1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức tại cục thuế tỉnh quảng trị

96 317 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 811,88 KB

Nội dung

Tổng số người nộp thuế 15.753 100 100 100 Nguồn: Cục Thuế tỉnh Quảng Trị - Phương pháp điều tra, chọn mẫu: Các số liệu khảo sát được thu thập thông qua điều tra chọn mẫu bằng phương pháp

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ NGỌC

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

TẠI CỤC THUẾTỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

HUẾ, 2017

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ NGỌC

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

TẠI CỤC THUẾTỈNH QUẢNG TRỊ

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS NGUYỄN TÀI PHÚC

HUẾ, 2017

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung

thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi cũng xin cam đoan rằngmọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin tríchdẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Huế, ngày 08 tháng 6 năm 2017

Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được

sự hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ quý báu của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng

- PGS TS Nguyễn Tài Phúc - Giảng viên Trường đại học Kinh tế Huế, người đãtrực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoànthành luận văn tốt nghiệp

- Bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn quan tâm, chia sẻ, động viên tôi trongsuốt thời gian thực hiện luận văn

Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

UBND Ủy ban nhân dân

NNT Người nộp thuế

NSNN Ngân sách nhà nước

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Danh mục các chữ viết tắt iii

Mục lục iv

Danh mục các bảng vii

Danh mục các hình viii

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Phương pháp nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Kết cấu của luận văn: 5

PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH THUẾ 6

1.1 Cán bộ, công chức hành chính Nhà nước 6

1.2 Khái niệm công chức hành chính Nhà nước 6

1.3 Yêu cầu đối với cán bộ, công chức hành chính nhà nước 7

1.4 Cán bộ, công chức ngành Thuế 8

1.4.1 Khái niệm cán bộ, công chức ngành Thuế 8

1.4.2 Đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức ngành Thuế 8

1.4.3 Phân loại cán bộ, công chức ngành thuế 10

1.5 Chất lượng cán bộ, công chức ngành Thuế 11

1.5.1 Khái niệm chất lượng cán bộ, công chức ngành Thuế 11

1.5.2 Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cán bộ, công chức ngành Thuế 12

1.5.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức ngành Thuế 18

1.6 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức ngành Thuế tại một số tỉnh, thành phố 21 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

1.6.1 Cục thuế tỉnh Quảng Bình 21

1.6.2 Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh 22

1.6.3 Bài học kinh nghiệm 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG TRỊ 24

2.1 Khái quát về Cục Thuế tỉnh Quảng Trị 24

2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chưc hoạt động của Cục Thuế tỉnh Quảng Trị 24

2.1.2 Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu thuế và tình hình chi NSNN tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014 -2016 30

2.2 Thực trạng chất lượng cán bộ, công chức tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị 32

2.2.1 Tình hình lao động và biên chế của ngành Thuế 32

2.2.2 Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị 34

2.2.3 Về phẩm chất chính trị CBCC tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị 34

2.2.4 Về phẩm chất đạo đức lối sống CBCC tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị 35

2.2.5 Trình độ cán bộ, công chức tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị 37

2.2.6 Thực trạng về kỹ năng công tác của các cán bộ, công chức tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị 39

2.3 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị 41

2.3.1 Công tác tuyển dụng của CBCC tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị 41

2.3.2 Công tác sử dụng và đánh giá CBCC tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị 42

2.3.3 Công tác quy hoạch và đào tạo bồi dưỡng của cán bộ, công chức tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị 44

2.3.4 Chế độ đãi ngộ, thu hút nhân tài đối với cán bộ, công chức tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị 47

2.4 Đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị 47

2.4.1 Những kết quả đạt được 47

2.4.2 Những hạn chế về chất lượng CBCC tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị 48

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 51 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG

CHỨC TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG TRỊ 53

3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của ngành Thuế đến năm 2020 53

3.1.1 Định hướng phát triển 53

3.1.2 Mục tiêu phát triển 56

3.2 Định hướng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức Cục Thuế tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 57

3.2.1 Nâng cao năng lực chuyên môn công chức ngành thuế 57

3.2.2 Nâng cao tinh thần làm chủ của cán bộ công chức ngành thuế 58

3.2.3 Không ngừng phát huy năng lực, cải tiến, sáng kiến trong công việc 60

3.2.4 Xây dựng trách nhiệm công vụ phục vụ người nộp thuế 61

3.3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị 62

PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79

1 Kết luận 79

2 Kiến nghị 79

2.1 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý cấp trên Tổng cục Thuế 79

2.2 Kiến nghị đối với cấp ủy, chính quyền địa phương 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

PHỤ LỤC 84

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ

BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂNTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Kết quả thu NSNN của Cục Thuế tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016

Bảng 2 2: Tổng hợp nguồn kinh phí hoạt động của Cục Thuế tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016 31

Bảng 2.3: Tình hình lao động và biên chế của ngành Thuế biến động qua các năm 2014-2016: 33

Bảng 2.4: Cơ cấu về độ tuổi của CBCC tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị 34

Bảng 2.5: Trình độ chuyên môn CBCC tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị 37

Bảng 2.6: Trình độ lý luận chính trị của CBCC tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị 38

Bảng 2.7: Trình độ tin học, ngoại ngữ CBCC tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị 39

Bảng 2.8: Tổng hợp ý kiến đánh giá của người nộp thuế về chất lượng dịch vụ 40

Bảng 2.9: Tổng hợp ý kiến đánh giá tuyển dụng CBCC Cục Thuế 42

Bảng 2.10: Phân loại cán bộ, công chức qua các năm 2014 - 2016 44

Bảng 2.11: Kết quả đào tạo nguồn nhân lực của Cục Thuế tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014 - 2016 46

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

TrangHình 2 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Cục Thuế tỉnh Quảng Trị 29

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự phát triển của mỗi quốc gia đều cần có các nguồn lực như: Tài nguyên thiênnhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người… Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực

con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh

tế của các quốc gia từ trước đến nay Một quốc gia cho dù có tài nguyên thiên nhiênphong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng thiếu những con người có trình độ, khả

năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng đạt được sự phát triển như mong

muốn

Việc khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là vấn đề hết sức quantrọng, tuy nhiên đến nay những tiềm năng quan trọng này vẫn chưa được chú ý khai

thác đầy đủ, đúng mức và hiệu quả

Hệ thống thuế là một bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước có tư cách phápnhân, thay mặt Nhà nước đảm nhiệm nhiệm vụ quản lý Thuế bằng các hình thức và

phương pháp hoạt động nhất định Hoạt động của cơ quan Thuế mang tính quyền lực

và được đảm bảo bằng quyền lực Nhà nước, hoạt động đó được tuân thủ theo thủ tục

do pháp luật quy định Hệ thống thuế bao gồm Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục Thuế,

được tổ chức ngành dọc theo địa giới hành chính Với chức năng thay mặt Nhà nướcđảm nhiệm, nhiệm vụ quản lý Thuế, các cán bộ thuế thường xuyên tiếp xúc với nhândân (người nộp thuế) do vậy chất lượng cán bộ, công chức trong ngành thuế là vấn đề

hết sức quan trọng

Trong quá trình phát triển và trưởng thành, cán bộ, công chức ngành thuế đã rènluyện giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, tận tụy hết lòng phục vụ nhân dân, nêucao tinh thần trách nhiệm sẵn sàng nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ trong mọi

điều kiện thuận lợi và khó khăn, kiên quyết đấu tranh với mọi hành vi gian lận, buôn

lậu, trốn thuế, nhiều tấm gương điển hình đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu

Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới, nhiều Huân chương, Huy chương, Bằng

khen của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và của ngành trao tặng cho các tập thể và cá nhânxuất sắc

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

Tuy nhiên do tác động của nền kinh tế thị trường hiện tượng tiêu cực trong cán

bộ, công chức như vi phạm đạo đức lối sống của người cán bộ cách mạng thể hiện ở sựquan liêu, cửa quyền, sách nhiễu lãng phí chưa thật cần, kiệm, liêm, chính, chưa tậntâm với công việc, thái độ giao tiếp ứng xử với người nộp thuế còn thiếu văn hoá, thậmchí còn có một số cán bộ thuế thiếu gương mẫu vi phạm pháp luật thuế, trình độchuyên môn, nghiệp vụ, năng lực của một số cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng đượcyêu cầu hiện đại hoá hệ thống chính sách thuế, một số cán bộ vi phạm về quy trìnhnghiệp vụ

Nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế yếu kém đó là: Công tác quản lý cán bộ,quản lý thời gian, chất lượng hiệu quả công việc có lúc có nơi còn lỏng lẻo Ý thức tựhọc tập chưa cao, năng lực trình độ của nhiều cán bộ thuế còn yếu, nên việc thực thicông vụ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, khó bố trí công việc Ý thức chấphành kỷ cương, kỷ luật của một số cán bộ thuế vẫn còn trường hợp chưa nghiêm túc

Để khắc phục những khuyết điểm, yếu kém về công tác chuyên môn và sự suy

giảm về đạo đức và lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức thuế cần phải tăng

cường công tác giáo dục, học tập rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên

nhằm củng cố nền tảng tinh thần của xã hội tạo ra động lực phát triển xã hội trong sựnghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế Để đáp ứng Chiến lược phát triển ngành Thuế đến

năm 2020 cũng như mục tiêu của chiến lược phát triển nguồn nhân lực thì yêu cầu đặt

ra đối việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cần được quan tâm, chú trọng

Nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng cán bộ, côngchức tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị là một việc làm hết sức khó khăn, gian nan, vất vả

nhưng lại mang ý nghĩa hết sức quan trọng và là cơ sở để thực hiện chiến lược phát

triển lâu dài của Cục Thuế tỉnh Quảng Trị nói riêng và ngành Thuế cả nước nói chung

Tôi quyết định chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức tại Cục Thuế

tỉnh Quảng Trị” để tiếp tục khẳng định những giá trị lý luận, thực tiễn về công tác

quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn cán bộ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tiễn từCục Thuế tỉnh Quảng Trị, sẽ vận dụng lý luận vào điều kiện thực tế để đánh giá chất

lượng, các tiêu chí, yếu tố ảnh hưởng chất lượng cán bộ, công chức ngành thuế; phân

tích thực trạng cán bộ, công chức tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị, từ đó đề xuất các giảipháp, kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, công chức tại Cục Thuế tỉnhQuảng Trị

2.2 Mục tiêu cụ thể

Căn cứ vào chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020 đề tài tập

trung nghiên cứu giải quyết một số nội dung sau:

- Hệ thống hóa cơ sở khoa học, những vấn đề lý luận và thực tiễn chất lượng cán

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin:

+ Thông tin thứ cấp: Các số liệu thống kê được thu thập từ sách, báo, tạp chí, các

văn bản pháp luật của các cơ quan ban ngành trung ương đến địa phương và các tài

liệu, báo cáo do Cục Thuế tỉnh Quảng Trị

+ Thông tin sơ cấp: Để tiến hành phân tích đánh giá thực trạng chất lượng cán bộcông chức tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị, đề tài dự kiến điều tra 50 nhân viên Văn phòngCục Thuế và 100 người nộp thuế do Cục Thuế tỉnh Quảng Trị quản lý

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

Bảng 1 1: Cơ cấu điều tra người nộp thuế và cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh

Quảng Trị

Nội dung điều tra

Tổng thể Mẫu điều tra Số

lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số

lượng (người)

Tỷ lệ (%)

I Tổng số công chức Văn phòng Cục Thuế 102 100 50 100

7 Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 5 4,9 2 4

9 Phòng Hành chính-Quản trị-Tài vụ-Ấn chỉ 23 22,5 11 22

II Tổng số người nộp thuế 15.753 100 100 100

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Quảng Trị

- Phương pháp điều tra, chọn mẫu: Các số liệu khảo sát được thu thập thông qua

điều tra chọn mẫu bằng phương pháp câu hỏi và phỏng vấn đối với một số cán bộ, công

chức và khách hàng (người nộp thuế) và cán bộ quản lý đối với chất lượng đào tạo,chất lượng công việc được giao, chất lượng phục vụ của cơ quan Thuế

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Thông qua số liệu thu thập được từ côngchức và điều tra phỏng vấn tổng hợp để phân tích đánh giá thực trạng chất lượng cán

bộ, công chức tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu chất lượng cán bộ, công chức nói chung, chất

lượng cán bộ công chức ngành Thuế Quảng Trị nói riêng

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu về chất lượng cán bộ, công chức tại CụcThuế tỉnh Quảng Trị

+ Về thời gian: Giai đoạn 2014 – 2016 và đề ra giải pháp đến năm 2020

5 Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được kết câu gồm 03

chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng cán bộ, công chức ngành Thuế

Chương 2: Thực trạng chất lượng cán bộ, công chức tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị.Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức Thuế tại Cục Thuế

tỉnh Quảng Trị

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

NGÀNH THUẾ 1.1 Cán bộ, công chức hành chính Nhà nước

Theo khoản 1 điều 4 Luật cán bộ, công chức được Quốc hội nước cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008 và có hiệu lựcthi hành từ ngày 01/01/2010 quy định cụ thể như sau:

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đâygọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung

là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.(Chức vụ, chứcdanh cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước được quy định trong các văn bảnkhác có liên quan)

1.2 Khái niệmcông chức hành chính Nhà nước

Theo Khoản 2 điều 4 Luật cán bộ, công chức được Quốc hội nước cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008 và có hiệulực thi hành từ ngày 01/01/2010 quy định cụ thể như sau:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức

vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chínhtrị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân độinhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;

trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan

chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của

Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung làđơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối

với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương

được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.Theo điều 34 của luật trên thì công chức được phân loại như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

- Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân loại như sau:

a) Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc

- Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau:

a) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;

b) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

1.3 Yêu cầu đối với cán bộ, công chức hành chính nhà nước

Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia Tôn trọng nhân dân, tận tụyphục vụ nhân dân Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát củanhân dân Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vàpháp luật của Nhà nước Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao

Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan,

tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật

trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước Chủ động và phối hợp chặt chẽ

trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị Bảo vệ, quản

lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao

Chấp hành quyết định của cấp trên Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là tráipháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp

người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành

phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thờibáo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định Người ra quyết định phải chịu tráchTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy

Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức;

Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hànhtiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng,lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở

trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc

quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch,cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;

Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan cóthẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;

1.4 Cán bộ, công chức ngành Thuế

1.4.1 Khái niệm cán bộ, công chức ngành Thuế

Cán bộ, công chức Thuế là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vàongạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan thuế nhà nước ở trung ương, cấp tính, cấphuyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

1.4.2 Đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức ngành Thuế

Đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế được hình thành và phát triển gắn liền với

quá trình cách mạng của nước ta, trải qua các thời kỳ khác nhau Ngoài những đặc

điểm chung, do đặc thù nghề nghiệp, lĩnh vực công tác, đội ngũ cán bộ, công chức thuế

còn có một số đặc điểm như sau:

- Đội ngũ CBCC thuế là một bộ phận nguồn nhân lực quan trọng trong hệ thốngthuế Nhà nước do Đảng và Nhà nước lãnh đạo Hệ thống thuế gồm: Tổng cục thuế; cụcthuế các tỉnh, thành phố; Chi cục thuế các huyện, thành phố, thị xã Theo quy định hiệnTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

hành, những người đang làm việc trong hệ thống thuế đuề được coi là cán bộ, côngchức thuế.

- Ngành thuế thường xuyên có sự luân chuyển bố trí CBCC giữa các tổ chứctrong hệ thống Chẳng hạn cán bộ làm việc trong cơ quan Tổng cục thuế có thể luânchuyển về Cục thuế các tỉnh thành phố làm việc và ngược lại

- Đội ngũ CBCC thuế là những người làm trong công sở thuế, hưởng lương từ

ngân sách nhà nước, được xếp vào ngạch bậc nhất định phù hợp với trình độ đào tạo,được sử dụng quyền lực của Nhà nước để thực thi công vụ công chức trong các công

sở thuế trên cơ sở chức năng nhiệm vụ do pháp luật quy định Cán bộ, công chức thuế

là nhân tố hợp thành công sở thuế, là người đại diện cho nhà nước, cho cơ quan thuế để

xử lý các mối quan hệ với người nộp thuế theo quy định của pháp luật Cán bộ, côngchức thuế được coi là dây chuyền, cầu nối giữa Đảng, chính phủ với nhân dân, là người

đem chính sách, pháp luật thuế của Nhà nước tuyên truyền, giải thích cho nhân dân

hiểu và thi hành nhằm thu đủ, thu đúng, thu kịp thời tiền thuế của người nộp thuế vào

ngân sách nhà nước đồng thời biết lắng nghe ý kiến phản ánh của nhân dân về chính

sách thuế để góp ý với Đảng, Nhà nước nhằm sửa đổi bổ sung chính sách, pháp luậtthuế cho đúng, phù hợp với thực tiễn

Vì vậy nếu đội ngũ CBCC thuế yếu kém thì chính sách thuế không thể thực hiệntốt được, mặt khác việc hoạch định, xây dựng chính sách thuế mới sẽ dễ sai lầm vàkhông phù hợp

- Cán bộ, công chức thuế là công bộc của dân(người nộp thuế) nghĩa là ngườiphục vụ các nhu cầu của nhân dân, của xã hội trong khuôn khổ pháp luật Để phục vụ

nhân dân Nhà nước trao quyền cho cán bộ để làm phương tiện pháp lý để họ hoàn

thành tốt bổn phận công vụ công chức do mình đảm nhiệm Chủ tịch Hồ chí Minh viết:

“Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành Nếu không giữ đúng

cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở lên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân” Để trở thànhcông bộc của nhân dân CBCC thuế phải quán triệt quan điểm khi phục vụ phải tôntrọng pháp luật, tận tụy phục vụ nhân dân Thực hiện nguyên tắc bình đẳng trước phápluật, cán bộ công chức thuế cần phải có lương tâm trong sáng, chí công vô tư, có trìnhTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

độ chuyên môn, kỹ năng quản lý hành chính, và phương pháp công tác để thực thi công

vụ, tạo được sự tín nhiệm với nhân dân, điều đó đòi hỏi người cán bộ thuế phải thườngxuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình độ chuyên môn mới trởthành công bộc của nhân dân

Do vậy, cán bộ, công chức Thuế có vị trí vai trò rất quan trọng trong bộ máy cơquan thuế Để đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong sự nghiệp đổi mới đòi hỏi cán bộ thuếkhông ngừng phải thành thạo về chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ mà còn phải có phẩmchất đạo đức và lối sống lành mạnh, liêm, chính Điều đó đặt ra yêu cầu cán bộ, côngchức thuế phải thường xuyên rèn luyện đạo đức và lối sống, học tập nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ để “có tâm trong sáng và có nghề tinh thông”

1.4.3 Phân loại cán bộ, công chức ngành thuế

Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật cán bộ công chức năm 2008: “ Công

chức bao gồm: công chức trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức chínhtrị, xã hội, công chức trong cơ quan nhà nước; công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản

lý của đơn vị sự nghiệp công lập; công chức tron cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhândân mà không phải là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; côngchức trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sỹquan chuyên nghiệp”

Điều 34 của Luật Cán bộ công chức năm 2008 quy định về phân loại công chức:

* Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân loại như sau:

a) Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc

* Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

a) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

b) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Điều 9,10, 11,12,13 chương III, thông tư 09/2010/TT-BNV ngày 11/9/2010 của

Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Thuế

* Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức thuế được xếp loại như sau:

- Kiểm tra viên cao cấp thuế (mã ngạch 06.036)

- Kiểm tra viên chính thuế (mã ngạch 06.037)

- Kiểm tra viên thuế (mã ngạch 06.038)

- Kiểm tra viên cao đẳng thuế (mã ngạch 06a.038)

- Kiểm tra viên trung cấp thuế (mã ngạch 06.039)

1.5 Chất lượng cán bộ, công chức ngành Thuế

1.5.1 Khái niệm chất lượng cán bộ, công chức ngành Thuế

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, có thểhiểu chất lượng cán bộ, công chức là khả năng giải quyết các vấn đề thuộc tất cả các lĩnhvực, khả năng thỏa mãn các yêu cầu của tổ chức, cá nhân (khách hàng) về cung ứng cácdịch vụ hành chính Tiêu chí để đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cũng đa dạng: cóthể là tỷ lệ giải quyết về hồ sơ đảm bảo đúng quy định về thời gian, quy trình, thủ tục; cóthể là sự đo lường về mức độ thỏa mãn của người dân (người nộp thuế) khu hưởng thụdịch vụ hành chính liên quan đến các yếu tố, như sự hài lòng về thái độ phục vụ, sự hàilòng về thời gian giải quyết công việc của người dân (người nộp thuế)

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế là chất lượng lao động và tinhthần phục vụ nhân dân (người nộp thuế) của đội ngũ cán bộ, công chức thuế Nhà nướctrong thực thi công vụ

Chất lượng Cán bộ, công chức ngành thuế thể hiện mối quan hệ phối hợp, hợp tácgiữa các yếu tố, các thành viên cấu thành bản chất bên trong của đội ngũ cán bộ, côngchức thuế Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế phụ thuộc vào chất

lượng của từng cán bộ, công chức Được thể hiện ở trình độ, chuyên môn, sự hiểu biết

về chính trị, xã hội, phẩm chất đạo đức, khả năng thích nghi với sự chuyển đổi của nềnkinh tế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

Chất lượng của cán bộ, công chức ngành thuế được phản ánh thông qua các tiêuchuẩn phán ánh trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học, các kỹ

năng, kinh nghiệm trong quản lý, thái độ chính trị đạo đức của người cán bộ, công

chức Chất lượng cán bộ, công chức ngành thuế còn bao hàm tình trạng sức khỏe của

đội ngũ CBCC trong thực thi công vụ

Chất lượng của CBCC ngành thuế được nâng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi đểhoàn thành chức năng, nhiệm vụ của bộ máy ngành thuế, nâng cao hiệu lực, hiểu quảquản lý nhà nước về lĩnh vực thu ngân sách và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trongcông tác quản lý về thuế

1.5.2 Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cán bộ, công chức ngành Thuế

1.5.2.1 Về phẩm chất chính trị

Luôn luôn quán triệt, cụ thể hoá đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà

nước vào ngành, lĩnh vực và đơn vị được phân công phụ trách hoặc công tác Nhận

thức và vận dụng đúng đắn chủ trương, nghị quyết của cấp uỷ, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước vào nhiệm vụ lĩnh vực được phân công; ý thức trách nhiệm trong thựchiện nhiệm vụ được giao Đấu tranh bảo vệ cương lĩnh, điều lệ, quan điểm; đường lối,chính sách của Đảng, Nhà nước đặc biệt là chính sách thuế

Có ý thức học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ Cótrình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách vàpháp luật của nhà nước để có thể nhận biết đầy đủ về quan điểm đường lối của đảng,chính sách của nhà nước để vận dụng vào thực tiễn công tác hoặc chuyển tải các thông

tin đến mọi người dân một cách chính xác và kịp thời

Có lý lịch rõ ràng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tư tưởng đổi mới, dámnghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm cá nhân; không có biểu hiện tiêu cực, sách nhiễu,cửa quyền, tham ô, tham nhũng, lãng phí

1.5.2.2 Về phẩm chất đạo đức và lối sống

Thực hiện những việc cán bộ, công chức không được làm theo quy định trongLuật cán bộ, công chức; 10 điều kỷ luận của cán bộ thuế, những điều cần xây, cầnchống Việc chấp hành các quy định của Đảng và Nhà nước về phòng chống thamnhũng, lãng phí và các tiêu cực Tinh thần đấu tranh chống tham nhũng, trong ngành vàTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

đơn vị mình phụ trách hoặc công tác; nhận thức, ý thức trách nhiệm và tinh thần đấu

tranh; kiểm điểm việc nghiên cứu học tập, xây dựng kế hoạch và kết quả phấn đấu, rènluyện nâng cao đạo đức cách mạng thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh”: Gắn với công tác giáo dục rèn luyện đạo đức lối sống; gương mẫu chấp

hành các quy định thực hiện công tác phòng chống ma tuý, trọng tâm là thực hiện cam

kết 4 không (không chồng, tàng trữ, mua bán và sử dụng chất ma túy) Giữ gìn sự đoànkết thống nhất trong cơ quan, đơn vị Có ý thức chấp hành các quy định của Đảng và

Nhà nước của ngành thuế trong việc để vợ (chồng), con, người thân lợi dụng chức vụ

của mình để thu vén cá nhân nhằm trục lợi bất chính

Có tinh thần đoàn kết nội bộ; gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lốicủa Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan và nơi cư trú;

Chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế dân chủ cơ sở trong quá trìnhthực hiện nhiệm vụ chính trị được giao

1.5.2.3 Về trình độ chuyên môn, chính trị, quản lý nhà nước và ngoại ngữ

Cán bộ, công chức thuế phải am hiểu chính sách pháp luật thuế, về kế toán, tàichính, kinh tế Phải là người được đào tạo chuyên ngành tài chính, kế toán, kinh tếquản trị kinh doanh hoặc luật kinh tế Ngoài ra đối với cán bộ, công chức liên quan đếncông nghệ thông tin, văn thư lưu trữ thì cần được đào tạo quan các lĩnh vực liên quan,bằng cấp phải được đào tạo từ trung cấp đến đại học trên đại học trở lên

Cán bộ thuế phải được đào tạo, học tập: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Cán bộ làcái gốc của mọi công việc, thì huấn luyện là công việc gốc của Đảng Theo Người,huấn là dạy dỗ, luyện là rèn giũa cho sạch những vết xấu xa trong đầu óc Học để làmviệc, làm người, làm cán bộ Học để phụng sự đoàn thể, nhân dân, Tổ quốc và nhânloại Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đã nêu

rõ: “Mọi cán bộ Đảng viên trước hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải có kế hoạchthường xuyên học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức và hoạt động thực

tiễn Học tập là một nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ Đảng viên và phải quy địnhthành chế độ Lười học tập, lười suy nghĩ không thường xuyên tiếp nhận thông tin mới,những hiểu biết mới cũng là một biểu hiện của sự suy thoái”

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

Cán bộ phải được đào tạo toàn diện cả về chính trị, pháp luật, quản lý hành chính

nhà nước, yêu cầu nghiệp vụ theo vị trí công việc, ngoại ngữ, tin học và kĩ năng quản

lý, đạo đức cán bộ… Đào tạo nâng cao trình độ học vấn theo bằng cấp quốc gia, quốc

tế, theo nhu cầu của cơ quan Đặc biệt cần quan tâm đế đào tạo ngoại ngữ, tin học đốivới cán bộ ở những vị trí công tác có liên quan đến yếu tố nước ngoài để có khả năng

đáp ứng yêu cầu quản lý của ngành Thuế hiện tại và tương lai Trong điều kiện hội

nhập kinh tế quốc tế của nước ta đang phát triển trên cả bề rộng và chiều sâu Giáo dụccho cán bộ trong cơ quan Thuế có tinh thần trách nhiệm học tập và rèn luyện để tạothành nếp sống và nhu cầu không thể thiếu được "Học để biết, học để làm việc, học đểchung sống, học để tự khẳng định mình" – điều kiện đó sẽ hình thành nét đẹp văn hóa

và truyền thống của cơ quan – Học tập là nghĩa vụ suốt đời của người cán bộ Thuế và

ai cũng phải chăm lo học tập, nếu không sẽ không đáp ứng được yêu cầu của cáchmạng Nếu cán bộ thuế nào sao nhãng học tập thì dư luận phải chê trách và coi đó nhưnhững "tế bào" đang có dấu hiệu suy thoái cần có biện pháp chữa trị ngay

Do vậy về trình độ chuyên môn đối với đội ngũ cán bộ, công chức thuế được quy

định các tiêu chuẩn chuyên môn, lý luận và quản lý nhà nước như sau:

* Tiêu chuẩn chung: Cán bộ, công chức lãnh đạo ở các cấp đơn vị của Tổng cụcThuế phải có bằng tốt nghiệp đại học; đối với cán bộ dưới 45 tuổi khi bổ nhiệm vào cácchức danh quản lý phải có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy hoặc có bằng thạc sỹ,tiến sỹ phù hợp với yêu cầu chuyên ngành của vị trí công tác, có trình độ lý luận từtrung cấp trở lên, trình độ quản lý Nhà nước được đào tạo từ chuyên viên trở lên

* Tiêu chuẩn cụ thể đối với một số loại chức danh và địa bàn:

- Các vị trí sau đây: Cán bộ phải có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy hoặc cóbằng thạc sỹ, tiến sỹ phù hợp với yêu cầu chuyên ngành của vị trí công tác (không phânbiệt về độ tuổi); có trình độ lý luận từ cao cấp trở lên, trình độ quản lý Nhà nước được

đào tạo từ chuyên viên chính trở lên; Có trình độ B trở lên theo tiêu chuẩn trong nước

hoặc trình độ tương đương theo tiêu chuẩn quốc tế của một trong các ngoại ngữ: Anh,

Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc

+ Lãnh đạo từ cấp Phó Trưởng phòng và tương đương trở lên của Vụ, Cục và

tương đương thuộc cơ quan Tổng cục Thuế (bao gồm cả cấp Trưởng, cấp Phó của các

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục và tương đương).

+ Lãnh đạo từ cấp Phó Trưởng phòng trở lên của các Vụ, Cục và tương đươngthuộc cơ quan Tổng cục (bao gồm cả cấp Trưởng, cấp Phó của các đơn vị sự nghiệptrực thuộc Cục)

+ Cấp Trưởng, cấp Phó của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Thuế.+ Cục trưởng, Phó Cục trưởng của các Tổng cục tại thành phố Hà Nội và thànhphố Hồ Chí Minh

- Ở các địa phương miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộcthiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì có thể xem xét từng

trường hợp cụ thể để bổ nhiệm vào chức danh quản lý

- Đối với cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số, trường hợp không đủ tiêuchuẩn về trình độ chuyên môn đào tạo nhưng có năng lực nổi trội trong chỉ đạo thựctiễn, được cán bộ trong đơn vị tín nhiệm thì có thể xem xét từng trường hợp cụ thể để

bổ nhiệm chức danh lãnh đạo

- Đối với chức danh đội trưởng: Tiêu chuẩn chung là phải có bằng tốt nghiệp cao

đẳng trở lên phù hợp với yêu cầu chuyên ngành của vị trí công tác, ưu tiên là cán bộ có

trình độ tốt nghiệp đại học trở lên, cán bộ đào tạo hệ chính quy

+ Ở các Chi cục Thuế thuộc địa bàn biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng có điềukiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trường hợp có thể xem xét bổ nhiệm cán bộ tốtnghiệp trung cấp phù hợp với yêu cầu chuyên ngành của vị trí công tác

+ Đối với cán bộ nữ, cán bộ dân tốc thiểu số trường hợp chỉ có trình độ trung cấp

(phù hợp với yêu cầu chuyển ngành của vị trí công tác)

- Công chức ở các vị trí công tác khác phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp

vụ, văn bằng chứng chỉ để phù hợp với vị trí công việc được sắp xếp, phân công như:Làm nhiệm vụ tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; kê khai và kế toán thuế; quản lý nợ

và cưỡng chế nợ thuế; thanh tra, kiểm tra thuế; lĩnh vực công nghệ thông tin và Hành

chính- Quản trị- Nhân sự - Tài vụ -Ấn chỉ…vv

1.5.2.4 Về kỹ năng nghề nghiệp và năng lực thực tiễn

- Cán bộ, công chức thuế phải sử dụng thành thạo máy vi tính và các trang thiết bị

văn phòng để phục vụ cho công tác và yêu cầu hiện đại hoá ngành; phải có khả năng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

phân tích báo cáo tài chính, hồ sơ khai thuế, kỹ năng tổng hợp, quan hệ phối hợp chia

sẻ, thu hút động viên …để linh hoạt trong giao tiếp với khách hàng, nhanh chóng hiệuquả khi giải quyết công việc

- Kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ là khả năng hoàn thành chức trách, nhiệm vụ

được giao bao hàm kiến thức, hiểu, biết về cái đúng, hướng tới cái đúng và làm theocái đúng, các kỹ năng và nhân cách Là tổng hợp các yếu tố chuyên môn được đào tạo,

những kinh nghiệm làm việc năng khiếu cá nhân trong làm việc Như vậy, khi đề cập

đến năng lực cán bộ thường bao gồm hai yếu tố đó là:

- Khả năng thực hiện nhiệm vụ (đây là yếu tố mang tính tiềm năng, tiềm ẩn trong

con người cán bộ)

- Thực hiện nhiệm vụ (đây là yếu tố thực hiện tạo ra sản phẩm cụ thể có thể đánh

giá được về số lượng, chất lượng và hiệu quả)

- Năng lực cán bộ không phải tự nhiên mà có, nó phải được rèn luyện, đào tạo ở

trong nhà trường và trong thực tế công việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Năng lực

của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có phần lớn do công tác giáo dục rèn luyện tạo nên” Vì vậy, để xây dựng đội ngũ cán bộ thuế có năng lực hoàn thành

xuất sắc nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao, cơ quan thuế cần phải thực hiện

- Cơ quan thuế đòi hỏi cán bộ thuế cần có năng lực sáng tạo và đề xuất phươngthức thực thi công việc Căn cứ vào vị trí công việc được giao cán bộ thuế phải thường

xuyên phân tích đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm trong tổ chức công việc để có sáng

kiến, cải tiến và áp dụng sáng kiến, cải tiến vào công việc Đồng thời phải biết ứngdụng những tiến bộ khoa học công nghệ, khoa học quản lý trong tổ chức công việcnhằm đạt được hiệu suất và hiệu quả cao

- Cơ quan thuế yêu cầu cán bộ thuế khi thi hành công vụ phải giải quyết các mốiquan hệ giữa cán bộ với nhà nước (theo văn bản pháp luật) với nhân dân, với cán bộcông chức trong các cơ quan nhà nước Giải quyết đúng và giải quyết tốt các mối quan

hệ yêu cầu cán bộ phải có năng lực, trí tuệ Điều đó đòi hỏi cán bộ thuế phải học tậprèn luyện và phát huy yếu tố ý thức vượt trội trong con người để cải tiến, sáng kiến quytrình công việc nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao (Trong ý thức của con người có

ý thức vượt trội và ý thức trì trệ, nếu biết động não làm cho ý thức vượt trội tăng lên sẽthắng ý thức trì trệ nhờ đó sẽ có cải tiến, sáng tạo.v.v.)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

- Ngoài các yêu cầu trên đối với cán bộ, công chức làm quản lý phải có các tiêu chí:+ Về năng lực: Có năng lực tổ chức, thu nhận thông tin, xử lý thông tin và phốihợp, thực hiện các chủ trương, pháp luật chính sách chế độ của Đảng, Nhà nước vềquản lý thuế Có năng lực tổng hợp, phân tích, đánh giá, đề xuất sáng kiến, cải tiến,nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý thuế Có năng lực thuyết trình, tuyên truyền vận

động nhân dân thực hiện pháp luật quản lý thuế Có năng lực tư duy đổi mới phù hợp

với chủ trương của Đảng và Nhà nước Có khả năng đoàn kết, tập hợp quần chúng;

được công chức, người lao động trong đơn vị tín nhiệm Có khả năng phối hợp tốt vớicác cơ quan, đơn vị tại địa phương và các đơn vị thuộc ngành thuế trong việc tổ chức

thực hiện nhiệm vụ được giao

+ Về hiểu biết: Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và phápluật của nhà nước về phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và cả nước nói chung;Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nướctheo chức năng, nhiệm vụ của Cục Thuế, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính; Hiểu biết sâu

về nghiệp vụ chuyên môn theo lĩnh vực công tác; có kinh nghiệm tổ chức, quản lý,

điều hành; Am hiểu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương, của đất nước,

của các nước trong khu vực và trên thế giới

1.5.2.5 Các tiêu chuẩn khác

- Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao

- Đối với các chức vụ cần có các tiêu chuẩn riêng (như báo chí, thanh tra,…), phải

đáp ứng đủ các tiêu chuẩn do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định

- Trường hợp cán bộ, công chức xem xét bổ nhiệm ở các chức vụ cao hơn hiện

đang nắm giữ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chức danh tương ứng với

Trang 28

+ Không xem xét bổ nhiệm chức vụ cao hơn đối với cán bộ, công chức trong thờigian xem xét, xử lý kỷ luật hoặc trong thời gian thi hành kỷ luật.

+ Bổ nhiệm đối các chức danh Cục Trưởng và Phó Cục trưởng phải có 5 nămcông tác trở lên trong ngành tài chính, trong đó có ít nhất 3 năm làm công tác thuộclĩnh vực chuyên môn quản lý

+ Bổ nhiệm đối các chức danh Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuếphải có 4 năm công tác trở lên trong ngành tài chính, trong đó có ít nhất 3 năm công tácthuộc lĩnh vực chuyên môn quản lý

+ Bổ nhiệm đối các chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và chức vụ

tương đương thuộc cơ quan Cục Thuế phải có 3 năm công tác trở lên trong ngành tàichính, trong đó có ít nhất 2 năm công tác thuộc lĩnh vực chuyên môn quản lý

+ Bổ nhiệm đối các chức danh Đội trưởng, Phó Đội trưởng Chi cục Thuế phải có

2 năm công tác trở lên trong ngành tài chính, trong đó có ít nhất 1 năm công tác thuộc

lĩnh vực chuyên môn quản lý

1.5.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức ngành Thuế

1.5.3.1 Các nhân tố khách quan

Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chất lượng đôi ngũ cán bộ, công chức thuếbao gồm các nhân tố như: Hoàn cảnh và lịch sử ra đời của cán bộ, công chức, tình hìnhkinh tế-chính trị, xã hội của đát nước trong từng giai đoạn lịch sử, trình độ văn hóa, sứckhỏe chung của dân cư, sự phát triền của nền giáo dục quốc dân, sự phát triển của sựnghiệp y tế trong chăm lo sức khỏe cộng đồng, chất lượng của thị trường cung ứng lao

động Sự phát triển của công nghệ thông tin, đường lối phát triển kinh tế, chính và quanđiểm sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức của Đảng, nhà nước của các Bộ, ngành

Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức như sự

đổi mới nhanh chóng của nền kinh tế nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và

sự phát triển vượt bậc của khoa hoạc công nghệ, sức ép của tiến trình toàn cầu hóa và tự

do hóa thương mại ngày càng gia tăng ở tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới

Mặt khác, một số vấn đề quan trọng là hệ thống chính trị phải không ngừng đượccủng cố, trưởng thành và vững mạnh toàn diện, đủ sức lãnh đạo thực hiện thắng lợi sựnghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

Do đặc thù của đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế có tính thống nhất cao

trong toàn bộ hệ thống, chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật hiện hành( Luật cán

bộ, công chức; các nghị định, thông tư về thực hiện luật này); nên chất lượng và nângcao chất lượng cán bộ, công chức ngành thuế chịu sự tác động và chi phối của thể chếquản lý đội ngũ cán bộ, công chức này

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế, quốc tếcũng là một nhân tố khách quan ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứcngành thuế Bởi đây là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn hệ thống chính trị

nhà nước, trong đó có vai trò của độ ngũ cán bộ, công chức ngành thuế Chính đội ngũ

này là những người tham mưu, thực hiện chính sách của nhà nước và lĩnh vực thuế(quản lý thu ngân sách nhà nước) và chỉ đạo thực hiện từng mục tiêu của đường lối,chiến lược phát triển kinh tế xã hội Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế

đối với sự nghiệp xây đựng đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra việc nâng

cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế và coi đó là một yêu cầu tất yếu,khách quan, cần thiết và mang tính cấp bách

1.5.3.2 Các nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ, công chức ngành thuếgồm các nhân tố:

* Công tác tuyển dụng cán bộ, công chức ngành thuế

Tuyển dụng cán bộ, công chức ngành thuế là khâu quan trọng quyết định chất

lượng đội ngũ CBCC Nếu công tác tuyển dụng được thực hiện tốt thì sẽ tuyển chọnđược những người thực sự có năng lực, phẩm chất tốt bổ sung cho lực lượng CBCC.Ngược lại, nếu công tác tuyển dụng không được quan tâm đúng mức thì sẽ không lựa

chọn được những người đủ năng lực và phẩm chất bổ sung cho lực lượng này

*Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế

Về vai trò của công tác đào tạo, tác giải người Anh, Alvin Tofer đã viết: “con

người nào không được đào tạo, con người đó sẽ bị xã hội loại bỏ Dân tộc nào khôngđược đào tạo, dân tộc đó sẽ bị đào thải” Từ năm 1956 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từngnói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và “không có giáo dục, không có cán bộ thì

nói gì đến nền kinh tế, văn hóa” Vì thế, có thể nói giáo dục – đào tạo là con đường cơTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

bản để nâng cao kiến thức toàn diện và trình độ lành nghề cho nguồn nhân lực, là chìa

khóa để con người mở cửa đi vào các ngành, các lĩnh vực hoạt động

Đào tào, bổi dưỡng quyết định trực tiếp tới chất lượng cán bộ, công chức Trong

chiến lược xây dựng độ ngũ CBCC nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việcthì công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngày càng trở nên cấp bách và phải được tiến hànhmột cách liên tục, nhằm trang bị kiến thức để người CBCC có đủ năng lực, tự tin thực hiệntốt nhiệm vụ được giao và đáp ứng được yêu cầu của công việc trong các thời kỳ

* Sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế

Sử dụng đội ngũ CBCC ngành thuế là một khâu quan trọng trong công tác quản

lý cán bộ, công chức của Đảng và Nhà nước và của ngành thuế Việc sử dụng đội ngũCBCC phải xuất phát từ mục tiêu lâu dài, đem lại hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của côngviệc, phục vụ nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và địa phương Vì vậy, trong sửdụng phải đảm bảo thực sự dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, tránh lãnh phí chất xám

* Phân tích công việc trong các đơn vị thuộc ngành thuế

Phân tích công việc là quá trình thu thập thông tin và phân tích đánh giá vàcông việc trong các đơn vị thuộc ngành thuế, là cơ sở cho việc tuyển dụng côngchức và đánh giá mức độ hoàn thành công việc của CBCC, giúp cho việc hoạch

định chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng CBCC là một trong

những cơ sở để xếp hạng công việc và thực hiện thù lao lao động công bằng, hợp lý.Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không tốt việc phân tích công việc trong các

đơn vị thuộc ngành thuế thì sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các

vấn đề bất cập nảy sinh trong quản lý như: đánh giá không hợp lý, thiếu công bằng,mâu thuẫn nội bộ, sự phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận trong một tổ chức khôngtốt, giảm sút động lực lao động của cán bộ, công chức

* Đánh giá thực hiện công việc của cán bộ, công chức ngành thuế

Đánh giá thực hiện công việc của cán bộ, công chức ngành thuế đóng vai trò quan

trọng quản trị nguồn nhân lực nói chung và trong nâng cao chất lượng cán bộ, côngchức nói riêng Đánh giá mức độ hoàn thành công việc không chỉ là cấp trên đánh giácấp dưới mà còn là việc tự đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng cán bộ, côngTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

chức và sự đánh giá của cấp dưới đối với cấp trên Đánh giá thực hiện công việc nhằm

xác định kết quả làm việc cụ thể của từng cá nhân cán bộ, công chức trong việc thực hiện

nhiệm vụ chính trị được giao Đồng thời, xác định nhu cầu đào tạo và phát triển của cán

bộ, công chức nội dung đào tạo và những vấn đề khác Phân tích và đánh giá thực hiệncông việc còn là cơ sở cho việc tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ,công chức

* Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát

Công tác thanh tra, kiểm tra: Luật cán bộ, công chức(CBCC) đã thể hiện chủ

trương, đường lối của Đảng về tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức trong đó có

vấn đề nâng cao trách nhiệm của CBCC trong hoạt động công vụ Tuy nhiên, các quy

định đó cần phải được cụ thể hóa và thống nhất về mặt nhận thức và được triển khai

thực hiện trong cuộc sống Vì vậy, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với việcthực hiện luật CBCC trong hoạt động công vụ nói riêng là một hoạt động rất cần thiếtnhằm đôn đốc, giám sát để phát hiện những hạn chế trong việc thực hiện công vụ.Trách nhiệm công vụ là một phạm trù quan trọng của mọi lĩnh vực đời sống xãhội, từ trách nhiệm đối với bản thân, trách nhiệm đối với tập thể, cộng đồng mà mỗiCBCC thuế khi đã gia nhập vào nền công vụ, đảm trách một công việc nhân danh côngquyền nhất định phải thực hiện và gánh vác Một ngành thuế nhà nước vững mạnh, cómột nền công vụ hiệu lực, hiệu quả với đội ngũ CBCC thuế có tinh thần trách nhiệmcao Vì vậy, một trong các nội dung để triển khai và thực hiện tốt Luật cán bộ, côngchức là đề cao trách nhiệm công vụ của đội ngũ CBCC thuế Đây là trách nhiệm khôngchỉ của bản thân đội ngũ CBCC thuế thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng mà còn là tráchnhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội trong việcgiáo dục, uốn nắn và giám sát, kiểm tra hoạt động của đội ngũ CBCC ngành thuế

1.6 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức ngành Thuế tại một

số tỉnh, thành phố

1.6.1 Cục thuế tỉnh Quảng Bình

Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận tham mưu về công tác cán

bộ Nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng CBCC chính là công tác cán bộ, mà chất

lượng công tác cán bộ lại được quyết định bởi bộ máy và con người làm công tác cán bộ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

Vì vậy, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ

là đòi hỏi cấp thiết, khách quan trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC

Nội dung của công tác kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận tổchức cán bộ, nên tập trung vào các vấn đề cơ bản là:

- Xây dựng và hoàn thiện các nguyên tắc cơ bản cho công tác cán bộ

- Lựa chọn, đào tào, bồi dưỡng người làm công tác cán bộ

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với bộ phận làm công tác cán bộ.Triển khai chương trình luân chuyển: Ngay sau khi phê duyệt quy hoạch các chứcdanh lãnh đạo các cấp thuộc Cục thuế, triển khai ngay xây dựng kế hoạch luân phiên,luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức giai đoạn 2015-2020 với cácmục tiêu là: Thực hiện đào tạo bồi dưỡng công chức có triển vọng với mục tiêu từng

bước điều chỉnh việc bố trí công chức hợp lý hơn, bổ sung công chức cho các đơn vị có

nhu cầu để tăng cường công tác chỉ đạo điều hành của các đơn vị góp phần hoàn thànhtốt nhiệm vụ; khắc phục tình trạng công chức do giữ cương vị lãnh đạo hoặc quản lý ởmột đơn vị quá lâu dẫn đến thỏa mãn, bảo thủ, trì trệ, thiếu chủ động, sáng tạo và đổimới để nâng cao chất lượng công việc Cụ thể trong giai đoạn 2015-2020

1.6.2 Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh

Thực hiện tốt công tác đề bạt, bổ nhiệm, bố trí và sử dụng CBCC

Công tác đề bạt, bổ nhiệm Phát hiện nhân lực từ việc thực hiện chức trách, nhiệm

vụ, kết quà đào tạo về chuyên môn để đưa vào danh sách đối tượng cần bồi dưỡngnhiều hơn qua đó lựa chọn đề bạt, bổ nhiệm sẽ đảm bảo được các tiêu chí của người

đảm nhiệm chức danh Nắm bắt được nhu cầu thăng tiến của CBCC, người lãnh đạo

nên vạch ra những nấc thang, vị trí kế tiếp để cho họ phấn đầu, rèn luyện Xem xét đếnviệc bổ nhiệm vượt bậc, bổ nhiệm trước thời hạn, cho những ai đạt thành tích xuất sắctrong công tác, trong nhiệm vụ được giao

Công tác bố trí, sử dụng CBCC Đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu vàcủa cơ quan sử dụng CBCC; của bản thân CBCC Bố trí sử dụng CBCC phải xuất phát

từ công tác quy hoạch và mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị, bố trí sử dụng CBCC phải bảoTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

đảm phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với ngạch công chức được bổ nhiệm Bố trí sử

dụng công chức theo ngành nghề đã được đào tạo và theo hướng chuyên môn hóa

1.6.3 Bài học kinh nghiệm

Từ kinh nghiệm xây dựng và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của một một

số địa phương trong nước, chúng ta có thể rút ra một số bài học như sau:

Thứ nhất: Ngành thuế phải ban hành đầy đủ các văn bản pháp quy để thống nhất

xây dựng, quản lý và sử dụng đội ngũ CBCC ngành thuế Những văn bản này là cơ sởcho tuyển chọn, sử dụng và đào tạo bồi dưỡng CBCC

Thứ hai: Đội ngũ CBCC ngành thuế phải là những người được đào tạo cơ bản

trong nhà trường và được đào tạo, bồi dưỡng liên tục sau khi tuyển dụng; được rèn

luyện qua các cương vị cần thiết trong thực tế, ưu tú về năng lực và hội tụ tương đối

đầy đủ những tố chất đạo đức cần thiết của một CBCC

Thứ ba: Xây dựng chức danh cụ thể cho từng công việc Tiêu chuẩn chức danh là

cơ sở cho việc tuyển chọn, sử dụng, đánh giá thực hiện công việc của cán bộ, công

chức và là chuẩn mực để cán bộ, công chức phấn đấu, rèn luyện

Thứ tư: Chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với cán bộ công chức và chế độ đó ngày

càng được hoàn thiện, đặt biệt quan tâm tới chế độ tiền lương, hưu trí và bảo hiểm xã

hội khác

Thứ năm: Bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ, công chức.

Thứ sáu: Duy trì chặt chẽ chế độ quản lý, giám sát, thưởng phạt nghiêm minh đối

với công chức

Tóm lại: Đội ngũ CBCC có một vị trí vô cùng quan trọng đối với sự tồn vong vàphát triển của mỗi quốc gia Có thể nói rằng không một lĩnh vực, một nội dung, mộtnhiệm vụ nào lại không cần đến đội ngũ CBCC vì vậy, xã hội muốn ổn định, phát triểnkhông thể không chăm lo xây dựng và tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức của mình

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THUẾ

TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1 Khái quát về Cục Thuế tỉnh Quảng Trị

2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chưc hoạt động của Cục Thuế tỉnh Quảng Trị

Cục Thuế tỉnh Quảng Trị được thành lập theo Quyết định số 314TC/QĐ-TCCBngày 21/8/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Cục Thuế tỉnh Quảng Trị là cơ quan trựcthuộc Tổng cục Thuế, có có 11 phòng chức năng thuộc Văn phòng Cục Thuế và 10 Chicục Thuế các huyện, thị xã, thành phố

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Quảng Trị

được quy định tại Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tàichính Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực

thuộc Tổng cục Thuế

2.1.1.1 Vị trí và chức năng

Cục Thuế tỉnh Quảng Trị là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổchức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách

nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa

bàn tỉnh Quảng Trị theo quy định của pháp luật

Cục Thuế tỉnh Quảng Trị có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoảntại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật

2.1.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn

Cục Thuế tỉnh Quảng Trị thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1 Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quyphạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố

2 Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ,chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lýthuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thựchiện nhiệm vụ được giao

3 Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm viquản lý của Cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế,Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế,thông báothuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế; đôn đốc

người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước

4 Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về

đúng quy định của pháp luật

7 Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp

vụ quản lý thuế; trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộcphạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình,biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế

8 Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai

nhiệm vụ quản lý thuế

9 Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảmthuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật về thuế đối với

người nộp thuế, tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế

thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế

10 Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quanthuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế

11 Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấphành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý củaCục trưởng Cục thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế,lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm phápluật về thuế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

12 Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lậpbáo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điềuhành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan;tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục Thuế.

13 Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cầnsửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng cụcThuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục

trưởng Tổng cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm

quyền giải quyết của Cục Thuế

14 Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoànthuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá

nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật

15 Được yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có

liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơquan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việcphối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách Nhà nước

16 Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định

hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin

đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế

17 Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộpthuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy

định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế

18 Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền

19 Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông

tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Cục Thuế

20 Quản lý bộ máy, biên chế, công chức, viên chức, lao động và tổ chức đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục Thuế theo quy định của Nhà nước vàcủa ngành thuế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

21 Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo

quy định của pháp luật

22 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao

2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Quảng Trị.

Theo Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc

Tổng cục Thuế, cơ cấu của Cục Thuế được tổ chức thành hệ thống dọc từ Cục Thuếtỉnh đến các Chi cục thuế huyện, thị xã, thành phố theo đơn vị hành chính, bảo đảmnguyên tắc tập trung thống nhất

Tại Cục Thuế tỉnh Quảng trị, đơn vị giúp việc cho Cục trưởng Cục thuế có 03Phó cục trưởng, các Phòng chuyên môn và các phòng chức năng, cụ thể:

- Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế: Tổ chức thực hiện công tác tuyên

truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục Thuếquản lý; tư vấn, hỗ trợ, trả lời các vướng mắc về thuế; biên soạn tài liệu và tham gia đàotạo cán bộ, công chức thuế thuộc lĩnh vực được giao và thực hiện các nhiệm vụ khác doCục trưởng Cục Thuế giao

- Phòng Kê khai và Kế toán thuế: Tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý

hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý; Hướngdẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế và thống kê thuế đốivới các Chi cục Thuế và thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao

- Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân: Tổ chức, chỉ đạo triển khai quản lý thuế

thu nhập cá nhân đối với các cá nhân có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá

nhân theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý; Thực hiện các

nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao

- Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Thực hiện công tác quản lý nợ thuế,

đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý;Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác quản lý thu nợ và CCNT đối với các Chi cục

Thuế; Tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý nợ và CCNT trênTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

địa bàn; biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo cán bộ, công chức thuế thuộc lĩnh vựcđược giao; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.

- Phòng Kiểm tra Thuế: Kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực

hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế

Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộpthuế; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao

- Phòng Thanh tra thuế: Triển khai thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế

trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lậnthuế liên quan đến người nộp thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý; Thực hiện cácnhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao

- Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán: Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý

thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng và phân bổ dự toán thu ngân sách nhà nước

cho các đơn vị quản lý thu thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý; Thực hiện các nhiệm vụ

khác do Cục trưởng Cục Thuế giao

- Phòng Kiểm tra nội bộ: Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra

việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyếtkhiếu nại tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơquan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục thuế; Thực hiệncác nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao

- Phòng Tin học: Tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học

ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế

và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc sử dụng ứng dụng tin học trongcông tác quản lý; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao

- Phòng Tổ chức cán bộ: Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ

chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công tác

thi đua khen thưởng trong nội bộ Cục Thuế; thực hiện các nhiệm vụ khác do Cụctrưởng Cục Thuế giao

- Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ: Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực

hiện các công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý tài chính, quản lý đầuTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

tư xây dựng cơ bản, quản trị, quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Cục thuế; thực hiện các

nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao

Tại các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Cơ quan Thuế được chia thành cấphuyện, bao gồm 10 Chi cục Thuế thuộc Cục Thuế tỉnh Quảng Trị

Chi cục thuế có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí,các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế

trên địa bàn theo quy định của pháp luật

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Quảng Trị

Hình 2 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Cục Thuế tỉnh Quảng Trị

Hiện nay, Cục Thuế tỉnh Quảng Trị là đơn vị dự toán cấp II trực thuộc Tổng cụcThuế và có 11 đơn vị dự toán cấp III là Văn phòng cục thuế và 10 Chi cục Thuế

Phòng Quản

lý nợ và

cưỡng

chế nợ thuế.

Phòng Thanh tra thuế.

Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ

- Ấn chỉ.

Phòng Tổ chức cán bộ.

Phòng Tổng hợp – Nghiệp

vụ - Dự toán.

Phòng Kiểm tra nội bộ.

Phòng Tin học.

Trang 40

2.1.2 Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu thuế và tình hình chi NSNN tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014 -2016

2.1.2.1 Đối với nhiệm vụ thu NSNN

Cục Thuế tỉnh Quảng Trị là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cáckhoản thu nội địa trong phạm vi tỉnh Quảng Trị; bao gồm thuế, phí, lệ phí và các khoảnthu khác của ngân sách nhà nước Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng góp phần thựchiện nhiệm vụ thu NSNN của tỉnh cũng như toàn ngành thuế Trong những năm qua,

trước tình hình kinh tế, xã hội trong và ngoài nước có nhiều biến động, dưới sự lãnhđạo của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND tỉnh Quảng Trị, Tổng cục Thuế cùng với

quyết tâm cao của Ngành thuế tỉnh Quảng Trị, với sự đồng thuận của cộng đồng doanhnghiệp và người nộp thuế, ngành thuế Quảng Trị đã luôn hoàn thành và hoàn thành

vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách do Tổng cục Thuế, Hội đồng Nhân dân tỉnh giao

Tổng thu ngân sách nhà nước 3 năm 2014-2016 tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị được tổnghợp theo bảng sau:

Bảng 2 1: Kết quả thu NSNN của Cục Thuế tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016

Đơn vị tiền: triệu đồng

1 Dự toán thu 1.029.620 1.350.000 1.852.000 131,12 137,19

2 Thực hiện 1.212.848 1.534.386 1.865.731 126,51 121,60

3 % so với dự

toán thu 117,80 113,66 100,74

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Quảng Trị

Qua bảng tổng hợp trên, ta thấy tổng thu ngân sách nhà nước 3 năm 2014-2016

đạt 4.612.965 triệu đồng vượt 109 % so với dự toán thu được giao (tổng dự toán thuđược giao giai đoạn 2014-2016 là 4.231.620 triệu đồng), trong đó dự toán giao năm

2014 là 1.029.620 triệu đồng, số thu đạt 1.212.848 triệu đồng vượt 17,8% so với dự

toán giao, năm 2015 dự toán giao là 1.350.000 triệu đồng, số thu đạt 1.534.386 triệuđồng vượt 13,66%; năm 2016 dự toán giao là 1.852.000 triệu đồng, số thu đạt

1.865.731 triệu đồng vượt 0,74%

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 25/09/2017, 20:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Phan Nam Thắng, (2013) “ Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngành thuế từ thực tiễn Cục Thuế tỉnh thừa Thiên Huế” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngành thuếtừthực tiễn Cục Thuếtỉnh thừa Thiên Huế
9. TS. Phan Thanh Nhàn, “Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu CNH-HĐH” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp chủyếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcphục vụnhu cầu CNH-HĐH
10. Nguy ễn Tiến Minh, mã đề tài THS 5087, ( 2011) “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình hiện đại hóa ngành thuế Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng nguồn nhânlực trong quá trình hiện đại hóa ngành thuế Việt Nam
11. Ths. Lê Đình Lý. “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH ở tỉnh Nghệ An”.21. Thái Hồng Thanh,(2010),“Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ở tỉnhTrường Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đáp ứngyêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH ở tỉnh Nghệ An
Tác giả: Ths. Lê Đình Lý. “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH ở tỉnh Nghệ An”.21. Thái Hồng Thanh
Năm: 2010
2. Bộ Tài chính (2010), Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế Khác
3. Bộ Tài chính (2010), Công văn số 15640/BTC-TCCB ngày 17/11/2010 về việc hướng dẫn công tác nhận xét, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức hằng năm Khác
6. Tổng cục Thuế (2011), Công văn số 4066/TCT-TCCB ngày 14/11/2011 của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn công tác nhận xét, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức hằng năm Khác
7. Tổng cục Thuế (2012), Quyết định số 1936/QĐ-TCT ngày 29 tháng 11 năm 2012 về việc ban hành Tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo thuộc Tổng cục Thuế Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w