Tìm về làng cổ Đường Lâm cũng là con đường tìm về với nguồn gốc văn hóa và truyền thống của Việt Nam là dịp để chúng ta chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của những ngôi nhà cổ, hoài niệm về
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
======
NGUYỄN THỊ THU TRANG
LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM (SƠN TÂY, HÀ NỘI)
TRONG THỜI KÌ 1986 - 2016
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
TS BÙI NGỌC THẠCH
HÀ NỘI - 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, nơi đã đào tạo em trong suốt 4 năm học Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo Bùi Ngọc Thạch- Người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo, giúp đỡ em để em hoàn thành khóa luận này
Qua đây, em cũng gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Thư viện quốc gia Hà Nội, Ban quản lí di tích lịch sử
xã Đường Lâm, cùng với những người dân ở Đường Lâm đã giúp em rất nhiều trong quá trình thu thập thông tin tư liệu để làm khóa luận
Em xin cảm ơn sự quan tâm của gia đình, bạn bè giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Nguyễn Thị Thu Trang
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, Tiến sĩ Bùi Ngọc Thạch
Em xin cam đoan những kết quả nghiên cứu của khóa luận chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình nghiên cứu nào, đó là những kết quả đúng, nếu sai em hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Thu Trang
Trang 4DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc U.B.M.T.T.Q
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM TRƯỚC NĂM 1986 7
1.1 Điều kiện tự nhiên, dân cư 7
1.1.1.Điều kiện tự nhiên 7
1.1.2.Dân cư 15
1.2 Điều kiện kinh tế 17
1.2.1 Nông nghiệp 17
1.2.2 Thủ công nghiệp 19
1.3 Điều kiện văn hóa, xã hội 20
1.3.1 Văn hóa 20
1.3.2 Xã hội 22
CHƯƠNG II : HOẠT ĐỘNG CỦA LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM TRONG THỜI KÌ 1986-2016 25
2.1.Hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội 25
2.1.1.Về kinh tế 25
2.1.2.Về văn hóa 31
2.1.3.Về xã hội 37
2.2.Hoạt động bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa của làng cổ Đường Lâm
2.2.1.Bảo tồn các kiến trúc xây dựng của làng cổ 40
2.2.2 Tu sửa, tôn tạo những công trình xuống cấp 45
2.3.Khắc phục những khó khăn về mặt xã hội ở làng cổ Đường Lâm 48
2.3.1.Vấn đề tăng dân số 48
2.3.2.Vấn đề sinh hoạt của người dân 50
2.3.3.Vấn đề văn hóa du lịch 52
Trang 6CHƯƠNG III : ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM
TRONG THỜI KÌ 1986-2016 56
3.1.Đặc điểm của làng cổ Đường Lâm trong thời kì 1986-2016 56
3.1.1 Đây là nơi lưu giữ được làng cổ xây dựng toàn bằng đá ong 56
3.1.2 Các công trình xây dựng kiến trúc của làng cổ Đường Lâm vẫn được bảo tồn 59
3.1.3 Các đồ dùng, vật dụng phục vụ sản xuất và đời sống vẫn được duy trì 64
3.2.Vai trò của làng cổ Đường Lâm trong thời kì 1986-2016 65
3.2.1 Bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử - văn hóa của dân tộc 65
3.2.2.Hình thành một trung tâm du lịch có giá trị phát triển kinh tế- văn hóa 69
3.2.3.Góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới 71
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 PHỤ LỤC
Trang 71
MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài
Là một mảnh đất nổi tiếng ―Một ấp hai vua‖ Đường Lâm mang trong
mình nhiều nét đặc sắc với những ngôi nhà cổ xây bằng đá ong có niên đại
hàng trăm năm tuổi cùng hàng chục di tích lịch sử văn hóa có giá trị Ở mảnh
đất quần cư đã lâu đời, con người nơi đây đã gắn kết với nhau thành một thể
thống nhất với phong tục, tập quán và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không
hề thay đổi đã tạo nên những bản sắc riêng của miền quê này Trải qua bao
thăng trầm, Đường Lâm vẫn lưu giữ hình ảnh của một ngôi làng cổ Việt Nam
với cổng làng, hình ảnh những căn nhà 3 gian 2 chái , cây đa, giếng nước, ao
sen, sân đình… của làng quê đất Việt thuở xưa Tìm về làng cổ Đường Lâm
cũng là con đường tìm về với nguồn gốc văn hóa và truyền thống của Việt
Nam là dịp để chúng ta chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của những ngôi nhà
cổ, hoài niệm về một ngôi làng Việt Nam còn nguyên dáng dấp thuở ban sơ
với những con hẻm nhỏ quanh co
Trải qua nhiều biến động của lịch sử, xã hội, sự gia tăng dân số, quá
trình phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, môi trường và vấn đề đô thị hóa đã và
đang làm cho những giá trị cổ xưa của một làng quê cổ ở Việt Nam bị mai
một, điều đó có nghĩa những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đã bị xóa
bỏ để đi theo một nền văn hóa hiện đại và giá trị văn hóa của Đường Lâm trở
thành đối tượng bị đe dọa
Việc nghiên cứu Làng cổ Đường Lâm trong thời kì đổi mới có ý nghĩa
vô cùng to lớn
Về lí luận, nó làm sáng tỏ đường lối của Đảng về duy trì và bảo vệ
những giá trị văn hóa của dân tộc, giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng phát
triển kinh tế thị trường với việc bảo tồn văn hóa dân tộc trong thời kì đổi mới
Trang 82
Về thực tiễn việc nghiên cứu vấn đề trên là phản ánh thực trạng những hoạt động thực tế của làng cổ Đường Lâm hiện nay, với những thuận lợi và khó khăn trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc
Làng cổ Đường Lâm đã thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên do mục đích nghiên cứu khác nhau cho nên mỗi tác giả, mỗi công trình đều có cách tiếp cận và có những nhận xét đánh giá nghiên cứu khác nhau Tuy vậy cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể có hệ thống về làng cổ Đường Lâm trong thời kì đổi mới (1986-2016) Đó
chính là lí do em quyết định lựa chọn ―Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà
Nội) trong thời kì 1986-2016” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về làng cổ Đường Lâm với những góc độ khác nhau:
-Trong các tác phẩm cổ sử như Đại Việt Sử Kí Toàn Thư, Đại Nam
nhất Thống Chí, Thiên nam ngữ lục, Việt điện u linh… cũng đề cập đến
Đường Lâm nhưng không đi sâu nghiên cứu về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội
-Trước năm 1990 đã có một số công trình nghiên cứu về làng cổ
Đường Lâm Công trình đầu tiên phải kể đến là “Mông Phụ một làng ở đồng
bằng sông Hồng” do Nhà xuất bản Văn hoá thông tin ấn hành năm 2003
Công trình này là kết quả của chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học về các biến đổi của làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ do một nhóm tác giả của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học của Pháp, CNRS và Viện Dân tộc học thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia Việt Nam thực hiện
-Trong các cuốn sách lịch sử cũ như lịch sử văn hóa Việt Nam, cơ sở
Văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm (1997), Trần Quốc Vượng chủ biên
(1997), Chu Xuân Diên (1999), gần hơn nữa là Lịch sử văn hóa Việt Nam của
Trang 93
Huỳnh Công Bá (2008), cũng đã để cập đến văn hóa Việt Nam nói chung và
văn hóa ở từng vùng miền nói riêng, trong đó có Đường Lâm
-Tiếp đó là các cuộc hội thảo hợp tác triển khai dự án bảo tồn và phát huy giá trị di tích ở Đường Lâm của trường Đại học Nữ Chiêu Hoà (Nhật Bản) với Cục Di sản văn hoá và Sở Văn hoá thông tin tỉnh Hà Tây Kết quả
có được một tập kỷ yếu với chủ đề bảo tồn, tôn tạo và xây dựng khu di tích lịch sử - văn hoá Đường Lâm do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm
2005
-Trên các báo và tạp chí cũng có nhiều bài viết về làng Việt cổ Đường
Lâm: Báo Văn nghệ trẻ, số 21 (ra ngày 21/5/2006) Làng cổ từ góc nhìn văn
hoá của tác giả Đặng Bằng; Tạp chí Di sản kiến trúc có bài: Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá làng cổ Đường Lâm của tác giả Đặng Văn Tu; Báo Lao
động xã hội số 38 ra ngày 23/3/2006 có bài: Bảo tồn Đường Lâm - chuyện
không chỉ một sớm một chiều của tác giả Vũ Xuân Khoa
-Năm 2008 Thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây Bộ Văn hóa- Thông tin
Trường Đại học nữa SHOWA xuất bản cuốn sách làng Cổ Đường Lâm
(Ancinent village DUONG LAM) do sở thông tin và truyền thông cấp in xong
và nộp lưu chiểu tháng 7 năm 2008
-Năm 2008 tác giả Nguyễn Thị Phương Anh thuộc trường Đại học quốc gia Hà Nội có bài viết luận văn thạc sĩ với đề tài Quan hệ tương tác giữa điêu kiện tự nhiên với đời sống văn hoácủa cư dân làng việt cô Đường Lâm, thị xã sơn tây, Hà Nội
-Trong các cuốn thông sử như Lịch sử Việt Nam cổ trung đại (Huỳnh Công Bá- tiến sỹ sử học(2000), nxb Thuận Hóa), Đại cương Lịch sử Việt Nam
toàn tập (Trương Hữu Quýnh- Đinh Xuân Lâm- Lê Mậu Hãn(2010),Nxb
Giáo dục), Lịch sử cổ đại Việt Nam (Đào Duy Anh (2011), Nxb văn hóa
Trang 10Trong các tác phẩm này tác giả đã giới thiệu cơ sở hình thành, hoạt động của Làng cổ Đường Lâm như một nét hội tụ tinh hoa văn hóa của làng
cổ Bắc Bộ, phản ánh nền văn minh lúa nước rất sống động tồn tại đến bây giờ, phản ánh được cuộc sống con người và văn hóa nơi đây Tuy vậy hạn chế của những tác phẩm này là chưa trình bày một cách cụ thể hoạt động của Làng cổ Đường Lâm trong thời kì đổi mới 1986-2016, nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa Tuy nhiên đó cũng
là những gợi ý quý báu để người viết triển khai đề tài này, mặt khác đây cũng
là đề tài chưa được nghiên cứu sâu nên nó vẫn đang là vấn đề còn để ngỏ Chính vì vậy việc đầu tư nghiên cứu Làng cổ Đường Lâm trong thời kì 1986-2016 là rất cần thiết
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
-Nêu rõ cơ sở hình thành, hoạt động của Làng Cổ Đường Lâm trước năm 1986
Trang 114.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Làng cổ Đường Lâm trong thời kì 1986-2016
4.2.Phạm vi nghiên cứu
-Về phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu phạm vi toàn bộ Làng cổ Đường Lâm bao gồm 9 thôn hợp lại: Mông Phụ, Đông Sàng, Đoài Giáp, Cam Thịnh, Cam Lâm, Phụ Khang, Hà Tân, Hưng Thịnh và Văn Miếu thuộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội Trong đó chủ yếu là 5 thôn Mông Phụ, Đông Sàng, Đoài Giáp, Cam Thịnh Cam Lâm
-Về phạm vi thời gian: Từ năm 1986-2016
5 Nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu
5.1.Nguồn tài liệu
-Nguồn tài liệu thông sử: Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Nam nhất thống chí, Đại Việt nhất thống chí, Đại cương lịch sử Việt Nam…
-Các nguồn lịch sử địa phương: Lịch sử tỉnh Hà Tây, lịch sử thị xã Sơn Tây, lịch sử Thành Phố Hà Nội
-Các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu như : luận án luận văn của tác giả Nguyễn Thị Phương Anh, Nguyễn Quốc Hùng, Đào Bích Thủy, khóa luận tốt nghiệp
-Các bài báo tạp chí, các diễn đàn, trên đài phát thanh truyền thông truyền hình
-Nguồn tư liệu điền giã, thực tế địa phương
Trang 126
-Nguồn tài liệu Internet
5.2.Phương pháp nghiên cứu
-Dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử để nghiên cứu đề tài
-Kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp logic, trong đó phương pháp lịch sử là chủ yếu
-Phương pháp tổng hợp, đối chiếu, so sánh
-Phương pháp điền giã
6 Đóng góp của khóa luận
-Dựng lại bức tranh lịch sử tương đối đầy đủ cụ thể về Làng cổ Đường Lâm trong thời kì đổi mới 1986-2016
-Nêu rõ những hoạt động của làng cổ Đường Lâm trong thời kì đổi mới
về thành tựu cũng như hạn chế
-Rút ra những đặc điểm và vai trò của Làng cổ trong thời kì đổi mới 1986-2016
7 Bố cục của khóa luận
Bố cục của khóa luận gồm 3 chương:
-Chương 1: Điều kiện hình thành và phát triển Làng cổ Đường Lâm trước năm 1986
-Chương 2: Hoạt động của Làng cổ Đường Lâm trong thời kì 1986-2016 -Chương 3: Đặc điểm và vai trò của Làng cổ Đường Lâm trong thời kì 1986-2016
Trang 137
Chương 1 ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG CỔ ĐƯỜNG
LÂM TRƯỚC NĂM 1986 1.1 Điều kiện tự nhiên, dân cư
1.1.1.Điều kiện tự nhiên
Xã Đường Lâm, xưa thuộc đất Kẻ Mía, thuộc vùng bán sơn địa, nằm ở phía Đông Bắc, thị xã Sơn Tây Đường Lâm có 9 làng là Mông Phụ, Cam Lâm, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Đông Sàng, Hà Tân, Hưng Thịnh, Phụ Khang
và Văn Miếu Phía Bắc giáp sông Hồng( bên kia sông là tỉnh Vĩnh Phúc), phía Đông giáp phường Phú Thịnh , phía Tây giáp xã Cam Thượng (huyện Ba Vì), phía Nam giáp xã Thanh Mỹ và Xuân Sơn Trọng tâm làng cổ ở Đường Lâm được xác định là làng Mông Phụ, một làng có dân số lớn, ở vào vị trí trung tâm giữa các làng Đông Sàng, Đoài Giáp và Cam Thịnh Nơi đây còn lưu giữ được nguyên vẹn cấu trúc và nếp sinh hoạt của một làng Việt cổ thuộc vùng trung du Bắc Bộ với hình ảnh những căn nhà 3 gian 2 chái , cây đa, giếng nước, ao sen, sân đình và những ngôi nhà cổ có niên đại hàng trăm năm tuổi Trong tâm thức của nhiều người, nói đến Đường Lâm người ta thường liên tưởng địa danh ―Kẻ Mía‖, ―Một ấp hai vua‖ Địa danh này xuất hiện khá sớm trong các thư tịch cổ như: Việt điện u linh, Thiên nam ngữ lục, Lịch triều
Trang 148
hiến chương loại chí Hồ sơ di tích này viết về làng cổ ở Đường Lâm Làng
cổ ở Đường Lâm là tên gọi chính thức của di tích
Tên Đường Lâm được nhắc đến sớm nhất là trong sách Việt điện u linh,
trong đó có chép rằng: Ông cha Phùng Hưng đời đời làm tù trưởng ở châu Đường Lâm Có thể châu Đường Lâm thuở ấy rộng hơn xã Đường Lâm bây giờ rất nhiều [27]
Còn căn cứ theo Thiên Nam ngữ lục - cuốn sử ca dân gian viết bằng chữ Nôm ở thế kỷ XVII, ít nhất địa danh Đường Lâm đã xuất hiện từ thế kỷ VII - VIII, gắn liền với chiến công lẫy lừng cùa hai vị anh hùng dân tộc Phùng Hưng, Ngô Quyền [14]
-―Đường Lâm sinh có anh hùng Bấy chừ một đạo quân Phùng nổi lên‖
-―Quyền cùng Đường Lâm còn dòng Cha làm châu mục lĩnh trong Nam thành‖
(Thiên Nam Ngũ Lục)
Theo Phan Huy Chú trong sách ―Lịch triều hiến chương loại chí‖ thì châu Đường Lâm kéo dài đến tận địa phận huyện Hoài An (tức vùng Mỹ Đức
- chùa Hương bây giờ) của xứ Đoài - Sơn Tây [8, tr.9]
Còn sách Đại Việt sử ký toàn thư, là chính sử đời Lê, thì có đoạn ghi: Tân Mùi 791, đời Đường, niên hiệu Trinh Nguyên thứ 7, mùa xuân, An Nam
đô hộ phủ là Cao Chính Bình làm việc quan bắt dân đóng góp nặng Mùa hạ tháng tư, người quê Đường Lâm, thuộc Giao Châu là Phùng Hưng nổi binh vây phủ Chính Bình vì lo sợ mà chết [13] Một bia đá còn lưu giữ được ở thôn Cam Lâm, có niên hiệu Quang Thái thứ 3 (1390) đời Trần Thuận Tông, cũng ghi: ―Nguyên bản xã, địa cư lâm mãng, cổ hiệu Đường Lâm‖ Nghĩa là: Nguyên xã này, đất đai toàn rừng rậm, xưa gọi là Đường Lâm [9, tr.62]
Trang 159
Sách Đại Việt địa dư toàn biên, Nguyễn Văn Siêu cũng viết: ― Bố Cái Đại Vương là Phùng Hưng Tiền Ngô Vương Quyền đều là người Đường Lâm Nay xã Cam Lâm, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ (xã Cam Lâm trước
là xã Cam Tuyền) có 2 đền thờ Bố Cái Đại Vương và Tiền Ngô Vương Còn
có một bia khắc rằng: Bản xã đất ở rừng rậm, đời xưa gọi là Đường Lâm, đời đời có anh hào Đời nhà Đường có Phùng Vương tên húy Hưng, đời Ngũ Đại
có Ngô Vương tên húy Quyền Hai vương cùng một làng, từ xưa không có
Uy đức còn mãi, miếu mạo như cũ Niên hiệu đề là Quang Thái năm thứ 3 (Trần Thuận Tông-1390) mùa xuân tháng 2, ngày 18 làm bia này ‖[5, tr.402-403.] Như vậy, Đường Lâm chắc chắn là một cái tên cổ đã có từ rất lâu đời
Và cũng trong ―Đại Việt sử ký toàn thư‖, phần ghi chép về năm 1117, có đoạn nhắc đến ―người giáp Cam Giá‖ Khu vực làng cổ Đường Lâm ngày nay vốn thuộc tổng Cam Giá Thịnh trước kia, nay gồm bốn làng Cam Thịnh, Mông Phụ, Đông Sàng, Đoài Giáp, được gọi chung là Kẻ Mía Từ Cam Giá trong tên gọi tổng Cam Giá Thịnh có nghĩa là Mía, xuất phát từ việc khu vực này đã từng phát triển nghề trồng mía Cũng từ đó mà có tên làng Mía, Chùa Mía
Nhưng nguyên do của tên gọi Kẻ Mía là từ đâu? Huyền tích dân gian
xứ Đoài còn kể rằng: ―Vào thời Hùng Vương thứ 16, nhà vua sinh được một nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần, gọi tên là Mị Ê Nàng không thích sống trong cảnh cung cấm gò bó Hằng ngày, nàng thường cùng một số cung nữ đi tới các vùng bãi đất ven sông Cái (sông Hồng), hoặc cùng mọi người vun trồng ngô khoai, hoặc hái hoa bắt bướm vui chơi…Vào một buổi trời hè nắng gắt, Mị Ê chơi bắt gặp một bụi cây trông như những cây sậy, nàng bẻ một cây
ra thì thấy thân cây có nước, lấy tay quyệt nếm thử thì thấy có vị ngọt và thơm mát Nàng reo lên thích thú, rồi bảo mọi người trồng thử trên bãi sông Chẳng bao lâu, loài cây mọc thành từng bụi xanh tốt um tùm Nhân dân bảo nhau
Trang 1610
chặt về, ép lấy nước, rồi nấu thành mật để ăn Ngày tết đến, nàng Mị Ê sai chặt những cây to ngon cùng một ít nước mật đem về dâng vua cha Vua Hùng ăn nếm rất thích thú, bèn lấy ngay tên nàng công chúa yêu quý là Mị Ê
để đặt tên cho giống cây quý này Từ đó khắp cả một vùng bãi ven sông Thao, đặc biệt là từ Ba gò Đông Viên đến làng Phú Nhi, cây Mị Ê được trồng xanh tốt như rừng Cái tên cây Mị Ê lâu dần cũng bị mọi người đọc chệch đi thành
ra cây Mi…Ê, rồi cây Mía Đến mùa thu hái mía, quang cảnh thật tấp nập, nhân dân vừa nô nức chặt mía vừa dựng những lò kéo mật - dùng trâu kéo máy ép mía bằng gỗ để nấu mật, ngày đêm khói tỏa nghi ngút ngay bên bãi sông Và tất cả các vùng rộng lớn có trồng mía đầu tiên đó, được gọi chung là
kẻ Mía‖[8, tr.11] Như vậy, cái tên Đường Lâm đã cổ, nhưng cái tên kẻ Mía
rõ ràng còn cổ hơn nhiều
Đến thời Lê, vùng Kẻ Mía được tách ra làm hai, đặt tổng Cam Giá Thượng thuộc huyện Tiên Phong (nay là xã Cam Thượng) và tổng Cam Giá Thịnh, huyện Phúc Lộc (sau gọi là Phúc Thọ), tức là địa bàn xã Đường Lâm ngày nay
Sau Cách mạng tháng Tám, tổng Cam Giá Thịnh có tên mới là xã Phùng Hưng Mãi đến ngày 21 tháng 11 năm 1964 xã Phùng Hưng mới đổi tên thành Đường Lâm trực thuộc huyện Tùng Thiện tỉnh Sơn Tây cho đến năm 1968 Cũng trong năm này tỉnh Sơn Tây sáp nhập tỉnh Hà Đông thành tỉnh Hà Tây Đầu thế kỷ 19, Đường Lâm là nơi đặt lỵ sở của trấn Sơn Tây Theo "Thư tịch cổ" (Đại Nam nhất thống chí, lịch triều hiến chương loại chí) Sơn Tây xuất hiện cách đây hơn 500 năm Năm 1469 (thời Lê Thánh Tông), Trấn sở Sơn Tây đóng tại xã La Phẩm, huyện Tiên Phong, Phủ Quảng Oai (nay thuộc xã Tản Hồng, Ba Vì, Hà Nội), thời kỳ đó gọi là Sơn Tây Thừa Tuyên Đến thời Lê Cảnh Hưng (1740-1786), Trấn sở được dời về xã Mông Phụ, huyện Phú Lộc, Phủ Quảng Oai (nay thuộc xã Đường Lâm, Sơn Tây),
Trang 1711
năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), Trấn sở dời về thôn Thuần Nghệ - Huyện Minh Nghĩa (nay là nội thành Sơn Tây) Năm 1831, Trấn Sơn Tây đổi thành tỉnh Sơn Tây và trấn lỵ trở thành tỉnh lỵ Năm 1942, Thực dân Pháp đổi tỉnh
lỵ thành Thị xã Sơn Tây [40]
Thị xã Sơn Tây là thủ phủ của tỉnh Sơn Tây (bao gồm 06 huyện: Quốc Oai, Quảng Oai, Tùng Thiện, Phúc Thọ, Thạch Thất, Bất Bạt) với diện tích
150 mẫu bắc bộ và số dân là 6.116 người
Tháng 6/1965, thực hiện Quyết định của Chính phủ, thị xã Sơn Tây cùng với các huyện của tỉnh Sơn Tây sát nhập với tỉnh Hà Đông thành tỉnh Hà Tây
Năm 1979, thực hiện Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng, thị xã Sơn Tây cùng một số huyện của tỉnh Hà Sơn Bình chuyển về thành phố Hà Nội Tháng 10 năm 1991, thị xã Sơn Tây được tách và chuyển về trực thuộc tỉnh Hà Tây
Ngày 13/4/2006, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 655/QĐ-BXD công nhận Thị xã Sơn Tây là đô thị loại III
Đặc biệt, ngày 02/8/2007, Chính phủ đã có Nghị định số 130/NĐ-CP
về việc thành lập Thành phố Sơn Tây trực thuộc tỉnh Hà Tây [40]
Ngày 01/8/2008, thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Thành phố Sơn Tây trở về với Thủ đô
Hà Nội Từ đó, thành phố Sơn Tây có 9 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Phú Thịnh, Quang Trung, Sơn Lộc, Trung Hưng, Trung Sơn Trầm, Viên Sơn, Xuân Khanh và 6 xã: Cổ Đông, Đường Lâm, Kim Sơn, Sơn Đông, Thanh Mỹ, Xuân Sơn
Ngày 8 tháng 5 năm 2009, Chính phủ ra nghị quyết chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây trực thuộc Hà Nội
Trang 1812
- Địa hình
Nằm trên vùng văn hóa cổ Sơn Tây- Xứ Đoài, Đường Lâm kẹp giữa sông Hồng và các ngọn đồi đá ong thấp kéo dài của chân núi Ba Vì về phía Bắc, xen giữa những cánh đồng, những dải đất trũng Theo quan niệm xưa, Đường Lâm là đất đắc địa, nằm ở thế tọa sơn vọng thủy: ―Lưng dựa vào núi Tản, mặt ngoảnh ra sông Hồng‖ [23, tr.149] Đây là vùng đất cổ, một ấp hai vua và cũng là ―Tứ giác nước‖, được bao bọc bởi sông Đà, sông Tích - Một chi lưu nối với sông Đà, sông Đáy
Địa bàn xã Đường Lâm có địa hình đồi gò nối tiếp nhau như bát úp với
ba mặt nước sông bao bọc, có nham thạch cứng như đá ong, đá vôi cung cấp vật liệu xây dựng với trữ lượng lớn Phía Tây Nam làng là núi Tản Viên (Ba Vì) sừng sững, thần núi được coi là Thành hoàng bảo vệ làng Là vùng đất nằm trên bậc phù sa cổ không bằng phẳng, có đặc điểm gồm những dải đất uốn cong uyển chuyển hợp thành từ các mỏm đồi gò liên tiếp từ chân núi Ba
Vì soải ra, với độ cao trung bình so với mặt biển 18m, trung tâm là đồi Cấm
có độ cao 48m
Thuở khai sinh lập địa nơi này vốn là rừng rậm lau rách, cỏ dại mọc
um tùm, nhiều thú rừng ẩn nấp, đồng thời cũng là địa bàn sinh sống của người Việt cổ Nhiều thế hệ nối tiếp nhau khai phá, cải tạo thiên nhiên đã để lại cho nhân dân Đường Lâm thừa hưởng một di sản quí giá, đó là những cánh đồng, những đồi gò và cả những rộc sâu có thể canh tác lúa, màu, rau đậu và cây công nghiệp… ―Đường Lâm xưa kia thuộc đất Phong Châu cổ kính, kinh
đô của các Hùng Vương thời dựng nước, một địa bàn đã có cư dân từ rất lâu đời và cũng là một trung tâm cư dân quan trọng‖ [24, tr.17]
- Giao thông vận tải
Đường Lâm ở vào vị trí rất thuận lợi cả về giao thông đường bộ và đường thủy Đường bộ có đường quốc lộ 32 cách thủ đô Hà Nội gần 50km, do
Trang 1913
đó việc giao thông liên lạc với các trung tâm lớn của địa phương và cả nước khá thuận tiện ―Đường Lâm còn nằm cạnh dòng sông Cái- sông Hồng: Nhất
cận thị, nhị cận giang Đường Lâm vừa gần sông lớn, vừa gần đô thị lớn‖[22,
tr.12] Ngoài ra Đường Lâm còn có dòng sông Con phát nguyên từ phía núi
Ba Vì đổ vào sông Bôi, nhập vào sông Đáy ở Gián Khẩu, Ninh Bình Sông Con chảy từ Tây sang Đông quanh co uốn khúc men theo các rẻo đất trũng chia Đường Lâm thành hai nửa Nửa phía Bắc rộng hơn gồm các thôn Hà Tân, Hưng Thịnh, Đông Sàng, Cam Thịnh, Mông Phụ, Đoài Giáp, Văn Miếu; nửa phía Nam gồm thôn Cam Lâm và Phụ Khang Sông Con còn gọi là sông Tích, theo truyền thuyết là dấu tích của cuộc chiến ―năm năm báo oán, đời đời đánh ghen‖ giữa Thủy Tinh và Sơn Tinh xung quanh nàng công chúa của Hùng Vương thứ 18 Sông Con trước đây là đường giao thông thủy quan trọng, thuyền buồm từ Nam Định, Thái Bình, Hà Nam thường chở hàng hóa
từ miền xuôi lên cập bến mua bán, đổi chác lâm thổ sản của miền ngược Ngày nay sông Con chỉ còn tác dụng tưới tiêu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tô điểm cho cảnh quan Đường Lâm thêm hữu tình
Đặc biệt, ngày nay Đường Lâm còn có thuận lợi khi cầu Trung Hà vừa mới được khánh thành (năm 2003), đường cao tốc Láng Hoà Lạc tiếp tục mở rộn g nâng cấp, đường tránh thị xã (đường Hồ Chí Minh) đã khởi công năm
2003
- Đất đai
Đường Lâm-Sơn Tây, là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du Bắc Bộ, phía Tây và phía Nam giáp với Thượng du và Trung du nên có đồi núi Đất Sơn Tây không tốt như các vùng khác mà đất ở đây có nhiều đá ong
Đó cũng là điểm làm nên nét đặc trưng sinh thái xứ Đoài
Trong 9 thôn ở xã Đường Lâm thì Hà Tân và Hưng Thịnh là hai thôn nằm ở ven bờ sông Hồng được ngăn cách bởi một con đê với các thôn―bán
Trang 2014
sơn địa‖ của Đường Lâm Và ngày nay khi nói tới làng Cổ Đường Lâm người
ta thường nghĩ đến các thôn ―trong đê‖, các thôn bán sơn địa của Đường Lâm:
Mông Phụ, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Đông Sàng Những thôn này là những thôn gốc còn bảo lưu được những nét văn hóa cổ truyền của làng xã đồng bằng Bắc Bộ đặc biệt của xứ Đoài ―đất đá ong khô‖
- Khí hậu
Nói về điều kiện tự nhiên không thể bỏ qua khí hậu thời tiết, nhân tố thường xuyên chi phối môi trường tự nhiên, quần thể động thực vật và cuộc sống con người
Đường Lâm thuộc vùng núi Ba Vì nên có sự phân hoá theo hướng các sườn núi Nhiệt độ trung bình năm khoảng 250
C, cao nhất khoảng 270C và thấp nhất khoảng 200C; lượng mưa trung bình năm 1800 - 2000 mm nhưng phân bố không đều Lượng mưa trong mùa khô chỉ bằng 12 - 13% lượng mưa trong mùa mưa; lượng bốc hơi trong mùa khô rất cao
Nói chung, khí hậu thời tiết ở Đường Lâm tương đối ôn hoà, có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông rõ rệt Tính chất khí hậu ổn định của 4 mùa giúp cho việc sản xuất và sinh hoạt có nhiều thuận lợi Cư dân Đường Lâm có thể hiểu được quy luật tự nhiên đó để áp dụng vào sản xuất, tránh được khí hậu hà khắc và những thiên tai bất biến làm ảnh hưởng đến mùa màng
- Sông ngòi
Về mạng lưới sông ngòi, ―làng cổ Đường Lâm nằm giữa sông Cả (Sông Hồng) và sông Con (sông Tích), là vùng trung du ở bên rìa ngoài của vùng châu thổ Bắc Bộ, mà 36 đồi gò, 18 rộc sâu‖ [21, tr.3], cùng với khúc sông Tích uốn lượn là những vết tích còn lưu lại đến ngày nay
Hệ thống sông Hồng và sông Tích chảy qua địa bàn xã Đường Lâm trên tổng diện tích đất tự nhiên là 800,25 ha Có một phần diện tích ngoài đê của hai thôn Hà Tân và Hưng Thịnh thường xuyên chịu ảnh hưởng của thuỷ
Trang 2115
chế sông Hồng Những sông này đều mang đặc tính sông miền trung du, do vậy chế độ thuỷ văn rất phức tạp, phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mùa mưa của vùng lưu vực các nhánh sông và chế độ thuỷ văn của sông Đáy (đặc biệt khi
có nhiệm vụ phân lũ) Chính vì vậy mà mực nước của các nhánh sông nhỏ này lên xuống rất thất thường, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp
1.1.2.Dân cư
Đường Lâm là vùng đất có lịch sử từ thời dựng nước Tại thôn Mông Phụ, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy dấu tích những di vật đá đẽo thuộc giai đoạn văn hoá Sơn Vi, cách nay khoảng 2 vạn năm Tiếp đó là các di tích thuộc giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên - sơ kỳ thời đại đồ đồng, cách nay khoảng 4000 năm cũng được tìm thấy ở Mả Đống, ven dọc lưu vực sông Đáy
và sông Tích Tại địa điểm gò Mả Đống còn phát hiện được nhiều dụng cụ lao động đồ đá và đồ gốm được làm cả bằng bàn xoay và cả bằng tay Hoa văn trang trí được chia thành 8 loại khác nhau là văn thừng, văn chải, văn khuông nhạc, văn khắc vạch, văn đai đắp nổi, văn trổ lỗ, văn lỗ thủng, văn vỏ
na Chứng cứ khảo cổ học cho thấy người Mả Đống sinh sống chính bằng nghề nông Những công cụ tìm thấy ở đây chủ yếu được dùng trong nông nghiệp Sự phát triển của đồ gốm cũng chứng minh sự có mặt của biểu tượng sinh thực khí, phổ biến trong các tín ngưỡng tôn giáo của người nông nghiệp nguyên thuỷ Chủ nhân của di chỉ Mả Đống có quan hệ với chủ nhân của văn hoá Phùng Nguyên, Đồng Đậu Chắc chắn họ là cư dân Văn Lang và văn hoá
Mả Đống là bộ phận hợp thành văn hoá vật chất thời Hùng Vương
Như vậy, ―về mặt thời gian, cư dân Việt cổ đã tồn tại ở đây suốt từ văn hoá Sơn Vi, qua bốn giai đoạn văn hoá kế tiếp Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn‖ [7, tr.40] Đây là vùng đất hợp lưu giữa sông Đà và sông Hồng về phía Bắc đã tạo nên cảnh quan thích hợp cho người Việt cổ sinh sống
Trang 22So với các xã trong vùng, Đường Lâm là một xã lớn với diện tích tự nhiên là 800,25 ha, trong đó có 415 ha đất canh tác, 385,25 ha đất thổ cư, dân
số 9337 nhân khẩu với 1.937 hộ gia đình theo thống kê năm 2006 Trung tâm làng Cổ Đường Lâm được xác định là thôn Mông Phụ, một thôn có dân số lớn, ở vào vị trí trung tâm của làng Dân cư chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, nơi có nghề trồng lúa nước rất phát triển
Dòng họ thực chất là sự mở rộng của hình thức gia đình Đó là một tập hợp những gia đình có chung quan hệ huyết tộc Nó tạo ra niềm cộng cảm dựa trên huyết tộc của các thành viên trong dòng họ Dân cư ở Đường Lâm có nguồn gốc từ người Miền trung (Nghệ An hoặc Thanh Hóa) di cư đến sinh sống Họ Phan là một trong những dòng họ lớn nhất và có nhiều người đỗ đạt cao nhất
Họ Nguyễn ở Đường Lâm cũng được coi là một trong hai họ lớn Còn
có một tích chuyện về 3 dòng họ Lê, Kiều, Nguyễn ở Đường Lâm: Từ khi vùng đất Đường Lâm còn hoang vắng, dân cư thưa thớt, có ba người đàn ông
từ nơi đâu không rõ, hàng ngày đến bắt cá, chài lưới dọc ven sông Hồng thuộc địa phận thôn Đông Sàng xã Đường Lâm ngày nay Một hôm đi đánh cá, cả
ba ông lần lượt kéo lưới của mình lên thì trong lưới chẳng có con cá nào mà duy nhất chỉ kéo được một cái sọ đầu lâu Ông thứ nhất kéo vó lên thấy sọ đầu lâu rồi ném trả xuống sông, đến ông thứ hai kéo vó lên thì cũng chỉ kéo được sọ đầu lâu rồi lại thả xuống, đến ông thứ ba kéo vó lên thì cũng chỉ kéo được sọ đầu lâu mà thôi Sau đó cả ba ông cho đây là sự trùng hợp về một
Trang 23Về tôn giáo một số ít hộ gia đình còn theo đạo Thiên Chúa Chủ yếu là dân cư ở làng Mông Phụ có xây dựng một nhà thờ
1.2 Điều kiện kinh tế
1.2.1 Nông nghiệp
Đường Lâm là một làng thuần nông truyền thống với 95% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ―Tổ chức không gian tổng thể ở đây vẫn còn đậm nét phương thức sống tự cung tự cấp, kết hợp với sản xuất nhỏ của người nông dân Việt Nam từ hàng nghìn năm nay- mặc dù đã có những thay đổi nhưng chưa hẳn đã lột xác‖[1, tr.110]
Địa hình Đường Lâm tương đối phức tạp, phần lớn là đất đồi gò đá ong, gồ ghề không bằng phẳng Đứng ở trên cao nhìn xuống, Đường Lâm giống như hình cái bát úp Trừ hai thôn Hà Tân và Hưng Thịnh thì hầu hết dân cư sống tập trung trên các đồi gò cao thấp Tổng diện tích đất đai canh tác của toàn xã là 414,48 ha phân bố trên các sườn đồi gò (36 đồi gò), chân vàn thấp và các rộc sâu (18 rộc sâu) Vì vậy, để canh tác lúa nước, người dân Đường Lâm phải nghĩ ra phương pháp chia cắt ruộng đất thành những ruộng
Trang 2418
nhỏ bậc thang để tiện cho việc be bờ giữ nước từng khoảnh ruộng Ruộng đất
ở Đường Lâm khá manh mún Mặc dù vậy nghề trồng lúa nước rất phát triển Đứng kế tiếp sau cây lúa nước ra thì các cây hoa màu như ngô, khoai, sắn là cây lương thực giữ vị trí quan trọng để phục vụ bữa ăn hàng ngày cho người dân
Cây ngô có mặt ở hầu khắp đồng đất Đường Lâm Vì thế, không phải ngẫu nhiên ngô đã đi vào đời sống đi vào câu ca dao và trở thành món ăn quen thuộc của người nông dân xứ Đoài
―Đường Lâm đất đá ong khô
Ăn cơm thì ít, ăn ngô thì nhiều‖
(Ca dao) Bên cạnh cây ngô, cây khoai cũng được trồng khá nhiều Nhiều nhất phải kể đến khoai lang - loại cây đóng vai trò làm cây lương thực phụ thay thế cho cơm
Ngoài ra, người dân Đường Lâm còn trồng một số loại khoai khác như khoai tây, khoai sọ vừa dùng làm lương thực, vừa làm thực phẩm Sắn cũng là một trong những cây trồng đặc trưng của vùng đất trung du đồi gò Đường Lâm Cây sắn là loại thân cứng, dễ thích ứng với vùng đất sỏi đá khô hạn, thường cho năng suất cao, được trồng cả ở trong vườn nhà, trên đồi gò hay ở xung quanh nhà làm hàng rào
Một thời gian khá dài trong lịch sử Đường Lâm, Mía được coi là cây trồng đặc trưng và phổ biến trên vùng đất này Cây Mía đã đi vào truyền thuyết dân gian của Đường Lâm Cho đến ngày nay, truyền thuyết về cây Mía vẫn còn in đậm trong ký ức của người dân Cây Mía đã trở thành một biểu tượng thờ cúng tín ngưỡng của người dân Đường Lâm Lúc đầu Mía được tìm thấy trong tự nhiên như một loại cây hoang dại, sau đó được người dân Đường Lâm thuần dưỡng, nhân giống trên đồng đất đồi gò đá ong và đất bãi
Trang 25-― Kẻ Mía kéo mật hộn đường‖
-― Làng Mía Đường Lâm kẹo ngọt bánh đa‖
-―Đi lên phố Mía nhà tôi
Đi vào chơi chợ, quê tôi có chùa‖
(Ca dao) Mía ở Đường Lâm có hai loại chủ yếu là: mía trắng và mía tím Mía tím có đốt ngắn, thân mềm, một loại quà khoái khẩu nhất là đối với trẻ em Còn mía trắng đốt dài, rất ngọt, năng suất cao gấp rưỡi hoặc gấp đôi cây mía
đỏ nhưng cứng hơn Loại mía này chủ yếu dùng để ép mật, làm đường phèn
1.2.1 Thủ công nghiệp
Đường Lâm xưa là vùng đất trồng mía nên mật mía và đường phèn được dùng rất phổ biến trong việc chế biến các loại quà bánh, nhất là bánh gai, bánh mật, chè đỗ Cũng vì thế cho nên nghề kẹo bột, chè lam, kẹo lạc, kẹo vừng và các sản phẩm làm từ mật mía khá phát triển
Nghệ thuật tạo tác các ngành nghề thủ công truyền thống ở Đường Lâm ngay từ xa xưa đã rất phong phú, nhiều nghề đã nổi danh trong vùng như: Nghề đan lát, nghề mộc, nghề làm tương, chả giò, kẹo bột, chè lam, bánh bỏng, dệt vải, nấu mật hộn đường, đánh đá ong, về ẩm thực còn có cơm chay của chùa Mía.v.v Các câu ca dao cổ còn mô tả các món ăn sản vật địa phương như:
Trang 2620
- Nhất trong là nước giếng hè Nhất ngon là bát nước chè Cam Lâm
- Mông Phụ dệt vải trồng mầu Cam Thịnh đan rổ, đan gầu, đan nong…
(Ca dao) Với địa hình là đồi gò nên nghề đào gạch đá ong ở Đường Lâm được coi là một nghề phổ biến và có vai trò quan trọng trong sản xuất vật liệu xây dựng Ở các thôn Mông Phụ, Phụ Khang có khá nhiều diện tích đồi đá ong lộ thiên, dễ khai thác Bà con trong làng đánh thành từng viên mang về xây dựng nhà cửa, tường bao, cầu cống, đình chùa, đền miếu, ngôi mộ, giếng nước, đường đi, cống thoát nước trường tồn cùng với thời gian mà chỉ ở Đường Lâm có được Gạch đá ong ở Đường Lâm là nguồn nguyên liệu xây dựng thay thế cho các loại nguyên liệu gạch nung, gạch mộc Thậm chí, nhiều thợ đánh đá ong Đường Lâm còn đánh đá ong thành từng khối to chở đi các nơi khác bán, tăng thêm nguồn thu nhập Nhiều người trong làng lấy nghề khai thác đá ong làm nghề mưu sinh chính Nguyên liệu xây dựng đá ong đã trở nên thông dụng, do dễ khai thác, khi thay thế cho các chủng loại gạch trong xây dựng thì tỏ rõ ưu thế xây dựng nhanh, giá thành hạ, khi ở trong lòng đất thường mềm, nhưng sau khi được lấy lên mặt đất, càng để dãi dầu nắng mưa, càng rắn chắc, có độ bền cao phù hợp với khả năng tiêu thụ và thị hiếu của bà con nông dân
1.3 Điều kiện văn hóa, xã hội
1.3.1 Văn hóa
Nơi đây còn lưu giữ những nét văn hóa cổ mang trong mình tất cả những nét đặc trưng, điển hình, tiêu biểu, của làng quê nông nghiệp, nông thôn Việt Nam khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Làng cổ Đường Lâm vẫn còn nguyên vẹn những thuần phong mỹ tục, cuộc sống đậm đà chất nông nghiệp
Trang 2721
nông thôn hay cảnh quan môi trường giao tiếp, điều đó cho thấy Đường Lâm mang không gian của một làng cổ Thuần Việt…Ngoài ra trong những câu ca dao, tục ngữ, văn học dân gian Việt Nam có những gì đẹp đẽ nhất, thân thương nhất của nông thôn quê xưa thì làng Cổ Đường Lâm là một bức tranh hội tụ đầy đủ những điều ấy như: lũy tre, cánh đồng, cây đa, giếng nước, sân đình…Trong ca dao tục ngữ đã thấm sâu vào kí ức dân gian tự thuở nào:
-Chẳng đi nhớ cháo Dốc Ghề Nhớ Cơm Phố Mía nhớ chè Đông Viên -Chợ Mía mới họp đã to
Các thầy Mông Phụ cứ dò xuống chơi -Kẻ Mía kéo mật hộn đường Thợ rèn Quang Húc, Chu Chàng ươm tơ…
(Ca dao, tục ngữ)
Nói đến lễ hội, người ta bao giờ cũng liên tưởng tới sự linh thiêng, tín ngưỡng và các trò chơi nhuốm màu dân gian Lễ hội dân gian cổ truyền của làng cổ Đường Lâm trước Cách mạng tháng 8/1945 - nhất là từ thế kỷ XIX trở về trước không những có một quá trình lịch sử lâu dài mà còn phát triển mạnh mẽ và giữ vai trò của loại hình sinh hoạt văn hoá cộng đồng quan trọng trong khu vực Hạt nhân của lễ hội làng cổ ở Đường Lâm là nghi thức lễ tiết nông nghiệp Uống nước nhớ nguồn, thờ cúng tổ tiên là một đặc điểm nổi bật, thể hiện đạo lý, tình cảm của người Việt Trong mỗi gia đình người dân tại làng cổ ở Đường Lâm, vị trí trang trọng nhất trong ngôi nhà là nơi đặt bàn thờ thờ cúng tổ tiên ông bà
Ngoài ra nếu du khách đến Đường Lâm vào những ngày hội đầu xuân
du khách sẽ được tận hưởng những giọng hát chèo, trầu văn, ca trù của các cô thôn nữ hay xem những trò chơi dân gian như : đấu vật, chọi gà, cờ người,
Trang 28vụ thương mại nhỏ…Ngày 19/5/2006 Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên
ở Việt Nam được nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia
1.3.2 Xã hội
Trong thời kỳ phong kiến và phong kiến nửa thực dân, hệ thống cai trị của làng cổ Đường Lâm bao gồm: Chánh tổng, tiên chỉ, tiên thứ chỉ, lý trưởng, phó lý, tuần đinh, khán thư Đây vừa là cơ quan đại diện cho sự quản
lý của chính quyền trung ương tại địa phương, vừa đại diện cho quyền lợi của làng xã trước chính quyền quân chủ và được chọn lọc qua bầu cử Chánh tổng
là người đứng đầu của làng có trách nhiệm trông coi việc chung của làng và là người quyết định cuối cùng mọi việc thuộc về làng Dưới chánh tổng là tiên chỉ và tiên thứ chỉ thay mặt cho chánh tổng quản lý, đôn đốc các mặt như phu, lính, kiểm tra canh phòng trong phạm vi của làng và quản lý cấp thôn đồng thời thường xuyên phải đi gặp quan huyện để báo cáo tình hình của làng và tiếp thu những ý kiến chỉ đạo từ quan huyện Cấp lý trưởng ở Đường Lâm thường có hai loại: một loại được dân bầu và một loại dùng tiền bạc để mua chức sắc Loại lý trưởng được dân bầu là người phải có điều kiện kinh tế tương đối khá giả và có chút ít vai vế trong làng xã Người nào được bầu làm
lý trưởng phải có ít nhất 3 mẫu ruộng Nếu không có ruộng thì phải mượn tài sản của gia đình bên vợ hoặc anh em, cha chú Người nào đã lo đủ ngôi món thì dù trước đó có bạch đinh thì vẫn có thể được làm lý trưởng, dù là lý trưởng được dân bầu hay mua chức thì đều có quyền hành như nhau
Chức vụ tuần đinh, khán thư của làng chịu trách nhiệm trông coi tuần phòng, giữ gìn an ninh trật tự cho làng xóm Tất cả những chức sắc thứ bậc
Trang 2923
đó đã tạo nên bộ máy hành chính của làng Nhà nước phong kiến đã lợi dụng
bộ máy này để quản lý và tổ chức làng - một đơn vị luôn được coi là có tính
tự vệ cao và trở thành một công cụ điều hành của Nhà nước có nhiệm vụ thi hành các chính sách của Nhà nước và chịu trách nhiệm đối với Nhà nước về mọi mặt của làng
Trong quan niệm thứ bậc xã hội ở làng Đường Lâm còn có mõ Mõ luôn được coi là kẻ có vị trí thấp hèn, đảm nhiệm các việc vặt trong làng từ việc đưa thông tin, trải chiếu trong đình cho các cụ ngồi đến mang ―nhang ẩm‖ khi làng vào đám, thông báo lệnh của quan trên và lí dịch tới dân làng
Vì thế từ già đến trẻ đều có thái độ khinh thường, có thể gọi mõ là, ―thằng mõ‖, ―con mõ‖ Người trong làng Đường Lâm không ai nhận làm mõ của chính làng mình Do vậy mõ ở làng Đường Lâm luôn là người thiên hạ đến,
và nếu vì lý do gì không làm mõ nữa thì họ cũng không bao giờ ở lại làng Tất cả những người hoạt động trong bộ máy hành chính của làng đều được làng trả phụ cấp Ngoài ra để lôi kéo số người này phục vụ đắc lực cho chính sách cai trị của mình, Nhà nước phong kiến và bọn thực dân đã ra sức nâng đỡ cho chúng Được nâng đỡ bọn lý dịch mặc sức hoành hành trong làng
xã Chúng lên mặt ra oai, coi khinh những người nghèo khó và luôn tìm cách bóc lột đến tận cùng xương tuỷ của nhân dân Những người già làng Đường Lâm còn nhớ kể lại: mỗi khi có người dân nào ra đường gặp chánh tổng, tiên chỉ mà chưa kịp chào hỏi ngay, lập tức bị chúng ghép cho tội ―ngạo thượng‖
và bắt giam, buộc phải nộp phạt, khi tụ hội chốn đình chung, bộ máy hành chính được ngồi riêng ở vị trí trang trọng nhất, theo sự phân chia ngôi thứ để định quyền ăn nói hưởng thụ Chính vì thế địa vị chính trị trong bộ máy hành chính luôn có mối quan hệ hữu cơ, tỷ lệ thuận với địa vi kinh tế trong làng mà những người thuộc bộ máy ấy nắm giữ Các lý dịch trong làng đều là những
Trang 30Ở Đường Lâm cũng giống như nhiều làng của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, những người có cùng quan hệ huyết thống gắn bó mật thiết với nhau thành đơn vị cơ sở là gia đình, đây là đơn vị cấu thành gia tộc (dòng họ).
Tiểu kết chương 1
Trong hệ thống làng Bắc Bộ, Đường Lâm được biết đến là một vùng đất cổ, mang cảnh quan của vùng trung du bán sơn địa với những đồi gò đá ong thấp, những ―rộc‖ sâu, những ruộng ven sông với địa hình rất đa dạng, phong phú [11] Đường Lâm là vùng đất của một cộng đồng dân cư gồm 9 thôn hợp lại Nơi đây không chỉ là mảnh đất ―địa linh‖ sinh ―nhân kiệt‖ mà còn là một địa chỉ văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu tìm hiểu tập quán cư trú sinh hoạt của những cộng đồng cư dân nông nghiệp
cổ
Làng cổ Đường Lâm mang giá trị đặc trưng của một làng Việt cổ ở vùng châu thổ Sông Hồng ―Nếu coi phố cổ Hà Nội, phố cổ Hội An là bảo tàng lối sống đô thị thì làng cổ Đường Lâm là bảo tàng lối sống nông nghiệp‖ [1, tr.110] Không gian văn hóa làng cổ Đường Lâm hợp thành những công trình sở hữu chung của cộng đồng như đình, chùa, đền miếu, nhà thờ họ, các ngôi nhà cổ hài hòa với cảnh quan thiên nhiên ở vùng đồi gò thấp bán sơn địa
Trang 3125
Chương 2 HOẠT ĐỘNG CỦA LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM TRONG THỜI KÌ
1986-2016 2.1.Hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội
2.1.1.Về kinh tế
Với các điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu, sông ngòi…thì ―Kinh tế
ở Đường Lâm hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lấy trồng trọt chăn nuôi là chính Nghề thủ công và dịch vụ chiếm tỉ lệ nhỏ trong việc phân công lao động và nguồn thu‖ [1, tr.110]
Về nông nghiệp thì cũng như hầu hết các vùng thuộc đồng bằng Bắc
Bộ, ở Đường Lâm, cây lúa chiếm vị trí hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp Mặc dù địa hình, đất đai tự nhiên không cho phép người Đường Lâm có điều kiện thuận lợi để thâm canh, mở rộng diện tích trồng lúa nước như các vùng khác ở đồng bằng châu thổ sông Hồng, nhưng bằng sự sáng tạo và sức lao động của mình người nông dân Đường Lâm đã nỗ lực cải tạo đồng ruộng, giải pháp tưới tiêu, phân bón, cải tạo giống lúa, mở rộng diện tích đất đai tối đa cho cây lúa bằng việc khai thác vùng đất đồi gò thành những thửa ruộng bậc thềm kết hợp với việc tận dụng những rộc sâu, nơi còn giữ được nhiều nước
để gieo trồng lúa người nông dân trồng hai vụ lúa trên một năm: vụ xuân cấy lúa chiêm khoảng tháng 2 và tháng 3, còn vụ hè cấy lúa mùa khoảng tháng 6, tháng 7 Trong vụ đông, khoai được trồng rất phổ biến ở vùng này và được coi là đặc sản của vùng Ngoài ra người ta còn trồng lạc, rau muống và các loại rau màu khác
Từ xưa đến nay ở Đường Lâm Ngô vẫn là cây lương thực có vị trí quan trọng thứ 2 sau cây lúa Hiện nay diện tích đất trồng ngô chiếm khoảng 17,3% diện tích đất nông nghiệp và bằng khoảng 24% đất trồng lúa Ngô còn có vai trò trong việc phát triển chăn nuôi gia đình Thân cây ngô còn cung cấp nguồn
Trang 3226
chất đốt, hạt ngô là nguyên liệu chính để làm tương Tương là thứ gia vị được
sử dụng trong hầu hết các bữa ăn của mọi gia đình ở Đường Lâm
Khi nói đến cây lương thực ở vùng đất này, không thể không nói đến cây sắn, một loại cây trồng góp phần không nhỏ để đảm bảo đời sống, nó luôn
có mặt ở những vùng đất đồi gò khô hạn
Có thể nói cây khoai cùng với cây ngô, sắn là loại cây góp phần vào việc cung cấp nguồn lương thực phụ nhưng rất quan trọng ở Đường Lâm Ngoài ra khoai còn có vai trò trong việc phát triển chăn nuôi đàn gia súc Không ở đâu cây hoa màu lại được trồng nhiều và phong phú đa dạng
về chủng loại như ở Đường Lâm Có thể thấy ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng có cây hoa màu nào thì ở Đường Lâm hầu như là có cây hoa màu
ấy Những cây hoa màu được trồng chủ yếu là cây đậu (các loại), cây lạc, vừng
Ở Đường Lâm, nghề chăn nuôi rất phát triển, đặc biệt là gia súc (trâu
bò, dê, lợn ) và gia cầm (gà, ngan, vịt) Bởi vì sự đa hệ sinh thái và sản phẩm nông nghiệp ở Đường Lâm rất phong phú và đa dạng, bên cạnh cây lúa là cây lương thực phụ như ngô, khoai sắn còn có cây hoa màu, rau đậu cũng phát triển mạnh và cho năng suất cao Vì vậy, người dân ở đây có thể tận dụng nguồn thức ăn từ nông sản cung cấp cho chăn nuôi Đặc biệt ở Đường Lâm còn có một thảm cỏ rộng lớn ở trên những sườn đồi, sườn gò, bờ đê, bờ ruộng Phát triển chăn nuôi ở Đường Lâm ngoài việc cung cấp thịt, sữa, trứng cho bữa ăn hàng ngày Chăn nuôi còn cung cấp cho nhà nông nguồn phân bón hữu cơ cho sản xuất cây trồng, chống bạc màu đất canh tác, tạo sự cân bằng trong quá trình khai thác đất đai
Ở Đường Lâm đàn gia cầm được nuôi tương đối phổ biến Trong đó đặc biệt phải kể đến giống gà Mía Gà Mía là một sản phẩm có từ lâu đời ở Đường Lâm ngoài việc nuôi để tế lễ Thành hoàng làng còn nuôi để thịt trong
Trang 3327
ngày tết, giỗ chạp hay làm quà biếu Loại gà này được nuôi hầu hết trong các
hộ gia đình ở Đường Lâm
Về thủ công nghiệp trên cơ sở của nền nông nghiệp phát triển đa dạng
và phong phú cả về cây lương thực và cây hoa màu đáp ứng được nhu cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày của cư dân làng Đường Lâm Việc tách ra khỏi nông nghiệp đã khiến cho cả nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn Đó cũng chính là nền tảng để hoạt động thủ công nghiệp ra đời
và phát triển Cụ thể trong hoạt động này, người Đường Lâm tận dụng thời gian và nhân lực nông nhàn; tận dụng sản phẩm nông nghiệp dư thừa để chế biến ra các loại quà bánh rất phong phú; tạo ra những loại thức ăn dự trữ quanh năm như: tương, rượu làm phong phú nguồn thức ăn cho người dân vùng bán sơn địa Có thể nói ở Đường Lâm có rất nhiều nghề thủ công nghiệp, từ rất sớm họ đã tìm đến những nghề phụ thích hợp
―Xứ Đoài là đất trăm nghề
Đi buôn làm thợ đề huề tinh tươm ‖ (Ca dao) Đường Lâm xưa là vùng trồng mía Ngày nay các nghề truyền thống sử dụng mật và lạc như nghề làm kẹo dồi, kẹo lạc vẫn còn được lưu giữ Kẹo được làm bằng mật mía Đường Lâm, được các nghệ nhân làng Đông Sàng nấu mật bằng kĩ thuật gia truyền, quật và cắt, rắc bột gạo nếp hoa vàng thơm phức, phủ mỏng bên ngoài chiếc kẹo Kẹo bột Đông Sàng ăn giòn, thơm, có thể để được vài ba tháng trong hũ kín.Tuỳ từng hoàn cảnh mà mỗi gia đình chọn cho mình một ngành nghề phù hợp Các gia đình ở Đường Lâm còn khéo chế biến, kết hợp để tận dụng một cách tối ưu nhất những nông sản do chính mình làm ra bằng cách chuyển hoá thành những dạng quà bánh, thức ăn đặc trưng mà chỉ trong vùng có được như : làm tương, làm bánh (bánh gai, bánh rợm, bánh tẻ, bánh đúc, bánh cuốn, bánh rán.), nấu rượu, nấu chè, làm
Trang 3428
kẹo lạc, kẹo vừng, làm đậu phụ, làm nghề xay xát và đặc biệt là nghề làm tương nổi tiếng Trong các thứ nước chấm ở Đường Lâm, tương là một thứ nước chấm được người Đường Lâm ưa dùng trong bữa dùng để chấm rau muống luộc, tương gừng chấm thịt trâu, bò, kho cá và để ngâm một số thức ăn
để dành
Nguyên liệu làm tương là những sản vật ở quê như nếp cái hoa vàng,
đỗ xanh và muối Song song với ngâm mốc là công đoạn ngâm đỗ Đầu tiên là rang đỗ, chọn loại đỗ chắc, mẩy, không bị lép hay mốc Sau khi đãi đỗ sạch thì đem rang chín đều Để rang đạt độ chín đều phải nhóm nhỏ lửa và dùng đũa khua đỗ liên tục trên chảo gang Khi chín, vẽ hạt đỗ ra làm đôi có độ vàng đều là được Sau đó đem đỗ chín xay nhuyễn thành bột rồi đổ nước vào ngâm
ở một chum khác chừng 15 đến 20 ngày Đây chính là điểm khác biệt của tương Đường Lâm so với tương các nơi khác Bác Nguyễn Thị Hương (thôn Mông Phụ, Đường Lâm) bảo: ―Đỗ ở các nơi họ ngâm xong rồi xay qua loa, còn đỗ ở đây rang chín rồi xay nhỏ thành bột Khi ấy ngâm tương rất sánh, đặc lại thơm ngon hơn‖ [33]
Hiện nay, nghề làm tương tại Đường Lâm khá phát triển vì không chỉ
để giữ nghề mà còn là cách làm giàu hiệu quả ―So với mức sống ở nông thôn thì làm tương cho thu nhập khá, đảm bảo cuộc sống cho gia đình‖ Tương Đường Lâm đã trở thành món quà không thể thiếu mỗi khi du khách đến thăm nơi đây Và dù cuộc sống có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì món ăn dân
dã này vẫn không thể thiếu trong bữa cơm của người Đường Lâm giống như
câu thơ:
―Còn trời, còn đất, còn mây
Còn ao rau muống, còn đầy chum tương‖
Trang 3529
Hiện du lịch phát triển, các nghề này đang được bà con khôi phục tạo việc làm, thêm thu nhập Sản phẩm truyền thống này không những được người Việt tin dùng mà khách nước ngoài rất ưa thích
Một số gia đình ở 2 làng ven sông Hà Tân và Hưng Thịnh nhờ việc đi lại vận chuyển bằng đường sông thuận lợi nên họ làm thêm nghề chuyên chở
và buôn bán cát sỏi, vật liệu xây dựng
Nghề đào gạch đá ong ở Đường Lâm trước đây được coi là một nghề phổ biến và có vai trò quan trọng trong sản xuất vật liệu xây dựng
Ngày nay, do ngành vật liệu xây dựng phát triển hết sức phong phú và
đa dạng Vì vậy, nghề đào gạch đá ong làm vật liệu xây dựng ở Đường Lâm không còn hoạt động phổ biến như trước đây nữa mà chỉ còn các nhóm đào thuê gạch đá ong lẻ tẻ để lấy nguyên liệu sửa chữa, bảo tồn các di tích, nhà cổ
đá ong
Về thương nghiệp thì cũng như thủ công nghiệp, thương nghiệp (mà ở đây chủ yếu là tiểu thương nghiệp) đã hình thành và phát triển từ khá sớm mà kết quả là sự hình thành một mạng lưới chợ làng
Chợ Mía ở Đường Lâm có từ thế kỷ 16, khi chùa Mía được xây dựng, tên chợ cũng được đặt tên là chợ Mía Chợ Mía nằm ở ngã tư trung tâm của làng Người dân trong làng và các vùng lân cận đi bất cứ đường nào cũng có thể đến được chợ Mía Đặc biệt, giao thương ở đây đi lại bằng đường sông rất thuận lợi Từ Đường Lâm sang Vĩnh Phúc rồi có thể đi ngược lên sông Đà, sông Lô bằng thuyền, phà hay tàu thuỷ Đó là con đường vận chuyển nông sản, vật liệu xây dựng từ Hoà Bình xuống, Vĩnh Phúc sang và ngược lại từ chợ Mía về
Trước đây chợ Mía chỉ họp 6 phiên một tháng vào các ngày 1, 6, 11,
16, 21, 26 âm lịch hàng tháng, nhưng khoảng hơn 5 năm trở lại đây, do nhu cầu trao đổi và mua sắm hàng hoá tăng lên, chợ Mía đã dần dần được họp vào
Trang 36Như vậy, hoạt động thương nghiệp và dịch vụ ở làng Đường Lâm không chỉ có những nét chung của một làng quê Việt mà còn có những sắc thái riêng của một trung du đồi gò, thượng châu thổ sông Hồng
Diện mạo kinh tế của làng Đường Lâm về cơ bản vẫn lấy nông nghiệp làm chủ đạo Thủ công nghiệp và dịch vụ tuy có đa dạng về ngành nghề song các ngành nghề này lại không được phát triển thường xuyên và liên tục Thương nghiệp vẫn chỉ được coi là ngành kinh tế bổ trợ cho nông nghiệp, và
vì thế không có thay đổi đáng kể trong suốt quá trình lịch sử lâu dài của làng Tuy vậy, nhờ vào đặc thù của điều kiện tự nhiên, đặc biệt là nhờ vào chính sự cần cù, khéo biết tận dụng và tính toán hợp lý những ưu thế của vùng đất đồi
gò bán sơn địa nên đời sống của các hộ gia đình trong làng đã từng bước đổi thay
Ngoài những đặc điểm kinh tế trọng điểm về nghề chính thì hiện nay
xã Đường Lâm được phát triển mạnh về ngành kinh tế không khói đó là ngành du lịch Kinh tế là nền tảng cho bảo tồn Đường Lâm vốn là làng cổ
Trang 3731
thuần nông Việc thay đổi cơ cấu kinh tế để làm du lịch, để người dân có lợi
là cần thiết nhưng không thể biến Đường Lâm thành phố thị Bởi làng cổ thuần nông có nét đẹp riêng, nếu biến làng thành phố thì khách tham quan chắc chắn sẽ không thích đến Với trường hợp Đường Lâm, đây không phải là làng nghề truyền thống cho nên không thể đưa một nghề thủ công nào đó vào làng, mà nên tái cơ cấu hoạt động nông nghiệp, để người dân làm nông nghiệp nhưng vẫn phục vụ du lịch Như ở Hội An, đã có trường hợp rất thành công với mô hình du lịch kết hợp nông nghiệp là làng rau Trà Quế Khách du lịch được trải nghiệm "làm nông dân", được ăn các sản phẩm nông nghiệp sạch và mua các sản phẩm rau sạch, rau đặc sản từ làng Trà Quế về làm quà Đường Lâm hoàn toàn có thể làm theo mô hình này [31]
2.1.2.Về văn hóa
Điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái hay nói cách khác là môi trường sống của con người là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tạo
nên bản sắc văn hoá Nhiều nhà nghiên cứu gọi đó là địa văn hoá [25] Văn
hoá có thể hiểu là toàn bộ những mối quan hệ giá trị do con người sáng tạo trong qúa trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác của con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội Trong đó môi trường tự nhiên là nền tảng đầu tiên góp phần tạo nên đặc trưng văn hoá đó Điều này rất đúng khi các nhà dân tộc học phương Tây đã nhận thấy rằng nếu miêu tả nền văn hoá của một tộc người mà không đặt nó trong một khuôn viên cụ thể, chẳng khác nào
đi xem bảo tàng: toàn bộ hiện vật đã bị đưa ra khỏi môi trường sống của chúng Với ý nghĩa đó, khi nghiên cứu đời sống văn hoá của mỗi vùng, miền, khu vực, làng xã chúng ta đều nhận thấy văn hoá ở đó thấm đẫm dấu ấn riêng của môi trường tự nhiên
Đường Lâm là một làng thuần nông truyền thống với 95% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Vì vậy, cũng như bao làng quê khác ở vùng
Trang 3832
đồng bằng Bắc Bộ làng Đường Lâm tương đối đơn giản trong ăn uống Thức
ăn chính của họ là những sản phẩm nông nghiệp do chính họ làm ra A.G Haudricourt đã từng nhận xét: ―nông nghiệp và bếp núc gắn liền với nhau; do
đó, cảnh quan của một vùng đất giống như một tấm gương soi bóng cách ăn uống của một làng quê‖ [41, tr 98] Điều đó rất đúng khi bàn về cái ăn, cái uống của người dân Đường Lâm Ở Đường Lâm thức ăn chủ yếu thiên về thực vật mà đứng đầu là cây lương thực rồi đến cây hoa màu, rau củ quả Có thể dễ dàng nhận thấy điều đó qua cơ cấu bữa ăn thường ngày của người dân Đường Lâm là: Cơm - rau - cá - thịt Món ăn thường theo mùa vụ, và phụ thuộc vào thực phẩm sẵn có trong vườn, trong nhà Có nghĩa là bữa ăn của người dân Đường Lâm chủ yếu dựa vào thảm thực vật của hệ sinh thái bán sơn địa
Tới làng cổ Đường Lâm, bên cạnh việc thăm thú làng cảnh hữu tình, đừng quên nếm thử hương vị đậm đà của món thịt quay đòn trứ danh của người dân nơi đây Để làm món ăn này, thịt phải là loại ba chỉ ngon, tươi và
có lớp da dày, không quá nhiều mỡ Khi ăn bạn sẽ cảm nhận phần bì của miếng thịt giòn tan, vàng ươm và thơm lừng vị bùi bùi của lá ổi Thịt quay đòn ngọt, đậm vị và thơm mùi húng lìu, quyện lẫn với mùi lá ổi, ăn mãi mà không ngấy
Đường Lâm còn nổi tiếng một món ăn đặc sản nữa là gà Mía Hiện nay, giống gà Mía ở Làng cổ Đường Lâm được khôi phục và phát triển mạnh
vì chất lượng thịt thơm ngon và mang lại giá trị kinh tế cho nông dân Theo quan niệm của người Đường Lâm, gà Mía là sản vật quý, thể hiện cho sự ăn nên làm ra, sung túc và đủ đầy trong mỗi gia đình Đặc sản ―đầu công, mình cốc…‖ này từng là sản vật ―tiến vua‖ một thời
Các nghề sản xuất gia vị truyền thống như làm tương bằng đậu tương, gạo nếp và ngô, giống như kiểu tương miso của Nhật Bản vẫn được tiếp tục
Trang 3933
Trang phục là yếu tố văn hoá biểu hiện rõ nét ứng xử của con người với tự nhiên Căn cứ vào các di vật khảo cổ, có thể biết rằng cư dân Việt cổ thời Sơ sử trong đó có người dân Đường Lâm thường ăn mặc theo lối ―đàn ông đóng khố, cởi trần, đàn bà mặc váy‖ [16, tr.16]
Đến những năm sau này, trang phục của người Đường Lâm nhìn chung cũng không khác là bao so với hình ảnh của người nông dân Bắc Bộ Họ thường vận chiếc áo cánh giản dị màu nâu thâm, quần lá toạ hoặc cái áo chẽn cài cúc giữa, yếm để che ngực, đầu đội nón lá, mặc áo tơi lá khi đi làm đồng
Để phù hợp với công việc hàng ngày trên đồng ruộng, phần lớn người dân Đường Lâm mặc quần áo nhuộm màu nâu Thuốc nhuộm được chế biến từ củ nâu, lá bàng Sau khi nhuộm, vải được nhấn xuống bùn, phơi khô, gạt bỏ rồi lại cho bùn đắp vào cho đến khi vải có màu nâu đen Áo cánh thường có màu nâu non, quần có màu nâu già Thanh niên thì mặc áo chẽn lá sen, đằng sau có
5 cúc, miếng vải lá sen nằm phía sau lưng giữ cho áo luôn vuông không bị nhàu nát khi gánh gồng vận chuyển, phục vụ cho sản xuất, thu hoạch mùa màng
Trang phục truyền thống ở Đường Lâm thường chú trọng sự thoáng mát Trong các ngày lễ hội ở Đường Lâm, những người tham gia đoàn tế gồm
cả đàn ông và đàn bà đều mặc trang phục riêng Đàn bà mặc áo dài màu nâu sẫm, quàng khăn nhung vận quần màu đen bằng vải phin đi guốc mộc, quai mây (guốc ngày xưa được làm bằng gốc cây tre già nay được làm bằng gỗ xoan)
Những lúc ở nhà người phụ nữ Đường Lâm thường mặc váy quây màu nâu hay màu đen cùng với chiếc áo cánh đơn giản hoặc với cái yếm (yếm đào) Yếm có hai loại (yếm cổ xây và yếm cổ xẻ) Loại yếm cổ xây làm rất khó vì người khâu phải khéo tay mới có thể khâu ôm xít vào cổ được Ngày nay loại yếm cổ xây vẫn được các bà, các chị trong vùng ưa chuộng còn loại
Trang 40Không gian văn hóa từ những công trình sở hữu chung của cộng đồng, dòng họ đến việc bài trí trong từng gia đình, đều còn bảo lưu được những phong tục tập quán của cư dân nông nghiệp trong việc ứng xử với tổ tiên (qua việc bài trí bàn thờ gia tiên) và nếp sống của nông dân theo kiểu gia đình lớn (ba, bốn thế hệ chung sống trong một mái nhà) Kết cấu nhà ở truyền thống của người dân Đường Lâm cho thấy sự gắn bó với cảnh quan thiên nhiên thật
là mật thiết Nhà nào cũng có sân, vườn, chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm nghề phụ
Xung quanh khuôn viên nhà ở thường được bao bọc bằng tường đá ong trét mạch đất Cổng nhà bao giờ cũng mở lệch về một phía, không hướng thẳng vào gian chính giữa nhà Đó là một phong tục kiêng kỵ khi làm nhà ở đây Cổng vào sân cũng xây bằng gạch đá ong, cửa cổng thường làm bằng gỗ
và có then cài tay quay Loại then này có tác dụng người ở ngoài hay người ở trong cổng đều có thể đóng mở ra vào giao lưu với nhau thể hiện tính cộng đồng giao hữu với nhau trong làng