1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tư tưởng cải cách nửa cuối thế kỉ XIX không bàn tới các nhà cải cách nổi tiếng

30 705 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 50,85 KB

Nội dung

Các tư tưởng cải cách nửa cuối thế kỷ XIX: Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, ở đây không bàn tới các tư tưởng của các nhà cải cách nổi tiếng như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch Đứng trước những khó khăn về kinh tế ngày càng gay gắt, sự rối loạn về chính trị và nguy cơ mất nước đang đến gần, những người Việt Nam có tri thức, tâm huyết cứu nước và đặc biệt được tiếp xúc với nền văn minh phương Tây đã mạnh dạn đưa ra những tư tưởng canh tân đất nước trên tất cả các mặt: nội trị, ngoại giao, kinh tế cũng như văn hóa xã hội; nhằm tạo ra thực lực

Trang 1

VẤN ĐỀ: XU HƯỚNG CẢI CÁCH THẾ KỈ XIX

Thành viên: Lê Hữu Lợi – Đặng Tuấn Nghĩa – Hà Thu Nga – Hồ Thị Phương

Nguyễn Tiến Phương – Lê Thị Linh

*******************

I Bối cảnh xuất hiện các tư tưởng cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX

1 Tình hình Chính trị - kinh tế - xã hội trong nước

Vào nửa sau thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn, đặcbiệt là dưới thời Tự Đức rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng trong tất cả các mặt

Về chính trị: Bộ máy nhà nước thời Nguyễn là một nhà nước quân chủ tập

trung quan liêu chuyên chế nặng nề Một nhà nước quân chủ chuyên chế như vậylại ở trước ngưỡng cửa cuộc cách mạng công nghiệp và trong tình hình chủ nghĩa

tư bản phương Tây đang chuẩn bị ráo riết xâm lược Việt Nam, thì không còn phùhợp với xu thế của thời đại, yêu cầu của lịch sử nước ta lúc bấy giờ hậu quả tất yếu

là nhà nước mất lòng dân, không củng cố được khôi đoàn kết dân tộc, trở nên bảo

thủ, trì trệ, kìm hãm sự phát triển của xã hội, tách rời với thế giới bên ngoài Thêm

vào đó tệ nạn quan lại tham nhũng làm cho nhân dân oán thán Chính trị rơi vàotình trạng bất ổn

Về kinh tế: Nền kinh tế nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo song lại sa sút và

nghèo nàn, lạc hậu Mặc dù nhà Nguyễn đã có nhiều chính sách nhằm phát triểnnông nghiệp song phần lớn đều không thu được những kết quả khả quan Hơn thế,ruộng đất phần lớn tập trung vào tay quan lại, địa chủ, những người nông dânkhông có ruộng để canh tác nên cuộc sống càng thêm cơ cực, phải đi tha phương

Trang 2

cầu thực khắp nơi Nông dân bỏ ruộng, song triều đình hầu như không có các biệnpháp khắc phục tình trạng ruộng đất hoang hóa, tu bổ đê điều khiến cho ở một sốđịa phương tình trạng vỡ đê xảy ra liêp tiếp trong nhiều năm Cộng thêm sự khắcnghiệt của thời tiết, phá hoại của sâu bệnh khiến nạn đói thường xuyên xảy ra.Với chính sách trọng nông ức thương cùng một loạt các đạo luật vô lí như:đánh thuế gạo cao, nghiêm cấm họp chợ,….khiến các hoạt động thương nghiệpdưới triều Nguyễn diễn ra hết sức nhỏ giọt Về ngoại thương, nhà Nguyễn thực thichính sách “bế quan tỏa cảng” triệt để, chỉ nhập những nguyên liệu cần thiết chotriều đình (sắt, gang… để đúc đạn duợc, khí cụ) ở một số cửa biển Tàu buôn củanước ngoài bị khám xét kĩ và đánh thuế rất nặng.

Trong công nghiệp, triều Nguyễn nắm tất cả những ngành kinh doanh lớn.Cácxưởng đúc tàu, đúc tiền, đúc súng; các công trường xây dựng lớn (lăng tẩm, đềnđài…) đều nằm dưới sự quản lý, điều hành của Bộ Công

Về xã hội: triều Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách bảo thủ trên tất cả các

mặt khiến cho mâu thuẫn xã hội thêm gay gắt, Thuế khoa, lao dịch nặng nề khiếnnửa cuối thế kỷ XIX, khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi nhằm chống lại triềuđình Nếu tính cả từ triều vua Gia Long đến Tự Đức (1802-1883), nhà Nguyễn phảiđối phó với 466 cuộc khởi nghĩa nông dân Đó là chưa kể đến các toán giặc cướp ởvùng biên giới phía Bắc Những cuộc khởi nghĩa nông dân này nhanh chóng làmchao đảo triều đình quân chủ Trung ương, tiêu biểu như các cuộc khởi nghĩa của:Cao Bá Quát, Đoàn Hữu Trung, Nguyễn Thịnh,…

2 Bối cảnh thế giới và khu vực

Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giaiđoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa)

Trang 3

Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường Đóchính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới các cuộc chiến tranh xâm lược các quốc giaphong kiến phương Đông, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ hànghóa, mua bán nguyên vật liệu, xuất khẩu của các nước đế quốc.

Ở Nhật Bản, năm 1867 Minh Trị lên ngôi và tiến hành các cải cách duy tânđất nước Cải cách Minh Trị với các biện pháp mở cửa, lập Hiến pháp mới, chophép tiếp thu khoa học, kỹ thuật phương Tây đã thổi một luồng gió mới vào nềnkinh tế nước này và mở ra thời kỳ mới cho Nhật Bản: thời kỳ canh tân đất nước,đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc ở châu Á

Tại Trung Quốc, cũng giống như ở Việt Nam, chính sách “bế quan tỏa cảng”không những không đem lại sự an toàn cho Trung Quốc trước sự nhòm ngó của tưbản phương Tây mà nó còn đem lại nhiều mối nguy hại từ cả bên trong lẫn bênngoài Triều đình Mãn Thanh càng thêm suy yếu khi phải liên tục chống lại cáccuộc khởi nghĩa nông dân, tiêu biểu là khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc Sự suyyếu trên nhiều phương diện đã khiến là một phần nguyên nhân khiến nhà Thanhthất bại trong hai cuộc “chiến tranh nha phiến” và buộc phải mở cửa, áp dụng tự domậu dịch với các quốc gia khác Xã hội ngày càng suy đồi, một tầng lớp trí thứcmới của Trung Quốc đã xuất hiện

3 Sự xâm lược của thực dân Pháp

Trong khi tình hình chính trị - kinh tế - xã hội trong nước rối ren, suy vi thìViệt Nam lại phải đối mặt với một kẻ thù chưa từng có trong lịch sử với đại bác,súng trường hiện đại, đó là thực dân Pháp Âm mưu xâm lược Việt Nam của thựcdân Pháp đã có từ lâu và chỉ đợi thời cơ thích hợp để tiến hành Sau 2 trận đánhthăm dò khả năng phòng thủ của quân đội nhà Nguyễn vào các năm 1847, 1857,đến ngày 1/9/1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã nổ súng tấn công bán đảo Sơn

Trang 4

Trà, quân đội nhà Nguyễn nhanh chóng tan rã Với các bản Hiệp ước Nhâm Tuất(1862); Giáp Tuất (1874); Quý Mùi - Harmand (Hác-măng) (1883); Hiệp ước GiápThân Patenôtre (Pa-tơ-nốt) (1884) triều đình nhà Nguyễn đã từng bước đầu hàngthực dân Pháp Việt Nam rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp.

Đứng trước những khó khăn về kinh tế ngày càng gay gắt, sự rối loạn vềchính trị và nguy cơ mất nước đang đến gần, những người Việt Nam có tri thức,tâm huyết cứu nước và đặc biệt được tiếp xúc với nền văn minh phương Tây đãmạnh dạn đưa ra những tư tưởng canh tân đất nước trên tất cả các mặt: nội trị,ngoại giao, kinh tế cũng như văn hóa xã hội; nhằm tạo ra thực lực

II Những nhân vật có xu hướng cải cách tiêu biểu

1 Đề xuất canh tân của Phạm Phú Thứ

Ông là người xã Đông Dư, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh QuảngNam Năm 21 tuổi ông đỗ đầu thi Hương rồi đỗ đầu thi Hội và đỗ tiến sĩ khi mới

22 tuổi Ông là người giữ nhiều chức vụ trong triều Tự Đức, làm quan tới chứcTổng đốc ở một số tỉnh trong Nam, ngoài Bắc Sau được triệu về kinh làm Thượngthư bộ Hộ, sung Thương chính đại thần… Ông là một vị quan đầu triều Nguyễnsớm có tư tưởng canh tân

Đề nghị nhà vua chỉnh đốn việc triều chính, tác phong, lề lối làm việc:

Có thể nói, Phạm Phú Thứ là một trong không nhiều nhà canh tân sớm nhìn ranhững bất cập trong bộ máy quản lý đương thời Ngay từ năm 1850, ông đã khôngđồng tình với sự “nhiêu khê, rườm rà”, lãng phí của người đứng đầu triều đìnhHuế Nhận thấy vua Tự Đức ít ra ngự ở nhà Kinh diên, Phạm Phú Thứ đã dâng sớphê phán vua lơi lỏng việc triều chính Tuy nhiên, thiện chí của Phạm Phú Thứkhông những không được Tự Đức ghi nhận, trái lại, ông còn bị cách chức và kết án

Trang 5

khổ sai (bị đày làm Thừa nông dịch ở trạm Thừa nông - thực chất là phải cắt cỏ,chăn ngựa) Một năm sau, nhờ sự can thiệp của Hoàng Thái hậu Từ Dũ, ông mớiđược phục hồi chức Hàn lâm viện.

Khuyến khích nhân dân phát triển nông nghiệp

Khi được bổ nhiệm làm Tri phủ Tư Nghĩa, Phạm Phú Thứ đã ra sức khuyếnkhích nông dân phát triển nông nghiệp (khai hoang, phát triển thủy lợi, lập các khonghĩa thương - 50 kho - để đối phó với nạn đói…) Quan điểm khuyến khích nôngnghiệp còn biểu hiện ở hàng loạt hành động của Phạm Phú Thứ sau này như: dâng

sớ xin đắp đê Cu Nhí (huyện Điện Bàn - Quảng Nam), đào sông Ái Nghĩa (huyệnĐại Lộc)

Năm 1873, đê Văn Giang, đê sông Đuống, đê sông Thái Bình bị vỡ Cả tỉnhHải Dương chìm trong biển nước Phạm Phú Thứ đã khẩn cấp tổ chức việc phátchẩn cứu đói dân bị nạn lụt bằng cách lệnh cho quan tỉnh Hưng Yên xuất 50 vạnphương thóc, đồng thời tổ chức dân khai hoang, trồng cây ngắn ngày, khôi phụccác công trình thủy lợi

Đề xuất chủ trương chủ động đối phó với Pháp

Năm 1858, trước sự kiện liên quân Pháp - Tây Ban Nha đổ bộ lên cửa biển ĐàNẵng, Phạm Phú Thứ đã dâng thỉnh nguyện lên triều đình, đề xuất cho phép cácquan lại gốc Quảng Nam được trở về quê nhà chiêu tập quân sĩ kháng Pháp Đềxuất này bị bác nhưng ông vẫn không nản chí Một năm sau, trước nguy cơ Pháptái chiếm Đà Nẵng, ông đã đề nghị quan lại Quảng Nam chủ động xây dựng đồnlũy, tuần tra, canh gác các địa điểm hiểm yếu và cho dân tích cực tập luyện để tăngcường khả năng chiến đấu Mặc dù đây chỉ là những đề xuất nhỏ, thực thi trongphạm vi hẹp song có thể thấy sự nhất quán về tư tưởng của Phạm Phú Thứ trong

Trang 6

sách lược ứng phó với quân xâm lược: ngay từ những ngày đầu, ông đã là ngườitheo phái chủ chiến Tuy nhiên, đường lối chủ chiến của ông không cứng nhắc mà

có sự phát triển liên tục qua từng giai đoạn, trong đó, yêu cầu bức thiết là phải pháttriển nội lực quốc gia Năm 1867, ông dâng sớ trình bày những mục tiêu cần thựchiện để duy tân, tự cường, gồm ba giai đoạn:

- Giai đoạn 1: hòa hoãn với Pháp để tranh thủ thời gian phát triển quân đội vàthương mại

- Giai đoạn 2: khi kinh tế phát triển, triều đình sẽ thương lượng bằng biệnpháp bồi thường kinh tế để thực dân phương Tây rút quân

- Giai đoạn 3: khi tiềm lực kinh tế nước nhà đủ mạnh mà Pháp vẫn giữ thái độxâm lược thì “thề quyết chẳng đội trời chung”

Cũng liên quan đến quân sự nước nhà, năm 1878, nhân sự kiện vua Tự Đứcphái Tôn Thất Hòe đem 500 quân đánh dẹp nạn thổ phỉ Lý Dương Tài ở hai tỉnhLạng Sơn, Bắc Ninh, sợ rằng quân lính “ở lâu chi phí rộng mà nhàn hạ dễ sinh trễnải”, Phạm Phú Thứ đã đề nghị cho quân lính vừa tiến hành tiễu trừ thổ phỉ, vừakhai khẩn ruộng đất bỏ hoang

Nhìn chung, trong sách lược đối phó với Pháp, tư tưởng của Phạm Phú Thứtrước sau như một: theo lối “chủ chiến”, nhưng trước khi “chiến” thì phải “hòa” đểvực dậy nền kinh tế, quốc phòng đất nước

Cải cách hành chính, giáo dục, xã hội

Năm 1865, sau khi được thăng làm Thự Hộ bộ Thượng thư sung Cơ mật viện

đại thần, Phạm Phú Thứ đã xin đặt 4 Tuyên phủ sứ ở các vùng giáp ranh QuảngTrị, Bình Định, Nghệ An và Hưng Hóa, cụ thể như sau: 9 châu Cam Lộ đối với

Trang 7

Quảng Trị, An Tây (phía tây Bình Định), Trấn Tây ở Nghệ An và phủ Điện Biên ởHưng Hóa Cùng với đề xuất thành lập các Tuyên phủ sứ này, ông còn kiến nghịxây thành, lập chợ, sửa đổi thuế thương chính, thi hành biện pháp “thổ tù đời đờiđược tiếp tập” để “cha con, anh em họ cùng nhau ngăn giữ”… nhưng việc khôngthành1.

Phạm Phú Thứ cũng là người khôi phục nhà xuất bản Hải học đường (có từ thời Gia Long) tại tỉnh lỵ Hải Dương Hải học đường đã xuất bản bốn cuốn sách phương Tây (được dịch ra Hán ngữ) là Bác vật tây liên (Khoa học tự nhiên), Khai

môi yếu pháp (Phương pháp khai mỏ), Hàng hải kim châm (Kỹ thuật đi biển) và Vạn quốc công pháp (Công pháp các nước) Cũng trong thời gian này, với cương

vị Tổng đốc Hải Yên (1874 - 1880), tháng tư năm1878, Phạm Phú Thứ đã mởtrường dạy chữ Tây cho nha Thương chính trong địa bàn Để khuyến khích việchọc chữ Tây, Phạm Phú Thứ đã cấp cho những người đi học mỗi tháng cấp mộtquan tiền và một phương gạo

Tiếp thu khoa học, kỹ thuật phương Tây

Sớm nhìn ra những bất cập của triều đình trung ương nhưng phải đến khicông cán Quảng Đông (năm 1851), Phạm Phú Thứ mới có sự thay đổi về suy nghĩ.Chứng kiến sự phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội của Quảng Đông, Ma Caohoàn toàn đối lập với sự chậm chạp, lặng lẽ của nước nhà, ông nhận ra rằng phảixóa bỏ các quan điểm cũ của triều đình, tiếp thu khoa học kỹ thuật phương Tâymới có thể vực dậy nền kinh tế đất nước Dẫu vậy, phải đến năm 1855, khi được cửlàm Án sát Thanh Hóa, Phạm Phú Thứ mới hiện thực hóa được chủ trương này qua

1 Quốc Sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam chính biên liệt truyện, Nxb Văn

học, Hà Nội tr,758

Trang 8

việc kiến nghị triều đình cho tổ chức đóng tầu, chế tạo thuyền vận tải Phạm PhúThứ đã trực tiếp chỉ đạo và đóng thành công chiếc tàu bọc đồng mang tên ThụyNhạc.

Chủ trương này càng được củng cố hơn nữa vào năm 1863, khi Phạm PhúThứ được cử sang Pháp và Tây Ban Nha xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Dẫukhông hoàn thành được công việc thì ông đã tận dụng cơ hội này để trực tiếp họchỏi, tiếp thu khoa học, kỹ thuật của các nước châu Âu Chỉ trong vòng nửa năm (từtháng 9 năm 1863 đến tháng 3 năm 1864), Phạm Phú Thứ đã công du qua rất nhiềuquốc gia: Ai Cập, Italia, Pháp, Tây Ban Nha… và ghi chép lại những thành tựu

“mắt thấy, tai nghe” Đặc biệt, Phạm Phú Thứ rất quan tâm đến công nghệ Ôngtrực tiếp tham quan hàng chục nhà máy của nước ngoài, từ công nghiệp nhẹ (sảnxuất giấy) đến công nghiệp nặng (máy bơm nước, chế tạo ô tô, tàu thủy, tàu hỏa,sản xuất súng đạn, chế tạo kim loại…) Nhờ thái độ cầu thị, chịu khó học hỏi màkhi về nước, ông đã thuyết phục được triều đình ban hành cách thức sản xuất vàhoàn thiện 27 chiếc “xe trâu” (công nghệ mà Phạm Phú Thứ tiếp thu ở Ai Cập) cónăng suất cao hơn rất nhiều lần so với sử dụng gầu tát nước đương thời

Những điều Phạm Phú Thứ học tập khoa học kỹ thuật từ phương Tây đã được

ông ghi chép và in thành tập sách chữ Hán Tây hành nhật ký (dày 330 trang) và tập thơ Tây phù thi thảo Cả 2 cuốn đều được dâng lên vua Tự Đức, được người đứng đầu triều đình Huế khen ngợi bằng hai câu thơ: Lịch thiệp dĩ thân nam tử chí Mẫu

thời vị tất phó không chương (ý nói ông là người chuyên lo lắng cho đời, không

ngồi yên phút nào)

2 Đề xuất canh tân của Đặng Huy Trứ

Đặng Huy Trứ là người yêu nước tiêu biểu cho xu hướng tư tưởng cải cách ởnước ta vào nửa cuối thế kỉ XIX Ông là một người theo phái chủ chiến, có tư

Trang 9

tưởng canh tân lỗi lạc Bởi thế, việc nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng yêu nước trênlập trường canh tân của Đặng Huy Trứ có một ý nghĩa nhất định đối với việc đánhgiá một cách đầy đủ hơn và cụ thể hơn những đường lối yêu nước Việt Nam ở nửacuối thế kỉ XIX.

Đặng Huy Trứ (1825-1874), người làng Thanh Hương, xã Hương Xuân,huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Ông là một nhà nho, một người yêunước chống thực dân Pháp dựa trên quan điểm canh tân dân tộc vào nửa cuối thế kỉXIX So với đương thời, ông là người có nhiều quan điểm, tư tưởng đặc sắc Từkhi còn là thiếu niên, ông đã có nhiều bài thơ nói lên tình cảm của mình với quêhương, thể hiện chí hướng vì dân, vì nước , thể hiện ý chí, hoài bão lớn lao Vớibản chất trung thực, khẳng khái, yêu chuộng lẽ phải nên ông thường bị kẻ xấu dèmpha, cản trở

Cuộc đời làm quan của ông gặp nhiều gian truân, trắc trở Từ khi ra làm quan(1856), cho đến cuối đời, công việc của ông luôn phải thay đổi, ở nhiều nơi, trảiqua nhiều chức vụ Nhưng dù ở bất cứ cương vị nào ông cũng thể hiện bản chất làngười yêu nước, thương dân sâu sắc… Do công việc hay thay đổi từ nơi này sangnơi khác nên ông có điều kiện tiếp xúc với nhiều tầng lớp nhân dân, mở rộng tầmnhìn, tạo cho mình một tư duy mới trong khi làm việc Trên thực tế ông đã làmđược một số việc có lợi cho dân, cho nước trên lập trường đổi mới, canh tân của

mình Phan Bội Châu đã đánh giá ông là một trong “ Những người trồng mầm khai

hóa đầu tiên ở Việt Nam”.

Việc phát triển kinh tế, thương trường của Đặng Huy Trứ được biểu hiện quamột số hành động như:

Sớm tiếp cận các sách vở nước ngoài (cuốn sách viết về máy hơi nước củangười Tây Dương - năm 1865), ông cũng đã dịch tài liệu này ra chữ Hán

Trang 10

Năm 1866, Đặng Huy Trứ tâu xin triều đình cho thành lập Ty Bình Chuẩn ở

Hà Nội để làm giàu ngân khố cho quốc gia Nhận trọng trách đứng đầu Ty BìnhChuẩn, ông đã mở mang tại Hà Nội “nhiều hiệu buôn, tổ chức việc giao lưu hànghóa trong phạm vi cả nước, tổ chức khai thác và xuất cảng thiếc và một số mặthàng nông thổ sản ra nước ngoài”2

Hai năm sau, Đặng Huy Trứ mở hiệu ảnh đầu tiên của đất nước, lấy tên là

Cảm hiếu đường, đặt ở Hà Nội và được hậu thế xem là “ông tổ của ngành nhiếp

ảnh ở Việt Nam” Cùng thời gian này, Đặng Huy Trứ mở hiệu sách và nhà in Trí

trung đường.

Cũng liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế, ông đã giác ngộ và đưa ra không

ít nhận thức mới về kinh doanh: “Việc làm ra của cải là đạo lớn không thể coithường!” Không những thế, ông còn là một trong không nhiều người dám đề caokhái niệm “cái tâm” của người kinh doanh “không vì lỗ lãi mà vượt qua sự ngaythẳng của lòng ta được” Suy nghĩ này được ông viết trong năm 1867: “tuy đo từngtấc, cân từng ly, nhưng đâu phải vì thế mà là kẻ trượng phu bần tiện trên thế giannày Cân, đong, đo, đếm là phép tắc của người quân tử Lỗ hay lãi, cái lẽ của việclàm ăn vốn không định trước được, nhưng dù sao cũng không vì lỗ lãi mà vượt qua

sự ngay thẳng của lòng ta được… hãy để phúc lành cho vợ con” Đánh giá về nhận

thức của Đặng Huy Trứ, tác giả cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập 2) khẳng

định: “Đặng Huy Trứ thực sự là người phất ngọn cờ tiền phong đi đầu trong việcphá vỡ một tư tưởng sai lầm và dại dột của Nho giáo và hệ tư tưởng phong kiếnViệt Nam đi đầu trọng việc khẳng định giá trị đạo lý của hoạt động kinh tế, đi đầu

2 Lê Sỹ Thắng (1997), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội,

Hà Nội tr 323-335

Trang 11

trong việc tự mình chứng minh cho chân lý kể trên bằng hoạt động thực tiễn của

chính mình”.

Góp phần nâng cao kiến thức quân sự cho đội ngũ quan lại và nhân dân: tưtưởng này của Đặng Huy Trứ được biểu hiện qua nhiều hành động: năm 1851, biên

soạn sách Vũ kinh (đem từ Trung Quốc về); năm 1867, mua 239 khẩu sơn pháo từ

Quảng Châu cùng một số tân thư, máy móc, vật liệu ngành ảnh gửi về nước; năm

1869, sưu tầm, khắc in, gửi biếu và phát hành hai cuốn Kim thang tá thủ thập nhị

trù và Kỷ sự tân biên (1869) Đây là “binh thư duy nhất viết dưới thời Tây Sơn nhờ

Đặng Huy Trứ mới được nhân bản mà đến với đời”3

Tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ có lẽ được biểu hiện rõ nhất trong bài

Bệnh trung đắc Dã Trì chủ nhân chỉ giáo, thi dĩ chí chi (trong khi ốm được Dã Trì

chủ nhân chỉ giáo làm thơ ghi lại) Bài thơ được viết tại Quảng Đông (Trung Quốc)năm 1867, Đặng Huy Trứ đối thoại với “Dã trì chủ nhân” (thực ra là sự hóa thâncủa chính ông)

Về sự “khổ”, Đặng Huy Trứ phủ nhận “cái khổ chỉ quan hệ đến bản thânmình thì kẻ ngu phu, ngu phụ cho là khổ cũng còn được, nhưng đã mang thân phận

kẻ bầy tôi thì không thể cho là khổ được” (thiếu ăn, thiếu mặc, cô đơn, khôngngười thăm hỏi khi đau ốm) Ông cho rằng “cái khổ có quan hệ đến xã tắc, đếntriều đình, đến dân đen thì cho là khổ được” Cái “nhục”, theo Đặng Huy Trứ,

“không có cái nhục nào bằng cái nhục không được như người!” “Tư tưởng củaĐặng Huy Trứ về “Cái khổ và Cái nhục” là tiền đề dẫn đến cả lập trường chủ chiếnlẫn tư tưởng canh tân”4

3 Lê Sỹ Thắng (1997), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội,

Hà Nội tr 323-335

Trang 12

Nửa sau của bài thơ là quan điểm của Đặng Huy Trứ về kế sách tự cường đấtnước: “muốn hả lòng căm phẫn ư? Dùng kế tự cường tự trị, dần dần khôi phục, đó

là thượng sách” Chủ trương cứu nước của Đặng Huy Trứ không gì khác ngoài

“giáo huấn, tích trữ tài lực để phá tan lũ giặc thì một ngày cũng không quên”, việchòa hoãn chỉ để nhân dân “được tạm nghỉ ngơi, lấy sức” Kế sách tự cường củanước nhà, theo Đặng Huy Trứ là:

- Sang phương Tây mua máy móc, lập xưởng gang thép; lập cục cơ khí, chọnbinh sĩ đến học nghề; lập cục dạy nghề, mời chuyên viên phương Tây đến dạyngôn ngữ, toán pháp, đồ họa để làm cơ sở cho việc chế tạo cơ khí, đóng tàu thuyền;thể lệ tuyển người học gồm có 6 điều là: - chỉ lấy người khoa mục vào học - họcsinh ở nội trú để chuyên tâm học - tổ chức sát hạch hàng tháng; - tổ chức thi vàomỗi cuối năm; - cấp học bổng; - khen thưởng những người học giỏi Mặt khác,chăm lo luyện tập, khen thưởng quân sĩ (kinh nghiệm của nhà Thanh)

- Chế tạo súng, giáo dục nhân dân, làm cho “lòng người vững như thành”, liênminh với “nước Nga hùng mạnh kết thành liên minh mạnh nhất châu Âu” (kinhnghiệm Ba Tư)

- Nghiêm cấm thương gia nước ngoài mua rẻ bán đắt, buôn bán các mặt hàngcấm và lợi dụng việc thương mại để do thám (kinh nghiệm Cao Ly)

-Luyện tập võ nghệ, “thủy quân thì giỏi cả hai việc đi tàu và bắn súng, lái tầuthì dạy kỹ thuật hàng hải” tuyển thanh thiếu niên tuấn tú sang học ở “Luân Đônhọc hiệu”, những thanh niên ấy đều thông thạo ngôn ngữ, văn tự nước Anh… (kinhnghiệm nước Nhật)

4 Lê Sỹ Thắng (1997), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội,

Hà Nội tr 323-335

Trang 13

Dõi theo cuộc đời và tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ, nhóm chúng em

đồng tình với nhận xét của tác giả Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập 2): Đặng Huy

Trứ “là người duy nhất trong số các nhà canh tân của dân tộc ta hồi nửa cuối thế kỷXIX đã trực tiếp kinh doanh thương nghiệp”, “góp phần to lớn vào việc chọc thủngbóng đen của hệ tư tưởng và hoạt động canh tân, duy tân của dân tộc ta hồi nửacuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX”, ông có nhiều “tư tưởng mới, táo bạo so với hệ tưtưởng truyền thống và Nho giáo”, “là người đầu tiên xác lập các chuẩn mực đạođức cơ bản của các quan và viên chức Nhà nước hoạt động kinh doanh trong nềnkinh tế thị trường”

3 Một số đề xuất canh tân khác

3.1 Nguyễn Tư Giản (1823-1890): quê ở làng Du Lâm, huyện Đông Ngan,

tỉnh Bắc Ninh, đỗ tiến sĩ năm 21 tuổi, sau làm quan đến chức Thượng thư

Tư tưởng canh tân của Nguyễn Tư Giản thể hiện ở hai điểm:

- Về ngoại giao, ông dâng sớ kiến nghị việc mở rộng quan hệ với Đức đểchống Pháp Nguyễn Tư Giản cũng là người theo phái chủ chiến Năm 1873, triềuđình Huế cử ông làm Chánh sứ sang Pháp chuộc lại các tỉnh Nam Kỳ, nhưng vìkhông đình tình với chủ trương này nên ông đã cáo ốm, không đi Các tác giả

Danh nhân Hà Nội cho biết: Nguyễn Tư Giản “thoái thác vì ông không tán thành

chủ trương giải hòa với Pháp Thực ra không đợi tới bây giờ mà trước đó 14 năm,khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, rồi đánh chiếm Gia Định (tháng 2 năm1859), giữa lúc Trương Đăng Quế và Phan Thanh Giản là hai viên quan đứng đầutriều đã có chủ trương giảng hòa thì Tư Giản đang làm Đê sứ ở Bắc Kỳ đã gửi sớ

về triều công kích chủ trương này” Đại Nam thực lục (đệ tứ kỷ, quyển 19) có ghi:

Trang 14

“Quan đê chính là Nguyễn Tư Giản dâng sớ nói thiết tha rằng không nên hoà với

Tây Dương”5

- Về chấn hưng kinh tế, Nguyễn Tư Giản đặc biệt quan tâm đến công tác trịthủy trong nông nghiệp: sửa sang cống, bờ kè phòng khi lũ lụt; khơi thông dòngchảy, ngăn cách nhánh sông để dòng chính chảy mạnh; trữ sẵn kinh phí chuyên locho đê điều; trả tiền công thỏa đáng cho dân đắp đê, cắt đặt dân đinh Tháng9/1857, Nguyễn Tư Giản dâng sớ xin đắp đê bờ biển Các năm 1858, 1860, 1861,

18621, Nguyễn Tư Giản đều có đề nghị chỉnh trang đê điều, thủy lợi Nguyễn TưGiản còn có nhiều chương trình lớn trong thủy lợi, nông nghiệp như đào sôngnhánh để phân lũ sông Hồng, đắp đê ven sông6 di dời dân khỏi những vùng tâm lũ

3.2 Quan Biện lý Hộ Trần Đình Túc: tư tưởng canh tân của Trần Đình Túc

biểu hiện ở các hành động sau:

Tháng 3/1863, ông xin mộ dân lập ấp, lập xã đi khai khẩn ruộng hoang tạiThừa Thiên và Quảng Trị một năm sau, Trần Đình Túc lại xin chiêu mộ dân khaihoang tại Phú Lộc (Thừa Thiên) Tháng 3/1867, Trần Đình Túc tâu triều đìnhchuẩn tấu đề nghị khai thác khoáng sản (sắt) ở huyện Hương Trà (Huế) “trên cơ sở

đó, triều đình tiến hành khai thác than đá ở huyện Phú Lương (Thái Nguyên) ở vúiTây Sơn (Quảng Yên) và khai mỏ sắt ở Phổ Lý (Thái Nguyên)”

5 Nguyễn Vinh Phúc - Vũ Khiêu (chủ biên, 2004), Danh nhân Hà Nội,

6 Hải Ngọc Thái Nhân Hòa (2005), Xu hướng canh tân, phong trào duy tân, sự nghiệp đổi mới (từ giữa thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX), Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

tr.4

Trang 15

Khoảng giữa năm 1868, sau chuyên công du Hương Cảng (Trung Quốc), TrầnĐình Túc đã cùng Nguyễn Huy Tế1 tấu trình triều đình mở thương cảng tại cửabiển Trà Lý (Nam Định), nay là Thái Bình.

3.3 Quan Thống đốc tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thông (1828-1894): Trong trào

lưu đổi mới đất nước, Nguyễn Thông được ghi nhận ở các hành động:

- Về giáo dục: Nguyễn Thông đã cho xây dựng lại Văn Thánh miếu VĩnhLong (từ năm 1863 đến tháng 7 năm 1864); cùng Bùi Ước, Hoàng Duy Tân khảo

duyệt Khâm định Việt sử thông giám cương mục và soạn sách Việt sử cương giám

khảo lược.

- Về cải cách hành chính, chấn hưng đất nước: Nguyễn Thông từng dâng sớ

“xin triều đình Huế chiêu tập nhân tài ra giúp nước, cài biên võ bị, sửa đổi lạichính sách ruộng đất” gửi bốn bản điều trần (không rõ nội dung) để vạch kế sáchhưng thịnh quốc gia (năm 1867); thi hành nhiều biện pháp bài trừ nạn tham ô,nhũng nhiễu dân của cường hào địa phương (1870)

3.4 Đinh Văn Điền: người huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình tuy chỉ là giáo dân

Thiên Chúa bình thường, nhưng cũng viết điều trần dâng lên triều đình Huế Năm

1868, Đinh Văn Điền có dâng mật trình đề nghị cải cách quân sự gồm 3 điểm

chính:

- Nâng cao hiệu quả chiến đấu của binh lính

- Phát triển binh thư, binh pháp trong nhân dân

- Mở rộng quan hệ với nước Anh để giảm lệ thuộc vào chính quyền các đôđốc Nam Kỳ

Ngày đăng: 01/10/2017, 13:53

w