Thách thức lớn nhất đối với chiến lược bảo tồn ĐDSH là sức ép từ cộng đồng dân cư điạ phương thể hiện bằng các hoạt động kinh tế của người dân địa phương liên quan đến quản lý, sử dụng đ
Trang 1===============
NGUYỄN VIỆT HÀ
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA
HUYỆN MỘC CHÂU TỈNH SƠN LA
LUÂN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM HỌC
XUÂN MAI – 2010
Trang 2NGUYỄN VIỆT HÀ
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA
HUYỆN MỘC CHÂU TỈNH SƠN LA
CHUYÊN NGHÀNH "LÂM HỌC"
MÃ SỐ: 60.62.60
LUÂN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.PHẠM BÌNH QUYỀN
XUÂN MAI - 2010
Trang 3ĐẶT VẤN ĐỀ + Tính cấp thiết của luận văn
Đa dạng sinh học (ĐDSH) là khoa học nghiên cứu về tính đa dạng của vật sống trong thiên nhiên từ các sinh vật nhân sơ, vi sinh vật, các loài động , thực vật bậc cao Từ độ phân tử đến gen, cơ quan , cơ thể, các loài và các quần xã nơi chúng sống Đa dang sinh học duy trì các quá trình sinh thái cơ bản, là nhân tố quan trong đảm bảo cân bằng sinh thái tự nhiên, tạo môi trường sống ổn định
Sự kết hợp giữa bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững, đã trở thành vấn đề thảo luận sôi nổi trên các diễn đàn khoa học trong những năm gần đây
và được chính thức công nhận tại Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và phát triển bền vững (UNCED) ở Rio de janeiro ( tháng 6 năm 1992) Nhận thức được giá trị to lớn của ĐDSH và hạn chế sự suy thoái của ĐDSH, Năm 1993 Việt Nam đã ký công ước Quốc Tế về bảo vệ ĐDSH." Kế hoạch hành động bảo vệ ĐDSH ở Việt Nam"được Chính Phủ phê duyệt, ban hành Cho đến 2007 kế hoạch mới có tên" Kế hoạch Quốc gia về ĐDSH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020" đã được Chính Phủ phê duyệt và ban hành thực hiện Với những nỗ lực như vậy tính đến cuối năm 2009 Việt Nam có tới 126 khu rừng đặc dụng trong đó cố 30 vườn Quốc gia (VQG), 58 khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN), 38 khu bảo vệ cảnh quan, với tổng diện tích là 2.541.675 ha, bằng 7,6% diện tích lãnh thổ Quốc gia
Thách thức lớn nhất đối với chiến lược bảo tồn ĐDSH là sức ép từ cộng đồng dân cư điạ phương thể hiện bằng các hoạt động kinh tế của người dân địa phương liên quan đến quản lý, sử dụng đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN) Vì vậy, sự tồn tại và phát triển các khu bảo tồn (KBT) đòi hỏi sự hỗ trợ, cộng tác của cộng đồng địa phương bằng cách thiết thực nhất là xây dựng và phát triển các KBT mà ở đó người dân có thể tham gia vào việc quản lý, đồng thời phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng bền vững
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha gồm nhiều dải đồi và núi, có độ cao từ
300 đến 2000 mét so với mặt nước biển, trong đó số ngọn núi có độ cao từ 900 mét
Trang 4đến 1500 mét chiếm tỷ lệ lớn nhất trong vùng ngọn núi có độ cao nhất (1969m) là ngọn Fa Luông Độ cao trung bình toàn khu vực khoảng 1100 mét so với mặt nước biển
Độ dốc trung bình toàn khu vực từ 250 đến 350, tuy nhiên cũng có nhiều nơi dốc trên 400 Với địa hình địa mạo phức tạp ở Xuân Nha là điều kiện thuận lợi cho việc khoanh giữ bảo vệ sinh thái và bảo tồn ĐDSH Nhưng nếu KBTTN Xuân Nha không được quan tâm bảo vệ đúng mức, rừng bị xâm hại tàn phá thì đây là những thảm hoạ tác động khôn lường, khu bảo tồn sẽ nhanh chóng bị xuống cấp và bị huỷ diệt Tác dụng phòng hộ đầu nguồn sông Đà và sông Mã cũng bị ảnh hưởng theo
Tuy KBT Xuân nha có tính ĐDSH cao nhưng đã và đang bị suy thoái do tác động trực tiếp và gián tiếp của phát triển kinh tế- xã hội thiếu qui hoạch và nhận thức của người dân còn thấp dẫn đến một số loài đặc hữu, có giá trị đang bị đe doạ tuyệt chủng và nhiều loài đang bị suy thoái nghiêm trọng, nguồn gen cạn kiệt Sự suy thoái về ĐDSH sẽ làm mất cân bằng sinh thái và gây ra những hậu quả khôn lường Nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn bảo tồn hệ sinh thái (HST), ĐDSH đặc thù của khu và việc nâng cao hiệu quả quản lý một cách hệ thống và bền vững tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha là một trong những nhu cầu cấp thiết, hiện nay để bảo tồn được các nguồn tài nguyên quí hiếm của quốc gia, vậy để
góp phần vào việc bảo tồn ĐDSH tôi đã tiến hành thực hiện đề tài luận văn"Nghiên
cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La" được
thực hiện với những nội dung sau:
Trang 5Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Theo công ước ĐDSH được định nghĩa là sự phong phú của thế giới sinh vật, ở tất cả mọi nơi mọi cơ thể sống từ mọi nguồn Trong hệ sinh thái đất liền, dưới biển, HST dưới nước khác, mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên ĐDSH bao gồm
sự đa dạng trong loài (Đa dạng di truyền hay đa dạng gen), giữa các loài (Đa dạng loài) và các HST (Đa dạng HST) ĐDSH bao gồm cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể hay các phần của cơ thể, các quần thể hay các hợp phần sinh học khác của HST, hiện đang có gía trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho loài người Thuật ngữ ĐDSH được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1988( Wilsson, 1988)
và sau khi công ước ĐDSH được ký kết năm1992 đã được dùng phổ biến trên các
diễn đàn Quốc tế
1.1 Trên thế giới
- Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sinh học đã trở thành một chiến lược chung trên toàn cầu Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn việc đánh giá bảo tồn ĐDSH như: Công ước ĐDSH; Hiệp Hội Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc Tế (IUCN), Chương Trình Môi Trường Liên Hiệp Quốc (UNEP), Quỹ Quốc
Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên (WWF), Viện tài nguyên Di truyền QuôcTế (IPGRI).v.v.Nhiều hội nghị và hội thảo được tổ chức và nhiều cuốn sách mang tính chất chỉ dẫn về ĐSDH được xuất bản nhằm cung cấp những kiến thức rộng lớn về ĐDSH và rất nhiều công ước Quốc tế đã được nhiều Quốc gia tham gia thực hiện như công ước ĐDSH, công ước CITES công ước về các loài di cư.v.v
- Với nhịp điệu phát triển kinh tế xã hội ngày một tăng, cùng với viêc sử dụng không hợp lý và sự quản lý yếu kém tài nguyên sinh học, ĐDSH đạng bị suy thoái ngày càng tăng Sự mất mát về ĐDSH hiện nay là đáng lo ngại, mà nguyên nhân chủ yếu là do con người khai thác thiên nhiên không hợp lý đã làm cho nhiều loài bị tiêu diệt
Trang 6- Để thực hiện bảo tồn ĐDSH theo hướng phát triển và bền vững, nhưng năm gần đây ở mỗi nước, mỗi khu vực đều tìm tòi, thử nghiệm và lựa chọn cho mình một chiến lược và chính sách quản lý tài nguyên thích hợp Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế- chính trị- xã hội, điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của mỗi dân tộc, mỗi Quốc gia mà hình thành nên một hệ thống quản lý sử dụng tài nguyên khác nhau Theo lịch sử thời gian quá trình triển khai bảo tồn ĐDSH đã có những bước thay đổi về phương pháp nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận
- Trong tiến trình bảo tồn ĐDSH các hoạt động bảo tồn thường được tách lập với các hoạt động Kinh tế -xã hội khác nhau trong vùng Các KBTđược xem như những"hòn đảo" tách biệt với thế giới xung quanh Các tác động của con người lên
hệ sinh thái trong KBT hoàn toàn bị nghiêm cấm Tuy nhiên, mô hình bảo tồn này sớm bộc lộ những hạn chế, đặc biệt trong bối cảnh của các nước đang phát triển, nơi
có một số lượng dân cư lớn đang sinh sống trong vùng lõi và vùng đệm các KBT Ở rất nhiều nơi, xung đột giữa người dân địa phương và Ban quản lý các KBT ngày càng trở lên trầm trọng Những người dân được di dời ra khỏi KBT vẫn tiếp tục đi vào rừng, khai thác các sản phẩm của rừng, thậm chí ngày càng trầm trọng, tinh vi hơn và thiếu ý thức hơn.Carruthes (1997) đã kết luận mô hình bảo tồn này rằng
" Việc bảo tồn theo mô hình Yellwstone là nghiêm cấm hoàn toàn tác động
của con người vào thiên nhiên; được ngăn chặn bởi hàng rào hoặc di dời cư dân địa phương ra khỏi KBT sẽ không còn phù hợp trong thế kỷ 21.Nếu chúng ta vẫn tiếp tục hình thức bảo tồn này thì hậu quả sẽ ngày càng trở lên nghiêm trọng hơn"
- Ngày nay, chiến lược tiếp cận trong công tác bảo tồn đã có nhiều thay đổi Các hoạt động của con ngừơi trong các khu bảo tồn ngày càng được chấp nhận Chiến lược tiếp cận bảo tồn mới của ( IUCN ) trong thế kỷ 21 được khẳng định rằng Các khu bảo tồn cần phải tăng số lượng các bên tham gia và người dân trong vùng cần được xem như những "đối tác" hơn là những "mối nguy hiểm" cho công tác bảo tồn Nói một cách tổng quát hơn quá trình quản lý tài nguyên trong khu bảo tồn cần song song với việc bảo đảm sinh kế của người dân địa phương, tạo ra một
Trang 7chiến lược quản lý tài nguyên vì con người và do con người Muốn được vậy chúng
ta phải tìm ra các giải pháp để thực hiện chiến lược đó và nâng cao hiệu quả của các giải pháp để từ đó có thể nhân rộng ra cho các KBT khác Hiện nay trên thế giới đang sử dụng hai phương pháp bảo tồn ĐDSH là
- Bảo tồn nguyên vị (in situ)
Bảo tồn nguyên vị bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo
vệ các loài, các chủng, các sinh cảnh và các HST trong điều kiện tự nhiên Tuỳ theo đối tượng bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi Thông thường bảo tồn nguyên vị được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và đề xuất các bịên pháp quản lý phù hợp Ngoài ra theo Chương trình Giáo dục khoa học và Văn hoá Liên Hiệp Quốc ( UNESCO ) còn có Khu di sản thế giới, và theo công ước RAMSAR có KBT Đất ngập nước RAMSAR Tuy nhiên, bảo tồn nguyên vị còn bao gồm cả các công việc quản lý các động thực vật hoang dã, các nguồn TNTN ngoài các KBT Trong nông nghiệp và lâm nghiệp, bảo tồn nguyên vị được hiểu là bảo tồn các giống loài cây trồng và cây rừng được trồng tại đồng ruộng hay trồng các loại rừng trồng
-Bảo tồn chuyển vị (es situ)
Bảo tồn chuyển vị bao gồm các biện pháp di dời các loài cây,con và các vi sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên cuả chúng Mục đích của việc di dời này là để nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp: nơi sinh sống bị suy thoái hay huỷ hoại không thể lưu giữ lâu hơn các loài nói trên, dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng Bảo tồn chuyền vị bao gồm các vườn thực vật, các bể nuôi thuỷ sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy Do các sinh vật hay các phần của cơ thể sinh vật được lưu giữ trong môi trường nhân tạo, nên chúng bị tách khỏi quá trình tiến hoá tự nhiên Vì thế mà mối liên hệ gắn bó giữa bảo tồn chuyển vị với bảo tồn nguyên vị rất bổ ích cho công tác bảo tồn ĐDSH phục hồi Để dẫn đến bảo tồn nguyên vị
Trang 81.2 Ở Việt Nam
-Việt Nam với diện tích khoảng 332.000 Km2 nằm ở phía đông trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á Vị trí đại lý của Việt Nam ( chỉ kể phần đất liền) giới hạn ở kinh độ 102o,9' - 109o,30' Vĩ độ : 8o10' - 23o24' Đông và Đông Nam giáp biển đông và Thái Bình Dương, Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào và Tây Nam giáp Cambuchia
-Tổng kết các công bố về hệ thực vật Việt Nam (Bộ tài nguyên và Môi trường, 2009), đã ghi nhận có 13.766 loài thực vật trong đó, có 2.393 loài thực vật bậc thấp và 11.373 loài thực vật bậc cao Trong đó có 10% loài và 3% chi đặc hữu, không có họ đặc hữu Cho đến nay đã thống kê được 307 loài giun tròn (Nematoda)
161 loài giun sán ký sinh ở gia súc, 200 loài giun đất (Oligochaeta), 145 loài ve giáp ( Acarina), 5.268 loài côn trùng, 260 loài bò sát ( Reptilia ) 120 loài ếch nhái ( Amphipia), 840 loài chim ( Avecs), gần 300 loài và phân loài thú ( Mammalia)
-Hiện nay ở Việt Nam tình trạng suy giảm số lượng cá thể các loài, đặc biệt
là các loài quý hiếm, có gia trị khai thác ngày càng tăng, năm 2002 -2003, theo tiêu chuẩn mới của IUCN, Sách Đỏ Việt Nam đã được các nhà khoa học soạn thảo lại Trong đó, số lượng các loài động, thực vật được đưa vào Sách Đỏ lần này cao hơn
số lượng đã công bố (417 loài động vật vào năm 1992, 2000 , 450 loài thực vật vào năm 1995 ) Chúng ta đã đánh mất một kho tàng nguồn gen động thực vật hoang dã quí hiếm, đánh mất lá phổi xanh của nhân loại và đánh mất những cỗ máy giúp điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường sống cho tất cả các loài sinh vật trên Quả đất
- Nhận thức được tầm quan trọng của các nguồn tài nguyên, của ĐDSH đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội, trong vài thập niên gần đây Chính Phủ Việt Nam đã tiến hành hàng loạt các giải pháp tích cực nhằm bảo vệ các nguồn
TNTN quí giá của đất nước.( Nguồn :Nghị định 23/2006/NĐ-CP, ngày 3/3/2006
của Chính phủ về việc thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng)
- Các họat động bảo tồn ĐDSH đã được bắt đầu nhìn nhận từ những năm
1960 Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam là "Rừng cấm Cúc Phương" được thành lập theo quyết định số 72/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ vào năm
Trang 91962.Từ đó đến nay số lượng và diện tích các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam không ngừng tăng lên, tính 2009 Việt Nam có tới 126 khu rừng đặc dụng trong đó
có 30 vườn Quốc gia (VQG), 58 khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN), 38 khu bảo vệ cảnh quan với tổng diện tích là 2.541.675 ha, bằng7,6% diện tích lãnh thổ Quốc gia.( Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2003)
- Bên cạnh việc phát triển các khu rừng đặc dụng, Nhà nước Việt Nam cũng
đã tham gia ký kết nhiều công ước Quốc tế, ban hành nhiều văn bản Pháp luật và chính sách có liên quan đến bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH Năm 1985 chiến lược bảo tồn Quốc gia của Việt Nam được ban hành Đến năm 1993, Việt Nam đã ký công ước Quốc tế về ĐDSH và tiến hành xây dựng kế hoạch hành động ĐDSH và triển khai Năm 1991, Quốc hội đã ban hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng và được sửa đổi bổ sung vào năm 2004 Cũng vào năm đó 2004 Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi được ban hành Đầu năm 2007 đã ban hành kế hoạch hành động Quốc gia về ĐDSH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Đến tháng 7 năm 2009 Việt Nam đã ban hành Luật ĐDSH Đây là những văn bản có tính pháp lý và là kim chỉ nam cho mọi hành động của Việt Nam trong việc bảo tồn ĐDSH ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương các ngành và các đoàn thể
- Một số nghiên cứu tại Việt Nam như Trần Thế Liên (2006), Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn ĐDSH ở hệ thống rừng đặc dụng vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, WWF (2002), Đề xuất chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn tại Việt Nam (2003 -2010), Dự án tăng cường công tác quản lý hệ thống khu BTTN tại Việt Nam Trần Đình Đại, Nguyễn Trung Vệ (1990), Một số dẫn liệu bước đầu về tài nguyên thực vật Sơn La, Tuyển tập công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên thực vật
- Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại và bất cập điểm mà vẫn còn gây tranh cãi trong công tác bảo tồn ở Việt Nam đó là có nên lôi kéo, thu hút người dân tham gia vào công tác bảo tồn hay không ? rất nhiều ý kiến tán đồng với việc này và đã đề xuất các giải pháp như " Đồng quản lý","Quản lý dựa vào cộng đồng" Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến cho rằng con người (mà cụ thể là người dân địa phương) là những nhân tố chính dẫn đến
Trang 10sự suy thoái ĐDSH ở các vùng rừng vì thế không nên để cộng đồng tham gia vào bảo tồn và tốt hơn hết là không để người dân sống trong khu bảo tồn
1.3 Tại khu bảo tồn Xuân Nha Mộc Châu
-Trong KBT Xuân Nha có dân tộc Thái và Mường có canh tác lúa nước ở các khu vực thấp gần giống người Kinh, đã ổn định thành các làng bản cố định, sản xuất cho sản phẩm và khá ổn định; còn dân tộc Mông và các dân tộc khác ở trên cao hơn, họ có kinh nghiệm tạo ra các ruộng cấy lúa bậc thang chạy theo các đường bình độ ven núi có giá trị lớn đối với cuộc sống hàng ngày của họ
- Ruộng đất trồng cấy lúa nước hẹp và thiếu nên nhìn chung các cộng đồng dân tộc ở đây đều phá rừng đốt nương làm rẫy để mở rộng diện tích trồng cây nông nghiệp Một vài nơi còn xảy ra tình trạng du canh du cư làm ảnh hưởng và tác động vào hệ sinh thái rừng ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và các giá trị bảo tồn nguyên vẹn, tới sự phục hồi sinh thái nguồn gen động thực vật rừng Mặt khác do sức ép gia tăng dân số làm cho sự quản lý của chính quyền địa phương gặp nhiều khó khăn, từ đó đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khu bảo tồn
- Một số nghiên cứu tại KBTTN Xuân Nha như UBND tỉnh Sơn La Chi cục Kiểm lâm (2003), Tình hình dân sinh, kinh tế xã hội KBT thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La
- Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật (2007), Báo cáo kết quả thực hiện đề tài Điều tra đánh giá ĐDSH và HST KBTTN Xuân Nha và đề xuất các giải pháp bảo tồn
- UBND tỉnh Sơn La Chi cục Kiểm lâm (2003), Dự án điều chỉnh bổ sung đầu tư xây dựng KBTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn La
Trang 11Chương 2
ĐỊA ĐIỂM,THỜI GIAN, MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha huyên
Mộc Châu tỉnh Sơn La
2.2 Thời gian nghiên cứu
+ Đề xuất một số giải pháp nâng cao bảo tồn ĐDSH tại dải núi đá vôi KBTTN Xuân Nha Mộc Châu
2.4 Đối tượng nghiên cứu
+ Các sinh cảnh và các kiểu thảm thực vật chính ở KBTTN Xuân Nha Mộc
Châu
+ Sự đa dạng của hệ thực vật và động vật ở KBTTN Xuân Nha Mộc Châu + Nghiên cứu những tác động của con người lên ĐDSH trong khu bảo tồn Xuân Nha Mộc Châu
+ Thử đề xuất các giải pháp bảo tồn ĐDSH ở KBTTN Xuân Nha Mộc Châu
Trang 122.5 Nội dung nghiên cứu
+ Đánh giá hiện trạng thảm thực vật và tính đa dạng sinh học của hệ động vật ở KBTTN Xuân Nha
+ Xác định các nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp làm suy thoái ĐDSH của khu vực nghiên cứu
+ Xác định một số loài thực vật bị đe doạ tiệt chủng tại khu vực nghiên cứu + Đưa ra những khuyến nghị, giải pháp để bảo tồn ĐDSH tại khu vực
nghiên cứu
2.6 Phương pháp nghiên cứu
2.6.1 Phương pháp luận
Nguyên lý của bảo tồn ĐDSH hay mu ̣c tiêu của sinh ho ̣c bảo tồn là nghiên
cứ u sự tác đô ̣ng của con người đối với ĐDSH, phát triển các bước tiếp cận thực tiễn thích hợp để bảo vê ̣ ĐDSH và các chức năng của hê ̣ sinh thái Do vâ ̣y, phương pháp nghiên cứu cần thiết phải mang tính chất hệ thống, có sự kết hợp của phương pháp tiếp câ ̣n về xã hô ̣i (khảo sát phỏng vấn, phân tích đánh giá có sự tham gia ) và tiếp
cận về kỹ thuâ ̣t (điều tra, giám sát đối với từng nhóm tài nguyên ĐDSH)
2.6.2 Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra đánh giá đa dạng sinh học:
+ Phương pháp kế thừa
Kế thừa những kết quả nghiên cứu đã được công bố từ trước tới nay của các
tác giả đã nghiên cứu tại KBTTN Xuân Nha
+ Phỏng vấn nhân dân và thợ săn
Áp du ̣ng phương pháp đánh giá nhu cầu bảo tồn của ngân hàng thế giới đối tượng phỏng vấn là người dân sống xung quanh KBT số lượng phiếu phỏng vấn
vào khoảng 120 phiếu trên 3 xã và 8 bản Cán bô ̣ công nhân viên của KBT là 21 phiếu, các ban ngành liên quan là 15 phiếu, phân tích thu nhâ ̣p bình quân của 10 bản thuộc vùng đê ̣m của KBT thiên nhiên Xuân Nha Mô ̣c Châu
+ Điều tra bổ sung theo tuyến để quan sát và thu mẫu
Trang 13Tiến hành điều tra theo tuyến do ̣c theo hướng đông tây của khu bảo tồn Xuân Nha trải dài qua các xã nằm trong KBT Qua điều tra câ ̣p nhâ ̣t, bổ sung, mẫu vâ ̣t bằng cách xác đi ̣nh tên khoa ho ̣c Sau khi đã có được bản danh sách các loài, áp
dụng theo cuốn của [Pha ̣m Nhâ ̣t ( 2003), Sổ tay hướng dẫn giám sát và điều tra
ĐDSH, nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà Nội] để bổ sung vào danh lục đã kế
thừa và bổ sung thông tin về mức đô ̣ các loài nguy cấp, quý hiếm theo sách đỏ Viê ̣t Nam (1996) và danh mục các loài thuộc Nghi ̣ đi ̣nh số 32/2006 NĐ - CP của Chính Phủ
+ Phương pha ́ p phân tích số liệu
Phân tích tính ĐDSH về taxon cho khu vực nghiên cứu, chỉ số đa da ̣ng cho khu hệ thực vâ ̣t và so sánh một số loài quí hiếm theo sách đỏ Viê ̣t Nam với một số KBT khác
+ Phương pháp kế thừa
+ Phương pháp điều tra cập nhật và phỏng vấn
+ Phương pháp tổng hợp
+ Phương pháp tiếp cận tổng hợp
Tình hình quản lý trong khu bảo tồn qua các báo cáo kiến nghi ̣ của địa phương, qua các cuô ̣c ho ̣p, hô ̣i thảo để trao đổi phỏng vấn, phân tích các văn bản pháp qui, công tác quản lý, qui hoa ̣ch của đi ̣a phương và các ban ngành hữu quan, phân tích kinh nghiê ̣m từ các mô hình phát triển kinh tế xã hô ̣i, mô hình quản lý ĐDSH, các dự án đầu tư, phát triển đã thành công hoă ̣c thất ba ̣i ở các địa phương khác
+ Nghiên cứu cơ cấu bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực
Sử du ̣ng điều tra (60) phiếu với các cấp chính quyền, cơ quan tổ chức và cá nhân trong KBT Xuân nha Mô ̣c Châu bằng câu hỏi mở với nô ̣i dung đã đi ̣nh, thẩm
đi ̣nh thông tin qua các cuô ̣c khảo sát thực đi ̣a, với sự tham gia của nhiều thành phần
đa ̣i diê ̣n BQL HKL KBT để tăng độ chính xác của các số liê ̣u, phân tích đánh giá
Trang 14hiện tra ̣ng, và tiềm năng quản lý khu bảo tồn, xác đi ̣nh các khó khăn ,bất câ ̣p trong công tác quản lý bảo vê ̣ rừng để đưa ra các giải pháp nâng cao bảo tồn hiệu quả
+ Nghiên cứu khung pháp lý về quản lý các khu bảo tồn
Thu thập các văn bản Pháp Luâ ̣t và chính sách có liên quan đến công tác quản lý các khu bảo tồn
+ Phương pháp phân tích tổng hợp
Cập nhâ ̣t các văn bản pháp qui, phân tích rõ tầm quan tro ̣ng và hiê ̣u quả mang lại của từng chủ trương chính sách, đă ̣c biê ̣t quan tâm đúng mức đến nguyê ̣n
vọng chính đáng của cô ̣ng đồng trong vấn đề phát triển kinh tế xã hô ̣i kết hợp với công tác bảo tồn ĐDSH ở dải núi đã vôi Xuân Nha - Mô ̣c Châu - Sơn La
2.7 Đặc điểm tự nhiên và dân sinh kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu
2.7.1 Vị trí địa lý
- Khu bảo tồn có toạ độ địa lý: Từ 1040 28’ 38’’ đến 1040 50’ 28’’ vĩ độ bắc
Từ 200 84’ 45’’ đến 200 54’ 54’’ kinh độ đông
- Địa giới
+ Phía Bắc giáp các xã Mường Sang, Vân Hồ, Lóng Luông
+ Phía Nam giáp huyện Mường Lát, huyện Quan Hoá, Thanh Hoá
+ Phía Đông giáp Khu bảo tồn Hang Kia Pà Cò, Hoà Bình
+ Phía Tây giáp nước Lào
2.7.2 Địa hình và thổ nhưỡng
+ Địa hình trong khu bảo tồn không chỉ bị chia cắt do 3 dãy núi mà còn bị chia cắt bởi nhiều dông núi phụ xuất phát từ 3 dãy núi chạy về hai bên tạo ra các thung, áng, khe suối sâu, các hút nước do hiện tượng Các - tơ của vùng núi đá vôi tạo nên là yếu tố quan trọng tạo nên sự đa dạng về thực vật và hoàn cảnh rừng
+ Khu bảo tồn có độ dốc trung bình 20-250, nhiều nơi có độ dốc >350 rất khó
đi lại Nhìn chung địa hình khu bảo tồn thuộc loại: Trung và tiểu địa hình vùng núi
Trang 15Càng đi sát các đỉnh núi đá vôi, núi càng cao và độ dốc càng lớn, có nhiều sườn núi
đá, vách đá dựng đứng
+ Nền địa chất khu bảo tồn có lịch sử nguồn gốc kiến tạo thuộc kỷ địa chất ĐệTam (Tortiazv), thuộc thời kỳ Ladini, cách ngày nay khoảng 220 triệu năm.{22}
2.7.3 Khí hậu, thuỷ văn
+ Khí hậu chia 2 mùa rõ rệt Mùa nóng từ tháng 5 tới tháng 9 có nhiệt độ bình quân 20-250C Mưa to thường tập trung vào mùa nóng, thỉnh thoảng có trận mưa đá,
độ ẩm mùa nóng trung bình 80-85% Mùa lạnh từ tháng 10 tới tháng 4 năm sau: trong mùa lạnh nhiệt độ thường thấp hơn 200C Trong các đợt rét nhiệt độ thường xuống dưới 130C và cá biệt có khi xuống tới 3-50C Trong mùa lạnh không khô, độ
ẩm khá cao, thường 70-80% và nhiều ngày có sương mù, ẩm ướt
+ Khu bảo tồn có lượng mưa trung bình 1.700-2.000 mm Mùa mưa thường gây ra ngập úng cục bộ trong thời gian ngắn ở các thung, khe hoặc quanh các lỗ hút xuống sông suối ngầm Mùa lạnh, các khe suối thường cạn kiệt, đôi chỗ còn các đám sình lầy, nước ngọt chủ yếu còn trong các mỏ
+ Vào tháng 1 và 2 trong mùa lạnh thường có sương mù, thỉnh thoảng có sương muối trong năm, nhưng đôi khi có nhẹ không gây hại
+ Gió: Hướng gió thịnh hành của khu bảo tồn là Đông Bắc, Đông Nam Hàng năm và các tháng 4-8 đôi khi có gió tây khô nóng xuất hiện mỗi đợt 2-4 ngày với tốc độ gió 10-15 m/gy
+ Thuỷ văn: Trong khu bảo tồn không có sông, không có suối lớn Đáng chú ý
là hệ thống các suối nhỏ bắt nguồn, đón nước từ dãy núi ranh giới với Thanh Hoá
đổ xuống vùng trung tâm Các suối kể trên có đoạn lộ, đoạn mất, không thường xuyên có nước quanh năm Mật độ suối thấp, tuy độ dốc lớn nhưng có nhiều hút nước, sông ngầm, hang động vùng đá vôi nên chỉ có lũ cục bộ trong những ngày mưa lớn và rất ít nước vào mùa khô
Trang 16Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất KBT Xuân Nha { 2 }
Tổng diện tích 21.420,15 ha 100% Đất lâm nghiệp có rừng 15.881,901 74,1
Trang 17
Hình 2.1: Bản đồ quy hoạch rừng và sử dụng đất khu vực KBTTN Xuân Nha
Nguồn : Báo cáo kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng( 2007),tỉnh Sơn La, Theo chỉ thị 38/CT - TTg.
Trang 18Bảng 2.2: Diện tích qui hoạch cho các xã trong KBT Xuân Nha{20}
TT Xã Diện tích
(ha)
Số tiểu khu
Phân khu
DTQH Phân khu nghiêm ngặt
DTQH Phân khu phục hồi sinh thái
+ Phân bố dân cư và tỷ lệ tăng dân số
Do yêu cầu thiết yếu của cuộc sống dẫn đến sự phân bố dân cư trong vùng không đồng đều Đa số người dân sống thành từng thôn bản phân bố rải rác không
tập trung Nhìn tổng thể có thể phân chia ra làm các khu vực chính
Vùng thấp đa số là người Thái, người kinh, Mường sinh sống ở đây có nguồn nước thuận lợi cho canh tác lúa nước và trồng cây hoa mầu cũng như nước sinh hoạt
Vùng cao chủ yếu là người Hơ Mông, Xinh Mun, Khơ Mú họ sống chủ yếu vào canh tác lúa nương , ngô và sắn ở vùng này giao thông đi lạ khó khăn, phát triển kinh tế ở vùng này còn gặp nhiều hạn chế Tập quán canh tác còn du canh du cư vẫn còn do vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác BTTN
Trang 19Bảng 2.3: Phân bố dân cư và tỷ lệ tăng dân số của các xã trong khu BTTN
Nguồn: Điều tra bổ sung của tác giả ( 11 / 2009)
Bảng 2.5: Mật độ dân số của các xã trong KBTN Xuân Nha
STT Đơn vị xã Mật độ dân số (người /km 2 )
Nguồn: Tính toán của tác giả ( 1 / 2010)
+ Lao động và phân bố lao đông
Theo số liệu thống kê đến hết năm 2007 cho thấy lực lượng lao động ở các
xã nằm trong KBTTN Xuân Nha được tổng hợp như sau:
Bảng 2.6: Lao động và phân bố lao động các xã trong KBTN Xuân Nha {14}
Trang 20STT Đơn vị xã Lao động ( người) Số lượng lao động
chính cả nam và nữ Tổng Nam Nữ
2 Xã Chiềng Sơn 6.821 3.298 2.523 3.162
-Các hoạt động kinh tế của người dân
+ Sản xuất nông nghiệp
Các hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân trong khu vực là phát triển
ngành nông nghiệp
Tổng diện tích đất nông nghiệp của 3 xã là 4.117 ha Bình quân 0,22 ha đất nương/người/năm và diện tích đất ruộng hẹp Do vậy không tránh khỏi việc đốt nương, phát rừng làm rẫy cũng là nguyên nhân tác động trực tiếp tới khu bảo tồn và làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.{14}
Chăn nuôi gia súc gia cầm còn ở phạm vi gia đình và trao đổi trong khu vực, chưa hình thành chăn nuôi công nghiệp, sản xuất lớn
Về phát triển công nghiệp chủ yếu gồm một số ít gia đình trồng cây chè, mía, cây ăn quả các loại manh mún chưa tập chung Do vậy đời sống người dân thấp so với yêu cầu xu thế phát triển
+ Sản xuất lâm nghiệp
Hầu như người dân chưa chủ động phát triển nghành lâm nghiệp mà chỉ
trồng rừng được một số diện tích khi có dự án vào Do vậy bà con thu nhập từ nghành lâm nghiệp thấp
+ Về văn hoá giáo dục
KBTTN Xuân Nha nằm ở cận nam của huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La, nằm trên địa bàn 3 xã là vùng núi cao, trong vùng có nhiều dân tộc chung sống nhưng sinh hoạt văn hoá vẫn đơn điệu chỉ diễn ra vào những ngày tết, phong tục tập quán lạc hậu, văn hoá và các sinh hoạt văn minh khác của xã hội còn ít được thâm nhập Tuyên truyền giáo dục văn hoá mới không được thực hiện thường xuyên trong các cộng đồng thôn bản, các chính sách xã hội chuyển tải tới người dân còn nhiều hạn chế
Trang 21+ Y tế
Mạng lưới y tế từ huyện xuống xã còn nhiều cách biệt, tuy không có hiện tượng trắng về y tế ở các xã, nhưng khó khăn về thuốc men, cơ sở vật chất thiếu, đội ngũ cán bộ y tế mỏng, dịch bệnh thường xuyên xẩy ra như sốt rét, đau mắt, tiêu chảy và các bệnh xã hội khác… việc hướng dẫn phòng, chữa bệnh chưa tới hết được người dân trong vùng, việc đón thầy mo để cúng ma chữa bệnh vẫn còn xẩy ra
+ Giao thông
KBTTN Xuân Nha duy nhất có một tuyến đường 43b chạy từ Mộc Châu qua Lóng Sập sang Lào, còn lại đường ô tô lâm nghiệp chạy vào lâm trường 4 cũ nối xuống đường 43b tại đội 11 nằm giữa nông trường Chiềng Ve cũ vào bản Nà Hiềng trung tâm xã Xuân Nha Trong KBTTN Xuân Nha có nhiều đường mòn đi tắt giao lưu với các khu vực lân cận là chính Hiện tại đã có một tuyến đường mới chạy từ huyện Mộc Châu vào khu vực xã Xuân Nha Việc chia xã Xuân Nha thành 3 xã mới
đã tạo điều kiện tốt cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở đây
+ Các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước
Hiện nay trong KBTTN Xuân Nha có một Ban quản lý với 21 biên chế do Kiểm lâm quản lý và 2 đồn biên phòng 473 và 469 đây là 2 đơn vị tham gia tích cực với Kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng khá tốt Tuy nhiên do nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế, đặc biệt là sự tham gia của các cộng đồng dân tộc người H.Mông từ nhiều ngả, nhiều phía vào Xuân Nha đã gây không ít khó khăn tới việc bảo tồn tài nguyên rừng, bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha
Trang 22
Hình 2.2: Sơ đồ quá trình nghiên cứu
Thông tin về điệu kiện
tự nhiên, kinh tế xã hội
tại dải núi đá vôi
KBTTN Xuân Nha Mộc
Châu
Đặc điểm và giá trị ĐDSH tại dải núi đá vôi KBTTN Xuân Nha Mộc Châu
Nguyên nhân suy thoái và hiện trạng công tác quản
lý ĐDSH tại dải núi đá vôi KBTTN Xuân Nha Mộc Châu
Xử lý phân tích và tổng hợp
Đề xuất một số giải pháp nâng cao bảo tồn ĐDSH tại dải núi đá
vôi KBTTN Xuân Nha Mộc Châu
Trang 23Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Các hệ sinh thái và các kiểu thảm thực vật chính ở KBTTN Xuân Nha Mộc Châu
Theo tài liệu {23} của Viện sinh thái thực vật đã đưa ra một số HST sau
3.1.1 Hệ sinh thái rừng
- HST này là hệ sinh thái chủ đạo có diện tích lớn nhất và phân bố rộng Hệ sinh thái rừng, không chỉ đã tạo nên cảnh quan, môi trường rừng khu bảo tồn mà còn chi phối sự phát triển của các hệ sinh thái khác trong khu vực Đến nay hệ sinh thái rừng đã bị suy giảm nhiều, các trạng thái IB, IC, IIA, IIB phổ biến Trạng thái IIIAI có diện tích rất lớn, các trạng thái IIIA2, IIIA3, IIIB còn ít nhưng chủ yếu ở
xa, hẻo lánh, hiểm trở Các loài cây quý như Nghiến, Trai, Chò nhai, Chò xanh, Đăng, Xoan nhừ còn khá nhiều, nhưng Lát hoa, các loài Giổi, Vàng tâm, Thông pà
cò, Táu mật, Chò chỉ, Thạch hộc, Hài gấm lan, Bình vôi… cạn kiệt, kích thước trung bình các loài cây giảm dẫn đến cấu trúc nguyên thuỷ tự nhiên bị phá vỡ đã làm giảm vai trò của hệ sinh thái rừng ở đây
- Trong HST này bao gồm các kiểu thảm thực vật sau
1 Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp
- Kiểu rừng này phân bố ở độ cao dưới 800 m phân bố tập trung dọc 2 bên suối Quanh, suối Ngà, suối Nậm Con… và tập trung nhiều ở phía đông nam của KBT, ở chân các đồi thấp dọc theo tuyến đường ô tô và chạy đến địa phận Thanh Hoá
- Theo phân loại rừng của{17} kiểu Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp tại KBTTN Xuân Nha có các phân kiểu sau
1.1 Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp bị tác động nhẹ trên sườn và đỉnh núi thấp (các trạng thái IIIA 2 , IIIA 3 , IIIB)
Trang 24Đặc điểm:
+ Do khai thác bừa bãi, đến nay diện tích rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp đã bị tác động nhiều về cấu trúc và hệ thực vật, diện tích còn không đáng kể, phân bố rải rác theo mảng, chủ yếu là rừng thứ sinh đang phục hồi sau khai thác, sau cháy rừng và nương rẫy
+ Diện tích nhỏ và không liền khoảnh mà thường theo đám, theo dải
+ Rừng tốt, mật độ cây cao 1200 cây/ha, độ khép tán đạt từ 0,7-0,8 Cây có kích thước tương đối lớn, HVN, TB = 5-20 m, D1,3TB = 25 cm (Trữ lượng rừng khá tương đương loại rừng IIIA3, IIIB)
Cấu trúc tầng tán
-Tầng A1: Tầng gỗ vượt tán
+ Gồm các loài cây cao phổ biến như Chò nâu, Sến mật, Nanh chuột
+ Chiều cao tầng 1đạt tới 20-25 m, đường kính TB cây 30-40 cm
-Tầng A2: Tầng ưu thế sinh thái
+ Là tầng ưu thế sinh thái của rừng, có độ khép tán cao Ngoài cây tầng 1 có mặt ở đây còn có Trám trắng, Trám đen vv
+ Chiều cao tầng 2 đạt tới 15m-20m, đường kính cây 20-30cm
+ Phát triển khá, gồm Dương xỉ thường, Quyết lá xẻ, Sa nhân, Ráy, Tắc kè
đá, Cỏ lá, Cỏ dĩ … Nhiều loài thuốc quý cũng gặp như Đẳng sâm, Bảy lá một hoa,
Củ bình vôi, Củ dòm, Dây đau xương, Hoàng đằng, Dây máu người…
Trang 25+ Ưu hợp thực vật cơ bản ở đây là: Giổi lông, Giổi bà, Trường mật, Sến mật, Chò nhai, Chò chỉ, Chò nâu, Nanh chuột, Nhội, Ké, Trám, Sấu, Sung
1.2 Rừng kín thường xanh bị tác động nhẹ trên sườn và đỉnh núi đá vôi thấp (các trạng thái IIA, IIB, IIIA1)
- Đặc điểm
+ Nằm rải rác hay thành vùng ở vùng núi đá vôi phía đông KBT sát địa phận Hang Kia-Pà Cò và chạy dọc ranh giới xã Xuân Nha với xã Lóng Luông, Vân Hồ, nơi người dân không thể làm nương rẫy mà chỉ có thể khai thác vận chuyển hạn chế một số lâm sản quý
+ Diện tích hẹp không liền khoảnh mà theo dải
+ Rừng còn cây nhưng trữ lượng thấp vì những cây tốt, cây to đã bị khai thác, mật độ cây thấp 400-600 cây/ha, độ khép tán đạt từ 0,5-0,6 Cây có kích thước tương đối nhỏ H = 10-15m, D1.3 = 13-18 cm
+ Rừng ở chân, sườn đỉnh núi đá vẫn phong phú về loài cây nhưng kích thước nhỏ hơn cây của rừng trên núi đất Những cây cá biệt lớn như Chò nhai, Vàng anh, Sấu trai, Phay, Đăng, Bồ hòn, Đa vv có D1.3 = 50-60 cm (Trữ lượng rừng thấp, tương đương loại rừng IIB, IIIA1) Tầng cây gỗ: 2 tầng
-Tầng A1: Tầng cây cao
Gồm một số loài cây cao, to có tán vượt như: Trám trắng, Trai, Nghiến, Trám đen, Hà nu, Thanh thất, Trương vân, Đinh thối, Trám ba cạnh…
-Tầng A2: Tầng cây trung bình
Tầng chính này có độ khép tán cao, có chiều cao TB 10-15 m Nhiều loài cây phổ biến của vùng núi đá vôi phân bố ở đây như: Nghiến, Trai, Đinh, Ké, Nhội, Lòng mang, Trâm, Thị đá, Giổi bà, Vàng tâm, Nanh chuột vv
- Tầng B: Tầng cây bụi
Chủ yếu gặp các loại sau: Cọc rào, Hoắc quang, Bồ cu vẽ, Sầm sì, Cỏ lào, Mua cao, Mua bà, Thao kén, Bỏng nổ, Găng gai, Lấu, Găng thạch…
- Tầng C: Tầng thảm tươi
Trang 26Tầng này tuy không phong phú về số lượng cá thể trong loài, nhưng lại gặp rất nhiều loài: Riềng ấm, Sa nhân, Ráy dại, Lá han, Thóc lép, Quyết lá xẻ, Cốt toái
bổ, Có lá tre, Cỏ lau, Chít, Chè vè, nhiều loài dương xỉ quyết bá…
- Ngoại tầng
+ Các loại dây leo chủ yếu gồm: Dây sưa, Dây muồng, Sống rắn, Dất mèo, Móc hùm, Móc diều, Dây cao su, Dây chiên chiến, Hoàng đằng, Dây nho rừng, Dây đau xương, Dây móng bò, Bìm bìm, Mướp đất… Đáng chú ý trong tầng thảm tươi
có nhiều loài cây thuốc quý nhưng số lượng ít ỏi như: Đẳng sâm, Bảy lá một hoa,
Củ bình vôi, củ Dòm, Dây đau xương, Hoàng đằng, Ngọc trúc, Huyết đằng…
+ Ưu hợp thực vật điển hình ở loại rừng này là: Nghiến- Chò nhai- Mạy tèo- Trai lý- Bản xe- Gội gác- Thôi chanh - Ô rô
1.3 Rừng thưa trên sườn, đỉnh núi đá IIa
- Đặc điểm
+ Địa hình hiểm trở, dốc đứng, đá tai mèo, tầng đất rất mỏng hay không có, nhiều đá khối, nằm rải rác ở sườn, đỉnh núi đá vôi thuộc khu vực phía đông KBT
+ Diện tích: rất nhỏ, không liền khoảnh thường theo đám, theo chỏm núi
+ Rừng cây thưa thớt có nguồn gốc tự nhiên ít bị chặt phá đường kính nhỏ 5-10 cm, chiều cao thấp H = 5-10 m, mật độ cây rất thưa, nên rừng không có trữ lượng hoặc rất thấp Độ khép tán của rừng: S = 0,3-0,5, tuy nhiên lác đác cũng có những đám cây lớn, cao
- Tầng A: Tầng cây gỗ có
Đa, Sanh, Trâm sừng, Trâm vối, Chò nhai, Chẹo, Nhãn rừng, Đèo heo (Kháo đá), Màu cau, Nhọ nồi, Thị rừng, Kháo nhớt, Bời lời, Chẩn, Găng thạch, Hồng bì, Mạy tèo, Teo nông, Cọc rào, đôi khi có Trai, Nghiến, Đinh
-Tầng B, C: Tầng cây bụi thảm tươi
+ Chủ yếu có Ruối gai, Ô rô, Trâm muỗi, Quanh châu, Lấu lá bạc, Huyết giác, Lá han, Cốt toái bổ, Sầm xì, Cỏ lá tre, Cỏ lá… Trong trạng thái rừng này ở
Trang 27khu vực sát với Hoà Bình ta còn gặp Thông Pà Cò (trữ lượng rừng rất thấp, tương đương loại rừng IIA)
+ Ưu hợp thực vật điển hình ở loại rừng này là: Trâm- Chò nhai- Mạy tèo- Kháo nước- Thị rừng- Thàn mát- Cọc rào - Ô rô
1.4 Rừng thứ sinh nghèo phục hồi sau nương rẫy, cháy rừng và khai thác kiệt (có các trạng thái rừng loại IIA, IIB)
- Đặc điểm
Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy, cháy rừng và sau chặt phá liên tục nhiều lần của dân cư sống trong khu vực Phân bố quanh các bản và trên các nương rẫy, tập trung nhiều nhất là ở Tà Lào, Thung Ngúp, Pú Lầu, Chiềng Ve, Alan, Bản Phát, Chiềng Him; độ che phủ thấp
- Tầng A: Tầng cây gỗ
Những cây to sót lại không đáng kể, chủ yếu là cây tái sinh chồi, cây thường thấp và cong queo Chiều cao phổ biến từ 5-7m Thành phần cây rừng gồm: Sau sau, Thẩu tấu, Lòng mang, Chòi mòi Trường sâng, Gội tẻ, Ké, Vải thiều, Côm, Sau sau, Thẩu tấu, Lòng mang, Xoan nhừ, Cà muối, Bời lời, Chẹo tía, Thôi chanh, Thôi
ba
- Tầng B: Cây bụi, dây leo
Thành phần gồm có: Lấu, Găng, Cỏ lào, Đơn buốt, Cỏ đuôi chuột, Sử quân
tử, Dây gắm, dây Bướm nhẵn, Bướm bạc, Hoàng đằng, Dây chiên chiến, Móng bò
lá nhỏ, Móc mèo, Dây sưa, Thèm bép và nhiều loại Bìm bìm, Sống rắn…
- Tầng C: Thảm tươi
Do đất còn tốt và nhiều ánh sáng nên ở những nơi trống có tầng thảm tươi phát triển mạnh, ta gặp Lau, Chít, Cỏ lá tre cao, Cỏ tranh, Cỏ lào, Tía tô dại, đặc biệt có rất nhiều cây Đơn buốt, cây Ngũ sắc, Cỏ đuôi chuột, cây Cỏ dĩ
1.5 Rừng thứ sinh nghèo sau khai thác với trạng thái IIIA1
Trang 28Rừng thứ sinh nghèo kiệt sau khai thác gặp phổ biến ở độ cao <700 m, trong phạm vi cả 3 xã, nơi rừng có điều kiện thuận lợi cho người dân khai thác gỗ, củi và các lâm sản nhiều lần, nhiều năm, gần nhà, gần đường đi… (trữ lượng rừng thấp, tương đương loại rừng IIA, IIIA1) Tuy là rừng thứ sinh sau khai thác kiệt nưng tuỳ mức độ chặt phá ta có thể xếp loại rừng này vào 2 dạng:
Dạng thứ nhất rừng thứ sinh nghèo sau khai thác kiệt trên núi đất
- Rừng cây gỗ
+ Trạng thái này chiếm diện tích lớn nhất trong khu bảo tồn Phân bố thành đai ở chân và trên một số sườn núi hoặc các dông núi thấp quanh khu dân cư hay dọc theo các trục đường ô tô xã Xuân Nha, vùng dọc suối trong KBT Độ khép tán của rừng 0,4-0,6 và không đều, nhiều khoảng trống không có cây; tán rừng có 2 tầng cây gỗ nhưng chưa phân hoá rõ rệt; chiều cao trung bình 10-13 m, đường kính trung bình 10-13 cm
- Thành phần thực vật
+ Cây gỗ gồm: Bời lời nhớt, Gội, Trường, Giổi, Gáo bi, Chò nhai, Chò xanh, Côm, Dạ nâu, Vàng anh, Cứt ngựa, Cà muối…
+ Cây bụi gồm: Lá han, Gai đại, Bọ mắm, Cây áng sơn, Lấu, Găng gai, Bồ
cu vẽ, Bọt ếch, Hèo gân dày, Phèn đen, Quanh châu, Mua …
+ Tầng thảm tươi: Thu hải đường, Nghể chua, Ráy, cây Phị nước, Tắc kè đá, nhiều loài quyết thực vật…
+ Thực vật ngoại tầng gồm: Dây Đồng tiền, dây Muồng, dây Mỏ quạ, dây Móc câu, dây Sống rắn, Dây dất na, Dất nhung, Móc hùm, Móc mèo, Dây gắm, Móng bò, Dây bướm, Dây ban,Trúc đũa… phân bố thưa thớt
+ Ưu hợp thực vật điển hình ở loại rừng này là: Ràng ràng, Re hương, Chò xanh, Giổi, Dẻ, Lim xẹt, Trường, Gội, Chò nâu (phân bố rộng) Giang, Nứa, Hoắc quang, Ba soi, Bông bạc Cơi, Chẹo, Trâm suối, Rù rì, Thuỷ xương bồ (dọc các khe suối)
Dạng thứ hai rừng thứ sinh nghèo kiệt thoái hoá sau khai thác kiệt trên núi đá
- Đặc điểm
Trang 29+ Kiểu phụ Rừng thứ sinh trên núi đá vôi xương xẩu đã bị thoái hoá, phân bố hẹp và có diện tích nhỏ, rừng được hình thành do bị con người chặt phá mạnh, liên tục, nhiều lần, nhiều năm Đất nghèo, thiếu nước, nóng, cây phát triển kém, cằn cỗi,
cong queo
+ Các loài cây gỗ thưa cao 5-7 m không phân tầng và có đường kính nhỏ, không có trữ lượng (tương đương rừng IIA) Ngoài ra có mặt các loài Đa thắt nghẹt,
Si, Sanh, Sung quả nhỏ
+ Cây bụi các loài gồm: Lá han tía, Gai rừng, Lấu, Vỏ rộp, Cọc rào, Quanh châu, Đom đóm, Mua lông Sầm sì
2 Rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp (ở
độ cao trung bình trên 800 m)
+ Diện tích: Diện tích kiểu rừng này khá rộng và thường liền nhau
+ Trạng thái rừng: Rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim á nhiệt đới núi thấp,
ít nhiều đã bị khai thác chọn và rừng hiện tại phần lớn thuộc trạng thái rừng IIIa1, IIIa2, IIIB Trong rừng có một số diện tích nhỏ rừng phục hồi
+ Đặc điểm chung về rừng: Độ khép tán đạt cao S = 0,6-0,8 Chiều cao phổ biến 15-25m Đường kính cây TB 25cm, nhiều cây cá biệt như Giổi, Dẻ, Đa, Hà nu, Sến, Pơ mu, Du sam, Hoàng đàn giả, Chò chỉ, Táu mặt quỷ, Trương vân, Trường vải, Xoan nhừ đường kính tới 50-100 cm
+ Trạng thái rừng IIA, IIB có thành phần cây chính không khác nhiều so với trạng thái rừng loại III nhưng kích thước đường kính, chiều cao, mật độ nhỏ hơn, tỷ
lệ cây ưa sáng tăng hơn Các chỉ số D1.3, Hvn, mật độ cây tăng dần theo chiều tăng từ IIa lên IIB, IIIa1 đến IIIa2 đến IIIA3 và IIIB
Trang 30- Cấu trúc Tầng cây gỗ lớn có 2 tầng phụ
+ Tầng A1
Có tán nhấp nhô, cây cao 15-25 m, đường kính phổ biến 20-30 cm Tầng A1 bao gồm một số loài cây cao, to như Sến mật, Trường mật, Táu mật, Giổi thơm, Giổi găng, Giổi mỡ vv
+Tầng A2
+ Có độ khép tán cao hơn, có chiều cao TB 10-15 m Nhiều loài cây phân bố
ở đây như: Tô hạp, Lát hoa, Táu mặt quỷ, Vối thuốc, Giổi găng, Giổi bà, Re gừng,
Sến, Táu mật, Gội, Giổi, Chò chỉ, Re, Dẻ, Pơ mu, Thông nàng
Trường, Gội, Giổi, Táu mặt quỷ, Dẻ, Du sam, Thông nàng, Thông tre
+ Hai ưu hợp này ở trong các trạng thái rừng loại IIIA1, IIIA2, IIIA3, IIIB,
và tập trung ở sườn trên của các dông núi quanh đỉnh Pha Luông (xã Chiềng Sơn,
xã Xuân Nha) và các đỉnh núi cao độc lập trong khu vực nối tiếp từ Pha Luông đến Nâm Dên (xã Xuân Nha)
+ Các cây gỗ chủ yếu như: Giổi thơm, Giổi găng, Trám, Trâm tía, Thông nàng, Du sam, Kè đuôi dông, Côm mấn nhội, Re hương, Giẻ gai, Thôi ba, Hà nu, đôi chỗ có Pơ mu, Hoàng đàn giả… Riêng Du sam, Thông nàng có cây con tái sinh nhiều
+ Cây bụi, dây leo, thảm tươi ít hơn rất nhiều so với rừng ở đai thấp
3.Rừng trồng
Rừng trồng trong khu vực tập trung chủ yếu quanh làng xóm do người dân
tự phát trồng hay do các chương trình 327, 661 Rừng trồng phân bố không tập trung mà rất rải rác ở các xã trong đó có xã Xuân Nha có diện tích rừng trồng nhiều
Trang 31hơn nhờ có nhiều đồi đất hơn Các loài cây trồng gồm có Luồng, Nhãn, Vải, Xoài,
Mơ, Mận, Cam, Chanh, táo
3.1.2 Hệ sinh thái trảng cỏ, cây bụi
- Hệ sinh thái này hẹp và tập trung trên một số đỉnh núi thấp, đường dông phụ, sườn núi nơi trước đây được đốt nương làm rẫy để lại, hoặc bị đốt bỏ hàng năm để lấy cỏ non chăn nuôi trâu bò khả năng phục hồi rừng rất kém, dễ bị cháy rừng
- Trong HST này bao gồm các kiểu thảm thực vật sau
1 Trảng cây bụi, cỏ cao
Dựa vào nguồn gốc phát sinh có thể chia Trảng cây bụi thuộc khu vực Xuân Nha thành hai kiểu: {17}
Kiểu thứ nhất: Trảng cây bụi nguyên sinh trên núi đá
- Phân bố ở Pha Luông, Thung Ngúp, Chiềng Him, Mường An, Nà An và vùng sát xã Hang Kia của Hoà Bình Trảng cây bụi có cây nhỏ, ít loài, thưa thớt Độ che phủ
rất thấp: S < 0,3 Những tập đoàn cây ở đây phân bố theo vệt hoặc theo dải, gồm cây gỗ, cây bụi và các loài dây leo
- Đáng chú ý những cây thuộc kiểu thảm này thấp, phân nhánh nhiều, cong
queo, khúc khuỷu, nhiều hình thù độc đáo rất thích hợp khi sử dụng chúng làm cây
cảnh và kiểu thảm này cũng là nơi hấp dẫn cho khách tham quan du lịch
Kiểu thứ hai:Trảng cây bụi thứ sinh trên núi đá hay núi đất
- Là hậu quả của quá trình khai thác rừng nhiệt đới liên tục nhiều năm tạo ra
- Thực vật đặc trưng: Nhiều loài cây bụi ưa sáng ở các mức độ khác nhau quyết định, gồm loài cây bụi chính, loài cây gỗ tái sinh, loài dây leo, thảm tươi: Trảng cây bụi thứ sinh có các ưu hợp:
+ Ưu hợp các loài cây bụi + các loài dây leo
+ Ưu hợp Cỏ lau, Cỏ chít, Đơn buốt + các loài cây bụi
Trang 32+ Ưu hợp huyết giác- cây bụi- cỏ lá
Găng trích… Trảng cỏ thuộc trạng thái IA, IB, là đối tượng cần
3.1.3 Hệ sinh thái thuỷ sinh
- Đặc điểm
Quần xã này nhỏ về diện tích và rất nghèo các loài động vật sống dưới nước
Thực vật gồm các loài phổ biến như: Rành rành suối, Kháo suối, Rù rì nước, áng nước, Cỏ bạc đầu vv
- Thành phần loài
Đã xác định được 22 loài thực vật bó mạch thuộc hai ngành thực vật Quyết
và thực vật có hạt phân bố trong các suối, ao, ruộng Trong đó ngành thực vật có hạt
có số loài đông nhất (18 loài), 67 loài tảo gồm 4 ngành tảo xác định được thì Tảo Lục có số lượng loài nhiều hơn cả (28 loài, chiếm 42%), sau đến Tảo Silic (25 loài 37%), Tảo Lam (8 loài, chiếm 12%) và cuối cùng là Tảo Mắt (có 6 loài, chiếm 9%)
,65 loài động vật thuỷ sinh Trong đó Râu ngành Cladocera có số lượng là (25 loài,
chiếm 39%), nhóm Trùng bánh xe Rotatoria (21 loài 32%), nhóm giáp xác chân mái chèo Copepoda (12 loài, chiếm 18%), nhóm giáp xác hai mảnh vỏ Ostracoda (5 loài, chiếm 8%) và cuối cùng là nhóm ấu trùng ATCT (có 2 loài, chiếm 3%),
21 động vật đáy loài thuộc nhóm ốc (Mollusca - Gastropoda), Trai hến (Mollusca -
Bivalvia), Tôm (Crustacea - Macrura), Cua (Crustacea- Brachyura)Trong thành
phần động vật đáy, nhóm ốc có 10 loài, chiếm 48%; nhóm hai mảnh vỏ có 5 loài, chiếm 24%; nhóm tôm có 3 loài, chiếm 14% và nhóm cua có 3 loài, chiếm 14% {23} và 35 loài Côn trùng nước thuộc 27 họ nằm trong 8 bộ bao gồm bộ Phù du
(Ephemeroptera); Cánh úp (Plecoptera); Cánh lông (Tricoptera); Chuồn chuồn
(Odonata); Cánh nửa (Hemiptera); Cánh cứng (Coleoptera); Cánh rộng
Trang 33(Megaloptera) và Hai cánh (Diptera) Trong thành phần côn trùng nước nhóm ấu trùng chuồn chuồn (Odonata) và phù du (Ephemeroptera) có số loài đông nhất, tập trung trong các suối nước chảy
3.1.4 Hệ sinh thái Làng Bản
Hệ sinh thái này nằm rải rác trong tất cả các xã nhưng chủ yếu nằm ở chân
và sườn các dông phụ bắt nguồn từ Trường Sơn Làng bản nằm trong vùng không nhiều, trong Hệ sinh thái làng xóm, người dân thường chăn nuôi gia súc thả rông và trồng nhiều các loài cây nông nghiệp, cây ăn quả, cây làm
thuốc như: Nhãn vải, Cam, Chanh, Mía, ổi, Xoài, Mận, Mít, Hồng, Vông vv
3.1.5 Hệ sinh thái nương rẫy - đồng ruộng
Hệ sinh thái đồng ruộng nương rẫy trong khu vực nghiên cứu hẹp Ruộng nước bậc thang ở dọc các mó nước, dọc các suối gần dân cư Nương lúa, sắn ở rất
xa và thường bám vào chân các núi đá ở sâu trong rừng Cây trồng chủ yếu ở đây là cây lương thực ngắn ngày như: Lúa nước, Lúa nương, Sắn, Ngô vv
được trồng lại rừng Trong HST này có kiểu thảm thực vật như {17}
-Cây trồng nương rẫy, đồng ruộng
Cây trồng chủ yếu trên nương rãy đồng ruộng là Lúa nước, Lúa nương, Ngô, Khoai lang, Khoai sọ, Sắn, Chè, Mía, Vừng, Đậu đen, Đậu xanh, Đậu đũa, Sắn dây, Đậu vàng, Đậu tương, Kê, Lạc, bầu bí, các loại rau xanh… tập đoàn cây trồng này
là cây được dẫn giống đã được khảo nghiệm gieo trồng cho hiệu quả phù hợp với khí hậu địa phương, được người dân chấp thuận
3.2 Đánh giá đa dạng sinh học về thực vật ở KBTTN Xuân Nha Mộc Châu
3.2.1 Sự đa dạng về số lượng các taxon của hệ thực vật vùng nghiên cứu
Trên cơ sở {7} {19} cho đến nay đã phát hiện 1.074 loài thực vật trên cạn bậc cao có mạch, thuộc 606 chi của 173 họ trong 6 ngành thực vật và 89 loài thực vật thuỷ sinh được minh hoạ qua biểu sau
Bảng 3.1: Số lượng thành phần loài thực vật rừng Khu vực Xuân Nha
Trang 34Bảng 3.2: Số lượng loài, chi có trong 10 họ thực vật tại khu BTTN Xuân Nha
TT Tên họ thực vật Loài Chi
3.2.3 Sự đa dạng về số chi thực vật
Trong các chi thực vật đã chọn tác giả giới thiệu 10 chi có số loài lớn nhất thông qua bảng sau
Bảng 3.3 : Các chi có số loài lớn nhất tại KBTTN Xuân Nha{7} {19}
TT Tên chi thực vật Số loài Chi
Trang 353.2.4 Một số loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm đang bị đe doạ tiệt chủng tại khu
vực nghiên cứu
+Trong phạm vi toàn quốc có 337 loài thực vật bậc cao được Nhà nước xếp vào Sách Đỏ 2007 nhăm rà soát đánh giá các loài bị đe doạ tại khu vực nghiên cứu làm cơ sở khoa học và thực tiến đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo tồn tôi dựa vào Sách Đỏ Việt Nam 2007
+ Căn cứ danh sách cây trong nhóm IA, IIA ban hành kèm theo Nghị định
32/2006 NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ
+ Dựa vào 5 cấp tiêu chuẩn đánh giá mức độ quý hiếm của các loài động thực vật
của Tổ chức Bảo vệ thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên quốc tế (IUCN) đề ra:
Cấp E - Rất nguy cấp Chữ tiếng Anh là Endangered
Trang 36Cấp T - Bị đe doạ - Threatened
+ Dựa vào tiêu chuẩn sử dụng xác định cây trong Sách Đỏ Việt Nam:
Cấp E - Rất nguy cấp Chữ tiếng Anh là Endangered
+ Căn cứ vào danh lục thực vật và các tiêu chí nêu trên tôi rà soát sắp xếp lại danh lục các loài nguy cấp, quý hiếm tại khu BTTN Xuân Nha
Bảng 3.4 : Các loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên
R
2 Apocynaceae Rauwolfia verticillata
(Lour.) Baill
Ba gạc lá vòng
V
3 Araliaceae Acanthopanax trifoliatus
(L.) Merr
Ngũ gia bì gai
T
4 Arecaceae Calamus platyacanthus
Warb
Song mật V
5 Aristolochiaceae Asarum balansae Franch Biến hóa E IIA
6 Bignoniaceae Markhamia stipulata
(Roxb.) Seem
Thiết đinh V IIA
7 Caelsalpiniaceae Caesalpinia sappan L Tô mộc T
8 Campanulaceae Codonopsis javanica
V IIA
Trang 3711 Cupressaceae Cunninghamia konishii
14 Cycadaceae Cycas balansae Warb Sơn tuế R IIA
15 Cycadaceae Cycas pectinata Griff Thiên tuế V IIA
17 Dicksoniaceae Cibotium barometz (Linn)
20 Illiciaceae Illicium tsaii a.C Smith Hồi núi cao R
21 Juglandaceae Anamocarya sinensis
T
25 Lauraceae Phoebe poilanei Kosterm Sụ lá dài T
26 Loganiaceae Strychnos umbellata
V
29 Meliaceae Chukrasia tabularis Juss Lát hoa K
30 Menispermaceae Fibraurea recisa Pierre Hoàng đằng V IIA
31 Menispermaceae Stephania brachyandra
33 Menispermaceae Stephania rotunda Lour Củ bình vôi IIA
34 Menispermaceae Stephania kwangsiensis Bình vôi E IIA
Trang 38H.S Lo Quảng tây
35 Menispermaceae Tinospora sinensis (Lour.)
Merr
Dây đau xương
K
36 Myrsinaceae Ardisia silvestris Pit Lá khôi tía V
37 Oleaceae Fraxinus chinensis Roxb Trần tầu R
38 Opiliaceae Melientha suavis Pierre Rau sắng K
39 Orchidaceae Anoectochilus
roxburghiana Blume
Kim tuyến lông
40 Orchidaceae Dendrobium wardianum
R Warner
Hoàng thảo đốm
R
41 Orchidaceae Dendrobium nobile Lindl
var alboluteum Huyen et
Aver
Hoàng thảo dẹp
44 Pinaceae Ketelaria evelyniana Mast Du sam V IIA
45 Pinaceae Pinus kwangtungensis
Chun ex Tsiang
Thông pà
cò
46 Plantanaceae Plantanus kerrii Gagnep Chò nước T
47 Poaceaee Sasa japonica (Sieb et
V
51 Polygonaceae Fallopia multiflora
(Thunb.) Haraldson
Hà thủ ô đỏ V
52 Polypodiaceae Drynaria fortunei (O
Kuntze ex Mett.) Smith
Cốt toái bổ T
53 Psilotaceae Psilotum nudum (L.)
Griseb
Khuyết lá thông
K
54 Rubiaceae Morinda officinalis How Ba kích K
55 Sapindaceae Amesiodendron chinensis
(Merr.) Hu
Trường sâng
T
56 Sapotaceae Madhuca pasquieri H J
Lam
Trang 3957 Sargentodoxaceae Sargentodoxa cuneata
(Oliv.) Rehd ex wils
Huyết đằng R
58 Smilacaceae Smilax peteloti T Koyama Cậm cang T
59 Smilacaceae Smilax glabra Wall et
Roxb
Thổ phục linh
V
60 Taxaceae Amentotaxus yunnanensis
H.L Li
Sam bông vân nam
T
61 Theaceae Adinandra megaphylla Hu Súm lá to T
62 Thymelaeaceae Aquilaria crassna Pierre
Số lượng các loài quý hiếm được xếp vào các cấp nguy cấp sau:
Cấp E có 5 loài, Cấp V có 21 loài, Cấp T có 13 loài, Cấp R có 14 loài, Cấp K có 8 loài, Nhóm IA có 3 loài, Nhóm IIA có 21 loài
+Những loài quý hiếm đặc trưng của khu vực là Nghiến, Trai, Đinh, Sến, Táu mật, Du sam, Chò chỉ, Lát hoa, Thông tre, Pơ mu, Hoàng đằng, Củ bình vôi, Lõi tiền, Trường sâng, Giổi mỡ… 65 loài cây quý hiếm cần có sự bảo vệ đặc biệt sẽ làm tăng giá trị của hệ thực vật và vai trò của công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng
3.3 Đánh giá tính đa dạng của Hệ động vật ở KBTTN Xuân Nha Mộc Châu
3.3.1 Đa dạng sinh học loài chim
Trang 40+Bằng các thông tin thu thập được từ nguồn phỏng vấn, các tư liệu, tài liệu đã công bố cũng như quá trình khảo sát thực địa ở một vài khu rừng vùng lân cận của KBTTN Xuân Nha, cho phép tác giả thành lập được danh lục thành phần loài của khu hệ chim ở các khu KBTTN Xuân Nha như sau
Bảng 3.5 : Cấu trúc thành phần loài chim ở KBTTN Xuân Nha
Nguồn : Tác giả tổng hợp, phỏng vấn khảo sát thực địa năm (2008)
+ Như vậy, cho đến nay đã thống kê được ở KBTTN Xuân Nha có 145 loài chim thuộc 45 họ trong 15 bộ Trong đó có 7 loài chim quí hiếm, có giá trị kinh tế, giá trị khoa học bảo tồn nguồn gen Trong Sách Đỏ Việt Nam (2000) có 1 loài là Gà
lôi trắng Lophura nychthemera, bậc T Trong Danh Lục Đỏ IUCN, 2006 có 2 loài:
Rẽ giun lớn Gallinago nemoricola, bậc VU; Sẻ đồng hung Emberiza rutil, bậc NT +Trong NĐ 32/2006 có 5 loài: Spilornis cheela nhóm IIB; Lophura
nycthemera nhóm IB, Psittacula himalayana nhóm IIB; Psittacula alexandri nhóm
IIB; Copsychus malabaricus nhóm IIB