Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội và không ít thách thức. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất tự tin để hội nhập, đồng thời nhìn thấy nhiều cơ hội mà toàn cầu hoá mang lại.
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền LỜI NÓI ĐẦU Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội và không ít thách thức. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất tự tin để hội nhập, đồng thời nhìn thấy nhiều cơ hội mà toàn cầu hoá mang lại. Tuy nhiên, việc hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực, đòi hỏi yêu cầu cao hơn, do Việt Nam phải mở cửa thị trường cho doanh nghiệp và hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam.Chính việc mở cửa thị trường là cuộc cạnh tranh gay go quyết liệt cho doanh nghiệp trong nước. Trước những cơ hội và thách thức, trong điều kiện hội nhập WTO hiện nay, các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ: cạnh tranh của thị trường nội địa và cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố, đặc biệt là chất lượng quản lý và phát huy hiệu quả nguồn nhân lực có một vai trò rất quan trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp và đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện thành công những kế hoạch, những chiến lược trước mắt và lâu dài. Có thể khẳng định rằng song song với việc phát huy hiệu quả các nguồn lực như vốn,trang thiết bị, chiến lược kinh doanh,.… thì việc phát huy hiệu quả nguồn nhân lực là sự sống còn và quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Hơn thế có thể xem nguồn nhân lực là “tài sản” lớn của doanh nghiệp. Để chuyên nghiệp hóa hệ thống quản lý, cũng như chăm chút nguồn “tài sản” của mình, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược cho DN mình vì hơn bất kỳ ai DN là người hiểu rõ nhất mình đang cần gì, thiếu gì và phải thay đổi gì. DN cũng phải mạnh dạn tái cấu trúc DN khi cần thiết với những mô hình quản lý phù hợp với cơ cấu hiện tại của DN. Nguyên tắc quan trọng nhất trong mọi mô hình quản lý của các DN Việt Nam chính là “xây dựng hệ thống quản lý chuyên nghiệp, đồng bộ hiệu quả”. Điều này có tính quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.Vì vậy quản trị và phát huy hiệu quả nguồn nhân lực của một doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39 1 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền Ý thức được thực tế trên của các Doanh nghiệp Việt Nam và những kiến thức đã được học, qua thời gian thực tập tìm hiểu công tác quản trị nhân lực tại công ty TNHH In Tấn thành, em đã chọn đề tài “Một số Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực tại Công ty TNHH In Tấn Thành” làm chuyên đề tốt nghiệp. Mục tiêu của đề tài này là trên cơ sở phân tích thực trạng quản trị và phân tích hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của Công ty để khẳng định những mặt tích cực đã đạt được, đồng thời tìm ra một số hạn chế cần khắc phục và kiến nghị biện pháp hoàn thiện để phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên bản báo cáo có thể còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của Thầy giáo PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HUYỀN để bài viết được hoàn thiện hơn. Kính mong thầy giúp đỡ, hướng dẫn và góp ý thêm trong thời gian tới để em hoàn thành tốt bản báo cáo chuyên đề. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39 2 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH IN TẤN THÀNH 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH IN TẤN THÀNH 1.1. Những thông tin chung về Công ty TNHH in Tấn Thành - Tên giao dịch bằng tiếng việt là: Công ty TNHH in Tấn Thành - Tên giao dịch tiếng Anh là: Tan Thanh Printing company - Tên viết tắt: TAN THANH CO .LTD - Địa chỉ: Trụ sở chính số 6 dãy 19- 33/4 Lê Thanh Nghị- Bách Khoa- Hai Bà Trưng- Hà Nội - Điện thoại: (04) 36811011 Fax: (04) 36423039 - Mã số thuế: 0101342909 - Giấy phép kinh doanh : Số 0102007938 - do sở Kế hoạch đầu tư TP. Hà Nội cấp - Giấy phép hoạt động ngành in số: 37/2003/GP-IN-TN do Cục xuất bản cấp. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển. - Công ty TNHH in Tấn Thành là công ty TNHH có hai thành viên trở lên . Được thành lập Ngày 07/03/2003 theo giấy phép kinh doanh của Sở Kế hoạch - Đầu tư TP Hà Nội số: Số 0102007938 và Giấy phép hoạt động ngành in số: 37/2003/GP- IN-TN do cuc xuất bản cấp . - Công ty có trụ sở tại: số 6 dãy 19 – 33/4 Lê Thanh Nghị - Phường Bách Khoa – thành phố Hà Nội,và Xưởng sản xuất: số 32 ngõ 1141 đường Giải Phóng- Quận Hoàng Mai- Thành Phố Hà Nội Trải qua những thăng trầm không ít những khó khăn như nguồn vốn, máy móc thiết bị, bạn hàng , nguồn nhân lực có tay nghề … sau hơn 7 năm hoạt động sản xuất, vượt lên những khó khăn, Công ty đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị máy móc tiên tiến của các nước như Nhật Bản, Đức. Công ty bước đầu đã hoàn thiện dây chuyền sản xuất đồng bộ, đáp ứng được nhu cầu cả về chất lượng, số lượng và thời gian theo yêu cầu của khách hàng. Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39 3 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền Những năm vừa qua, mặc dù có nhiều khó khăn về tài chính do tình hình biến động của nền kinh tế, toàn bộ ban Giám đốc và cán bộ công nhân viên trong công ty đã đoàn kết nỗ lực hết mình và tập trung mọi nguồn lực, trí lực, lựa chọn nhiều biện pháp đảm bảo cân đối nguồn tài chính bằng các phương pháp đầu tư ngắn hạn, sản xuất thu hồi vốn nhanh, kịp thời phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh được đảm bảo và hoàn thành đúng thời gian lịch trình của những đơn hàng mà công ty đã ký với khách hàng, cơ cấu sản phẩm và chất lượng in phong phú, đa dạng Những sản phẩm của Công ty đã chinh phục được những khách hàng khó tính nhất. Từng bước đưa hoạt động sản xuất của Công ty đi vào ổn định và phát triển ngày càng có vị thế trên thị trường in . Năm 2003 Với số lượng lao động khi bắt đầu hoạt động mới chỉ có 08 lao động. Cho đến nay số lao động đã lên đến trên 50 người tương đương với 6 bộ phận .Với đội ngũ công nhân lành nghề, cùng với đội ngũ quản lý năng động nên tổng doanh thu hàng năm của công ty không ngừng lớn mạnh với các khoản nộp ngân sách thực hiện đầy đủ.Địa bàn hoạt động của công ty rất rộng rãi ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc . Năm 2008- 2009, Công ty đã tiến hành thực hiện và hoàn thành nhiều hợp đồng có giá trị lớn, sản phẩm được đánh giá là có chất lượng cao, cùng với việc trao đổi mua bán thương mại với tổng doanh thu đạt trên 10 tỷ đồng. Mục tiêu và chiến lược của công ty trong những năm tới là tập trung đầu tư nguồn nhân lực song song với việc phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh với tiêu chí “ con người là tài sản lớn nhất” để công ty phát triển bền vững thị trường trong nước và quốc tế./. 1.3 Chức năng nhiệm vụ của công ty: - Công ty TNHH in Tấn Thành là công ty TNHH có hai thành viên trở lên Công ty có tư cách pháp nhân theo luật pháp và hoạt động theo luật doanh nghiệp việt nam, từ ngày 7 tháng 3 năm 2003 công ty được cấp giấy phép kinh doanh và vào hoạt động thực hiện chế độ hạch toán độc lập, có con dấu riêng và thực hiện các hoạt đông theo pháp luật hiên hành và theo diều lệ của công ty. - Công ty kinh doanh hoạt công các lỉnh vực: * Thiết kế tạo in và in các sản phẩm + Bai bì, nhãn mác, vỏ hộp sản phẩm. + Tờ rơi tờ gấp và các sản phẩm quảng cáo. Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39 4 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền + Tiêu đề thư, phong bì, giấy mời, túi xách, + Name card, menu, thẻ nhân viên, thẻ vip……… + Các loại giấy tờ, biểu mẫu phụ lục cơ quan tài chính doanh nghiệp + Tư vấn, thiết kế tạo mẫu in, logo, thương hiệu website + Sữa chữa, cung cấp và chuyển giao công nghệ thiết bị nghành in…… Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39 5 Phó giám đốc Giám đốc Phòng kế toán Phòng Kinh doanh tổng hợp Phòng Tổ chức nhân sự PX thiết kế chế bản PX in Offset PX thành phẩm Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA CỦA CÔNG TY TNHH IN TẤN THÀNH 2.1 : Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh 2.1.1 Mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty: - Thu lợi nhuận - Tạo việc làm ổn định cho người lao động - Tăng trưởng và phát triển bền vững. - Đóng góp vào ngân sách nhà nước 2.1.2 Các Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: - Sản xuất bao bì vỏ hộp. - Thực hiện in ấn nhãn mác sản phẩn - Thực hiện in ấn các sản phẩm quảng cáo, truyền thông. - Thực hiện in ấn các giấy tờ biểu mẫu phục vụ các cơ quan, doanh nghiệp. - Thiết kế chế bản, tạo mẫu in - Dịch vụ du lịch thương mại. 2.2. Cơ cấu tổ chức 2.2.1: bảng1. Sơ đồ 1 tổ chức bộ máy của Công ty Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39 6 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền 2.2.2: Chức năng nhiêm vụ của từng bộ phận: -Giám đốc: Giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty, là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước công ty và trước pháp luật về việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo luật doanh nghiệp, quyết định và tự chịu trách nhiệm về kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . - Phó giám đốc: Giúp việc giám đốc theo sự phân công của giám đốc, chịu trách nhiệm về phần việc được giao. Thay mặt giám đốc khi giám đốc đi vắng giải quyết những vấn đề đượcgiám đốc uỷ quyền. - Phòng tổ chức nhân sự: Quản lý tổ chức lao động, hồ sơ lao dộng, thực hiện quy chế tiền lương, tiền thưởng, khen thưởng, kỷ luật ,thực hiện công việc hành chính như: bảo hiểm, văn thư, y tế, hội nghị… - Phòng kinh doanh tổng hợp: Tham mưu tổng hợp, Dự kiến kế hoạch sản xuất, đầu tư trang thiết bị, phát triển sản xuất ,lập kế hoạch sản xuất theo kỳ, tổ chức việc maketting, nắm bắt và thông tin kịp thời cho ban giám đốc về diễn biến thị trường, đôn đốc thực hiện kế hoạch, tổng kết dánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch , xây dựng các chiến lược kinh doanh - Phòng kế toán: Có nhiệm vụ tham mưu giúp lãnh đạo Công ty trong công tác quản lý tài chính tổng hợp các số liệu, thông tin về công tác tài chính kế toán, thực hiện việc xử lý thông tin trong công tác hạch toán theo quy định hiện hành của nhà nước. Ghi chép cập nhật chứng từ kịp thời, chính xác , theo dõi hạch toán các khoản chi phí, kiểm tra giám sát tính hợp lý , hợp pháp của các khoản chi phí đó, nhằm giám sát phân tích hiệu quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó giúp ban lãnh đạo đưa ra những biện pháp tối ưu. Tập hợp các khoản chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm qua các giai đoạn, xác định kết quả sản xuất kinh doanh, theo dõi tăng giảm tài sản và thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước về các khoản phải nộp. - Phân xưởng thiết kế chế bản: Đây là phân xưởng tiêu đề của công nghệ in OFFSET thực hiện các giai đoạn từ thiết kế mẫu mã sắp chữ trên vi tính có nhiệm vụ chọn kiểu chữ, tạo mẫu cho từng loại sản phẩm, chụp, phơi các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng thông lệnh sản xuất của phòng kinh doanh cung cấp các dữ liệu đưa vào hệ thống chế Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39 7 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền bản số trong đó dữ liệu số (Digital) từ máy tính được chuyển thành dữ liệu tương tự (Anolog) trên film thông qua các máy ghi film, film được đem bình trước khi phơi lên bản kẽm rồì chuyển cho xưởng in để thực hiện sản xuất theo đúng trình tự về kỹ thuật và thời gian. - Phân xưởng in OFFSET: Là phân xưởng có vai trò chủ yếu trong tất cả quá trính sản xuất của Công ty, có nhiệm vụ in theo mẫu mã, maket, các bản kẽm do phân xưởng chế bản chuyển xuống, các công nhân có nhiệm vụ nhận vật tư từ kho của Công ty cho vào máy OFFSET qua những công đoạn thao tác , vận hành kỹ thuật để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu của khách hàng. - Phân xưởng in thành phẩm: Đây là giai đọan cuối để tạo ra sản phẩm in hoàn chỉnh. Sản phẩm từ phân xưởng in được chuyển về phân xưởng in thành phẩm thông qua các máy móc thiết bị như máy xén, máy dóng, máy vào bìa để hoàn thiện sản phẩm và kiểm tra chất lượng, số lượng của sản phẩm và cuối cùng là đóng gói sản phẩm nhập kho công ty. 2.3. Tình hình lao động trong công ty 2.3.1 Bảng 2: Cơ cấu lao động trong công ty (đơn vị: người ) chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng lao động 35 42 48 52 Lao động trực tiếp 30 36 40 43 Lao động gián tiếp 5 6 8 9 ( Nguồn : phòng tổ chức nhân sự) Qua biểu đồ trên cho thấy được cơ cấu lao động của Công ty rất rõ, đó là: lao động trực tiếp chiếm tỉ lệ lớn hơn nhiều so với lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp liên tục tăng đều hàng năm, nhưng lao động gián tiếp tăng rất ít và không đáng kể. Điều này chứng tỏ tính hiệu quả của bộ máy quản trị đã luôn ổn định trong việc sử dụng tối đa các nguồn lực trong Công ty, cũng như đưa ra được cơ cấu lao động hợp lý phù hợp với đặc trưng của ngành và phù hợp với yêu cầu của quá trình sx. 2.4. Công nghệ, quá trình sản xuất. Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39 8 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền Xuất phát từ đặc điểm của ngành in nói chung và công ty nói riêng, sản phẩm sản xuất ra gồm nhiều loại trải qua nhiều khâu gia công liên tiếp theo 1 trình tự nhất định mới trở thành sản phẩm, mỗi sản phẩm, hàng hoá, từ khâu đầu đến khi hình thành phải qua các quy trình công nghệ như sau: * Công nghệ in OFFSET Dây chuyền công nghệ này sản xuất ra những sản phẩm mang tính chất phức tạp, mẫu mã đẹp như các tạp chí, cataloge, hộp quà, tờ rơi… Bảng 3: Qúa trình công nghệ sản xuất Công ty tổ chức thành 3 phân xưởng - Phân xưởng 1: Phân xưởng vi tính chế bản - Phân xưởng 2: Phân xưởng in Offset Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39 9 Tài liệu cần in Công nghệ in Offset Sắp chữ trên vi tính Làm phim( Dương bản) Tạo bản kẽm( phơi bản) In Offset Gia công, gấp, đóng cắt xén đóng gói sản phẩm Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền - Phân xưởng 3: Phân xưởng thành phẩm * Phân xưởng thiết kế chế bản Đây là phân xưởng tiêu đề của công nghệ in OFFESET thực hiện các giai đoạn sản xuất sẵn - Giai đoạn thiết kế sắp chữ… vi tính có nhiệm vụ chọn kiểu chữ, tạo mẫu cho từng loại sản phẩm theo ….đánh ký tự lên bản in bằng máy in laster trên bản kẽm và kiểm tra hoàn chỉnh xong sẽ chuyển sang phòng làm phim - Giai đoạn tạo bản kẽm và …bản làm nhiệm vụ tạo ra các bản kẽm, phơi bản kẽm từ các đường bản để cài vào máy in * Phân xưởng in OFFSET - Là phân xưởng có vai trò chủ yếu trong tất cả quá trình sản xuất của công ty, có nhiệm vụ in theo mẫu các bản kẽm do phân xưởng vi tính chế bản chuyển xuống, các công nhân có nhiệm vụ nhận vật tư từ kho của công ty cho vào máy OFFSET các bản kẽm để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng * Phân xưởng in thành phẩm + Tổ máy xén : nhận phiếu sản xuất từ phòng kế hoạch vật tư, xén ra các cỡ giấy hoặc xén thành phẩm theo phương án kỹ thuật để cho máy in (đối với giấy in) hoặc nhập kho thành phẩm (đối với việc hoàn thiện sản phẩm). + Tổ kiểm tra sản phẩm: chọn lọc những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng để chuyển sang hoàn thiện sản phẩm và loại bỏ những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn chất lượng. + Tổ máy bế hộp: bế các loại hộp sau khi đã được tuyển chọn đúng tiêu chuẩn chất lượng, được chuyển sang bế hộp theo phương án kỹ thuật. 2.5. Nguyên vật liệu Là một doanh nghiệp chuyên in ấn các loại sản phẩm tem, nhãn, bao bì… vì vậy để giành cơ hội trong cạnh tranh theo phương châm : nhanh- rẻ- đẹp cần phải có dự trữ nguyên vật liệu chủ yếu như giấy in và mực in. Hai loại vật tư này là vật tư do nước ngoài sản xuất là chủ yếu. Công ty phải nhập tính bằng ngoại tệ (USD) mà tỷ giá USD lại luôn thay đổi theo hướng ngày một tăng, do đó ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất, cụ thể là giá thành. Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39 10