1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần (1226-1400)

92 3,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Nghiên cứu đề tài này góp phần làm sáng tỏ tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần đồng thời giúp chúng ta thấy được sự phát triển của lịch sử tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam thời trung đại..

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: ThS Nguyễn Văn Nam

HÀ NỘI, 2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận với đề tài “Tổ chức bộ máy Nhà nước thời Trần (1226-

1400)” em được thực hiện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, dưới sự

động viên, khích lệ của các thầy cô, bạn bè và gia đình

Em gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô khoa Lịch sử đã đào tạo

và trang bị cho em những kiến thức cơ bản giúp em thực hiện khóa luận này Đồng thời, em xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã động viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện để em có thể thực hiện khóa luận thành công

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Th.S Nguyễn Văn Nam

đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian làm khóa luận

Trong quá trình thực hiện khóa luận, em không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô nhận xét và góp ý để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện

ĐỖ THỊ LƠ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan những vấn đề em trình bày trong khóa luận là kết quả nghiên cứu của bản thân em, được sự hướng dẫn tận tình của Th.S Nguyễn Văn Nam, không trùng với kết quả của các công trình nghiên cứu khác

Nếu sai sót em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Sinh viên thực hiện

ĐỖ THỊ LƠ

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 7

6 Những đóng góp mới của bài khóa luận 8

7 Bố cục của bài khóa luận 8

Chương 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI TRẦN (1226-1400) 10

1.1 Sự thành lập của nhà Trần 10

1.2.Tổ chức bộ máy nhà nước trước thời Trần 12

1.2.1 Hoàn cảnh lịch sử 12

1.2.2 Chính quyền trung ương 15

1.2.3 Chính quyền địa phương 20

1.3 Sự mô phỏng tổ chức bộ máy nhà nước Trung Hoa 23

Tiểu kết chương 1 25

Chương 2 TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI TRẦN (1226-1400) 26

2.1 Tổ chức chính quyền Trung ương thời Trần 26

2.1.1 Mô hình tổ chức 26

2.1.2 Văn Ban 31

2.1.3 Võ Ban 37

2.1.4 Hoạn Quan 40

2.1.5 Chức quan đứng đầu kinh đô 40

2.2 Tổ chức chính quyền địa phương 42

2.3 Hoạt động của các cơ quan kiểm tra, giám sát cấp Trung ương 47

2.4 Cơ chế tuyển bổ, khảo khóa, thưởng phạt và chế dộ hưu trí đối với quan lại thời Trần 51

Trang 5

2.4.1 Cơ chế tuyển bổ quan lại 51

2.4.2 Chế độ khảo khóa, thưởng phạt 53

2.4.3 Chế độ hưu trí 54

Tiểu kết chương 2 55

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI TRẦN (1226-1400) 57

3.1 Đặc điểm 57

3.1.1 Nền quân chủ quý tộc đậm tính chất dòng họ 57

3.1.2 “Lưỡng đầu chế” tồn tại xuyên suốt triều đại 60

3.1.3 Bộ máy nhà nước chuyển dần từ quân chủ quý tộc sang quân chủ quan liêu 63

3.1.4 Bộ máy mang tính dân tộc cao 64

3.1.5 Bộ máy nhà nước vững mạnh hơn trước đó và có những nét độc đáo, đặc thù 66

3.2 Vai trò 70

3.2.1 Tạo ra sức mạnh để phát triển kinh tế, văn hóa, ngoại giao 70

3.2.2 Giúp Đại Việt bảo vệ và mở rộng bờ cõi 72

3.2.3 Giúp quản lý tốt hơn các cấp hành chính địa phương 73

Tiểu kết chương 3 73

KẾT LUẬN 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 PHỤ LỤC

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Dân tộc Việt Nam có một lịch sử lâu đời và nhiều truyền thống tốt đẹp Lịch sử lâu đời đó do chính con người Việt Nam đã xây dựng, tạo lên những truyền thống hào hùng, vẻ vang của dân tộc Từ trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam đã tạo nên ý thức dân tộc, ý chí kiên chung, tinh thần yêu nước nồng nàn và lòng dũng cảm để xây dựng nên những giá trị cơ bản, góp phần quan trọng làm nên sự nghiệp cách mạng, bảo vệ Tổ quốc, chống các thế lực đế quốc xâm lược, thống nhất đất nước Công lao to lớn đó của ông cha và tổ tiên chúng ta qua mấy nghàn năm lịch sử rất đáng tự hào và

để giáo dục cho các thế hệ mai sau, nhất là trong công cuộc xây dựng đất nước ở thời kì hiện nay

Lịch sử lâu đời của một dân tộc cũng là lịch sử lâu đời của công cuộc xây dựng Nhà nước, xây dựng hệ thống hành chính quản lí Nhà nước, trong công cuộc đó, bất kì dân tộc nào cũng phải quan tâm tới hai yếu tố “dân tộc”

và “hiện đại” Yếu tố hiện đại thông thường gắn với ý trí và nguyện vọng của con người; yếu tố dân tộc phải căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử mỗi dân tộc và mang ý thực tiễn

Do điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội của Việt Nam, dựng nước và giữ nước luôn luôn gắn liền với nhau Vì vậy ở mỗi giai đoạn lịch sử, tầng lớp thống trị của mỗi triều đại, mỗi thời kì không chỉ lo xây dựng Nhà nước, củng

cố hành chính quốc gia cho phù hợp với yếu tố thời đại của mình mà còn quan tâm tới yếu tố dân tộc Bởi ngoài nhiệm vụ thống trị và bóc lột, Nhà nước phải được sự ủng hộ của nhân dân cả trong thời bình và thời chiến để giữ vững biên cương, bảo vệ Tổ quốc và trong xây dựng đất nước

Tổ chức bộ máy Nhà nước thời Trần không chỉ được kế thừa từ các triều đại khác trước đó mà các vua Trần còn biết dựa vào hoàn cảnh thực tiễn

Trang 7

và ý chí nguyện vọng của nhân dân, của tầng lớp quý tộc Trần để xây dựng

Có thể khẳng định, trong thời kì cai trị của mình, các vị vua nhà Trần đã xây dựng được một nhà nước vững mạnh - đủ sức lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước và đánh bại ba lần đế chế Mông Nguyên hùng mạnh rộng lớn nhất thế giới lúc đó, tạo nên hào khí Đông A sống mãi trong lòng dân tộc Đó là một thành tựu, là bước tiến dài trên con đường xây dựng bộ máy quốc gia thời trung đại, tạo những tiền đề quan trọng để hoàn thành quá trình phong kiến hóa ở Việt Nam vào thời kì Lê sơ thế kỉ XV

Nghiên cứu đề tài này góp phần làm sáng tỏ tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần đồng thời giúp chúng ta thấy được sự phát triển của lịch sử tổ chức

bộ máy nhà nước Việt Nam thời trung đại Cũng thông qua công trình nghiên cứu góp phần hiểu rõ hơn lịch sử triều Trần với tư cách một triều đại tồn tại lâu dài và có những thành tựu to lớn với lịch sử dân tộc

Điểm lại các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ Ngô Quyền đến kháng chiến chống Pháp có 12 lần thì ít nhất có 8 lần do nhà nước đứng ra lãnh đạo Ở đó tính dân tộc được đặt lên trên hết

Trong thời kì phong kiến, bên cạnh những yếu tố bất ổn thì hầu hết các triều đại có nhiều thời gian thịnh trị Muốn có điều đó thì phải có một hệ thống hành chính quốc gia ổn định, có một hệ thống quan lại trung thành, tâm huyết

Cải cách của Lê Thánh Tông và Minh Mạng đều được tiến hành khi đất nước vào thời kì ổn định và thống nhất Thời Minh Mạng sau cải cách có 30 tỉnh Cả hai nhà nước đều tìm cách hạn chế quan lại Thời Lê Thánh Tông có khoảng 5.370 quan lại, thời Minh Mạng có khoảng 20.000 quan lại (trừ cấp xã) với mục đích xây dựng được đội ngũ quan lại trung thành và có nền hành chính ổn định, quan lại có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng

Công cuộc cải cách hành chính hiện tại đang diễn ra ở nước ta cũng đặt

ra yêu cầu tìm hiểu tổ chức bộ máy nhà nước trong lịch sử để kế thừa, phát

Trang 8

huy và phát triển những kinh nghiệm của quá khứ phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước hiện tại và tương lai

Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn như trên, em chọn đề tài “Tổ chức bộ máy

nhà nước thời Trần (1226-1400)” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Việc nghiên cứu này đã được đặt ra từ sớm, có khá nhiều tác giả đã nghiên cứu vấn đề nhà nước quân chủ chuyên chế trong thời kì phong kiến Việt Nam, trong đó có những công trình nghiên cứu có giá trị về thể chế nhà nước quân chủ quý tộc Trần Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu có liên quan như:

Trước Cách mạng tháng Tám 1945:

Các tư liệu, tài liệu đương thời như chính sử Đại việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên và một công trình nghiên cứu rất quan trọng là Lịch triều hiến

chương loại chí của Phan Huy Chú, đặc biệt là phần Quan chức chí là tư liệu

quý về tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần, ghi chép tổ chức, vai trò các cơ quan cũng như các chức quan thời kì nhà Trần

Thế kỉ XVIII nhà sử học Lê Qúy Đôn đã bước đầu tìm hiểu về tổ chức

bộ máy nhà nước Lý, Trần, Lê Sơ và chính quyền Đàng Trong ghi trong Đại

Việt thông sử

Sang thế kỉ XIX, Phan Huy Chú nối tiếp việc làm của Lê Qúy Đôn

trong cuốn Lịch triều Hiến Chương Loại Chí

Sau đó nhà sử học Đặng Xuân Bảng trong Sử học bị khảo tác giả so

sánh bộ máy Nhà nước Việt Nam qua các thời kì, nêu tên các quan chức các thời kì

Trong thời kì Pháp thuộc có tác phẩm: Việt Nam quốc sử khảo của Phan Bội Châu, Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Tổ chức Nhà nước An

Nam của A Pelonster…cũng đã đề cập đến bộ máy nhà nước thời Trần nhưng

Trang 9

Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945đến nay:

Song song với việc nghiên cứu lịch sử dân tộc, một số tác giả đã tìm hiểu sâu hơn hệ thống hành chính thời phong kiến như:

Cuốn Lịch sử Việt Nam, tác giả Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê

Mậu Hãn xuất bản năm 2010 là cuốn thông sử đề cập hầu hết những sự kiện lớn

ở Việt Nam trong đó có vấn đề “Chế độ quân chủ quý tộc” thời nhà Trần, tuy

nhiên vấn đề này chưa được các tác giả đi sâu tìm hiểu và có hệ thống

Tác phẩm “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX” của Đào

Duy Anh, tác phầm do nhà xuất bản Văn hóa thông tin xuất bản năm 2002 Tác phẩm này đã được trình bày một cách cụ thể từ nhà nước phong kiến tự chủ Lý cho tới nhà Trần Mặc dù chưa nghiên cứu sâu nhưng cũng đã đưa ra được những cơ sở để giúp người đọc có được nguồn tư liệu, hiểu biết thêm về vấn đề liên quan đến tổ chức chính quyền ở trung ương và địa phương dưới

thời Trần

Cuốn Lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thuỷ đến năm 1858, tác giả Trương Hữu Quýnh- Nguyễn Cảnh Minh và Cuốn Tiến trình lịch sử Việt

Nam- PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc chủ biên, nhà xất bản giáo dục, Hà Nôi

2012 cũng hệ thống lại các vương triều phong kiến Việt Nam về tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội nói chung và vương triều Trần nói riêng cũng được đề cập

Các công trình nghiên cứu thông sử do các nhà khoa học biên soạn đã

được công bố nhiều năm qua như bộ Lịch sử Việt Nam nhiều tập của tập thể

các tác giả uỷ ban khoa học xã hội xuất bản năm 1971, nhóm biên soạn (Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đắng…)

Giáo trình của tập thể tác giả Đại học tổng hợp Hà Nội, bộ Lịch sử Việt Nam nhiều tập, các công trình hợp thành sách viết về triều Trần cũng đã được xuất bản trong những năm qua như tuyển tập những bài nghiên cứu về triều

Trang 10

Các bộ sách trên có trình bày giản lược thiết chế chính trị nước ta trước đây

Ngoài ra còn có Tạp chí nghiên cứu lịch sử, các học giả trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề “lưỡng đầu chế”, hiện tượng “song trùng lãnh đạo” trong bộ máy Nhà nước thời Trần như PGS TS Nguyễn Văn Kim, PGS

TS Trần Ngọc Vương xuất bản ngày 21/05/2010

Cần phải kể đến các báo, tạp chí, tập san như “Phương thức tuyển dụng

quan lại thời Trần”, tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 07, 2006 của Nguyễn Thị

Phương Chi cũng đã đề cập đến nội dung cách thức tuyển chọn quan lại ở vương triều Trần

Tạp chí Nghiên cứu lịch sử với bài viết “Chiến lược phòng thủ đất

nước qua hệ thống thái ấp thời Trần”, tạp trí nghiên cứu lịch sử số 08 của

Nguyễn Thị Phương Chi đề cập những nội dung bao chùm về vai trò của quý tộc Trần trong các cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên

Như vậy, nghiên cứu Tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần đã có một quá trình lịch sử với khá nhiều tác giả quan tâm Tuy nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu được công bố đều viết dưới dạng khảo cứu, giáo trình bài giảng phục vụ giảng dạy, tìm hiểu một cách khái quát chung và gắn với các lĩnh vực khác nên mới chỉ mô tả được một số thiết chế quan trọng của nhà nước quân chủ như chính quyền trung ương, chính quyền địa phương, tổ chức quân đội…, chứ chưa quan tâm đúng mức đến các thành tố khác của tổ chức nhà nước quân chủ như: pháp luật, việc kiểm tra giám sát, việc đào tạo, tuyển dụng quan lại, nhiệm vụ, quyền lợi, khảo khóa quan lại, vấn đề khen thưởng,

kỉ luật, hưu trí của quan lại… nên đề tài nghiên cứu chưa có hệ thống và chuyên sâu Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên cũng đã đề cập được nhiều khía cạnh của đề tài, đây là nguồn tư liệu quan trọng để tác giả tham

khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài

Trang 11

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Đề tài nhằm làm rõ việc tổ chức chính quyền trung ương và địa phương dưới triều đại phong kiến Trần để nhìn thấy rõ được sự tiến bộ, phát triển của triều đại so với các triều đại trước Đồng thời có thể rút ra được những nhận định, đánh giá về vấn đề này

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu cơ sở để nhà Trần tổ chức bộ máy Nhà nước Thông qua việc tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử thời Trần và tổ chức bộ máy Nhà nước các vương triều phong kiến trước đó ở Việt Nam để rút ra những cơ sở, tiền đề cho nhà Trần tổ chức bộ máy Nhà nước

Nghiên cứu tổ chức bộ máy Nhà nước ở Trung ương và địa phương, các thiết chế chính trị và phương thức vận hành của Nhà nước

Nghiên cứu tính chất, đặc điểm và vai trò của Tổ chức bộ máy Nhà nước thời Trần (1226-1400) trong việc quản lý, xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm; bước tiến trong quản lý làng xã chính quyền địa phương và chỉ ra những kinh nghiệm quý báu từ tổ chức bộ máy Nhà nước thời Trần

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần (1226-1400)

4.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Về không gian: Tổ chức bộ máy Nhà nước trên lãnh thổ quốc gia Đại

Việt thời kì nhà Trần

Về thời gian: Vương triều Trần từ năm 1226-1400 Trong quá trình

nghiên cứu để làm rõ hơn tác giả đã mở rộng thời gian nghiên cứu tới các triều đại trước triều Trần (Ngô, Đinh- Tiền Lê, Lý)

Trang 12

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tư liệu nghiên cứu

Tư liệu gốc:

Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú do nhà xuất bản

khoa học xã hội xuất bản năm 1992

Đại Việt thông sử và Kiến văn tiểu lục của Lê Qúy Đôn do nhà xuất bản

khoa học xã hội xuất bản năm 1978

Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê do nhà

xuất bản khoa học xã hội xuất bản năm 2009

Tư liệu từ bảo tàng Lịch sử Việt Nam, địa chỉ số 1, Tràng Tiền, Hà Nội

Tư liệu xuất bản:

Các cuốn sách, giáo trình như Lịch sử Việt Nam của Trương Hữu Quýnh, Tiến trình Lich sử Việt Nam của PGS TS Nguyễn Quang Ngọc viết

về tình hình kinh tế, chin trị, xã hội thời Lý, Trần

Tập san “Đường lối trị nước của vương triều Trần giữa hai cuộc kháng

chiến chống Mông- Nguyên năm 1258- 1285” của Trần Thị Thái Hà; Tạp chí

nghiên cứu lịch sử “Đào tạo và trọng dụng nhân tài ở Thăng Long thời Trần”

của Nguyễn Thị Phương Chi

Các nguồn tư liệu tìm kiếm khác

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Để thực hiện đề tài này, người viết đã dựa trên cơ

sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về nghiên cứu khoa học lịch sử Đó là kim chỉ nam trong quá trình hệ thống, sử lí, khai thác và sử dụng tư liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu

- Về phương pháp nghiên cứu: người viết vận dụng phương pháp lịch

sử, phương pháp logic nhằm đảm bảo tính khách quan trong nghiên cứu các

Trang 13

sự kiện, hiện tượng lịch sử Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như phân tích, so sánh, tổng hợp, liệt kê… để rút ra những nhận xét cần thiết

6 Những đóng góp mới của bài khóa luận

Lần đầu tiên, khóa luận đã tập hợp được hệ thống khá đầy đủ các nguồn tài liệu về tổ chức bộ máy thời Trần Các tài liệu này không chỉ giúp làm sáng

tỏ tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần mà còn góp phần tìm hiểu tổ chức bộ máy nhà nước của các triều đại khác, của chế độ phong kiến Việt Nam

Khóa luận là công trình đầu tiên trình bày một cách hệ thống, toàn diện

về tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần Đề tài đã làm rõ tổ chức bộ máy nhà nước trên các khía cạnh: pháp luật, việc kiểm tra giám sát, việc đào tạo, tuyển dụng quan lại, nhiệm vụ, quyền lợi, khảo khóa quan lại, vấn đề khen thưởng,

kỉ luật, hưu trí của quan lại… Qua đó rút ra những đặc điểm, vai trò của tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần Việt Nam đã và đang tiến hành cải cách hành chính quốc gia, từ trung ương xuống địa phương, đề tài khoa học này sẽ góp phần nhỏ giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu… những bài học kinh nghiệm bổ ích và quý báu trong khi thực hiện chức trách của mình

Công trình nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên chuyên nghành lịch sử Việt Nam cổ- trung đại, cho việc dạy và học Lịch

sử Việt Nam trong giai đoạn này ở chương trình phổ thông và những ai có

nhu cầu đi sâu vào tìm hiểu về lịch sử nhà Trần

7 Bố cục của bài khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo bài khóa luận chia thành 3 chương:

Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI TRẦN (1226-1400)

Trang 14

Chương 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI TRẦN 1400)

(1226-Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI TRẦN (1226-1400)

Trang 15

là chống Bắc thuộc, giành độc lập dân tộc, chống dứt họa Bắc thuộc hơn 1000 năm và mở ra thời kỳ phát triển lâu dài cho đất nước

Sự thành lập và củng có chính quyền độc lập từ nền móng ban đầu của chính quyền họ Khúc, họ Dương rồi đến nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê Nền độc lập được củng cố sau hơn 1000 năm Bắc thuộc đó là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền đã tạo ra thế và lực tương đối của đất nước Thừa hưởng hơn 1000 năm Bắc thuộc, xã hội ta không khỏi không chứa đựng những mối quan hệ khác nhau, phức tạp và mâu thuẫn Mối quan hệ ấy được biểu hiện với xu hướng cát cứ và trỗi dậy và điều đó được biểu hiện rõ nhất cuối thời Ngô- Loạn 12 sứ quân Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngôi các hào trưởng địa phương nổi dậy Đinh Bộ Lĩnh hùng cứ Hoa Lư (Ninh Bình), rồi tiếp đến “Loạn 12 sứ quân” phải có một cuộc đấu tranh mới: Đấu tranh cho sự thống nhất đất nước, cho sự xác định một lãnh thổ nhất định và chỉ như vậy mới có điều kiện xây dựng một nhà nước vững chắc, bền vững

Năm 981 hoàng hậu họ Dương đã khoắc áo long cổn cho Lê Hoàn và mời ông lên ngôi Hoàng Đế Năm 1005, Lê Hoàn mất, các con của Lê Hoàn huy động lực lượng trong các thái ấp của mình đánh lẫn nhau trong vòng tám tháng để giành ngôi báu Năm 1006, Lê Long Việt lên ngai vàng được ba ngày thì bị em là Lê Long Đĩnh giết hại để cướp ngôi Long Đĩnh vừa tàn bạo vừa ham mê tửu, sắc, vừa bị bệnh không ngồi được, nên khi coi chầu phải

Trang 16

nằm, sử cũ gọi là vua Ngoạ Triều Tình hình chính trị cuối thời Lê ngày càng thối nát, nhân dân oán giận

Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết, triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy, các sư tăng và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, tôn Điện tiền chỉ huy

sứ là Lý Công Uẩn lên làm vua mở đầu cho vương triều Lý (1010-1025)

Nhà Lý đến thời vua Nhân Tông (1072-1127) đã đạt được đỉnh cao của

sự thịnh trị Nhưng từ đời Anh Tông (1138-1175) về sau chính sự dần dần suy kém Các vua lên ngôi thì nhỏ tuổi (Thần Tông 11 tuổi, Anh Tông 5 tuổi, Cao Tông 2 tuổi…) và đều chết yểu (Thần Tông chết năm 21 tuổi, Cao Tông chết năm 27 tuổi…) quyền hành nằm trong tay ngoại thích mà không ít là bọn mọt nước hại dân, lộng hành tham bạo.Từ khỏang giữa thế kỉ XII, triều Lý bắt đầu thoái hoá và lao nhanh vào con đường suy vong Đất nước lâm vào cảnh loạn lạc, giặc cướp tứ tung

Chính trị thối nát, kinh tế tiêu điều khiến lòng căm hờn của nhân dân ngày càng bốc cao Các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra như cuộc nổi dậy của Thân Lợi (1140), năm 1152 người miền Đại Hoành (Ninh Bình) cũng nổi dậy dậy do Nùng Khả Lai chỉ huy Các hào trưởng lớn như Đoàn Thượng, Đoàn Chủ nổi dậy ở Hồng Châu (Hải Dương và Hải Phòng)…

Phong trào khởi nghĩa cuối cùng bị thất bại nhưng đã làm lay chuyển toàn bộ quyền thống trị của nhà Lý, nhân lúc chính quyền trung ương suy yếu

và tàn tạ, các thế lực phong kiến địa phương lại trỗi dậy âm mưu cát cứ Trong khoảng hai mươi năm đầu thế kỉ XIII, đất nước lâm vào cảnh loạn lạc

do những cuộc chiến tranh đẫm máu giữa các phe phái phong kiến gây ra

Trong các thế lực cát cứ bấy giờ thì tương đối mạnh nhất có họ Trần ở Hải Ấp (Thái Bình), Đoàn Thượng ở Hồng Châu (Hải Hưng), Nguyễn Tự ở Quốc Oai (Hà Tây), Nguyễn Nộn ở Bắc Giang (Hà Bắc) Trong tình hình đó nhà Lý luôn tỏ ra bất lực, nhân dân ngày càng khổ cực vì các cuộc chiến

Trang 17

Trong các cuộc chiến tranh đó, thế lực nhà Trần dần dần phát triển và trở thành mạnh nhất Cuối cùng, họ Trần khống chế được chính quyền trung ương đang hấp hối và chiến thắng các thế lực cát cứ khác Cuối năm 1225, triều Lý phải rời khỏi vũ đài chính trị để nhường chỗ cho một vương triều mới

Với sự thành lập vương triều Trần, chế độ trung ương tập quyền được khôi phục và cuộc nội chiến giữa các thế lực phong kiến chấm dứt Về khách quan, điều đó phù hợp với nguyện vọng hoà bình, thống nhất của nhân dân và yêu cầu phát triển của lịch sử Triều Trần thay thế triều Lý là một Triều đại mất hết sinh khí vào một hoàn cảnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Đó là lúc những đoàn quân viễn chinh của đế quốc Mông Cổ đang làm mưa làm gió trên lục địa Á-Âu, đe doạ nghiêm trọng đến vận mệnh của các dân tộc trên thế giới và đất nước ta cũng đang bước vào một cơn thử thách nguy hiểm nhất trong lịch sử kể từ khi dựng nước cho đến lúc đó

1.2.Tổ chức bộ máy nhà nước trước thời Trần

1.2.1 Hoàn cảnh lịch sử

Sau hơn một nghìn năm đấu tranh lâu dài và quyết liệt, nhân dân ta đã

giành được độc lập Bối cảnh lịch sử mới của đất nước đã đặt ra yêu cầu xây

dựng và quản lý nhà nước độc lập, tự chủ để vừa giữ vững nền độc lập, vừa

Trang 18

tạo tiền đề cho sự phát triển đất nước Các triều đại từ họ Khúc, Ngô, Đinh đến Tiền Lê đã nối tiếp nhau xây dựng nhà nước phong kiến độc lập theo mô hình quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền với những thành tựu đáng kể

Đầu năm 905, nhân sự suy yếu của nhà Đường, Khúc Thừa Dụ đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành lấy chính quyền, ách đô hộ bị lật đổ, Khúc Thừa Dụ dựng nền tự chủ, lập chính quyền mới và sau đó nhà Đường buộc phải phong ông làm Tiết độ sứ Nền thống trị của phong kiến phương Bắc về

cơ bản chấm dứt

Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, nối tiếp sự nghiệp của cha, Khúc Hạo lên thay đã tiến hành nhiều cải các về các mặt xây dựng một đất nước độc lập,

tự chủ Nhà nước đầu tiên của thời đại mới được xây dựng Khúc Hạo đã bãi

bỏ mô hình tổ chức hành chính thời Đường, điều chỉnh lại các đơn vị hành chính trong nước, cho đổi hương làm giáp và lấy giáp làm đơn vị cơ sở Ngoài ra, họ Khúc còn đặt thêm nhiều giáp mới, thể hiện việc mở rộng và củng cố nền độc lập, tự chủ của nhà nước và tách khỏi phạm vi thế lực của phong kiến Trung Quốc Ngoài ra, họ Khúc còn đặt chế độ thuế khoá, bước mới chỉ là một chính quyền tự chủ ở thời kì phôi thai, nền móng cho sự ra đời của một chính quyền độc lập, tự chủ, kiện toàn ở thời kì sau

Năm 931, sau khi đánh bại quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ lại xưng

là tiết độ xứ, về chính trị không có sự thay đổi

Năm 939, danh tướng Ngô Quyền sau khi đánh bại quân xâm lược Nam Hán với chiến thắng Bạch Đằng vang dội đã quyết định xưng vương, bãi bỏ chế độ tiết độ sứ, xây dựng cung điện, triều đình, đặt trăm quan, chế định triều phẩm phục, đóng đô ở Cổ Loa- Đông Anh- Hà Nội

Đứng trước yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc mọi người đã đoàn kết lại Nhưng khi nguy cơ ngoại xâm bị đẩy lùi thì bắt đầu xuất hiện các mâu thuẫn

Trang 19

Cuối thời Ngô xu hướng cát cứ trỗi dậy dẫn đến “Loạn 12 sứ quân” phải có một cuộc đấu tranh mới: Đấu tranh cho sự thống nhất đất nước, cho

sự xác định một lãnh thổ nhất định và chỉ như vậy mới có điều kiện xây dựng một nhà nước vững chắc, bền vững Năm 981 hoàng hậu họ Dương đã khoắc

áo long cổn cho Lê Hoàn và mời ông lên ngôi Hoàng Đế Hệ thống quan lại đơn giản, chưa hình thành các cơ quan hành chính

Bấy giờ chế độ giáo dục nho học thời Bắc thuộc ít ảnh hưởng tới cư dân người Việt Do đó bấy giờ qua lại giữa Đại Việt và các triều đại phong kiến phương Bắc thường do nhà sư đảm nhận

Tiếp theo nhà Đinh- Tiền Lê, đến thời Lý chế độ trung ương tập quyền ngày càng được tăng cường Đây là thời kì phong kiến độc lập tự chủ luôn phải thường trực đấu tranh chống ngoại xâm và cũng là thời kì mở đầu cho quá trình phong kiến hóa ở Việt Nam

Sau khi lên ngôi đặt niên hiệu Thuận Thiên, Lý Công Uẩn ban Chiếu rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long Từ năm 1010, Thăng Long với cái thế

“Rồng cuộn Hổ ngồi” đã trở thành kinh đô của Đại Việt

Xã hội Đại Việt dưới thời Lý là một bước phát triển khá cơ bản so với các triều đại trước ở thế kỉ X, nền độc lập được xác lập vững chắc

Cùng với đó, sự nghiệp kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc như sợi dây vô hình đã thắt chặt khối đại đoàn kết toàn dân, là một trong những nhân tố quan trọng chi phối việc xây dựng hệ thống hành chính quốc gia thời kỳ này

Chịu ảnh hưởng của hơn 1000 năm Bắc thuộc, các triều đại phong kiến Việt Nam vừa thiết lập một bộ máy nhà nước theo mô hình bộ máy nhà nước của Trung Hoa, vừa mang những nét mới phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của dân tộc

Trang 20

1.2.2 Chính quyền trung ương

1.2.2.1 Nhà nước thời Đinh- Tiền Lê

Năm 905- 907: Chính quyền họ Khúc, Khúc Thừa Dụ xưng tiết độ sứ, sau đó Khúc Hạo lên thay tiến hành một loạt các cải cách Khúc Thừa Dụ chỉ xưng là tiết độ sứ có thể lúc đó khi vừa mới giành được độc lập thế và lực của

ta còn yếu và đó cũng là một hình thức ngoại giao

Năm 938, sau khi đánh thắng quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), đặt trăm quan chế định triều nghi Sau khi Ngô Quyền Mất, anh em cát cứ dẫn đến loạn 12 sứ quân điều này chứng tỏ chính quyền trung ương chưa đủ mạnh

Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hòang đế, bỏ niên hiệu của hoàng đế Trung Hoa tự đặt niên hiệu là Thái Bình, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư Bước đầu xây dựng bộ máy nhà nước và chính quyền

Điều đó đã khẳng định sự tồn tại của một quốc gia độc lập ở phía Nam Trung Quốc, từ thời Đinh đến Tiền Lê bước đầu xây dựng được Nhà nước độc lập tự chủ lâu dài

Về thể chế, đó là một nhà nước quân chủ chuyên chế Trung ương tập quyền Tuy nhiên thể chế ấy, vua thực chất là các thủ lĩnh quân sự (vừa chinh phục các dân tộc thiểu số, vừa trực tiếp đi chống ngoại xâm) Vua trực tiếp nắm quyền xét quan chức, phân chia các đơn vị hành chính, xét sử vụ kiện lớn, tiếp đón sứ thần ngoại quốc, chủ trì các hoạt động ngoại giao, ban hành chế độ thuế khóa và binh dịch

Theo thể định chế, cha truyền con nối (người trong hoàng tộc và phải là con trưởng) Giúp việc cho vua là một số quan đại thần

Từ nhà Đinh, Tiền Lê bắt đầu đặt các chức Trấn tướng, và Trấn quốc bộc xạ quản lý các vùng xa, chủ yếu giao cho các hoàng tử trông coi

Trang 21

VUA

CÁC QUAN ĐẠI THẦN Thái sư, Tổng quản, Chi hậu, Phụng

Đại sư, Pháp

sư, Tăng lực, Đạo sĩ

Tổ chức chính quyền trung ương thời Tiền Lê

Tổ chức bộ máy Nhà nước trong thế kỉ X từ chính quyền họ Khúc đến Tiền Lê còn đơn sơ về mặt thiết chế, chức danh và còn gần dựa theo quan chế nhà Đường, nhà Tống

Nhà nước là sản phẩm của cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc, chính quyền từ họ Khúc đến Tiền Lê ngày càng được củng cố từ trung ương đến địa phương Đó là một chính quyền độc lập tiêu biểu cho chủ quyền quốc gia của nước ta Tính độc lập tự chủ của nhà nước được củng cố và nâng cao dần theo mức độ thắng lợi của cuộc đấu trang giải phóng dân tộc và quá trình xây dựng lực lượng của đất nước

Nhìn vào toàn bộ cục diện, bên cạnh tính độc lập ngày càng cao còn có cuộc đấu tranh chống cát cứ, xây dựng và củng cố chính quyền tập chung bởi chỉ có nhà nước trung ương mới có thể lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm

Trang 22

và lãnh đạo nhân dân thúc đẩy phát triển kinh tế

1.2.2.2 Nhà nước thời Lý

Thời Lý tiếp nối công cuộc xây dựng đất nước của thời kì Ngô- Đinh- Tiền Lê Trên cơ sở đó nhà Lý xây dựng bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh, nền độc lập được củng cố vững chắc hơn

Từ thời Lý trở đi, kinh tế có bước phát triển mạnh so với thời kì trước trên cả 3 mặt: Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp

+ Trong nông nghiệp chú ý đến khai hoang, làm thủy lợi, thể hiện vai trò của Nhà nước và các chức quan

+Thủ công nghiệp: quan xưởng và các chức quan phụ trách quản lý +Thương nghiệp phát triển, xuất hiện các cảng như Vân Đồn, thể hiện vai trò quan trọng của nhà nước trong việc quản lý

Ngoại giao và kháng chiến chống ngoại xâm liên quan tới hai vấn đề: +Thứ nhất trong ngoại giao phải giữ được an ninh và chủ quyền quốc gia +Thứ hai kháng chiến chống ngoại xâm nhà nước cũng phải đoàn kết toàn dân điều này liên quân đến việc tổ chức bộ máy nhà nước và quan lại Thực tế điều đó được thể hiện trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt (1075-1077)

Văn hóa, xã hội: Thời Lý tư tưởng chính thống là Phật Giáo do đó bộ máy nhà nước thời kì này rất gần dân và mang tính dân chủ Cũng từ năm

1075 lập Văn miếu và tuyển chọn thi cử tầng lớp quan lại được tuyển chọn và tầng lớp Nho sĩ phát triển Tính quan liêu trong bộ máy quan lại được thể hiện

rõ rệt

Trang 23

VUA

TỂ TƯỚNG (Phụ quốc thái úy)

Á TƯỚNG (Tả Hữu tham tri chính sự)

Tam thái, Tam thiếu, Thái úy, Thiếu úy

Tả Hữu bộc xạ, Tả Hữu phúc tâm

SẢNH (Thượng thư sảnh,

Trung thư sảnh)

Viện (Hàn lân viện, Khu mật việt, Quốc sử

viện)

Các bộ Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công

Một số cơ quan khác (Quốc tử giám, khuyến nông ty)

Tổ chức chính quyền Trung ương thời Lý

Trang 24

Bộ máy nhà nước thời Lý, đứng đầu là Vua, nguyên tắc chung vẫn là cha truyền con nối:

Vua là người có chức vị cao nhất trong triều, là người đại diện cho quyền thống trị của dòng họ cầm quyền, cũng là người đại diện cho quốc gia, thay trời trị dân Nắm toàn bộ quyền hành chính trị, quân sự, ngoại giao, lễ nghi (Vương quyền gắn với thần quyền) là người phong chức quan cao cấp,trực tiếp nghe các quan báo cáo tình hình và dâng sớ đề nghị các vấn đề chính sự, là người ban hành chế độ thuế khóa, lệnh kiểm duyệt dân binh

Về ngoại giao, vua là người trực tiếp nhận sắc phong, tiếp đãi các sứ thần nước ngoài, chịu trách nhiệm về thái độ của mình với tư cách là người đại diện cho dân tộc

Trong các ngày lễ của quốc gia, vua là người chủ tế

Vua là người thống lĩnh quân đội, chỉ huy quân trong chiến tranh

Vua là người ban hành luật pháp

Giúp việc cho vua là bộ máy quan lại gồm nhiều cấp bậc: gần vua nhất

là một số đại thần, không có số lượng nhất định, thông thưởng gồm có các chức: Tam Thái (Thái sư, Thái phó,Thái bảo); Tam Thiếu (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo); Tư đồ, Phụ quốc Thái úy, Tả Hữu bộc xạ Những người này được bàn bạc việc nước cùng với vua

Bên dưới có một số chức vụ quan trọng như: Tả Hữu phúc tâm; Hữu gián nghị đại phu, là những người gần gũi, thân cận vua, khuyên răn vua lúc cần

Dưới cấp đại thần là một hệ thống các cơ quan chỉ đạo các hoạt động của Nhà nước gọi chung là Hành khiển (là tên gọi một số quan chức thừa hành cấp cao)

Bên dưới gồm một loạt các đài, viện, ty, tư, cục

Như vậy, trong hệ thống hành chính thời Lý chúng ta đã thấy các bộ

Trang 25

phận chuyên trách về chính trị, pháp luật, quân sự, giáo dục, nghi lễ nhà nước, ngoại giao, bảo vệ cung điện hoàng tộc Tuy nhiên việc phân công, phân nhiệm chưa rõ ràng, một chức quan dân sự vẫn làm nhiệm vụ quân sự, chế độ kiêm nhiệm khá nhiều

Thăng Long tuy chia thành 61 phường , sinh hoạt khá tấp lập nhưng vẫn mang nặng tính chất trung tâm hành chính

Quan hệ hàng hóa tiền tệ đã có những ảnh hưởng nhất định đến hàng ngũ quan lại nhưng chưa nhiều, chưa thường xuyên

1.2.3 Chính quyền địa phương

Năm 982, sau cuộc hành quân sang ChămPa, lãnh thổ Đại Cồ Việt được hoạch định Năm 1002, Lê Hoàn đổi 10 đạo thành lộ, phủ, châu Nhà Đinh- Lê bắt đầu đặt trấn tướng, trấn quốc bộc xạ để cai quản các châu ở xa (ở mạn nam biên giới) Tuy nhiên, vẫn chủ yếu giao cho các hoàng tử trấn giữ

Như vậy, chính quyền địa phương cón rất đơn giản và nằm trong hoàng tộc

Vị hoàng tử hay vị thủ lĩnh địa phương được giao quyền trở thành một

vị chúa ở vùng mình trấn trị

Tổ chức chính quyền địa phương thời Bắc thuộc (Nhà Đường)

AN NAM ĐÔ HỘ PHỦ

CHÂUPHỦ/ HUYỆNHƯƠNG

Trang 27

Ở các địa phương dưới thời nhà Lý từ năm 1011, đổi 10 đạo thời Tiền

Lê thành 24 lộ, đặt thêm một số đạo và trại, châu Một số châu, trại đổi làm phủ, các vùng xa gọi là châu (như châu Vĩnh An, Đằng Châu, Châu Lam Tây…) Dưới lộ có huyện, hương Nhà Lý ban đầu cử các hoàng tử đi trấn trị các địa phương, về sau ở kinh đô, nhà Lý giao cho một hoàng tử hoặc thân vương trông coi gọi là kinh sư lưu thủ Ở các châu gần, đặt các chức tri châu, thông phán, tổng quản để trông coi Các châu ở biên giới đặt chức châu mục đứng đầu Đứng đầu phủ có chức tri phủ, tri phủ sự, phán phủ sự phụ trách

Đứng đầu bộ máy hành chính của các lộ, phủ là tri phủ, phán phủ, của các châu là tri châu, của các trại, đạo là quan mục Riêng phủ đô hộ đứng đầu

là sĩ sư

Các lộ, phủ được chia thành các huyện Đứng đầu bộ máy hành chính của các huyện là huyện lệnh Cùng cấp với huyện là hương Tương đương với huyện nhưng ở kinh đô thì có các phường Thời Lý có 61 phường

Các huyện, hương lại chia thành các giáp Đứng đầu bộ máy hành chính các giáp là quản giáp và chủ đô Các giáp lại chia thành các thôn

Phủ, Lộ (đồng bằng) Châu Trại, Đạo (miền núi)

Trang 28

Chính quyền địa phương thời lý, ở các lộ, phủ đều do các hoàng tử và công chúa cái quản, họ đảm nhận tất cả các công việc từ chính trị, hộ khẩu, an ninh, thuế khóa

Ở các vùng dân tộc ít người, nhà nước giao cho các thủ lĩnh dân tộc thiểu số quản lý và chịu sự chi phối của nhà nước trung ương Nhà nước dùng quan hệ thân tộc để ràng buộc, chi phối

Hương, giáp, xã tự quản theo kỳ hạn một năm Những quy định kiểm duyệt dân đinh để phục vụ cho việc bắt linh và thu thuế

1.3 Sự mô phỏng tổ chức bộ máy nhà nước Trung Hoa

Tổ chức bộ máy nhà Trần của Việt Nam phần lớn mô phổng theo quan chế đời Tống của Trung Quốc Những chức như Tam Thái, Tam Thiếu, Tam công ở Nhà Trần đều có Về nguồn gốc những chức quan đặt mới dưới triều

Trần sách Trung Quốc lịch đại quan chế đại từ điển cho biết như sau:

Tư đồ: Tương truyền triều Ân (1766-1134 TCN) đã đặt chức tư đồ, là một trong 5 vị quan phụ chính đại thần (Tư đồ, Tư mã, Tư không, Tư sĩ, Tư khấu)

Thời Tây Hán, vào năm Nguyên Thọ thứ 2 (năm 1 TCN) đời Hán Ai

đế, đổi chức Thừa tướng làm Đại Tư đồ Thời Đông Hán, vào năm Kiến Võ thứ 27 đời Hán Quang Võ đế đổi gọi là Tư đồ, cùng các chức Thái úy, Tư không, gọi là Tam công, giữ chức phận của Tể tướng, hưởng lương vạn thạch

Vào đời Đường (617-907), lấy Tư đồ làm chức gia quan cho đại thần, Trật Chánh nhất phẩm Vào cuối đời Đường, thời Ngũ Đại lấy tư đồ làm chức gia quan cho các phiên trấn, dẫn đến nhũng lạm

Buổi đầu thời Bắc Tống (960-1126) lấy Tư đồ làm chức gia quan cho tể tướng, Thân vương, Sứ tướng, là sự bái phong đặc biệt, nhưng không tham dự công việc chính sự Vào niên hiệu Chính hòa thứ 2 (1112) đời Tống Huy Tông thì bãi bỏ chức Tư đồ [27, tr 124]

Trang 29

Tư không Tương truyền Triều Ân (1766-1134 TCN) đã đặt chức Tư không là 1 trong 5 vị quan phụ chính đại thần (Tư đồ, Tư Mã, Tư không, tư

sĩ, tư khấu)

Thời Tây Chu, niên hiệu Tuy Hòa năm thứ nhất (8 TCN), chức Tư không là một trong Tam công

Thời Đông Hán, năm Kiến Võ thứ 27 đời Hán Quang Võ đế , đổi gọi là

Tư không, cùng các chức Thái úy, Tư đồ, gọi là tam công, giữ chức phận của

tể tướng, hưởng lương vạn thạch

Vào đời Đường (617-907), lấy Tư không làm chức gia quan cho đại thần, Trật Chánh nhất phẩm Vào cuối đời Đường, thời Ngũ Đại lấy tư không làm chức gia quan cho các phiên trấn, dẫn đến nhũng lạm

Buổi đầu thời Bắc Tống (960-1126) lấy Tư không làm chức gia quan cho tể tướng, Thân vương, Sứ tướng, là sự bái phong đặc biệt, nhưng không tham dự công việc chính sự Vào niên hiệu Chính hòa thứ 2 (1112) đời Tống Huy Tông thì bãi bỏ chức Tư không [27, tr 125]

Tư mã Chức Tư Mã là vị đại thần chấp chính, phụ trách các việc như: Quân chính, quân phu, mã chính Tương truyền triều Ân đã đặt chức Tư Mã

Thượng tể Thời Xuân Thu (770-480 TCN), Chiến quốc (480-221 TCN) đặt chức Thượng tể, tức là chức quan hầu cận bên Nhà vua

Thái tể Tương truyền triều Ân bắt đầu đặt chức Thái tể

Tướng quốc: Mới đầu, vào tời Xuân Thu, Chiến Quốc, Tướng quốc dùng để tôn xưng các bậc Tể phụ đại thần

Thời Tây Hán năm thứ nhất đời Hán Huệ Đế (194 TCN), cải gọi tướng quốc là thừa tướng Vào các đời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều thỉnh thoảng có đặt chức tướng quốc, địa vị được tôn trọng hơn Thừa tướng, về chức quyền, phẩm trật thì đại thể ngang nhau, đó không phải chức trao cho các bề tôi tầm thường Từ thời Tùy, Đường về sau, đã phần dùng từ Tướng Quốc để gọi tôn xưng Tể tướng

Trang 30

Hành khiển Chức hành khiển hay Đại Hành khiển là chức quan chỉ có

ở Việt Nam, quan chế Trung Quốc, các đời Đường, Tống không có chức này

Như trong Sử học bị khảo của Đặng Xuân Bảng, thì Hành khiển là chức quan

có từ đời Lý, theo thời mà đặt để tiện việc hành chính

Tiểu kết chương 1

Trên nền tảng của một lãnh thổ thống nhất đã được xác định lấy nông nghiệp làm nền tảng cơ sở, nhà nước theo thể chế quân chủ chuyên chế Ngô- Đinh- Tiền Lê đã hình thành và phát triển thêm dưới thời Lý Hệ thống chính trị từ trên xuống dưới còn sơ khai ở thời kì đầu, chưa có sự phân công bổ nhiệm rõ ràng, tên gọi các quan chức chưa chỉnh, bộ phận chỉ huy quân sự giữ vai trò chủ yếu, giới tăng lữ tham gia chính quyền với tư cách văn quan nhưng

đã được xây dựng và củng cố hệ thống bộ máy nhà nước và đội ngũ quan lại vững chắc dưới thời Lý trong suốt hơn 200 năm cùng với quá trình trưởng thành của dân tộc.Tuy nhiên, thời kì này vẫn khẳng định được tính dân tộc là

cơ sở nền tảng để xây dựng nhà nước độc lập tự chủ sau này Nhà Trần thay thế nhà Lý diễn ra một cách “êm thấm” hòa bình, không đổ máu đã tạo điều kiện cho sự kế tục nhưng phát triển ở một trình độ cao hơn

Trang 31

đã thiết lập bộ máy nhà nước dựa trên hai nguyên tăc cơ bản: Nguyên tắc

“liên kết dòng họ” kết hợp với nguyên tắc “tôn quân quyền”

Trần Thái Tông lên ngôi hoàng đế vào ngày mùng 1 tháng Chạp năm

Ất Dậu (1225) tại điện Thiên An, Kinh thành Thăng Long Sách Việt sử lược chép: “Ngày mùng một tháng Chạp năm ấy Nhị Lang lên ngôi ở điện Thiên

An, tôn Thuận Trinh vương hậu làm Thái hậu, giáng Chiêu vương làm Chiêu Thánh vương cải nguyên là Kiến Trung” [28, tr.201]

Đứng đầu bộ máy Nhà nước quân chủ nhà Trần là vị Hoàng đế Nhưng

họ Trần đã rút kinh nghiệm từ việc truyền ngôi và tranh giành ngôi vua giữa các hoàng tử khi vua cha qua đời của các vương triều trước Cho nên, hình thức truyền ngôi của nhà Trần khác với nhà Lý

Trong Đại Việt sử kí toàn thư, sử gia Ngô Sĩ Liên chép: “Từ sau khi Hạ

Vũ truyền ngôi cho con, thì cha chết con nối, anh chết em thay, đã thành phép thường mãi mãi Gia pháp họ Trần lại khác thế: Con đã lớn thì cho nối ngôi chính, còn cha lui ở cung Thánh Từ, xưng là thượng Hoàng, cùng trông coi chính sự Thực ra truyền ngôi chỉ để yên việc sau, phòng lúc vội vàng, chứ mọi việc đều do Thượng hoàng quyết định Vị vua kế vị không khác gì Hoàng Thái tử cả” [13, tr.30]

Trang 32

Thượng hoàng đầu tiên của nhà Trần là Trần Thừa, thân phụ của vua

Trần Thái Tông Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép: “Mùa Đông, tháng 10,

năm Kiến Trung thứ 2 (1226), tôn cha là Trần Thừa làm thượng hoàng, ở cung Phụng Thiên, phường Hạc Kiều phía bên tả Hễ khi nước có việc lớn, thì

ở trong đó xem xét, quyết định”[13, tr 29] Việc này xảy ra từ khi nhà Trần giành ngôi báu từ tay nhà Lý chưa đầy 1 năm, do đó đây chưa phải là “cách truyền ngôi” vừa nói trên

Người sáng tạo và mở đầu truyền thống: Truyền ngôi cho con ngay khi đang khỏe mạnh và lên làm Thái Thượng hoàng là Trần Thái Tông (1225-1258) Năm 1258, khi mới 40 tuổi, Trần Thái Tông nhường ngôi cho con trai

là Thái tử Trần Hoảng Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép: “Mùa Xuân, năm

Nguyên Phong thứ 8 (1258), Tháng 2, ngày 24, vua nhường ngôi cho Hoàng Thái tử Hoảng, lui ở Bắc cung Thái tử lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Thuận Long năm thứ nhất Đại xá, Vua tự xưng là Nhân Hoàng, Tôn Thượng hoàng là Hiền Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng hoàng đê” [13, tr.29]

Về mặt danh nghĩa thì người đứng đầu Nhà nước thời Trần là Thái Thượng hoàng và Vua Sau khi được vua cha nhường ngôi, vua con tự xưng

là quan gia Nhưng trên thực tế Thái Thượng Hoàng có quyền tối cao, vô thượng, bao chùm lên cả quyền lưc của nhà vua đang tại vị, thậm chí cả việc phế truất ngôi vua Sử cũ chép câu chuyện dưới đây có thể chứng minh điều ấy: Tháng 5 năm Hưng Long thứ 7 (1299), Thái Thượng hoàng Trần Nhân Tông từ phủ Thiên Trường về Kinh đô Thăng Long Các quan trong triều không ai biết, vua Trần Anh Tông thì uống rượu xương bồ xay khướt Thượng hoàng thong thả đi khắp các cung điện từ giờ Thìn đến giờ Tỵ Cung nhân vào đánh thức vua Trần Anh Tông, nhưng vua không tỉnh Thượng hoàng Trần Nhân Tông giận lắm, lập tức về Thiên Trường…

Hôm sau, vua Trần Anh Tông tới phủ Thiên Trường, dâng biểu tạ tội…

Trang 33

“Trẫm còn có con khác, cũng có thể nối ngôi được Trẫm đang sống mà ngươi còn như thế, huống chi sau này?” Vua rập đầu tạ tội”[13, tr.76-77].

Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép: “Mùa xuân, tháng giêng năm Kiến

Trung thứ 2 (1226) phong Trần Thủ Độ làm Thái sư thống quốc hành quân

vụ, chinh thảo sự… Mùa Hạ, tháng 5, trao phẩm cấp cho các quan văn, võ, theo hầu theo thứ bâc khác nhau” [13, tr.78]

Buổi đầu, thời Trần Thái Tông (1226-1258), một số quan lại triều Lý khác họ, có công trong việc suy tôn Thái Tông lên ngôi, lên được phong một

số trọng chức, như Phùng Tá Chu được phong Thái phó, tước Nhân Hưng vương, Phạm Kính Ân được phong Thái phó, tước Bỏ trung Quan nội hầu

Tháng 2 năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 5 (1236) nhà Trần quyết định quan hàm cho các đại thần Theo quy định này, thì những người tôn thất họ Trần vào Chính phủ, hoặc là Thái sư, Thái phó, Thái bảo, Thái úy hoặc tư đồ,

Tả hữu tướng quốc, đều kiêm hàng Kiểm hiệu Đặc tiến nghi đồng tam ty Bình chương sự

Theo Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí thì: “Quan

chế đời Trần, đại yếu lấy Tam Thái, Tam thiếu, Thái úy, Tư đồ, Tư mã, Tư không làm các chức trọng yếu đứng đầu hai ban Văn , Võ Tể tướng thì gia phong Tả, Hữu tướng quốc bình chương sự, Thứ tướng thì gia phong Tham tri chính sự Nhập nội hành khiển, hoặc gia phong Tả phù Hữu bật tham dự triều chính” [7, tr.8]

Những chức vị lớn nhất này đều do tôn thất họ Trần nắm giữ Để thấy

rõ tính chất của quý tộc vương triều Trần, tôi xin liệt kê ra đây danh sách một

số các vị thân vương nắm quyền vị lớn qua các đời vua:

Đời Trần Thái Tông (1225-1258), Trần Thủ Độ làm thống quốc Thái

sư, Trần Liễu làm Thái úy

Đời Trần Thánh Tông (1258-1278), Chiêu Minh Đại vương Trần

Trang 34

quốc Thái úy, sau khi Trần Nhật Hiệu chết (1268) thì Trần Quang Khải làm Tướng quốc Thái úy; Tĩnh Quốc Đại vương Trần Quốc Khang làm Phiêu Kỵ

đô Thượng tướng quân

Đời Trần Nhân Tông (1279-1293:, Trần Quang Khải làm Thượng tướng Thái sư, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn là Quốc công tiết chế thống lính quân đội; Tả Thiên Đại vương Trần Đức Việp làm Nhập nội kiểm hiệu Thái úy

Đời Trần Anh Tông: Huệ Võ Đại vương Trần Quốc Chẩn làm Nhập nội bình chương (tức Tể tướng); Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật làm Thái úy quốc công; Chiêu Hoài hầu Trần Hiện làm Nhập nội phụ quốc Thái bảo

Đời Trần Minh Tông (1314-1329): Huệ Võ Đại vương Trần Quốc Chẩn làm Quốc phụ Thượng tể, Trần Nhật Duật là Tá thánh Thái sư; Uy Túc công Trần văn Bích làm Nhập nội phụ quốc Thái bảo; Văn Huệ công Trần Quang Triều làm Nhập nội kiểm hiệu Tư đồ

Đời Trần Hiến Tông (1329-1341) Cung Tĩnh vương Trần Nguyên Trác làm Tham dự triều chính; Cung Đinh vương Trần Phủ làm Phiêu kị Thượng tướng quân

Đời Trần Dụ Tông (1341-1369): Trần Nguyên Trác là Thái úy Tả tướng quốc; Trần Phủ làm Hữu tướng quốc (1357); năm 1367, ông được phong làm Tả tướng quốc

Đời Dương Nhật Lễ (1369-1370): Trần Nguyên Trác được phong làm Thượng tướng quốc Thái tể; Cung Định Đại vương Trần Phủ làm Thái sư tả tướng quốc; Cung Tuyên vương Trần Kính lamg Hữu tướng quốc Sau vụ biến Dương Nhật Lễ, Trần Nguyên Trác bị giết, Cung Định Vương Trần Phủ lên ngôi, tức Trần Nghệ Tông

Đời Trần Nghệ Tông: (1370-1372): Trần Nguyên Đán làm Tư đồ; Trần Nguyên Uyên là Phủ quân Tướng quân

Trang 35

Từ đời Trần Duệ Tông (1373-1377) trở đi, quyền bính của vương triều Trần, đã thuộc về Hồ Qúy Ly nắm giữ

Theo sử gia Đặng Xuân Bảng trong Sử học bị khảo, thì quan chế triều

Trần ở Trung ương có các chức:

Thái sư, Thái phó, Thái bảo (tam thái)

Thiếu sư, Thiếu phó, thiếu bảo (tam thiếu)

Thái úy, Tư đồ, Tư không (tam công)

Tư mã (chức quan võ cao cấp)

Thượng tể, Thái tể (tức Tể tướng)

Thiếu úy (chức quan võ)

Tả, Hữu tướng quốc (đều là gia hàm thêm)

Kiểm hiệu đặc tiến Nghi đồng Tam ty Bình chương sự (các tôn thất vào chính phủ đều gia thêm hàm ấy, Thân vương vào làm Tể tướng thì xưng là quốc công thượng hầu, vào nội đình thì xưng là Quan nội hầu)

Đại hành khiển, ban đầu thì dùng Hoạn quan, đến niên hiệu Thiệu Phong (1341-1357) đời Trần Dụ Tông, mới dùng người có văn học, tức Nho

Sĩ, gia thêm chữ “nhập nội” ở trên, tức Tể tướng

Tham tri chính sự (chức Thứ tướng, lấy Thị lang hay Gián nghị đại phu cho làm); thân vương vào chính phủ thì gọi là tham dự triều chính hoặc tham thị triều chính)

Qua đó ta thấy quan chế nhà Trần của Việt Nam phần lớn mô phổng theo quan chế đời Tống của Trung Quốc Những chức như Tam Thái, Tam Thiếu, Tam công Nhà Trần đều có

Sách Đại Việt sử kí toàn thư cho biết: Vào tháng 10 năm Nguyên

Phong thứ 4 (1254), Vua Trần Thái Tông ban tiền cho Phạm Ứng Mộng, bảo

tự hoạn để vào hầu Sau này, Phạm Ứng Mộng được thăng dần đến chức Hành Khiển Đó là bắt chước lệ cũ của triều Lý dùng Lý Thường Kiệt và Lý

Trang 36

Thường Hiến [13, tr.25] Theo chế độ cũ, không phải là Hoạn quan thì không được làm hành khiển Đến năm Thiệu Long thứ 10 (1267) đời Trần Thánh Tông mới dùng Nho sĩ văn học vào chức này

Đại Hành khiển Năm Thiệu Long thứ 11 (1303) đời Trần Anh Tông lấy Trần Khắc Chung giữ chức Nhập nội Đại Hành khiển

Tháng 4 năm Khai Thái thứ nhất (1324) đời Trần Minh Tông, Trần Bang Cẩn giữ chức Đại Hành khiển Thượng thư tả bộc xạ Đây là chức quan

ở cung Thánh Từ (tức cung của Thượng hoàng nhà trần), giữ chức vâng lệnh chỉ của Thượng hoàng

Tham tri chính sự Năm Chinh Quán thứ 13(939) đời Đường Thái Tông bắt đầu lấy thượng thư Tả thừa Lưa Bạc làm chức Hoàng môn thị lang, Tham tri chính sự

Năm Càn Đức thứ 2(964) đời Tống Thái Tổ đặt chức Tham tri chính sự

là Phó Tể tướng, giúp Tể tướng sử lý các việc chính sự

2.1.2 Văn Ban

2.1.2.1 Lục bộ

Trong Lịch triều hiến chương loại chí, sử gia Phan Huy Chú chép: “Đời

Trần theo phép ấy, Đặc chức Thượng thư Hành Khiển, Thượng thư Hữu bật Sau, vào đời Đại Khánh (1314-1324) và đời Quang Thái (1388-1398) mới chia ra thượng thư các bộ ( như trong đời Đại Khánh, Doãn Bang Hiến làm Thượng thư lại Bộ, Đỗ Nhân Giám làm Thượng thư binh bộ, Trần Chiêu Nhận làm Thượng thư hình bộ” [7, tr.21]

Tuy nhiên, tra trong sử cũ thì thấy chức Thượng thư các bộ đã có từ

trước niên hiệu Đại Khánh (1314-1324) đời Trần Minh Tông Sách Đại Việt

Sử kí toàn thư chép: “Mùa thu tháng 8 năm Thiệu Bảo thứ 4 (1282), bấy giờ

có cá xấu đến sông Lô Vua sai Hình bộ thượng thư Nguyễn Thuyên làm bài văn ném xuống sông, cá xấu bỏ đi Vua cho việc này giống việc của Hàn Dũ,

Trang 37

Theo Lê Qúy Đôn thì: “Trần Thái Tông (1225-1258) đặt quan chức phần nhiều theo như nhà Lý (1009-1225) trước: Đặt Trung thư sảnh có Lệnh, Thị Lang, Đặt Thượng thư sảnh có Tả, Hữu Bộc xạ; Tả, Hữu gián nghị đại phu, Lục Bộ Thượng thư, Hữu ty lang trung…” [9, tr.111]

Qua đó, có thể thấy, ngay từ đầu triều Trần đã đặt đủ lục bộ là: Lại, Lễ,

Hộ, Binh, Hình và công Tiếc rằng, sử cũ của ta chép thiếu sót, nên ngày nay, ngoài một vài vị giữ chức Thượng thư các bộ: Lại, Binh, Hình kể trên, chúng

ta không biết ai đã từng đứng đầu các bộ: Hộ , Lễ và Công dưới triều Trần

Về chức trách của lục bộ dưới triều Trần cũng giống như Lục bộ dưới triều Lý

Bộ Lại là bộ giữ việc quan tước, phong tước, ân ban thuyên chuyển, lựa chọn, xét công, bãi truất và thăng thưởng, bổ xung quan lại, cung cấp người cho các nha môn, Đứng đầu bộ lại là thượng thư bộ lại

Bộ Lễ giữ việc lễ nghi, tế tự, khánh tiết, yến tiệc, trường học, thi cử, áo

mũ, ấn tín, phù hiệu, chương tấu, biểu văn sứ thần cống nạp, các quan chầu mừng, tư thiên giám, thuốc thang, bói toán, tăng lục, đạo lục, giáo phường, đồng văn nhã nhạc Bộ này trông coi việc tổ chức và kiểm soát vấn đề thi cử (thi Nho học khoa cử) chọn người tài ra giúp triều đình

Bộ Hộ giữ việc ruộng đất, nhân khẩu, kho tàng, thu phát, bổng lộc, đồ cống nạp, thuế khoá, muối và sắt

Bộ Binh giữ việc binh nhung, quân cấm vệ, xe ngựa, đồ nghí trượng, khí giới, giữ việc biên giới, lính thú, nhà trạm, phố xá, nơi hiểm yếu, việc khẩn cấp, tuyển dụng chức võ tướng

Bộ Hình giữ việc luật lệnh, hình phạt án tù, ngục tụng và xét xử người phạm tội ngũ hình

Bộ Công coi việc xây dựng thành hào, cầu cống đường sá, việc thổ mộc, thợ thuyền, tu sửa xây dựng, thi hành lệnh cấm về núi rừng, vườn tược

Trang 38

2.1.2.2 Cơ quan văn phòng

Là cơ quan trông coi mọi việc giấy tờ, từ lệnh bên cạnh Thái Thƣợng hoàng và Nhà vua

Thượng thư sảnh: Vốn là Hành khiển ty ở cung Thánh Từ, đến năm

Thiệu Phong thứ 4 (1344) đời Trần Dụ Tông mới đổi tên thành Thƣợng thƣ

sảnh Theo sử gia Đặng Xuân Bảng trong Sử học bị khảo thì Thƣợng thƣ sảnh

có các chức: “Hành khiển, Tả phù, Hữu bật, Tả hữu Bộc xạ, bộ Thƣợng thƣ,

Tả, Hữu ty Lang trung, Viên Ngoại lang, giữ việc vâng theo lệnh chỉ của Thƣợng hoàng” [4, tr.514]

Trung thư sảnh: Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép: “Mùa hạ, tháng 4

năm Thiệu Long thứ 10 (1267): chọn dùng Nho sinh hay chữ sung vào quán, các, sảnh, viện Bấy giờ Đặng Kế làm Hàn Lâm viện học sĩ, Đỗ Quốc Tá làm Trung thƣ sảnh, Trung thƣ lênh, đề do Nho sĩ văn học” [13, tr.36]

Theo sử gia Đặng Xuân Bảng thì Trung thƣ sảnh có các chức: Trung thƣ lệnh, Thị trung, Tả, Hữu gián nghị đại phu, Tả, Hữu chính ngôn, Tả, Hữu tham nghị giữu việc đề nghị các việc lên nhà vua và tuyên phụng mệnh lệnh của Nhà vua” [4, tr.513]

Môn hạ sảnh: vốn là hành khiển ty ở cung quan triều (cung của nhà

vua), đến năm Khai Thái thứ 2 (1325) đời Trần Minh Tông mới đổi thành

Môn hạ sảnh Sách Đại Việt sử kí toàn thư cho biết: “Mùa thu, tháng 8 năm

Khai Thái thứ 2 (1325): Ban xuống các điều lệ mới quy định Theo quy chế

cũ, Hành khiển ty ở cung Quan Triều và Thánh Từ, cùng Nội thƣ hỏa cục, thì gọi chung là Nội mật viện Đến nay, đổi Hành khiển ty thành Môn hạ sảnh, còn Nội thƣ hỏa cục vẫn là Nội mật viện” [13, tr.110]

Theo sử gia Đặng Xuân Bảng thì Môn hạ sảnh có các chức: Hành khiển, Tả, Hữu ty lang trung, Viên ngoại lang giữ việc vâng theo mệnh chỉ của nhà vua [4, tr.513]

Trang 39

Tuyên huy viện: có các chức Đại sứ và Phó sứ Theo chế độ nhà Tống

thì Tuyên huy viện giữ sổ sách của các ty, các ban trong cung, cùng các việc

tế tự, triều hội [4, tr.514]

Bí thư sảnh: Theo sử gia Đặng Xuân Bảng, thì cơ quan văn phòng của

triều Trần còn có Bí thư sảnh “Đời Lý là Bí thư các, đời Trần đổi làm Bí thư sảnh Có các chức Bí thư giám, Hiệu thư” [4, tr.514]

Bí thư sảnh có thuyết cho rằng được đặt ra từ triều Tấn (266-345) nhưng gọi là Bí thư tự Đến cuối đời nhà Lương (503-557) thuộc Nam Triều, mới đổi tên là Bí thư sảnh Đến năm Long Sóc thứ 2 (662) đời Đường Cao Tông đổi Bí thư sảnh là Lan đài, đổi chức Bí thư giám là Lan đài Thái sử, Thiếu giám làm Lan đài Thị lang, Bí thư thừa làm Lan đài Đại phu

Vào đầu triều Bắc Tống (960-1126), các công việc về đồ thư, điền tịch đều do bi các phụ trách, còn Bí thư sảnh chông coi các việc tế lễ, thiên văn, thuật số Đến niên hiệu Nguyên Phong (1978-1085) đời Tống Thần Tông cải cách quan chế mới bắt đầu đặt các chức: Bí thư giám, bí thư thiếu giám, bí thư thừa, mỗi chức một viên, giữ các việc kinh tịch, đồ thư, quốc sử thực lục, thiên văn, thuật số Thuộc viên có các chức: Trước tác lang một viên, Trước tác tá lang hai viên, Bí thư lang 2 viên, Hiệu thư lang 4 viên Ngoài ra bí thư sảnh còn kiêm lãnh cả Thái sử cục

Hàn lâm viện: Năm 1267, nhà Trần lấy Đặng Kế làm Hàn lâm viện Học

sĩ Hàn lâm viện đời Trần, ngoài chức học sĩ, còn có Thừa chỉ, Thị giảng, Hiệu thư lang Giống như triều Lý, Hàn lâm viện đời Trần cũng giữ việc khởi thảo các chiếu sắc, biên soạn các trước tác, công văn chính lệnh của triều đình

2.1.2.3 Cơ quan chuyên môn

Để công việc của bộ máy được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi và có kết quả, nhà Trần còn thiết lập nhiều cơ quan chuyên môn không lệ thuộc trực tiếp vào lục bộ

Trang 40

Thư gia thập hỏa: Trong Sử học bị khảo, sử gia Đăng Xuân Bảng cũng

chỉ kê ra được 5 “thư gia” là: Nội hỏa thư gia, Ngự khố thư gia, Chi hậu thư gia, Phụng ngự thư gia và Lệnh thư gia, đều có quan chánh chưởng [4, tr.515-516]

Thẩm hình viện: Theo sử gia Đặng Xuân Bảng thì cơ quan Thẩm hình

viện dưới triều Trần có chức Đại lí chánh, khi tụng án đã thành, viện này có chức trách định tội, lệ thuộc vào Bộ hình [4, tr.514]

Quốc tử giám: Quốc tử giám được triều Lý thiết lập từ năm 1076 tại

Kinh đô Thăng Long là nơi đào tạo, giảng dạy các hoàng tử,, công chúa và con em quý tộc, dạy võ công cho người trong hoàng tộc Sang triều Trần vị trí của Quốc tử giám vẫn ở chỗ cũ Năm 1243, vua Trần Thái Tông cho trùng tu Quốc Tử giám

Đến tháng 6 năm Nguyên Phong thứ 3 (1253), vua Trần Thái Tông xuống chiếu: “Lập Quốc học viện, tô tượng Khổng Tử, Chu Công, Á Thánh và vẽ tranh

72 người hiền để thờ [13, tr.39] Qua đó, có thể thấy Quốc tử giám đời Trần từ tháng 7 năm 1253 về sau, đổi gọi là Quốc học viện và trong dịp đổi tên Viện, cũng cho đắp tượng và vẽ tranh thờ Ba tháng sau, “Tháng 9, xuống chiếu vời nho sĩ trong nước đến Quốc tử viện giảng Tứ thư, lục kinh” [13, tr.39]

Dưới đời Trần, quan chức ở Quốc tử giám, chỉ thấy nói đến chức Tư nghiệp Tháng 10 năm Thiệu Long thứ 15 (1272), xuống chiếu tìm người tài giỏi, đạo đức thông hiểu kinh sách làm Tư nghiệp Quốc tử giám…” [13, tr.151] Sau đó, sử cũ lại chép vua Trần Minh Tông (1314-1329) mời Chu Văn An làm Quốc tử giám Tư nghiệp, dạy Thái tử học [13; tr.152] Như vậy,

có thế thấy vào thời Trần chưa đặt chức tế tửu đứng đầu Quốc tử giám, mà đứng đầu cơ quan này là tư nghiệp

Quốc sử viện: ghi chép các hoạt động của vua quan và biên soạn

quốc sử

Ngày đăng: 16/09/2017, 08:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w