1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cơ chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra việt nam nhìn từ lý thuyết trò chơi

59 547 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 20,22 MB

Nội dung

Vấn đề nghiên cứu Đề tài này chọn nghiên cứu về một vấn đề mà nhiều người cho là “nghịch lý” khi nói về ngành cá tra Việt Nam: thị phần xuất khẩu cá tra áp đảo thế giới và thế bị động c

Trang 1

CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

-

HUỲNH THỊ HỒNG HẠNH

CƠ CHẾ CẠNH TRANH GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP

XUẤT KHẨU CÁ TRA VIỆT NAM NHÌN TỪ

LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

TP Hồ Chí Minh – Năm 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

-

HUỲNH THỊ HỒNG HẠNH

CƠ CHẾ CẠNH TRANH GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP

XUẤT KHẨU CÁ TRA VIỆT NAM NHÌN TỪ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Vũ Thành Tự Anh vì đã ủng hộ tôi ngay từ những ngày đầu manh nha ý tưởng về đề tài này Cám ơn thầy đã truyền nhiệt huyết nghiên cứu, định hướng đường đi và cách thức làm việc để tôi tìm ra được kết quả nghiên cứu cuối cùng Tôi tìm được từ quá trình làm luận văn không chỉ là câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu mà hơn tất cả là phương pháp làm việc, phương pháp tư duy và niềm vui khi được áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế Trân trọng cám ơn thầy

Cảm ơn Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, quý thầy cô và các cô chú nhân viên trong trường đã hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn cũng như trong thời gian hai năm học tập và nghiên cứu tại trường

Xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị đồng nghiệp, các chuyên gia và chủ doanh nghiệp đã nhận lời giúp đỡ và góp ý chân thành cho tôi trong quá trình thu thập thông tin để thực hiện luận văn này

Cuối cùng là cảm ơn tập thể lớp MPP8 đã luôn đồng hành cùng tôi vượt qua mọi khó khăn trong 2 năm vừa qua

Huỳnh Thị Hồng Hạnh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân do tôi thực hiện Các

số liệu và trích dẫn được sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và chính xác nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi Kết quả thực hiện của luận văn là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào

Luận văn này không nhất thiết thể hiện quan điểm của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright hoặc Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Tác giả luận văn

Huỳnh Thị Hồng Hạnh

Trang 5

TÓM TẮT

Khác với các loại nông sản xuất khẩu chủ lực khác của Việt Nam như gạo, cà phê, hồ tiêu, cá tra xuất khẩu của Việt Nam hiện chiếm đến hơn 90% thị phần xuất khẩu cá tra của thế giới Nói cách khác, hầu như không có đối thủ cạnh tranh nào trên thế giới có thể so sánh với Việt Nam về năng lực sản xuất cá tra phi lê và quy mô thị phần xuất khẩu Tuy nhiên,

từ năm 2012 trở lại đây, ngành cá tra Việt Nam đã phải chứng kiến một áp lực giảm giá xuất khẩu kéo dài ở hầu khắp các thị trường Hệ quả là hàng loạt các doanh nghiệp phá sản, nông dân nuôi cá treo ao, các doanh nghiệp hiện hữu phải đối mặt với rất nhiều khó khăn

để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh Thực trạng đó đặt ra cho ngành cá tra Việt Nam một câu hỏi lớn về nguyên nhân vì sao giá giảm

Để tìm câu trả lời cho câu hỏi lớn của ngành cá tra, bài nghiên cứu này chọn cách tiếp cận của kinh tế học vi mô về cấu trúc thị trường để phân tích và mô hình hóa thị trường cá tra nhằm tìm ra cơ sở để giải quyết vấn đề nghiên cứu Trong đó, lý thuyết trò chơi được sử dụng làm công cụ để xác định trạng thái cân bằng mà thị trường hướng tới Theo đó, thị trường cá tra được mô hình hóa dưới dạng một trò chơi động trong đó từng nhóm người chơi với các đặc điểm và động cơ thôi thúc khác nhau sẽ lựa chọn những chiến lược áp đảo khác nhau để cạnh tranh Kết cục của trò chơi là kết quả của việc phối hợp các chiến lược

áp đảo giữa các người chơi và giúp giải thích cho hiện trạng ngành cá tra Việt Nam

Kết quả nghiên cứu cho thấy áp lực rất lớn mà các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra phải đối mặt, trong đó giảm giá là chiến lược mà các doanh nghiệp phải chấp nhận để tồn tại Cơ chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng giải thích cho nguyên nhân thất bại của một số chính sách của nhà nước đối với ngành trong thời gian qua Đồng thời, thông qua các lập luận có cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực tế ủng hộ, kết quả nghiên cứu giúp bác bỏ nhiều lập luận gây tranh cãi về ngành cá tra Việt Nam; cung cấp thông tin hữu ích cho nhiều bên liên quan bao gồm: doanh nghiệp xuất khẩu hiện hữu và tiềm năng, cơ quan chức năng, người nghiên cứu và người làm chính sách

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH VẼ viii

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1

1.2 Vấn đề nghiên cứu 4

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 4

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 4

1.5 Phương pháp nghiên cứu 4

1.6 Cấu trúc bài viết 4

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 5

2.1 Tổng quan các nghiên cứu trước 5

2.2 Các cơ sở lý thuyết quan trọng 7

2.2.1 Cơ sở lý thuyết về cấu trúc thị trường có yếu tố độc quyền 7

2.2.2 Cơ sở lý thuyết về trạng thái cân bằng thị trường và ứng dụng của lý thuyết trò chơi 8

2.3 Khung phân tích 9

2.4 Nguồn thông tin 9

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG CÁ TRA VÀ MÔ HÌNH TƯƠNG TÁC CHIẾN LƯỢC GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU 11

3.1 Cấu trúc thị trường cá tra 11

3.2 Các người chơi chính 12

3.2.1 Cơ cấu tài sản – nguồn vốn của hai loại hình doanh nghiệp 13

3.2.2 Cơ cấu chi phí giữa 2 loại hình doanh nghiệp 14

3.2.3 Tóm tắt ưu nhược điểm của 2 loại hình doanh nghiệp 16

3.3 Các giả định quan trọng của mô hình 17

3.4 Xây dựng mô hình 17

3.4.1 Số lượng người chơi 17

3.4.2 Không gian chiến lược 17

Trang 7

3.4.3 Động cơ của các doanh nghiệp 17

3.4.4 Chiến lược áp đảo của các doanh nghiệp 19

CHƯƠNG 4 KẾT CỤC CỦA MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT THAY THẾ 23

4.1 Giai đoạn 1: Cạnh tranh giảm giá bán 23

4.1.1 Cạnh tranh giữa các DNCB cá tra xuất khẩu với nhau 23

4.1.2 Cạnh tranh giữa các DNCB và các DNTM 26

4.1.3 Trạng thái cân bằng 26

4.2 Giai đoạn 2: Cạnh tranh hạ chi phí sản xuất 27

4.2.1 Chiến lược tăng cường liên kết ngành theo chiều dọc 27

4.2.2 Chiến lược hạ giá thành bằng giảm chất lượng 28

4.2.3 Trạng thái cân bằng thị trường 28

4.3 Các giải thuyết khác về nguyên nhân chính gây ra áp lực giảm giá cá tra 32

4.3.1 (H1): Giá cá tra giảm do cung tăng vượt cầu 32

4.3.2 (H2) : Giá cá tra giảm là do áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế 34

4.3.3 (H3): Giá cá tra giảm là do rào cản tại các thị trường nhập khẩu (áp lực từ phía các đối thủ ngoài nước) 36

4.4 Kết luận chung 37

CHƯƠNG 5 HÀM Ý CHÍNH SÁCH 39

5.1 Về phía cơ quan quản lý nhà nước 39

5.2 Về phía doanh nghiệp 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

PHỤ LỤC 01: GIỚI THIỆU MỘT SỐ BÀI TOÁN ĐIỂN HÌNH TRONG LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI 43

PHỤ LỤC 02: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÁ TRA VIỆT NAM 46

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations

Tổ chức Nông Lương thế giới

Exporters and Producers

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1-1: Kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2016 1

Bảng 3-1: Cơ cấu tài sản – nguồn vốn của một số DNCB xuất khẩu tiêu biểu 13

Bảng 3-2: Cơ cấu chi phí của một số DNCB xuất khẩu tiêu biểu 15

Bảng 3-3: Cơ cấu giá vốn hàng bán của 1 kg cá tra phi lê thịt trắng 16

Bảng 4-1: Tình hình thua lỗ và áp lực trả nợ của Công ty CP Thủy sản Bình An đến 2012 24

Bảng 4-2: Tình hình thua lỗ và áp lực trả nợ của Công ty CP Việt An đến 2016 25

Bảng 4-3: Sản lượng nhập khẩu cá tra phi lê đông lạnh vào một số thị trường chính từ năm 2012 – 2014 33

Bảng 4-4: Nguồn cung các sản phẩm cá phi lê thịt trắng đến năm 2014 và ước tính đến 2017 34

Trang 10

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1-1: Diễn biến giá xuất khẩu cá tra trung bình sang một số thị trường từ năm 2011 -

2013 2

Hình 1-2: Diễn biến giá nhập khẩu cá tra của Mỹ từ Việt Nam từ 2010 – đầu 2016 2

Hình 1-3: Chỉ số giá ngành cá thế giới từ 1990 – 2016 3

Hình 3-1: Diễn biến lãi suất vay vốn trong giai đoạn 2009 – 2012: 14

Hình 3-2: Đồ thị điểm cân bằng của thị trường cá tra 20

Hình 4-1: Biên sinh lợi của một số doanh nghiệp lớn trong ngành đến 2016 29

Hình 4-2: Sơ đồ cây quyết định của mô hình 31

Hình 4-3: Nguồn cung cá tra và cá rô phi sản xuất từ 1990 – 2013 33

Hình 4-4: Diễn biến giá các loại cá phi lê thịt trắng tại các thị trường nhập khẩu 34

Hình 4-5: Sự chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra Việt Nam qua các năm 37

Hình 5-1: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu cá tra Việt Nam từ năm 2006 – 2011 47

Hình 5-2: Diện tích nuôi cá tra tại ĐBSCL đến năm 2007 48

Trang 11

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu

Cá tra hiện là một trong những loài thủy sản nước ngọt được nuôi gần bờ lớn nhất trên thế giới (FAO, 2013) Các nhà sản xuất cá tra chính bao gồm các quốc gia/vùng lãnh thổ sở hữu các lưu vực sông thuận lợi cho sự phát triển của loài cá này bao gồm: Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Trung Quốc, Lào, Indonesia, Malaysia, Bangladesh, … Trong

đó, Việt Nam chiếm hơn 80% sản lượng cá tra sản xuất của thế giới (FAO, 2013) Nếu xét

về thị phần xuất khẩu thì Việt Nam chiếm trên 95% sản lượng cá tra xuất khẩu của thế giới trong giai đoạn từ 2007 – 2014 (Nguyen Tien Thong, Nguyen Van Giap, & et al., 2014) Như vậy, khác với các loại nông sản khác cũng là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như

gạo, cà phê, tiêu, điều, hầu như không có đối thủ nào trên thế giới có thể cạnh tranh

được với Việt Nam về thị phần cá tra phi lê đông lạnh

Theo Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2016 đạt hơn 1,7 tỷ USD, chiếm 24,3% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước Cả nước có khoảng 70 nhà máy chế biến phi lê cá tra và cung cấp việc làm cho hơn 200.000 lao động Các thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam năm 2016 là Mỹ, Trung Quốc và Hong Kong, EU và ASEAN

Bảng 1-1: Kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2016

TT Thị trường Kim ngạch XK năm 2016

Trang 12

Tuy chiếm tỷ trọng xuất khẩu cá tra phi lê áp đảo thế giới, các sản phẩm cá tra của Việt Nam luôn phải đối mặt với áp lực giảm giá xuất khẩu kéo dài ở hầu khắp các thị trường

Hình 1-1: Diễn biến giá xuất khẩu cá tra trung bình sang một số thị trường từ năm 2011 - 2013

(Nguồn: Agromonitor) Hình 1-2: Diễn biến giá nhập khẩu cá tra của Mỹ từ Việt Nam từ 2010 – đầu 2016

(Nguồn: Tạp chí thị trường giá cả, tháng 7/2016)

Theo thống kê của FAO, giai đoạn từ năm 2010 đến nay chỉ số giá ngành cá đối mặt với 2 chu kỳ lớn, tuy nhiên đường xu hướng giá nhìn chung là không giảm Như vậy, xu hướng giá của các sản phẩm cá tra xuất khẩu của Việt Nam có phần tiêu cực hơn so với diễn biến chỉ số giá ngành cá nói chung và chỉ số giá các loại cá nuôi trồng nói riêng trên thế giới

Trang 13

khẩu và buộc nghị định 36 phải hoãn thời gian hiệu lực Đến tháng 5/2017, nghị định 55/2017/NĐ-CP ra đời thay thế cho nghị định 36 và lược bỏ phần lớn các quy định về chất lượng sản phẩm và điều kiện xuất khẩu cá tra của nghị định 36

1.2 Vấn đề nghiên cứu

Đề tài này chọn nghiên cứu về một vấn đề mà nhiều người cho là “nghịch lý” khi nói về ngành cá tra Việt Nam: thị phần xuất khẩu cá tra áp đảo thế giới và thế bị động chấp nhận giá bán sụt giảm kéo dài của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm xác định nguồn gốc của áp lực giảm giá xuất khẩu và từ đó gợi mở những giải pháp nhằm cải thiện tình trạng ngành

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Vì sao giá xuất khẩu cá tra của cá tra Việt Nam sụt giảm kéo dài qua thời gian? Nếu tiếp tục xu hướng hiện tại thì đâu là mức giá cân bằng của thị trường?

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với cách tiếp cận của kinh tế học vi mô về cấu trúc thị trường và lý thuyết trò chơi

1.6 Cấu trúc bài viết

Sau phần giới thiệu, bài nghiên cứu được cấu trúc thành 4 phần chính Cơ sở lý thuyết và khung phân tích được trình bày ở Chương 2 Chương 3 tập trung phân tích các đặc điểm của thị trường cá tra và xây dựng mô hình tương tác chiến lược giữa các doanh nghiệp xuất khẩu trên thị trường Chương 4 trình bày kết cục của mô hình và các giả thuyết thay thế Chương 5 sẽ giành cho phần kết luận và hàm ý chính sách

Trang 14

Hình 1-3: Chỉ số giá ngành cá thế giới từ 1990 – 2016

(Nguồn: http://www.fao.org/in-action/globefish/fishery-information/resource-detail/en/c/338601/)

Giá xuất khẩu cá tra Việt Nam giảm trong thời gian dài đã và đang thách thức sức chịu đựng của ngành cá tra Việt Nam Giá xuất khẩu giảm ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh

doanh của các doanh nghiệp cá tra Việt Nam và người nuôi cá trong nước Trong năm

2016, diễn biến giá thu mua cá tra nguyên liệu tại ao dao động từ 18.000 – 23.000 đ/kg, so với cùng kỳ năm 2015 giảm 3.000 – 4.000 đồng/kg1, bình quân người nuôi lỗ 1.500 – 2.000 đồng/kg Người nuôi treo ao hoặc sản xuất cầm chừng dẫn đến diện tích nuôi cá tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) biến động mạnh Trong khi đó, các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu thì phải đối mặt với biên sinh lợi ngày càng thu hẹp

“Nghịch lý về thế thương lượng của ngành cá tra” là cụm từ ngày càng phổ biến và trở thành câu hỏi lớn của các doanh nghiệp trong ngành và người làm chính sách

Trước thực trạng đó, ngày 29/04/2014 Chính phủ ban hành nghị định 36 về nuôi, chế biến

và xuất khẩu cá tra đánh dấu nỗ lực nhằm nâng cao uy tín của cá tra Việt Nam trên trường quốc tế Những điểm then chốt của Nghị định bao gồm: đăng ký hợp đồng xuất khẩu, điều kiện về tiêu chuẩn chất lượng như tỷ lệ mạ băng, hàm lượng nước trong sản phẩm, … Tuy nhiên, nhiều nội dung của nghị định đã bị phản đối gay gắt từ phía các doanh nghiệp xuất

1 Theo Tổng cục Thủy sản – Tổng kết sản xuất, tiêu thụ cá tra năm 2016 và bàn giải pháp phát triển bền vững, tháng 12/2016

Trang 15

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH

Nội dung chương này trình bày kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, các cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài và lựa chọn khung phân tích Trong đó, kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước là nguồn dữ liệu quý giá được đề tài kế thừa và phát triển Đặc biệt,

đề tài sử dụng nhiều cơ sở lý thuyết của kinh tế học vi mô để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu

2.1 Tổng quan các nghiên cứu trước

Mặc dù cá tra/cá da trơn được đánh giá là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất trong số các chủng loại thủy sản nuôi trồng trên thế giới, lĩnh vực này chưa được sự quan tâm đúng mức của giới nghiên cứu Bằng chứng là các công trình nghiên cứu

có liên quan đến ngành còn rất hạn chế Đến thời điểm thực hiện bài nghiên cứu này, tác giả thu thập được một số kết quả nghiên cứu đáng lưu ý từ một số ít nhà nghiên cứu trong

và ngoài nước như trình bày dưới đây

Trong một nghiên cứu năm 2014, các tác giả Nguyễn Tiến Thông, Nguyễn Văn Giáp và cộng sự đã ước tính một hàm cầu ngược cho cá tra để xác định tác động của việc tăng sản lượng lên giá bán Theo đó, tất cả các hệ số co giãn riêng phần của giá đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% và có giá trị từ - 0.2 đến – 0.917, trung bình là – 0.419 tại tất

cả các thị trường bao gồm ASEAN và Đông Á; Bắc Mỹ; Úc và New Zealand; Nga và Đông Âu; Nam và Trung Mỹ; Tây Âu và phần còn lại của thế giới Hay nói cách khác, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi nếu sản lượng tăng 1% sẽ dẫn đến giá bán giảm trung bình là 0.419% Kết quả này cho thấy, các chính sách kêu gọi cắt giảm sản lượng xuất khẩu cá tra của Việt Nam nhằm cải thiện giá bán là không có cơ sở và có thể làm tình trạng ngành diễn biến xấu hơn vì ứng với 1% mức sụt giảm trong sản lượng sẽ dẫn đến chưa tới 0.5% mức tăng của giá bán Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy các thị trường nhập khẩu cá tra có mức độ thay thế cho nhau khá tốt, đặc biệt là Tây Âu và Bắc Mỹ Hạn chế của nghiên cứu này là chưa bao gồm các loại cá thịt trắng khác vào mô hình nhưng các

hệ số co giãn riêng phần của giá tại tất cả các thị trường đều nhỏ và có ý nghĩa thống kê cho thấy nhiều khả năng sự thay thế giữa cá tra và các loại cá phi lê thịt trắng khác là không hoàn hảo (Nguyen Tien Thong et al., 2014)

Trang 16

Cùng quan điểm với các tác giả trên về khả năng thay thế giữa các thị trường nhập khẩu là

2 tác giả đến từ đại học Kinh tế TP HCM: Từ Văn Bình và Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2014) Thông qua thu thập số liệu về giá bán và sản lượng xuất khẩu hàng tháng của cá tra phi lê trong khoảng thời gian từ 1999 đến 2011, mô hình hồi quy của các tác giả (đã tính đến tác động của tỷ giá và lạm phát) cho thấy tác động của thuế chống bán phá giá mà Mỹ áp đặt lên cá tra Việt Nam có thể ảnh hưởng đến kim ngạch và sản lượng xuất khẩu cá tra vào thị trường này trong ngắn hạn nhưng hoạt động xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong dài hạn nhìn chung không bị ảnh hưởng đáng kể do khả năng tìm kiếm thị trường mới thay thế Mỹ Kết quả này cho thấy quy mô rộng lớn và sự năng động của thị trường; đồng thời “cuộc chiến” giữa cá tra Việt Nam với cá da trơn Mỹ chưa phải là toàn bộ câu chuyện về các thị trường nhập khẩu cá tra của Việt Nam (Tu Van Binh & Nguyen Huu Huy Nhut, 2014)

Nói về thị trường các sản phẩm thay thế, tác giả Tô Thị Kim Hồng và Nguyễn Minh Đức

trong bài báo “Competition between US Catfish and Imported Fish: A Demand System Analysis” đã chỉ ra: thuế chống bán phá giá của Mỹ áp lên sản phẩm cá tra Việt Nam có tác động tích cực đến thị phần của cá hồi và cá rô phi nhập khẩu vào Mỹ trong khi có tác

động tiêu cực lên thị phần của cá da trơn nhập khẩu và sản xuất nội địa, tuy nhiên tác động này là không lớn (To Thi Kim Hong & Nguyen Minh Duc, 2009) Kết quả này không mâu

thuẫn với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tiến Thông và cộng sự (2014) và củng cố cho ngụ ý rằng áp lực từ phía các sản phẩm thay thế là không tránh khỏi nhưng tác động thay thế là không lớn

Trong một nghiên cứu khác về quản trị chuỗi giá trị cá tra xuất khẩu của Việt Nam sang Đức, tác giả Nguyễn Tiến Thông và cộng sự đã nêu ra vấn đề tương tự như vấn đề nghiên cứu của luận văn này là khả năng quyết định giá của các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam (với vị thế là một nhà sản xuất cá tra áp đảo của thế giới) trong chuỗi giá trị cá tra xuất khẩu sang Đức Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng chuỗi bán lẻ ở Đức chi phối giá xuất khẩu của cá tra Việt Nam (Nguyen Tien Thong, 2015) Tuy nhiên, câu hỏi vì sao với

vị thế là một nhà sản xuất cá tra áp đảo trên thế giới nhưng các nhà xuất khẩu nước ta lại không chủ động được giá bán thì vẫn còn chưa có câu trả lời

Mỗi nghiên cứu của các tác giả trên nhằm giải thích cho các khía cạnh khác nhau của nhiều vấn đề mà ngành cá tra Việt Nam đang đối mặt và góp phần phác họa bức tranh tổng thể về

Trang 17

thị trường cá tra Việt Nam và thế giới Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các tác giả này

không nhằm vào giải quyết câu hỏi vì sao giá xuất khẩu cá tra sụt giảm kéo dài? Kết quả

nghiên cứu của đề tài này được kỳ vọng sẽ giúp hoàn thiện mảng ghép quan trọng của thị trường cá tra về nguyên nhân chính gây ra áp lực giảm giá bán cá tra trong thời gian qua

2.2 Các cơ sở lý thuyết quan trọng

2.2.1 Cơ sở lý thuyết về cấu trúc thị trường có yếu tố độc quyền

Thế lực độc quyền bán là khả năng của doanh nghiệp định giá cao hơn chi phí biên Vì

vậy, một cách tự nhiên để đo lường thế lực độc quyền bán là xem xét độ lớn của phần chênh lệch giữa mức giá tối đa hóa lợi nhuận và chi phí biên Thước đo thế lực độc quyền bán này được giới thiệu bởi nhà kinh tế học Abba Lerner vào năm 1934, gọi là chỉ số thế lực độc quyền bán Lerner (Pindyck & Rubinfeld, 2015)

𝐿 = 𝑃 − 𝑀𝐶

Trong đó, Ed là độ co giãn của cầu của doanh nghiệp và phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

+ Độ co giãn của cầu thị trường: Do cầu của doanh nghiệp có độ co giãn ít nhất

bằng độ co giãn của cầu thị trường, độ co giãn của cầu thị trường giới hạn thế lực độc quyền bán tiềm năng

+ Số lượng doanh nghiệp trên thị trường: Nếu có nhiều doanh nghiệp thì khả năng

là không doanh nghiệp nào gây được sức ảnh hưởng đáng kể lên giá bán

+ Sự tương tác giữa các doanh nghiệp: Ngay cả khi chỉ có 2 hay 3 doanh nghiệp

trên thị trường thì mỗi doanh nghiệp cũng không có khả năng tăng giá lên rất cao

để tăng lợi nhuận nếu các doanh nghiệp cạnh tranh quyết liệt với nhau Đây được xem là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc quyết định thế lực độc quyền bán Các dạng cấu trúc thị trường có yếu tố độc quyền phổ biến bao gồm thị trường cạnh tranh độc quyền và thị trường độc quyền nhóm:

Trang 18

Thị trường cạnh tranh độc quyền: (1) Giống với thị trường cạnh tranh hoàn hảo ở điểm là

có rất nhiều hãng và các hãng mới có thể tự do gia nhập ngành; (2) khác với thị trường cạnh tranh hoàn hảo ở chỗ là sản phẩm được làm cho khác biệt Khi đó thế lực độc

quyền của một hãng phụ thuộc vào sự thành công trong việc làm khác biệt hàng hóa của mình so với hàng hóa của các hãng khác

Thị trường độc quyền nhóm có đặc điểm: (1) Sản phẩm có thể được phân biệt hoặc không,

(2) Có một vài hãng nắm phần lớn hay toàn bộ sản lượng, (3) Trong thị trường độc quyền nhóm, một số hoặc tất cả các hãng giành được lợi nhuận quan trọng trong dài hạn vì

những rào cản gia nhập làm cho những hãng mới khó hoặc không thể gia nhập thị trường

2.2.2 Cơ sở lý thuyết về trạng thái cân bằng thị trường và ứng dụng của lý thuyết trò chơi

Mỗi cấu trúc thị trường với những đặc trưng khác nhau sẽ dẫn đến các trạng thái cân bằng tại các mức giá và sản lượng khác nhau Khi một thị trường trong trạng thái cân bằng, các công ty sẽ cố gắng làm những gì tốt nhất có thể và không có lý do gì để họ thay đổi giá hoặc sản lượng Trong 3 hình thái cấu trúc thị trường là cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền và độc quyền cạnh tranh, giá và sản lượng cân bằng được xác định theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của các doanh nghiệp tại điểm có doanh thu biên bằng với chi phí biên (MR = MC) Khi đó, mỗi hãng làm những gì tốt nhất có thể và tối đa hóa lợi nhuận

Riêng đối với cấu trúc thị trường có tương tác chiến lược giữa các doanh nghiệp, điểm cân bằng thị trường được quyết định bởi kết quả tương tác chiến lược giữa các bên tham gia thị

trường và nguyên tắc MR = MC không còn phù hợp Vì vậy, để xác định điểm cân bằng thị

trường của các loại hình cấu trúc thị trường này, chúng ta cần sử dụng một công cụ có khả năng phân tích được tương tác chiến lược giữa các bên tham gia thị trường Công cụ đó là

Lý thuyết trò chơi (Vu Thanh Tu Anh, 2015)

Lý thuyết trò chơi nghiên cứu các tình huống ra quyết định có liên quan đến nhiều bên và

các quyết định của mỗi bên ảnh hưởng đến lợi ích và quyết định của các bên khác (Gibbons, 1992) Nguyên tắc làm cơ sở để xác định trạng thái cân bằng trong thị trường có

Trang 19

tương tác chiến lược giữa các bên là: Mỗi hãng làm tốt nhất có thể khi được cho trước

những gì mà đối thủ cạnh tranh đang làm (John Nash, 1951)

2.3 Khung phân tích

Việc trả lời 2 câu hỏi nghiên cứu của đề tài thật chất là đi trả lời 2 câu hỏi thay thế là: giá

bán được quyết định như thế nào và điểm cân bằng của thị trường ở đâu? Hai câu hỏi này

cũng chính là những nội dung quan trọng của kinh tế học vi mô đối với các dạng cấu trúc thị trường Do đó, khung phân tích của đề tài sẽ bám sát các cơ sở lý thuyết của kinh tế học

vi mô áp dụng đối với thị trường cá tra

Đồng thời, các nguyên tắc của lý thuyết trò chơi sẽ được sử dụng làm công cụ để phân tích tương tác chiến lược giữa các doanh nghiệp nhằm xác định điểm cân bằng cho thị trường

Cụ thể, đề tài lấy ý tưởng từ bài toán hàng hóa công của Hardin và dựa trên nguyên tắc cạnh tranh về giá với những sản phẩm đồng nhất của Bertrand để mô hình hóa tương tác chiến lược giữa các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Mô hình của thị trường cá tra như sẽ trình bày trong phần tiếp theo được xây dựng dựa trên một số giả định quan trọng (trên cơ

sở các đặc trưng của thị trường cá tra) và có nhiều điều chỉnh so với các bài toán điển hình của Hardin và Bertrand.2

2.4 Nguồn thông tin

Bài nghiên cứu sử dụng nhiều nguồn dữ liệu để phục vụ cho quá trình thiết kế, kiểm định

và điều chỉnh mô hình nghiên cứu Cụ thể:

Dữ liệu thứ cấp về ngành được thu thập từ các nguồn chính là Hiệp hội Thủy sản, Hiệp hội

Cá Tra, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức nông lương thế giới (FAO), kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước,

Dữ liệu thứ cấp về tương tác chiến lược giữa các doanh nghiệp: Báo chí chính thống, các

bình luận của nhiều chuyên gia, chủ doanh nghiệp trong ngành; báo cáo tài chính, công bố thông tin của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đang niêm yết trên thị trường chứng khoán,

2 Bài toán của Hardin và Bertrand được trình bày chi tiết tại Phụ lục 01

Trang 20

Dữ liệu sơ cấp từ phỏng vấn trực tiếp chủ doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành Trong đó:

+ Giai đoạn thiết kế mô hình dựa trên các thông tin tích lũy từ nhiều cuộc gặp gỡ trực

tiếp giữa tác giả và các doanh nghiệp trong ngành trong giai đoạn từ năm 2013 –

2015 Các doanh nghiệp được phỏng vấn bao gồm: Công ty CP Gò Đàng (AGD), Công ty CP Xuất nhập khẩu Cửu Long An Giang (ACL), Công ty TNHH XNK Thủy Sản Đông Á, Công ty CP Hùng Vương (HVG), Công ty CP XNK Thủy sản

An Giang (AGF), Công ty CP Thủy sản Số 4 (TS4), Công ty CP Hải sản Trang Trại Xanh

+ Giai đoạn điều chỉnh mô hình được tác giả tiến hành thông qua 4 cuộc phỏng vấn

trực tiếp Thành phần tham gia phỏng vấn gồm: 1 chủ doanh nghiệp, 1 chuyên gia nghiên cứu về ngành cá tra, 2 giám đốc ngành cá và thủy sản tại một ngân hàng thương mại Phản hồi của các chuyên gia thông qua các cuộc trao đổi này là cơ sở

để tác giả kiểm định lại các giả thuyết, điều chỉnh mô hình và đi đến kết luận cuối cùng

Trang 21

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG CÁ TRA VÀ MÔ HÌNH TƯƠNG TÁC CHIẾN

LƯỢC GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU 3.1 Cấu trúc thị trường cá tra

Trên cơ sở so sánh với các cấu trúc thị trường có yếu tố độc quyền ở trên, thị trường cá tra (chi tiết tại Phụ lục 02) có các đặc trưng sau:

Thứ nhất, tuy chiếm thị phần xuất khẩu áp đảo, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của cá tra Việt

Nam khá đơn giản với hơn 90% giá trị kim ngạch xuất khẩu là dưới hình thức cá tra phi lê đông lạnh Cá nguyên liệu sống được vận chuyển bằng ghe đục từ các vùng nuôi đến nhà máy chế biến Tại đây cá chết, ngộp, cá bệnh và khuyết tật sẽ bị loại bỏ trước khi được đưa vào dây chuyền chế biến Cá phi lê thành phẩm được phân theo các kích cỡ khác nhau như

60 – 120, 120 – 170, 170 – 220 và > 220 gram/miếng Sau đó được đông Block hoặc đông

IQF từng miếng với tỷ lệ mạ băng theo yêu cầu của khách hàng Tuy nhiên do chất lượng

cá nguyên liệu là rất khó phân biệt, quy trình chế biến gần giống nhau dẫn đến cá phi lê thành phẩm từ các nhà sản xuất khác nhau cũng rất khó phân biệt

Thứ hai, rào cản gia nhập ngành thấp Trước năm 2014 hầu như chưa có một quy định nào

chính thức về các điều kiện tham gia ngành cá tra Việc này dẫn đến tình trạng đầu tư vùng nuôi và nhà máy chế biến ào ạt khắp ĐB SCL trong giai đoạn phát triển nóng Đến tháng 4/2014, nghị định 36 về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra ra đời đưa ra các điều kiện nghiêm ngặt hơn đối với các đối tượng tham gia ngành Tuy nhiên, đa số các nội dung quan trọng của nghị định 36 buộc phải trì hoãn thực hiện và bị thay thế hoàn toàn bằng

nghị định 55 tháng 5/2017

Thứ ba, do các điều kiện gia nhập ngành không khó nên số lượng các doanh nghiệp tham

gia xuất khẩu cá tra khá lớn Như số liệu đã dẫn chứng tại Phụ lục 02, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu năm 2010 là khoảng 200, đến cuối năm 2011 là trên 172 , đến cuối năm

2012 là 160 doanh nghiệp Do đó, áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp rất lớn, nhất là cạnh tranh về giá

Trang 22

Như vậy, so với các cấu trúc thị trường có yếu tố độc quyền, thị trường cá tra không giống với cấu trúc thị trường độc quyền nhóm do rào cản gia nhập ngành thấp; không giống với cấu trúc thị trường độc quyền cạnh tranh do sản phẩm có tính đồng nhất cao, khó phân biệt Tuy nhiên đây cũng không phải là thị trường cạnh tranh hoàn hảo do cầu

co giãn theo giá, doanh nghiệp buộc phải giảm giá để bán được nhiều hàng hơn Do đó, điểm cân bằng của thị trường cá tra sẽ là tổng hợp của nhiều yếu tố do các đặc trưng này quyết định

Mặt khác, nếu xét theo 3 yếu tố quyết định thế lực độc quyền bán của Lerner thì thị trường cá tra có đặc điểm sau3 : (-) Cầu thị trường co giãn theo giá hay giá không co giãn (Nguyen Tien Thong et al., 2014); (-) Số lượng doanh nghiệp tham gia ngành khá lớn; (-) tồn tại tương tác chiến lược giữa các doanh nghiệp trong ngành, nhất là chiến lược cạnh tranh về giá

3.2 Các người chơi chính

Theo thống kê của VASEP, đến năm 2011 cả nước có 172 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu; trong đó 73 doanh nghiệp không có nhà máy chế biến (tương đương 42% tổng số doanh nghiệp) Theo đó, một trong các cách phân loại các doanh nghiệp trên thị trường là dựa vào mô hình kinh doanh của doanh nghiệp

Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu (DNCB): Sở hữu nhà máy chế biến và đầu tư vùng

nuôi/hoặc liên kết với nông dân để đảm bảo nguyên liệu ổn định cho các đơn hàng đầu ra Giai đoạn tăng trưởng nóng của ngành đã chứng kiến sự ra đời của hàng loạt các nhà máy chế biến

Doanh nghiệp thương mại xuất khẩu (DNTM): Không có nhà máy và không đầu tư

vùng nuôi, thực hiện đơn hàng bằng cách mua hàng hóa từ các DNCB hoặc thuê các DNCB gia công Xuất phát từ công suất dư thừa của các nhà máy chế biến hiện hữu khi ngành đi vào suy giảm, nguồn cung về dịch vụ gia công lớn với chi phí cạnh tranh Do đó, các doanh nghiệp gia nhập ngành trong giai đoạn sau năm 2011 thường chọn thuê gia công

3 Dấu (-)/(+) thể hiện yếu tố có tác động tiêu cực hay tích cực đến thế lực độc quyền bán

Trang 23

bên ngoài thay vì bỏ ra một số vốn lớn để đầu tư nhà máy Từ đó, hình thành nhóm các DNTM hoạt động theo mô hình thương mại xuất khẩu

3.2.1 Cơ cấu tài sản – nguồn vốn của hai loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu:

Những DNCB có nhu cầu vốn lớn để đầu tư cho nhà máy chế biến cá, vùng nuôi Do đó, đối với các doanh nghiệp này khoản mục tài sản cố định và hàng tồn kho thường xuyên là

2 khoản mục quan trọng và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản Do nhu cầu vốn lớn nên đa số DNCB đều sử dụng nợ vay cao

Bảng 3-1: Cơ cấu tài sản – nguồn vốn của một số DNCB xuất khẩu tiêu biểu

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2016 do các công ty công bố)

(*) Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn Chỉ số này đánh giá khả năng đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn trong vòng 12 tháng tới bằng các tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao

Thống kê về cơ cấu tài sản, nguồn vốn của các DNCB như trên cho thấy cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dựa chủ yếu vào nợ Đặc điểm này làm cho các DNCB phải đối mặt với những khó khăn như sau:

Chi phí tài chính cao: Đặc biệt là trong giai đoạn 2011 – 2012 lãi suất vay vốn tăng

cao (có lúc chạm ngưỡng 20%/năm) đã gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp

Cơ cấu tài sản

Trang 24

Hình 3-1: Diễn biến lãi suất vay vốn trong giai đoạn 2009 – 2012:

Áp lực trả nợ lớn: Tài sản hình thành chủ yếu từ vốn vay ngắn hạn của các DNCB là

giá trị hàng tồn kho (cá nuôi dưới ao, cá phi lê thành phẩm đông lạnh) và giá trị khoản phải thu khách hàng Thời hạn vay vốn ngắn hạn thường dao động từ 6 tháng đến 1 năm Do đó, khi thị trường đầu ra gặp khó khăn làm cho hàng tồn kho không bán được và/hoặc công nợ chậm thu hồi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng tiền trả nợ vay của các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp thương mại xuất khẩu:

Các DNTM có tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản thấp hơn nhiều do không phải đầu

tư vào nhà máy hay vùng nuôi Các doanh nghiệp này đóng vai trò trung gian, tìm kiếm được đơn hàng đầu ra và mua hàng hoặc thuê các DNCB gia công cho mình DNTM thường hoạt động dựa vào vốn tự có hơn là vay vốn từ các ngân hàng Do đó, so với các DNCB, cơ cấu tài sản - nguồn vốn của DNTM cho thấy khả năng linh hoạt và ít chịu áp lực chi trả nợ vay

3.2.2 Cơ cấu chi phí giữa 2 loại hình doanh nghiệp

Các DNCB có tỷ trọng giá vốn hàng bán/doanh thu thấp hơn nhưng có tỷ trọng chi phí tài chính và chi phí hoạt động cao hơn các DNTM Theo thống kê, giá vốn hàng bán bình quân của các DNCB chiếm gần 89% doanh thu, kế đến là chi phí tài chính và chi phí hoạt động Trong đó, chi phí tài chính chiếm tỷ trọng khác nhau giữa các DNCB và ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau về suất sinh lợi của các doanh nghiệp Theo số liệu tại bảng 3-2, tỷ

Trang 25

trọng tổng chi phí trước thuế/doanh thu của DNCB lên đến 99.5% (tương đương biên lợi nhuận trước thuế là 0.5% doanh thu)

Bảng 3-2 : Cơ cấu chi phí của một số DNCB xuất khẩu tiêu biểu

(Nguồn: Báo cáo tài chính tại quý 2/2016 do các công ty công bố)

Trong khi đó, các DNTM với vai trò trung gian giữa người mua và các DNCB sẽ có chi phí giá vốn hàng bán như sau:

Giá vốn của DNTM = Giá bán cá của DNCB + Chi phí hoạt động của DNTM (3-1)

Trong đó, chi phí hoạt động của DNTM rất nhỏ, dẫn đến giá vốn của các DNTM rất gần với giá bán của các DNCB Theo phỏng vấn một số DNCB, khi thị trường đầu ra gặp khó khăn, họ có thể chấp nhận bán cho các DNTM với giá có thể rất gần với tổng chi phí sản xuất của họ Số liệu thống kê về tỷ trọng tổng chi phí/doanh thu của các DNCB tại quý 2/2016 củng cố cho lập luận này khi tỷ trọng tổng chi phí bình quân của các DNCB lên đến 99.5% doanh thu Do đó, trong nhiều trường hợp, chi phí trung bình giữa 2 loại hình doanh nghiệp là không khác biệt lớn

Mặt khác, các DNTM chỉ tham gia thị trường khi có lợi Hay nói cách khác, khi giá bán lớn hơn giá vốn đủ đảm bảo biên lợi nhuận chấp nhận được là điều kiện để các DNTM tham gia thị trường Ngược lại các DNTM có thể lựa chọn không tham gia mà không phải gánh chịu chi phí cho việc rút khỏi thị trường

Ghi chú:

Một yếu tố quan trọng trong cơ cấu giá vốn của cá phi lê có thể bị tác động là định mức sản xuất (lượng cá nguyên liệu cần thiết để sản xuất 1 kg cá phi lê thành phẩm) Hệ số này có thể được cải thiện bằng cách nâng cấp công nghệ và tay nghề của công nhân nhằm tận thu thịt cá trong quá trình sản xuất Tuy nhiên, qua hơn 2 thập kỷ phát triển mạnh, trình độ công nghệ và tay nghề của người lao động trong quy trình phi lê cá đã khá hoàn thiện, không còn nhiều dư địa để khai thác Trong khi đó, còn một cách khác để hạ thấp hệ số này

Cơ cấu chi phí/Doanh thu ANV HVG IDI VHC ACL Bình quân

%Giá vốn hàng bán 88.69% 92.90% 89.23% 83.53% 88.58% 88.59%

%Chi phí tài chính 12.12% 16.32% 4.13% 3.64% 1.98% 6.37%

%Chi phí hoạt động 6.29% 3.49% 4.34% 6.23% 6.81% 4.53%

%Tổng cộng 107.1% 112.7% 97.7% 93.4% 97.4% 99.5%

Trang 26

Các nhận xét quan trọng từ việc phân tích sự khác nhau của 2 loại hình doanh nghiệp là: (i) Các

DNTM không có hoạt động sản xuất bền vững nhưng lại có tính chủ động cao hơn trong các quyết định về giá bán và linh hoạt trong thời điểm gia nhập thị trường; (ii) Các DNCB có thể tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô để cạnh tranh nhưng có áp lực thanh khoản rất lớn; (iii) Chi phí trung bình của các doanh nghiệp rất gần nhau.

3.3 Các giả định quan trọng của mô hình

Căn cứ trên kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, các đặc điểm của thị trường cá tra

và đặc điểm của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra như đã phân tích ở trên, mô hình thị trường cá tra được xây dựng dựa trên các giả định cơ bản như sau:

+ Sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh là đồng nhất giữa các nhà sản xuất

+ Rào cản gia nhập ngành không đáng kể

+ Cá tra phi lê đông lạnh không có sản phẩm thay thế hoàn hảo

+ Cầu của doanh nghiệp đối với sản phẩm cá tra phi lê dốc xuống

3.4 Xây dựng mô hình

3.4.1 Số lượng người chơi

Gọi Si với i = 1, 2, 3, …, n : là tập hợp gồm tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra trên thị trường và được chia ra làm 2 nhóm người chơi là DNCB và DNTM Theo VASEP, đến

năm 2011 thì tỷ lệ của DNCB và DNTM xấp xỉ là 60% : 40%

3.4.2 Không gian chiến lược

Mỗi doanh nghiệp chọn mức sản lượng qi để đạt được các động cơ đặt ra, với qi ≥ 0

3.4.3 Động cơ của các doanh nghiệp

Tối đa hóa lợi nhuận (𝝅):

Trang 27

là tăng tỷ trọng nước trong thịt cá thông qua các kỹ thuật quay tăng trọng trong quá trình chế biến nhưng sẽ làm giảm chất lượng của thịt cá Trên thực tế, không ít doanh nghiệp đã

áp dụng cách này để cắt giảm giá vốn trước áp lực giá xuất khẩu giảm

Bảng 3-3: Cơ cấu giá vốn hàng bán của 1 kg cá tra phi lê thịt trắng

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ các cuộc phỏng vấn nhiều DNCB)

3.2.3 Tóm tắt ưu nhược điểm của 2 loại hình doanh nghiệp

Ưu điểm:

- Khả năng tự chủ nguyên liệu cho sản xuất và

kiểm soát chất lượng sản phẩm

- Ổn định sản xuất và đảm bảo uy tín trong việc

ký kết các đơn hàng với thời gian thực hiện

dài

- Bằng cách tự đầu tư vùng nuôi và nhà máy chế

biến, các DN này đã tối thiểu hóa chi phí trung

gian trong hoạt động nuôi trồng và chế biến

giúp hạ giá thành sản xuất

- Tính kinh tế theo quy mô khuyến khích các

doanh nghiệp mở rộng sản xuất

- Không phải chịu áp lực tài chính và gánh nặng lãi vay nên chủ động hơn trong việc định giá bán

Nhược điểm:

- Cần nhiều vốn cố định và vốn lưu động để đầu

- Áp lực trả nợ vay lớn và gánh nặng chi phí tài

chính cao dẫn đến rủi ro mất khả năng thanh

toán tăng cao nếu hàng hóa bị ứ đọng

- Chi phí sản xuất khác (nhân công, bao

bì, hóa chất, điện, nước, khấu hao, ) VND/kg cá phi lê 9,500

Trang 28

Trong đó:

+ 𝜋𝑖 là lợi nhuận của doanh nghiệp thứ i

+ Và c là chi phí biên để sản xuất thêm 1 đơn vị thành phẩm cá tra phi lê, c là hằng

số

+ Mức giá trên thị trường là một hàm số của sản lượng toàn thị trường 𝑃(𝑞𝑖 + 𝑞−𝑖)

Bất cứ khi nào doanh nghiệp muốn tăng sản lượng đều phải chấp nhận mức giá bán thấp hơn

Giả sử tại thời điểm t0, mức sản lượng của tất cả các doanh nghiệp còn lại có thể quan sát được, doanh nghiệp thứ i sẽ cân nhắc sản xuất tại mức sản lượng thỏa điều kiện đạt lợi nhuận tối ưu như sau:

+ 𝑃′(𝑞𝑖+ 𝑞−𝑖∗): là giá bán giảm đi do có thêm đơn vị sản phẩm cuối cùng Và mức

giá này sẽ áp dụng cho toàn bộ sản lượng sản xuất chứ không riêng đơn vị sản phẩm cuối cùng đó Do đó, 𝑞𝑖 𝑃′(𝑞𝑖 + 𝑞−𝑖∗) là doanh thu bị giảm đi của doanh

nghiệp i nếu nó chọn sản xuất tại 𝑞𝑖

+ Như vậy: 𝑃(𝑞𝑖 + 𝑞−𝑖∗) + 𝑞𝑖 𝑃′(𝑞𝑖+ 𝑞−𝑖∗) chính là doanh thu biên của việc sản

xuất thêm đơn vị sản phẩm thứ q i Hay điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của các DN trong trường hợp này vẫn tuân theo nguyên tắc sản xuất tại mức sản lượng có doanh thu biên bằng chi phí biên

Đảm bảo thanh khoản (£):

Trang 29

Gọi £ là khả năng thanh toán nợ ngắn hạn với: £ = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn Chỉ số này đánh giá khả năng đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn trong vòng 12 tháng tiếp theo bằng các tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao như tiền, các khoản phải thu khách hàng, hàng tồn kho Tuy nhiên, chỉ số này chỉ mang tính chất đại diện và thể hiện một cách tính toán đơn giản hóa khả năng thanh toán của công ty Trên thực tế, nhất là trong giai đoạn hàng tồn kho bị ứ đọng, công thức tính này cần loại trừ giá trị hàng tồn kho chưa xuất bán được trong ngắn hạn và các khoản phải thu chậm thu hồi ra khỏi tài sản ngắn hạn trước

khi tính toán

Điều kiện đảm bảo thanh khoản là £ >0 Đảm bảo thanh khoản là điều kiện cần cho sự tồn tại của mọi loại hình doanh nghiệp Tuy nhiên, đối với các DNCB cá tra với rủi ro thanh khoản lớn, việc lựa chọn chiến lược thanh khoản nổi lên đặc biệt rõ nét và có tác động quan trọng đến thị trường

3.4.4 Chiến lược áp đảo của các doanh nghiệp

Trong các cấu trúc thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh độc quyền và độc quyền thuần túy, điểm cân bằng thị trường là tại A(P0;Q0) khi MR = MC1 Tuy nhiên, như đã

phân tích ở trên thị trường cá tra có đặc điểm là: (i) khác thị trường độc quyền bán cạnh

tranh ở chỗ sản phẩm không có sự khác biệt do đó ai bán với mức giá thấp hơn sẽ chiếm toàn bộ thị trường; và (ii) khác thị trường độc quyền nhóm ở chỗ rào cản gia nhập ngành không đáng kể do đó các DNTM dễ dàng tham gia thị trường Hai đặc điểm này làm cho

không một doanh nghiệp xuất khẩu cá tra nào có thể chọn sản xuất tại điểm tối đa hóa lợi nhuận

Nhắc lại các đặc điểm đã phân tích ở trên về 2 loại hình doanh nghiệp: Các DNCB có lợi thế kinh tế theo quy mô (đường chi phí trung bình giảm dần khi sản lượng tăng) Trong khi

đó, các DNTM có chi phí cố định không đáng kể nên chi phí trung bình tiệm cận với chi phí sản xuất biên

Ngày đăng: 25/09/2017, 00:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Anh Nguyễn - Báo Thanh niên. (2015). “Cá Tra Việt Nam và cuộc khủng hoảng chưa lối thoát.” Ngày 13/04/2015 Tại Địa Chỉ : Http://tuoitre.vn/tin/tuoi-Tre-Cuoi-Tuan/van-de-Su-Kien/chuyen-de/20150413/%E2%80%8Bca-Tra-Viet-va-Cuoc-Khung-Hoang-Chua-Loi-thoat/732068.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá Tra Việt Nam và cuộc khủng hoảng chưa lối thoát.”
Tác giả: Anh Nguyễn - Báo Thanh niên
Năm: 2015
2. Báo SGTT. (2012). Doanh nghiệp cá tra: Mười chết để một sống. Trích Theo Báo Doanh Nhân Sài Gòn Ngày 30/05/2012 Tại Địa Chỉ:Http://www.doanhnhansaigon.vn/chuyen-Lam-An/doanh-Nghiep-ca-Tra-Muoi-Chet-de-Mot-song/1064772/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trích Theo Báo Doanh Nhân Sài Gòn Ngày 30/05/2012 Tại Địa Chỉ
Tác giả: Báo SGTT
Năm: 2012
3. Bích Diệp - Báo Dân Trí. (2012). 33% doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản “biến mất” chỉ làm giảm 5% giá trị. Ngày 13/06/2012 Tại Địa Chỉ: Http://dantri.com.vn/kinh- doanh/33-Doanh-Nghiep-Xuat-Khau-Thuy-San-Bien-Mat-Chi-Lam-Giam-5-Gia-Tri-1339962572.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: biến mất” chỉ làm giảm 5% giá trị
Tác giả: Bích Diệp - Báo Dân Trí
Năm: 2012
12. Xuân Thân - Báo điện tử Đài tiếng nói VN. (2016). Xuất khẩu thủy sản Việt Nam: “Gánh vàng đổ ra biển”? Ngày 30/05/2016 Tại Địa Chỉ: Http://vov.vn/kinh- Te/xuat-Khau-Thuy-San-Viet-Nam-Ganh-Vang-Do-Ra-Bien-515544.vov.TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gánh vàng đổ ra biển”? "Ngày 30/05/2016 Tại Địa Chỉ: Http://vov.vn/kinh-Te/xuat-Khau-Thuy-San-Viet-Nam-Ganh-Vang-Do-Ra-Bien-515544.vov
Tác giả: Xuân Thân - Báo điện tử Đài tiếng nói VN
Năm: 2016
4. Tu Van Binh, & Nguyen Huu Huy Nhut. (2014). Investigation on the Impact of US Anti-dumping Measures during the “Catfish War” on Vietnamese Pangasius Exports. Journal of Economics and Development.5. www.fao.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Catfish War” on Vietnamese Pangasius Exports. "Journal of Economics and Development
Tác giả: Tu Van Binh, & Nguyen Huu Huy Nhut
Năm: 2014
6. Đức Khánh - Báo Dân Việt. (2013). Sóng ngầm thị trường cá tra. Ngày 4/10/2013 Tại Địa Chỉ: http://thitruongtaichinh.vn/49541/song-Ngam-Thi-Truong-ca-Tra.html Link
8. Phạm Thái - Thời báo Kinh tế Sài Gòn. (2011). Phá sản giá sàn xuất khẩu cá tra. Ngày 22/10/2011 Tại Địa Chỉ: http://www.thesaigontimes.vn/63716/Pha-San-Gia-San-Xuat-Khau-ca-Tra.html Link
4. Chương Phượng - Vneconomy. (2012). Ngành cá tra cần vốn. Ngày 29/10/2012, Tại Địa Chỉ Http://vneconomy.vn/thi-Truong/nganh-ca-Tra-Can-von-20121029101429578.htm Khác
5. Đức Khánh - Báo Dân Việt. (2012). 80% NHÀ MÁY THỦY SẢN BÊN BỜ PHÁ SẢN. Ngày 30/10/2012 Tại Địa Chỉ: Http://danviet.vn/tin-tuc/80-Nha-May-Thuy-San-Ben-Bo-Pha-San-30101.html Khác
7. Gibbons, R. (1992). Trích trong Vũ Thành Tự Anh: Giới thiệu lý thuyết trò chơi và một số ứng dụng trong kinh tế học vi mô, Chương trình giải dạy Kinh tế Fulbright Khác
24/10/2012 Tại Địa Chỉ: Http://baocongthuong.com.vn/mua-Xuat-Khau-ca-Tra-Cuoi-Nam-Hang-E-Chat-Day-Kho-Lanh.html Khác
1. Nguyen Tien Thong. (2015). Testing governance of value chains: Weak exogeneity of prices in the pangasius value chain from Vietnam to Germany Khác
2. Nguyen Tien Thong, Nguyen Van Giap, & et al. (2014). The estimate of world demand for pangasius catfish Khác
3. To Thi Kim Hong, & Nguyen Minh Duc. (2009). Competition between US catfish and imported fish: A demand system analysis. Journal of Agricultural Science and Technology, Nong Lam University, Vietnam Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w