1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC CHỈ SỐ CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ VÀ ỨNG DỤNG CHO VIỆT NAM

34 627 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 538,5 KB

Nội dung

Trong giai đoạn hiện nay, sự biến động của nền kinh tế thế giới, có thể nói với cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ và sự tác động của nó đến toàn cầu diễn ra rất phức tạp, tình trạng rối loạn lan rộng ở nhiều nước, toàn bộ thị trường và nền kinh tế đều bị ảnh hưởng. Cộng đồng quốc tế đang tìm các giải pháp, bằng mọi cách để khắc phục, hạn chế sự ảnh hưởng của nó.

Trang 1

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC



BÀI TẬP NHÓM MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ

Đề tài: CÁC CHỈ SỐ CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ VÀ

ỨNG DỤNG CHO VIỆT NAM

Hà Nội – 2010

Hoàng Thị Huyền Nguyễn Thị Hường Nguyễn Anh Thư

Giảng viên hướng dẫn TS Nguyễn Việt Hùng

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn hiện nay, sự biến động của nền kinh tế thế giới, có thể nói vớicuộc khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ và sự tác động của nó đến toàn cầu diễn ra rất phức tạp,tình trạng rối loạn lan rộng ở nhiều nước, toàn bộ thị trường và nền kinh tế đều bị ảnhhưởng Cộng đồng quốc tế đang tìm các giải pháp, bằng mọi cách để khắc phục, hạn chế

sự ảnh hưởng của nó Là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thế giới, vả lại ngàynay kinh tế Việt Nam đã hộ nhập đầy đủ với nền kinh tế thế giới nên kinh tế nước ta cũngchịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua Chính phủ đã phải rất nỗ lực đểđối phó với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này Ở Việt Nam, công tác cảnh báo sớm làmột lĩnh vực còn rất mới mẻ nhưng đây lại là vấn đề rất đáng được quan tâm Việc nghiêncứu các chỉ số để cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ hết sức cần thiết bởi điều này có tácdụng lớn trong phòng ngừa rủi ro xảy ra đối với nền kinh tế

Đó là lý do mà nhóm 6 chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Các chỉ số cảnh

báo khủng hoảng tiền tệ và ứng dụng cho Việt Nam” Kết cấu của bài viết này như

Phần III: Giải pháp hoàn thiện về cảnh báo khủng hoảng tiền tệ của Việt Nam

Tuy nhiên, do nhiều lý do chủ quan cũng như khách quan khác, bài viết khôngtránh khỏi những thiếu sót Nhóm chúng tôi rất mong nhận được sự nhận xét, bổ sung

đóng góp ý kiến từ thầy giáo: Giảng viên TS Nguyễn Việt Hùng và các bạn để bài viết

được hoàn thiện hơn

Nhóm 6 xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

PHẦN I: LÝ LUẬN VỀ KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ VÀ CÁC CHỈ SỐ

CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ

1 Khủng hoảng tiền tệ

1.1 Định nghĩa

Khủng hoảng tiền tệ hay khủng hoảng cán cân thanh toán liên quan đến việcchính phủ không còn đủ dự trữ ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngoại tệ của cáckhu vực khác nhau trong nền kinh tế và buộc phải phá giá đồng nội tệ

Có nhiều định nghĩa về khủng hoảng tiền tệ Theo định nghĩa trong Rebelo(2007), “khủng hoảng tiền tệ được hiểu là thời kỳ đồng tiền bị mất giá một cách mạnh

mẽ chỉ trong một khoảng thời gian ngắn” Đó có thể là phá giá chính thức hoặc từ bỏchế độ tỷ giá cố định Cũng có những quan điểm khác linh hoạt hơn về cách địnhnghĩa khủng hoảng tiền tệ như Krznar (2004) – “khủng hoảng tiền tệ là tình trạng mấtgiá danh nghĩa đồng nội tệ hoặc giảm sút đáng kể dự trữ ngoại hối quốc gia” Hay địnhnghĩa của Goldstein, Kaminsky và Reinhart "Khủng hoảng tiền tệ là trạng thái mà ở

đó một cuộc tấn công vào đồng tiền nội tệ dẫn đến sự thâm hụt phần lớn dự trữ ngoại

tệ và làm mất giá nhanh chóng đồng tiền nội tệ" Như vậy, các định nghĩa này chophép thêm một khả năng tỷ giá vẫn được duy trì như ban đầu nhưng phải trả giá bằngviệc giảm mạnh dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương

1.2 Các mô hình khủng hoảng tiền tệ:

1.2.1 Mô hình thế hệ thứ nhất

Mô hình này được Krugman giới thiệu vào năm 1979 và sau đó được Flood vàGarber hoàn thiện thêm vào năm 1984 Theo quan điểm của mô hình này, khủnghoảng tiền tệ là do sự không nhất quán và mâu thuẫn giữa chính sách trong nước (đặcbiệt gắn với tình trạng thâm hụt ngân sách được tài trợ bằng in tiền trong thời gian dài)với chính sách duy trì tỷ giá cố định Sự không nhất quán này có thể tạm thời tồn tạikhi ngân hàng trung ương (NHTW) dùng dự trữ để giữ vững thị trường và an tâm nhàđầu tư Tuy nhiên, nó không thể tồn tại lâu dài do NHTW không có đủ dự trữ để giữ tỷgiá thị trường ở mức đã ấn định, và khi đó các nhà đầu cơ sẽ gây ra đổ vỡ bằng việc ồ

ạt bán nội tệ và mua ngoại tệ

1.2.2 Mô hình thế hệ thứ hai

Mô hình thứ hai được Obstfeld đưa ra năm 1986, mô hình này cho rằng khủnghoảng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi các yếu tố kinh tế vĩ mô căn bản chưa đến mứcđáng ngại Mô hình cho rằng chính phủ sẽ theo đuổi chính sách tỷ giá trong mối quan

hệ đánh đổi với các lợi ích kinh tế khác (tối thiểu hóa hàm tổn thất của Chính phủ) Nó

Trang 4

sẽ theo đuổi chính sách tỷ giá cố định nếu lợi ích thu được lớn hơn những tổn thất kinh

tế khác bị mất đi, ngược lai nó cũng có thể từ bỏ nếu những tổn thất phải bỏ ra để theođuổi chế độ tỷ giá này lớn hơn những lợi ích thu lại được, dù rằng chính phủ hay ngânhàng trung ương vẫn đủ sức duy trì mức tỷ giá đã cố định Và như vậy, có thể tồn tạinhiều trạng thái cân bằng khác nhau tùy thuộc vào lựa chọn của Chính phủ Với quanđiểm như vậy, các thành viên tham gia thị trường sẽ kỳ vọng về lựa chọn chính sáchcủa Chính phủ Nếu kỳ vọng của họ đều thống nhất cho rằng Chính phủ sẽ từ bỏ chế

độ giá cố định hay phá giá thì cuộc tấn công đầu cơ sẽ xảy ra Tổn thất của việc theođuổi tỷ giá cố định sẽ lớn hơn và càng củng cố thêm động cơ từ bỏ cam kết trước đó

về tỷ giá của Chính phủ Ngược lại, nếu kỳ vọng không thống nhất và trái ngược nhauthì áp lực phải từ bỏ tỷ giá sẽ không lớn và có thể Chính phủ sẽ không, hoặc tạm thờichưa từ bỏ tỷ giá đã cam kết Như vậy, yếu tố kỳ vọng sẽ cùng với hàm tổn thất quyếtđịnh trạng thái cân bằng

1.2.3 Mô hình thế hệ thứ ba

Mô hình này được đưa ra sau cuộc khủng hoảng châu Á 1997 Các nhà nghiên cứu

đã chỉ ra mối quan hệ khá chặt giữa những trục trặc trong khu vực ngân hàng tài chínhvới khủng hoảng tiền tệ Mô hình do Krugman đưa ra năm 1998 đã phân tích tìnhtrạng bong bóng trong đầu tư vào thị trường chứng khoán và bất động sản và việc quảbóng bị nổ tức là sụt giảm giá của thị trường chứng khoán và bất động sản Mô hìnhnày mặc dù phân tích các yếu tố thực của nền kinh tế, nhưng nó có thể giải thích đượcnhững vấn đề về khủng hoảng tiền tệ và nợ nước ngoài ở Đông Á năm 1997

1.3 Những rủi ro chính liên quan đến khủng hoảng tiền tệ

+ Nhà đầu tư đột ngột rút vốn với quy mô lớn

+ Cho vay bất cẩn và đầu tư không sinh lợi

+ Rủi ro của việc mở cửa đối với các giao dịch nằm trong tài khoản vốn có khảnăng làm trầm trọng thêm tình trạng nợ nước ngoài

2 Phương pháp cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ

2.1 Phương pháp cảnh báo sớm phi tham số:

Phương pháp được sử dụng phổ thông liên quan đến việc xây dựng các chỉ số dựbáo khủng hoảng Các chỉ số dự báo để dự đoán các cuộc khủng hoảng thường đượcchọn dựa trên các quan điểm kinh tế và sự sẵn có của số liệu Qua các nghiên cứu thựcnghiệm cho thấy các chỉ số này hầu hết là các chỉ số cơ bản bề vĩ mô như: lạm phát, tàikhoản vốn, tỷ giá thực, dự trữ ngoại hối, cán cân thương mại, thâm hụt ngân sách Đây

là các chỉ số hữu ích trong dự báo khủng hoảng tiền tệ

Trang 5

2.2 Phương pháp cảnh báo sớm tham số:

Mô hình Cảnh báo sớm tham số nhằm ước lượng xác suất xảy ra khủng hoảng tàichính bằng cách sử dụng các phương pháp kinh tế lượng trên cơ sở các biến rời rạc,thường là phương pháp logit hoặc là probit

2.3 Phương pháp khác

Một trong những phương pháp để cảnh báo khủng hoảng là dựa trên các đánh giá

của các tổ chức xếp hạng Goldsdtien, Kaminsky và Reinhart (2000) chỉ ra rằng biên

độ lãi suất và hệ số tín nhiệm quốc gia đều không phải là những chỉ số xếp hạng cao

trong danh mục các chỉ số cảnh báo sớm đối với khủng hoảng hệ thống ngân hàng vàkhủng hoảng tiền tệ

3 Các chỉ số cảnh báo khủng hoảng tiền tệ

Các chỉ số cảnh báo tiêu biểu và thường được đánh giá là những chỉ số hữu hiệutrong việc cảnh báo khủng hoảng tiền tệ như sau:

3.1 Lạm phát

3.1.1 Khái niệm:

Theo kinh tế học lạm phát được dùng để chỉ sự tăng lên của mức giá chung theothời gian của hầu hết các hàng hoá và dịch vụ so với thời điểm một năm trước đó Lạmphát được đánh giá bằng cách so sánh giá cả của hai loại hàng hoá vào hai thời điểmkhác nhau, với giả thiết chất lượng không thay đổi

Có nhiều dạng lạm phát khác nhau, như lạm phát một con số (single-digitinflation), lạm phát hai con số (double-digit inflation), lạm phát phi mã (gallopinginflation), siêu lạm phát (hyper inflation)

Trong những năm gần đây, nhiều nhà hoạch định chính sách tiền tệ ở Việt Nam

đề cập ngày càng nhiều về khái niệm “ lạm phát tổng thể” và “ lạm phát cơ bản”

Lạm phát tổng thể (headline inflation) là sự tăng lên theo thời gian của mức giáchung của nền kinh tế (Mankiw,1998)

Lạm phát cơ bản (core inflation) là lạm phát khi tính toán đã bỏ qua mức tăng giácủa một số hàng hóa mà giá cả thường xuyên dao động

Nguyên nhân của lạm phát, xét về hệ quả là do cầu kéo, chi phí đẩy hoặc lạmphát kỳ vọng Về nguồn gốc, là do thiếu hụt cung hoặc sốc cầu về hàng hoá, dịch vụ,cung tiền tăng quá mức và yếu tố tâm lý

Trang 6

3.1.2 Phân loại các mức độ lạm phát

Lạm phát thường được phân loại theo tính chất hoặc theo mức độ của tỷ lệ lạmphát Nếu phân loại lạm phát theo mức độ của tỷ lệ lạm phát, các nhà kinh tế thườngphân biệt 4 loại lạm phát: thiểu phát, lạm phát thấp, lạm phát cao (lạm phát phi mã) vàsiêu lạm phát

- Thu nhập: Thu nhập người tiêu dùng tăng lên (ví dụ mức lương tối thiểu tăng

và các yếu tố khác không thay đổi) sẽ tác động làm tăng tổng cầu, đẩy giá hàng hóadịch vụ tăng theo

- Yếu tố kỳ vọng: Có ảnh hưởng khi người dân dự đoán, mong đợi một sự thayđổi nào đó trong tương lai gây nên hiện tượng lạm phát kỳ vọng (lạm phát xảy ra doyếu tố kỳ vọng của người tiêu dùng)

- Chính sách của Chính phủ: Chính phủ thay đổi các chính sách tiền tệ, chínhsách tài khóa… sẽ tác động làm thay đổi tổng cầu, tổng cung dẫn đến thay đổi giáhàng hóa dịch vụ

- Các yếu tố bất thường khác: ví dụ thời tiết, khí hậu tác động xấu gây nên mấtmùa, cung của các hàng hóa nông, thủy sản giảm dẫn đến giá cả tăng

3.2 Dự trữ ngoại hối

3.2.1 Khái niệm

Dự trữ ngoại hối nhà nước, thường gọi tắt là dự trữ ngoại hối hoặc dự trữ ngoại

tệ là lượng ngoại tệ mà ngân hàng trung ương hoặc cơ quan hữu trách tiền tệ của một

quốc gia hay lãnh thổ nắm giữ Đây là một loại tài sản của Nhà nước được cất giữ dướidạng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh như: Dollar Mỹ, Euro, Yên Nhật, v.v )nhằm mục đích thanh toán quốc tế hoặc hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc gia

3.2.2 Hình thức dự trữ

Ngoại hối có thể được dự trữ dưới hình thức: Tiền mặt; Số dư của tài khoản tiền gửibằng ngoại tệ ở nước ngoài; Hối phiếu, trái phiếu hoặc các giấy tờ ghi nợ khác củachính phủ nước ngoài, ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế;Vàng

Trang 7

3.2.3 Vai trò của dự trữ ngoại hối

- Dự trữ ngoại hối được sử dụng nhằm tài trợ cho sự mất cân bằng cán cân thanhtoán, hoặc gián tiếp tác động thông qua việc can thiệp trên thị trường ngoại hối giữ vaitrò ngăn ngừa những biến động trong nguồn thu xuất khẩu, thanh toán nhập khẩu,cũng như chu chuyển quá lớn luồng vốn đối với một quốc gia

- Dự trữ ngoại hối là một cơ sở cho việc phát hành đảm bảo cho mối tương quangiữa tiền- hàng trong nước

- Dự trữ ngoại hối có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế nên được nhànước tiến hành quản lý

3.3 Tỷ giá hối đoái

3.3.1 Khái niệm

Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồngtiền của hai nước Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này tínhbằng một đồng tiền khác

Tỷ giá hối đoái thực là mức giá tương đối của những hàng hoá mậu dịch tươngứng với các hàng hóa phi mậu dịch Như vậy điểm cân bằng của tỷ giá thực sẽ tươngứng với giá so sánh giữa hàng hoá thương mại hoá và hàng hoá không thương mại hoáđem lại đồng thời sự cân bằng nội và cân bằng ngọai

Các nhân tố tác động lên quá trình hình thành tỷ giá.

- Cung, Cầu về tiền trên thị trường ngoại hối: Các tỷ giá hối đoái được xác địnhchủ yếu thông qua các lực lượng thị trường của cung và cầu Trạng thái cán cân thanhtoán ảnh hưởng đến cung cầu ngoại tệ, thông qua đó tác động lên mức tỷ giá và kéotheo sự dao động của tỷ giá lệch khỏi sức mua của đồng tiền

- Chênh lệch mức giá giữa các nước, giữa thị trường tín dụng nội địa và quốc tế.-Thực trạng hoạt động của các thị trường tài chính, ngoại hối và các xu hướngnghiệp vụ đầu cơ ảnh hưởng đến tỷ giá

- Hệ số tín nhiệm đối với các đồng tiền trên thị trường Tài chính trong nước vàquốc tế

- Các phương thức, công cụ điều chỉnh, các chính sách can thiệp của Nhà nước

- Các cú sốc kinh tế, chính trị xã hội và các chính sách lớn của Nhà nước trong lĩnhvực kinh tế, tài chính tiền tệ

Trang 8

3.4 Cán cân thương mại

3.4.1 Khái niệm

Cán cân thương mại (TB) là một thành phần chủ yếu trong cán cân vãng lai(baogồm cán cân thương mại, cán cân dịch vụ và chuyển nhượng đơn phương) Cáncân thương mại ghi lại các hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia trong một thời

kỳ nhất định Khi xuất khẩu ghi dấu +, khi nhập khẩu ghi dấu - Chênh lệnh giữa xuấtkhẩu và nhập khẩu hàng hóa gọi là giá trị xuất khẩu ròng Xuất khẩu ròng còn thể hiệnchênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước Cán cân thương mại thặng

dư khi xuất khẩu ròng mang dấu dương, thể hiện giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhậpkhẩu, ngược lại là thâm hụt thương mại

3.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại

- Nhập khẩu: Nhập khẩu có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn

tăng nhanh hơn Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhậpkhẩu biên (MPZ) MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhậpkhẩu Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trongnước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so vớigiá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại

- Xuất khẩu: Xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các

quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác Do vậy

nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng Chính vìthế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định

- Tỷ giá hối đoái: Nếu các yếu tố không đổi, một sự gia tăng trong giá trị đồng

nội tệ có thể làm cán cân thương mại xấu đi

- Lạm phát cũng có ảnh hưởng đến cán cân thương mại của một nước thông qua

việc làm tăng hay giảm giá trị đồng tiền của một quốc gia

- Biện pháp của chính phủ cán cân thương mại còn bị ảnh hưởng bởi các như

chính sách bảo hộ mậu dịch

3.5 Tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng là sự tăng lên của các khoản cho vay cho khối tư nhân, cánhân, tập thể hoặc tổ chức công cộng Khối lượng cho vay (tín dụng) có liên hệ mậtthiết với cung tiền Mức tăng của tăng trưởng tín dụng và cung tiền cũng xấp xỉnhau Khi tín dụng tăng trưởng nóng, không được kiểm soát chặt chẽ thì hậu quả sẽ rấtđáng lo ngại, có thể gây mất an toàn cho các ngân hàng thương mại, thúc đẩy lạm pháttăng cao

Trang 9

3.6 Thâm hụt ngân sách

Thâm hụt ngân sách nhà nước, hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà nước, là tìnhtrạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu "không mangtính hoàn trả" của ngân sách nhà nước Trường hợp ngược lại, khi các khoản thu lớnhơn các khoản chi được gọi là thặng dư ngân sách Thu của chính phủ không bao gồmkhoản đi vay Đi vay chính là một cách mà chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân sách.Thâm hụt ngân sách nhà nước có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nền kinh tếmột nước tùy theo tỉ lệ thâm hụt và thời gian thâm hụt Nói chung nếu tình trạng thâmhụt ngân sách nhà nước với tỷ lệ cao và trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực

Trang 10

PHẦN II: CÁC CHỈ SỐ CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ VÀ THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ CỦA

VIỆT NAM

1 Một số cuộc khủng hoảng tiền tệ tiêu biểu trên thế giới

Khủng hoảng tiền tệ ở các nước Mỹ Latin trong thập niên 80 và 90 có thể đượcgiải thích tương đối tốt bằng các mô hình khủng hoảng tiền tệ thứ nhất Định giá quácao nội tệ tại các quốc gia như Argentina, Brazil, Mêhicô khiến cho tiêu dùng hàngnhập khẩu tăng trong khi xuất khẩu lại giảm đã gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai trầmtrọng Tiền lương thức tế tăng do hàng tiêu dùng nhập khẩu giảm khiến cho tỷ lệ tiếtkiệm trong nước giảm sút Với việc cam kết cố định tỷ giá và mức lãi suất khá cao,chính phủ các nước Mỹ Latin đã dễ dàng huy động được các nguồn vốn nước ngoài đểtài trợ chi tiêu Các khoản nợ tích lũy đã làm tăng dần tính rủi ro và giảm dần uy tíncam kết cố định tỷ giá của chính phủ Những bất ổn chính trị và ảnh hưởng lan truyềngiữa các nước là những xúc tác để hiện thực hóa khủng hoảng tiền tệ ở nhóm nướcnày

Khủng hoảng Chế độ tỷ giá châu Âu (ERM) với sự phá giá của bảng Anh và sau

đó là franc Pháp vào những năm đầu thập niên 1990 là những ví dụ tiêu biểu cho dạng

mô hình thế hệ thứ hai Các nước này đều là những nền kinh tế mạnh, nguồn lực dựtrữ ngoại hối của quốc gia dư thừa để đối phó với những vấn đề này Tuy nhiên, bàitoán các nước này phải đối mặt là lựa chọn giữa cố định tỷ giá với sản lượng và thấtnghiệp Sau khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1991, chính quyền Tây Đức đã phải thựchiện kết hợp chính sách tài khóa mở rộng nhằm hỗ trợ miền Đông và chính sách tiền tệthắt chặt để ngăn chặn lạm phát Lãi suất Mác Đức tăng lên, trong khi các nước khácneo theo đồng Mác Đức khiến cho lãi suất các nước này cũng tăng theo Do các nướcnày không thể sử dụng chính sách tài khóa mở rộng nên nền kinh tế bị suy thoái vàthất nghiệp tăng George Soros đã dự tính được kết qua bài toán lựa chọn của chínhphủ Anh nên đã quyết định bán bảng Anh và mua đôla với trị giá 15 tỷ bảng Anh đểđầu cơ, và điều này đã giúp hiện thực hóa việc Anh phá giá đồng bảng và rút lui rakhỏi ERM

Khủng hoảng tiền tệ ở châu Á năm 1997 là ví dụ điển hình cho dạng khủng hoảng

mà mô hình thế hệ thứ ba đưa ra Về cơ bản, các nền kinh tế Đông Á hoạt động tươngđối tốt, các nước này đều được đánh giá là các "con hổ" hoặc "con rồng" về kinh tếcủa châu Á như Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, đầu tư nước ngoài đi vào khu vực nàyvới tốc độ rất nhanh Nhiều quốc gia châu Á đã neo đồng tiền theo đôla Mỹ Chính vìvậy, làn sóng đầu tư nước ngoài đi vào trong nước trong thập niên 1980 và đầu 1990

Trang 11

đã khiến cho ngân hàng trung ương phải mua đôla và bán ra nội tệ, điều này làm tăngmạnh cơ sở tiền tệ Để đối phó lại nguy cơ lạm phát, các ngân hàng trung ương đã phải

sử dụng kết hợp chính sách tiền tệ thắt chặt để hút bớt số tiền này về, và điều này đãlàm tăng lãi suất và càng khuyến khích các luồng vốn nước ngoài chảy vào, và đa phần

là các nguồn vốn ngắn hạn Các trung gian tài chính trong nước kỳ vọng kiếm lời dochênh lệch lãi suất ngoại tệ và lãi suất nội tệ đã tăng cường vay ngắn hạn nước ngoài(theo ngoại tệ) và cho vay trong nước (dưới dạng nội tệ) và hầu hết các khoản cho vaynày đều hướng tới khu vực phi thương mại Sự bùng nổ của nguồn vốn đầu tư nướcngoài càng thổi phồng giá của bất động sản và cổ phiếu Và khi giá các thị trường nàylên tới đỉnh và bắt đầu giảm xuống thì các nhà đầu tư bắt đầu hoang mang và tìm cáchrút lui khỏi thi trường Bên cạnh những trục trặc trong nội tại khu vực tài chính ngânhàng, các yếu tố kinh tế vĩ mô căn bản khác cũng gặp phải những bất lợi và đã gópphần gây ra cuộc khủng hoảng Tỷ lê lạm phát ở các nước này cũng cao hơn so với tỷ

lệ lạm phát ở Mỹ và điều đó đã khiến cho đồng nội tệ bị định giá quá cao và gây bấtlợi sức cạnh tranh thương mại Tất cả yếu tố trên cộng hưởng lại đã làm thâm hụt tàikhoản vãng lai ở nhiều quốc gia Đông Á

2 Khái quát về thị trường tiền tệ Việt Nam

Có thể thấy rằng, mặc dù đến nay quy mô của thị trường tiền tệ Việt Nam còn rấtkhiêm tốn, nhưng các bộ phận cấu thành của thị trường đã hình thành ở một mức độnhất định Đó chính là thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường đấu thầutín phiếu Kho bạc, các hoạt động nghiệp vụ tiền tệ của Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN)như nghiệp vụ cho vay của NHNN dưới các hình thức cho vay cầm cố, chiết khấu giấy

tờ có giá, hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ …Thànhviên tham gia thị trường, hàng hóa giao dịch trên thị trường cũng như doanh số hoạtđộng của các nghiệp vụ thị trường tiền tệ đều được từng bước mở rộng; hoạt động củathị trường đã từng bước được hiện đại hoá, đáp ứng được yêu cầu hội nhập

3 Tình hình về các chỉ số cảnh báo khủng hoảng tiền tệ ở Việt Nam

3.1 Lạm phát:

Phân tích lạm phát ở nước ta giai đoạn 1992 2009, nhất là ba năm 2007

-2008 - 2009, trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, thì lạm phát hội đủ các nguyênnhân, vừa là lạm phát chi phí đẩy – do chi phí đầu vào (nguyên vật liệu, vận tải, khobãi, năng lượng, tiền lương ) tăng, đẩy giá bán ở đầu ra lên cao; vừa là lạm phát cầukéo – do nhu cầu (của cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ) tăng cao kéo theo sự tănggiá bán của các loại hàng hoá, dịch vụ; vừa là lạm phát kỳ vọng – phát sinh từ các yếu

tố tâm lý và/hoặc đầu cơ Lạm phát cầu kéo ở nước ta được xác định là do lượng tiền

Trang 12

cung ứng vào lưu thông nhiều hơn mức cần thiết chủ yếu do xuất phát từ chính sáchtài khoá và chính sách tiền tệ đều được nới lỏng từ nhiều năm trước dẫn đến tăng nhucầu, trong khi cung không tiến kịp, gây ra lạm phát cầu kéo; ngoài ra yếu tố tâm lý làmnảy sinh lạm phát kỳ vọng.

Mối quan hệ giữa lạm phát, tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng

Đơn vị: % so với quý trước (trễ 1 quý)

Nguồn: NHNN

Đồ thị trên cho thấy, mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiệnthanh toán (M2) và lạm phát giai đoạn 2000 - 2009 của Việt Nam khá chặt chẽ Như lýthuyết đã đề cập ở trên, trong dài hạn tăng trưởng kinh tế là kết quả của các nhân tốbên cung trong nền kinh tế; chính sách tiền tệ chỉ tác động đến tăng trưởng kinh tếtrong ngắn hạn

Trong nhiều năm qua, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn hơn sản lượng tiềmnăng thường xảy ra lạm phát cao, ngược lại thì lạm phát thấp Biểu đồ dưới đây chothấy chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và so với sản lượng tiềm năng (tínhtoán theo mô hình kinh tế lượng) biến động cùng chiều, có tính quy luật khá rõ rệt vàphù hợp với lý thuyết kinh tế vĩ mô

Trang 13

Nguồn: Tổng cục Thống kêNhìn vào đồ thị diễn biến CPI ở trên có thể nhận thấy sau khi lạm phát lên đếnmức đỉnh điểm vào năm 2008 và suy giảm vào năm 2009 do tác động của suy thoáikinh tế thế giới, thì ngay cuối năm 2009, chỉ số CPI đã bắt đầu gia tăng trở lại; tới đầunăm 2010, xu thế này vẫn tiếp tục và ngày càng rõ nét Tuy nhiên, cũng phải tính đếntính quy luật của lạm phát trong năm Quan sát diễn biến CPI trong đồ thị bên dưới cóthể thấy, nếu không có gì đột biến, những tháng đầu năm, CPI thường tăng nhưng sau

đó sẽ ổn định và giảm dần, rồi lại nhích lên trong những tháng cuối năm Nói như vậykhông có nghĩa là nguy cơ lạm phát cho những tháng tiếp theo của năm 2010 là khôngđáng lo ngại khi những yếu tố gia tăng lạm phát đang hiển hiện Năm 2008 là một ví

dụ cho thấy những diễn biến bất thường của chỉ số này và rất có thể một kịch bảntương tự sẽ xảy ra nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt lạm phát

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Có thể khái quát hoá về lạm phát và những yếu tố gây ra lạm phát ở nước tanhư sau: (1) Năng lực sản xuất hiệu quả thấp, ô nhiễm môi trường lớn, chi phí sản xuất

Trang 14

cao, giá thành và giá bán đều cao ; (2) Tiền trong lưu thông nhiều hơn mức cần thiếtthông qua kênh tín dụng, ngân sách nhà nước ; (3) Các dòng vốn ngoại nhập, cả trựctiếp và gián tiếp vào nhiều trong khi khả năng hấp thụ vốn chưa theo kịp; (4) Nhậpsiêu quá lớn và kéo dài kéo theo nhập khẩu lạm phát; (5) Chi tiêu công mở rộng vàhiệu quả chưa cao; (6) Sự trục lợi của giới đầu cơ, của một nhóm lợi ích tạo nên tâm lýđám đông, đẩy giá thị trường lên cao; (7) Thiên tai gây khan hiếm hàng hoá, làm mấtcân đối tạm thời và cục bộ cung - cầu hàng hoá; (8) Việc tổ chức thị trường và quản lýgiá cả thị trường trong nước còn bất cập Như vậy, lạm phát ở nước ta trong nhữngnăm qua chịu tác động, ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan; vìthế, để kiểm soát lạm phát cần phải phối hợp đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô vàcác biện pháp thông tin, tuyên truyền để xử lý vấn đề tâm lý của công chúng

3.2 Dự trữ ngoại hối

Việt Nam hiện đang trong giai đoạn tăng trưởng và hội nhập mạnh mẽ với nềnkinh tế thế giới Việt Nam đã gia nhập AFTA, là thành viên của APEC và gần đây làthành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới Năm 2006, Việt Nam đã bắt đầuthực hiện tự do hoá hoàn toàn các giao dịch vãng lai và dần dần nới lỏng quản lý đốivới các giao dịch vốn một cách có chọn lọc Do đó, hoạt động kinh tế đối ngoại và cácluồng chu chuyển vốn trong thời gian gần đây tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là luồng vốnđầu tư gián tiếp và còn có xu hướng tiếp tục gia tăng Nhờ vậy, trong thời gian qua, dựtrữ ngoại hối của Việt Nam có mức tăng trưởng khá mạnh, từ mức khoảng trên 2 tỷUSD đầu những năm 2000 nay đã lên đến mức xấp xỉ 16 tỷ USD vào cuối tháng 11năm 2009 Tuy nhiên, theo thông báo ngày 15 tháng 9 vừa rồi của Ngân hàng Pháttriển Châu Á (ADB), dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã giảm từ mức $23 tỉ hồi tháng

12 năm 2008 xuống còn $17.6 tỉ hồi tháng 6/2009 Số dữ trữ này chỉ đủ cho 3 thángnhập khẩu theo tốc độ hiện nay

Về công tác quản lý:

Chính sách quản lý dự trữ ngoại hối hiện nay được thực hiện theo Nghị định số86/1999/NĐ-CP, ngày 30/8/1999, về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Quy chế tổchức thực hiện những nhiệm vụ quản lý ngoại hối nhà nước ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 653/2001/QĐ-NHNN, ngày 17/5/2001, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam (NHNN) Hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước đã đạt được một sốkết quả như: Quản lý dự trữ ngoại hối phối hợp với điều hành chính sách tiền tệ, cáncân thanh toán Quản lý dự trữ ngoại hối đảm bảo tính thanh khoản bằng việc chianguồn dự trữ ngoại hối nhà nước thành hai quỹ: Quỹ dự trữ ngoại hối và Quỹ bình ổn

tỷ giá và giá vàng Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng có tính thanh khoản cao Phân cấpquản lý dự trữ ngoại hối tại NHNN đã được hình thành: Cấp cao nhất là Thống đốc,

Trang 15

cấp trung gian là Ban Điều hành quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước Ban điều hành cóchức năng: Tham mưu cho Thống đốc NHNN về các nội dung liên quan; Điều hànhviệc thực hiện các nhiệm vụ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước theo qui định củaThống đốc NHNN Cấp thấp nhất là hoạt động điều hành và tác nghiệp tại các VụQuản lý ngoại hối, Sở Giao dịch và các vụ, cục liên quan

3.3 Tỷ giá hối đoái

Hiện nay, tỷ giá hối đoái giữa VND với USD biến động mạnh, giá trị VND sụtgiảm, đồng USD tăng giá, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam được hưởng lợi dogiá hàng hóa xuất vào thị trường Hoa Kỳ hoặc các nước thanh toán bằng USD sẽ cólợi hơn sau khi quy đổi ra nội tệ Tất nhiên, đối với các nhà nhập khẩu sẽ thiệt thòi hơnkhi phải thanh toán cùng một đơn vị hàng hóa Điều này sẽ tác động đến nhập khẩunước ta trong thời gian tới USD tăng giá cũng ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, tạo sức

ép tăng tỷ giá USD/VNĐ mạnh hơn

Trong một thời gian ngắn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục

có 2 lần thay đổi mạnh tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ Lần thay đổi thứnhất vào ngày 26/11/2009, tỷ lệ phá giá là 5,44%, đồng thời NHNN thu hẹp biên độbiên độ giao động của tỷ giá từ 5% xuống 3% Lần thay đổi thứ hai, chỉ cách lần thứnhất chưa đầy 2 tháng, vào ngày 11/2/2010 tỷ giá VND/USD tăng thêm 3,36%.Thực tếlạm phát của Việt Nam trong 3 năm 2007-2009 là trên 40%, trong khi lạm phát của

Mỹ, cùng thời kỳ, chỉ khoảng trên dưới 20% Nhưng cùng thời gian đó, tỷ giá chínhthức USD/VND dường như thay đổi không đáng kể, khiến VND bị định giá cao ngaytrong tương quan tỷ giá với USD Vì vậy, sự điều chỉnh tỷ giá vừa qua là cần thiết, bấtchấp động thái này có vẻ như ngược lại với xu hướng mất giá chung của USD trên thịtrường thế giới Linh hoạt tỷ giá, ngày càng trở thành phương châm hành xử phổ biếntrong chính sách tỷ giá của hơn ¾ số nước trên thế giới hiện nay

Trang 16

3.4 Cán cân thương mại

Theo số liệu của Bộ Tài chính Viet Nam, IMF và Ngân hàng Thế Giới, năm

2009, tổng thu của ngân sách và viện trợ của Việt Nam là 462,6 nghìn tỷ đồng trongtổng số chi ngân sách 467,5 nghìn tỷ đồng, chi ngoài ngân sách là 87,3 nghìn tỷ đồng

và thâm hụt ngân sách là 122,2 nghìn tỷ đồng chiếm 6.2% GDP thấp hơn 9,7% năm

2008 Như vậy vấn đề tiết kiệm của Chính phủ có thể tiết kiệm được làm giảm thâmhụt cán cân thương mại

Số liệu dưới đây cho thấy cán cân thương mại trong 8 năm gần đây thườngxuyên bị thâm hụt, đặc biệt kể từ khi gia nhập WTO Tỷ trọng thâm hụt trong nhữngnăm gần đây là đáng kể có thể gây ra nguy cơ mất cân đối vĩ mô:

Cán cân thương mại Việt Nam

Đơn vị: triệu USD

Năm Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập

Trang 17

3.5 Tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng tháng 2/2010 tăng 1,14%, caonhất trong vòng 3 tháng qua Xu hướng này dự báo sẽ mạnh lên từ tháng 3 Ngày 3/3,Ngân hàng Nhà nước công bố tài liệu và những dữ liệu khá chi tiết liên quan đến việcđiều chỉnh chính sách tiền tệ, tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại tronghai tháng đầu năm 2010 Điểm đáng chú ý là thông tin công bố cho thấy tăng trưởngtín dụng trong tháng 2 đã bắt đầu tăng trở lại, đạt 1,14%, trong khi tháng 1 chỉ tăng0,26%, tháng 12/2009 chỉ tăng 0,72% (trước đó, số liệu Ngân hàng Nhà nước ước tínhtăng trưởng tín dụng trong tháng 1/2010 ở khoảng 1%) Diễn biến tăng trưởng tín dụngnhững năm gần đây cho thấy, thường hai tháng đầu năm có mức tăng thấp hơn so vớicác tháng còn lại Đây cũng là thời điểm chuyển giao các kế hoạch kinh doanh với cácchỉ tiêu cho năm mới của ngân hàng và doanh nghiệp, cũng như có ảnh hưởng từ các

kỳ nghỉ lễ khá dài Trong hai tháng đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng tính chung ướctăng 1,4%; hai tháng cùng kỳ năm 2009 cũng chỉ tăng 1,82%; cá biệt trong năm 2006

là mức giảm 1,45% Trong năm 2009, tăng trưởng tín dụng bắt đầu tăng mạnh từ tháng

3 và duy trì ở mức cao trong quý 2 Năm nay, dự báo đà tăng cũng sẽ bắt đầu mạnhhơn từ tháng 3 này Cơ sở cho dự báo trên là thanh khoản của hệ thống ngân hàng đãđược cải thiện

Biểu đồ tăng trưởng tín dụng từ năm 2009 đến nay - (Đơn vị: % - nguồn: Ngânhàng Nhà nước)

Tỷ trọng đóng góp vào GDP của cấu phần đầu tư chiếm trên 40%GDP trongkhoảng ba năm gần đây (một phần do tăng trưởng tín dụng ở mức cao) trong khi tăngtrưởng kinh tế ở mức thấp so với giai đoạn trước, cho thấy tăng trưởng kinh tế theo bềrộng; trong khi ICOR trung bình của các nước trong khu vực khoảng 3 lần)

Tỷ lệ nhập siêu/GDP vẫn ở mức cao, nguyên nhân là do sản xuất trong nướccòn phụ thuộc nhiều vào hàng hoá nhập khẩu (tổng kim ngạch nhập khẩu chiếm trên

Ngày đăng: 16/07/2013, 09:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đồ thị trên cho thấy, mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán (M2) và lạm phát giai đoạn 2000 - 2009 của Việt Nam khá chặt chẽ - CÁC CHỈ SỐ CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ VÀ ỨNG DỤNG CHO VIỆT NAM
th ị trên cho thấy, mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán (M2) và lạm phát giai đoạn 2000 - 2009 của Việt Nam khá chặt chẽ (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w