Mặc dù chiếm một tỷ trọng còn khá nhỏ bé trong tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam nhưng Lào chiếm một vị trí khá quan trọng trong chiến lược phát triển biên giới cũng như phát triển kinh tế của Việt Nam.
LỜI NÓI ĐẦU Mặc dù chiếm một tỷ trọng còn khá nhỏ bé trong tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam nhưng Lào chiếm một vị trí khá quan trọng trong chiến lược phát triển biên giới cũng như phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong những năm qua, thương mại hàng hóa(TMHH) giữa hai nước Việt Nam và Lào nói chung cũng như thương mại đường biên nói riêng đã có những bước tiến nhất định. Các hiệp ước được kí kết giữa hai nước được ký kết giữa hai nước về hợp tác và giao lưu kinh tế, thương mại giữa hai nước, trong đó có hoạt động thương mại qua biên giới. Sự phát triển hoạt động thương mại hàng hóa qua biên giới đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh biên giới. Tuy nhiên thời gian qua, thoạt động thương mại của Việt Nam với Lào nói chung và hoạt động thương mại trên thị trường khu vực biên giới nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển và quan hệ hợp tác giữa hai nước. Vì vậy, mục tiêu đặt ra là : đánh giá thực trạng hoạt động thương mại hàng hóa của Việt Nam với Lào, chủ yếu vào hoạt động xuất nhập khẩu của hai nước, phân tích ảnh hưởng của việc thực hiện các chính sách thương mại giữa Việt Nam với Lào tới hoạt động thương mại hàng hóa, các tác động của hoạt động thương mại hàng hóa của hai nước tới kinh tế xã hội của các tỉnh biên giới, những yếu tố ảnh hưởng tới xu hướng phát triển TMHH của với Lào trên Việt Nam thị trường biên giới hai nước và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển TMHH trên thị trường biên giới. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thương mại tại thị trường biên giới hai nước Việt Nam – Lào, các chính sách , cơ chế của chính phủ Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản Lý Kinh Tế Việt Nam và chính phủ Lào về phát triển thương mại hàng hóa tại thị trường khu vực biên giới. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với Lào qua biên giới thông qua một số cửa khẩu chính. Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển TMHH qua biên giới Việt Nam - Lào. Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở áp dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp sử dụng chỉ số trong phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia với những nội dung cần thiết phải đưa ra cách lựa chọn. Nội dung nghiên cứu của chuyên đề gồm có ba phần chính: Chương I: Cơ sở khoa học của viện phát triển TMHH qua biên giới đường bộ giữa các nước láng giềng. Chương II: Thực trạng TMHH qua biên giới đường bộ giữa Việt Nam với Lào Chương III: Một số giaỉ pháp nhằm thúc đẩy hoạt động TMHH qua biên giới đường bộ Việt Nam - Lào. SV: Phothone SILIMASACK Lớp : quản lý kinh tế 48A 2 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản Lý Kinh Tế CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA B¨ng ®êng BỘ GIỮA CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG. 1.1 Một số vấn đề chung 1.1.1 Tính tất yếu khách quan của hoạt động thương mại qua biên giới b»ng ®êng bộ 1.1.1.1 Lý luận chung về thương mại miền núi Thương mại qua biên giới đường bộ giữa các nước láng giềng, còn gọi tắt là thương mại biên giới hoặc buôn bán biên giới- biên mậu, là các hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ qua biên giới giữa các nước láng giềng. Trong thương mại biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng thì TMHH giữ vai trò chủ yếu. Vì vậy trong đề tài này, khái niệm thương mại biên giới được sử dụng để chỉ TMHH qua biên giới. Khái niệm về thương mại miền núi đã có nhiều thay đổi qua các thời kỳ lịch sử qua cách nhìn nhận về vai trò của thương mại biên giới qua các quốc gia. Theo “ hiệp định tạm thời về việc giải quyết các công việc trên vùng lãnh thổ giữa chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và chính phủ CHND Trung Hoa” ký ngày 7/11/1991 thì hoạt động thương mại tại khu vực biên giới gồm hai hình thức: mậu dịch biên giới và mậu dịch địa phương với chủ thể kinh doanh là các tổ chức kinh doanh có quyền kinh doanh mậu dịch biên giới và kinh doanh mậu dịch địa phương của hai nước. Thông tư 11/TMDL của bộ Thương Mại hướng dẫn thi hành Hiệp định này quy định: “ buôn bán biên giới được thực hiện thông qua các hợp đồng ký kết giữa các công ty ngoại thương của Việt Nam và Trung Quốc theo quy định hiệp định thương mại, theo luật pháp mỗi nước và theo tập quán kinh doanh quốc tế. Đối tượng tham gia hình thức này về phía Việt Nam là các công ty và các thực thể kinh tế SV: Phothone SILIMASACK Lớp : quản lý kinh tế 48A 3 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản Lý Kinh Tế được bộ Thương mại cấp phép kinh doanh xuất nhập khẩu. về phía Trung Quốc là các công ty và thực thể kinh tế đươc bộ Kinh tế và mậu dịch Trung Quốc cấp pháp xuất nhập khẩu. Theo văn bản gần đây, “ dự thảo về Quy chế quản lý hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tiểu ngạch qua biên giới đường bộ với các nước láng giềng “ tháng 6/2002 – hoạt động thương mại tại khu vực biên giới là “ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp giữa các chủ thể kinh doanh Việt Nam với các chủ thể kinh doanh của các nước CHND Trung Hoa, CHDCND Lào và Vương quốc Campuchia dưới mọi hình thức qua các cửa khẩu đường bộ phù hợp với luật pháp mỗi nước”. Nhìn chung, TMHH qua biên giới bao gồm các hình thức xuất nhập khẩu chính ngạch, xuất nhập khẩu tiểu ngạch và trao đổi hàng hóa của các cư dân biên giới. Xuất nhập khẩu chính ngạch có thể được hiểu là các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa được thực hiện thông qua cơ sở các hợp đồng các thủ tục xuất nhập khẩu thông lệ và tập quán quốc tế, thông qua các cửa khẩu quốc tế và quốc gia. Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là hoạt động xuất nhập khẩu tại các khu vực biên giới có đặc trưng sau: hàng hóa đa dạng về khối lượng, từ nhỏ lẻ, đơn chiếc đến khối lượng lớn, địa điểm giao hàng linh hoạt( khác với xuất nhập khẩu chính ngạch là hợp đồng quy định rõ thời gian, địa điểm giao hàng cố định), phương thức giao hàng là trực tiếp giữa các chủ hàng, phương thức thanh toán linh hoạt. Hoạt động mua bán trao đổi của các cư dân biên giới là hoạt động trao đổi hoàng hóa giữa dân cư các địa phương biên giới với dân cư các nước láng giềng trong phạm vi địa lý quy định học theo đường biên giới được thực hiện taị các cặp đường mòn, cặp chợ đường biên giới do hai nước đồng ý mở. Đặc trưng của thương mại miền núi: -Thương mại biên giới mang tính địa phương, khu vực: thương mại biên giới là hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa hai nước có chung SV: Phothone SILIMASACK Lớp : quản lý kinh tế 48A 4 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản Lý Kinh Tế đường biên tại khu vực biên giới giữa hai quốc gia. Vì vậy, căn cứ vào nhu cầu của thị trường nước láng giềng để tổ chức sản xuất hàng hóa, tạo nguồn hàng cho phát triển thương mại biên giới sẽ tạo điều kiện cho phát triển kinh tế địa phương. Khu vực biên giới mở cửa không chỉ tạo điều kiện phát triển buôn bán với nước láng giềng mà còn là cơ sở để tạo điều kiện phát triến kinh tế của các khu vực dọc hành lang biên giới giữa hai nước cũng như tạo mối liên kết thị trường nội địa và quốc tế. - Thương mại biên giới mang tính bổ sung lẫn nhau. những lợi thế trong các yếu tố sản xuất về sức lao động, tài nguyên, vốn, kỹ thuật của hai nước láng giềng thông qua thương mại biên giới để bổ sung, hỗ trợ cho thực hiện lợi ích của mỗi bên. Sự phân chia biên giới làm cho nguồn tài nguyên phân bố không đều nhau giữa các quốc gia từ đó xuất hiện nhu cầu tìm kiến và bổ sung nguồn taì nguyên thông qua hoạt động thương mại qua biên giới. - Phương thức trao đổi hàng hóa là cơ sở của sự phát triển thương mại biên giới: thương mại biên giới có các loại hình khác nhau, nhưng đều lấy trao đổi hàng hóa là phương thức chủ yếu. Thực tế cho thấy quy mô phát triển trao đổi hàng hóa phản ánh quy mô phát triển của thương mại qua biên giới. thương mại miền núi đã có những bước phát triển dài trong lịch sử buôn bán với nhiều hình thức buôn bán khác nhau phụ thuộc vào quy mô và trình độ phát triển tuy nhiên trao đổi hàng hóa trong thương mại biên giới vẫn chiếm một vị trí quan trọng hơn cả. - Thương mại biên giới mang tính lựa chọn theo hai hướng: thứ nhất nó hướng vào mở của thị trường nội địa. mặt khác đưa sản phẩm nội địa đến tiêu thụ tại thị trường biên giới tham gia vào thị trường quốc tế. - Thương mại biên giới có tính phân tán, quy mô nhỏ nhưng lại linh hoạt: thị trường biên giới thường có số lượng hàng hóa, chủng loại hàng hóa, nguồn vốn, năng lực tạo nguồn cung cấp hàng hóa có hạn nên khả năng mở SV: Phothone SILIMASACK Lớp : quản lý kinh tế 48A 5 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản Lý Kinh Tế rộng quy mô cũng có hạn. Ngoài ra sự phát triển của thị trường còn chịu nhiều tác động của các yếu tố khác như về địa hình nên thị trường biên giới khá phân tán. Mặc dù chủng loại hàng hóa và kim ngạch trao đổi hàng hóa có quy mô nhỏ nhưng chúng lại có ưu thế linh hoạt, có khả năng thay đổi thường xuyên theo nhu cầu thực tế của thị trường hai nước. 1.1.1.2 Tính tất yếu khách quan của thương mại biên giới Sự hình thành và phát triển thương mại biên giới là hiện tượng tự nhiên của lịch sử cùng với sự phát triển của nhu cầu trao đổi hàng hóa và sự hình thành các thể chế chính trị như Nhà nước. Đây cũng là hình thức kinh tế đối ngoại được hình thành sớm nhất Bắt đầu từ nhu cầu tự nhiên về trao đổi hàng hóa của dân cư các khu vực dọc biên giới cho đến chợ biên giới thì thương mại biên giới dần phát triển thêm các hình thức trao đổi khác trên cơ sở phát triển kinh tế hàng hóa. Như vậy TMBG đã trở thành một hình thức đặc thù của kinh tế đối ngoại, tạo thành một bộ phận quan trọng của hoat động kinh tế tại khu vực biên giới với các nước láng giềng. Trong xu thế hợp tác, mở cửa và hội nhập những năm gần đây nhiều nước trên thế giới dã xây dựng những chính sách khuyến khích phát triển mậu dịch biên giới. sự hình thành của các khu vực mậu dịch tự do như: NAFTA. EU với chính sách mở cửa biên giới đã tạo điều kiện hình thành các đặc khu kinh tế phát trển phồn thịnh ở các địa phương trên khu vực biên giới. Xu hướng hình thành các khu kinh tế mở cũng đã phát triển nhanh chóng ở các quốc gia đang phát triển , phạm vi mậu dịch biên giới ngày càng mở rộng, hình thức buôn bán được đa dạng hóa, quy mô ngày càng tăng nhanh…. Thương mại biên giới cũng dựa trên lợi thế của mỗi nước về điều kiện địa lý đặc thù, những nguồn tài nguyên, thuận lợi hay những nét kinh tế đặc SV: Phothone SILIMASACK Lớp : quản lý kinh tế 48A 6 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản Lý Kinh Tế biệt từ đó hợp tác, trao đổi hàng hóa dựa trên nhu cầu và lợi ích khác nhau giữa các bên. Sự trao đổi còn diễn ra xuất phát từ sự tương đồng về điều kiện văn hóa xã hội và về tự nhiên, về ngôn ngữ, tập quán, truyền thống, tôn giáo tín ngưỡng và mối quan hệ mật thiết truyền thống. mặc dù có chính sách phát triển kinh tế xã hội khác phụ thuộc vào chính sách kinh tế chung của mỗi quốc gia, cư dân biên giới dã có mối quan hệ giao lưu lâu dài trong lịch sử. Sự phát triển TMBG tạo điều kiện đưa kinh tế khu vực biên giới phát triển từ tự nhiên lên kinh tế hàng hóa, cho phép khai thác một cách tối đa yếu tố sản xuất của từng vùng biên giới, trong đó buôn bán qua cửa khẩu biên giới với ưu thế không gian khu vực cần phải đi trước một bước. Phát triển thương mại biên giới là một trong những bước đi đầu tiên của quá trình tự do hóa thương mại khu vực, tạo những cơ sở ban đầu cho quá trình tiếp cận lẫn nhau của các nền kinh tế với các khu vực mậu dịch tự do phát triển dọc biên giới các nước. Sự thành công của khu vực mậu dịch tự do biên giới Mỹ- Mêhicô là một điển hình của xu hướng phát triển này. Trong xu thế của toàn cầu hóa, hội nhập hóa của nền kinh tế thế giới, nhiều nước đã xây dựng các hệ thống kinh tế mở, bãi bỏ những trở ngại trong thương mại để hợp tác phát triển với các nước trong khu vực, tạo một thị trường khu vực rộng lớn với các thể chế chung tạo khả năng tăng trưởng kinh tế theo quy mô. Thương mại biên giới là hình thức biểu hiện đặc thù của thương mại quốc tế với những đặc trưng riêng về phạm vi, quy mô và phương thức của hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, cũng như thương mại quốc tế nói chung thương mại biên giới biểu hiện phân công quốc tế giữa hai quốc gia láng giềng. Phát triển thương mại quốc tế tại khu vực thị trường biên giới tạo khả năng phát huy tối đa các nhân tố sản xuất ở khu vực biên giới, hình thành sức sản xuất mới, thúc đẩy sự phát triển của khu vực biên giới giữa các nước láng SV: Phothone SILIMASACK Lớp : quản lý kinh tế 48A 7 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản Lý Kinh Tế giềng. Tóm lại, phát triển thương mại biên giới không chỉ phù hợp với phân công lao động quốc tế và xu hướng khu vực hóa, quốc tế hóa nền kinh tế thế giới mà nó còn là đòi hỏi bền trong của sự phát triển kinh tế biên giới ở mỗi nước. Phát triển thương mại biên giới là một nội dung quan trọng của chính sách kinh tế quôc gia, kinh tế địa phương của Việt Nam cũng như của Lào trong xu hướng hợp tác và hội nhập, tự do hóa đầu tư và thương mại. Nhu cầu này trở nên cấp thiết hơn khi hiệp định ưu đã thuế quan có hiệu lực chung ( CEPT) của các nước ASEAN đến thời gian thực hiện. Thương mại biên giới có ảnh hưởng lớn tới quá trình này bởi tính nhạy cảm và ưu thế trong giao lưu kinh tế khu vực. Nó cũng có thể là cửa mở của nền kinh tế nhưng cũng có thể là tác nhân tạo ra sức ép trong cạnh tranh khi thuế quan giảm, hàng hóa giao lưu ở các cửa khẩu với số lượng hạn chế. 1.1.2 Đặc điểm của hoạt động thương mại hàng hóa qua biên giới Việt Nam - Lào Trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước nói chung và các nước có chung đường biên giới nói riêng ( Trung Quốc, Lào, Căm – pu- chia) nói riêng thì quan hệ thương mại Việt Nam - Lào đóng vai trò đặc biệt, được chính phủ hai nước quan tâm trên nhiều phương diện. Sau khi chính phủ CHXHCN Việt Nam và chính phủ CHDCND Lào kí kết “ hiệp định hoạch định biên giới” thì trên dọc tuyến biên giới Việt Nam - Lào đã hình thành 11 cặp cửa khẩu biên giới đường bộ , trong đó có hai cửa khẩu quốc tế là : Cầu Treo( Hà Tĩnh), Lao Bảo( Quảng Trị); 9 cửa khẩu quốc gia và tiểu ngạch, ngoài ra còn có 7 chợ biên giới tại các tỉnh như: Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An…sự hình thành các chợ biên giới, các cặp cửa khẩu một mặt đã góp phần tích cực vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trao đổi, mua bán hàng hóa qua biên giới Việt Nam - Lào mặt khác thu hút vào phát SV: Phothone SILIMASACK Lớp : quản lý kinh tế 48A 8 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản Lý Kinh Tế triển kết cấu hạ tầng kinh tế nói riêng và kết cấu hạ tâng các vùng biên giới nói chung. Cũng như quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia khác, tiềm năng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Lào được đánh giá trên các phương diện chủ yếu sau: điều kiện và trình độ phát triển kinh tế của các nước, điều kiện về văn hóa dân tộc, tôn giáo và thói quen sinh hoạt của cư dân tại khu vực hai bên dọc tuyến biên giới, điều kiện tự nhiên và đặc điểm cũng như trình độ phát triển của thị trường, phát triển giao lưu, liên kết kinh tế biên giới giữa các nước có chung đường biên giới được thể hiện tập trung tại các khu vực cửa khẩu. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn cơ bản trong phát triển thương mại hàng hóaại cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào như sau: 1.1.2.1 Những thuận lợi cơ bản - Quan hệ chính trị xã hội đặc biệt giữa Việt Nam - Lào trong suốt chiều dài lịch sử luôn được Đảng và Chính phủ hai nước quan tâm, giữ gìn và phát triển ngày càng tốt đẹp hơn. - Việt Nam và Lào đã trở thành thành viên của ASEAN vì vậy quan hệ của hai nước không chỉ dừng lại ở quan hệ hỗ trợ truyền thống mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khu vực, được xác lập theo tập quán quốc tế trên cơ sở lợi ích song phương - Trình độ và điều kiện phát triển của hai nước nói chung và khu vực lãnh thổ dọc hai tuyến biên giới nói riêng tuy có những lợi thế khác nhau nhưng về cơ bản lại không có sự chênh lệch lớn, nhiều mặt tương đồng nên tạo điều kiện thuận lợi để tạo lập và xây dựng các nguyên tắc tương hỗ, ngang bằng dân tộc trong quan hệ thương mại quốc tế giữa hai bên - Hệ thống hành lang Đông- Tây trong tiểu vùng sông Mê Kông đã và đang được thiết lập và chú trọng đầu tư phát triển của các quốc gia trong tiểu vùng đã tạo điều kiện thuận lợi và mở ra triển vọng lớn phát triển giao lưu SV: Phothone SILIMASACK Lớp : quản lý kinh tế 48A 9 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản Lý Kinh Tế hàng hóa, phát triển thương mại giữa Việt Nam với Lào nói riêng với Căm- pu-chia, Thái Lan và các nước khác trong khu vực. - Triển vọng phát triển kinh tế hằng năm trung bình ở mức cao của hai nước mở ra cơ hội lớn về giao lưu hàng hóa, phát triển thương mại giữa hai nước. Với đặc điểm khác nhau về tiềm năng thế mạnh kinh tế và tài nguyên của mỗi nước, Việt Nam và Lào có nhiều lý do cũng như cơ hội hợp tác phát triển - Lào là đối tác thương mại đặc biệt của Việt Nam, xuất phát từ tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác giữa hai nước đến nền kinh tế từng quốc gia và đối với cả hai nước nói chung. Đối với Lào, Việt Nam là đối tác chiến lược, là một trong bốn bạn hàng lớn nhất của Lào. Thị trường Lào có nhu cầu nhập khẩu chủ yếu những nguyên vật liệu phục vụ nhu câu sản xuất là những mặt hàng mà Việt Nam có nhu cầu và tiềm năng xuất khẩu. Ngược lại Việt Nam cũng có nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng là thế mạnh của Lào. 1.1.2.2 Những khó khăn cơ bản - Điều kiện kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển thương mại tại các địa phương dọc tuyến biên giới Việt Nam - Lào còn sơ khai, lạc hậu và chắp vá và khó phát triển trong những năm tới. Nguyên nhân là do địa hình phức tạp, hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc cho vận chuyển và giao lưu hàng hóa còn thiếu thốn. Các công trình như: chợ, cửa hàng, siêu thị, kho hàng…. tại các vùng cửa khẩu, kể các cửa khẩu quốc tế còn sơ khai, lạc hậu, thiếu thốn. - Thị trường dọc tuyến biên giới Việt Nam - Lào , tại các cửa khẩu cũng như các vùng lân cận phần lớn còn sơ khai, dân cư thưa thớt, phần lớn là đồng bào dân tộc ít người , dân trí thấp, văn hóa đa sắc tộc, kinh tế tự nhiên, tự túc tự cấp còn phổ biến. - Các vùng cửa khẩu dọc tuyến biên giới này đều là những vùng xa, vùng lạc hậu, các nguồn lực tại chỗ như vốn, lao động… không đáng kể chưa đủ sức giải quyết những yêu cầu đặt ra cho sự phát triển kinh tế địa phương. SV: Phothone SILIMASACK Lớp : quản lý kinh tế 48A 10