Trong những năm qua, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam với sự chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải đã lập và điều chỉnh quy hoạch Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy n
Trang 1CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM
-^] -
BÁO CÁO QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
GTVT ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
TẬP I – BÁO CÁO QUY HOẠCH
(Báo cáo cuối kỳ)
Hμ Néi, th¸ng 06 n¨m 2017
-§¬n vÞ thùc hiÖn : c«ng ty cæ phÇn t− vÊn x©y dùng c«ng tr×nh hμng h¶i
Trô së c«ng ty : TÇng 12 tßa nhμ Hancorp, 72 TrÇn §¨ng Ninh, CÇu GiÊy - Tp Hμ Néi
Tel: 043.7566891 - Fax: 043.7566892 - E.mail: cmbhn@hn.vnn.vn
CN t¹i T.p HCM : 123 T«n ThÊt ThuyÕt - Ph−êng 15 - QuËn 4 - Tp Hå ChÝ Minh
Tel: 083.8260176 - Fax: 083.9404233 - E.mail: cmbhcm@hcm.vnn.vn
CN t¹i H¶i Phßng : 25 Vâ ThÞ S¸u - QuËn Ng« QuyÒn - Tp H¶i Phßng
Tel: 0313.826817 - Fax: 0313.826815 - E.mail: cmb@hn.vnn.vn
Số: 288 /2017/TKQH
Trang 2-
BÁO CÁO QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
GTVT ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,
CÁN BỘ THAM GIA THỰC HIỆN
CHỦ NHIỆM DỰ ÁN K.S : ĐÀM QUANG HOÀN
THAM GIA TH.S : LÊ BÍCH NHU
KS : PHẠM ĐÌNH CƯỜNG
KS : NGUYỄN DUY TÙNG
KS : NGUYỄN HỮU NGỌC LINH
KS : PHẠM NGỌC ANH KTS: CAO DUY LINH
CỤC ĐTNĐ VIỆT NAM CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI
Hà Nội , tháng 06 năm 2017
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN 1 SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH 9
1.1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG GTĐT NỘI ĐỊA VIỆT NAM 9
1.1.1 Mạng lưới sông kênh 9
1.1.2 Hệ thống cảng thủy nội địa 13
1.1.3 Tổ chức quản lý đường thủy nội địa 15
1.2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GTVT ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM (THEO QĐ 1071/2013/QĐ-BGTVT) 17
1.2.1 Các quy hoạch phát triển ngành giao thông ĐTNĐ đã được phê duyệt 17
1.2.2 Các mục tiêu phát triển cụ thể đến năm 2020 của quy hoạch đã được phê duyệt tại QĐ 1071/2013 18
1.2.3 Những kết quả chính đạt được 20
1.3 SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH 23
1.3.1 Các hạn chế, tồn tại trong quá trình triển khai quy hoạch 23
1.3.2 Yêu cầu Quy hoạch phát triển giao thông đường thuỷ nội địa theo luật GTĐT nội địa 25 1.3.3 Sự thay đổi, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch liên quan 25
1.3.4 Sự thay đổi về thể chế, tiêu chuẩn kỹ thuật quản lý chuyên ngành 26
1.3.5 Sự cần thiết quy hoạch 26
1.4 CÁC CĂN CỨ NGHIÊN CỨU 27
1.4.1 Các văn bản pháp lý 27
1.4.2 Các chiến lược, quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch vùng liên quan 29
1.4.3 Các quy chế quản lý, khai thác chuyên ngành 31
1.4.4 Các quy trình, quy phạm áp dụng 31
1.5 MỤC TIÊU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 32
1.5.1 Mục tiêu nghiên cứu 32
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu quy hoạch 32
1.5.3 Nội dung nghiên cứu chủ yếu 34
1.6 DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN 35
1.6.1 Báo cáo đầu kỳ cuối tháng 4/2017 35
1.6.2 Báo cáo giữa kỳ cuối tháng 5/2017 35
1.6.3 Báo cáo cuối kỳ cuối tháng 6/2017 35
PHẦN 2 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH 36
2.1 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG LUỒNG TUYẾN VÀ NĂNG LỰC VẬN TẢI 36
2.1.1 Hiện trạng luồng tuyến 36
2.1.2 Hiện trạng vận tải hàng hóa và hành khách 71
2.2 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CẢNG, BẾN 90
2.3 HIỆN TRẠNG ĐỘI TÀU 134
2.3.1 Quy mô đội tàu thủy nội địa Việt Nam 134
2.3.2 Cơ cấu theo chủng loại, chức năng 135
Trang 42.3.3 Cơ cấu theo tiêu chuẩn kỹ thuật 137
2.3.4 Cơ cấu theo độ tuổi và chất lượng tàu 139
2.3.5 Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của đội tàu thủy nội địa 140
2.3.6 Công tác thuyền viên, người lái phương tiện 142
2.3.7 Công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa 142
2.4 HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG KẾT NỐI ĐẾN CÁC CẢNG 147
2.4.1 Hạ tầng giao thông kết nối miền bắc 147
2.4.2 Hạ tầng giao thông kết nối miền trung 154
2.4.3 Hạ tầng giao thông kết nối miền Nam 157
2.5 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHIỆP SỬA CHỮA VÀ ĐÓNG MỚI PHƯƠNG TIỆN TNĐ 169
2.5.1 Đánh giá hiện trạng các cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy nội địa 170
2.6 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA 175 2.6.1 Tổng hợp tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng đường thủy nội địa 175
2.6.2 Đánh giá chung 176
2.7 ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGÀNH ĐTNĐ VIỆT NAM 177
2.7.1 Hiện trạng cơ cấu tổ chức cục ĐTNĐ Việt Nam 177
2.7.2 Đánh giá chung về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về luồng tuyến và cảng bến thủy nội địa của Cục đường thủy nội địa Việt Nam 178
PHẦN 3 DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA 181
3.1 HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 181
3.1.1 Bối cảnh quốc tế 181
3.1.2 Hiện trạng và định hướng phát triển 181
3.2 DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI HÀNG HÓA, HÀNH KHÁCH ĐẾN NĂM 2020, 2030 189 3.2.1 Phương pháp dự báo tổng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách đường thủy nội địa 190 3.2.2 Dự báo khối lượng vận tải hàng hóa và hành khách 194
3.2.3 Dự báo nhu cầu phát triển đội tàu vận tải thủy nội địa 233
3.2.4 Xác định chi phí vận tải 236
PHẦN 4 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GTVT ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2030 254
4.1 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 254
4.1.1 Quan điểm phát triển 254
4.1.2 Mục tiêu phát triển 255
4.2 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐTNĐ ĐẾN 2020 256
4.2.1 Quy hoạch luồng tuyến 256
4.2.2 Quy hoạch các tuyến vận tải quốc tế 285
4.2.3 Quy hoạch các tuyến vận tải sông pha biển 285
4.2.4 Điều chỉnh quy hoạch phát triển cảng ĐTNĐ đến năm 2020 288
Trang 54.2.5 Quy hoạch phát triển vận tải 294
4.2.6 Quy hoạch các luồng hàng, luồng khách chủ yếu 295
4.2.7 Hoạt động vận tải 299
4.2.8 Quy hoạch quy mô đường kết nối cảng chính với mạng đường ngoài cảng 300
4.2.9 Quy hoạch định hướng phát triển CN đóng mới và sửa chữa phương tiện .301
4.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2030 314
4.3.1 Luồng tuyến 314
4.3.2 Cảng đường thủy nội địa 314
4.3.3 Đội tàu vận tải 314
4.3.4 Công nghiệp sửa chữa và đóng mới phương tiện 314
4.4 TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ VÀ DANH MỤC DỰ ÁN CHÍNH 314
4.5 CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG 318
4.5.1 Về luồng tuyến 318
4.5.2 Đối với phương tiện vận tải 318
4.5.3 Đối với người điều khiển phương tiện 319
4.5.4 Tổ chức và quản lý hoạt động vận tải 319
4.5.5 Các giải pháp khác 320
4.6 CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ ĐẢM BẢO GIAO THÔNG AN TOÀN THÔNG SUỐT 320
4.6.1 Phương án đề xuất tái cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam 320
PHẦN 5 GIẢI PHÁP, CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY HOẠCH 323 5.1 CÁC GIẢI PHÁP, CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH 323 5.1.1 Giải pháp, chính sách huy động nguồn lực phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng 323
5.1.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, đảm bảo kết nối với các phương thức vận tải khác 324 5.1.3 Giải pháp phát triển vận tải 325
5.1.4 Giải pháp phát triển đội tàu, công nghiệp đóng mới và sửa chữa phương tiện 326
5.1.5 Giải pháp đảm bảo an toàn giao thông 327
5.1.6 Giải pháp bảo vệ môi trường 327
5.1.7 Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 327
5.1.8 Giải pháp, chính sách áp dụng khoa học công nghệ mới 328
5.1.9 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và thông tin tuyên truyền về vận tải thủy nội địa 329 5.2 QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY HOẠCH 329
PHẦN 6 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 332
6.1 KẾT LUẬN 332
6.2 KIẾN NGHỊ 333
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng I.1 Số cảng, bến đường thủy nội địa do trung ương quản lý 13
Bảng I.2 Phương tiện, hàng hóa qua các cảng vụ 13
Bảng I.3 Số cảng thu phí và tổng thu phí qua các cảng 14
Bảng I.4 Số cảng, bến đường thủy nội địa do địa phương quản lý 14
Bảng I.5 Nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2020 20
Bảng II.1 Tuyến Cửa Đáy - Ninh Bình (sông Đáy) 42
Bảng II.2 Đoạn tuyến Quảng Ninh - Phả Lại 42
Bảng II.3 Tuyến Hải Phòng - Hà Nội (qua sông Đuống) 43
Bảng II.4 Tuyến Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình (qua sông Luộc) 43
Bảng II.5 Tuyến Cửa Đáy - Ninh Bình 44
Bảng II.6 Tuyến Hà Nội - Lạch Giang 44
Bảng II.7 Tuyến Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai 45
Bảng II.8 Tuyến Việt Trì - Tuyên Quang - Na Hang 45
Bảng II.9 Tuyến Phả Lại - Á Lữ (sông Thương) 46
Bảng II.10 Tuyến Phả Lại - Đáp Cầu - Đa Phúc (sông Cầu) 46
Bảng II.11 Tổng hợp hiện trạng các tuyến vận tải ĐTNĐ chính phía Bắc 46
Bảng II.12 Tuyến Sài Gòn - Kiên Lương (qua Sa Đéc - kênh Lấp Vò) 47
Bảng II.13 Tuyến Sài Gòn - Kiên Lương (qua Kênh Tháp Mười số 1) 47
Bảng II.14 Tuyến Sài Gòn - Cà Mau (qua kênh Xà No) 48
Bảng II.15 Tuyến Sài Gòn - Bến Súc (trên sông Sài Gòn) 49
Bảng II.16 Tuyến Sài Gòn - Bến Kéo (trên sông Vàm Cỏ Đông) 49
Bảng II.17 Tuyến Sài Gòn - Mộc Hoá (thuộc tỉnh Long An) 50
Bảng II.18 Tuyến Cửa Tiểu - Hồng Ngự - Biên giới CPC 51
Bảng II.19 Tuyến cửa Định An - Châu Đốc - Biên giới CPC 51
Bảng II.20 Tổng hợp hiện trạng các tuyến vận tải sông chính miền Nam 51
Bảng II.21 Bảng tổng hợp các cầu tĩnh không thấp trên các tuyến thủy nội địa chính 54
Bảng II.22 Khối lượng hànghóa vận chuyển của cả nước phân theo chuyên ngành vận tải giai đoạn 2000-2016 71
Bảng II.23 Khối lượng hàng hóa luân chuyển của cả nước phân theo chuyên ngành vận tải giai đoạn 2000-2016 73
Bảng II.24 Khối lượng hành khách vận chuyển của cả nước phân theo chuyên ngành vận tải giai đoạn 2000-2016 74
Bảng II.25 Khối lượng hành khách luân chuyển của cả nước phân theo chuyên ngành vận tải giai đoạn 2000-2016 77
Bảng II.26 Khối lượng hành khách và hàng hóa theo vùng năm 2016 78
Bảng II.27 Lưu lượng vận tải từ năm 2014 đến năm 2016 trên các tuyến vận tải ĐTNĐ chính khu vực phía Bắc 82
Bảng II.28 Phân loại bến thủy nội địa trung ương 90
Bảng II.29 Danh mục các cảng do trung ương quản lý 91
Bảng II.30 Chi tiết thống kê cảng thủy nội địa chính do trung ương quản lý 115
Bảng II.31 Thống kê phương tiện TNĐ cả nước giai đoạn 2005 – 2014 134
Trang 7Bảng II.32 Cơ cấu phương tiện thủy nội địa chở khách năm 2014 136
Bảng II.33 Số lượng và trọng tải phương tiện chở hàng không có động cơ của Miền Bắc và Miền Nam 139 Bảng II.34 Bảng tổng hợp giao thông kết nối đến cảng ĐTNĐ chính 159
Bảng III.1 Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 2010 phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2005-2016 182
Bảng III.2 Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2010-2016 183
Bảng III.3 Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2010-2016 184
Bảng III.4 Các hàng hóa xuất, nhập khẩu chính của Việt Nam 185
Bảng III.5 Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội tổng hợp giai đoạn 2010-2016 186
Bảng III.6 Tổng hợp một số chỉ tiêu tương lai của cả nước 189
Bảng III.7 Tóm tắt một số phương pháp dự báo 190
Bảng III.8 Khối lượng vận tải hàng hóa phân theo chuyên ngành 194
Bảng III.9 Khối lượng vận tải hành khách phân theo chuyên ngành 195
Bảng III.10 Kết quả dự báo khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy nội địa các năm 2020, 2030 197 Bảng III.11 Dự báo khối lượng vận tải 5 chuyên ngành năm 2020 198
Bảng III.12 Dự báo khối lượng vận tải 5 chuyên ngành năm 2030 199
Bảng III.13 So sánh kết quả dự báo theo các kịch bản 199
Bảng III.14 Khối lượng vận tải liên tỉnh 199
Bảng III.15 Dự báo KLVT hành khách bằng đường thủy nội địa năm 2020, 2030 (bao gồm cả vận chuyển ra các đảo) 200
Bảng III.16 Dự báo khối luượng vận chuyển hành khách 201
Bảng III.17 Dự báo khối lượng vận tải hành khách chuyên ngành năm 2020 201
Bảng III.18 Dự báo khối lượng vận tải hành khách 5 chuyên ngành năm 2030 201
Bảng III.19 Kết quả dự báo vận tải hành khách 202
Bảng III.20 Tổng hợp khối lượng dự báo về hàng hóa và hành khách vận chuyển bằng ĐTNĐ đến năm 2020, 2030 204
Bảng III.21 Tổng hợp lựa chọn kết quả dự báo khối lượng hàng hóa thông qua cảng đường thủy nội địa 205 Bảng III.22 Tổng hợp lựa chọn kết quả dự báo khối lượng hành khách thông qua cảng đường thủy nội địa 206 Bảng III.23 Kết quảu dự báo lượng hàng TNĐ theo các nhóm mặt hàng 207
Bảng III.24 Kết quả dự báo thị phần đảm nhận TNĐ theo các nhóm mặt hàng 208
Bảng III.25 Khối lượng hàng xếp và dỡ của từng tỉnh khu vực miền Bắc 209
Bảng III.26 Khối lượng hàng xếp và dỡ của từng tỉnh khu vực miền Trung 210
Bảng III.27 Khối lượng hàng xếp và dỡ của từng tỉnh khu vực miền Nam 211 Bảng III.28 Khối lượng hàng xếp và dỡ vận tải sông pha biển qua cảng TNĐ khu vực miền Bắc 212
Bảng III.29 Khối lượng hàng xếp và dỡ vận tải sông pha biển qua cảng TNĐ khu vực miền Trung 213
Bảng III.30 Khối lượng hàng xếp và dỡ vận tải sông pha biển qua cảng TNĐ khu vực miền Nam 214
Trang 8Bảng III.31 Kết quả dự báo mật độ vận tải bình quân trên các tuyến sông chính 218
Bảng III.32 Kết quả lựa chọn đội tàu trên một số tuyến vận tải chính 235
Bảng III.33 Kết quả dự báo quy mô đội tàu TNĐ Việt Nam năm 2020, 2030 236
Bảng III.34 Mô tả các yếu tố chi trong tổng chi phí vận tải 238
Bảng III.35 Cơ cấu của các yếu tố chi trong chi phí vận tải của một số doanh nghiệp vận tải Việt Nam 239 Bảng III.36 Tổng hợp biểu giá cước vận tải hàng hóa ven biển 241
Bảng III.37 Tổng hợp biểu giá cước vận tải hàng hóa trên đoạn Hà Nội – Phú Thọ 241
Bảng III.38 Tổng hợp biểu giá cước vận tải hàng hóa trên đoạn Phú Thọ - Lào Cai 242
Bảng III.39 Tổng hợp biểu giá cước vận tải hàng hóa trên đoạn Hà Nội – Hải Phòng 243
Bảng III.40 Tổng hợp biểu giá cước vận tải hàng hóa trên tuyến Việt Trì – Hòa Bình 244
Bảng III.41 Tổng hợp biểu giá cước vận tải hàng hóa trên tuyến TP HCM – Cần Thơ 245
Bảng III.42 So sánh tổng chi phí cho vận tải container trọn gói (1) 248
Bảng III.43 So sánh hiệu quả phương thức vận tải container đường TNĐ và đường bộ giữa cảng biển và cảng cạn khu vực Nhóm cảng biển số 5 về khoảng cách vận tải 248
Bảng III.44 So sánh hiệu quả phương thức vận tải container đường TNĐ và đường bộ giữa cảng biển và cảng cạn khu vực Nhóm cảng biển số 5 về chi phí vận tải 249
Bảng IV.1 Quy hoạch luồng tuyến đường thủy nội địa 259
Bảng IV.2 Quy hoạch chi tiết các tuyến vận tải ĐTNĐ 263
Bảng IV.3 Các tuyến vận tải sông pha biển miền Bắc 285
Bảng IV.4 Các tuyến vận tải sông pha biển miền Trung 286
Bảng IV.5 Các tuyến vận tải sông pha biển miền Nam 287
Bảng IV.6 Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng, cụm cảng hàng hóa chính 290
Bảng IV.7 Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng khách chính 293
Bảng IV.8 Quy hoạch quy mô đường nối cảng ĐTNĐ với đường bộ ngoài cảng 301
Bảng IV.9 Tập hợp nội dung quy hoạch định hướng phát triển công nghiệp sửa chữa và đóng mới phương tiện ĐTNĐ đến 2020 305
Bảng IV.10 Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư thực hiện quy hoạch 315
Bảng IV.11 Danh mục các dự án chính giai đoạn đến 2020 316
Bảng IV.12 Danh mục các dự án chính giai đoạn đến năm 2020 - 2030 316
Bảng IV.13 Danh mục dự án cải tạo, xây dựng cầu đường bộ 317
Trang 9DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình I.1. Sơ đồ tổ chức Cục Đường thủy nội địa Việt Nam 16
Hình II.1. Khối lượng hàng hóavận chuyển qua các năm 72
Hình II.2. Khối lượng hàng hóa luân chuyển qua các năm 74
Hình II.3. Khối lượng hành khách vận chuyển qua các năm 76
Hình II.4. Khối lượng hành khách luân chuyển qua các năm 78
Hình II.5. Số lượng tàu và tổng tải trọng tàu giai đoạn 2005-2014 135
Hình II.6. Cơ cấu đội tàu chở hàng theo số lượng và trọng tải từng loại tàu 136
Hình II.7. Số lượng phương tiện chở khách năm 2014 137
Hình II.8. Số lượng, trọng tải của phương tiện chở hàng có động cơ năm 2014 138
Hình II.9. Số lượng, trọng tải phương tiện chở hàng không có động cơ năm 2014 139
Hình II.10. Giao thông đường bộ miền Bắc 150
Hình III.1. Cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010-2016 183
Hình III.2. Dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn của Việt Nam 186
Hình III.3. Thị phần hàng hóa đường thủy nội địa qua các năm 195
Hình III.4. Thị phần hành khách đường thủy nội địa qua các năm 197
Hình III.5. Kết quả dự báo mật độ VTHH ĐTNĐ miền Bắc năm 2020 215
Hình III.6. Kết quả dự báo mật độ VTHH ĐTNĐ miền Bắc năm 2030 215
Hình III.7. Kết quả dự báo mật độ VTHH ĐTNĐ miền Trung năm 2020 216
Hình III.8. Kết quả dự báo mật độ VTHH ĐTNĐ miền Trung năm 2030 217
Hình III.9. Kết quả dự báo mật độ VTHH ĐTNĐ miền Nam năm 2020 218
Hình III.10. Kết quả dự báo mật độ VTHH ĐTNĐ miền Nam năm 2030 218
Hình III.11. Kết quả dự báo mật độ VT mặt hàng gạo miền Nam năm 2020 221
Hình III.12. Kết quả dự báo mật độ VT mặt hàng gạo miền Nam năm 2030 221
Hình III.13. Kết quả dự báo mật độ VT mặt hàng Than miền Bắc năm 2020 222
Hình III.14. Kết quả dự báo mật độ VT mặt hàng Than miền Bắc năm 2030 222
Hình III.15. Kết quả dự báo mật độ VT mặt hàng Thép miền Bắc năm 2020 223
Hình III.16. Kết quả dự báo mật độ VT mặt hàng Thép miền Bắc năm 2030 223
Hình III.17. Kết quả dự báo mật độ VT mặt hàng Thép miền Nam năm 2020 224
Hình III.18. Kết quả dự báo mật độ VT mặt hàng Thép miền Nam năm 2030 224
Hình III.19. Kết quả dự báo mật độ VT mặt hàng Xăng dầu miền Bắc năm 2020 225
Hình III.20. Kết quả dự báo mật độ VTmặt hàng Xăng dầu miền Bắc năm 2030 225
Hình III.21. Kết quả dự báo mật độ VT mặt hàng Xăng dầu miền Nam năm 2020 226
Hình III.22. Kết quả dự báo mật độ VT mặt hàng Xăng dầu miền Nam năm 2030 226
Hình III.23. Kết quả dự báo mật độ VT mặt hàng Xi măng miền Bắc năm 2020 227
Hình III.24. Kết quả dự báo mật độ VTmặt hàng Xi măng miền Bắc năm 2030 227
Hình III.25. Kết quả dự báo mật độ VT mặt hàng Xi măng miền Nam năm 2020 228
Hình III.26. Kết quả dự báo mật độ VT mặt hàng Xi măng miền Nam năm 2030 228
Hình III.27. Kết quả dự báo mật độ VT mặt hàng bách hóa miền Bắc năm 2020 229
Hình III.28. Kết quả dự báo mật độ VTmặt hàng bách hóa miền Bắc năm 2030 229
Hình III.29. Kết quả dự báo mật độ VT mặt hàng bách hóa miền Nam năm 2020 230
Hình III.30. Kết quả dự báo mật độ VT mặt hàng bách hóa miền Nam năm 2030 230
Hình III.31. Kết quả dự báo mật độ VT hàng VLXD miền Bắc năm 2020 231
Hình III.32. Kết quả dự báo mật độ VT hàng VLXD miền Bắc năm 2030 231
Hình III.33. Kết quả dự báo mật độ VT hàng VLXD miền Nam năm 2020 232
Hình III.34. Kết quả dự báo mật độ VT hàng VLXD miền Nam năm 2030 232
Trang 10DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GTVT : giao thông vận tải
ĐTNĐ : đường thủy nội địa
PTVT : phương thức vận tải
TPHCM : thành phố Hồ Chí Minh
ĐBSCL : đồng bằng sông Cửu Long
KLHH : khối lượng hàng hóa
Trang 11PHẦN 1 SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH
1.1.1 Mạng lưới sông kênh
Việt Nam là một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi, có tới 2.360 con sông, kênh lớn nhỏ với tổng chiều dài khoảng 41.900 km, mật độ bình quân 0,27 kmd/1 km2, có trên
100 cửa sông, là một nước có mật độ sông kênh vào loại lớn trên thế giới Các hệ thống sông lớn của Việt Nam gồm:
- Hệ thống sông Mê Công (sông Cửu Long)
Tổng chiều dài đường thủy nội địa toàn quốc đang quản lý khai thác là 17.253 km (chiếm 41,2%), Cục ĐTNĐ trực tiếp quản lý 6.658,9 km (năm 2015) Trong đó: Miền Bắc 2.760,4 km; miền Nam: 3.020,4 km; miền Trung: 877,9 km
Hàng năm, vận tải thủy nội địa đảm nhiệm vận chuyển khoảng (18 - 22)% về tấn vận chuyển hàng hóa, (5 - 6,8)% về hành khách trong tổng lượng vận tải của toàn ngành; tốc độ tăng trưởng trung bình từ 8 đến 12%/năm với nhiều ưu việt: đầu tư không lớn, cước phí vận tải thấp, chở được hàng siêu trường, siêu trọng, ít ảnh hưởng đến môi trường, tính xã hội hóa cao Vận tải thủy nội địa hiện tập trung ở hai khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam, mỗi khu vực có những đặc thù riêng
- Mạng lưới sông và các tuyến vận tải chính khu vực phía Bắc:
Miền Bắc có trên 4.500 km sông kênh đang khai thác vận tải, trong đó Trung ương hiện quản lý 2.760,4 km Mạng lưới sông kênh với mật độ lớn, chảy qua hầu hết các trung tâm kinh tế, đô thị, các khu công nghiệp, nối liền các cảng sông, cảng biển, thông
ra biển theo nhiều cửa sông tạo thành các trục vận tải thuỷ thuận lợi Hàng năm đường thủy vận chuyển chiếm 20-23% về tấn và 25-30% về tấn.km trong vận tải hàng hóa của toàn vùng
Trang 12Mạng lưới sông Bắc bộ được hình thành bởi hai hệ thống sông chính là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, hai hệ thống sông được nối với nhau bởi sông Đuống, sông Luộc, hiện có nhiều tuyến sông đang được đầu tư, khai thác vận tải thủy với mật độ lớn
Các cửa sông chính đang khai thác vận tải thủy gồm: cửa Lạch Huyện, kênh Đình
Vũ - cửa Nam Triệu, cửa Lạch Tray, Văn úc, Diêm Điền, Trà Lý, Lạch Giang, cửa Đáy, cửa sông KaLong
Đã có hồ thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang và đang tiếp tục xây dựng các công trình thuỷ điện thuỷ điện Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát (sông Đà) và nhiều các nhà máy thủy điện nhỏ khác, ở thượng nguồn hình thành các hồ chứa nước dài hàng trăm km là các đường vận tải hết sức thuận lợi, hạ lưu được điều tiết giảm biên độ
dao động mực nước lũ, giảm bớt sa bồi
Sau nhiều năm khai thác, khu vực phía Bắc đã hình thành các tuyến vận tải chính gồm:
(1) Tuyến Quảng Ninh - Hải Phòng - Việt trì qua sông Đuống (Hành lang số 1) (2) Tuyến Hải Phòng - Ninh Bình qua sông Luộc (Hành lang số 2)
(3) Tuyến Hà Nội - Lạch Giang (Hành lang số 3)
(4) Tuyến Cửa Đáy – Ninh Bình
- Mạng lưới sông và các tuyến vận tải chính khu vực phía Nam:
Khu vực phía Nam có trên 6.500 km sông kênh đang khai thác vận tải, trong đó Trung ương hiện quản lý 3.186,3 km Mạng lưới sông kênh với mật độ lớn, chảy qua hầu hết các trung tâm kinh tế, đô thị, các khu công nghiệp, nối liền các cảng sông, cảng biển, thông ra biển theo nhiều cửa sông tạo thành các trục vận tải thuỷ thuận lợi
Giao thông đường thủy ở đồng bằng Nam Bộ rất phát triển Hàng năm đường thủy vận chuyển chiếm 65-70% về tấn và 70-75% về tấn.km trong vận tải hàng hóa của toàn vùng
Mạng lưới sông khu vực phía Nam được hình thành bởi hai hệ thống sông chính là
hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long Hai hệ thống sông này được nối với nhau bởi các kênh có mật độ vận tải lớn là:
+ Kênh Chợ Gạo (tuyến đi về Cà Mau – Năm Căn),
+ Kênh Lấp Vò – Sa Đéc (tuyến đi về Kiên Lương),
Các tuyến kênh nối khác bao gồm:
Trang 13+ Các tuyến kênh nối vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên;
+ Các kênh ven biển nối các tỉnh duyên hải như Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau;
+ Các kênh chạy dọc vùng gần biên giới Campuchia: kênh Hồng Ngự (Đồng Tháp), kênh Tân Châu (An Giang) kênh Vĩnh Tế (Kiên Giang)
+ Sông Vàm Nao nối sông Tiền và sông Hậu
Sông Mê Kông dài trên 4.200 km, là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam Phần chảy trên đất Việt Nam dài khoảng 250 km, gồm hai nhánh là sông Tiền Giang và sông Hậu Giang chảy ra biển đông theo 9 cửa nên được gọi
là sông Cửu Long
Sông Tiền Giang có lòng sông rộng với nhiều cù lao ở giữa giòng, chảy qua Tân Châu (Châu Đốc), Hồng Ngự và Cao Lãnh (Kiến Phong) đến Cai Lậy (Định Tường) chia làm bốn sông đổ ra biển bằng sáu cửa:
* Sông Mỹ Tho, chảy qua Mỹ Tho và phía Nam Gò Công, ra biển bằng cửa Tiểu và cửa Đại
* Sông Ba Lai chảy qua phía Bắc tỉnh Bến Tre, ra cửa Ba Lai
* Sông Hàm Luông, chảy qua phía Nam tỉnh Bến Tre, ra cửa Hàm Luông
* Sông Cổ Chiên, làm thành ranh giới tỉnh Trà Vinh-Bến Tre, đổ ra biển bằng hai cửa Cổ Chiên và Cung Hầu
Sông Hậu Giang chảy qua Châu Phú (Châu Đốc), Long Xuyên (An Giang), Cần Thơ, Trà Ôn, Long Phú, và đổ ra biển bằng ba cửa: Định An, Bát Sắc, Trần Đề
Sau nhiều năm khai thác, khu vực phía Nam đã hình thành các tuyến vận tải chính, gồm:
+ 02 tuyến từ biển Đông qua Việt Nam sang Cam pu chia - Thái Lan:
(1) Tuyến sông Tiền từ Cửa Tiểu - Biên giới Cam pu chia
(2) Tuyến sông Hậu từ cửa Định An - đến biên giới Cam pu chia
+ 04 tuyến từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh Nam Bộ:
(3) Tuyến thành phố Hồ Chí Minh đi Kiên Lương qua kênh Chợ Gạo - kênh Lấp
Vò - Sa Đéc - kênh Rạch Sỏi - Hậu Giang
Trang 14(4) Tuyến thành phố Hồ Chí Minh đi Cà Mau - Năm Căn qua kênh Chợ Gạo - kênh Chợ Lách - kênh Xà No (Hành lang số 1)
(5) Tuyến thành phố Hồ Chí Minh đi Kiên Lương qua kênh Tháp mười số 1 (Hành lang số 2)
(6) Tuyến duyên hải từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cà Mau - Năm Căn qua kênh Trà Vinh -kênh Bạc Liêu - Cà Mau (Hành lang số 3)
Các tuyến nhánh có nhu cầu vận chuyển tương đối lớn là:
+ Tuyến cảng Sài Gòn - Hiếu Liêm: dài 90 km trên sông Đồng Nai
+ Tuyến cảng Sài Gòn - Bến Súc: chiều dài 105 km, trên sông Sài Gòn
+ Tuyến thành phố Hồ Chí Minh đi Mộc Hóa (Long An) - Đồng Tháp Mười qua sông Vàm Cỏ Tây
+ Tuyến Sài Gũn – Bến Kéo (Tây Ninh): chiều dài 200 km, qua sông Vàm Cỏ Đông đến Bến Kộo
+ Tuyến nối Thị Vải – Soài Rạp: kết nối khu vực TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Mạng lưới sông khu vực miền Trung:
Chủ yếu là các tuyến đường thủy nội địa độc lập hoặc chỉ trong phạm vi địa bàn từng tỉnh (từ tỉnh Thanh Hóa đến Quảng Nam) Các tuyến sông có địa hình dốc, nối từ cửa biển vào sâu trong nội địa đến các huyện vùng sâu của địa phương
Ở các vùng này hàng năm vào mùa mưa lũ thường chịu ảnh hưởng rất lớn của lũ ống, lũ quét, mực nước các sông dâng lên cao rất nhanh, dòng chảy mạnh nhưng mực nước cũng hạ xuống rất nhanh (chỉ sau lũ vài ngày) Phạm vi khai thác vận tải cho tàu sông biển chủ yếu từ quốc lộ 1 trở ra biển, một số tỉnh có các tuyến sông có khả năng vận tải thủy vào sâu trong nội địa
Các tuyến vận tải chính gồm:
- Tuyến sông Mã từ cửa Lạch Trào đến Hàm Rồng dài 19,5 km
- Tuyến sông Lèn từ cửa Lạch Sung đến bến đò Lèn dài 39,5 km
- Tuyến sông Lam từ cửa Hội đến Đô Lương dài 108 km:
- Tuyến sông Nghèn từ của Sót đến cầu Nghèn dài 34,5 km:
- Tuyến sông Gianh từ cửa Gianh đến Đồng Lào dài 63,5 km:
- Tuyến sông Nhật Lệ từ cửa Nhật Lệ đến cầu Long Đại dài 23 km
Trang 15- Tuyến trên sông Hiếu - sông Thạch Hãn từ cửa Việt đến đập Tràn dài 50 km:
- Tuyến sông Hương từ cửa Thuận An đến ngã ba Tuần dài 34 km
- Tuyến Hội An - Cù Lao Chàm dài 23,5 km:
- Tuyến cảng sông Hàn - cảng Kỳ Hà đi qua sông Trường Giang dài 101 km
1.1.2 Hệ thống cảng thủy nội địa
Tính đến hết năm 2016, trên các sông kênh cả nước có 7257 cảng/bến, trong đó có
4746 cảng/bến do trung ương quản lý, 2511 cảng/bến do địa phương quản lý Số cảng bến do trung ương quản lý hiện có 3492 cảng/bến được cấp phép, 1217 cảng/bến chưa được cấp phép Số cảng bến do địa phương quản lý hiện có 2201 cảng/bến đã được cấp phép, 310 cảng/bến chưa được cấp phép Tổng số cảng thủy nội địa là 306 cảng, trong đó
có 254 cảng do trung ương quản lý, 52 cảng do địa phương quản lý Tổng lượng hàng qua cảng do trung ương quản lý năm 2016 là 43.686.276 tấn, chiếm khoảng 20% tổng lượng hàng vận tải đường thủy nội địa Tổng hợp và phân loại cảng bến thủy nội địa như sau:
Bảng I.1 Số cảng, bến đường thủy nội địa do trung ương quản lý
TT Nội dung
Đơn vị tính
Trang 16(1GT=1,5Tấn) Tr.tấn 1,76 0,96 2,24 0,37 5,333
(1 ghế=1 tấn) Tr.tấn 0,00 0,03 0,07 1,58 1,679 Lượt PTTNĐ
chở hàng Lượt 35569 36321 51676 91717 215283 Trọng tải toàn
Bảng I.3 Số cảng thu phí và tổng thu phí qua các cảng
TT Nội dung
Đơn vị tính Cảng vụ I Cảng vụ II Cảng vụ III Cảng vụ IV Tổng cộng
có thể cải tạo, nâng cấp đủ điều kiện để công bố cảng thủy nội địa cần được cập nhật, bổ
sung quy hoạch để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư phát triển
Hoạt động xếp dỡ hàng hoá và quản lý cảng, bến thuỷ nội địa vẫn còn nhiều bất cập, ngoài một số cảng thủy nội địa của các doanh nghiệp thuộc các cơ sở liên doanh, hoặc một số cảng chuyên dùng có dây chuyền thiết bị bốc xếp phù hợp, còn lại hầu hết
các bến thuỷ nội địa vẫn sử dụng công nghệ thiết bị bốc xếp lạc hậu, hệ thống cầu bến
thô sơ Việc đầu tư, nâng cấp hoặc xây dựng các cảng, bến đón trả hành khách phục vụ
hoạt động của tàu khách tốc độ cao hầu như chưa được chú ý Do đó, khả năng thích ứng, hòa nhập với hoạt động vận tải trong khu vực là rất khó khăn, không có khả năng
tiếp cận với phương thức vận tải đa phương thức phần nào ảnh hưởng chất lượng, thời
gian quay vòng của đội tàu vận tải và giảm tính cạnh tranh của vận tải thủy nội địa;
Trang 17Cũng trong thời gian qua, một số địa phương, tỉnh thành phố đã điều chỉnh, thay đổi quy hoạch phát triển không gian đô thị, quy hoạch GTVT và GTVT đường thủy nội địa Theo các quy hoạch này, một số cảng đề nghị được bổ sung, điều chỉnh quy mô, có cảng được đề nghị di dời (cụm cảng Trường Thọ của TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng …), cần được rà soát quy hoạch điều chỉnh, có cơ chế chính sách đặc thù để đảm bảo yêu cầu quy hoạch đồng bộ giữa Trung ương và địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư phát triển cảng
1.1.3 Tổ chức quản lý đường thủy nội địa
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ GTVT, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành giao thông vận tải đường thủy nội địa trong phạm vi cả nước (theo Quyết định số 4409/QĐ-BGTVT ngày 31/12/2014)
Cơ cấu tổ chức của Cục ĐTNĐ Việt Nam đến nay bao gồm:
- Khối cơ quan quản lý chính: Cơ quan Cục, Chi Cục ĐTNĐ phía Bắc, Chi Cục ĐTNĐ phía Nam
- Khối các Công ty quản lý bảo trì ĐTNĐ (hiện đã cổ phần hóa, tách thành các doanh nghiệp)
- Khối Cảng vụ ĐTNĐ khu vực: Bao gồm 4 Cảng vụ (1, 2, 3, 4)
- Khối trường nghiệp vụ: Bao gồm 02 trường (Trường Cao đẳng nghề GTVT đường thủy I, Trường Cao đẳng nghề GTVT đường thủy II)
- Khối thanh tra: Bao gồm Thanh tra Cục, Ban Thanh tra phía Nam, 8 Đội Thanh tra giao thông ĐTNĐ
- Các Ban QLDA: Bao gồm Ban QLCDA ĐTNĐ phía Bắc, Ban QLCDA ĐTNĐ phía Nam, Ban QLDA ĐTNĐ
- Tạp chí Đường thủy nội địa Việt Nam
Mô hình tổ chức Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hiện như sau:
Trang 18Hình I.1 Sơ đồ tổ chức Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
Trang 191.2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GTVT ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM (THEO QĐ 1071/2013/QĐ-BGTVT)
Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành là một trong các nhiệm vụ trọng tâm
để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành, quy hoạch giúp cho việc chọn lựa chương trình hành động trong tương lai cho ngành và từng lĩnh vực chuyên ngành, đồng thời làm cơ sở cho việc xây dựng các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương, vùng lãnh thổ và quốc gia Trong những năm qua, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam với sự chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải đã lập và điều chỉnh quy hoạch Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và một số quy hoạch chi tiết phát triển các lĩnh vực Cụ thể như sau:
1.2.1 Các quy hoạch phát triển ngành giao thông ĐTNĐ đã được phê duyệt
1.2.1.1 Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT ĐTNĐ
- Quyết định số 16/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải Đường sông Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24/4/2013 của Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh QH tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 4360/QĐ-BGTVT ngày 10/12/2015 của Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh, bổ sung một số nội dung chi tiết thuộc QH tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
1.2.1.2 Quy hoạch chi tiết phát triển các lĩnh vực
a) Quy hoạch cảng thủy nội địa
- Quyết định số 2949/QĐ-BGTVT ngày 27/12/2006 của Bộ trưởng Bộ GTVT Về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Hệ thống cảng ĐTNĐ khu vực phía Nam đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 1112/QĐ-BGTVT ngày 26/4/2013 của Bộ GTVT phê duyệt QH chi tiết Hệ thống cảng ĐTNĐ khu vực phía Bắc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1108/QĐ-BGTVT ngày 26/4/2013 của Bộ GTVT phê duyệt QH chi tiết Hệ thống cảng ĐTNĐ khu vực phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030
Trang 20- Đề cương dự toán điều chỉnh quy hoạch phát triển tổng thể GTVT ĐTNĐ Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (phần cảng thủy nội địa đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 1505/QĐ-BGTVT ngày 17/5/2016) đang thực hiện
- Đề cương dự toán Quy hoạch phát triển các cửa sông phục vụ vận tải thủy nội địa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Bộ GTVT phê duyệt tại quyết định số 1942/QĐ-BGTVT ngày 22/6/2016, đang thực hiện;
- Đề cương dự toán Quy hoạch vị trí neo đậu phương tiện thủy nội địa chờ ra, vào cảng, bến thủy nội địa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Bộ GTVT phê duyệt tại quyết định số 2903/TTr-CĐTNĐ ngày 14/9/2016, đang thực hiện
b) Quy hoạch vận tải và đội tàu
- Quyết định số 4291/QĐ-BGTVT ngày 24/12/2013 của Bộ GTVT phê duyệt QH phát triển vận tải sông pha biển đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 4146 /QĐ-BGTVT ngày 10/11/2015 của Bộ GTVT phê duyệt Quy hoạch phát triển đội tàu vận tải thủy nội địa giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030;
1.2.2 Các mục tiêu phát triển cụ thể đến năm 2020 của quy hoạch đã được phê duyệt tại QĐ 1071/2013
1.2.2.1 Về phát triển vận tải
- Sản lượng hàng hóa vận tải trên đường thủy nội địa: đến năm 2020 hàng hóa liên tỉnh đạt 356 triệu tấn/năm, thị phần vận tải chiếm 32,38% trong đó giai đoạn 2015-2017 đạt từ 17.8% đến 19%, giai đoạn 2018-2019 đạt từ 19% đến 27%, giai đoạn 2019-2020 đạt 32.38%; vận tải hành khách liên tỉnh đạt khoảng 0,17% khối lượng vận tải toàn ngành, trong đó giai đoạn 2015-2018 phấn đấu đạt khoảng 0.15%, giai đoạn 2018-2020 đạt 0.17%; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và giảm chi phí vận tải;
- Phương tiện thủy nội địa: đến năm 2020 tổng trọng tải đội tàu hàng là 20-22 triệu tấn (trong đó trọng tải đội tàu sông pha biển khoảng 0,85 triệu tấn, trọng tải đội tàu chở công-ten-nơ khoảng 1,2 - 1,3 triệu tấn) và tàu chở khách là 780 nghìn ghế Phát triển phương tiện thuỷ nội địa theo hướng cơ cấu hợp lý: đội tàu lai dắt chiếm khoảng 30%, đội tàu tự hành chiếm khoảng 70%, ưu tiên phát triển đội tàu chở công-ten-nơ;
- Phát triển vận tải sông pha biển (VR-SB): đến năm 2020 tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa trên tuyến ven biển là 17,1 triệu tấn
1.2.2.2 Về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa
a) Về luồng tuyến
Trang 21- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ trên cơ sở sử dụng nguồn lực hợp lý
để đầu tư, tập trung cải tạo, nâng cấp các tuyến đường thuỷ nội địa chính; ưu tiên hoàn thành nâng cấp các tuyến kết nối giữa đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh; các tuyến sông Tiền, sông Hậu, sông Hồng, sông Thái Bình Tăng cường hiệu quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thuỷ nội địa
- Phấn đấu đến hết năm 2015: Hoàn thành 253km hành lang đường thuỷ qua đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên; 148km hành lang duyên hải phía Nam vùng đồng bằng sông Cửu Long; hoàn thành 250km hành lang đường thuỷ Quảng Ninh-Việt Trì qua sông Đuống; 180km hành lang đường thuỷ qua sông Ninh Cơ
- Cải tạo, nâng cấp 6 tuyến vận tải thuỷ gồm: tuyến vùng hồ Sơn La, tuyến Vũng Tàu-Thị Vải-Sài Gòn-Mỹ Tho-Cần Thơ, tuyến sông Đồng Nai, tuyến kênh Chợ Gạo giai đoạn II, sông Hàm Luông, sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi đến cảng Bến Súc
- Tăng cường đưa các tuyến sông, kênh có khai thác vận tải thuỷ nội địa (chưa quản lý) vào quản lý Hoàn thành nâng cấp các tuyến vận tải thuỷ chính đạt cấp kỹ thuật đảm bảo chạy tàu an toàn, chạy tàu 24/24 Cụ thể:
Các tuyến vận tải quy hoạch:
+ Khu vực phía Bắc: có 17 tuyến với chiều dài 2265.5 km
+ Khu vực miền Trung: 10 tuyến với chiều dài 480.5km
+ Khu vực miền Nam: 18 tuyến với chiều dài 3426.4km
Các tuyến ven biển:
+ Khu vực phía Bắc: có 6 tuyến
+ Khu vực miền Trung: 4 tuyến
+ Khu vực miền Nam: 11 tuyến
b) Về hệ thống cảng, bến thuỷ nội địa
Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 160 cảng hàng hoá đưa vào khai thác, sản lượng hàng hoá đạt khoảng 92 triệu tấn; có trên 30 cảng hành khách đưa vào hoạt động, đạt trên 30 triệu lượt khách/năm Trong đó:
Khu vực phía Bắc:
+ Cảng hàng hóa: gồm 66 cảng, công suất quy hoạch đến năm 2020 là 42,01 triệu tấn/năm; xã hội hóa đầu tư cảng Phù Đổng thành cảng đầu mối khai thác container vận tải bằng đường thủy trên tuyến Quảng Ninh – Hải Phòng – Hà Nội
Trang 22+ Cảng hành khách: gồm 20 cảng, công suất quy hoạch đến năm 2020 là 5,52 triệu lượt khách/năm
- Khu vực miền Trung: Gồm 7 cảng hàng hóa chính
- Khu vực phía Nam:
+ Cảng hàng hóa: gồm 56 cảng, công suất quy hoạch đến năm 2020 là 32,6 triệu tấn/năm (trong đó có 11 cảng chính, công suất quy hoạch đến năm 2020 là 10,9 triệu tấn/năm) và 45 cảng khác có công suất quy hoạch đến năm 2020 là 21,7 triệu tấn/năm) + Cảng hành khách: gồm 17 cảng, công suất quy hoạch đến năm 2020 là 29 triệu lượt khách/năm
1.2.2.3 Về nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2020
Đơn vị: triệu Đồng
Đến 2015 Giai đoạn 2016-2020
TT Hạng mục Nhu cầu vốn đầu
tư Tổng số NSTW/ ODA Nguồn khác Tổng số NSTW/ ODA Nguồn khác
I Kết cấu hạ tầng 30.538 8.388 8.388 0 22.220 6.950 15.270
I.1 Luồng tuyến 27.618 8.318 8.318 0 19.300 6.250 13.050
1.1 Xây dựng nâng cấp 24.818 7.268 7.268 0 17.550 4.500 13.050 1.2 Duy tu, bảo trì 2.800 1.050 1.050 0 1.750 1.750 0
II Phương tiện vận tải 25.000 10.000 0 10.000 15.000 0 15.000
III Công nghiệp đóng/sửa tàu 1.000 400 0 400 600 0 600 Tổng cộng 56.538 18.788 8.388 10.400 37.820 6.950 30.780
Trong đó, huy động vốn ngoài ngân sách theo hình thức xã hội hoá giai đoạn
2015-2020 đạt khoảng 40% (tương ứng 12.600 tỷ đồng cho 45 dự án) tổng nhu cầu vốn đầu tư Giai đoạn 2015-2016 thí điểm thực hiện 2 dự án có vốn bằng 1.800 tỷ đồng
1.2.3 Những kết quả chính đạt được
1.2.3.1 Công tác xây dựng quy hoạch phát triển giao thông vận tải ĐTNĐ
- Các quy hoạch phát triển ĐTNĐ đã được Bộ GTVT phê duyệt tương đối đồng bộ bao gồm: Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT ĐTNĐ Việt Nam; quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng thuỷ nội địa; quy hoạch phát triển đội tàu vận tải thuỷ và quy hoạch phát triển vận tải sông pha biển Đôn đốc các địa phương lập, rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển GTVT, quy hoạch phát triển GTVT ĐTNĐ, quy hoạch cảng, bến
Trang 23thuỷ nội địa, bến khách ngang sông tại các địa phương
1.2.3.2 Công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông ĐTNĐ
- Về đầu tư nâng cấp hệ thống các tuyến vận tải chính:
+ Khu vực phía Bắc: cải tạo, nâng cấp được 7/17 tuyến với chiều dài 949,5km trên tổng số chiều dài cần nâng cấp là 2.265,5km (đạt 41%);
+ Miền Trung: cải tạo, nâng cấp được 1/10 tuyến 63,5km trên tổng số chiều dài cần nâng cấp là 480,5km (đạt 13%);
+ Khu vực phía Nam: cải tạo, nâng cấp được 9/18 tuyến với chiều dài 2.303,9km/3.426,4km (đạt 67%)
- Nguồn vốn bảo trì từ năm 2010 đến 2015 mới đáp ứng được 60% nhu cầu Trong
đó tỷ lệ % tính theo tổng kinh phí quản lý bảo trì được cấp là: Quản lý, bảo dưỡng thường xuyên chiếm khoảng 60%; công tác điều tiết, chống va trôi chiếm 10%; sửa chữa không thường xuyên chiếm 25%; các hạng mục khác (trụ neo, khắc phục bão lũ, tuyến mới ) chiếm 5% Riêng chi phí quản lý, bảo dưỡng thường xuyên hàng năm chủ yếu là chi phí nhân công (vật liệu 5%; Nhân công 70%; máy 25%)
- Từ năm 2002 đến nay, được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải nên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy đã từng bước được chú trọng, tập trung vào một số tuyến chính khu vực đồng bằng sông Cửu Long và khu vực đồng bằng Bắc Bộ Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa từ ngân sách nhà nước còn rất thấp, khoảng 1% so với tỷ trọng đầu tư của toàn ngành Tổng số km được đầu tư cải tạo, nâng cấp giai đoạn từ năm 2002 đến nay khoảng 2.000km trên tổng số 6.658,1 km quản lý (30%) Trong đó bao gồm: (i) Dự án nguồn vốn NSNN: 05 dự án; (ii) Dự án nguồn vốn ODA: 03 dự án với tổng số vốn đầu tư là 11.586 tỷ đồng
Các dự án lĩnh vực đường thủy nội địa đầu tư bằng nguồn vốn ODA được Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá cao vì tính lan toả xã hội, lãi suất đầu tư thấp, đa mục tiêu
và đặc biệt là sự hưởng lợi của các vùng dân cư nghèo, có điều kiện kinh tế khó khăn, hạ giá thành sản phẩm đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long và khu vực đồng bằng sông Hồng
- Trong năm 2015, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã triển khai tiếp nhận dự án cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi đến cảng Bến Súc theo hình thức hợp đồng BOT và dự án nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo – giai đoạn 2 theo hình thức PPP để tiếp tục triển khai thực hiện Tiến độ cụ thể như sau:
Trang 24+ Đối với dự án cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn: hoàn thiện các thủ tục triển khai thi công Gói thầu số 3 (2 trụ dưới nước) trong tháng 3/2016
+ Đối với dự án nâng cấp kênh Chợ Gạo (giai đoạn 2): hoàn thiện các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư trong năm 2016
+ Đối với dự án nâng cấp cầu đường sắt/ đường bộ qua sông Đuống, cải tạo 68km sông Đuống: Nhà đầu tư đang tổ chức lập đề xuất
1.2.3.3 Hệ thống cảng, bến thủy nội địa
Hệ thống cảng, bến tuy phát triển nhanh nhưng các cảng đầu mối số lượng còn hạn chế, chiếm tỷ lệ hàng thông qua thấp nên chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu Do vai trò của hệ thống cảng hàng hóa đầu mối chưa được phát huy trong khi nhu cầu bốc xếp hàng hóa gia tăng nên số lượng cảng – bến tạm tăng lên quá nhiều Cảng, bến loại này có chất lượng đầu tư rất thấp, quy mô thường nhỏ, tổ chức khai thác thiếu chuyên nghiệp nên gây nhiều khó khăn cho quản lý chuyên ngành và tác động xấu đến môi trường, v.v…; thiết bị xếp, dỡ hàng hóa tại các cảng nhìn chung còn lạc hậu, bốc xếp thủ công còn nhiều, thiếu các trang thiết bị bốc xếp chuyên dụng (hàng hạt, lương thực, hàng container, hàng bao kiện) Cụ thể như sau:
- Miền Bắc: Cảng xây dựng mới đạt 64%, hàng hóa thông qua cảng đạt 65,5% so với quy hoạch
- Miền Trung: Theo quy hoạch có 7 cảng chính hiện nay mới xây dựng được 01 cảng Quảng Phúc
- Miền Nam: Cảng xây dựng mới đạt 56%, hàng hóa thông qua cảng đạt 47,5% so với quy hoạch
1.2.3.4 Tình hình quản lý quy hoạch, thể chế ngành
Hiện nay, Bộ GTVT đang tiếp tục giao Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức cập nhật, bổ sung các quy hoạch phát triển GTVT ĐTNĐ, quy hoạch chi tiết hệ thống cảng đường thủy nội địa khu vực phía Bắc, phía Nam, miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; xây dựng các quy hoạch khai thác hệ thống cửa sông, các tuyến vận tải từ bờ ra đảo, giữa các đảo và các tuyến vận tải ven biển, đề xuất các giải pháp tạo nguồn vốn, xã hội hóa cho công tác quản lý, bảo trì đường thủy, tinh gian biên chế, tăng cường điện tử hóa các dịch vụ công Cục đang nghiên cứu, đề xuất với Bộ GTVT các giải pháp đột phá về vốn, cơ chế chính sách đặc thù cho các dự án đầu tư xã hội hóa lớn Nhằm thúc đẩy và tạo hành lang pháp lý cụ thể cho hoạt động vận tải đường thủy liên quốc gia, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đang khẩn trương xây dựng dự thảo
Trang 25Thông tư hướng dẫn thực hiện Hiệp định vận tải thủy Việt Nam - Campuchia Về vận tải thủy với Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh, dự án sông Thao … cũng đang được đàm phán Hiệp định tự do đi lại của tàu thuyền của các nước đã hoàn thành giai đoạn I, và sẽ tiếp tục được triển khai trong thời gian tới
Đồng thời, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đang triển khai các đề án mang tính chiến lược: nâng cao năng lực an toàn bến khách ngang sông; Tăng cường công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông, chống va trôi và xóa “điểm đen” trên đường thủy; tăng cường công tác đăng ký phương tiện thủy nội địa và đào tạo cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện thủy
1.2.3.5 Về cơ chế, chính sách đầu tư
Nhiều chính sách mới đã và đang được áp dụng gồm:
Nhà nước tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp và bảo trì luồng tuyến, tham gia, hỗ trợ đầu tư phát triển các cảng đầu mối, cảng chính ở các khu vực quan trọng để đảm bảo tính chủ động trong hoạt động khai thác hệ thống cảng đường thuỷ nội địa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ trực tiếp cho các nhà máy, KCN, chuyển tải, sang mạn hàng nhập tại các cảng biển
- Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư xây dựng các công trình trên tuyến giao thông thuỷ, các cảng theo quy hoạch được phê duyệt bằng các hình thức đối tác công tư PPP hoặc liên doanh theo các quy định hiện hành
- Đối với các cảng, bến đầu tư mới từ ngân sách Nhà nước đang từng bước thực hiện việc cho phép doanh nghiệp thuê kết cấu hạ tầng để kinh doanh, thu hồi một phần vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư
1.3 SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH
Xây dựng quy hoạch tổng thể và các quy hoạch chi tiết phát triển ngành là một trong các nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành, quy hoạch giúp cho việc chọn lựa chương trình hành động trong tương lai cho ngành và từng lĩnh vực chuyên ngành Đồng thời làm cơ sở cho việc xây dựng các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương, vùng lãnh thổ và quốc gia
1.3.1 Các hạn chế, tồn tại trong quá trình triển khai quy hoạch
Tiềm năng của vận tải thuỷ nội địa là to lớn, tuy đã có quy hoạch phát triển ngành
và các quy hoạch chi tiết các lĩnh vực chuyên ngành nhưng trong những năm vừa qua, việc đầu tư và hiệu quả đầu tư khai thác vận tải và kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy
Trang 26nội địa chưa đạt yêu cầu, chưa thực sự đáp ứng được sự tăng trưởng của ngành và của cả nền kinh tế vì những hạn chế sau:
- Sông kênh còn khai thác chủ yếu trong điều kiện tự nhiên, mức đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu phát triển, chưa tạo tiền đề mạnh mẽ để phát triển đội tàu và phát triển cảng Các dự án ưu tiên đường thủy triển khai chậm
- Thiếu các quy hoạch GTVT ĐTNĐ theo vùng, quy hoạch GTVT thủy của các địa phương còn nhiều tỉnh chưa lập; Đã có một số quy hoạch GTVT theo vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam, tuy nhiên các quy hoạch này đều chưa thể hiện được rõ vai trò, tiềm năng của GTVT ĐTNĐ, thiếu sự liên kết giữa các ngành vận tải, giữa giao thông đường thuỷ và thuỷ lợi, chưa đánh giá hết năng lực và khả năng phát triển của ngành ĐTNĐ
- Số liệu phục vụ dự báo nhu cầu vận tải thủy không chính xác, quy mô quy hoạch thường thấp nhiều so với thực tế, so với tiềm năng hoặc thời đoạn quy hoạch (chỉ đến 2020) không theo kịp với các chiến lược, quy hoạch của toàn ngành, các ngành và của các địa phương
- Công tác quản lý ngành do tổ chức nhiều năm trước liên tục bị thay đổi, biến động nên dẫn đến sự thiếu hụt đội ngũ cán bộ quản lý, thiếu hụt hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để làm tốt công tác này
- Hệ thống cảng, bến tuy phát triển nhanh nhưng các cảng đầu mối số lượng còn hạn chế, chiếm tỷ lệ hàng thông qua thấp Các cảng chuyên dùng phát triển tốt, được đầu
tư đồngbộ, lượng hàng ổn định, Hệ thống cảng vẫn ở trong tình trạng phân tán, yếu kém
về năng lực, phát triển không đồng bộ Các cảng còn quá ít thiết bị bốc dỡ hiện đại, chưa
đủ điều kiện để tổ chức vận chuyển đa phương thức, logistics Các cảng phía Bắc đều vướng các thủ tục về đê điều, khó khăn về đầu tư
- Đội tàu toàn quốc tuy có sự đổi mới song chưa phát huy được sức mạnh, chủ yếu vẫn là phương tiện loại nhỏ, hoạt động trên tuyến ngắn, năng suất thấp Một số tuyến vận tải có khả năng phát triển đội hình chuyên dụng, cỡ tàu lớn thì lại phát triển vượt trội so với quy hoạch
- Các doanh nghiệp vận tải thủy, cơ khí thủy hoạt động còn tản mạn, cục bộ, thiếu các doanh nghiệp có năng lực lớn về tổ chức, tiềm lực tài chính để làm nòng cốt, tạo đột phá, cạnh tranh trong cơ chế thị trường
- Vận chuyển hành khách thủy chưa tạo được sự tin cậy, dịch vụ và sự cạnh tranh còn yếu kém, còn tiềm ẩn nguy cơ an toàn giao thông
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành đường thủy nội địa vẫn quá thấp
Trang 27so với toàn ngành, vốn duy tu bảo dưỡng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 50 - 70% nhu cầu thực tế Cơ chế, giải pháp huy động vốn để đầu tư phát triển ngành, đặc biệt là để đầu tư cho những dự án trọng điểm, dự án chiến lược của ngành chưa mang lại kết quả
- Theo Điều 10 của luật GTĐT nội địa quy định về Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa như sau:
(1) Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch lưu vực sông, các quy hoạch khác
có liên quan và nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh
Các ngành khi lập quy hoạch, dự án xây dựng công trình có liên quan đến giao thông đường thuỷ nội địa phải có ý kiến tham gia bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thuỷ nội địa, trừ các công trình phòng, chống lụt, bão, bảo vệ đê
(2) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (3) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức xây dựng và phê duyệt quy hoạch vùng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa trên cơ sở quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
(4) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng và phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa của địa phương trên cơ sở quy hoạch vùng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa
(5) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa có trách nhiệm công bố quy hoạch và quyết định việc điều chỉnh quy hoạch
1.3.3 Sự thay đổi, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch liên quan
Trong thời gian vừa qua, nhiều chiến lược, quy hoạch của ngành GTVT đã được
Trang 28điều chỉnh (Quyết định 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định 1517/QĐ-TTg ngày 26/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định 214/QĐ-TTg ngày 10/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050, và nhiều quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển các ngành liên quan khác )
1.3.4 Sự thay đổi về thể chế, tiêu chuẩn kỹ thuật quản lý chuyên ngành
Theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Luật số 48/2014/QH13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa có sửa đổi điểm b, khoản 1, Điều 13 Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 như sau: “Cảng thủy nội địa gồm cảng tổng hợp, cảng hàng hóa, cảng hành khách, cảng chuyên dùng và được phân loại thành cảng loại I, loại II, loại III
Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 61/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 quy định tiêu chí phân loại cảng thủy nội địa và công bố Danh mục cảng thủy nội địa, cần được triển khai thực hiện bổ sung, cập nhật
1.3.5 Sự cần thiết quy hoạch
Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường sông Việt Nam đến năm 2020 được TTCP phê duyệt năm 2000 và BGTVT duyệt điều chỉnh năm 2013
Căn cứ quy hoạch được duyệt, Cục ĐTNĐ Việt Nam đã lập các quy hoạch chi tiết: Quy hoạch chi tiết Hệ thống cảng đường thủy nội địa (ĐTNĐ) khu vực phía Bắc; phía Nam; Quy hoạch phát triển vận tải sông pha biển; Quy hoạch phát triển đội tàu vận tải thủy nội địa giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030
Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới có nhiều thay đổi; nhiều yếu tố tiền đề cho việc xác định quy mô phát triển các kết cấu hạ tầng GTVT ĐTNĐ đã, đang được điều chỉnh lại cho phù hợp với bối cảnh kinh tế
Trang 29toàn cầu và quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng nền kinh tế trong nước
Do vậy cần cập nhật nhu cầu thị trường và rà soát, điều chỉnh quy mô phát triển ngành theo từng giai đoạn nhằm nâng cao tính khả thi và hiệu quả của quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải Đường thủy nội địa Việt Nam
Thông báo số 116/TB-VPCP ngày 3/6/2016 PTT Trịnh Đình Dũng đã chỉ đạo Bộ GTVT “tổ chức rà soát, hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định” Bộ GTVT
có quyết định số 3084/QĐ-BGTVT ngày 3/10/2016 giao nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng GTVT đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Trong quá trình lấy ý kiến thẩm định nhiệm vụ quy hoạch, để tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao hơn, kiến nghị lập “điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”, trong đó bao gồm nội dung hoàn thiện Quy hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ĐTNĐ như ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng Do vậy việc lập điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 là nhiệm vụ cấp thiết
1.4 CÁC CĂN CỨ NGHIÊN CỨU
1.4.1 Các văn bản pháp lý
- Luật xây dựng 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014; Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung của về quy hoạch xây dựng;
- Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày 24/6/2004; Luật số 48/2014/QH13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa; Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
- Bộ Luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 ngày 25/11/2015;
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo
vệ môi trường
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ Về lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP
Trang 30ngày 19/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;
- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ KH&ĐT hướng dẫn
tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
- Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24/4/ 2013của Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 4360/QĐ-BGTVT ngày 10/12/2015 của Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh, bổ sung một số nội dung chi tiết thuộc
QH tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- Quyết định số 1112/QĐ-BGTVT ngày 26/4/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng đường thủy nội địa khu vực phía Bắc đến năm
- Văn bản số 116/TB-VPCP ngày 03/06/2016 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác giai đoạn 2011 -2015 và phương hướng công tác giai đoạn 2016 – 2020 của Bộ GTVT
- Quyết định số 3084/QĐ-BGTVT ngày 03/10/2016 của Bộ GTVT về việc giao nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 4117/QĐ-BGTVT ngày 22/12/2016 của Bộ GTVT về việc ban hành Chương trình xây dựng đề án của Bộ GTVT năm 2017;
Trang 31- Văn bản số 10546/BKHĐT-KCHTĐT ngày 21/12/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về việc tham gia ý kiến thẩm định nhiệm vụ và dự toán Quy hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Văn bản số 801/BTC-HCSN ngày 18/01/2017 của Bộ Tài chính về việc thẩm định nhiệm vụ và dự toán Quy hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Thông báo kết luận số 148/TB-BGTVT ngày 04/5/2017 của Thứ trưởng Nguyễn Nhật tại cuộc họp Báo cáo đầu kỳ Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
1.4.2 Các chiến lược, quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch vùng liên quan
- Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 04/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Quyết định số 355/2013/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Chiến lược giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030;
- Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020;
- Quyết định 214/QĐ-TTg ngày 10/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định 1517/QĐ-TTg ngày 26/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng
Trang 32đến năm 2030;
- Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 05/2011/QĐ-TTg ngày 24/01/2011);
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 07/2011/QĐ-TTg ngày 25/01/2011);
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 06/2011/QĐ-TTg ngày 24/01/2011);
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg ngày 10/02/2012);
- Chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 08/7/2011);
- Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
- Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu;
- Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 9/10/2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 1554/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng;
Trang 33- Quyết định số 1397/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng
- Quyết định số 1347/QĐ-BGTVT ngày 11/5/2017 của Bộ GTVT phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập quy hoạch tổng thể phát triển GTVT ĐTNĐ Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
1.4.3 Các quy chế quản lý, khai thác chuyên ngành
- Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ GTVT về quản lý đường thủy nội địa
- Thông tư số 16/2013/TT-BGTVT ngày 30/7/2013 của Bộ GTVT về quản lý các tuyến đường thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam
- Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014 của Bộ GTVT về quản lý cảng, bến thủy nội địa
- Thông tư 61/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ GTVT quy định tiêu chí phân loại cảng thủy nội địa và công bố Danh mục cảng thủy nội địa
1.4.4 Các quy trình, quy phạm áp dụng
a) Các quy định, quy chuẩn về quy hoạch
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Quy hoạch xây dựng QCXDVN 01:2008/BXD (Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng)
- Thông tư 12/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và
đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù
b) Các quy trình và tiêu chuẩn thiết kế
- Tiêu chuẩn phân cấp kỹ thuật Đường thủy nội địa TCVN5664 : 2009
- Công trình chỉnh trị luồng chạy tàu sông 22 TCN 241 – 98
- Luồng đường thủy nội địa – Tiêu chuẩn thiết kế TCCS-03/2014:CĐTNĐ
- Cảng và bến thủy nội địa – Phân cấp kỹ thuật TCVN 10305 – 2015
- Tiêu chuẩn thiết kế công trình bến cảng biển 22 TCN-207-92
- Tiêu chuẩn thiết kế công trình bến cảng sông 22 TCN-219-94
- Tiêu chuẩn cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa, tiêu chuẩn bến thủy nội địa
Trang 3422TCN-326-04
- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn của Nhà nước, chuyên ngành hiện hành khác
1.5 MỤC TIÊU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá tổng hợp kết quả thực hiện quy hoạch, giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, bất cập trong việc lập, quản lý và thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm
2030
- Đánh giá hiện trạng, dự báo nhu cầu, từ đó xác định lại mục tiêu quy hoạch đảm bảo tính khả thi về nhu cầu, quy mô và tiến độ phát triển kết cấu hạ tầng GTVT ĐTNĐ tại từng khu vực trên địa bàn cả nước
- Xây dựng các giải pháp quy hoạch tổng thể nhằm đảm bảo phát triển giao thông vận tải ĐTNĐ phù hợp với chiến lược phát triển GTVT Việt Nam và kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác để phát huy hiệu quả của toàn hệ thống
- Xác định các mục tiêu, quy mô chủ yếu của từng lĩnh vực của ngành làm cơ sở triển khai các quy hoạch phát triển, quy hoạch chi tiết từng lĩnh vực Xác định các dự án
ưu tiên đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư và các cơ chế, chính sách, giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch
- Kiến nghị ưu tiên đầu tư hạ tầng kết nối, các dịch vụ liên quan hỗ trợ và phát huy tối đa tiềm năng phát triển GTVT ĐTNĐ Việt Nam
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu quy hoạch
1.5.2.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu rà soát, cập nhật điều chỉnh là: Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT ĐTNĐ Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 16/2000/QĐ-TTg ngày 3/2/2000; BGTVT phê duyệt tại các quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 04 năm 2013; quyết định số 4360/QĐ-BGTVT ngày 10 tháng 12 năm 2015 Nghiên cứu quy hoạch đồng bộ trên 5 lĩnh vực của ngành, bao gồm:
a Lĩnh vực kết cấu hạ tầng ĐTNĐ bao gồm:
+ Các tuyến vận tải Đường thủy nội địa chính
+ Các tuyến vận tải sông biển kết nối với các tuyến vận tải ven biển (bao gồm các cửa sông phục vụ vận tải thủy nội địa)
Trang 35+ Các tuyến vận tải liên vận quốc tế (kết nối ĐTNĐ sông Mê Kông)
+ Tuyến ra đảo, giữa các đảo
+ Các tuyến vận tải trong lòng hồ
b Lĩnh vực kết cấu hạ tầng Cảng, bến thủy nội địa bao gồm:
+ Cảng hàng hóa chính (gồm cảng tổng hợp, cảng ICD);
+ Cảng địa phương;
+ Cảng chuyên dùng;
+ Cảng khách;
+ Các cụm bến thủy nội địa quan trọng
+ Các vị trí vùng nước neo đậu PTTNĐ phục vụ làm hàng, chuyển tải, tránh trú bão
và kết nối vận tải sông – biển
c Lĩnh vực đội tàu và vận tải: định hướng các tổ chức, các nhân đầu tư khai thác PTTNĐ có hiệu quả, phù hợp với luồng tuyến và điều kiện khai thác vận tải thủy từng vùng miền
d Lĩnh vực cơ khí sửa chữa đóng mới phương tiện thủy gồm: Định hướng phát triển lĩnh vực cơ khí sửa chữa đóng mới phương tiện thủy cấp quốc gia; Cơ khí sửa chữa đóng mới phương tiện thủy cấp địa phương phù hợp với vận tải thủy từng vùng miền
b.Về không gian: Phạm vi nghiên cứu trực tiếp là kết cấu hạ tầng GTVT ĐTNĐ trên phạm vi cả nước Trong nghiên cứu lập quy hoạch còn xem xét và thể hiện sự kết nối giữa kết cấu hạ tầng GTVT ĐTNĐ với mạng giao thông quốc gia, trung tâm logistics
và các khu vực kinh tế, công nghiệp quan trọng
Trang 361.5.3 Nội dung nghiên cứu chủ yếu
1.5.3.1 Yêu cầu cụ thể nghiên cứu quy hoạch
(1) Quy hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng GTVT đường thủy nội địa Việt Nam phải đảm bảo có cơ sở pháp lý, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cơ quan các cấp; căn cứ vào các luật cơ bản như Luật giao thông đường bộ, Luật giao thông đường thủy nội địa, luật Hàng hải và Luật Xây dựng,… các quyết định phê duyệt quy hoạch có liên quan như chiến lược và quy hoạch phát triển giao thông vận tải cả nước, vùng miền, chuyên ngành đường thủy nội địa, đường bộ, đường biển … đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải phê duyệt
(2) Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa cần phải định hướng kịp thời đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải thủy trên địa bàn các tỉnh thành trong các giai đoạn quy hoạch và đảm bảo phù hợp, tận dụng được tối đa tiềm năng sông kênh tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của từng khu vực, từng tỉnh thành, đáp ứng tốt nhu cầu vận tải cho các Nhà máy, KCN …
(3) Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa cần phải đồng bộ, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển các hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và kỹ thuật khác, đảm bảo kết nối liên hoàn các kết cấu hạ tầng khác nhau trên địa bàn các tỉnh thành, đảm bảo vận tải thủy nhanh chóng, thuận tiện, an toàn
(4) Kết hợp phát triển giao thông vận tải thủy với bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường
(5) Quy hoạch giao thông vận tải đường thủy nội địa phải xác định rõ mục tiêu, quan điểm, tính chất và quy mô phát triển; nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn, nguồn vốn, xác định danh mục các dự án, dự án ưu tiên; xác định cơ chế, chính sách và giải pháp thực hiện quy hoạch
(6) Thời hạn quy hoạch cần điều chỉnh phù hợp với các ngành, tầm nhìn chiến lược của GTVT ĐTNĐ cần nâng lên đến năm 2050 để phù hợp với các quy hoạch và chiến lược phát triển của Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, các vùng kinh tế trọng điểm
1.5.3.2 Nội dung chủ yếu của Quy hoạch
Nội dung chủ yếu của Quy hoạch dự kiến gồm các phần sau:
- Tổng hợp, phân tích đánh giá hiện trạng và kết quả thực hiện quy hoạch
- Điều tra, thu thập yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch và dự báo nhu cầu vận tải
- Điều chỉnh quy hoạch
Trang 37- Tổng hợp kết quả đánh giá tác động môi trường chiến lược (ĐMC)
- Cơ chế chính sách và giải pháp thực hiện quy hoạch
- Tổ chức thực hiện quy hoạch
- Kết luận, kiến nghị
1.6 DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1.6.1 Báo cáo đầu kỳ cuối tháng 4/2017
- Mục tiêu, nội dung và tiến trình thực hiện
- Đánh giá thực trạng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
- Hiện trạng, nhu cầu vận tải trên tuyến đường thủy nội địa
- Kết quả thực hiện quy hoạch và giải pháp quy hoạch điều chỉnh
- Đánh giá, đề xuất phương án kết nối các phương thức vận tải
1.6.2 Báo cáo giữa kỳ cuối tháng 5/2017
- Cập nhật, bổ sung theo các góp ý Báo cáo đầu kỳ
- Hoàn chỉnh dự báo nhu cầu
- Thực hiện Quy hoạch tổng thể
- Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch
1.6.3 Báo cáo cuối kỳ cuối tháng 6/2017
- Cập nhật, bổ sung theo các góp ý Báo cáo giữa kỳ
- Hoàn chỉnh báo cáo
- Dự thảo Tờ trình, dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch
- (Gửi Báo cáo quy hoạch xin ý kiến các Bộ, Ngành, Địa phương và các cơ quan liên quan)
Trang 38PHẦN 2 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ
SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH 2.1 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG LUỒNG TUYẾN VÀ NĂNG LỰC VẬN TẢI
Mạng lưới sông kênh cả nước có 41.900 km (chiếm 21,16% tổng chiều dài) có thể khai thác vận tải thủy Có 392 sông, kênh chảy liên tỉnh được Cục ĐTNĐ Việt Nam đưa vào danh mục quản lý khai thác
Chiều dài sông kênh đang quản lý khai thác là 17.253km (chiếm 41,2%), trong đó Cục ĐTNĐ trực tiếp quản lý 6.658,9 km (năm 2015)
2.1.1 Hiện trạng luồng tuyến
2.1.1.1 Các tuyến vận tải TNĐ chính
a Khu vực phía Bắc: có 17 tuyến Cụ thể như sau:
1) Tuyến Hải Phòng - Hà Nội qua sông Đuống đổi tên thành tuyến Quảng Ninh - Hải Phòng - Việt Trì qua sông Đuống
+ Tuyến Hải Phòng – Việt Trì từ cảng Hải Phòng đến cảng Việt Trì, dài 208,5 km: cấp II (không kể đoạn sông Cấm thuộc luồng hàng hải) Tĩnh không các cầu từ cầu Kiền (Hải Phòng) đến cầu Bình tối thiểu đạt 9,5 m; từ cầu Bình lên thượng lưu tối thiểu đạt 7
m
+ Bổ sung tuyến Quảng Ninh – Việt Trì từ Hòn Gai đến cảng Việt Trì qua sông Chanh dài 205,6 km: cấp II Đoạn sông Chanh (không kể đoạn thuộc luồng hàng hải) và sông Đá Bạch cấp I, sông Phi Liệt cấp II, tĩnh không tối thiểu 9,5m
2) Tuyến Quảng Ninh - Ninh Bình (qua sông Đào Hải Phòng, sông Luộc, từ cửa Lục đến cảng Ninh Phúc dài 264 km): cấp II Tĩnh không cầu quy hoạch các đoạn tuyến như sau:
+ Sông Đào Hạ Lý (Hải Phòng) dài 3 km: Đoạn từ ngã ba Xi Măng (sông Cấm) đến ngã ba sông Rế, các cầu khi xây dựng mới tĩnh không tối thiểu đạt 4,75 m (các cầu Thượng Lý, cầu Tam Bạc có tĩnh không 4,75m); đoạn từ ngã ba sông Rế đến ngã ba Niệm các cầu khi xây dựng mới tĩnh không tối thiểu đạt 7 m để không ảnh hưởng đến các nhà máy đóng tàu trong khu vực
+ Sông Lạch Tray, sông Văn Úc, sông Kênh Khê, sông Luộc: các cầu khi xây dựng mới tĩnh không tối thiểu đạt 7 m (các cầu Kiến An, Trạm Bạc, Tiên Cựu, sông Mới, Triều Dương có tĩnh không từ 7m - 7,5m)
+ Đoạn sông đào Nam Định từ ngã ba sông Đáy đến cảng Nam Định phục vụ tàu
Trang 39pha sông biển đến 1.000T giữ nguyên cấp II theo quy hoạch đoạn từ cầu Đò Quan về hạ lưu tĩnh không cầu 9m, đoạn thượng lưu tĩnh không cầu 7m
+ Riêng đối với tuyến sông Đáy đoạn từ cửa Đáy đến Ninh Bình dài 72 km, do phục vụ tàu pha sông biển đến 3.000T (giảm tải) cập cảng Ninh Phúc nên điều chỉnh quy hoạch đoạn tuyến này từ cấp I lên cấp đặc biệt
3) Tuyến từ cảng Hà Nội đến cửa Lạch Giang, dài 196 km: cấp I, đoạn cửa Lạch Giang đến kênh nối Đáy - Ninh Cơ là cấp đặc biệt
4) Tuyến cửa Đáy - Ninh Bình (từ cửa Đáy đến cảng Ninh Phúc dài 72 km): Trên tuyến có cầu Trại Mễ đang xây dựng có Htk=15 m Do phục vụ tàu pha sông biển đến 3.000T (giảm tải) cập cảng Ninh Phúc, cấp đặc biệt
5) Tuyến Quảng Ninh - Ninh Bình (qua cửa Lạch Giang, kênh nối Đáy - Ninh Cơ)
từ cửa Lục đến cảng Ninh Phúc dài 178,5 km: Trên tuyến có cầu Trại Mễ và cầu qua âu tầu kênh nối Đáy – Ninh Cơ có Htk=15 m Tuyến này phục vụ tàu 3.000T (giảm tải) cập cảng Ninh Phúc nên giữ nguyên là cấp đặc biệt theo quy hoạch
6) Tuyến Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai từ cảng Hà Nội đến ngã ba Nậm Thi (Tp Lào Cai) dài 365,5 km:
+ Đoạn Hà Nội - cảng Việt Trì dài 74 km trên sông Hồng: cấp II Các cầu trên tuyến (Chương Dương, Nhật Tân, Thăng Long, Vĩnh Thịnh) đều có tĩnh không đảm bảo cấp II và hiện trạng công trình tốt tiếp tục được khai thác; các cầu khi xây dựng mới tĩnh không tối thiểu đạt 9,5 m
+ Đoạn từ Việt Trì - cảng Yên Bái dài 125 km: cấp III, các cầu khi xây dựng mới tĩnh không tối thiểu đạt 7 m
+ Đoạn từ cảng Yên Bái - ngã ba Nậm Thi (Lào Cai) dài 166 km: cấp III Đối với cầu Phố Lu (cầu đường sắt) khi xây dựng mới cần đảm bảo tĩnh không tối thiểu 7 m 7) Tuyến Việt Trì - Hòa Bình từ cảng Việt Trì đến cảng Hòa Bình dài 74 km: cấp III
8) Tuyến Việt Trì - Tuyên Quang - Na Hang dài 186 km:
+ Đoạn từ Việt Trì - Tuyên Quang (ngã 3 Lô Gâm) dài 115 km: cấp III
+ Đoạn Tuyên Quang từ ngã 3 Lô Gâm đến hạ lưu đập thủy điện Tuyên Quang dài
71 km: Đoạn từ Tuyên Quang đến Chiêm Hóa cấp IV, đoạn từ Chiêm Hóa đến đập thủy điện Tuyên Quang (Na Hang) cấp V
9) Tuyến Phả Lại - Đa Phúc từ cảng Phả Lại đến cảng Đa Phúc dài 86 km: cấp III, tĩnh không các cầu tối thiểu đạt 7 m
Trang 4010) Tuyến Phả Lại - cảng Nhà máy phân đạm Bắc Giang dài 35 km: cấp III, tĩnh không các cầu xây mới tối thiểu đạt 7 m
11) Tuyến Ninh Bình - Thanh Hóa từ cảng Ninh Phúc đến cảng Lễ Môn dài 129 km:
+ Đoạn sông Đáy đoạn từ cửa Đáy đến Ninh Bình dài 72 km, phục vụ tàu pha sông biển đến 3.000T (giảm tải) cập cảng Ninh Phúc, cấp đặc biệt;
+ Đoạn sông Lèn từ bến Đò Lèn ra cửa Lạch Sung: cấp I
+ Đoạn sông Vạc, sông Lèn (từ bến đò Lèn đến ngã ba Bông), sông Mã (từ ngã ba Bông đến cảng Lệ Môn): cấp III, tĩnh không các cầu xây mới tối thiểu đạt 7 m
+ Các đoạn tuyến còn lại (kênh Yên Mô, kênh Nga Sơn) cấp IV, tĩnh không thông thuyền tối thiểu đạt 3,5 m
12) Tuyến Vạn Gia - KaLong điều chỉnh bổ sung thành tuyến Hải Phòng - Vạn Gia
- KaLong từ Cảng Hải Phòng qua kênh Cái Tráp đến bến KaLong dài 216,5 km:
+ Đoạn từ Cảng Hải Phòng qua kênh Cái Tráp đến Vạn Gia dài 199,5 km: là tuyến ven vịnh Hạ Long, một số đoạn đi chung luồng hàng hải, cấp I
+ Đoạn từ Vạn Gia đến bến KaLong dài 17 km: cấp III
13) Tuyến vùng hồ Hòa Bình dài 203 km: cấp III toàn tuyến
14) Tuyến vùng hồ thủy điện Sơn La từ đập thủy điện Sơn La đến đập thủy điện Lai Châu dài 175 km: cấp III
15) Tuyến vùng hồ thủy điện Lai Châu từ đập thủy điện Lai Châu đến thượng lưu dài 64 km: cấp III
16) Tuyến vùng hồ thủy điện Thác Bà từ đập thủy điện Thác Bà đến Cẩm Nhân dài
50 km: cấp III
17) Tuyến vùng hồ thủy điện Tuyên Quang từ đập Tuyên Quang lên thượng lưu theo sông Gâm cũ dài 45 km: cấp III
b Khu vực miền Trung: gồm 10 tuyến vận tải quy hoạch như sau:
1) Tuyến sông Mã từ cửa Lạch Trào đến Hàm Rồng dài 19,5 km: cấp II
2) Tuyến sông Lèn từ cửa Lạch Sung đến bến đò Lèn dài 39,5 km: Tuyến phục vụ cho tàu 1.000T ra vào cảng sông Lèn, cấp I
3) Tuyến sông Lam dài 108 km:
+ Đoạn từ cửa Hội - Bến Thủy dài 19 km: cấp I