1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đa dạng hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiên đakrông, quảng trị

80 564 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

Việc nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông có một ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để đánh giá tài nguyên sinh học trong vùng, chỉ ra đ-ợc quy luật phân bố của c

Trang 1

Bộ giáo dục và đào tạo Bộ nông nghiệp và ptnt

Tr-ờng đại học lâm nghiệp

Trang 2

Bộ giáo dục và đào tạo Bộ nông nghiệp và ptnt

Tr-ờng đại học lâm nghiệp

Nguyễn long

Đa dạng hệ thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, Quảng Trị

Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60 - 62 - 60

Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Cán bộ h-ớng dẫn khoa học:

GS.TSKH Nguyễn Nghĩa Thìn

Hà Tây - Năm 2007

Trang 3

danh sách các từ viết tắt

CITES Convention of International Trade of Endangered species

(Công -ớc Quốc tế về buôn bán động vật hoang dã nguy cấp)

ĐDSH đa dạng sinh học KBT khu bảo tồn

UNEP United Nations Enviroment Programme

(Ch-ơng trình môi tr-ờng Liên hợp quốc)

VQG V-ờn Quốc gia

WWF World Wild Fund (Quỹ bảo tồn thiên nhiên)

Trang 4

Danh lục các bảng

2.1: Số liệu quan trắc tại Khe Sanh Error! Bookmark not defined.

2.2: Diện tích các thảm thực vật rừng khu bảo tồn Đakrông Error! Bookmark not defined.

4.1 Sự phân bố các taxon trong các ngành Error! Bookmark not defined.

4.2 So sánh các chỉ số đa dạng của HTV Đakrông với các HTV khác

Error! Bookmark not defined.

4.3: Các họ thực vật đa dạng nhất kbttn Đakrông Error! Bookmark not defined.

4.4: Các Chi thực vật đa dạng nhất kbttn Đakrông Error! Bookmark not defined.

4.5 Sự phân bố các loài Tuyến Error! Bookmark not defined.

4.6 Các yếu tố địa lý thực vật ở Đakrông Error! Bookmark not defined.

4.7 Các số liệu các nhóm dạng sống của hệ thực vật KBTTN Đakrông

Error! Bookmark not defined.

4.9 Giá trị sử dụng của các loài thực vật ở KBTTN Đakrông Error! Bookmark not defined.

4.10 Các loài thực vật quí hiếm của KBTTN Đakrông Error! Bookmark not defined.

Danh lục các hình

2.1: Biểu đồ Gauusel-Walter Error! Bookmark not defined

Trang 5

4.1 Biểu đồ so sánh số l-ợng các bậc taxoon giữa các ngành Error! Bookmark not defined

4.2 Biểu đổ tỷ trọng hai lớp trong ngành Mộc lan ở hệ thực vật KBTTN

Đakrông Error! Bookmark not defined

4.3 Biểu đồ tỷ trọng của 10 họ đa dạng nhất của hệ thực vật Đakrông

Error! Bookmark not defined 4.4 Biểu đồ các chi đa dạng nhất Error! Bookmark not defined 4.5 Biểu đồ sự phân bố các loài theo địa điểm trong Khu bảo tồn Error! Bookmark not defined

4.7 Biểu đồ các kiểu dạng sống chính ở Đakrông Error! Bookmark not defined

4.8 Biểu đồ các kiểu dạng sống của nhóm chồi trên Error! Bookmark not defined

4.9 Biểu đồ các nhóm công dụng của hệ thực vật Đakrông Error! Bookmark not defined

Trang 6

1.2 L-ợc sử nghiên cứu đa dạng sinh học ở Việt Nam Error! Bookmark not

not defined

2.2.3 Các hoạt động kinh tế trong khu vực Error! Bookmark not defined 2.2.5 Cơ sở hạ tầng Error! Bookmark not defined 2.2.6 Y tế, giáo dục Error! Bookmark not defined 2.3 Nhận xét và đánh giá chung Error! Bookmark not defined 2.3.1 Thuận lợi Error! Bookmark not defined 2.3.2 Khó khăn Error! Bookmark not defined Ch-ơng 3 : mục tiêu, Nội dung và ph-ơng pháp nghiên cứu

Error! Bookmark not defined

3.1 Mục tiêu Error! Bookmark not defined 3.2 Nội dung Error! Bookmark not defined 3.3 Ph-ơng pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined 3.3.1 Ph-ơng pháp thực địa Error! Bookmark not defined

Trang 7

3.3.2 Ph-ơng pháp phòng thí nghiệm Error! Bookmark not defined 3.3.2.1 Xử lý mẫu sau thực địa Error! Bookmark not defined 3.3.2.2 Xác định và kiểm tra tên khoa học Error! Bookmark not

defined

3.3.2.3 Xây dựng bảng danh lục thực vật Error! Bookmark not defined 3.4 Đánh giá đa dạng Error! Bookmark not defined 3.4.1 Đánh giá đa dạng hệ thực vật Error! Bookmark not defined 3.4.2 Đánh giá tính đa dạng hệ thực vật về dạng sống Error! Bookmark

not defined

3.4.3 Đánh giá đa dạng hệ thực vật về mặt địa lý Error! Bookmark not

defined

3.4.3 Đánh giá đa dạng nguồn tài nguyên của hệ thực vật Error!

Bookmark not defined

3.4.3.1 Về các loài có giá trị sử dụng Error! Bookmark not defined 3.4.3.2 Về các loài quý hiếm cần đ-ợc bảo vệ Error! Bookmark not

defined

4.2.4.1 Các họ đa dạng nhất Error! Bookmark not defined 4.2.4.2 Đa dạng mức độ chi Error! Bookmark not defined 4.3 Đa dạng về các yếu tố địa lý thực vật Error! Bookmark not defined 4.3.1 Sự phân bố các loài theo các tuyến Error! Bookmark not defined 4.3.2 Các yếu tố địa lý thực vật ở Đakrông Error! Bookmark not defined 4.4 Đa dạng về dạng sống Error! Bookmark not defined 4.5 Đa dạng giá trị sử dụng Error! Bookmark not defined 4.6 Đa dạng về nguồn tài nguyên quí hiếm Error! Bookmark not defined Kết luận Error! Bookmark not defined

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 8

Lời cảm ơn

Luận văn này đ-ợc hoàn thành tại Tr-ờng Đại học Lâm nghiệp theo ch-ơng trình đào tạo cao học Lâm nghiệp, chuyên ngành Lâm học, khoá XII (2004 - 2007)

Trong quá trình học tập cũng nh- hoàn thành bản luận văn thạc sỹ Tr-ớc tiên tôi xin cảm ơn GS.TSKH Nguyễn Nghĩa Thìn ng-ời h-ớng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ, h-ớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học và các thầy, cô giáo Tr-ờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã giảng dạy, cung cấp kiến thức và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học Xin cám ơn Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi tr-ờng Đại học Quốc gia Hà Nội, Phòng bảo tồn thực vật Đại học khoa học tự nhiên, Phòng thực vật Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật Hà Nội

Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị, BQL Khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông nơi tôi đang công tác, các bạn bè

đồng nghiệp và địa ph-ơng nơi tôi thực hiện nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập cũng nh- hoàn thành luận văn

Xin cảm ơn UBND huyện và các phòng, ban của huyện

ĐaKrông, UBND các xã thuộc huyện ĐaKrông đã tạo điều kiện, cung cấp thông tin và số liệu giúp tôi hoàn thành bản luận văn này Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xuân Mai, tháng 6 năm 2007

Tác giả

Nguyễn Long

Trang 9

độ che phủ chỉ còn 28%) tính đa dạng sinh học ngày càng suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài thực vật, động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng Vì vậy vấn đề cấp thiết đ-ợc các nhà khoa học và nhân loại đặt ra là hãy cùng nhau bảo vệ trái đất, bảo vệ tính đa dạng sinh học Do đó việc thành lập các V-ờn Quốc gia, các khu bảo tồn để khoanh vùng bảo vệ là một đòi hỏi cấp bách và tất yếu

Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông Thuộc khu vực Trung Tr-ờng Sơn nổi tiếng với kiểu rừng kín th-ờng xanh m-a ẩm nhiệt đới nh- một vùng đất giàu

có về đa dạng sinh vật và còn đầy bí ẩn, cần đ-ợc tiếp tục khám phá Không phải ngẫu nhiên mà các nhà thực vật đã nhận định Đakrông là một trong những trung tâm đa dạng sinh vật của Việt Nam Việc nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông có một ý nghĩa quan trọng,

là cơ sở để đánh giá tài nguyên sinh học trong vùng, chỉ ra đ-ợc quy luật phân

bố của chúng cũng nh- mối quan hệ với các hệ thực vật ở các vùng lân cận, từ

đó xây dựng các biện pháp quản lý, bảo vệ và khai thác thích ứng Biết rằng, một hệ sinh thái bền vững phải đảm bảo đ-ợc tính ổn định ở cấu trúc, trong đó yếu tố thực vật là rất quan trọng Thực vật có vai trò quyết định sự tồn vong của hệ sinh thái Thực vật vừa là nguồn cung cấp dinh d-ỡng và năng l-ợng, còn là lá phổi xanh của trái đất, là nơi tổ chức nhiều hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái… Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, con ng-ời đã lạm dụng quá mức vào tự nhiên làm cho nhiều

Trang 10

cánh rừng bị giảm sút cả diện tích và chất l-ợng KBTTN Đakrông tr-ớc đây

đ-ợc coi là cánh rừng đẹp và giàu có ở khu vực, khi hệ sinh thái rừng bị tàn phá quá mức, tính điều tiết của nó mất đi, bão lũ sẽ th-ờng xuyên đe dọa cộng

đồng dân c- địa ph-ơng, thiệt hại về nhân lực và vật chất sẽ không l-ờng hết Nhiều trận lũ quét, sạt lở đất là do thiên tai trong đó một phần là kết quả của việc phá rừng

Nhận thức đ-ợc tầm quan trọng của việc bảo tồn các hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái rừng, nhân loại đã cùng lên tiếng và cùng hành động Trong đó, công tác nghiên cứu thực vật sẽ đóng một vai trò quan trọng, làm cơ

sở cho việc hoạch định các chiến l-ợc bảo tồn đa dạng sinh học

Từ những nhận thức trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài "Nghiên cứu tính

đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch ở Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị ” làm cơ sở cho công tác bảo tồn

Trang 11

CHƯƠNG 1: TổNG QUAN 1.1 L-ợc sử nghiên cứu đa dạng sinh học trên thế giới

Vấn đề đa dạng sinh học và bảo tồn đã trở thành một chiến l-ợc trên toàn thế giới Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để h-ớng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, đó là Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN), Ch-ơng trình môi tr-ờng Liên hợp quốc (UNEP), Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Viện Tài nguyên di truyền quốc tế (IPGRI),…Nhu cầu cơ bản và sự sống còn của con người phụ thuộc vào tài nguyên của trái đất, nếu những tài nguyên đó bị giảm sút thì cuộc sống của chúng ta và con cháu của chúng ta sẽ bị đe doạ Vì vậy loài ng-ời muốn tồn tại lâu dài trên trái đất này thì phải có một dạng phát triển mới và phải có cách sống mới, chúng ta đã quá lạm dụng tài nguyên của trái

đất mà không nghĩ đến t-ơng lai, nên ngày nay loài ng-ời đang đứng tr-ớc hiểm hoạ Để tránh sự huỷ hoại tài nguyên chúng ta phải tôn trọng trái đất và sống một cách bền vững, dù muộn còn hơn không

Hội nghị th-ợng đỉnh bàn về vấn đề môi tr-ờng và đa dạng sinh học đã

đ-ợc tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng 6/1992, 150 n-ớc đã ký vào Công -ớc về đa dạng sinh học và bảo vệ chúng Từ đó nhiều hội thảo đ-ợc tổ chức để thảo luận và nhiều cuốn sách mang tính chất chỉ dẫn ra đời Năm

1990 WWF đã cho xuất bản cuốn sách Tầm quan trọng của đa dạng sinh học (The importance of biological diversity) hay IUCN, UNEP và WWF đ-a ra Chiến l-ợc bảo tồn toàn cầu (World conservation strategy); Wri, IUCN và WWF đ-a ra chiến l-ợc sinh vật toàn cầu (Global biological strategy)

Năm 1991 Wri, Wcu, WB, WWF xuất bản cuốn Bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu (Conserving the World's biological diversity) còn IUCN, UNEP, WWF xuất bản cuốn Hãy quan tâm tới trái đất (Caring for the earth) Cùng năm, Wri, IUCN và UNEP xuất bản cuốn Chiến l-ợc đa dạng sinh học và ch-ơng trình hành động Tất cả các cuốn sách đó nhằm h-ớng dẫn và đề ra

Trang 12

các ph-ơng pháp để bảo tồn đa dạng sinh học, làm nền tảng cho công tác bảo tồn và phát triển trong t-ơng lai

Năm 1992 - 1995 WCMC công bố một cuốn sách tổng hợp Đánh giá đa dạng sinh học toàn cầu (Global biodiversity assessment) với các t- liệu về đa dạng sinh học của các nhóm sinh vật khác nhau ở các vùng khác nhau trên toàn thế giới làm cơ sở cho việc bảo tồn chúng có hiệu quả

Bên cạnh đó, hàng ngàn những công trình khoa học và các tác phẩm khác lần l-ợt đ-ợc đời và hàng ngàn cuộc hội thảo khác nhau đ-ợc tổ chức nhằm thảo luận về quan điểm, về ph-ơng pháp luận cũng nh- thông báo các kết quả đã đạt đ-ợc trong nghiên cứu về đa dạng sinh học và bảo tồn trên toàn thế giới Nhiều tổ chức quốc tế hay khu vực đ-ợc nhóm họp tạo thành mạng l-ới phục vụ cho việc đánh giá bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học

1.2 L-ợc sử nghiên cứu đa dạng sinh học ở Việt Nam

1.2.1 Nghiên cứu đa dạng thực vật ở Việt Nam

ở Việt Nam, ngoài các công trình mang tính chất cơ bản và cổ điển nhằm thống kê các loài thực vật Việt nam của Loureiro (1790) và của Pierre (1879- 1907) và đến đầu thế kỷ XX Lecomte cùng các tác giả khác đã biên

soạn bộ Thực vật chí đại c-ơng Đông D-ơng gồm 7 tập (1907 - 1952) Đây là

một công trình đ-ợc đánh giá là nền tảng cơ sở cho các nghiên cứu hệ thực vật Việt Nam sau này Để biên soạn bộ sách này, các tác giả đã thu mẫu, định tên, lập khoá mô tả các loài thực vật có mạch trên toàn bộ lãnh thổ Đông D-ơng lúc bấy giờ Trên cơ sở công trình này, Humbert đã bổ sung, chỉnh lý và hoàn thiện việc đánh giá thành phần loài cho toàn vùng

Bên cạnh đó còn có các bộ sách khác nh- bộ Thực vật chí Campuchia,

Lào và Việt Nam do Aubréville chủ biên đến nay đã công bố 29 tập nhỏ gồm

74 họ thực vật có mạch; bộ Cây cỏ th-ờng thấy ở Việt Nam gồm 6 tập do Lê Khả Kế chủ biên, bộ Cây gỗ rừng Việt Nam (1971 - 1988) gồm 7 tập và cuốn

Trang 13

Những loài thực vật rừng quý hiếm cần bảo vệ ở Việt Nam do Viện điều tra

quy hoạch rừng biên soạn Trong các tác phẩm này, các tác giả đã giới thiệu

và mô tả khá chi tiết các loài cùng với hình vẽ minh hoạ

Những năm gần đây, các nhà thực vật Việt Nam và Liên bang Nga đã hợp tác nghiên cứu và hệ thống lại hệ thực vật Việt Nam Các công trình khoa

học này đ-ợc đăng trong Kỷ yếu cây có mạch của thực vật Việt Nam -

Vascular Plants Synopsis of Vietnamese Flora tập 1 - 2 (1996) và Tạp chí Sinh học số 4 (chuyên đề) 1994 và 1995 Trong số các tài liệu về Thực vật học

đ-ợc xuất bản trong thời gian gần đây, đáng chú ý nhất phải kể đến bộ Cây cỏ

Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ xuất bản tại Canada từ năm 1991 đến năm

1993 và đã đ-ợc Nhà xuất bản Trẻ tái bản, có bổ sung và phát hành tại Việt Nam năm 1999 -2000 Đây là bộ sách đ-ợc đánh giá là đầy đủ nhất, dễ sử dụng nhất và góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu thực vật ở Việt Nam Trong bộ sách này, tác giả đã thống kê có mô tả và kèm theo hình vẽ của hơn 11.600 loài thực vật Việt Nam Gần đây, tập thể các Nhà thực vật học có uy

tín của Việt Nam đã cùng nhau biên soạn cuốn Danh lục các loài thực vật Việt

Nam xuất bản tập I năm 2001, tập II năm 2003 và tập III năm 2005 Tuy

không có phần mô tả và hình vẽ nh-ng đây thực sự là một công trình có giá trị khoa học cao thể hiện tính đa dạng, phong phú của hệ thực vật Việt Nam

Bên cạnh các công trình nghiên cứu về hệ thực vật nói chung thì còn có

một số tài liệu về các họ riêng biệt đã đ-ợc công bố nh- Orchidaceae Đông

D-ơng của Seidenfaden (1992), Orchidaceae Việt Nam của Leonid V

Averyanov (1994), Euphorbiaceae Việt Nam của Nguyễn Nghĩa Thìn (1999),

Annonaceae của Nguyễn Tiến Bân (2000), Lamiaceae của Vũ Xuân Ph-ơng

(2000), Myrsinaceae của Trần Thị Kim Liên (2002), Cyperaceae của Nguyễn

Khắc Khôi (2002), Tuy chỉ đề cập đến một họ nhất định nh-ng đây là các công trình nghiên cứu chuyên sâu, trình bày đầy đủ các thông tin cần thiết về

Trang 14

các loài trong họ Đây là những tài liệu quan trọng làm cơ sở cho việc đánh giá về đa dạng phân loại của các họ thực vật Việt Nam

Các tài liệu nghiên cứu về đa dạng các đơn vị phân loại từng vùng:

Năm 1965 Pócs Tamás khi nghiên cứu về hệ thực vật ở Miền Bắc Việt Nam đã thống kê đ-ợc ở miền Bắc có 5196 loài Năm 1969 Phan Kế Lộc đã thống kê lại và có bổ sung nâng số loài ở miền Bắc lên 5609 loài, 1660 chi và 140 họ xếp theo hệ thống của Engler Năm 1978, Thái Văn Trừng đã phân tích và cho rằng hệ thực vật Việt Nam gồm 7004 loài, 1850 chi, 289 họ trong đó, ngành thực vật hạt kín chiếm -u thế với 6366 loài, 1727 chi và 239 họ Trên phạm vi cả n-ớc Nguyễn Tiến Bân (1990) đã thống kê và đi đến kết luận thực vật Hạt kín trong hệ thực vật Việt Nam hiện biết 8500 loài, 2050 chi trong đó lớp Hai lá mầm là 1590 chi với trên 6300 loài và lớp Một lá mầm là 460 chi với 2200 loài Phan Kế Lộc (1996) đã tổng kết hệ thực vật Việt Nam có 9628 loài cây hoang dại có mạch, 2010 chi, 291 họ, 733 loài cây trồng, nh- vậy tổng số lên tới 10361 loài, 2256 chi, 305 họ Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã tổng hợp, chỉnh lý tên các loài thực vật theo hệ thống Brummitt (1992) và đã chỉ ra hệ thực vật Việt Nam hiện biết 11.178 loài, 2.582 chi, 395 họ thực vật bậc cao

Các tài liệu nghiên cứu về đa dạng quần xã thực vật trên phạm vi cả n-ớc: Khi nói đến nghiên cứu thảm thực vật đầu tiên phải kể đến công trình

nổi tiếng của Thái Văn Trừng về thảm thực vật rừng Việt Nam xuất bản lần

đầu năm 1978 và đ-ợc chỉnh lý, bổ sung tái bản năm 2000 với tên Những hệ

sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam Dựa trên quan điểm sinh thái phát sinh

quần thể, tác giả đã phân chia thảm thực vật Việt Nam thành các kiểu, kiểu phụ, kiểu trái và cuối cùng là các -u hợp Theo tác giả trong các yếu tố phát sinh, thì khí hậu là yếu tố phát sinh ra kiểu thực vật, còn các yếu tố địa lý, địa hình, địa chất, thổ nh-ỡng, khu hệ thực vật và con ng-ời là yếu tố phát sinh của các kiểu phụ, kiểu trái và -u hợp Năm 1985, Phan Kế Lộc đã vận dụng thang phân loại của UNESCO (1973) để xây dựng thang phân loại thảm thực

Trang 15

vật Việt Nam thành 5 lớp quần hệ, 15 d-ới lớp, 32 nhóm quần hệ, 77 quần hệ khác nhau Đối với các khu vực khác nhau cũng có các công trình nghiên cứu

riêng nh- ở miền Nam có công trình Thảm thực vật nam Trung Bộ(1974) của Schmid, ở miền Bắc có công trình Thảm thực vật (1970) của Trần Ngũ

Ph-ơng Năm 1995, Nguyễn Vạn Th-ờng xây dựng bản đồ thảm thực vật Bắc Trung Bộ đã chia khu vực thành 4 vùng sinh thái chính căn cứ vào độ cao so với mặt biển

Ngoài các công trình nghiên cứu về hệ thực vật trên phạm vi cả n-ớc còn có nhiều công trình nghiên cứu khu hệ thực vật từng vùng đ-ợc công bố

chính thức nh-: Hệ thực vật Tây Nguyên (1984) đã công bố 3754 loài thực vật

có mạch do Nguyễn Tiến Bân, Trần Đình Đại, Phan Kế Lộc chủ biên ; Danh

lục thực vật Phú Quốc (1985) của Phạm Hoàng Hộ công bố 793 loài thực vật

có mạch Công trình Đa dạng thực vật Cúc Ph-ơng (1992 - 1994) của Nguyễn Nghĩa Thìn, Cấu trúc hệ thực vật Cúc Ph-ơng (1992), Đa dạng hệ thực vật

Lâm Sơn (Hoà Bình) (1994) của Lê Trần Chấn, Phan Kế Lộc, Nguyễn Nghĩa

Thìn, Nông Văn Tiếp công bố 1261 loài, 698 chi và 178 họ,…

Năm 1995 Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ và Trần Văn Thuỵ đã nghiên cứu các quần xã thực vật, xây dựng bản đồ thảm thực vật và đa dạng thành phần loài ở v-ờn quốc gia Cúc Ph-ơng, cùng năm đó có nghiên cứu của Nguyễn Đức Ngắn, Lê Xuân ái về các kiểu thảm thực vật Côn Đảo, của Trần Ngọc Bút về các kiểu thảm thực vật v-ờn quốc gia Cát Bà, Lê Đức Giang về các kiểu thảm thực vật v-ờn quốc gia Bến En, của Huỳnh Văn Kéo về các kiểu thảm thực vật v-ờn quốc gia Bạch Mã, của Đặng Huy Huỳnh, Nguyễn Xuân Đặng, Lê Văn Chiêm về các kiểu thảm thực vật v-ờn quốc gia Nam Cát Tiên, Đỗ Minh Tiến về các kiểu thảm thực vật khu bảo tồn Tam Đảo, Bùi Văn

Định, Cao Văn Sung, Phạm Đức Tiến về các kiểu thảm thực vật v-ờn quốc gia

Ba Bể Từ 1992 – 2005, Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự đã nghiên cứu ở nhiều V-ờn quốc gia và Khu bảo tồn nh- Hoàng Liên, Thang Hen, Na Hang, Ba Bể,

Trang 16

Cát Bà, Ba Vì, Bến En, Pù Mát, Phong Nha - Kẻ Bàng, Bạch Mã, Cát Tiên, Yorkđôn Đặc điệt để phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh vật, Nguyễn

Nghĩa Thìn cùng các cộng sự đã công bố nhiều công trình nh-: Cẩm nang

nghiên cứu đa dạng sinh vật (1997), Tính đa dạng thực vật Cúc Ph-ơng

(1997), Đa dạng thực vật có mạch vùng núi cao Sa Pa - Phan Si Pan (1998) ,

Đa dạng sinh học khu hệ Nấm và Thực vật ở V-ờn Quốc gia Bạch Mã (2003),

Đa dạng sinh học (2002), Địa lý sinh vật (1999), Hệ thực vật và đa dạng loài

(2004), Hệ sinh thái rừng nhiệt đới (2004), Đa dạng sinh học và tài nguyên di

truyền thực vật (2005), Đó là những kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của

tác giả và các cộng sự, nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn tính đa dạng sinh học của các V-ờn Quốc gia và khu bảo tồn ở Việt Nam Đồng thời, đây cũng

là các tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của cán bộ cũng nh- sinh viên

Ngoài ra, Trần Đình Lý và cộng sự công bố cuốn 1900 cây có ích ở Việt

Nam(1993), Võ Văn Chi công bố Từ điển cây thuốc Việt Nam (1996), Võ

Văn Chi và Trần hợp công bố cuốn Cây cỏ có ích ở Việt Nam(1999), Đỗ Tất Lợi giới thiệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam(tái bản 1999) và các tài liệu do Viện d-ợc liệu biên soạn nh- Cây thuốc Việt Nam (1990), Tài nguyên

cây thuốc Việt Nam (1993), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

(2004)… Đây thực sự là những công trình nghiên cứu có ý nghĩa về hệ thực vật Việt Nam trong đó quan tâm đến giá trị kinh tế của chúng mà đặc biệt là tác dụng làm thuốc

1.2.2 Nghiên cứu về yếu tố địa lý thực vật

Mỗi hệ thực vật bao gồm các loài giống nhau và khác nhau về nguồn gốc phân bố địa lý do sự phụ thuộc vào điều kiện môi tr-ờng và lịch sử phát sinh Việc phân tích nguồn gốc phát sinh của thực vật chủ yếu để phân biệt hai nhóm thực vật là bản địa và di c- Do vậy, một hệ thực vật bao gồm nhiều yếu

Trang 17

tố địa lý thực vật khác nhau, các yếu tố này có thể là yếu tố đặc hữu hay yếu

tố di c- Các loài thuộc yếu tố đặc hữu thể hiện sự khác biệt giữa các hệ thực vật với nhau, còn các loài thuộc yếu tố di c- sẽ chỉ ra sự liên hệ giữa các hệ thực vật đó Chính vì vậy khi nghiên cứu tính đa dạng của một hệ thực vật nào

đó thì việc nghiên cứu về phổ yếu tố địa lý là rất cần thiết Nó cho phép xác

định khu vực phân bố của loài cũng nh- các bậc taxon trên loài từ đó chúng ta

có thể hiểu bản chất cấu thành của nó làm cơ sở cho việc định h-ớng bảo tồn

và dẫn giống cây trồng

Gagnepain là ng-ời đầu tiên nghiên cứu, phân tích và đánh giá các yếu

tố địa lý thực vật của hệ thực vật Việt Nam, theo tác giả hệ thực vật đông

d-ơng bao gồm năm yếu tố đ-ợc trình bày trong hai công trình là: Góp phần

nghiên cứu hệ thực vật Đông D-ơng (1926 ) và Giới thiệu về hệ thực vật Đông D-ơng (1944) cụ thể nh- sau:

- Yếu tố Trung Quốc chiếm 33,8% tổng số loài của hệ thực vật

- Yếu tố Xích Kim - Himalaya chiếm 18,5%

- Yếu tố Malaysia và nhiệt đới khác chiếm 15,0%

- Yếu tố đặc hữu chiếm 11,9%

- Yếu tố nhập nội và phân bố rộng chiếm 20,8%

Pócs Tamás (1965) đã phân tích và sắp xếp các loài thực vật ở Bắc Việt Nam thành nhóm các yếu tố trên cơ sở khu phân bố hiện tại mà không phân tích

đến nguồn gốc phát sinh của chúng Theo tác giả, hệ thực vật Bắc Việt Nam bao gồm các nhóm yếu tố cấu thành nh- sau:

Trang 18

Căn cứ các khung phân loại của Pócs Tamás (1965) và Ngô Chinh Dật (1993), Lê Trần Chấn (1994) và trên cơ sở các công trình nghiên cứu của mình, Nguyễn Nghĩa Thìn (1999) đã xây dựng thang phân loại các yếu tố địa

lý thực vật cho hệ thực vật Việt Nam và áp dụng cho việc sắp xếp các chi thực vật Việt Nam vào các yếu tố địa lý

1.2.3 Nghiên cứu đa dạng thực vật ở Đakrông

Về đa dạng hệ thực vật: Kể từ khi ng-ời Pháp đặt chân tới Việt nam cho

đến nay, Đakrông là nơi đến của nhiều nhà khoa học quốc tế và trong n-ớc với

mục đích tìm hiểu bí ẩn của thế giới sinh vật Những nghiên cứu đó chỉ mang

tính thu thập mẩu vật lẻ tẻ, không mang tính hệ thống Những nghiên cứu có tính hệ thống tại khu vực Đakrông có thể kể đến là các công trình của tập thể Viện điều tra quy hoạch rừng nh- Vũ Văn Dũng 1998; Viện sinh thái tài nguyên sinh vật nh- Trần Huy Thái, Hà Văn Tuế; Nguyễn Quang H-ng 2003-

2004 KBTTN Đakrông đ-ợc chính thức thành lập từ tháng 7 năm 2002 trên

Trang 19

phạm vi huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, cho tới nay đã có một số nghiên cứu

đ-ợc công bố, phát hiện loài mới bổ sung cho hệ thực vật của KBT

Kết quả nghiên cứu trong luận văn một phần kế thừa các đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản năm 1998 - 2000 do Viện điều tra quy hoạch rừng phối hợp với tổ chức bảo tồn chim Quốc tế ( Birdlife ), năm 2003 - 2004 do Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi tr-ờng - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2004-

2005 do Trung tâm môi tr-ờng và lâm sinh nhiệt đới - Hà Nội đ-ợc thực hiện bởi sự tham gia của tập thể cán bộ khoa học các Viện, các Tr-ờng các Trung tâm nghiên cứu và tập thể CBCC của Chi cục Kiểm Lâm, BQL KBTTN

Đakrông, tỉnh Quảng Trị

Trang 20

Ch-ơng 2 Điều kiện tự nhiên và xã hội KBTTN Đakrông 2.1 Điều kiện tự nhiên

- Phía Bắc giáp huyện Cam Lộ và Triệu Phong

- Phía Nam giáp huyện A L-ới (Thừa Thiên - Huế)

- Phía Tây giáp sông Đakrông và đ-ờng Hồ Chí Minh

- Phía Đông giáp huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế)

Khu bảo tồn bao gồm một phần diện tích của 8 xã là: Hải Phúc, Ba Lòng, Triệu Nguyên, Tà Long, Húc Nghì, A Bung, Đakrông và Ba Nang, đều thuộc vùng núi huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị, tổng diện tích tự nhiên 37.640

ha

2.1.2 Địa hình địa mạo

Nhìn chung, địa hình khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông bị chia cắt khá mạnh, do lịch sử kiến tạo địa chất và tạo sơn hình thành Chúng có đặc điểm chung là: núi thấp, dốc ngắn, bị chia cắt sâu và độ dốc khá lớn Có 5 kiểu địa hình chính nh- sau:

- Kiểu địa hình núi trung bình (N2)

- Kiểu địa hình núi thấp (N3)

- Kiểu địa hình đồi (Đ)

- Địa hình thấp thoải

- Kiểu địa hình thung lũng và đồng bằng ven sông Đakrông

Trang 21

2.1.3 Khí hậu

Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông nằm trong miền khí hậu Đông Tr-ờng Sơn Vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa Đông còn t-ơng đối lạnh Do địa hình của dãy Tr-ờng Sơn ảnh h-ởng mạnh đến hoàn l-u khí quyển nên đã tạo

ra sự khác biệt lớn trong phân hoá khí hậu của khu vực Theo kết quả quan trắc khí t-ợng trong nhiều năm của các đài khí t-ợng Khe Sanh cho thấy:

Bảng 2.1: Số liệu quan trắc tại Khe Sanh

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm bình quân từ 22 - 230C, t-ơng

đ-ơng với tổng nhiệt năng từ 8300-85000C Mùa m-a, chịu ảnh h-ởng của gió

Trang 22

mùa Đông Bắc Nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa m-a (từ tháng 10

đến tháng 3) giảm xuống d-ới 250C, và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống d-ới 150C (Khe Sanh 15,10C, A l-ới 13,80C) Ng-ợc lại, trong mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 9), do có sự hoạt động của gió Tây nên thời tiết rất nóng

và khô, nhiệt độ trung bình lên trên 250C Tháng nóng nhất là tháng 6, 7 nhiệt

độ trung bình lên tới 290C Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 39 - 400C Độ ẩm trong các tháng này có thể xuống d-ới 30%

- Chế độ m-a ẩm: Đây là vùng có l-ợng m-a rất lớn, trung bình hàng

năm tổng l-ợng m-a đạt tới 2500 - 3000 mm, trong đó 90% tập trung trong mùa m-a Hai tháng có l-ợng m-a lớn nhất là tháng 10, 11 và th-ờng xảy ra

lũ lụt Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 9 Độ ẩm không khí trung bình vùng đạt

85 - 87%; trong mùa m-a độ ẩm lên tới 90%

- Gió Tây khô nóng: Đây là vùng chịu ảnh h-ởng của gió Tây khô nóng

Hoạt động của gió Tây th-ờng gây nên hạn hán trong thời kỳ đầu và giữa mùa

hè (tháng 5 - 7) Trong những tháng này nhiệt độ tối cao có thể v-ợt quá 390C

và độ ẩm thấp xuống d-ới 30%

- M-a bão: Hai tháng nhiều bão nhất là tháng 9 và tháng 10 Bão

th-ờng kèm m-a lớn lụt lội gây thiệt hại khá nghiêm trọng

2.1.4 Thuỷ văn

Nhìn chung, hệ thống sông suối trong khu bảo tồn khá dày đặc nh-ng các sông suối th-ờng ngắn, dốc, lắm ghềnh thác, cửa sông hẹp, nên mùa m-a l-ợng n-ớc sông th-ờng dâng cao Còn vào mùa khô l-u l-ợng n-ớc của các con sông giảm xuống Vì vậy, n-ớc triều th-ờng chảy ng-ợc lên nguồn xa cửa sông đến 15 - 20 km gây ảnh h-ởng mặn đối với ruộng đồng hai bên bờ sông Trong đó, sông Đakrông là một nhánh lớn nhất của sông Thạch Hãn bao kín gần nh- cả 3 mặt của khu bảo tồn (phía Nam, phía Tây và phía Bắc)

Do sự phân bố l-ợng m-a không đều trong năm và cũng do rừng trong vùng phía Bắc khu bảo tồn bị tàn phá nhiều, đã tạo nên những cực đoan về

Trang 23

dòng chảy trong năm Môđun dòng chảy toàn vùng là 70 m3/s/km2, trong đó mô đun dòng chảy mùa lũ là 150 m3/s/km2, mùa cạn là 25 m3/s/km2 Vì vậy, hàng năm vào mùa m-a th-ờng xảy ra lũ lụt, xói lở, giao thông đ-ờng thuỷ bị

ách tắc và vào mùa khô lại th-ờng xảy ra hạn hán, thiếu n-ớc t-ới tiêu

2.1.5 Địa chất

- Hầu hết các núi thấp và trung bình trong khu bảo tồn đ-ợc cấu tạo bởi các loại đá Macma Bazơ và trung tính có nguồn gốc núi lửa chạy suốt từ Cồn Tiên, Dốc Miếu đến H-ớng Hoá, Khe Sanh, Lao Bảo và các khu phụ cận xuống gần A L-ới Điển hình là các loại đá Forfirit, Anđezit, Diorit, các loại

đá này có màu phớt lục, nâu đỏ hoặc màu tím hồng

- Các núi thấp và đồi cao vùng ĐaKrông, Mò ó, Triệu Nguyên, Ba Lòng, Hải Phúc đ-ợc cấu tạo chủ yếu bởi các loại đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn nh- phiến thạch sét, phylit, sa phiến thạch, mica, bột kết, có tuổi Ocdovic - Silua

2.1.6 Thổ nh-ỡng

Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông gồm các loại đất chính nh- sau:

- Đất Felarit có mùn trên núi trung bình (FH)

- Nhóm đất Feralit đỏ và phát triển ở vùng đồi núi thấp (F)

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét (Fs)

- Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá Macma Bazơ và trung tính (Fk)

- Đất dốc tụ và đất phù sa sông suối trong các thung lũng (DL)

2.1.7 Rừng và thực vật rừng

2.1.7.1 Thảm thực vật rừng:

Thảm thực vật rừng Đakrông đ-ợc chia thành các kiểu rừng chính và phụ d-ới đây:

Trang 24

Bảng 2.2: Diện tích các thảm thực vật rừng khu bảo tồn Đakrông

tích

Tỷ lệ

%

1 Rừng kín th-ờng xanh chủ yếu cây lá rộng á nhiệt

2 Rừng kín th-ờng xanh m-a ẩm nhiệt đới 4.300.0 11,4

3 (Kiểu phụ thứ sinh nhân tác) rừng kín th-ờng xanh

nhiệt đới ẩm phục hồi sau khai thác 13.714,0 36,4

4 (Kiểu phụ thứ sinh nhân tác) rừng kín th-ờng xanh

m-a ẩm nhiệt đới phục hồi sau n-ơng rẫy 4.791,0 12,8

5 (Kiểu phụ thứ sinh nhân tác) rừng hỗn giao Tre -

Nứa - gỗ phục hồi sau n-ơng rẫy và khai thác kiệt 8.025,0 21,3

6 Trảng cỏ cây bụi thứ sinh nhân tác 1.660,0 4,4

2.1.7.2 Hệ thực vật rừng:

a Thành phần loài và tính đa dạng của hệ thực vật:

Qua điều tra b-ớc đầu, trong khu vực khảo sát đã thống kê đ-ợc 1.053 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 528 chi, 130 họ Trong đó thì thực vật Hạt

kín (Angiospermae) vẫn chiếm đa số, sau đó là Khuyết thực vật

(Pteridophyta) rồi đến thực vật hạt trần (Gymnospermae)

Trang 25

trạng của các loài thú có tên trong sách đỏ của Việt Nam và Thế Giới đ-ợc trình bày ở phụ biểu 02

2.1.8.2 Khu hệ chim:

Đã ghi nhận 193 loài, trong 16 Bộ, và 37 Họ, trong đó có 20 loài đ-ợc ghi trong sách đỏ Thế Giới (Collar et al., 1994), đây là những loài bị đe doạ mang tính toàn cầu; 19 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam (Anon, 1992), gồm 4 loài đặc hữu cho Việt Nam và 4 loài đặc hữu cho Việt Nam và Lào (chi tiết xem phụ biểu 03)

2.1.8.3 Khu hệ bò sát, ếch nhái:

Đã nghi nhận tổng số 49 loài bò sát và ếch nhái, trong đó: Bò sát có 2

bộ, 13 họ, 32 loài; ếch nhái có 1 bộ, 5 họ, 17 loài, trong đó mang nhiều yếu tố chuyển tiếp khu Bắc Tr-ờng Sơn và Nam Tr-ờng Sơn Có 14 loài quý hiếm,

đặc hữu có giá trị kinh tế cao, gồm có 13 loài bò sát và 1 loài ếch nhái (chiếm 32% tổng số loài có trong khu vực)

Vùng đệm của khu bảo tồn Đakrông có 4.144 hộ; 23.172 khẩu, phân bố

trong 10 xã Số nhân khẩu trong một hộ khá cao, bình quân 6 ng-ời/hộ (xem phụ biểu 04) Mật độ dân số trung bình trong khu vực 27,6 ng-ời/km2, song sự phân bố dân c- rất không đồng đều theo địa bàn từng xã Tại các xã gần thị trấn, ven đ-ờng quốc lộ hay các đ-ờng dân sinh lớn thì dân số th-ờng tập trung khá đông đúc, ng-ợc lại ở vùng cao, vùng xa, dân c- th-ờng rất th-a thớt Tỷ lệ tăng dân số trung bình trong giai đoạn 2002 - 2005 là 1,89%; tuy

có giảm dần trong những năm gần đây, nh-ng tỉ lệ vẫn còn cao

Trang 26

Trong vùng có 3 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Vân Kiều

chiếm đại đa số (42,9%), dân tộc Kinh (28,6%) và dân tộc Pa Kô (28,5%) Hầu hết đồng bào dân tộc vẫn sống dựa vào n-ơng rẫy là chính, diện tích đất canh tác rất ít, đời sống của đồng bào các dân tộc nhìn chung còn khá nghèo nàn và lạc hậu

2.2.2 Lao động và sự phân bố lao động trong khu vực

Toàn khu vực có 10.507 lao động, chiếm 45% dân số, trong đó nam có 5.214 lao động (chiếm 49,6%), nữ có 5.293 lao động (chiếm 50,4%) Lao

động tập trung chủ yếu ở khối sản xuất nông nghiệp (chiếm 93%), đây là nguồn lao động dồi dào có thể huy động vào việc sản xuất lâm nghiệp, xây dựng khu bảo tồn và phát triển lâm nghiệp xã hội

2.2.3 Các hoạt động kinh tế trong khu vực

- Sản xuất Nông nghiệp:

+ Trồng trọt: Diện tích đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp là 5.624

ha chiếm có 4,6% tổng diện tích tự nhiên Các loài cây trồng chính là lúa và các cây hoa màu như Ngô, Khoai, Sắn, Lạc,… Do phương thức quảng canh vẫn là chủ yếu, năng suất cây trồng hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết, ch-a chủ động đ-ợc t-ới tiêu và đầu t- phân bón thấp nên năng suất cây trồng thấp

và không ổn định Do đó bình quân l-ơng thực đầu ng-ời chỉ khoảng 18,5 kg/ng-ời/tháng Vì vậy, số hộ đói nghèo của 10 xã vùng đệm lên tới 2.488 hộ (theo tiêu chí mới) chiếm 60% số hộ; số hộ trung bình và khá 1.656 hộ (chiếm 40%)

+ Chăn nuôi: Tổng đàn gia cầm, gia súc toàn huyện có 5.282 con trâu; 4.011 con bò, 10.893 con lợn, 3.465 con dê và 53.140 con gia cầm (Theo niên giám thống kê 2005)

- Sản xuất Lâm nghiệp

Trang 27

Trong khu vực hiện nay có Lâm tr-ờng H-ớng Hóa với 98 cán bộ công nhân viên làm công tác sản xuất lâm nghiệp (chủ yếu là khai thác nhựa thông) Ngoài ra, còn có Hạt kiểm lâm huyện Đakrông đóng tại thị trấn Krôngklang với 20 cán bộ nhân viên kiểm lâm

2.2.5 Cơ sở hạ tầng

Hiện có 2 đ-ờng quốc lộ đi qua địa bàn đã đ-ợc hoàn thành, chất l-ợng tốt là Quốc lộ số 9 từ km 31 đến km 56 và đ-ờng Hồ Chí Minh từ cầu treo

Đakrông đến km 72 theo h-ớng đi Tây Nguyên Các tuyến đ-ờng nội huyện

đã đ-ợc thi công, bảo vệ chống sạt lở Tuy nhiên, các tuyến đ-ờng liên thôn,

đ-ờng lâm nghiệp, còn ch-a đ-ợc sữa chữa hoặc xuống cấp Phần lớn chỉ đi lại đ-ợc trong mùa khô, còn mùa m-a thì việc đi lại giữa các thôn, xã gặp nhiều khó khăn

2.2.6 Y tế, giáo dục

- Hệ thống y tế của huyện còn gặp rất nhiều khó khăn Đến nay toàn huyện đã có 1 trung tâm y tế, 2 phòng khám khu vực, 14 trạm y tế và 82 gi-ờng bệnh; Đội ngũ cán bộ y tế gồm có: 106 cán bộ trong đó có 12 bác sĩ,

32 y sĩ, 26 y tá, 25 nữ hộ sinh, 5 cán bộ d-ợc, (Niên giám thống kê 2005) Các phòng khám và các trạm y tế đều là những nhà bán kiên cố, trang thiết bị còn nghèo nàn Đội ngũ y bác sĩ đều thiếu, ch-a đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong vùng

- Hệ thống giáo dục còn nhiều khó khăn do thiếu giáo viên, Ngành học mầm non có 72 lớp, 84 giáo viên và 1.414 cháu; Ngành học phổ thông có 23 tr-ờng, 377 lớp, 485 giáo viên và 8.148 học sinh (Niên giám thống kê 2005)

2.3 Nhận xét và đánh giá chung

2.3.1 Thuận lợi

- Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông nằm ở vùng núi thấp miền Trung

có giá trị rất cao về đa dạng sinh học, có hệ động thực vật đa dạng và phong

Trang 28

phú Đặc biệt có nhiều loài đặc hữu và quý hiếm, nhiều loài có trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới Đây là cơ sở quan trọng cho việc bảo tồn tài nguyên

động thực vật tại địa ph-ơng

- Thảm thực vật rừng ở Đakrông có tỷ lệ che phủ cao, mang một ý nghĩa lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ nguồn n-ớc, chống xói mòn đất, đặc biệt là nơi sinh sống và phát triển của nhiều loài sinh vật trong khu vực

- Tiềm năng du lịch: Khu vực khu bảo tồn Đakrông có rất nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh có thể khai thác tiềm năng du lịch nh- Cầu treo

Đakrông; suối n-ớc nóng; chiến khu Ba Long; cánh đồng Ba Lòng; đồi Không Tên; Khu ủy Thừa Thiên; cụm di tích H-ớng Hóa, Khe Sanh, cửa khẩu Lao Bảo, với một diện tích lớn rừng kín th-ờng xanh trên núi đất, hầu nh- còn tính nguyên sinh, là nơi sống của nhiều loài chim thú quí hiếm thì Đakrông còn có một tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn

- Trong khu vực có lâm tr-ờng và hạt kiểm lâm hoạt động tích cực đã

hỗ trợ rất nhiều cho công tác bảo tồn của Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông

2.3.2 Khó khăn

- Dân c- sống trong vùng chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít ng-ời, trình

độ dân trí thấp, đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn, cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng, vì vậy đã ảnh h-ởng không nhỏ tới công tác bảo tồn tài nguyên

trong vùng nh- canh tác n-ơng rẫy, săn bắn, khai thác gỗ củi,

- Lâm tr-ờng và hạt kiểm lâm đã hoạt động tích cực, song ch-a phát huy đ-ợc vai trò nòng cốt thúc đẩy nền kinh tế lâm nghiệp khu vực phát triển

và bảo vệ rừng Công tác chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp tiến hành vẫn còn chậm (việc giao rừng tự nhiên cho dân đang tiến hành với quy mô nhỏ)

- Ng-ời dân trong vùng có trình độ dân trí thấp, thiếu kiến thức hiểu biết về bảo tồn thiên nhiên Đồng bào ở đây ít đ-ợc giáo dục tuyên truyền về bảo vệ môi tr-ờng và sử dụng bền vững tài nguyên

Trang 29

- Cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn Đ-ờng giao thông vận tải ngoài 2 trục đ-ờng quốc lộ 9 và đ-ờng Hồ Chí Minh thì các đ-ờng liên thôn, liên xã còn ít, chất l-ợng đ-ờng xấu, chỉ đi lại đ-ợc trong mùa khô

- Công tác định canh định c- đã đ-ợc Đảng và Chính phủ quan tâm nh-ng nguồn vốn quá ít và nhỏ giọt, hoặc còn mang tính chất rải đều nên hiệu quả ch-a cao, ảnh h-ởng không nhỏ tới công tác bảo tồn tài nguyên rừng

Trang 30

Ch-ơng 3 : mục tiêu, Nội dung và ph-ơng pháp

nghiên cứu 3.1 Mục tiêu

Xây dựng bản danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch cho KBTTN

Đakrông, trên cơ sở đó đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật: về phân loại, về dạng sống, về cấu trúc địa lý thực vật, về nguồn tài nguyên

Hà Nội và Trung tâm môi tr-ờng lâm sinh nhiệt đới Hà Nội trên cơ sở bộ mẫu của các tác giả thu thập đ-ợc ở KBTTN Đakrông hiện còn đ-ợc l-u trữ tại phòng Bảo tàng Thực vật của tr-ờng Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

3.3.1 Ph-ơng pháp thực địa

Việc làm đầu tiên của ph-ơng pháp thực địa là xác định điểm thu mẫu, tuyến thu mẫu dựa trên bản đồ địa hình, bản đồ quản lí khu vực sẽ tiến hành thu mẫu Khi nghiên cứu tính đa dạng của một hệ thực vật thì việc thu thập

Trang 31

mẫu là nhiệm vụ quan trọng làm cơ sở để xác định tên taxon và xây dựng bảng danh lục chính xác và đầy đủ

Dụng cụ thu mẫu: Cặp hay túi đựng mẫu, giấy báo, dây buộc, nhãn, kim

chỉ, bút chì 2B, sổ ghi chép, cồn

Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu: Để thu mẫu một cách đầy đủ và đại

diện cho một khu nghiên cứu, chúng ta không thể đi hết các điểm trong khu nghiên cứu, vì thế việc chọn tuyến và điểm thu mẫu là cần thiết Tuyến đ-ờng

đi phải xuyên qua các môi tr-ờng sống của khu nghiên cứu Có thể chọn nhiều tuyến theo các h-ớng khác nhau, nghĩa là các tuyến đó cắt ngang các vùng đại diện cho khu nghiên cứu Trên các tuyến đó chúng ta lại chọn những điểm chốt, tức là những điểm đặc tr-ng nhất để thu mẫu kỹ hay đặt các ô tiêu chuẩn vừa phục vụ cho nghiên cứu về đa dạng loài vừa nghiên cứu về đa dạng hệ sinh thái

Ph-ơng pháp thu mẫu: Để thu mẫu, hiện nay chúng ta nên dùng túi

polyetylen để đựng mẫu không dùng cặp gỗ dán nh- tr-ớc đây vừa cồng kềnh, vừa khó bảo quản, cần có sổ ghi chép riêng, nhãn hay băng dính giấy có thể viết đ-ợc và kéo cắt cây

Nguyên tắc thu mẫu:

- Mỗi mẫu phải có đầy đủ các bộ phận, nhất là cành, lá và hoa đối với cây lớn hay cả cây đối với cây thảo và có quả càng tốt

- Mỗi cây nên thu từ 3-10 mẫu, còn mẫu cây thảo nên tìm các mẫu giống nhau và cũng thu với số l-ợng trên để vừa nghiên cứu các biến dạng của loài, vừa để trao đổi

- Các mẫu thu trên cùng một cây thì đánh cùng một số hiệu mẫu Có 2 cách đánh số từ 1 trở đi kể từ khi thu mẫu đầu tiên cho đến hết đời làm nghiên cứu khoa học hoặc đánh số theo năm tháng không phụ thuộc và các đợt thu mẫu tr-ớc đó Ví dụ đợt nhiên cứu vào tháng 7 năm 1996 ta có thể đánh số là

967 là gốc và sau đó lần l-ợt ghi tiếp từ số 01 trở đi Cách đánh này tiện lợi là

Trang 32

không cần phải nhớ số tr-ớc đó mà thu đợt nào đánh số đó và qua số đó có thể nhận biết thời gian thu mẫu nh-ng có nh-ợc điểm là không thể biết cả cuộc

đời của nhà thực vật đã thu đ-ợc bao nhiêu mẫu

Khi thu, phải ghi chép ngay những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên nh- đặc điểm vỏ cây, kích th-ớc cây nhất là các đặc điểm dễ mất sau khi khô nh-: màu sắc của hoa, quả, mùi vị

- Thu và ghi chép xong cho vào túi polyetylen to mang về nhà mới làm mẫu Việc cho vào túi polyetylen có lợi là gọn nhẹ, không bị va quệt khi băng qua rừng, mẫu giữ t-ơi lâu kể cả khi trời nắng to nh-ng cần chú ý là khi cho mẫu vào túi phải nhẹ nhàng, nếu có hoa thì dùng các lá của mẫu để bọc lấy tr-ớc khi cho vào túi Có thể dùng túi nhỏ và mỏng đựng một loài và buộc chặt lại và tất cả các túi nhỏ đó cho vào túi to hay bao tải

Cách xử lý và bảo quản mẫu: Sau 1 ngày lấy mẫu cần đeo nhãn cho mỗi

mẫu Nhãn có thể chỉ ghi số hiệu mẫu của tác giả còn các thông tin khác sẽ ghi vào sổ riêng hoặc trên nhãn ghi đầy đủ các mục nh- sau:

- Ng-ời lấy mẫu và ngày lấy mẫu

Khi ghi phải dùng bút chì mềm, tuyệt đối không dùng bút bi, bút mực để tránh bị mất khi ngâm tẩm về sau

Sau mỗi ngày mang về nơi ở cần đ-ợc xử lý mẫu ngay

Xử lý mẫu: Khi không có thời gian và điều kiện làm mẫu ngay trong

ngày, sau khi đã làm mẫu xong chúng ta không dùng cặp mắt cáo để ép mẫu

Trang 33

hay chỉ ép 1 thời gian ngắn sao cho chúng đủ thời gian ổn định vị trí, sau đó

bỏ cặp và dùng giấy báo bọc ngoài rồi bó chặt lại rồi cho các bó mẫu đó vào túi polyetylen cỡ lớn Mỗi túi lớn có thể chứa nhiều bó mẫu và dùng cồn đổ cho thấm các tờ báo và buộc chặt lại để chuyển về nơi có điều kiện sấy khô Cách làm đó có thể giữ cho mẫu trong khoảng 1 tháng mà không cần phải sấy ngay Mục đích là để giết các men làm cho lá rụng

3.3.2 Ph-ơng pháp phòng thí nghiệm

Đây là công đoạn sau thực địa, trình tự đ-ợc tiến hành nh- sau:

3.3.2.1 Xử lý mẫu sau thực địa

ép mẫu: Tr-ớc khi sấy mẫu chúng ta cần ép phẳng mẫu trên giấy báo

dày, đảm bảo phiến lá đ-ợc duỗi hoàn toàn, không bị quăn mép, các bộ phận của hoa hoặc quả đ-ợc mở hoặc bổ ra để tiện cho việc phân tích, ép và sấy mẫu Tập mẫu ép giữa các lớp báo dày và tấm alumin thoát nhiệt sẽ đ-ợc bó chặt giữa đôi cặp ô vuông (mắt cáo) tr-ớc khi cho vào sấy

Sấy mẫu: Mẫu mang về sau khi ép cần đ-ợc sấy ngay Khi sấy chú ý để

mẫu dựng đứng để n-ớc bốc hơi dễ dàng và mẫu chóng khô Hàng ngày phải thay giấy báo mới cho mẫu chóng khô (nếu không có tấm alumin)

Tẩm mẫu: Mẫu tẩm cồn nên mở các bó mẫu cho hơi cồn bốc hơi tr-ớc

khi dùng báo mới ép lại để tránh mùi khó chịu khi sấy

3.3.2.2 Xác định và kiểm tra tên khoa học

Đồng thời với việc xử lý mẫu thành những tiêu bản đạt yêu cầu, tiến hành phân loại từng họ, trong họ phân loại từng các chi Để tiến hành xác định tên loài, thực hiện theo trình tự gồm các b-ớc nh- sau:

Phân họ: Khâu quan trọng đầu tiên và hết sức quan trọng là phân loại tất

cả các vật mẫu theo từng họ và các vật mẫu trong từng họ đ-ợc phân loại theo từng chi Để làm đ-ợc việc đó phải dùng ph-ơng pháp chuyên gia, có nh- vậy

mới giảm nhẹ đ-ợc gánh nặng trong khâu xác định tên khoa học

Trang 34

So mẫu: Tiến hành so sánh mẫu cần xác định với bộ mẫu có sẵn trong

phòng mẫu cây khô (tạm gọi là mẫu chuẩn) l-u giữ tại phòng Bảo tàng Thực vật, tr-ờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU) và Viện Điều tra Quy hoạch Rừng để có tên sơ bộ Những mẫu ch-a có tên lại tiếp tục xác định bằng các khoá l-ỡng phân Khi định tên khoa học chúng tôi tiến hành phân tích các mẫu dựa vào các đặc điểm của cành, lá, hoa, quả

Xác định tên loài: Trong quá trình tiến hành xác định tên khoa học phải

tuân theo các nguyên tắc trong ch-ơng 1

Các tài liệu chính dùng trong quá trình xác định tên khoa học gồm:

+ Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1991 - 1993, 1999 - 2000)

+ Cây gỗ rừng Việt Nam (1971 - 1988)

+ The Plant Book (D.J.Mabberley, 1997)

+ Flora of China và Flora of China - Illustration (1994 - 2000)

+ Thực vật chí Việt Nam (the Flora of Vietnam): Họ Na - Annonaceae (Nguyễn Tiến Bân, 2000), Họ Bạc hà - Lamiaceae (Vũ Xuân Ph-ơng, 2000)…

+ Khoá xác định và phân loại họ Thầu dầu Việt Nam (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1999)

+ Identification guide to Vietnamse Orchids (Orchidaceae Juss.) (Averyanov L V., 1991)

+ Lan Việt Nam (The Orchids of Vietnam) (Nguyễn Thiện Tịch, 2001)

+ Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997)

+ Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2001, 2003, 2005)

Trang 35

Kiểm tra tên khoa học: Khi đã có đầy đủ tên loài, tiến hành kiểm tra lại

các tên khoa học để đảm bảo tính hệ thống, tránh sự nhầm lẫn và sai sót Điều chỉnh khối l-ợng họ và chi theo hệ thống của Brummitt trong "Vascular Plant Families and Genera" (1992), điều chỉnh tên loài theo các tài liệu "Cây cỏ Việt Nam" của Phạm Hoàng Hộ (1999 - 2000), "Tạp chí sinh học - chuyên đề thực vật" (1994 - 1995), "Thực vật chí Việt Nam" (các họ Lamiaceae, Annonaceae, Myrsinaceae, Cyperaceae…) và "Danh lục các loài thực vật Việt Nam" (2002 - 2003) và chỉnh tên tác giả theo tài liệu "Authors of Plant Names" của Brummitt R.K và C E Powell (1992)

Bổ sung thông tin: Việc xác định các thông tin về đa dạng sinh học của

các loài về dạng sống, về yếu tố địa lý, về công dụng và tình trạng đe doạ, bảo tồn, ngoài các tài liệu trên, còn sử dụng các tài liệu khác nh-:

+ 1900 cây có ích (Trần Đình Lý, 1993)

+ Sách đỏ Việt Nam (1994)

+ Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 1997)

+ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 1977, 1999)

+ Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn Chi - Trần Hợp, tập I-1999, tập 2002)

II-+ Tài nguyên thực vật Đông Nam á (PROSEA)

+ Từ điển thực vật thông dụng (Võ Văn Chi, 2003)…

3.3.2.3 Xây dựng bảng danh lục thực vật

Bảng danh lục thực vật đ-ợc xây dựng theo hệ thống phân loại của

Brummitt (1992) Trên cơ sở danh lục, căn cứ vào các tiêu chuẩn của IUCN và các Nghị định của Chính phủ Việt Nam để lập danh sách các loài quí hiếm Danh lục ngoài tên khoa học và tên Việt Nam của các loài còn ghi tình trạng bảo tồn trong sách đỏ và các thông tin khác gồm: dạng sống, yếu tố địa lý và công dụng

Trang 36

3.4 Đánh giá đa dạng

Sau khi xây dựng đ-ợc danh lục thực vật, thu thập, bổ sung thông tin đa dạng về dạng sống, cộng dụng và phân bố địa lý, chúng tôi tiến hành đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật ở các khía cạnh khác nhau theo ph-ơng pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997, 2004):

 Đa dạng về phân loại

 Đa dạng về dạng sống

 Đa dạng về các yếu tố địa lý

 Đa dạng về nguồn tài nguyên (giá trị sử dụng, sự quí hiếm và mức

độ bị đe doạ nhằm định h-ớng cho việc bảo tồn trong t-ơng lai)

Đánh giá đa dạng chung bằng các chỉ số đa dạng: chỉ số họ là số loài trung bình của một họ, chỉ số chi là số loài trung bình của một chi và số chi trung bình của một họ

3.4.2 Đánh giá tính đa dạng hệ thực vật về dạng sống

Dạng sống nói lên bản chất sinh thái của thực vật Phổ dạng sống là một

đặc tr-ng về bản chất sinh thái của hệ thực vật cũng nh- thảm thực vật của hệ sinh thái đó Mỗi hệ sinh thái là do các loài trong mỗi t-ơng quan với các nhân tố sinh thái của nơi sống đó tạo nên Nó đ-ợc thể hiện trên từng cá thể

Trang 37

loài và các loài đó tập hợp nên những quần xã riêng biệt phản ảnh môi tr-ờng

ở nơi đó Cho đến nay khi phân tích bản chất sinh thái của mỗi hệ thực vật, nhất là hệ thực vật của các vùng ôn đới ng-ời ta vẫn th-ờng dùng hệ thống các dạng sống của Raunkiaer (1934) và sắp xếp các loài của hệ thực vật nghiên cứu vào một trong các dạng sống đó Cơ sở quan trọng nhất để sắp xếp các nhóm dạng sống đó là xem thời kỳ khó khăn cho cuộc sống (do lạnh hay khô hay cả hai) loài đó tồn tại d-ới dạng sống nào: chỉ là hạt nghỉ hay còn có cả chồi, nếu có chồi thì chồi nằm ở vị trí nào so với mặt đất, có đ-ợc bảo vệ hay không

Để nghiên cứu các dạng sống tr-ớc hết phải thu thập các thông tin về dạng cây các loài: chủ yếu thống kê cả các thông tin về dạng sống trong các

bộ thực vật chí nh- dạng cây, độ cao, đ-ờng kính kể cả các đặc tính sinh thái của từng loài nếu có

Đánh giá dạng sống theo Raunkiaer (1934) có bổ sung: Sau khi đã thống kê căn cứ theo thang phân chia của Raunkiaer về dạng sống để sắp xếp các loài thuộc một trong các kiểu chính

Hệ thống phân loại phổ dạng sống:

 Cây chồi trên (Phanerophytes) -Ph: gồm những cây gỗ hay dây leo kể cả cây bì sinh, ký sinh và bán ký sinh có chồi nằm cách mặt đất từ 25 cm trở lên Ví dụ: Sâng, Chò

+ Cây chồi trên to (Magaphanerophytes) - Mg: là cây gỗ cao từ 25 m trở lên: Sâng, Chò chỉ, Chò xanh, Lim

+ Cây chồi trên nhỡ (Mesophanerophytes) - Me: gồm những cây gỗ

từ 8 - 25m: Gội, Sung, Máu chó, Tr-ờng

+ Cây chồi trên nhỏ (Microphanerophytes) - Mi: là cây gỗ nhỏ, cây bụi, cây hóa gỗ, cỏ cao từ 2 - 8 m: Chòi mòi, Dâu da, Ngái, Mận,

Đào

Trang 38

+ Cây chồi trên lùn (Nanophanerophytes) - Na: gồm cây gỗ, cây bụi lùn hay nửa bụi, cây hóa gỗ, cỏ cao từ 25 - 200 cm: Các loài thuộc

họ Cà phê, Thầu dầu, Ô rô, Gai d-ới tán rừng hay các loài nh- Bồng bồng, Dứa mỹ, Hoa hồng, Nhài

+ Cây bì sinh (Epiphytes) -Ep: gồm các loài cây bì sinh sống lâu năm trên thân, cành cây gỗ, trên vách đá nh- các loài D-ơng xỉ và Phong lan sống bám trên cây to trong rừng

+ Cây ký sinh hay bán ký sinh (Parasit-hemiparasit phanerophytes) -

Pp: trên cây gỗ nh- Tầm gửi, Tơ xanh, Tơ hồng, một vài loài Hoya

 Cây chồi sát đất (Chamaephytes) - Ch: gồm những cây có chồi cách mặt

đất d-ới 25 cm, mùa đông đ-ợc lớp tuyết hay lá khô bao phủ chống lạnh: bao gồm Rêu, Địa y, Cao cẳng- Ophiopogon sp

 Cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes) - Hm: gồm những cây có chồi nằm sát mặt đất (ngang mặt) hay nửa trên, nửa nằm d-ới đất đ-ợc lá khô che phủ bảo vệ: bao gồm các loài thuộc các loài cỏ nhiều năm hay các loài D-ơng xỉ, Náng - Crinium, Ráy- Alocasia macrorrhiza

 Cây chồi ẩn (Cryptophytes) - Cr: gồm những cây có chồi nằm d-ới đất: bao gồm các loài có củ hay căn hành nh- Cỏ tranh, Gừng, Củ gấu, Khoai tây… bao gồm cả những cây có chồi trong đất (Geophytes) hoặc cây chồi thủy sinh (Hy: trong n-ớc - Hydrophytes và d-ới n-ớc - Helophytes) nh-: Rong tóc tiên, Rong mái chèo, Sen, Súng

Trang 39

 Cây một năm (Therophytes) - Th: gồm những cây vào thời kỳ khó khăn toàn bộ cây chết đi, chỉ còn duy trì nòi giống d-ới dạng hạt Đó là toàn

bộ cây có đời sống ngắn hơn một năm, sống ở bất kể môi tr-ờng nào: các loài cỏ, Rau tàu bay, Cải cúc, Cỏ mực

Xây dựng phổ dạng sống: Sau khi thống kê các loài theo các kiểu dạng sống, chúng tôi tiến hành lập phổ dạng sống Dựa vào đó để đánh giá mức độ

đa dạng của điều kiện sống (nhân tố sinh thái) cũng nh- thấy đ-ợc mức độ tác

động của các nhân tố đối với hệ thực vật Ví dụ ở rừng nhiệt đới và rừng

nguyên sinh thì nhóm Ph bao giờ cũng cao hơn so với các nhóm khác và nhóm

Cr th-ờng gặp ở những nơi có điều kiện môi tr-ờng khó khăn

3.4.3 Đánh giá đa dạng hệ thực vật về mặt địa lý

Mỗi một khu hệ thực vật đ-ợc hình thành ngoài mối t-ơng quan của các sinh vật với các yếu tố sinh thái nh- khí hậu, đất đai, địa hình, địa mạo còn phụ thuộc vào các điều kiện địa lý, địa chất xa x-a ít khi thấy đ-ợc một cách trực tiếp Chính các yếu tố này đã tạo nên sự đa dạng về thành phần loài của từng khu vực Vì vậy, trong khi xem xét sự đa dạng về thành phần loài, cần xem xét bản chất cấu thành nên hệ thực vật của một vùng và các yếu tố địa lý thực vật của vùng nghiên cứu

Hệ thống các yếu tố địa lý thực vật: Việc thiết lập phổ các yếu tố địa lý,

áp dụng sự phân chia của các tác giả Pócs Tamás (1965), Ngô Chinh Dật (1993), và Nguyễn Nghĩa Thìn (1999, 2004), hệ thực vật Việt Nam bao gồm các yếu tố sau:

 1 Yếu tố thế giới: gồm các taxôn phân bố khắp nơi trên thế giới

 2 Liên nhiệt đới: gồm các taxôn mà chúng phân bố mà ở vùng nhiệt đới châu á, châu úc, châu Phi và châu Mỹ Một số có thể mở rộng tới vùng

ôn đới

 2.1 Nhiệt đới châu á, châu úc và châu Mỹ

 2.2 Nhiệt đới châu á, châu Phi và châu Mỹ

Trang 40

 2.3 Nhiệt đới châu á và Mỹ: gồm các taxôn mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu á đến vùng nhiệt đới châu Mỹ, một số có thể mở rộng tới

Đông Bắc châu úc và các đảo Tây Nam Thái Bình D-ơng

 3 Cổ nhiệt đới: gồm các taxôn mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu

á, châu úc, châu Phi và các đảo lân cận

 3.1 Nhiệt đới châu á và châu úc: gồm các taxon mà chúng phân bố mà

ở vùng nhiệt đới châu á tới châu úc và các đảo lân cận Nó nằm cánh

đông của Cổ nhiệt đới và mở rộng đến các đảo ấn Độ nh-ng không bao

giờ tới lục địa châu Phi

 3 2 Nhiệt đới châu á và châu Phi: gồm các taxôn mà ở vùng nhiệt đới châu á, châu Phi và các đảo lân cận Đây là cánh Tây của vùng Cổ nhiệt

đới và có thể mở rộng tới Phi-gi và các đảo nam Thái Bình D-ơng

nh-ng không bao giờ tới châu úc

 4 Nhiệt đới châu á (Indo - Malêsia) : gồm các taxôn mà chúng phân bố

ở vùng nhiệt đới châu á từ ấn Độ, Srilanca, Mianma, Thái Lan, Đông D-ơng và Tây Nam và Nam Trung Hoa (Lục địa châu á), Inđônêxia, Malaixia, Philippines đến Niu Ghinê và mở rộng tới Phi-gi và các đảo Nam Thái Bình D-ơng (vùng Malêsia) nh-ng không bao giờ tới châu

úc

 4.1 Đông D-ơng-Malêsia: gồm các taxôn mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu á từ lục địa ĐN á (Mianma, Thái Lan, Đông D-ơng và TN-N Trung Hoa), đến Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Niu Ghinê và

mở rộng tới Phi-gi và các đảo nam Thái Bình D-ơng nh-ng không bao giờ tới châu úc ở phía Nam và ấn Độ ở phía Tây

 4.2 Đông D-ơng-ấn Độ hay Lục địa châu á nhiệt đới: gồm các taxôn

mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu á từ ấn Độ, Srilanca, Mianma, Thái Lan, Đông D-ơng và TN-N Trung Hoa không tới vùng Malêsia

Ngày đăng: 02/10/2017, 15:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A.L. Takhtajan (1977), Nguồn gốc và phát tán của thực vật có hoa, (Nguyễn Bá và Hoàng Kim Nhuệ dịch), Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Néi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc và phát tán của thực vật có hoa
Tác giả: A.L. Takhtajan
Nhà XB: Nxb. Khoa học Kỹ thuật
Năm: 1977
2. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi tr-ờng (1996), Sách đỏ Việt Nam (Phần thực vật), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách đỏ Việt Nam (Phần thực vật
Tác giả: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi tr-ờng
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 1996
3. Đại học Quốc gia Hà Nội - Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi tr-êng (2001), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập I, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục các loài thực vật Việt Nam
Tác giả: Đại học Quốc gia Hà Nội - Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi tr-êng
Nhà XB: Nxb. Nông nghiệp
Năm: 2001
4. Đại học Quốc gia Hà Nội - Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi tr-ờng, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục các loài thực vật Việt Nam
Tác giả: Đại học Quốc gia Hà Nội - Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi tr-ờng, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Nhà XB: Nxb. Nông nghiệp
Năm: 2003
5. Đại học Quốc gia Hà Nội - Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi tr-ờng, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập III, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục các loài thực vật Việt Nam
Tác giả: Đại học Quốc gia Hà Nội - Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi tr-ờng, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Nhà XB: Nxb. Nông nghiệp
Năm: 2005
6. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb
Tác giả: Đỗ Tất Lợi
Nhà XB: Nxb "Khoa học Kỹ thuật
Năm: 1999
7. Hoàng Văn Thắng, Phạm Bình Quyền, Lê Diên Dực, Tr-ơng Quang Học và Bùi Hà Ly (2005), Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, Nxb.Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông
Tác giả: Hoàng Văn Thắng, Phạm Bình Quyền, Lê Diên Dực, Tr-ơng Quang Học và Bùi Hà Ly
Nhà XB: Nxb. Khoa học Kỹ thuật
Năm: 2005
8. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Thực vật rừng, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thùc vËt rõng, Nxb
Tác giả: Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên
Nhà XB: Nxb "Nông Nghiệp
Năm: 2000
9. Lê Trọng Cúc (1999), Đa dạng sinh học và bảo tồn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng sinh học và bảo tồn
Tác giả: Lê Trọng Cúc
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
10. Lê Vũ Khôi, Nguyễn Nghĩa Thìn (1999), Địa lí sinh vật, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lí sinh vật
Tác giả: Lê Vũ Khôi, Nguyễn Nghĩa Thìn
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
11. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Thìn
Nhà XB: Nxb. Nông Nghiệp
Năm: 1997
12. Nguyễn Nghĩa Thìn (2004), Hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Thìn
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
13. Nguyễn Nghĩa Thìn (2004), Hệ thực vật và đa dạng loài, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thực vật và đa dạng loài
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Thìn
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
14. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Thời (1997), Đa dạng thực vật có mạch vùng núi cao Sa Pa - Phan Si Pan, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng thực vật có mạch vùng núi cao Sa Pa - Phan Si Pan
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Thời
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
15. Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng Thị Sy (2004), Hệ thống học thực vật. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống học thực vật
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng Thị Sy
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
18. Nguyễn Tiến Bân (2000-2002), Thực vật chí Việt Nam, Họ Na - Annonaceae Juss., Nxb Khoa học Kỹ Thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực vật chí Việt Nam
Nhà XB: Nxb Khoa học Kỹ Thuật
19. Nguyễn Thiện Tịch (2001), Lan Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Tp. Hồ ChÝ Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lan Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thiện Tịch
Nhà XB: Nxb. Nông nghiệp
Năm: 2001
20. Phạm Bình Quyền (2000), Đa dạng Sinh học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng Sinh học
Tác giả: Phạm Bình Quyền
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
21. Phạm Hoàng Hộ (1999 - 2000), Cây cỏ Việt Nam, tập 1-3, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Trẻ
22. Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ (1997), Tính đa dạng thực vật ở Cúc Ph-ơng, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính đa dạng thực vật ở Cúc Ph-ơng
Tác giả: Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ
Nhà XB: Nxb. Nông Nghiệp
Năm: 1997

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w