cuối thế kỉ XIX.
Vào khoảng giữa thế kỉ XIX, nhà Nguyễn dần suy yếu, cộng thêmvào đó là mưu đồ xâm lược của chủ nghĩa thực dân Pháp, tiếng súng vào đó là mưu đồ xâm lược của chủ nghĩa thực dân Pháp, tiếng súng quân Pháp tấn công Đà Nẵng 1858 đã làm cho triều đình run sợ. Đất nước chìm đắm trong nghèo nàn lạc hậu, nhân dân khổ cực, nhiều cuộc nổi dậy bùng nổ khắp nơi, nền kinh tế trì trệ lạc hậu, cộng với chính sách hạn chế việc giao thương với nước ngoài, nạn tham những cùng với hệ tư tưởng Nho giáo lỗi thời đã làm cho khủng hoảng xã hội càng thêm trầm trọng.
Trên thực tế, âm mưu xâm lược, can thiệp vào Việt Nam của ngườiPháp đã thể hiện rõ qua hành động tấn công cửa biển Đà Nẵng lần đầu Pháp đã thể hiện rõ qua hành động tấn công cửa biển Đà Nẵng lần đầu tiên vào ngày 15/4/1847 nhưng phải mất một thời gian sau đó trong triều đình nhà Nguyễn mới xuất hiện những tư tưởng cải cách đầu tiên. Từ đó có thể thấy sự ra đời chậm trễ đã làm cho những tư tưởng cải cách đó không giữ vai trò gì đáng kể cũng như không đem lại một thay đổi
lớn lao nào đối với thực tiễn xã hội Việt Nam trong thời kì này. Tuynhiên cũng không thể phủ nhận được vai trò của những tư tưởng cải nhiên cũng không thể phủ nhận được vai trò của những tư tưởng cải cách này trong lịch sử.
Những tư tưởng cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX là mộtkiểu phản ứng tích cực và đầy trí tuệ của người Việt, mà ở đây cụ thể là kiểu phản ứng tích cực và đầy trí tuệ của người Việt, mà ở đây cụ thể là năng lực tư duy mới mẻ, tiến bộ của các nhà cải cách trước một thế giới biến động, nhiều hiểm họa. Trong hàng ngàn quan lại, nho sĩ cùng chịu nền giáo dục khoa cử đã xuất hiện một số người nhận thức được thực trạng yếu kém và tình thế hiểm nghèo của dân tộc, đưa ra được nhiều đề nghị đổi mới giáo dục, cải cách kinh tế, tăng cường quốc phòng... nhằm cứu vãn đất nước khỏi hoạ ngoại xâm. Những tư tưởng không mang tính truyền thống, hoàn toàn mới lạ: mở cửa ngoại giao, thông thương, học tập khoa học – kĩ thuật phương Tây,… lần đầu tiên được xuất hiện ở Việt Nam. Trí tuệ Việt Nam được huy động để sản sinh ra những chí sĩ có tư tưởng đổi mới, nỗ lực tìm hướng tự cường dân tộc, tìm hướng đưa dân tộc thoát khỏi hoạ mất nước.
Mặc dù vai trò của những tư tưởng này đối với thời đại rất mờ nhạtdo ở thời điểm này Việt Nam đã không có một phong trào cụ thể mà chỉ do ở thời điểm này Việt Nam đã không có một phong trào cụ thể mà chỉ có sự khởi đầu của một xu hướng canh tân trong một số rất ít trí thức và quan lại (chủ yếu là những con người được tiếp xúc với nền văn minh phương Tây), nhưng những gương mặt tư tưởng đổi mới này đã đóng vai trò "người trồng mầm khai hoá đầu tiên ở Việt Nam”, những tư tưởng
canh tân đã bước đầu thức tỉnh tầng lớp trí thức Việt Nam hướng tới,tiếp nhận những giá trị mới khác với các giá trị truyền thống trước đây. tiếp nhận những giá trị mới khác với các giá trị truyền thống trước đây. Những tư tưởng canh tân đất nước nửa cuối thế kỷ XIX đã mở ra một hướng đi hoàn toàn mới, một chân trời khác lạ, tuy còn mờ nhạt nhưng đầy hứa hẹn cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở đầu thế kỷ sau. Vì vậy, cho dù chỉ giữ một vai trò khiêm tốn trong lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX nhưng tư tưởng canh tân lại giữ một vị trí ý nghĩa trong lịch sử tư tưởng dân tộc.
Những tư tưởng canh tân đất nước xuất hiện trong thời kỳ này đãchứng tỏ được năng lực tư duy của người Việt trước những vấn đề của chứng tỏ được năng lực tư duy của người Việt trước những vấn đề của thời đại, phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt hiểu biết, thức thời. Trước đó tư tưởng Việt Nam đã trải qua một quá trình lâu dài để hình thành và phát triển dựa trên tử tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo. Trong quá trình này, Nho, Phật, Đạo để vào được, tồn tại và phát triển ở Việt Nam đã phải cải tiến, cấu trúc lại để có thể dung hòa với các yếu tố văn hóa bản địa, đồng thời các yếu tố văn hóa bản địa cũng tự làm giàu thêm bằng cách tiếp thu các yếu tố văn hóa ngoại phù hợp. Từ đó, Nho, Phật, Đạo đã kết hợp với tư tưởng bản địa để hình thành nên thế giới quan của người Việt, tư tưởng riêng của người Việt. Tư tưởng này ăn sâu vào trong suy nghĩ, trong tư duy mỗi người Việt Nam, tiếp tục được phát triển trong thời gian dài cho tới tận cuối thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XVII khi Công giáo du nhập vào Việt Nam và trở thành một nhân tố mới. Nhưng phải đến tận nửa cuối thế kỷ XIX, dưới
tác động của văn minh phương Tây thì những tư tưởng cải cách mới bắtđầu xuất hiện, đánh dấu bước chuyển mình của tư tưởng Việt Nam. Đây đầu xuất hiện, đánh dấu bước chuyển mình của tư tưởng Việt Nam. Đây là bước phát triển mới của tư duy mới của người Việt.
Không chỉ dừng lại ở đó, những tư tưởng này đã mạnh dạn tấn côngvào hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ, trì trệ đã lỗi thời, lạc hậu trong xã vào hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ, trì trệ đã lỗi thời, lạc hậu trong xã hội. Chính sự bảo thủ đó đã kìm hãm sự phát triển đất nước trên nhiều phương diện. Có thể nói rằng, những tư tưởng cải cách tiến bộ này là nguồn cảm hứng cũng như góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX.
Những tư tưởng canh tân, cải cách nửa cuối thế kỷ XIX đã để lạinhững bài học về thời cơ, điều kiện tiến hành cũng như con người cũng những bài học về thời cơ, điều kiện tiến hành cũng như con người cũng như tận dụng cơ hội để cải cách. Những bài học đó vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày nay. Nó cũng là kết quả tinh thần đầu tiên của dân tộc Việt Nam trong quá trình tìm kiếm một hướng đi mới trong thời đại của chủ nghĩa thực dân nên đem đến nhiều giá trị tinh thần mới mẻ.