MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, cũng là một thực thể xã hội luôn biến động cùng với sự biến thiên của lịch sử nhân loại. Tôn giáo không chỉ là vấn đề tinh thần, tâm linh mà còn có quan hệ đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như: chính trị, đạo đức, văn hóa… của nhiều dân tộc, quốc gia. Việt Nam nằm ở giữa ngã ba đường của Đông Nam Á, trông ra biển Đông, là cầu nối từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương, vị trí đặc biệt này tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu của nhiều luồng tư tưởng, văn hóa khu vực và thế giới. Vì thế Việt Nam là một quốc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau và đang có xu hướng phát triển. Để thực hiện “đại đoàn kết dân tộc”, củng cố hơn nữa mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo, Đảng và Nhà nước cần phải xây dựng, hoàn thiện chính sách tôn giáo. Pháp luật hoạt động tôn giáo là công cụ quan trọng bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; đồng thời là cơ sở pháp lý để đấu tranh chống lại mọi âm mưu, hoạt động của thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo xâm phạm đến độc lập chủ quyền của đất nước. Sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, quan điểm đổi mới của Đảng ta về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng phát triển hoàn thiện và đi vào cuộc sống. Bước ngoặt trong sự đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về vấn đề tôn giáo được đánh dấu bằng sự ra đời Nghị quyết số 24NQTW ngày 16101990 của Bộ Chính trị Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”, Nghị quyết xác định: “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Sự đổi mới đúng đắn và khoa học phải dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, một mặt, dựa trên quan điểm cơ bản của học thuyết Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo; mặt khác, dựa vào đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam cũng như kinh nghiệm của quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Tôn giáo là vấn đề nhạy cảm, trong lịch sử các thế lực phản động lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng. Những năm gần đây, các thế lực thù địch vẫn lợi dụng tôn giáo nhằm chống phá nhà nước, thực hiện mưu đồ “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, làm cho tình hình tôn giáo trở nên phức tạp hơn. Vì vậy, để tiến hành thắng lợi công cuộc đổi mới ở nước ta, trước hết đòi hỏi Đảng phải đổi mới tư duy, nhìn nhận và đánh giá đúng những vấn đề lý luận và thực tiễn, trong đó có vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo đang và sẽ có nhiều biểu hiện mới, đa dạng, phức tạp, cần được giải quyết đúng đắn. Quá trình đổi mới tư duy, nhận thức về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng là một quá trình lâu dài, quá trình đó đòi hỏi phải từng bước được hoàn thiện. Tình hình tôn giáo hiện nay đang có nhiều xu hướng phát triển và có nhiều diễn biến phức tạp mới đòi hỏi Đảng cần phải tiếp tục nghiên cứu để có những chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực tôn giáo. Nhìn lại 85 năm qua, nhận thức của Đảng trên lĩnh vực tôn giáo đã được thực tế kiểm nghiệm và được nâng dần qua từng thời kỳ cách mạng. Đổi mới nhận thức về tôn giáo trong Đảng vẫn cần tiếp tục đặt ra. Đảng luôn coi công tác tôn giáo là công tác quần chúng quan trọng và xuyên suốt trong mọi giai đoạn cách mạng. Với mong muốn hệ thống lại một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng trong một giai đoạn tương đối quan trọng trong thời kỳ đổi mới, tác giả chọn đề tài “Công tác tôn giáo của Đảng từ năm 2001 đến năm 2011” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, cũng là một thực thể xã hội luônbiến động cùng với sự biến thiên của lịch sử nhân loại Tôn giáo không chỉ làvấn đề tinh thần, tâm linh mà còn có quan hệ đến các lĩnh vực khác của đờisống xã hội như: chính trị, đạo đức, văn hóa… của nhiều dân tộc, quốc gia
Việt Nam nằm ở giữa ngã ba đường của Đông Nam Á, trông ra biểnĐông, là cầu nối từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương, vị trí đặc biệt nàytạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu của nhiều luồng tư tưởng, văn hóakhu vực và thế giới Vì thế Việt Nam là một quốc gia có nhiều hình thức tínngưỡng, tôn giáo khác nhau và đang có xu hướng phát triển Để thực hiện
“đại đoàn kết dân tộc”, củng cố hơn nữa mối quan hệ giữa dân tộc và tôngiáo, Đảng và Nhà nước cần phải xây dựng, hoàn thiện chính sách tôn giáo.Pháp luật hoạt động tôn giáo là công cụ quan trọng bảo vệ quyền tự do tínngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; đồng thời
là cơ sở pháp lý để đấu tranh chống lại mọi âm mưu, hoạt động của thế lựcthù địch lợi dụng tôn giáo xâm phạm đến độc lập chủ quyền của đất nước
Sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, quan điểm đổimới của Đảng ta về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng phát triển hoànthiện và đi vào cuộc sống Bước ngoặt trong sự đổi mới tư duy lý luận củaĐảng ta về vấn đề tôn giáo được đánh dấu bằng sự ra đời Nghị quyết số 24-
NQ/TW ngày 16-10-1990 của Bộ Chính trị "Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”, Nghị quyết xác định: “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu
dài Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân Đạo đức tôngiáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới” Sự đổi mớiđúng đắn và khoa học phải dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, một mặt, dựatrên quan điểm cơ bản của học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 2về vấn đề tôn giáo; mặt khác, dựa vào đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam cũngnhư kinh nghiệm của quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo của Đảng và Nhànước ta.
Tôn giáo là vấn đề nhạy cảm, trong lịch sử các thế lực phản động lợidụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng Những năm gần đây, các thếlực thù địch vẫn lợi dụng tôn giáo nhằm chống phá nhà nước, thực hiện mưu
đồ “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,làm cho tình hình tôn giáo trở nên phức tạp hơn Vì vậy, để tiến hành thắnglợi công cuộc đổi mới ở nước ta, trước hết đòi hỏi Đảng phải đổi mới tư duy,nhìn nhận và đánh giá đúng những vấn đề lý luận và thực tiễn, trong đó cóvấn đề tín ngưỡng, tôn giáo đang và sẽ có nhiều biểu hiện mới, đa dạng, phứctạp, cần được giải quyết đúng đắn
Quá trình đổi mới tư duy, nhận thức về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng làmột quá trình lâu dài, quá trình đó đòi hỏi phải từng bước được hoàn thiện.Tình hình tôn giáo hiện nay đang có nhiều xu hướng phát triển và có nhiềudiễn biến phức tạp mới đòi hỏi Đảng cần phải tiếp tục nghiên cứu để cónhững chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn và tăng cường sự lãnhđạo của Đảng trong lĩnh vực tôn giáo Nhìn lại 85 năm qua, nhận thức củaĐảng trên lĩnh vực tôn giáo đã được thực tế kiểm nghiệm và được nâng dầnqua từng thời kỳ cách mạng Đổi mới nhận thức về tôn giáo trong Đảng vẫncần tiếp tục đặt ra Đảng luôn coi công tác tôn giáo là công tác quần chúngquan trọng và xuyên suốt trong mọi giai đoạn cách mạng
Với mong muốn hệ thống lại một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc đườnglối, chính sách tôn giáo của Đảng trong một giai đoạn tương đối quan trọng
trong thời kỳ đổi mới, tác giả chọn đề tài “Công tác tôn giáo của Đảng từ năm 2001 đến năm 2011” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Trang 32 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về tôn giáo và công tác tôngiáo của Đảng và nhà nước ta ở nhiều góc độ khác nhau Tiêu biểu như:
- “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam” của tác giả GS
Đặng Nghiêm Vạn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005 Cuốn sách trìnhbày đặc điểm và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, những đặc trưng và vai trò cụthể của những tôn giáo lớn Ngoài ra, cuốn sách cũng đã phân tích và làm rõmột số vấn đề vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng chính sáchtôn giáo ở Việt Nam
- “Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam - lý luận và thực tiễn”
của tác giả GS Đỗ Quang Hưng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007.Đây là một công trình tổng hợp, đã khái quát được các nội dung cơ bản liênquan đến lĩnh vực tôn giáo Tác giả đã hệ thống hóa quan điểm, đường lốicủa Đảng với vấn đề tôn giáo, những kinh nghiệm của Đảng và Nhà nướcđối với mỗi tôn giáo cụ thể, từ đó tác giả đề cập đến vấn đề hoàn thiện luậtpháp tôn giáo
- “Tôn giáo - quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay” của tác giả PGS, TS Nguyễn Đức Lữ, NXB
Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2009 Cuốn sách khái quát cơ sở lý luận vàthực tiễn của việc xây dựng chính sách, cũng như quá trình đổi mới tôn giáo
Trang 4Singapore); trên cơ sở đó, tác giả phân tích những vấn đề đặt ra và đề xuấtmột số khuyến nghị đối với công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
- “Tình hình và xu thế tôn giáo ở Việt Nam hiện nay - những vấn đề đặt
ra cho công tác quản lý và lãnh đạo” năm 2002 của tác giả Lê Hữu Nghĩa.
Tác giả đã nêu thực trạng và xu hướng biến động của tôn giáo thế giới cũngnhư ở Việt Nam Đồng thời, phân tích công tác lãnh đạo và quản lý đối vớivấn đề tôn giáo ở nước ta Từ đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị và phươnghướng cho công tác quản lý và lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về tôn giáo
- “Đổi mới chính sách tôn giáo và quản lý nhà nước về tôn giáo hiện nay - những bài học kinh nghiệm và kiến nghị cụ thể” năm 2002 của tác giả
TS.Nguyễn Đức Lữ Tác giả đã khái quát được quan điểm, chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo trong quá trình cách mạng Tácgiả đã phân tích quá trình lãnh đạo và quản lý của Đảng trong thời gian qua
Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách tôn giáo của Đảng
- Liên quan đến các văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo có cuốn
Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng, tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ (2001), Văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo (2005) và Hỏi đáp về pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thực hiện (NXB Chính trị Quốc gia, 2005).
Bên cạnh các công trình kể trên, còn nhiều bài viết đăng trên tạp chí
Nghiên cứu tôn giáo và Công tác tôn giáo cũng như các luận văn, luận án đề cập đến chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước như: Tôn giáo và pháp luật của Việt Nam từ năm 1990 đến nay, luận văn Thạc sĩ của Đỗ Thị Kim
Định, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2007; Chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2010, luận văn Thạc sĩ của Lương Phương Mai, Trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Trang 5Trong những công trình nghiên cứu trên, các tác giả từng bước đề cậpđến chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước qua các giai đoạn, qua đó thấyđược chính sách tôn giáo ngày càng cởi mở, thông thoáng hơn Các công trìnhnêu trên chỉ tìm hiểu chính sách tôn giáo của Đảng ở một vài góc độ, khíacạnh nào đó chứ chưa đề cập đến vấn đề này một cách toàn diện đầy đủ nhất.
Do vậy tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu công tác tôn giáo của Đảng Cộng sản ViệtNam trong một giai đoạn cụ thể, đó là giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2011nhằm đưa đến cái nhìn toàn diện nhất
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụchính sau:
- Phân tích, luận giải, làm rõ những chủ trương, chính sách và sự lãnhđạo của Đảng về công tác tôn giáo từ năm 2001 đến năm 2011
- Làm rõ những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và rút ra những kinhnghiệm lịch sử trong lãnh đạo công tác tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những chủ trương, chính sách và sự lãnh đạo, chỉ đạo củaĐảng về vấn đề tôn giáo từ năm 2001 đến năm 2011
Trang 64.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các quan điểm, chủ trươngcủa Đảng về lãnh đạo, chỉ đạo công tác tôn giáo trong các Văn kiện Đảng,Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết, Chỉ thị của BộChính trị trong các nhiệm kỳ khóa IX, X, XI; nghiên cứu quá trình thể chếhóa tổ chức thực hiện của Đảng về công tác tôn giáo
- Về thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2011
- Về không gian: Trên phạm vi cả nước
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng HồChí Minh, các quan điểm, chủ trương của Đảng về tôn giáo để trình bày, phântích, đánh giá các sự kiện lịch sử
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả vận dụng chủ yếu phương phápluận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp luận sử học, đặc biệt làphương pháp lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp hai phương pháp đó.Các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh… cũngđược chú ý sử dụng ở mức độ cần thiết
6 Đóng góp mới của đề tài
Tôn giáo là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm Với đề tài của mình, tácgiả mong muốn sẽ đưa đến cái nhìn toàn diện hơn về quan điểm, đường lối vàchính sách của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo
Đề tài đem đến cho người đọc cái nhìn toàn cảnh về quá trình đổi mới
tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo trong suốt tiến trình cáchmạng Việt Nam, những đổi mới trong chính sách của Đảng về tín ngưỡng, tôngiáo giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2011
Trang 7Đánh giá những thành tựu, hạn chế trong công tác tôn giáo của ĐảngCộng sản Việt Nam thông qua việc thực hiện chính sách tôn giáo.
Từ đó, rút ra những kinh nghiệm lịch sử quý báu và đưa ra một số giảipháp để tôn giáo Việt Nam phát triển tốt đẹp, hài hòa, góp phần vào sự nghiệpxây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luậnđược kết cấu gồm 02 chương, 04 tiết
Trang 8Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC
TÔN GIÁO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2011
1.1 Chủ trương của Đảng về công tác tôn giáo từ năm 2001 đến năm 2011
1.1.1 Yêu cầu mới đặt ra đối với công tác tôn giáo
Trong suốt quá trình lãnh đạo dân tộc tiến hành cách mạng giải phóngdân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước luôn xác định côngtác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng
Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo nhân dân đấutranh giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Đảng lấychủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, song không đối lập với tưtưởng của các tôn giáo ở Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương tiêubiểu, sáng ngời không chỉ am tường tư tưởng của các tôn giáo mà còn biết kếthừa những tư tưởng tiến bộ của các tôn giáo
Một ngày sau khi tuyên bố độc lập, ngày 3-9-1945, trong phiên họp
Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với các vấn đề: “Tất cả công dân trai gái
mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu, nghèo,tôn giáo, dòng giống”; “Thực dân phong kiến thi hành chính sách chia rẽđồng bào giáo và đồng bào lương để dễ thống trị Tôi đề nghị Chính phủ tatuyên bố: Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết” [38;8] Nhờ có quanđiểm, đường lối đúng đắn của Đảng, chính sách phù hợp của Nhà nước màĐảng ta, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã phát huy được
“nguồn lực tôn giáo” đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, xây
Trang 9dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiến hành cách mạng giải phóng miềnNam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 16-10-1990 của Bộ Chính trị “Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”, đường lối, chính sách tôn giáo
nước ta có sự đổi mới mang tính bước ngoặt, mở ra một thời kỳ mới trongviệc thực hiện đường lối, chính sách tôn giáo Nghị quyết thể hiện quan điểmmới của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo Nghị quyết xác định: “Tôngiáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinhthần của một bộ phận nhân dân Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp vớicông cuộc xây dựng xã hội mới”
Nghị định 69-HĐBT, ngày 21-3-1991 của Hội đồng Bộ trưởng quyđịnh về các hoạt động tôn giáo nhằm cụ thể hóa những nội dung chính sáchtrong Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị Sự đổi mới thể hiện trongNghị quyết 24-NQ/TW và Nghị định 69-HĐBT đã tác động tích cực tới tìnhhình tôn giáo nước ta Sau gần thập niên thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW,Đảng ta đã tiến hành tổng kết để đánh giá việc thực hiện Nghị quyết từ cơ sởtrong phạm vi toàn quốc Qua tổng kết đã khẳng định tính đúng đắn của cácquan điểm trong Nghị quyết 24-NQ/TW, đồng thời yêu cầu về mở rộng đoànkết, tăng cường quản lý nhà nước về tôn giáo và ban hành Chỉ thị số
37-CT/TW ngày 2-7-1998 của Bộ Chính trị “Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” Chỉ thị 37-CT/TW đã chỉ ra những nguyên tắc chỉ
đạo chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, yêu cầu các cấp ủy Đảng vàchính quyền động viên đồng bào các tôn giáo phát huy truyền thống yêunước, hăng hái tham gia công cuộc đổi mới, làm tròn nghĩa vụ công dân, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc
Từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộnghoà đến Hiến pháp năm 1992 đều khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn
Trang 10giáo là một trong những quyền cơ bản của công dân Những quy định này thểhiện chính sách đúng đắn của Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo,coi tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của mỗi cá nhân Nhà nước khôngnhững tôn trọng quyền tự do đó mà còn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việcthực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo một cách đúng đắn, phù hợp vớilợi ích của nhân dân, đồng thời cũng nghiêm trị cá nhân, tổ chức nào xâmphạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo để làm hại đến lợi ích chung, trái với pháp luật của Nhà nước Có thểthấy rằng Hiến pháp và pháp luật Việt Nam đã thể hiện được đầy đủ quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo được nêu trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyềnnăm 1948 và Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị năm 1966.Điều này chứng tỏ những tiến bộ vượt bậc và những cố gắng rất lớn của Nhànước Việt Nam trong việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người trong bốicảnh Việt Nam còn đang trong quá trình xây dựng một Nhà nước pháp quyền
và trong khi tình hình kinh tế, xã hội của đất nước còn nhiều khó khăn
Nhìn lại sự phát triển của Pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam trong thờigian qua cho thấy, hệ thống pháp luật Việt Nam về tôn giáo đã có những bướcphát triển đáng kể Đặc biệt là sự ra đời của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc hoàn thiện hệthống pháp luật liên quan đến tôn giáo là rất cần thiết, cần được ưu tiên Việchoàn thiện pháp luật liên quan đến tôn giáo khẳng định vai trò của Nhà nước
là luôn tạo điều kiện tối ưu cho các tôn giáo thực hành đức tin của mìnhkhông bị hạn chế, tuy nhiên phải nằm trong khuôn khổ pháp luật Hệ thốngpháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp vớitrình độ phát triển của kinh tế, xã hội chính là bảo đảm cao nhất về pháp lýmọi người dân có cơ hội và điều kiện ngày càng bình đẳng trong việc thựchiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình
Trang 11Trong những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2001, tình hình tôn giáovẫn đang có những diễn biến phức tạp và tiềm ẩn những nhân tố cóthể gây bất ổn định chính trị - xã hội Cùng với sự gia tăng của quátrình toàn cầu hóa kinh tế, toàn cầu hóa văn hóa, sự bùng nổ của tinhọc và truyền thông, các luồng di cư, trong thập kỉ đầu tiên của thế
kỷ XXI, người ta đã và đang nói đến toàn cầu hóa tôn giáo [23;83].Tình hình hoạt động các tôn giáo đang có những diễn biến phức tạp.Vẫn có bộ phận âm mưu chống phá chính quyền, gây rối trật tự, có bộ phậnthì lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để hành nghề mê tín dị đoan Bên cạnh đó,các khiếu kiện, tranh chấp đất đai, cơ sở thờ tự ở một số nơi có xu hướng tănglên làm cho tình hình trở nên căng thẳng, phức tạp Một số cấp ủy, chínhquyền các cấp, cán bộ có trách nhiệm chưa nhận thức, quán triệt đầy đủ cácchủ trương, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước Các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước chậm được thể chế hóa, đội ngũ cán bộ làmcông tác tôn giáo và hệ thống chính trị cơ sở ở các vùng đông tín đồ tôn giáocòn yếu… Khi đất nước ngày càng hội nhập sâu với thế giới, khi các thế lựcthù địch luôn coi tôn giáo như là một vũ khí lợi hại để thực hiện âm mưu diễnbiến hòa bình thì việc hoàn thiện văn bản pháp luật, quản lý tín ngưỡng tôngiáo theo pháp luật để giữ gìn an ninh trật tự của đất nước trở thành vấn đềvừa có tính thời sự cấp bách, vừa có tính chiến lược
Tình hình trên đòi hỏi cần tiếp tục có sự đổi mới trong chính sách tôngiáo nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, đồng thờingăn chặn những hoạt động lợi dụng tôn giáo gây rối trật tự, chống phá chínhquyền, chế độ, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc
Đất nước ta ngày càng hội nhập sâu với quốc tế trên tất cả các bìnhdiện, trong đó có tôn giáo, tạo nên cơ hội mới để phát triển nhưng cũng đặt ranhiều thách thức Tình hình tôn giáo từ năm 2001 đang có nhiều xu hướng
Trang 12phát triển và diễn biến phức tạp mới đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam cầnphải đổi mới nhận thức, đánh giá đúng vai trò của tôn giáo trong sự nghiệpcông nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, quan tâm hơn nữa để có nhữngchính sách phù hợp với thực tiễn và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tronglĩnh vực tôn giáo.
Trong quá trình song hành với sự biến đổi liên tục của đời sống xã hội,
hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo nói riêngcần được sự quan tâm của các nhà làm luật, các nhà quản lý cần có tầm nhìntrong việc hoạch định chính sách và những dự đoán chiều hướng phát triểncủa các tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay để có thể đưa ra cácquy định phù hợp với hoàn cảnh, đặc trưng riêng của mỗi quốc gia nhưngkhông trái ngược với các Công ước quốc tế về quyền con người, trong đó cóquy định đến quyền tự do tín ngưỡng của người dân
1.1.2 Chủ trương mới của Đảng
Xuất phát từ thực trạng, đặc điểm và những yêu cầu mới đặt ra, đòi hỏiĐảng từng bước đề ra những chủ trương, chính sách để lãnh đạo công tác tôngiáo phù hợp với thực tiễn
Thứ nhất, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn có quanđiểm và thái độ rõ ràng về tín ngưỡng, tôn giáo Trong Văn kiện Đại hội Đạibiểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001), Đảng tiếp tục khẳng định những quanđiểm đã được nêu ra trong các kỳ Đại hội trước, đồng thời bổ sung một sốđiểm mới
Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân Thựchiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tínngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt
Trang 13tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật Đoàn kết đồng bào theocác tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào khôngtheo tôn giáo Chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đờisống của đồng bào [19;128].
Nhận thức của Đảng về tôn giáo ở đại hội IX có một số điểm mới sovới Đại hội VIII, đó là: Một là, Đại hội IX khẳng định tín ngưỡng, tôn giáo lànhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; hai là, ghi nhận quan niệm đạođức của tôn giáo có nhiều điều cần được phát huy trong công cuộc xây dựngchủ nghĩa xã hội mới; ba là, thừa nhận một số giá trị tốt đẹp về văn hóa củatôn giáo và phát huy tính tích cực của nó; bốn là, tôn giáo có tính chính trịtrong quá khứ cũng như hiện tại, luôn có lực lượng xã hội lợi dụng tôn giáo vìmục đích chính trị nhạy cảm
Ngày 12-3-2003, Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã họp Hội nghị
lần thứ bảy và ban hành Nghị quyết 25-NQ/TW “Về công tác tôn giáo” Nghị
quyết này là sự tiếp tục quá trình đổi mới tư duy của Đảng trong lĩnh vực tôngiáo trên cơ sở khẳng định những quan điểm trước đó và bổ sung thêm nhữngđiểm mới Nghị quyết 25-NQ/TW đã trở thành nền tảng chính sách của Đảng
và nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo trong thời kỳ đổi mới Trong Nghịquyết 25-NQ/TW, Đảng ta nêu năm quan điểm và chính sách, trong đó có sựtái khẳng định những quan điểm trước đó, nhưng còn có một số điểm mới
được bổ sung và phát triển Nghị quyết khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là
nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộctrong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta” [21;48]
“Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân”
là sự tái khẳng định quan điểm của Đảng ta đã nêu ở Nghị quyết 24-NQ/TW(1990) Trong Nghị quyết 24-NQ/TW, Đảng ta chỉ nêu chung “tôn giáo là vấn
đề còn tồn tại lâu dài” thì ở Nghị quyết 25-NQ/TW nói rõ và cụ thể hơn Tín
Trang 14ngưỡng, tôn giáo không chỉ được coi là hiện tượng xã hội còn tồn tại lâu dài
mà còn được xác định rõ “đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xâydựng chủ nghĩa xã hội” Ở đây, Đảng đã đề cập mối quan hệ biện chứng giữatôn giáo với dân tộc và tôn giáo với chủ nghĩa xã hội Điều này thể hiện sựđổi mới quan trọng trong tư duy của Đảng về tôn giáo Nếu quan điểm củanhững người cộng sản trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của tư tưởng tả khuynhtrước kia cho rằng khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, tôn giáo sẽ tiêuvong thì đến đây Đảng ta khẳng định tôn giáo đồng hành với chủ nghĩa xãhội Thực tế cho thấy, dù là tôn giáo dân tộc, khu vực hay tôn giáo quốc tế đinữa, thì tôn giáo nào cũng có mảnh đất cụ thể cho nó tồn tại, không có tôngiáo trừu tượng phi lịch sử, tách khỏi cộng đồng dân tộc nhất định Sự hưngthịnh hay suy vong của tôn giáo luôn gắn với vận mệnh của từng dân tộc
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam (18đến 25-4-2006) diễn ra trong thời điểm lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng:
sự nghiệp đổi mới trên đất nước ta đã trải qua 20 năm, trong đó có đổi mới vềquan điểm và chính sách tôn giáo Trên cơ sở những thành tựu đạt được vànhững vấn đề đặt ra về tôn giáo trong tình hình mới, Đảng nêu lên quan điểm:
“Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dântộc Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tínngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôngiáo bình thường theo pháp luật” [20;122]
Chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tínngưỡng đã được nêu lên ở tất cả các kỳ Đại hội và nhiều văn bản của Đảng.Đại hội X về vấn đề này là sự kế thừa và tái khẳng định quan điểm của Đảng
ở các kỳ Đại hội trước đó
Quan điểm của Đảng về tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo của nhân dân còn thể hiện ở văn bản trình Đại hội Đại biểu toàn quốc
Trang 15lần thứ XI của Đảng Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng nhấn mạnh:
“Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tínngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật” [22;81]
Đây là quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam, được nêu ra
và tái khẳng định nhiều lần qua các kỳ Đại hội Đảng Ngay từ khi mới thànhlập, trong Chỉ thị của Thường vụ Trung ương về thành lập Hội Phản đế đồngminh, ngày 18/11/1930, Đảng ta đã khẳng định: “Tự do ngôn luận, tự do hộihọp, tự do tổ chức, tự do đi lại trong và ngoài nước, tự do tín ngưỡng, tự dokhai hóa” [14;101] Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng vàotháng 2-1951 cũng ghi: “Đối với tôn giáo Tôn trọng và bảo vệ quyền tự do
tín ngưỡng” [16;21] Cho đến nay, Đảng ta đã trải qua 11 kỳ Đại hội, trong đó
có 6 kỳ Đại hội của thời đổi mới, quan điểm trên không hề có sự thay đổi
Thứ hai, đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo, thực hiện nhất quán chính sách đoàn kết dân tộc.
Xuất phát từ nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay, từ vai tròcủa quần chúng trong sự nghiệp cách mạng và tính quần chúng của tôn giáo
mà Đảng luôn chú ý tới yếu tố đoàn kết đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rangay từ những ngày đầu khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng tìm mẫu số chung, sự tương đồng giữa người
có đạo và không có đạo để đoàn kết cùng nhau phấn đấu cho lợi ích chung.Mẫu số chung và sự tương đồng ấy là độc lập cho dân tộc và cơm no áo ấm,hạnh phúc cho mọi người Còn kẻ thù mà mọi người dân nước Việt dù là ai,thuộc dân tộc nào, tôn giáo gì cũng muốn tiêu diệt cả, đó là: giặc ngoại xâm,giặc đói và giặc dốt Đảng ta coi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
Trang 16bằng, dân chủ, văn minh” là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôngiáo với sự nghiệp chung.
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001), Đảngkhẳng định: “Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theotôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo Chăm lo phát triển kinh tế, vănhóa, nâng cao đời sống của đồng bào” [15;128]
Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo và đa dân tộc Đồng bào theo tôn giáochiếm khoảng 25% dân số cả nước Họ thuộc các giai tầng, dân tộc và cư trú
ở những vùng miền khác nhau nhưng đều có trách nhiệm cùng toàn dân xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Đảng ta không chỉ chủ trương lấy mục tiêu giữ vữngđộc lập, thống nhất Tổ quốc, phấn đấu làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó giữa đồng bàocác dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân trong nước và định cư ở nướcngoài; mà còn kêu gọi mọi người hãy xóa bỏ những mặc cảm, định kiến củaquá khứ do thành phần giai cấp, xu hướng chính trị… Đảng không chỉ mongmuốn toàn dân hãy tôn trọng, chấp nhận sự khác nhau về nhận thức, tư tưởng,chính kiến, khi sự khác biệt ấy không trái với lợi ích dân tộc; mà còn phát huytruyền thống nhân nghĩa, khoan dung, hữu hảo, hòa đồng của tôn giáo và vănhóa Việt Nam Giữ gìn truyền thống đoàn kết, khép lại quá khứ, hướng tớitương lai trên tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau giữa con người và con người
vì sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội để phát triển là nhu cầu kháchquan của giai đoạn lịch sử mới
Đoàn kết tôn giáo không phải điểm mới trong nhận thức của Đảng,Nghị quyết 25-NQ/TW nhấn mạnh: “Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáokhác nhau, đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo”[21;49] Nghị quyết 25-NQ/TW đã khẳng định rõ mục tiêu là: “Nhằm tăngcường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
Trang 17phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổquốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”[21;48].
Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổtiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân là một quanđiểm mới được Đảng tuyên bố công khai Quan điểm này nhằm hướng tớiphát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khai thác điểm tương đồng giữangười có tôn giáo hay không có tôn giáo, cũng như giữa những người theo cáctôn giáo khác nhau
Thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhândân vốn mang đậm đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồngcây” Đó là giá trị văn hóa tốt đẹp, nghĩa cử cao đẹp nhằm tri ân những người
có công với gia đình, làng xã và đất nước, nhằm góp phần giáo dục đạo đứctruyền thống và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc So sánh với thực tiễn tronggiai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và Mỹ (1954-1975), chúng tamới thấy hết được, đây là bước tiến về nhận thức của Đảng và của nhân dân ta
về vai trò của tín ngưỡng dân gian
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4-2006) nêu rõ: “Đồngbào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”,
“Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo vàđồng bào không theo tôn giáo” [20;122]
Với một quốc gia đa dân tộc và đa tôn giáo, vấn đề đoàn kết không chỉcần thiết đặt ra giữa người có và không có tín ngưỡng, tôn giáo mà còn phảităng cường đoàn kết giữa những người theo tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.Quan điểm này cũng được Đảng ta tái khẳng định nhiều lần trong các Vănkiện Đại hội và các Nghị quyết của Đảng về tôn giáo Nhưng trong bối cảnh
Trang 18hiện nay, khi Đảng ta chủ trương phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnhtoàn diện công cuộc đổi mới sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém pháttriển; khi các thế lực thù địch đang còn âm mưu phá vỡ khối đoàn kết tôngiáo, dân tộc thì đoàn kết toàn dân, trong đó có đoàn kết đồng bào theo cáctôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo
để phát huy sức mạnh nội lực là rất cần thiết và có ý nghĩa riêng
Đại đoàn kết toàn dân, trong đó có đoàn kết tôn giáo là nguồn sứcmạnh, là động lực chủ yếu và là nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi của sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Thứ ba, tôn trọng, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo.
Thông qua sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người, tín ngưỡng,tôn giáo đã tô đượm cho văn hóa dân tộc nhiều sắc màu Đảng ta chủtrương: Bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vậtthể của dân tộc
Chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống của đồngbào Đồng bào theo đạo và các vị chức sắc tôn giáo có nghĩa vụ làmtròn trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc, sống “tốt đời, đẹp đạo”,phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của tôn giáo,từng bước hoàn thiện luật pháp về tín ngưỡng, tôn giáo [15;128].Các cơ sở thờ tự của tôn giáo thường là nơi diễn ra nghi lễ, thờ phụngcủa tín đồ các tôn giáo, đồng thời cũng là nơi lưu giữ văn hóa truyền thốnglàm cho văn hóa dân tộc có sức sống trường tồn Sự tồn tại của tôn giáo cũng
có nghĩa là một trong biểu hiện bảo lưu văn hóa, mà văn hóa vừa là động lực,vừa là mục tiêu của sự phát triển Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộckhông thể không quan tâm đến sinh hoạt tín ngưỡng dân gian và tôn giáotruyền thống mà nhân dân đã lưu giữ hàng ngàn đời
Trang 19Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4-2006) nhấn mạnh:
“Phát huy những giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo” [20;122]
Giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đã từng ẩn chứa và thể hiện quatín ngưỡng, tôn giáo Những điều cấm kị, răn dạy trong giáo lý các tôn giáođều mang giá trị đạo đức và nhân văn sâu sắc Tôn giáo nào cũng mang tínhtrừ ác hướng thiện, khuyên con người làm lành, tránh dữ Chính điều đó đãgóp phần ngăn chặn, hạn chế những ham muốn, dục vọng ở con người – nhất
là khi xã hội có xu hướng tôn sùng vật chất, khuyến khích tiêu thụ, đam mêđồng tiền thái quá như ở một số quốc gia hiện nay Tôn giáo đưa “chủ nghĩacấm dục lên thành một trong những nguyên tắc đạo đức cơ bản của tôn giáothế giới, mới có khả năng cuốn hút quần chúng nhân dân bị áp bức” [10;687]
Việc phát huy giá trị tốt đẹp về văn hóa và đạo đức của tôn giáo không chỉgóp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đạo đức truyền thống mà còn ngănngừa được suy thoái đạo đức, sự nhu nhập xô bồ, tràn lan, thiếu chọn lọc của thứvăn hóa lai căng trong xu thế toàn cầu hóa và cơ chế thị trường ở thế giới đươngđại, không chỉ giữ gìn được di sản văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá của dântộc do ông cha ta để lại, mà còn góp phần phát triển ngành du lịch được coi là
“ngành công nghiệp không khói” của xã hội hiện tại và tương lai
Đại hội XI, Đảng ta không chỉ nêu “Phát huy những giá trị đạo đức, vănhóa tốt đẹp của các tôn giáo” mà còn cần “tôn trọng” những giá trị ấy Vấn đềnày, lần đầu tiên được đưa vào văn kiện Đại hội XI, mà trước đó tinh thần ấy chỉthấy trong nguyên tắc đầu tiên của Chỉ thị 37-NQ/TW của Bộ Chính trị năm1998: “Những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được tôn trọng vàkhuyến khích phát huy” Sự tồn tại của tôn giáo cũng có nghĩa là một trong biểuhiện bảo lưu văn hoá, mà văn hoá vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự pháttriển con người Không thể xem nhẹ những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể
đã từng ẩn chứa và thể hiện qua tín ngưỡng, tôn giáo
Trang 20Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, bên cạnh những giá trị tốt đẹp về vănhóa và đạo đức có trong tôn giáo, thì cũng cần phải lên án hiện tượng phinhân tính, phản văn hóa trong hoạt động tôn giáo đang làm vẩn đục bầu sinhhoạt văn hóa tâm linh của con người Những biểu hiện hoạt động tínngưỡng, tôn giáo cuồng xi, thái quá gần đây cần phải hạn chế, loại bỏ.
Thứ tư, đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của nhân dân.
Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001), Đảngnêu rõ: “Nghiêm cấm lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo đểkích động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhândân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia” [15;128] TrongNghị quyết 25-NQ/TW (2003) của Ban Chấp hành Trung ương có ghi:
“Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan”[21;48]
Việc kế thừa, phát triển, bổ sung quan điểm về tôn giáo trong Báo cáoChính trị của Đảng qua các kỳ Đại hội là xuất phát từ thực tiễn cánh mạngViệt Nam để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử Nhận thức là một quá trình, tưduy mới của Đảng về tôn giáo cũng là một quá trình Quá trình đổi mới tư duytôn giáo để phù hợp với xã hội đương đại phải bảo lưu, kế thừa những nhân tốhợp lý đã được đề cập và cần hơn là phải bổ sung, phát triển những điểm mớiphù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới đó cũng là yêu cầu mới đặt ra cho các nhà
lý luận và hoạch định đường lối, chính sách đối với tôn giáo, tín ngưỡng thờihiện đại
Vấn đề tôn giáo được nêu trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội X đã thểhiện lộ trình đổi mới tư duy của Đảng trên lĩnh vực tôn giáo Có những quanđiểm được tái khẳng định hoặc bổ sung trong các Văn kiện của các kỳ Đại hội
Trang 21trước, nhưng cũng có những điểm đã được nêu ra trong các văn bản củaĐảng, nhưng sẽ là mới so với Văn kiện của các kỳ Đại hội toàn thể trước đó.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng nhấn mạnh: “Đấu tranh và
xử lý nghiêm với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợidụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và của nhândân” [22;81]
Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theohiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước côngnhận, đúng quy định của pháp luật Đồng thời chủ động phòngngừa, kiên quyết đấu tranh với các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôngiáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc[22;245]
Theo Hồ Chí Minh, quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng không chỉ làquyền con người mà còn là thành quả của cuộc đấu tranh vì dân chủ của nhânloại Đảng ta cũng từng nhắc nhở: Cần làm cho cán bộ và nhân dân nắm đượctinh thần của chính sách bảo đảm tự do tín ngưỡng, phân biệt vấn đề tínngưỡng của nhân dân với việc đế quốc lợi dụng tôn giáo, phân biệt tín đồ tôngiáo với bọn phản động đội lốt tôn giáo Cần đề phòng tư tưởng lệch lạc như:chỉ thấy phải bảo đảm tự do tín ngưỡng của nhân dân mà không thấy cần phảingăn ngừa và trừng trị bọn lợi dụng tôn giáo để phá hoại Hoặc trái lại, chỉthấy phải trừng trị bọn phản động mà không chú ý đến tín ngưỡng của quầnchúng, sợ quần chúng vạch sai lầm của cán bộ, không muốn phổ biến rộng rãibản Sắc lệnh hoặc giải thích sai lệch đi
Mọi thời kỳ lịch sử và ở tất cả các quốc gia dù có chế độ chính trị thếnào thì nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vẫnluôn song hành với nhau Có tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng
Trang 22mới có thể chống được âm mưu lợi dụng tôn giáo, ngược lại có chống việc lợidụng tín ngưỡng, tôn giáo mới có thể làm cho đồng bào có đạo có được quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo thực sự Trong Báo cáo Chính trị Đại hội XI nêu:
“Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tínngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc” Đây làđiểm mới về vấn đề tôn giáo ở Đại hội XI
1.2 Sự chỉ đạo thực hiện
Trên cơ sở những quan điểm, chủ trương về công tác tôn giáo từ năm
2001 đến năm 2011, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạothực hiện những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo.
Năm 1990, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 24 về công tác tôn giáo, trong
đó có xác định: “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài”, Nghị quyết 25 lạinêu: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân,đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ởnước ta” Như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam coi tôn giáo là vấn đề lâu dài
và là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, điều đó cũng có nghĩa là cần phải có kếhoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo lâu dài Độingũ ấy phải có kiến thức về tôn giáo và tinh thông nghiệp vụ làm công táctôn giáo
Với chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo, ngay từbản Hiến pháp đầu tiên của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946) và trongsuốt quá trình phát triển của cách mạng nước ta từ đó đến nay, quan điểm củaĐảng và Nhà nước ta là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôngiáo của nhân dân Từ khi bước vào công cuộc đổi mới đất nước, do nhậnthức được tầm quan trọng của công tác tôn giáo nên Đảng ta đặc biệt quantâm đến tổ chức bộ máy và đội ngũ những người làm công tác tôn giáo
Trang 23Ngày 12-3-2003, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa IX đã ra Nghị quyết số 25-NQ/TW “Về công tác tôn giáo” Nghị
quyết tiếp tục khẳng định tính đúng đắn của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, đã cụ thể hóa một bước quan trọng trong chỉđạo thực tiễn đối với công tác tôn giáo của Đảng, đặt ra những nhiệm vụ, giảipháp để thực hiện chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo chính đáng và hợp pháp của công dân Đó cũng chính là cơ sở xã hộiquan trọng góp phần đấu tranh có hiệu quả đối với những âm mưu lợi dụngtôn giáo của các thế lực thù địch chống phá Nhà nước, đồng thời xác định rõnội dung, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị đối với công tác tôn giáo
và những nhiệm vụ cụ thể của công tác tôn giáo
Nghị quyết 25-NQ/TW xác định: “Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộchuyên trách làm công tác tôn giáo có trách nhiệm trực tiếp, cần được củng cố
và kiện toàn” Trong phần IV- Các biện pháp chủ yếu, Nghị quyết đưa ra bốngiải pháp, trong đó biện pháp thứ tư: Tăng cường công tác tổ chức, cán bộlàm công tác tôn giáo với những nội dung cơ bản:
- Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức làm công tác tôn giáo của Đảng,chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Xác định rõ chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn, mô hình tổ chức quản lý nhà nước về tôn giáo ở cáccấp; xây dựng quy chế phối hợp phát huy sức mạnh và hiệu quả công tác
- Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch đào tạo bồi dưỡng,
Sử dụng và bảo đảm chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công táctôn giáo
- Quan tâm thỏa đáng việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm côngtác tôn giáo các cấp Cán bộ làm công tác tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộcthiểu số phải được bồi dưỡng, huấn luyện để hiểu biết phong tục tập quán,tiếng nói của dân tộc nơi mình công tác
Trang 24Ngày 8-6-2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 83/2007/QĐTT
phê duyệt đề án: “Đào tạo bồi dưỡng làm công tác tôn giáo và cán bộ công chức quản lý Nhà nước về tôn giáo, giai đoạn 2006-2010” Đề án có mục tiêu
trang bị đầy đủ kiến thức lý luận chính trị về quản lý Nhà nước, từng bướchoàn thiện, tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ công chức theo từng chức danh của cơquan quản lý Nhà nước
Công tác tôn giáo trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tíchquan trọng Có thành tích ấy, không thể phủ nhận đội ngũ làm công tác tôngiáo là những người cán bộ đầy nhiệt huyết và có trách nhiệm cao trướcĐảng, trước nhân dân Tuy nhiên, công tác tôn giáo còn có những hạn chếnhất định, trong đó không thể không có trách nhiệm của việc bồi dưỡng, đàotạo đội ngũ cán bộ chuyên trách
Gần đây, cùng với việc kiện toàn Ban Tôn giáo các cấp là việc bổ sungtăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo để phù hợp với yêu cầu,nhiệm vụ mới Như vậy, tình trạng “thiếu cán bộ làm công tác tôn giáo” đangđược khắc phục dần từng bước Nhưng thực tế cho thấy, trong số cán bộ đượcđiều chuyển, tuyển dụng, bổ sung làm công tác tôn giáo phần nhiều chưađược đào tạo cơ bản và hệ thống nên kiến thức tôn giáo còn hạn chế Điều đóđặt ra cho công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo có kiếnthức chuyên môn, nghiệp vụ nhiều vấn đề bức xúc
Thứ hai, hoàn thiện luật pháp về tôn giáo.
Do biến đổi của thực tiễn, do phát triển của tư duy lý luận mà quanđiểm của Đảng và chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cũng luônvận động Vì vậy, tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôngiáo phù hợp với quan điểm của Đảng trong giai đoạn mới của đất nước nhưmột quy luật của sự phát triển
Trang 25Cùng với việc khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của côngdân trong Hiến pháp, Nhà nước Việt Nam đã thể chế hoá quyền tự do tínngưỡng, tôn giáo qua những văn bản quy phạm pháp luật khác Những vănbản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực tôn giáo đã có nhiều thay đổi
cả về nội dung và hình thức, sát với thực tiễn của đời sống tín ngưỡng, tôngiáo, phù hợp với luật pháp đương đại trong nhìn nhận vai trò của tôn giáotrong đời sống xã hội Trước những năm 1990 chỉ có những văn bản được banhành dưới hình thức như Sắc lệnh, Nghị quyết, Nghị định thì trong nhữngnăm gần đây đã có nhiều điều quy định trong Bộ luật, Luật, Pháp lệnh… đãđược ban hành
Để cụ thể hóa và đưa Nghị quyết 25-NQ/TW “Về công tác tôn giáo”của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX vào cuộc sống, ngày 18-6-
2004 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI đã thông qua Pháp lệnh tínngưỡng, tôn giáo (số 21/2004/PL-UBTVQH11) có hiệu lực thi hành từngày 15-11-2004 Đây là văn bản có tính chất pháp lý cao nhất từ trước đếnnay về tín ngưỡng, tôn giáo Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ra đời đã đánhdấu một tiến triển mới trong việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh lĩnh vựchoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam So sánh với những văn bảnquy định trước đây trong lĩnh vực này thì có sự khác biệt và rộng mở vềphạm vi điều chỉnh không chỉ đối với hoạt động tôn giáo mà còn đề cậpđến hoạt động tín ngưỡng
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo gồm 06 chương, 41 điều đã quán triệt,thể chế hóa đầy đủ những quan điểm, chủ trương, chính sách tín ngưỡng, tôngiáo của Đảng và Nhà nước được ghi nhận trong các kỳ Đại hội Bên cạnh đó,Pháp lệnh được xây dựng trên cơ sở kế thừa, phát triển những quy định cònphù hợp, mang tính khả thi, khắc phục những hạn chế, bất cập, không còn phùhợp; bảo đảm tính tương thích với luật pháp quốc tế điều chỉnh về quyền con
Trang 26người trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đặc biệt là những Điềuước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập Pháp lệnh cũng thể hiệnchính sách dân chủ, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân;xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức tôn giáo, trách nhiệmcủa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ củacác cá nhân, tổ chức trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; tôn trọng và bảođảm nguyên tắc những việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo do các tôn giáo tựgiải quyết theo hiến chương, điều lệ của các tôn giáo Pháp lệnh xác định Nhànước Việt Nam tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam đãtham gia ký kết Có thể thấy rằng đây chính là sự tương tác thích đáng đối vớiluật pháp đương đại vì từ trước đến nay trong các văn bản pháp luật liên quantới tôn giáo chưa có một quy định nào đề cập đến yếu tố quan hệ quốc tế này.
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ra đời một lần nữa khẳng định chínhsách nhất quán của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối vớitôn giáo, tạo môi trường pháp lý quan trọng trong việc bảo đảm quyền tự dotín ngưỡng, tôn giáo của công dân, không những đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng,tôn giáo đang diễn ra rất phong phú, sống động ở nước ta mà còn thích ứngvới những Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhậptrong đó có Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về cácquyền dân sự, chính trị, đồng thời là bước tiến quan trọng trong việc xây dựngmối quan hệ ổn định, bền vững giữa Nhà nước và các tổ chức tôn giáo
Ngày 1-3-2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 22/2005/NĐ-CP vềviệc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo Nghịđịnh gồm 5 chương, 38 điều, quy định việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng, về tổchức tôn giáo, hoạt động tôn giáo của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc và tổ chứctôn giáo, trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quản lý hoạtđộng tín ngưỡng, tôn giáo
Trang 27Để tiếp tục thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tínngưỡng, tôn giáo nói chung và về đạo Tin Lành nói riêng, ngày 4-2-2005 Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg “Về một số công tác đối với đạo Tin Lành” nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại và mới
nảy sinh trong những năm gần đây liên quan đến sinh hoạt tôn giáo của ngườidân theo đạo Tin Lành, làm cho người dân theo tín ngưỡng, tôn giáo yên tâm,gắn bó với cộng đồng Chỉ thị yêu cầu các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổquốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân thực hiện nghiêm túc và có hiệu quảmột số nhiệm vụ quan trọng
Trước những diễn biến phức tạp do tình hình khiếu kiện về nhà, đất liênquan đến tôn giáo do lịch sử để lại, theo chủ trương của Bộ Chính trị, Thủtướng Chính phủ đã chỉ đạo Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với một số Bộ,ngành liên quan soạn thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất liênquan đến tôn giáo trình thủ tướng Chính phủ Ngày 31-12-2008, Chỉ thị số1940/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết nhà, đất liênquan đến tôn giáo đã được ban hành
Để việc quản lý, sử dụng nhà, đất liên quan đến tôn giáo được thực hiệnthống nhất, đúng pháp luật và phù hợp tình hình thực tế, góp phần xây dựng
và phát triển đất nước, tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc,Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương tập trung chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng nhà,đất liên quan đến tôn giáo; rà soát quy hoạch tổng thể về quản lý, sử dụng đất
và chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề nhà, đất liên quan đến tôn giáo,bảo đảm hài hoà giữa lợi ích tôn giáo với lợi ích dân tộc Chỉ thị nêu rõ:
“Đảng và Nhà nước tôn trọng, bảo đảm quyền sinh hoạt tôn giáo theo phápluật và các nhu cầu chính đáng về nhà, đất để phục vụ mục đích tôn giáo của
tổ chức, tín đồ tôn giáo”
Trang 28Ngày 10/12/2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 54/2010/NQ-CP
về phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản
lý của Bộ Nội vụ, về lĩnh vực tôn giáo có 25 nhóm thủ tục liên quan đến tôngiáo được quy định tại Nghị định số 22/2005/NĐ-CP cần sửa đổi, bổ sung,thay thế hoặc bãi bỏ về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ và thời hạn trả lời.Mặt khác, trong quá trình áp dụng Nghị định số 22/2005/NĐ-CP vào thực tiễn
đã bộc lộ những hạn chế như một số nội dung không có tính khả thi, chưa phùhợp với thực tiễn hoặc đến nay không còn phù hợp; một số nội dung chưađược quy định hoặc quy định nhưng chưa cụ thể, gây khó khăn trong quátrình triển khai, thực hiện Từ những bất cập này đòi hỏi cần phải có một vănbản hướng dẫn mới phù hợp hơn với tình hình thực tiễn các hoạt động tôngiáo cũng như công tác quản lý nhà nước về tôn giáo
Ngoài các văn bản quy phạm trên, thời kỳ này còn có một số văn bảnquy định liên quan đến hoạt động tôn giáo như: Bộ Luật Hình sự (sửa đổi năm2009), Bộ Luật Dân sự 2005, Luật Di sản và Văn hóa (sửa đổi, bổ sung năm2009)…
Thời kỳ này cũng có nhiều thay đổi đối với các cơ quan quản lý nhànước về tôn giáo các cấp Thực hiện chủ trương về tinh giản biên chế và giảmđầu mối các cơ quan, Chính phủ đã ban hành các văn bản: Nghị định số08/NĐ-CP ngày 08-08-2007 về việc chuyển Ban Thi đua - Khen thưởngTrung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Cơ yếu Chính phủ vào Bộ Nội vụ;Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04-02-2008 quy định tổ chức các cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;Quyết định số 134/2009/QĐ-TTg ngày 03-11-2009 của Thủ tướng Chính phủquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôngiáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ
Trang 29Thứ ba, động viên giúp đỡ đồng bào theo đạo và chức sắc tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo”.
Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) có ghi:
"Đồng bào theo đạo và các vị chức sắc tôn giáo có nghĩa vụ làm tròn tráchnhiệm công dân đối với Tổ quốc, sống "tốt đời, đẹp đạo" Đại hội IX (2001),Đảng ta nhắc lại: Đồng bào theo đạo và chức sắc tôn giáo có nghĩa vụ làmtròn trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc, sống “tốt đời, đẹp đạo” Đến Đạihội X (2006) nhấn mạnh trách nhiệm của Đảng và chính quyền là: "Độngviên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống "tốt đời, đẹpđạo" Đại XI (2011) tái khẳng định quan điểm này và có bổ sung thêm đốitượng nữa cần động viên là “các tổ chức tôn giáo”
Tín đồ và chức sắc các tôn giáo vừa là người có đạo, đồng thời cũng làcông dân Họ có quyền lợi và nghĩa vụ như mọi công dân khác và trong họđều mong muốn được sống “tốt đời, đẹp đạo”, “kính Chúa ” gắn liền với “yêunước” để cho "nước vinh, đạo sáng"
Trước tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, với chính sách tự do tínngưỡng, tôn giáo đúng đắn và nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam,đông đảo chức sắc, tín đồ các tôn giáo đã phát huy truyền thống yêu nước,gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, đoàn kết đồng bào tôn giáo với đồng bàokhông theo tôn giáo, hăng hái tham gia các chương trình phát triển kinh tế -
xã hội, tham gia xây dựng và củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh trật tự,góp phần làm nên những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới quê hương,đất nước Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo được in
ấn kinh sách, sửa sang, làm mới cơ sở thờ tự, tổ chức sinh hoạt bình thường.Hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện của các tôn giáo ngày càng được mởrộng Các tổ chức giáo hội từng bước được củng cố; quan hệ của tôn giáo vớiNhà nước ngày càng được hoàn thiện
Trang 30Nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan quản lý về côngtác tôn giáo được nâng lên, trong xử lý những vấn đề liên quan đến tôn giáo
đã vận dụng linh hoạt hơn các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước vào hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương, giải quyết tương đối kịpthời các nhu cầu chính đáng về sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào;tạo điều kiện giúp đỡ các giáo hội, chức sắc sinh hoạt tôn giáo đúng pháp luật
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức
xã hội tích cực vận động đồng bào các tôn giáo thực hiện phương châm sống
“tốt đời, đẹp đạo”, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố khối đại đoàn kếttoàn dân tộc, thực hiện tốt cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa ở khu dân cư” Các đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền,phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhànước trong đồng bào tôn giáo, tích cực phát triển đoàn viên, hội viên, tăngcường xây dựng lực lượng nòng cốt cho phong trào quần chúng ở địa phương
Sự phối kết hợp giữa các bộ, ban, ngành và địa phương đã tạo được sự thốngnhất trong việc thực hiện quản lý Nhà nước đối với tôn giáo, giảm bớt các thủtục hành chính rườm rà Các bộ, ban, ngành chủ động cùng với Ban chỉ đạoTây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ triển khai chủ trương công tác đối vớiđạo Tin Lành, đề xuất chủ trương công tác đối với những vấn đề tôn giáo.Hướng dẫn, giúp đỡ các tổ chức tôn giáo Đại hội nhiệm kỳ theo hiến chương,điều lệ của tổ chức tôn giáo theo quy định của pháp luật
Chính phủ và các địa phương đã giải quyết kịp thời, đúng quy địnhpháp luật về nhu cầu hoạt động tôn giáo và một số nhu cầu chính đáng củacác tổ chức, cá nhân tôn giáo, như phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm,thuyên chuyển chức sắc các tôn giáo; cho xây mới và cải tạo nhiều cơ sở thờ
tự Nhiều tỉnh, thành đã tích cực giải quyết việc lập hồ sơ, xét cấp giấy chứng
Trang 31nhận quyền sử dụng đất cho các tôn giáo; tạo điều kiện thuận lợi để các tôngiáo sinh hoạt bình thường.
Những năm qua, có nhiều tấm gương của các vị chức sắc, tín đồ các tôngiáo đã làm trọn bổn phận “dân Chúa” vẫn chu toàn trách nhiệm công dân đốivới Tổ quốc Đồng bào có đạo hăng hái hoạt động xã hội góp phần xứng đángvào sự nhiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Động viên, khuyến khích, giúp đỡ
và tạo điều kiện cho đồng bào có đạo tham gia ngày một sâu rộng vào nhữnghoạt động: kinh tế, văn hóa, xã hội, nhân đạo… là thiết thực tham gia đónggóp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tiểu kết chương 1
Sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, quan điểm đổimới của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo ngày càngphát triển hoàn thiện và đi vào cuộc sống Nhìn lại sự phát triển của pháp luật
về tôn giáo từ năm 2001 đến năm 2011 có thể thấy, pháp luật về tôn giáo đã
có những bước phát triển và ngày càng hoàn thiện Trong mỗi thời kỳ, phápluật về tôn giáo đã kịp thời thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước đối với tôn giáo Nội dung pháp luật về tôn giáo luôn khẳng địnhchính sách nhất quán tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáocủa công dân; nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử; đồng thời trừng trịnghiêm khắc những hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại khối đại đoàn kết dântộc, chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước ta Lần đầu tiên,vấn đề tôn giáo được đưa ra bàn bạc, quyết định ở cấp Ban Chấp hành Trungương, đó là Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa IX hay còn
gọi là Nghị quyết 25-NQ/TW “Về công tác tôn giáo” Đến nay nghị quyết
25-NQ/TW vẫn được coi là kim chỉ nam cho công tác tôn giáo và đời sốngtôn giáo ở Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X và XI,