Thực hiện đề tài, một mặt góp phần tìm hiểu và đánh giá những đóng góp của trí thức cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trên tất cả các mặt chính trị - xã hội, đưa tới thắng lợi cu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
TRẦN XUÂN VŨ
TRI THỨC CÁCH MẠNG HÀ NỘI TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC 1954 - 1975
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
TS CHU THỊ THU THỦY
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập, nghiêm túc của riêng tôi Trong quá trinh nghiên cứu, tôi đã kế thừa thành quả của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, thầy cô và các bạn sinh viên chuyên ngành khoa học lịch sử với sự biết ơn và tôn trọng Các số liệu trong khóa luận là trung thực Những kết quả trong khóa luận chưa được công bố bất kì công trình nào
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2017
Sinh viên
Trần Xuân Vũ
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Cô giáo- Người hướng dẫn khoa học TS Chu Thị Thu Thủy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi suốt quá trình nghiên cứu khóa luận
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên Thư viện Quốc gia đã chỉ tận tụy trong khâu tìm kiếm tài liệu phục vụ nghiên cứu khóa luận
Cho phép tôi gửi lời cảm ơn đến Khoa Lịch Sử- Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội II đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận
Xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên và chia sẻ trong quá trình học tập và nghiên cứu khóa luận này
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2017
Sinh viên
Trần Xuân Vũ
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu 6
6 Những đóng góp của khóa luận 6
7 Kết cấu của khóa luận 7
CHƯƠNG 1 TRÍ THỨC CÁCH MẠNG HÀ NỘI VÀ BỐI CẢNH LỊCH SỬCÁCH MẠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1975 8
1.1 TRÍ THỨC CÁCH MẠNG HÀ NỘI 8
1.1.1 Khái quát về trí thức và trí thức cách mạng Việt Nam 8
1.1.2 Trí thức cách mạng Hà Nội 11
1.2 BỐI CẢNH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1975 12
1.2.1 Trí thức cách mạng và phong trào đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc trước 1954 12
1.2.2 Tình hình và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam sau tháng 7-1954 13
Chương 2 HOẠT ĐỘNG TRÍ THỨC CÁCH MẠNG HÀ NỘITRONG CÔNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ 1954 - 1975 21
2.1 TRONG XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN VÀ ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ 21
2.1.1 Tham gia xây dựng chính quyền cách mạng 21
2.1.2 Tham gia mặt trận thống nhất dân tộc 23
Trang 52.2 TRÊN MẶT KINH TẾ 31 2.3 TRONG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, GIÁO DỤC, Y TẾ VÀ BÁO CHÍ 33 2.4 TRÊN MẶT TRẬN QUÂN SỰ 39 2.5 TRÊN MẶT TRẬN NGOẠI GIAO 42 2.6 VAI TRÒ TRÍ THỨC CÁCH MẠNG HÀ NỘI TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯƠC 1954 - 1975 51 KẾT LUẬN 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 PHỤ LỤC
Trang 6Trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, rất nhiều tri thức đã có những đóng góp công sức và tài trí cho công cuộc kháng chiến và kiến quốc, làm nên những thàng công cuộc kháng chiến và kiến quốc, làm nên những thành công trên nhiều lĩnh vực như quân sự, y tế, văn hóa, giáo dục Tại Đại
hội VII (1991) Đảng ta nhận định vai trò của tri thức: “Trong cách mạng dân tộc dân chủ, vai trò của giới tri thức đã quan trọng, trong xây dựng chủ nghĩa
xã hội chủ nghĩa vai trò của tri thức đã quan trọng hơn Giai cấp công nhân nếu không có đội ngũ tri thức của mình và bản thân công- nông không được nâng cao kiến thức, không dần dần được tri thức hóa thì không thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội” [16]
Hà Nội từ xưa đã là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước, được tạo lập qua hàng ngàn năm lịch sử Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc (từ thế kỷ thứ XI đến thế kỷ thứ XVIII), Thăng Long - Đông Đô - Đông Kinh không ngừng được củng cố và hoàn thiện và trở thành đầu não chính trị của nhà nước phong kiến tập quyền Đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn đóng đô ở Huế, Thăng Long được đổi tên thành Hà Nội (năm 1831) và vẫn giữ vai trò
Trang 7Hà Nội luôn là mục tiêu đánh chiếm hàng đầu của các cuộc chiến tranh xâm lược và nổi bật với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và trở thành truyền thống yêu nước tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của dân tộc, là nơi học tập sinh sống và làm việc của nhiều bậc nhân sĩ, tri thức của thời đại
Sau khi Pháp rút khỏi nước ta (16-5-1954) , Mỹ liền nhảy vào thay Pháp dựng lên chính quyền tay sai, âm mưu chia cắt nước Việt Nam lâu dài, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, khu quân sự của chúng ở khu vực Đông Nam Á, để thực hiện âm mưu trên chúng cùng chính quyền tay sai thực hiện nhiều cuộc càn quét bình định ở miền Nam và ra sức phá hoại miền Bắc (Hà Nội - Hải Phòng là chiến trường chủ yếu) Trước tình hình đất nước như vậy hầu hết tri thức Hà Nội đã bỏ cuộc sống tiện nghi, êm ấm lên đường vào các chiến trường và các chiến khu đầy gian nan và thiếu thốn để cùng Đảng và nhân dân kháng chiến chống Mỹ, với mục đích thu non sông Việt Nam về một mối, thống nhất nước nhà
Đóng góp trí thức Việt Nam nói chung, tri thức Hà Nội nói riêng trong hai mốt năm kháng chiến chống Mỹ rất quan trọng, cơ bản và mang tính quyết định trên nhiều lĩnh vực xây dựng chính quyền, xây dựng lực lượng, quân sự, y tế, văn hóa, giáo dục và đối ngoại, lực lượng tri thức Hà Nội là một bộ phận không thể tách rời khỏi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Những đóng góp của họ là vô cùng lớn lao, để lại nhiều bài học quý báu Chính vì vậy, việc tìm hiều đội ngũ trí thức Hà Nội trong kháng chiến chống
Mỹ sẽ làm cơ sở cho sự tiếp bước của đội ngũ trí thức trong giai đoạn mới, đáp ứng những yêu cầu đặt ra của đất nước và thời đại, thực hiên mục tiêu phát triển
Thực hiện đề tài, một mặt góp phần tìm hiểu và đánh giá những đóng góp của trí thức cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trên tất cả các mặt chính trị - xã hội, đưa tới thắng lợi cuối cùng của quân và dân ta; đồng
Trang 8thời, hình thành luận cứ để Đảng và Nhà nước nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hiện nay Nghiên cứu sẽ góp thêm một cái nhìn về hoạt động từ đó có thể rút ra vai trò của trí thức trong lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc giai đoạn 1954 - 1975, làm cơ sở cho việc đánh giá, đề xuất những hướng phát
triển chiến lược về tri thức trong giai đoạn mới Hơn nữa, “ôn cố tri tân”, đề
tài mong muốn góp phần giáo dục truyền thống, tinh thần đấu tranh cách mạng của cha ông cho thế hệ trẻ, về lòng tự hào đối với truyền thống đấu tranh của đồng bào và nhân sĩ trí thức
Từ những lí do trên tôi quyết đinh chọn đề tài:“ Tri thức Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954- 1975” để làm khóa luân tốt
nghiệp của mình Đồng thời là tài liệu cho các tác giả sau muốn nghiên cứu vấn đề này
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Kể từ khi đất nước giành được độc lập năm 1945 đến nay, ở nước ta đã
có nhiều công trình nghiên cứu về trí thức Việt Nam nói chung và trí thức
cách mạng nói riêng
Từ khi Hồ Chủ tịch viết “Thư gửi anh em văn hóa và trí thức Nam bộ” ngày 25-5-1947, với những căn dặn: Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà mà anh em văn hóa và trí thức phải làm cũng như là những chiến sĩ anh dũng trong công cuộc kháng chiến để tranh lại quyền thống nhất và độc lập cho Tổ quốc Vấn đề trí thức đã được
dẫn đề cập ngày một nhiều hơn trong các văn kiện, công trình nghiên cứu
Năm 1958, Đảng Lao động Việt Nam xuất bản cuốn “Chính sách của Đảng Lao động Việt Nam đối với trí thức”, bàn đến những chính sách đối với trí
thức cách mạng Trong tác phẩm này Hồ Chí Minh - lãnh tụ của Đảng Lao Động
Trang 9nghiệp cách mạng Gần hai mươi năm sau (năm 1976), nhà xuất bản Sự Thật đã
tập hợp, bổ sung và xuất bản với nhan đề “Về vấn đề trí thức và cách mạng” Năm 1960, Đảng Xã hội Việt Nam xuất bản tác phẩm “Ký ức và cảm nghĩ”, mặc dù chỉ là một tập hợp các bài nhật ký, ký ức, hồi ký, nhưng đã
phản ánh được những suy nghĩ và tư tưởng của trí thức Việt Nam trong những chặng đường tham gia hoạt động kháng chiến
Bên cạnh những công trình nghiên cứu, các tác phẩm viết về trí thức mang tính chất khảo tả, về vai trò, cuộc đời sự nghiệp của trí thức Việt Nam cũng được xuất bản dưới hình thức hồi ký Một trong số những hồi ký, hồi ức
lịch sử tiêu biểu có thể kể đến như: Quê hương và Cách mạng của Hoàng Anh xuất bản năm 1990; Đường vào khoa học của tôi của Giáo sư Tôn Thất Tùng, xuất bản năm 2000; Người lính già Đặng Văn Việt chiến sĩ đường số 4 anh dũng, xuất bản năm 2001; Nhớ lại một thời, xuất bản năm 2002; Nhớ nghĩ chiều hôm, Đào Duy Anh xuất bản năm 2003 Các hồi ký trên đã đề cập đến
những hoạt động của trí thức cách mạng nói chung và tri thức cách mạng Hà Nội nói riêng tham gia cuộc kháng chiến, kiến quốc 1945-1975
Những năm gần đây có rất nhiều tác giả đã dày công nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu về trí thức cách mạng Việt Nam trong lịch sử kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ Tiêu biểu có các giả Hàm Châu với tác phẩm: Người trí thức quê hương, xuất bản năm 2000 và 2005; Nguyễn Văn Khánh với tác phẩm: Một số vấn đề về trí thức Việt nam, xuất bản năm 2001 và Trí thức với Đảng, Đảng với trí thức trong sự nghiệp giải phóng đất nước xuất bản năm 2004; Trọn đời đi theo Bác của Nguyễn Thanh Sơn (NXB Trẻ, 2005),
Ngoài ra khi nói về trí thức miền Bắc nói chung và tri thức Hà Nội nói riêng cũng có rất nhiều luân án chuyên ngành đề cập tới như: Vai trò của trí thức Hà Nội trong công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, trên các tạp trí của Đảng Công Sản Việt Nam cũng phát hành nhiều số báo đề cập về vấn đề trí
Trang 10thức trong công cuộc đổi mới đất nước Tuy nhiên vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề tri thức Hà Nội trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975
Vì vậy trên cơ sở kế thừa những bài nghiên cứu, công trình có liên quan Tôi mạnh dạn đề xuất và thực hiện đề tài Trí thức cách mạng Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954- 1975 như một hướng tiếp cận nghiên cứu chuyên sâu, tập trung về vấn đề trí thức Hà Nội trong lịch sử cách mạng của dân tộc
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những hoạt động của tri thức Hà Nội trong bối cảnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở Miền Nam giai đoạn 1954-1975
- Làm rõ nhưng đóng góp của tri thức Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ 1954- 1975, trên các lĩnh vực quân sự, xây dựng lực lượng chính trị, kinh tế kháng chiến, giáo dục y tế và mặt trận ngoại giao,
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khóa luận nghiên cứu là đội ngũ tri thức Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ 1954-1975
* Phạm vi nghiên cứu
Trang 11- Về thời gian: từ năm 1954 đến năm 1975
5 Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu
* Nguồn tư liệu:
Để thực hiện khóa luận này, tôi sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau bao gồm:
- Tài liệu lưu trữ tại Thư viện quốc gia Việt Nam, Thành ủy, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, các bảo tàng
- Hồi kí của các đồng chí lãnh đạo, các nhà tri thức đã từng tham gia hoạt động trong công cuộc kháng chiến,kiến quốc 1954-1975
- Các văn kiện của Trung ương Đảng, chính phủ, Hồ Chí Minh toàn tập
và lich sử Đảng bộ địa phương để tìm hiểu về chính sách của Đảng đối với tri thức
- Công trình, bài nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đã xuất bản, công bố trên sách, báo, tạp chí nghiên cứu chuyên ngành
* Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận Mác xít, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu: phương pháp lịch sử, kết hợp với phương pháp logic
- Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, kết hợp với khảo sát thực tiễn, trực tiếp tiếp cận nhân chứng
để làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu
6 Những đóng góp của khóa luận
Đề tài là công trình nghiên cứu có hệ thống và tương đối toàn diện về hoạt động của trí thức cách mạng Hà Nội trong công cuộc kháng chiến chống
Mỹ 1954-1975 sẽ đóng góp:
Trang 12- Về mặt khoa học: cung cấp tư liệu quan trọng cho các nhà nghiên cứu
quan tâm đến vấn đề trí thức nói chung, đặc biệt là trí thức Hà Nội Đồng thời
bổ sung nguồn tư liệu quan trọng về quá trình tham gia hoạt động cách mạng của các nhà trí thức trong lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975
- Về mặt thực tiễn: kết quả của khóa luận làm cơ sở cho việc giáo dục
truyền thống đấu tranh cách mạng cho thế hệ trẻ về những tấm gương trí thức cách mạng Hà Nội Đồng thời, rút ra bài học kinh nghiệm góp phần cho Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng, sử dụng trí thức vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo Nghị quyết trung ương 7, khóa X
7 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, khóa luận gồm 2 chương:
- Chương 1 : Trí thức cách mạng Hà Nội và bối cảnh lịch sử cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954- 1975
- Chương 2: Hoạt động trí thức cách mạng trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ 1954 -1975
Trang 13CHƯƠNG 1 TRÍ THỨC CÁCH MẠNG HÀ NỘI VÀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1975
Trong tiếng Anh, người trí thức “Intellectuals” là những người dùng tri thức để tham gia đóng góp bằng cách viết sách, viết báo, góp ý, tranh luận về những vấn đề xã hội - chính trị
Trên sách báo và các diễn đàn ở Việt Nam, trí thức cũng được định nghĩa
và hiểu khá khác nhau Theo từ điển Tiếng Việt của GS Nguyễn Lân và Đại
từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Như Ý, “trí thức” là người chuyên làm
việc, lao động trí óc (trí là hiểu biết, thức là biết) [50, tr.1705] Nhiều ý kiến
luận giải khái niệm này, gắn vai trò xã hội bên cạnh vấn đề chuyên môn, thậm
chí có ý kiến cho rằng là yếu tố tiên quyết: “Không có khí tiết, không là trí thức Không dám nói lên sự thật, không phải là trí thức Không trung thực, không phải là trí thức Không dám bảo vệ chân lý, không phải là trí thức” (GS Phạm Song) Cụ thể hơn, trí thức phải có đủ ba đặc điểm: “Một là có học vấn cao (không phải bằng cấp); hai là nhân cách phải tiêu biểu, nêu gương tốt cho xã hội; ba là khí tiết bảo vệ chân lý, lẽ phải Nếu thiếu một trong ba đặc điểm đó thì dù thế nào chăng nữa cũng không thể gọi là trí thức” (Nhà
báo Hữu Thọ)
Trang 14Theo V.I Lê Nin thì trí thức:
bao hàm không những chỉ các nhà trước tác mà thôi, mà còn bao hàm tất cả mọi người có học thức, các đại biểu của những nghề tự do nói chung, các đại biểu của lao động trí óc ( tức là những người mà người Anh gọi là brai worker), khác với những đại biểu của lao động chân tay [42; Tr.372]
Trong Nghị Quyết số 27-NQTW (6/8/2008) của Đảng Cộng sản Việt Nam về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, đã đưa ra 3 cách hiểu về trí thức với những đặc trưng cơ bản:
- Trí thức là người lao động trí óc, có hiểu biết sâu và rộng, thông thường, có trình độ đại học và tương đương trở lên, có năng lực sáng tạo, có trình độ phát triển về trí tuệ, nhạy bén với cái mới và quan tâm đến đổi mới để phát triển
- Trí thức có trình độ chuyên môn sâu, rộng trong một lĩnh vực nhất định, được hình thành qua đào tạo, bồi dưỡng và phát triển không ngừng bằng con đường tự đào tạo, lao động và hoạt động sáng tạo của mỗi cá nhân
- Trí thức có nhu cầu cao về đời sống tinh thần và hướng tới các giá trị chân - thiện - mỹ; có lòng tự trọng, khát vọng tự do, dân chủ, công bằng
Từ cách hiểu trên, Nghị quyết trung ương đưa ra khái niệm: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội”[1] Khái niệm này đã khái quát những đặc trưng và tiêu chí cơ bản nhất
của trí thức hiện nay trong nhìn nhận, đánh giá trí thức Đồng thời, khái niệm
đã xác định một số đặc điểm cơ bản, phổ quát nhất làm cơ sở cho việc đề xuất mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức
Qua các định nghĩa trên đây thì khái niệm trí thức được đề cập ở các dấu
Trang 15vấn cao, có kiến thức sâu rộng trong các lĩnh vực khác nhau của văn hóa, khoa học, kĩ thuật Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ ở các dấu hiệu đó để xã định người trí thức thì chưa đủ, Theo tôi, người trí thức chân chính không chỉ đòi hỏi ở sự hiểu biết mà còn phải là người có đạo đức trong sáng
* Trí thức cách mạng Việt Nam
Trí thức cách mạng Việt Nam là một khái niệm được đưa ra để phản ánh một tầng lớp trí thức của xã hội gắn với thời kỳ đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc Từ lý luận và thực tiễn, Hồ Chủ Tịch khẳng định trí thức là phải người hiểu biết cả về lý thuyết lẫn thực hành, lý luận phải đem ra thực hành, thực hành phải nhằm theo lý luận Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn), thực hành cũng như cái đích để bắn Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành Trên cơ sở đó, Người đã đưa ra khái niệm cụ thể và đầy đủ
về trí thức cách mạng: “là người “vừa hồng vừa chuyên”, là người “vừa có tài vừa có đức”, trong đó đức là cái gốc/nền tảng, tài là cái quan trọng”
Trí thức Việt Nam xuất hiện trong lịch sử như những đại biểu chân chính
về tư tưởng văn hóa, tài năng trí tuệ và nhân cách của cả dân tộc, gắn với các cuộc cách mạng đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước Trong lịch sử
tư tưởng và truyền thống dân tộc Việt Nam, trí thức thường được gọi là kẻ sĩ Ngoài tài trí, nhân cách kẻ sĩ đáng nể trọng bởi họ nặng lòng thương dân, yêu nước, ngay thẳng, cương trực, thanh tao, trọng chân lý, đạo nghĩa, trọng dân, thân dân và chính tâm
* Đặc điểm trí thức cách mạng Việt Nam
Trí thức Việt Nam qua mọi thời kỳ lịch sử đều mang đặc điểm chung: xuất thân từ xã hội dựa trên nền tảng nông nghiệp, của một đất nước hình thành và phát triển gắn với các cuộc đấu tranh chống xâm lăng; có tính cách cần cù, ham học hỏi, ý thức tự hào dân tộc và lòng yêu nước; rất gắn bó với
Trang 16quần chúng nhân dân Tùy từng giai đoạn lịch sử, tầng lớp này có những biểu hiện khác nhau về vai trò nhiệm vụ lịch sử, về cách thức tư duy và hành động Nhưng nét tương đồng dễ nhận thấy giữa các thế hệ trí thức là phẩm chất đặc trưng, sự gắn bó máu thịt với nhân dân, dân tộc, thể hiện rõ nhất ở tầng lớp trí thức cách mạng trong thời kỳ đấu tranh chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc
Trí thức Việt Nam xuất hiện trong lịch sử như những đại biểu chân chính
về tư tưởng văn hóa, tài năng trí tuệ và nhân cách của cả dân tộc, gắn với các cuộc cách mạng đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước Trong lịch sử
tư tưởng và truyền thống dân tộc Việt Nam, trí thức thường được gọi là kẻ sĩ Ngoài tài trí, nhân cách kẻ sĩ đáng nể trọng bởi họ nặng lòng thương dân, yêu nước, ngay thẳng, cương trực, thanh tao, trọng chân lý, đạo nghĩa, trọng dân, thân dân và chính tâm
Trí thức cách mạng ra đời sau Cách mạng Tháng Tám -1945, là một đội ngũ trí thức có lòng yêu nước và tự hào dân tộc, có trình độ chuyên môn cao
và nhân cách tốt, đáp ứng những đòi hỏi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc
Trí thức cách mạng Việt Nam thể hiện tinh thần cách mạng cao, sự gắn
bó với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đồng hành với nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, kháng chiến và kiến quốc Trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội, trí thức có vai trò quyết định đến công cuộc đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Hệ giá trị và lý tưởng sống của người trí thức cách mạng hiện nay là: Tổ quốc - Nhân dân - Dân tộc - Thời đại và Chủ nghĩa xã hội
1.1.2 Trí thức cách mạng Hà Nội
Tôi quan niệm trí thức cách mạng Hà Nội bao gồm: những người lao
Trang 17tạo khoa học, hoạt động trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị,văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ, có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội và đặc biệt là tham gia vào các cuộc kháng chiến kiến quốc của kháng chiến dân tộc
* Đặc điểm của trí thức cách mạng Hà Nội:
Khác với trí thức cả nước nói chung hầu hết trí thức Hà Nội đều trưởng thành trong một môi trường vật chất lý tưởng: đa số trí thức được xuất thân từ những gia đình giàu có, có truyền thống hiếu học,yêu nước như: Nhà hoạt động chính trị - tướng lĩnh quân đội: Đồng chí Vũ Lăng, Văn Tiến Dũng, Ngoãn Ngọc Doãn, Nguyễn Anh Đệ, Đặng Trần Đức, Nguyễn Công Tiến một số y bác sĩ: Trần Duy Hưng, Đỗ Xuân Hợp, kiến trúc sư: Tạ Mỹ Thuật một số nhà giáo: Đào Duy Anh, Đỗ Đức Dục, Bùi Trang Chước , một số doanh nhân trí thức: Trịnh Văn Bô, Nguyễn Văn Sơn
Tuy nhiên, do sinh ra và lớn lên trên vùng đất chứa đựng nhiều đau thương mất mát bởi chiến tranh, ảnh hưởng tinh thần yêu nước, yêu quê hương, sớm nhận thức nỗi đau nô lệ và mất nước, nên tinh thần cách mạng có điều kiện phát huy Họ từ bỏ cuộc sống giàu sang đi kháng chiến, đóng góp tài sản, ruộng đất, nhà cửa, tiền bạc cho cách mạng và hơn hết là sự cống hiến nhiệt tình tài năng, trí tuệ trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc giai đoạn1954- 1975
1.2 BỐI CẢNH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954
Trang 18thân từ các giai cấp, tầng lớp xã hội như dân nghèo thành thị, tiểu tư sản, tư sản được giác ngộ chân lý cách mạng, nhưng chủ yếu là công nhân và nông dân,… từ 3 nguồn đào tạo trong nước, nước ngoài, và chính quyền Pháp Quá trình hình thành phản ánh xu hướng “Công – Nông hóa trí thức”, hình thành tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa Từ nhiều giai tầng trong xã hội, khi đứng vào hàng ngũ của Đảng, họ trở thành trí thức cộng sản, rèn luyện, tu dưỡng theo bản chất giai cấp công nhân Trí thức cách mạng giai đoạn này đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao về chất chủ nghĩa yêu nước thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa Trí thức cách mạng Việt Nam thể hiện tinh thần cách mạng cao, sự gắn bó với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đồng hành với nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, kháng chiến và kiến quốc
1.2.2 Tình hình và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam sau tháng 7-1954
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ do Đảng lãnh đạo đã giành được thắng lợi, song sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước vẫn chưa hoàn thành Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, song miền Nam vẫn còn dưới ách thống trị của thực dân và tay sai Đất nước tạm thời bị chia làm hai miền
Ở miền Bắc, mặc dù thực dân Pháp rất ngoan cố, nhưng do tinh thần đấu tranh kiên quyết của nhân dân ta, nên đến ngày 10-10-1954 tên lính Pháp cuối cùng đã rút khỏi Hà Nội và ngày 16-5-1955, toàn bộ quân đội viễn chinh Pháp đã phải rút khỏi miền Bắc Ngay sau khi hòa bình lập lại, nhân dân miền Bắc khẩn trương khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến hành thực hiện các nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ nhằm tạo tiền đề đưa miền Bắc từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Trang 19Ở miền Nam, lợi dụng sự thất bại và khó khăn của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã nhảy vào để thay chân Pháp nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ
Để thực hiện âm mưu nói trên, trước khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, ngày 7-7-1954, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về Sài Gòn làm Thủ tướng Chính phủ bù nhìn thay Bửu Lộc Ngày 17-7-1955, theo chỉ đạo của Mỹ, Diệm tuyên bố không hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước và ngày 23-10-1955 đã tổ chức cái gọi là "trưng cầu dân ý" để phế truất Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống
Sau khi dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, Mỹ - Diệm đã liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét để bình định miền Nam, áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, chia cắt lâu dài đất nước ta Thực chất, đây là một cuộc chiến tranh đơn phương đẫm máu chống lại nhân dân miền Nam trong tay không có vũ khí Với chính sách "tố cộng", "diệt cộng", loại cộng sản ra ngoài vòng pháp luật để trừng trị, và với khẩu hiệu "thà giết nhầm hơn bỏ sót", chúng thẳng tay đàn áp tất cả các lực lượng chống đối Chỉ tính đến cuối năm 1955, hàng chục vạn cán
bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng đã bị bắt và bị giết hại
Đứng trước những biến đổi phức tạp nêu trên, lịch sử lại đặt cho Đảng ta một yêu cầu bức thiết là phải vạch ra đường lối chiến lược đúng đắn để đưa cách mạng Việt Nam tiến lên phù hợp với tình hình mới của đất nước và phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại Xuất phát từ việc nhận thức sâu sắc tình hình thế giới và đặc điểm cơ bản của tình hình đất nước sau tháng 7-
1954, trải nhiều hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, chủ trương chiến lược cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới của Đảng đã từng bước hình thành đó là: Chủ trương đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội
và tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam quyết tâm đưa non sông Việt Nam về một mối
Trang 20* Chủ trương đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Sau khi hòa bình được lập lại, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng Tuy nhiên, miền Bắc bước vào khôi phục kinh tế trong điều kiện có nhiều khó khăn 143.000 ha ruộng đất bị bỏ hoang, hàng trăm ngàn gia đình không có nhà ở, hàng chục vạn người không có việc làm, nhiều tệ nạn do xã hội cũ để lại còn hoành hành, phần lớn xí nghiệp ngừng hoạt động, hàng hoá khan hiếm Nhiệm vụ trước mắt là tiếp quản những vùng giải phóng theo quy định của Hiệp định Giơnevơ Việc tiếp quản đó bước đầu thuận lợi, nhân dân ta đã làm chủ hoàn toàn Thủ đô từ ngày 10-10-1954 Hướng đấu tranh chủ yếu của nhân dân miền Bắc thời kỳ này là chống âm mưu của địch dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào ta di cư vào Nam Trong hoạt động này, do chậm phát hiện và chưa thấy hết âm mưu thâm độc của Mỹ - Pháp, nên gần một triệu người miền Bắc
đã bị cưỡng ép di cư vào Nam
Xuất phát từ tình hình trên, Đảng chủ trương đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa của Đảng từng bước được hình thành và phát triển
Tháng 9-1954, Bộ Chính trị đã đề ra nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của miền Bắc là hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân, trước hết là phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp, ổn định xã hội, ổn định đời sống nhân dân, tăng cường và mở rộng hoạt động quan hệ quốc tế để sớm đưa miền Bắc trở lại bình thường sau chín năm chiến tranh
Hội nghị lần thứ bảy tháng 3-1955 và lần thứ tám tháng 8-1955 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) đã nhận định: Mỹ và tay sai đã hất cẳng Pháp ở miền Nam, công khai lập nhà nước riêng chống phá Hiệp định Giơnevơ, đàn áp phong trào cách mạng Muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ, điều
Trang 21cốt lõi là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam
Để củng cố miền Bắc, Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ rõ, trước hết cần hoàn thành cải cách ruộng đất, chia ruộng đất cho nông dân, xóa bỏ chế
độ sở hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ; đưa miền Bắc tiến dần từng bước lên chủ nghĩa xã hội; kiện toàn lãnh đạo các cấp và củng cố Mặt trận Dân tộc thống nhất
Hội nghị đề ra kế hoạch 3 năm (1955 - 1957) với những mục tiêu cụ thể:
- Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, trên cơ sở đó phát triển sản xuất, nhằm giảm bớt khó khăn cho nhân dân Phấn đấu phục hồi mức sản xuất năm 1939 - năm có mức sản xuất cao nhất ở Việt Nam thời Pháp thuộc
- Chủ trương khôi phục nông nghiệp là trọng tâm Ban hành nhiều chính sách khuyến nông
- Đề ra chính sách khôi phục tiểu thủ công nghiệp và công thương nghiệp Ban hành nhiều chính sách bảo hộ cho các xí nghiệp công, tư thương nghiệp được phát triển sản xuất để phục vụ dân sinh; không vội vàng thủ tiêu những công thương nghiệp tư nhân, nếu thấy có lợi cho nền kinh tế Coi trọng thành phần kinh tế quốc doanh, tạo điều kiện cho thành phần này dần dần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân
Tháng 12-1957, Hội nghị lần thứ mười ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đánh giá thắng lợi về khôi phục kinh tế và đề ra nhiệm vụ soạn thảo đường lối cách mạng trong giai đoạn mới Đến tháng 11-1958, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ mười bốn đề ra kế hoạch ba năm phát triển kinh tế - văn hóa và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế cá thể
và kinh tế tư bản tư doanh (1958-1960)
Hội nghị xác định cải tạo kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và buôn bán nhỏ, tư bản tư doanh, chuyển sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất thành
Trang 22sở hữu tập thể xã hội chủ nghĩa dưới hai hình thức toàn dân và tập thể Lấy cải tạo làm trọng tâm nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố chế độ dân chủ nhân dân Xây dựng, củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà
Tháng 4-1959, Hội nghị lần thứ mười sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) thông qua hai nghị quyết quan trọng: Nghị quyết về vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp và Nghị quyết về vấn đề cải tạo công thương nghiệp
tư bản tư doanh
Về hợp tác hóa nông nghiệp, Hội nghị xác định hình thức và bước đi của
hợp tác xã là: hợp tác hóa đi trước cơ giới hóa, do vậy hợp tác hóa phải đi đôi với thủy lợi hóa và tổ chức lại lao động, để phát huy tính ưu việt và sức mạnh của tập thể Hội nghị chỉ rõ ba nguyên tắc cần được quán triệt trong suốt quá trình xây dựng hợp tác xã là: tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ
Về cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, Hội nghị chủ trương cải
tạo hòa bình đối với giai cấp tư sản Về chính trị, vẫn coi giai cấp tư sản là thành viên của Mặt trận Tổ quốc, về kinh tế không tịch thu tư liệu sản xuất của họ, mà dùng chính sách chuộc lại, thông qua hình thức công tư hợp doanh, sắp xếp công việc cho người tư sản trong xí nghiệp, dần dần cải tạo họ thành người lao động
Chủ trương đưa miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội đã tạo nên những chuyển biến cách mạng trong nền kinh tế và xã hội ở miền Bắc nước ta Miền Bắc được củng cố, từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương ổn định, vững mạnh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng Việt Nam
* Chủ trương tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
Nắm vững âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ ở Việt Nam và Đông
Trang 23Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) từ ngày 15 đến ngày 17-7-1954, đã chỉ rõ: "Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ"
Ngày 22-7-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi đồng bào và cán
bộ chiến sĩ cả nước: "Trung Nam Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định
sẽ thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng"
Về cách mạng miền Nam, Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 9-1954 nêu
rõ: Đế quốc Mỹ và tay sai đang mưu tính, phá hoại Hiệp định Giơnevơ nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam phải chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị Nhiệm vụ của Đảng ở miền Nam trong giai đoạn mới là: "lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, củng cố hòa bình, thực hiện tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất và tranh thủ độc lập Đồng thời phải lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống những hành động khủng bố, đàn áp, phá
cơ sở của ta, bắt bớ cán bộ ta và quần chúng cách mạng, chống những hành động tiến công của địch, ngụy, giữ lấy quyền lợi quần chúng đã giành được trong thời kỳ kháng chiến, nhất là ở những vùng căn cứ địa và vùng du kích
cũ của ta" [14; tr 308]
Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về tình hình và công tác của các đảng
bộ miền Nam, tháng 10-1954, Xứ ủy Nam Bộ được thành lập, do Lê Duẩn, ủy viên Bộ Chính trị làm Bí thư
Từ thực tiễn cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam, tháng 8-1956, Lê Duẩn đã dự thảo Đường lối cách mạng miền Nam Bản Đường lối cách mạng miền Nam được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ họp tháng 12-1956
Trang 24Bản Đường lối vạch rõ ngày 20-7-1956 đã không có tổng tuyển cử như Hiệp định Giơnevơ quy định Chế độ thống trị của Mỹ, Diệm ở miền Nam lúc bấy giờ là một chế độ độc tài, phátxít, hiếu chiến Để chống Mỹ-Diệm, nhân dân miền Nam chỉ có con đường cứu nước và tự cứu mình là con đường cách mạng Ngoài con đường cách mạng không có một con đường khác[15; tr.785, 787] Mục đích của cách mạng miền Nam là phải đánh đổ chính quyền độc tài phátxít Mỹ - Diệm, thực hiện một chính quyền liên hiệp dân chủ có tính chất dân tộc, độc lập, để giải phóng nhân dân miền Nam ra khỏi ách đế quốc phong kiến độc tài phátxít Mỹ - Diệm để cùng với toàn quốc thực hiện hòa bình, thống nhất, độc lập dân tộc [18; tr.785, 787]
Đường lối cách mạng miền Nam là một trong những văn kiện quan trọng, góp phần vào sự hình thành đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam của Đảng
Tháng 12-1957, tại Hội nghị lần thứ mười ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ, nước ta tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa Hai nhiệm vụ cách mạng nói trên đều quan trọng, coi nhẹ một nhiệm vụ nào cũng đều sai lầm
Tháng 1-1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ mười lăm Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước, Nghị quyết Hội nghị chỉ rõ: Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam; Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân Đó là con đường lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang để đánh
Trang 25đổ chính quyền thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc, dân chủ ở miền Nam
Ban Chấp hành Trung ương cũng nêu rõ, đế quốc Mỹ là đế quốc hiếu chiến cho nên cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang lâu dài và thắng lợi cuối cùng nhất định
về ta
Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương cũng nêu rõ cần tăng cường công tác Mặt trận để mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân; củng cố, xây dựng Đảng bộ miền Nam thật vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức để đủ sức lãnh đạo trực tiếp cách mạng miền Nam
Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười lăm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) có ý nghĩa lịch sử to lớn, chẳng những đã đáp ứng đúng nhu cầu của lịch sử, mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên, mà còn thể hiện rõ bản lĩnh cách mạng độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng ta trong những năm tháng khó khăn của cách mạng
Cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà là nhiệm vụ thiêng liêng của nhân dân cả nước ta Đó là một quá trình đấu tranh cách mạng gay
go, gian khổ, phức tạp và lâu dài chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng
ở miền Nam Đại hội chủ trương kiên quyết giữ vững đường lối hòa bình để thống nhất nước nhà, vì chủ trương phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân cả nước ta cũng như của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới Song ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, chuẩn bị sẵn sàng đối phó với mọi tình thế Nếu đế quốc Mỹ và bọn tay sai liều lĩnh gây ra chiến tranh hòng xâm
lược miền Bắc, thì nhân dân cả nước ta sẽ kiên quyết đứng lên
Trang 26Chương 2 HOẠT ĐỘNG TRÍ THỨC CÁCH MẠNG HÀ NỘI
TRONG CÔNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ 1954 - 1975
2.1 TRONG XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN VÀ ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ
2.1.1 Tham gia xây dựng chính quyền cách mạng
Chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng, là công cụ sắc bén để bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ quyền độc lập tự do, vì vậy, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải củng cố và tăng cường sức mạnh của
bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương Cùng với trí thức cả nước, đông đảo trí thức Cách mạng Hà Nội đã đi theo cách mạng, tham gia trong chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, xây dựng chính quyền vững mạnh để lãnh đạo cuộc kháng chiến kiến quốc
Cùng với trí thức cả nước, đông đảo trí thức cách mạng Hà Nội đã đi theo cách mạng, tham gia trong Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, xây dựng chính quyền vững mạnh để lãnh đạo cuộc kháng chiến kiến quốc Điển hình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn có cống hiến lớn trong việc để ra các chủ trương chiến lược dẫn dắt quân và dân miền Bắc cùng quân và dân Hà Nội đánh thắng cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B-52 của địch Tổng Tham mưu trưỏng Văn Tiến Dũng đã cùng Bộ Tổng tư lệnh, Bộ Tổng tham mưu giải quyết thành công nhiều vấn đê mới về chiến lược, chiến dịch và chiến đấu Trong những vị chỉ huy, lãnh đạo chủ chốt của Quân chủng Phòng không - Không quân, Tư lệnh Phùng Thế Tài và Chính ủy Đặng Tính đã đóng góp nhiều công sức xây dựng lực lượng, thế trận và nghệ thuật tác chiến Các vị chỉ huy còn có Lê Văn Try, Hoàng Phương, Hoàng Văn Khánh, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Xuân Mậu,
Trang 27chủng trực tiếp chỉ huy bộ đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Thủ đô như: Đào Đình Luyện, Vũ Xuân Vinh, Lương Hữu sắt, Phan Thu Những cán
bộ chỉ huy đơn vị phòng không chủ lực có Lê Huy Vinh, Nguyễn Mạnh Đàn, Trần Xanh, Nguyễn Văn Phiệt, Hoàng Bát Bộ đội Không quân có Phạm Thanh Ngân, Nguyễn Đức Soát, Phạm Tuân, Nguyễn Hồng Nhị, Nguyễn Văn Cốc, Nguyễn Ngọc Độ, Mai Vãn Cương, Vũ Ngọc Đỉnh Bộ đội tên lửa, rađa có Nguyễn Văn Thực, Phạm Trương Uy, Nguyễn Xuân Đài, Đinh Hữu Thuần,Tạ Quang Bửu, nhà toán học, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Giám đốc Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.Nguyễn Xiển, kỹ sư, Giám đốc Nha khí tượng, Bộ trưởng Bộ Cứu tế - xã hội, Nguyễn Khánh Toàn, nhà sử học, Thứ trưởng Bộ Giáo dục (từ năm 1960), Lê Khắc, kỹ sư cầu đường, uỷ viên chuyên trách của, Uỷ ban khoa học nông nghiệp Nghiêm Xuân Yêm, kỹ sư canh nông Bộ trưởng Bộ Nông Lâm, Trần Đại Nghĩa, kỹ sư, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nặng,Nguyễn Lam Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung Ương Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh
Những nhân vật lịch sử quân sự - trí thức nêu trên, cùng với hàng vạn, hàng triệu tấm gương hy sinh quên mình của các bậc trung liệt, các anh hùng
vô danh khác, đã góp phần làm nên truyền thông văn hóa quân sự hào hùng của đât nước nói chung, của Thăng Long - Hà Nội nói riêng, làm cho sự nghiệp bảo vệ, giải phóng Thăng Long - Hà Nội luôn là điểm hội tụ và tỏa sáng nét đẹp văn hóa quân sự truyền thống của dân tộc Thăng Long - Hà Nội
là vùng đất “địa linh - nhân kiệt” trong suổt chiều dài lịch sử dân tộc Chỉ có dựa vào ưu thế “địa linh, nhân kiệt”, phát huy bằng được nhân tô' con ngưòi
và nhất là chiều sâu văn hiến của dân tộc thì mối phát huy được sức mạnh để
Hà Nội vươn mình phát triển mạnh mẽ hơn nữa, xứng đáng là Hà Nội văn minh, thanh lịch - Thủ đô anh hùng, nghìn năm văn hiến
Trang 282.1.2 Tham gia mặt trận thống nhất dân tộc
Thời kỳ 1954 - 1975, trí thức Thủ đô đã có sự đóng góp xứng đáng vào thực hiện hai nhiệm vụ chính trị của thành phố là xây dựng chủ nghĩa xã hội
và đánh thắng giặc Mỹ góp phần đưa sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc đến thắng lợi vẻ vang Trong đóng góp của trí thức Thủ đô có vai trò động viên, giáo dục của Mặt trận Trong quá trình tham gia giáo dục tổ chức động viên đội ngũ trí thức thực hiện nhiệm vụ cách mạng, Mặt trận đã nghiên cứu nắm vững vị trí, vai trò và đặc điểm của đội ngũ trí thức Thủ đô ở thời kỳ này Trong sự nghiệp cách mạng của Thủ đô, đội ngũ trí thức ngày càng đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa then chốt tạo ra những bước đi có tính chất bước ngoặt của thành phố Vào thời kỳ này đội ngũ trí thức Thủ đô phát triển nhanh chóng, đến đầu năm 1971 số lượng trí thức Thủ đô đã tăng gấp ba lần trước khi giặc Mỹ đánh phá Hà Nội Khi Hà Nội được giải phóng, đội ngũ trí thức Thủ đô chỉ có vài trăm người được đào tạo ở nhà trường cũ, chủ yếu thuộc ngành y khoa và giáo dục Đầu những năm 70 giới trí thức Thủ
đô đã có gần một vạn người tốt nghiệp đại học và trên đại học, số trí thức cũ chỉ chiếm 3-4% còn trên 90% là anh em trí thức mới, trong đó tuyệt đại bộ phận là con em nhân dân lao động, 30-40% đã ra trường trên dưới 10 năm, trên 40% đang tuổi thanh niên, số là đảng viên chiếm 35%, số nữ trí thức trước đây có vài người, lúc này chiếm 15% Trí thức Thủ đô lúc này có bước trưởng thành lớn về lập trường cách mạng, trình độ chính trị và được thử thách tôi luyện nhiều trong thực tiễn cách mạng Ví như: Bác sĩ- Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc
Tuy vậy đội ngũ trí thức Thủ Đô phát triển nhanh về số lượng, trong chuyên môn phần đông họ biết chưa sâu, làm chưa thạo, hiểu thực tiễn chưa nhiều; trình độ khoa học cơ bản còn thấp; kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn
Trang 29ít, số có trình độ cao có thể hướng dẫn nghiên cứu khoa học không nhiều Bản lĩnh chính trị và kinh nghiệm cuộc sống cần được bồi dưỡng nhiều hơn nữa Mặt trận đã triển khai nhiều hình thức như cùng các chính đảng, đoàn thể,
tổ chức tuyên truyền, giáo dục, quán triệt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, chủ trương và nhiệm vụ của Thành phố trong từng thời gian tới trí thức Thủ đô; xây dựng người trí thức mới xã hội chủ nghĩa; tổ chức động viên trí thức đóng góp trí tuệ và sức lực vào sự nghiệp cách mạng của Thủ đô Giặc
Mỹ ném bom phá hoại Thủ đô, Mặt trận cùng công đoàn và các ngành tổ chức Hội nghị trí thức Thủ đô quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, đay là sinh hoạt chính trị lớn kéo dài suốt thời kỳ này đã tập hợp đông đảo trí thức Thủ đô
và động viên họ hăng hái nghiên cứu, công tác với ý chí quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược Đối với trí thức lâu năm, Mặt trận đã góp phần vào việc chú ý cải tạo, sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác của họ
Tuy vậy thời kỳ này trong công tác trí thức vận của thành phố vẫn tồn tại nhiều khuyết điểm Việc giáo dục chính trị, rèn luyện tư tưởng cho trí thức chưa thật sâu, chưa sát với yêu cầu nhiệm vụ và từng đối tượng, chưa thật gần với thực tiễn đấu tranh cách mạng trong sản xuất, chiến đấu, phát triển khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật của thành phố Tác dụng đấu tranh của chi
bộ Đảng và các tổ chức quần chúng đối với trí thức còn hạn chế, còn dè dặt,
nể nang nhiều, ngược lại có nhiều trường hợp lại hẹp hòi, giản đơn, thô bạo Giáo dục động cơ vào Đảng cho trí thức làm chưa tốt Chưa tạo cho trí thức nhiều thời gian làm chuyên môn, nhìeu người không được bố trí đúng chuyên môn Nhiều cấp lãnh đạo chưa sát trí thức, chưa mạnh dạn phát huy khả năng của anh chị em nhất là đối với nữ trí thức và trí thức trẻ Một số cán bộ lãnh đạo thường có thành kiến với trí thức có khuyết điểm và nhược điểm về tác phong, cá tính hoặc về lịch sử gia đình xuất thân Các đoàn thể khác như Công đoàn, Đoàn thanh niên chưa chú trọng tổng kết công tác để cải tiến
Trang 30phương pháp hoạt động đối với trí thức Nhìn chung các ngành chưa chú
trọng đẩy mạnh công tác vận động trí thức
2.1.3 Tham gia vào đấu tranh chính trị
Trong kháng chiến chống Mỹ, đấu tranh chính trị được tiến hành với nhiều hình thức phong phú: Hợp pháp, nửa hợp pháp, không hợp pháp kết hợp với đấu tranh vũ trang và cùng với đấu tranh vũ trang, trở thành một trong hai hình thức cơ bản có tác dụng quyết định đối với thắng lợi của chiến tranh Nét nổi bật của đấu tranh văn hoá trong kháng chiến chống Mỹ ở Miền Nam là đã hình thành các đội quân chính trị với bộ phận xung kích là đội quân tóc dài Đấu tranh chính trị vừa tạo thêm sức mạnh cho đấu tranh quân
sự, vừa phát triển, phát huy thắng lợi của đấu tranh quân sự và tạo nên sự khăng khít giữa các loại hình đấu tranh trong cuộc đấu tranh nhân dân ở miền Nam, và đã trở thành nghệ thuật đấu tranh độc đáo của nhân dân ta
Đấu tranh chính trị là một mặt trận trong thế trận chiến tranh nhân dân của
cả nước Với sức mạnh to lớn của đông đảo quần chúng, lực lượng đấu tranh chính trị ở miền Nam trở thành lực lượng trực tiếp đánh địch trên các chiến trường Với tư cách là một tổ chức chiến đấu, đội quân chính trị trực tiếp đấu
tranh nhằm vào mục tiêu chung là: đòi dân sinh, dân chủ, chống khủng bố,
chống bắt lính, chống bắn phá, chống dồn dân, lập ấp; kết hợp với tiến công binh vận, địch vận, làm nòng cốt cho dân nổi dậy, khởi nghĩa đập tan chính quyền địch, xây dựng chính quyền cách mạng, giành quyền làm chủ về tay nhân dân Tuy nhiên, trong từng cuộc đấu tranh, mục tiêu cụ thể lại phụ thuộc vào từng tổ chức, lực lượng, thời điểm đấu tranh Như khi địch dồn dân, lập
ấp chiến lược; phong trào đấu tranh của nhân dân lúc này nhằm: chống càn quét và chống lập ấp chiến lược, đẩy lùi và đánh bại chính sách bình định, giành dân của địch Hay phong trào đấu tranh chính trị của học sinh, sinh viên
Trang 31Năm 1964, tuổi trẻ cùng nhân dân miền Bắc đang hăng say lao động sản xuất, quyết tâm hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và chi viện cho cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam Giữa lúc đó, đế quốc Mỹ ngang nhiên đem quân đánh phá miền Bắc nước ta Mục đích của Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại này là:
“Phá hoại tiềm lực kinh tế và quốc phòng, phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam; uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta ở cả hai miền Nam Bắc”
Nhiệm vụ của quân và dân miền Bắc lúc này nặng nề và khó khăn hơn bất cứ lúc nào Một mặt, miền Bắc vừa phải trực tiếp đối đầu với bom đạn của
đế quốc Mỹ, bảo vệ miền Bắc, mặt khác vẫn phải tiếp tục xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc và bảo đảm chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam Trong hoàn cảnh đó, lòng yêu nước, tinh thần tự lực dân tộc của tuổi trẻ miền Bắc được dâng cao
Ngày 9-8-1964, Thành Đoàn Hà Nội đã chính thức phát động phong trào
“Ba sẵn sàng” với nội dung:
“Sẵn sàng chiến đấu dũng cảm,
Sẵn sàng gia nhập lực lượng vũ trang,
Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến”
Do đáp ứng kịp thời yêu cầu của cách mạng và đúng nguyện vọng của tuổi trẻ nên phong trào “Ba sẵn sàng” đã thu hút được sự hưởng ứng tham gia của đông đảo thanh niên Thủ đô, nhanh chóng lan rộng thành phong trào thanh niên toàn miền Bắc
Ngay từ khi ra đời cũng như trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, phong trào “Ba sẵn sàng” luôn đưa ra những nội dung phong phú, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tâm lý của tuổi trẻ và yêu cầu của đất nước
Trang 32Những ngày đầu tháng 8-1964, đế quốc Mỹ đẩy thêm một bước cuộc chiến tranh ở miền Nam và bắt đầu cuộc đánh phá ở một số tỉnh miền Bắc
nước ta Đảng lúc này xác định: “Chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc ta” Vì thế, nội dung của phong trào “Ba sẵn sàng” lúc đó
chủ yếu nhằm vào mục tiêu chiến đấu và chuẩn bị chiến đấu Cả ba nội dung
“sẵn sàng” đều nhằm trang bị cho đoàn viên, thanh niên ý thức thường trực sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc Để phục vụ cho mục tiêu lớn của cách mạng, Thành Đoàn Hà Nội đã phát động phong trào luyện tập quân sự và hành quân vũ trang trong đoàn viên, tiêu biểu nhất là phong
trào “Vai trăm cân, chân vạn dặm” được khơi nguồn từ cuộc biểu dương lực
lượng của 26 vạn đoàn viên, thanh niên Thành phố Hà Nội đêm 9-8-1964
Từ năm 1965, đế quốc Mỹ tiếp tục leo thang chiến tranh đánh phá trên phạm vi toàn miền Bắc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (khóa III) họp tháng 5-1965 đã đề ra nhiệm vụ của Đoàn lúc này là:
“Đoàn kết mọi lực lượng thanh niên yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng; tổ chức vận động 4 triệu đoàn viên, thanh niên miền Bắc tiến lên hàng đầu trên mặt trận sản xuất, chiến đấu, học tập và xây dựng cuộc sống mới, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trong bất kỳ tình huống nào để bảo vệ miền Bắc, tích cực ủng hộ cách mạng giải phóng miền Nam và đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”
Nhiệm vụ mới đó đã chỉ ra cho các cấp bộ Đoàn và toàn thể đoàn viên, thanh niên phương hướng hành động trên cả ba mặt: sản xuất và bảo vệ sản xuất; chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu; học tập và rèn luyện
Đứng trước yêu cầu mới của cuộc chiến đấu, Thành Đoàn Hà Nội đã quyết định đẩy mạnh phong trào “Ba sẵn sàng” lên thành cao trào Từ đó, nội dung của phong trào không còn tập trung vào nhiệm vụ chiến đấu như trước
Trang 33Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang
Sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn đẩy mạnh sản xuất, công tác và học tập trong bất kỳ tình huống nào
Sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến
Nội dung mới rõ ràng, đầy đủ của “Ba sẵn sàng” đã chỉ rõ cho thanh niên thấy được nhiệm vụ của họ trong cuộc chiến đấu cam go này là vô cùng to lớn
Để phát huy cao độ tiềm năng to lớn của sức trẻ trong thanh niên, ngoài việc bổ sung nội dung của phong trào “Ba sẵn sàng” cho phù hợp với yêu cầu tình hình mới, Thành Đoàn Hà Nội còn đề ra những nội dung hoạt động cụ thể cho đoàn viên, thanh niên trong từng ngành, từng giới, từng lĩnh vực Đối với thanh niên công nhân, nhiệm vụ “Ba sẵn sàng” lúc đó là tăng
năng suất lao động bằng các khẩu hiệu: “Bớt người thêm việc”, “Tăng thêm sản phẩm chống Mỹ”, “Ngày thanh niên quản lý”, “Kỹ thuật cao, lao động giỏi”, “Ngày giờ công cao, quy trình thao tác tiên tiến”, “Luyện tay nghề, thi thợ giỏi” , tổ chức các đội thanh niên xung phong để đảm đương các kế
hoạch đột xuất
Đặc biệt, phong trào “Hai mũi tiến công thắng Mỹ” đã đưa đoàn viên,
thanh niên công nhân đột kích vào các khâu yếu của sản xuất, tạo ra một khí thế lao động mới
Năm 1972, đế quốc Mỹ đánh phá trở lại miền Bắc, nhiệm vụ vừa sản xuất, vừa chiến đấu của thanh niên công nhân lúc này được đặt ra với yêu cầu
cao nhất từ trước tới nay Khẩu hiệu “Tay búa, tay súng” đã trở thành khẩu
hiệu chung trong mọi hành động của công nhân Mục tiêu của thanh niên lúc
này là phấn đấu trở thành “Thanh niên kiên cường thắng Mỹ” Thành Đoàn đã
đề ra nhiều hình thức tổ chức thích hợp trong hoàn cảnh mới như: các đội cảm
tử bảo vệ dòng điện, bảo vệ lò thép, cảm tử trong sản xuất, các “đội xung kích
Trang 34trong vận chuyển máy móc, nguyên vật liệu”, những “Đầu xe thanh niên kiên cường thắng Mỹ”, “Bến phà thanh niên kiên cường thắng Mỹ”
Phong trào “Ba sẵn sàng” trong thanh niên nông thôn tập thể, ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể cũng đề ra những nội dung thích hợp để phát huy sức lao động sáng tạo của đoàn viên, thanh niên Các phong trào tiêu biểu như: “Cánh đồng 5 tấn lúa, 90 tấn rau thắng Mỹ”, “Ba mũi nhọn xung kích thắng Mỹ”,
“Đàn lợn 100kg” Cùng với việc tham gia sản xuất thì khẩu hiệu bao trùm
của thanh niên nông thôn là “Tay cày, tay súng”, vừa sản xuất, vừa chiến đấu
bảo vệ sản xuất, bảo vệ quê hương khi có máy bay địch bắn phá Mỗi thanh niên nông thôn đều trở thành một chiến sĩ trên chiến trường quê hương
Với thanh niên trường học, phong trào “Hai tốt” (thi đua dạy tốt, học tốt)
đã trở thành mục tiêu phấn đấu chung của thầy và trò Bên cạnh đó, Đoàn còn
tổ chức trong thanh niên trường học phong trào “Xây dựng nền nếp học tốt, dạy tốt và tham gia lao động sản xuất” Hầu hết ở các cơ sở, đoàn thanh niên
đều đã hưởng ứng phong trào bằng việc áp dụng phương thức vừa học vừa làm, phục vụ nhu cầu của cuộc kháng chiến
Thông qua tìm hiểu một số nội dung hoạt động của phong trào “Ba sẵn sàng”, chúng ta có thể thấy được sự nhạy bén, linh hoạt và sáng tạo của các cấp lãnh đạo Đoàn, đặc biệt là Thành Đoàn Hà Nội trong công tác chỉ đạo phong trào Chính sự linh hoạt và sáng tạo đó đã tạo nên một phần quan trọng
sự thành công của phong trào quần chúng được duy trì trong một khoảng thời gian dài Phong trào đã thu hút được sự tham gia tự nguyện của đông đảo đoàn viên, thanh niên và chiếm được cảm tình cũng như lòng tin tưởng của Đảng và nhân dân Vì thế, trong hơn 10 năm tồn tại, phong trào “Ba sẵn sàng” luôn phát huy cao độ sức trẻ trong đoàn viên, thanh niên trí thức Thủ đô Các phong trào thi đua, các khẩu hiệu và mục tiêu phấn đấu đều đạt kết quả cao,
Trang 35Năm 1965, khi phong trào phát động được một năm, nhân dịp kỷ niệm
20 năm Ngày Quốc khánh 2-9, Bác Hồ đã gửi thư cho thanh niên, Bác đánh giá cao phong trào “Ba sẵn sàng” trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước:
“ theo tiếng gọi của Tổ quốc, thanh niên cả nước ta càng giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều thành tích xuất sắc
Hàng triệu trí thức đã hăng hái tham gia phong trào “Ba sẵn sàng” Hàng
vạn cháu trai và gái đã tình nguyện vào các đội thanh niên xung phong chống
Mỹ, cứu nước”
Khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (1976), Đảng ta đã nhấn mạnh: “Một trong những bài học thành công là công tác thanh vận của Đảng, qua phong trào “Ba sẵn sàng” của miền Bắc và phong trào “Năm xung phong” ở miền Nam, đã đưa hàng triệu thanh niên đi vào mũi nhọn cuộc chiến đấu, góp phần
to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước vĩ đại”
Đánh giá phong trào “Ba sẵn sàng”, Hội nghị đại biểu Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh diễn ra vào ngày 23-2-1971 đã khẳng định:
“Hàng ngàn tập thể và cá nhân “Ba sẵn sàng” trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, lao động sản xuất, học tập và xây dựng cuộc sống mới, đã trở thành người lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua, chiến sĩ quyết thắng, anh hùng lao động và anh hùng các lực lượng vũ trang Rất nhiều con người, sự việc, hành động anh hùng mà tấm gương hy sinh anh dũng cho độc lập, tự do, cho chủ nghĩa xã hội, đã tiêu biểu cho những phẩm chất cao đẹp của thế hệ thanh niên thời đại Hồ Chí Minh”5
Như vậy, “Ba sẵn sàng” là cao trào cách mạng của thanh niên nói chung
và một số trí thức nói riêng Với tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, khí thế “Ba sẵn sàng” được bộc lộ trên mọi lĩnh vực: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên làm” “Ba sẵn sàng” chính là lực lượng hậu bị vô
Trang 36tận, bổ sung cho quân đội chiến đấu, là trường học rèn luyện tinh thần cách mạng của thế hệ trẻ, nhất là thanh niên trong các đội thanh niên xung phong.Phong trào “Ba sẵn sàng” ra đời thể hiện trách nhiệm của một thế hệ thanh niên trước vận mệnh dân tộc khi “Chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi người dân Việt Nam yêu nước, cứu nước là đồng nghĩa với cứu nhà, cứu hạnh phúc tương lai của tuổi trẻ”.
2.2 TRÊN MẶT KINH TẾ
Đội ngũ thanh niên trí thức Hà Nội có đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Hòa nhịp với phong trào thi đua của cả nước trên tất cả các mặt trận công nghiệp, nông nghiệp, quân đội, trí thức Hà Nội trong các cơ quan khoa học, viện nghiên cứu, các trường đại học và trung học chuyên nghiệp ra sức đẩy mạnh phong trào phấn đâu học tập, nghiên cứu khoa học vận dụng khao học vào việc phát triển kinh tế Với các phong trào như: “ Phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm”, ngày “lao động kiến thiết Tổ quốc” Trong ba năm (1958-1960), trí thức-công nhân Hà Nội đã có 4.995 sáng kiến, cải tiên kĩ thuật, tăng năng suất từ 10 đến 200% và thu nhặt được trên 628 tấn nguyên vật liệu nhiều điển hình cá nhân như Nguyễn Thế Nghĩa công nhân- trí thức Nhà máy
cơ khí Gia Lâm (Hà Nội) trong một năm có 10 sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, trong đó có sáng kiến tăng năng suất 900% và đã trở thành lá cơ đầu cho công nhân miền Bắc, một trí thức trẻ nhiệt huyệ góp phần vào sự phát triển kinh tế Thủ đô và cả nước
Trong thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Lao
động Việt Nam lần thứ II đã đè ra: Nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhất là phát động đông đảo đoàn viên và thanh niên tiến quân vào khoa học kĩ thuật
Trang 37tác kĩ thuật; động viên, tổ chức đoàn viên và thanh niên trí thức thực hiện tốt các biện pháp kĩ thuật, tích cực giúp Đảng đưa khoa học vào kĩ thuật nông nghiệp” Các nhà trí thức thực vật học, thổ nhưỡng học, thủy lợi học: Kỹ sư
Nghiêm Xuân Yêm, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Xiển đã thành công trong việc đưa “ cuộc cách mạng xanh” những cánh đồng “ 5 tấn 10 tấn thắng Mỹ” vì thế
mà nông nghiệp của hà nội thời kì này có bước phát triển riêng sản lượng lúa năm 1955 đạt trên 14,3 nghìn tấn; năm 1956 tăng lên đạt 24 nghìn tấn
Đối với phát triển công nghiệp Hà Nội nói riêng đã thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, lực lượng trí thức cán bộ kĩ thuật chiếm 60-70% Lực lượng cán bộ kĩ thuật trẻ tuổi cao cấp và trung sơ cấp cũng chiếm 70-80% Đó là lực lượng to lớn rất hăng hái và say mê sấng tạo, đã có nhiều cống hiến trong việc hoàn thành tốt kế hoạch nhà nước ví như: Giáo sư Trần Đại Nghĩa, Kĩ sư- công nhân Nguyễn Thế Nghĩa vì thế mà sản lượng toàn ngành công nghiệp Thủ đô năm 1957 (tính theo giá cố định năm 1970) gấp 3,2 lần năm 1955, các
xí nghiệp bị tàn phá bởi chiến tranh nhanh chóng khắc phục để sản xuất
Sự tham gia tích cực và đông đảo của thanh niên trí thức vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế đã góp phần đáng kể đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
Các nhà trí thức toán học như: Tạ Quang Bửu, Lê Văn Thiêm, kĩ sư cầu đường Lê Khắc đã áp dụng có kết quả vận trù vào việc điều khiển giao thông vận tải thời chiến, các nhà vật lí học đã có nhiều sáng tạo trong việc cải tiến những vũ khí, khí tài hiện đại, giúp cho Quân đội Nhân dân Viêt Nam anh hùng bắn rơi nhiều máy bay siêu âm của Mỹ
Với những hoạt động sôi nổi và nhiều mặt, giới trí thức cách mạng Hà Nội đã mang trí tuệ, tài năng cống hiên cho sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa
xã hội, góp phần xứng đáng với nhân dân và quân đội hoàn thành sứ mệnh cao cả