 33

- Targets (Mục tiêu);

- TGT: Quan sát theo ARPA/ AIS;

- Standard Display: ST DISP;

- Zoom in, Zoom out: Phóng to, thu nhỏ;

- EBL: Điều chỉnh đường phương vị điện tử;

- VRM: Điều chỉnh vòng cự ly di động;

- GAIN : Khuyếch đại;

- SEA : Khử nhiễu biển;

- RAIN : Khử nhiễu mưa;

- TASKS : Lựa chọn chế độ hiển thị hải đồ điện tử;

- ALARM: Báo động;

- PALETTE : Chế độ hiển thị ngày/đêm

3.1.2 Bật/Tắt Radar và cài đặt các chế độ (Mô tả các thủ tục ban đầu được sử

dụng trong việc xử lý các radar)

3.1.2.1 Bật/tắt Radar và cài đặt ban đầu

- Để bật RADAR từ bàn phím, nhấn nút:

- Để bật các tiện ích Radar, bấm nút Radar Transas Integrator:

- Việc chuyển đổi giao diện người dùng thì chỉ việc chuyển đổi tên giao diện cần

- Theo mặc định, Radar ở chế độ chờ hoặc truyền dẫn: Ấn nút TX/STBY.

Trang 34

- Để hiển thị hình ảnh Radar dưới dạng xung quét nào thì chọn Radar Master X-1/X-2, SLAVE S-1/S-2.

- Chuyển đổi độ dài của xung RADAR: Chọn LP/MP.

- Điều chỉnh thang tầm xa: Chọn thang tầm xa 12NM ở góc trên bên phải =>

TUNE: Tắt AUTO => Điều chỉnh TUNE để thu được mức hình ảnh tối đa vàAUTO

- Điều chỉnh tín hiệu hình ảnh: Điều chỉnh GAIN / RAIN / SEA phù hợp.

- Điều chỉnh độ sáng hiển thị: Control Panel => Multipanel => Brilliance =>

- Lúc đó ta cần phải đưa các chỉ số: RAIN về mức ZERO, GAIN/SEA đạt được

độ nét tối đa, điều chỉnh TUNE để có độ rộng cần thiết.

Hình 3.3 Màn hình hiển thị cài đặt Radar khi ít mục tiêu (25/30 kW)

Trang 35

3.1.2.3 Cài đặt Radar khi ít mục tiêu trong 10 kW

Chọn thang tầm xa 24 NM => Vào MODE (góc bên phải bảng hiển thị)

=> TX => Bật công tắc ON trong chế độ xem DISPLAY MULTI FUNCTIONAL, chờ ít nhất 30 phút và tiếp tục điều chỉnh từ từ điều khiển radar Tune cho đến khi 4 dấu hiệu hiển thị trên màn hình radar xuất hiện Sau

-đó:

- RAIN => ZERO.

- GAIN để đạt được độ nét tối đa của màn hình cung tròn tiếng ồn.

- Sử dụng các TUNE và các nút ở góc trên bên phải của Display Panel để điều

chỉnh tất cả 4 vòng cung là rõ nét

Hình 3.4 Màn hình hiển thị cài đặt Radar khi ít mục tiêu (10 kW)

3.1.3 Thiết lập các cài đặt ban đầu (Mô tả các thủ tục được sử dụng để xử lý

RADAR).

3.1.3.1 Thiết lập chế độ chuyển động, dịch tâm màn hình, sử dụng vòng cự

li và cài đặt hướng.

Trang 36

- Thiết lập chế độ chuyển động: Chế độ chuyển động tương đối RM , chế độchuyển động tuyệt đối TM (cũng có thể sử dụng bàn phím).

- Thiết lập chế độ định hướng Radar: North_UP: ,Head_UP ,Coure_UP

- Dịch chuyển tâm màn hình:

Ấn nút OFF CENT => Di chuyển con trỏ tới vị trí mong muốn =>

Ấn chuột trái thì tia quét sẽ quét quanh vị trí mới Để hủy bỏ việc chuyển dịch

của tâm quét ở chế độ chuyển động tương đối, nhấn nút OFF CENT một lần

nữa

- Hiển thị chế độ chuyển động tương đối/tuyệt đối: Ấn nút : Nếu chế độchuyển động tương đối thì hướng tàu đang chạy chính là hướng chuyển độngtương đối Nếu chuyển động tuyệt đối thì tâm quét sẽ sang phía đối diện vớihướng chuyển động và ở vị trí bằng ½ bán kính vòng tròn màn hình

- Thiết lập vòng cự li cố định: Ấn nút

- Bật/Tắt và điều chỉnh EBL, VRM:

+ Bật/tắt EBL,VRM : Nhấn EBL 1(2) và VRM 1(2) trên Control panel;

Nếu sử dụng bàn phím: và

+ Điều chỉnh: Cài đặt các thông số về bán kính và phương vị cho EBL, VRM

- Cài đặt COG/SOG: Mở Multipanel cửa sổ Control Panel => chọn Navigation

=> COG/SOG.

Trang 37

3.1.3.2 Radar Maps (Chú ý: Việc sử dụng các radar maps là không thể, trừ khi

tọa độ tàu riêng Latitude / Longitude có sẵn)

a Xử lý Radar Maps nếu ECDIS có sẵn

- Bật: Nhấn nút MAP trong Control Panel => Nếu nút CHART là ON, nó sẽ tự

động tắt

- Từ Multipanel cửa sổ Control Panel => Chart / Routes => MAPS WGS84 => MAP => Load MAP => Chọn bản đồ radar cần thiết và nhấn nút chuột trái Các

bản đồ radar được chọn sẽ được hiển thị trên màn hình

- Để thoát khỏi các hải đồ đã tải: MAP => Unload MAP

- Tạo và lưu Radar Maps

Bật: Từ Multipanel trong Control Panel => Charts / Routes => MAPS WGS84

- Đánh dấu các điểm:

+ Trong MAPS WGS84, chọn các đối tượng có điểm cần thiết

+ MAPS WGS84 => Symbols => Đưa chuột vào biểu tượng cần thiết và nhấnchuột trái

+ MAPS WGS84 => Text => Nhập văn bản cần thiết và nhấn chuột trái

+ MAPS WGS84 => Depth => Nhập độ sâu cần thiết và nhấn chuột trái

+ Nhấn nút New.

+ Đặt con trỏ đồ họa đã xuất hiện trên màn hình, trong các điểm có tọa độ cần thiết Các tọa độ con trỏ sẽ được hiển thị tự động trên "MAPS WGS84".

+ Nhấn chuột trái Các điểm (đối tượng) được lựa chọn sẽ được vẽ trên bản đồ

radar Để thoát khỏi chế độ cho vẽ đối tượng bản đồ radar, nhấn nút chuột phải

Trang 38

b Vẽ dòng và khu vực đánh dấu các đối tượng cần theo dõi

Trong MAPS WGS84, chọn dòng cần thiết hoặc khu vực đối tượng cần đánh

+ Sau khi đầu vào của các điểm cuối của đường hoặc khu vực, nhấn chuột phải

=> Khu vực đó sẽ được đánh dấu rõ ràng

- Vẽ đường cong, cung tròn:

+ MAPS WGS84 => Circles => Đặt con trỏ trên dòng cần thiết và nhấn nút

chuột trái

+ Nhấn nút New.

+ Đặt con trỏ đồ họa mà đã xuất hiện trên màn hình, ở trung tâm của vòng tròn

với các tọa độ cần thiết, và nhấn chuột trái Đặt bán kính cần thiết của vòng trònbằng cách di chuyển con trỏ đồ họa (được hiển thị trong MAPS WGS84 ) =>khu vực đó sẽ được đánh dấu rõ ràng

Trang 39

c Vẽ tuyến đường (Route)

- MAPS WGS84 => Line => Đặt con trỏ trên dòng cần thiết và nhấn nút chuột

trái

- Nhấn nút New.

- Đặt con trỏ đồ họa, mà đã xuất hiện trên màn hình, ở điểm lộ trình bắt đầu vớicác tọa độ cần thiết và nhấn chuột trái

- Các tọa độ con trỏ sẽ được hiển thị tự động trên MAPS WGS84.

- Di chuyển con trỏ đến các điểm Waypoint để tạo các dòng, nhấn chuột trái vàođiểm Waypoint cuối dòng vừa tạo và di chuyển chuột để tạo dòng tiếp theo.Tiếp tục đến điểm Waypoint cuối cùng để tạo tuyến đường mong muốn => Kếtthúc nhấn chuột phải

- Trong MAPS WGS84 => Symbols => Đưa con trỏ chuột vào biểu tượng

Waypoint cần chọn và nhấn chuột trái

- Nhấn nút New.

- Đặt con trỏ vào điểm Waypoint đầu tiên => Nhấn chuột trái=> Điểm Waypoint

sẽ có biểu tượng ta đã chọn trong Symbols Tương tự các điểm Waypoint tiếptheo Để thoát nhấn chuột phải

- MAPS WGS84 => Text => Nhập tên Waypoint.

3.1.3.3 Xử lí Radar Maps

- Lưu/Gỡ bỏ: Sau khi vẽ tất cả các đối tượng cần thiết, MAPS WGS84 => Map name: Nhập vào tên của hải đồ radar => Save: Các bản đồ radar sẽ được lưu, Unload (Gỡ bỏ).

Trang 40

- Xóa Radar Maps: Từ Multipanel cửa sổ Control Panel => Charts / Routes => MAPS WGS84 => Delete Map => Chọn hải đồ radar cần xóa và nhấn chuột trái => Yes để xóa.

3.1.3.4 Tuyến hành trình

a Lấy thông tin tuyến hành trình

Từ Multipanel cửa sổ Control Panel => Charts / Routes => Routes.

b Bật hiển thị tuyến hành trình

Để hiển thị các tuyến đường theo dõi trên màn hình, nhấn vào nút trong

bảng hiển thị nhóm nút: => Màn hình sẽ hiển thị tuyến đường đang hànhtrình

3.1.3.5 Sử dụng RADAR để biết hoạt động của SART

- Điều chỉnh thang tầm xa từ 6 đến 12 NM.

- Tắt chế độ AUTO.

- Sử dụng và các nút sang trái, sang phải ở góc trên bên phải của Bảng hiển thị

để có được hình ảnh rõ ràng nhất có thể có của tín hiệu SART trên màn hình

- Sử dụng GAIN, SEA, RAIN và các chỉ số trong cửa sổ của Control Panel để

giảm tín hiệu nhiễu

3.1.4 Xử lí các mục tiêu (Mô tả việc sử dụng ARPA và AIS trong việc xử lý

mục tiêu)

3.1.4.1 Xử lí việc tính toán chuyển động của vector

Ngày đăng: 05/10/2017, 12:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w