1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn TP hồ chí minh

106 531 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 917 KB

Nội dung

Với đặc điểm giống như các doanh nghiệp, hoạt động bằng nguồn kinh phíngoài ngân sách, phải tự chủ về tài chính đòi hỏi mỗi trường đại học ngoài công lậpphải có những kế hoạch chi tiết,

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ “Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại các trường Đại học ngoài công lập trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh" là công trình

nghiên cứu khoa học nghiêm túc của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luậnvăn này là được tổng hợp từ quá trình khảo sát thực tế và nguồn thông tin đáng tincậy chưa được ai công bố

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồngốc

Học viên thực hiện Luận văn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Đào Tuyết Lan

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS-TS Hà Xuân Thạch người đã tận tìnhhướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này, cũng như đãgiúp đỡ tôi hoàn thiện kiến thức chuyên môn của bản thân

Tôi xin chân thành cám ơn trường Đại học Văn Lang nơi tôi đang công tác đã tạođiều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi tham gia khóa học này, cũng như đã giúp

đỡ tôi rất nhiều trong quá trình trả lời bảng câu hỏi khảo sát, thu thập thông tin thựchiện luận văn

Tôi xin Trân trọng cám ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và Quản lý sau đạihọc, Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng và toàn thể các giảng viên trực tiếp thamgia giảng dạy khóa học này đã tổ chức, quản lý, truyền đạt những kiến thức quý báutrong thời gian tôi tham gia khóa học và đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát số liệuthực hiện luận văn này

Tác giả Đào Tuyết Lan

Trang 3

TÓM TẮT

Kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng là yếu tố quan trọng để tạonên sức mạnh cho các doanh nghiệp Kế toán quản trị thực chất là một quy trìnhđịnh dạng, thu thập, kiểm tra, định lượng để trình bày, giải thích và cung cấp nhữngthông tin cần thiết và hợp lý cho nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp, giúp họđưa ra những quyết định kinh doanh tối ưu Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay,với sự tham gia của nhiều đối tượng, lĩnh lực giáo dục, lĩnh vực mà trước đây là mặthàng dịch vụ công chỉ duy nhất do Nhà nước cung cấp cho xã hội, thì nay với một

cơ chế thoáng hơn, hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, loại hình dịch vụ công này đã

và đang được chuyển dần từ khu vực công sang khu vực tư

Với đặc điểm giống như các doanh nghiệp, hoạt động bằng nguồn kinh phíngoài ngân sách, phải tự chủ về tài chính đòi hỏi mỗi trường đại học ngoài công lậpphải có những kế hoạch chi tiết, nhất là kế hoạch dự toán ngân sách nhà trường, cáctrung tâm trách nhiệm để tăng tính cạnh tranh giữa các trường Đại học ngoài cônglập trong hệ thống đại học, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực phục vụ cho công tácđào tạo Luận văn “ Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại các trường đại học ngoàicông lập trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh” đã nghiên cứu một số nội dung cơ bản sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của kế toán quản trị, đưa ra mô hình lýthuyết ứng dụng phù hợp với trường đại học ngoài công lập Luận văn đã đi từ lịch

sử hình thành của kế toán quản trị trong lĩnh vực dịch vụ công đến đặc điểm quảntrị tài chính công để thấy được tính đặc thù của mô hình nghiên cứu, đến việc hệthống hóa những nội dung lý thuyết và phân tích chi phí; Phương pháp lập dự toáncho đến công cụ phân tích mô hình C-V-P mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng vàlợi nhuận của kế toán quản trị

- Nội dung công tác kế toán quản trị được xây dựng bao gồm:

+ Hệ thống kế toán chi phí phục vụ yêu cầu quản trị chi phí

+ Hệ thống dự toán phục vụ yêu cầu hoạch định

+ Hệ thống trung tâm trách nhiệm phục vụ yêu cầu kiểm soát và đánh giá kết

Trang 4

quả thực hiện.

+ Hệ thống tính giá thành đào tạo phục vụ cho các quyết định trong ngắn hạn.+ Đặc biệt là mô hình phân tích C-V-P phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khốilượng và lợi nhuận để nhà quản trị thấy được điểm hòa vốn, thặng dư lợi nhuận và

từ đó nhà quản trị sẽ có những chiến lược phát triển nhà trường một cách phù hợpnhất

+ Bên cạnh đó, luận văn cũng đã đưa ra mô hình kế toán ứng dụng kế toán quảntrị kết hợp với kế toán tài chính để thu nhận chứng từ ban đầu gắn liền với chứng từcủa kế toán tài chính

+ Xử lý thông tin từ các chứng từ các tài khoản kế toán quản trị được chi tiết từcác tài khoản của tài khoản kế toán tài chính

+ Tổ chức hệ thống báo cáo KTQT phù hợp với yêu cầu của nhà quản trị

+ Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tổ chức KTQT

Thông tin do kế toán quản trị cung cấp đóng một vai trò rất quan trọng trongviệc ra quyết định của nhà quản trị Nó giúp cho nhà quản trị có cái nhìn xuyên suốt

từ khâu lập dự toán, tổ chức thực hiện đến kiểm tra đánh giá và cuối cùng là raquyết định Trong các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam hiện nay, kế toánquản trị còn là một khái niệm khá mới mẻ Vì vậy với đề tài “ Xây dựng hệ thống kếtoán quản trị tại các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn TP.HCM” có ýnghĩa quan trọng là giúp cho các trường Đại học ngoài công lập có cái nhìn khác về

kế toán quản trị và từ đó ứng dụng thực tiễn về kế toán quản trị tại các trường

Trang 5

Accounting in general and management accounting in particular is animportant factor to create power for the enterprise Management accounting isessentially a process of formating, collecting, examining and quantifying to present,explain and provide the information necessary and reasonable for the internalmanagement of enterprises, helping them make optimal business decisions In theprocess of globalization today, with the participation of many objects, field ofeducation that previously was service provided to society only by the State, but nowwith the open mechanism and deeper integration into the world economy, this type

of service has been moved gradually from the public sector to the private sector

With features like enterprises, operating by their own budget funds, self financial autonomy thus requiring each non-public universities have to set updetailed plans, especially in budget plan to increase competition between the non-public universities in the university system, to enhance the efficiency of resource inservice training The Thesis "Construction of management accounting systems ofthe non-public universities in Ho Chi Minh City" has studied some basic contents:

Formalizing the basics of management accounting, setting up theoreticalmodel application consistent with the non-public universities Thesis studies fromhistory of management accounting in the public service to the financial managementfeatures to realise the characteristics of the research model, to the systemization ofthe theoretical content and cost analyzation; estimation method and analysis toolmodel of CPV on the relationship between costs, volume and profits of managementaccounting

- Content management accounting under construction includes:

+ Cost accounting system serving for cost management requirements

+ Estimation system required for planning

+ Accountability central system required for controlling and evaluatingperformance results

Trang 6

+ Costing system serving for short-term decisions.

+ Especially the CVP model analysis the relationship between costs, volumeand profits for executives finding breakeven point, profit and surplus from whichthe administrator will have the strategy developing the most appropriate cases

+ In addition, the thesis also launched models accounting managementaccounting applications associated with financial accounting to collect originaldocuments associated with the documents of financial accounting

+ Process information from the documents of account managementaccounting detailed from the accounts of financial accounting

+ Organize reports international economic system consistent with therequirements of governance

+ Application of information technology in accounting managementactivities

Information provided by management accounting plays a very important role

in decision making of managers It helps administrators having the insight lookfrom the estimation, implementation and evaluation then making the final decision

In the non-public universities in Vietnam at present, accounting management is arelatively new concept So the theme "Building management accounting systems inthe non-public universities in HCM city" has important significance enable non-public universities having another look at the management accounting and thusputting the application of management accounting at the school

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CÁM ƠN ii

TÓM TẮT iii

ABSTRACT v

MỤC LỤC vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT x

DANH MỤC BẢNG xi

DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH xii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đã công bố 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 4

1.4 Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 4

1.5 Đóng góp mới của đề tài 5

1.6 Bố cục luận văn 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DỊCH VỤ CÔNG 6

2.1 Tổng quan về kế toán quản trị trong dịch vụ công 6

2.1.1 Sự ra đời và phát triển của kế toán quản trị trong dịch vụ công 6

2.1.2 Đặc điểm quản trị tài chính công trong các tổ chức dịch vụ công (Phạm, 2013) 9

2.2 Tổ chức công tác kế toán quản trị trong các tổ chức dịch vụ công 12

2.2.1 Khái niệm kế toán quản trị 12

2.2.2 Mục tiêu của kế toán quản trị 13

2.2.3 Vai trò của kế toán quản trị 14

2.2.4 Ý nghĩa của kế toán quản trị 14

Trang 8

2.3 Nội dung cơ bản của kế toán quản trị trong hoạt động dịch vụ công 14

2.3.1 Phân loại chi phí 15

2.3.2 Hệ thống chi phí linh hoạt 17

2.3.3 Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận 18

2.3.4 Lập dự toán ngân sách 21

2.3.5 Kế toán trung tâm trách nhiệm và đánh giá trách nhiệm quản lý 23

2.3.6 Mô hình tổ chức KTQT ở một số tổ chức trên thế giới 24

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.1 Mô hình nghiên cứu 28

3.2 Phương pháp nghiên cứu 30

3.3 Thu thập dữ liệu 31

3.3.1 Dữ liệu thứ cấp 31

3.3.2 Dữ liệu sơ cấp 33

Kết luận chương 3 35

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP TẠI TP.HỒ CHÍ MINH 36

4.1 Khái quát về trường đại học ngoài công lập 36

4.1.1 Đặc điểm hoạt động của các trường đại học ngoài công lập 36

4.1.2 Đặc trưng của sản phẩm giáo dục đại học 37

4.1.3 Đặc điểm quản lý tài chính trong các trường đại học ngoài công lập 38

4.2 Thực trạng tổ chức công tác KTQT tại một số trường ngoài công lập 44

4.2.1 Kết quả khảo sát bảng câu hỏi một 44

4.2.2 Kết quả khảo sát bảng câu hỏi hai 48

4.3 Kết luận về kết quả khảo sát 57

4.3.1 Đánh giá thực trạng về công tác kế toán quản trị tại các trường Đại học ngoài công lập trên địa bàn Tp.HCM 57

4.3.2 Nguyên nhân của những tồn tại 59

Kết luận chương 4 60

Trang 9

CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP 61

5.1 Quan điểm và căn cứ xây dựng 61

5.2 Nội dung KTQT cần thực hiện 63

5.3 Công tác tổ chức bộ phận kế toán quản trị trong các trường 83

5.4 Những kiến nghị và giải pháp hỗ trợ để thực hiện công tác kế toán quản trị tại các trường đại học ngoài công lập 88

Kết luận chương 5 90

KẾT LUẬN CHUNG 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTViết tắt Viết đầy đủ bằng tiếng Việt

C -V- P Mối quan hệ giữa Chi phi - khối lượng và lợi nhuận

ĐH NCL Đại học ngoài công lập

IFAC Liên đoàn kế toán quốc tế

PFM Quản trị tài chính công

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 4.1: Chỉ số đo năng lực đào tạo của các trường ĐH NCL 43

Bảng 4.2: Kết quả khảo sát mục tiêu 1 - Bảng câu hỏi 1 46

Bảng 4.3: Kết quả khảo sát mục tiêu 2 - Bảng câu hỏi 1 47

Bảng 4.4: Kết quả khảo sát mục tiêu 1 - Câu hỏi 1 - Bảng câu hỏi 2 49

Bảng 4.5: Kết quả khảo sát mục tiêu 4 - Câu hỏi 2 - Bảng câu hỏi 2 50

Bảng 4.6: Kết quả khảo sát mục tiêu 4 - Câu hỏi 3 - Bảng câu hỏi 2 51

Bảng 4.7: Kết quả khảo sát mục tiêu 4 - Câu hỏi 4 - Bảng câu hỏi 2 52

Bảng 4.8: Kết quả khảo sát mục tiêu 4 - Câu hỏi 5 - Bảng câu hỏi 2 54

Bảng 4.9: Kết quả khảo sát mục tiêu 4 - Câu hỏi 6 - Bảng câu hỏi 2 54

Bảng 4.10: Kết quả khảo sát mục tiêu 4 - Câu hỏi 6 - Bảng câu hỏi 2 56

Bảng 4.11: Kết quả khảo sát mục tiêu 4 - Câu hỏi 7 - Bảng câu hỏi 2 57

Bảng 5.1: Bảng phân loại chi phí theo mức độ hoạt động 64

Trang 12

DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH

Trang

Hình 2.1: Chu trình cơ bản của mô hình Quản trị tài chính công 12

Hình 2.2: Mô hình kế toán quản trị kết hợp 26

Hình 2.3: Mô hình kế toán quản trị tách rời 28

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu 30

Hình 5.1: Mô hình dự toán thông tin phản hồi 76

Hình 5.2: Mô hình dự toán trường đại học (do tác giả xây dựng) 77

Hình 5.3: Mô hình tổ chức kế toán quản trị trong trường ĐH NCL 83

Trang 13

để đương đầu với những thách thức mới Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương xã hộihóa giáo dục, đó là hướng đi đúng đắn Không thể phủ nhận từ khi có chủ trương xãhội hóa giáo dục, khối các trường Đại học ngoài công lập đã cung cấp cho thịtrường lao động một khối lượng không nhỏ nguồn tài nguyên tri thức đủ cả chất vàlượng để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nhưng do thànhlập một cách ồ ạt, hiện nay nhiều trường đang có nguy cơ giải thể vì không tuyểnsinh đủ chỉ tiêu Bên cạnh đó cũng có nhiều trường bị hạn chế số lượng tuyển sinh

do chưa đáp ứng được số đo năng lực đào tạo được xác định bởi nội dung thông tư

số 57/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Sự phát triển của một cơ sở

giáo dục phụ thuộc vào một số yếu tố như sau: cơ sở vật chất: quỹ đất, phòng học,

trang thiết bị, thư viện, phòng thực hành, ký túc xá, ; nhân sự các bộ phận: quản lý,giảng dạy, hành chính, phục vụ,…; chiến lược phát triển; chất lượng đào tạo,… Cóthể nêu thêm một số yếu tố khác nhưng có lẽ đây là những yếu tố then chốt (theo TSNguyễn Khắc Chương) Để khẳng định mình trước xã hội, các trường ngoài cônglập phải có kế hoạch tự hoàn thiện các yếu tố trên Đây là con đường độc đạo để điđến sự thành công Muốn đứng vững và phát triển thì phải sử dụng nguồn tài chínhcủa mình như thế nào để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đó là việc của lãnh đạocác đơn vị, mà điều này phụ thuộc rất nhiều vào thông tin do hệ thống kế toán cungcấp Kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng là yếu tố rất quan trọng để tạonên sức mạnh cho các doanh nghiệp Kế toán quản trị thực chất là một quy trìnhđịnh dạng, thu thập, kiểm tra, định lượng để trình bày, giải thích và cung cấp những

Trang 14

thông tin cần thiết và hợp lý cho nhà quản trị trong nội bộ nhà trường, giúp họ đưa

ra những quyết định kinh doanh tối ưu cho nhà trường Với sự nhìn nhận về việckiểm soát nguồn lực làm sao để có thể dùng tối đa nguồn lực phục vụ cho việcgiảng dạy, học tập Bên cạnh đó cần lập nhiều kế hoạch chi tiết, nhất là kế hoạch dựtoán ngân sách nhà trường, các trung tâm trách nhiệm để tăng tính cạnh tranh giữacác trường Đại học ngoài công lập trong hệ thống đại học, tăng hiệu quả sử dụngnguồn lực phục vụ cho công tác đào tạo Từ đó, mỗi nhà trường phải có nhữngchiến lược nhằm đáp ứng được các nhu cầu đảm bảo về cơ sở vật chất, đội ngũgiảng viên có chuyên môn cao và chương trình giảng dạy phù hợp với nhu cầu thực

tế của thị trường Từ những lý do trên người viết đã chọn đề tài “ Xây dựng hệthống kế toán quản trị tại các trường Đại học ngoài công lập trên địa bàn Tp HồChí Minh”

1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đã công bố

- Dương Thị Cẩm Vân (2007), Vận dụng kế toán quản trị tại các trường chuyên nghiệp, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế Tp.HCM : luận văn đã

phân tích thực trạng hệ thống kế toán tại các trường chuyên nghiệp (các trườngTrung học Chuyên nghiệp và Cao đẳng) trên địa bàn tỉnh An Giang và các tỉnh lâncận, chỉ ra những hạn chế của hệ thống làm ảnh hưởng đến công tác của đơn vị, vàcuối cùng tác giả vận dụng một số nội dung của kế toán quản trị vào các trườngchuyên nghiệp và đưa ra giải pháp để tổ chức thực hiện kế toán quản trị cho các đơn

vị trên nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, nâng cao chấtlượng đào tạo cho các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang và các tỉnhlân cận

- Tác giả Phạm Ngọc Toàn (năm 2010) đã nghiên cứu về “Xây dựng hệ thống

kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ” Trong công trình này, tác giảchủ yếu nghiên cứu các lý luận về khoa học kế toán, thực trạng áp dụng nội dung kếtoán quản trị và tình hình thực hiện việc tổ chức công tác kế toán quản trị trong cácdoanh nghiện nhỏ và vừa ở Việt Nam

Trang 15

- Trần Thanh Thúy Ngọc (2010), Tổ chức kế toán quản trị tại trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM , Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế TPHCM: luận văn

đi sâu nghiên cứu về thực trạng tổ chức công tác kế toán và kế toán quản trị tạitrường Cao đẳng Kinh tế Tp.HCM, từ đó luận văn đưa ra những đánh giá chung về

tố chức công tác kế toán và kế toán quản trị tại trường, đồng thời tìm ra nhữngnguyên nhân của những hạn chế, từ đó đề ra những giải pháp tổ chức công tác kếtoán quản trị tại đơn vị

- Nguyễn Tấn Lượng (2011), Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn Tp.HCM, Luận văn thạc sĩ, trường Đại

học Kinh tế Tp.HCM: luận văn nghiên cứu cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cơchế quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các trường đạihọc công lập nói riêng về mặt lý thuyết Qua đó luận văn nghiên cứu thực trạng cácnguồn lực và việc sử dụng các nguồn lực tài chính tại các trường đại học công lập tựchủ tài chính trên địa bàn Tp.HCM và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảquản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính cho các đơn vị

Trong các công trình trên, các tác giả đã hệ thống các nội dung cơ bản của hệthống kế toán quản trị (KTQT) và đề xuất lập phương hướng ứng dụng KTQT vàocác ngành cụ thể theo phạm vi nghiên cứu của các đề tài Mặc dù vậy, tất cả cáccông trình nghiên cứu về KTQT đã công bố đều bị giới hạn là phục vụ các ngànhdịch vụ sản xuất hoặc là ngành giáo dục nhưng hoạt động do ngân sách nhà nướccấp, chưa nghiên cứu chuyên sâu về xây dựng hệ thống KTQT trong khối cáctrường Đại học ngoài công lập hoạt động giống như các doanh nghiệp dịch vụ do cánhân đầu tư

Nhìn lại các công trình nghiên cứu trước đây về lĩnh vực KTQT có thể khẳngđịnh, cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về việc xây dựng hệthống KTQT trong ngành dịch vụ đặc biệt là ngành giáo dục không phải vì lợinhuận là trên hết Vì vậy có nhiều vấn đề đang bỏ ngỏ, cần được nghiên cứu mộtcách toàn diện Việc đánh giá thực trạng, việc vận dụng KTQT trong các trường Đạihọc ngoài công lập (ĐH NCL) chưa được quan tâm đúng mực Từ những nghiên

Trang 16

cứu trên đây Luận văn đã mở ra hướng nghiên cứu mới về ứng dụng KTQT vàocông tác quản lý tại các trường ĐH NCL

Với cách nhìn nhận, đánh giá nêu trên, chúng tôi cho rằng đề tài nghiên cứu: “Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại các trường đại học ngoài công lập trên địabàn TP Hồ Chí Minh” là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực cả trên lĩnh vực lý luận

và thực tiễn, đề tài không trùng với các nghiên cứu đã công bố

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng việc ứng dụng KTQT trong các trường ĐH NCL tạiTp.HCM Từ kết quả khảo sát đánh giá thực trạng sử dụng KTQT, đưa ra một sốnguyên nhân dẫn đến các trường ĐH NCL chưa xây dựng mô hình KTQT để sửdụng và xác định nhu cầu thông tin của nhà quản trị, từ đó xây dựng một hệ thốngKTQT, thiết kế các mẫu báo cáo đặc thù ngành để tăng năng lực cạnh tranh và tănghiệu quả sử dụng nguồn lực của các trường ĐH NCL trong hệ thống đại học

Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn cần:

- Hệ thống hoá lý luận về KTQT trong lĩnh vực công, đặc biệt trong lĩch vựchoạt động sự nghiệp có thu

- Đánh giá thực trạng hệ thống KTQT trong các trường ĐH NCL trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh

- Xây dựng nội dung và mô hình tổ chức, các giải pháp cần thiết nhằm thựchiện thông tin kế toán quản trị tại các trường ĐH NCL

1.4 Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn Thànhphố Hồ Chí Minh

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: thông tin KTQT tại các trường đại họcngoài công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

- Phương pháp nghiên cứu:

Trang 17

Phương pháp định tính dùng trong việc hệ thống hóa lý luận, quan sát các dữliệu thứ cấp, sơ cấp nhằm tổng hợp, đánh giá các đặc tính thông tin kế toán quản trịtại các trường ĐH NCL Tổng hợp lý luận và thực trạng nhằm suy diễn các giảipháp cần thiết để giải quyết mục tiêu của luận văn.

Phương pháp định lượng chủ yếu là thống kê mô tả nhằm xử lý hai bảng câuhỏi khảo sát thực trạng, từ đó đưa ra các kết luận cần thiết để xác định các nội dungKTQT cần xây dựng tại các trường ĐH NCL

1.5 Đóng góp mới của đề tài.

Hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến lý luận kế toán quản trị, nêu đặcđiểm của các trường Đại học ngoài công lập

Đánh giá thực trạng về hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các trường ĐHNCL hiện nay trên địa bàn TP.HCM Nguyên nhân tại sao một số trường hiện naychưa có kế toán quản trị hoặc có ở mức độ sơ khai chưa thành một bộ phận trợ giúpban lãnh đạo nhà trường đưa ra quyết định quản lý kịp thời và hiệu quả

Xây dựng hệ thống kế toán quản trị trong các trường đại học ngoài công lậpnhằm mục đích giúp các nhà quản trị tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực phục vụ đàotạo nhân lực một cách hợp lý nhất

1.6 Bố cục luận văn

Luận văn gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị trong dịch vụ công

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Thực trạng và kết quả nghiên cứu về kế toán quản trị tại cáctrường đại học ngoài công lập trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh

Chương 5: Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại các trường trường đạihọc ngoài công lập trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh

Trang 18

CHƯƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

TRONG DỊCH VỤ CÔNG

2.1 Tổng quan về kế toán quản trị trong dịch vụ công

2.1.1 Sự ra đời và phát triển của kế toán quản trị trong dịch vụ côngTrên thế giới

Kế toán quản trị đã từng xuất hiện rất lâu trong hệ thống kế toán doanh nghiệp

ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển vào những năm cuối thế kỷ 18 vàđầu thế kỷ 19

Đầu tiên, KTQT xuất hiện dưới hình thức kế toán chi phí trong doanh nghiệpsản xuất nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin chủ yếu cho những nhà quản trị trongnội bộ doanh nghiệp sản xuất kiểm soát chi phí, định hướng sản xuất, nâng cao nănglực cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để doanh nghiệp chống đỡtrước sức ép từ các doanh nghiệp lớn

Sau đó, với thực tiễn hữu hiệu, hiệu quả KTQT bắt đầu được chú ý, áp dụng,phát triển rất nhanh trong những loại hình doanh nghiệp khác và cả trong những tổchức phi lợi nhuận như các cơ quan Nhà nước, bệnh viện, trường học

Ngày nay, KTQT có xu hướng hình thành, phát triển trước trong những doanhnghiệp lớn có trình độ khoa học - kỹ thuật - quản trị tiên tiến, điều kiện cơ sở vậtchất hiện đại (H.Thomas and S.Kaplan, 1987) Cụ thể ở một số quốc gia như: Nhật,Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan

Tương lai, KTQT chuyển sang một kỷ nguyên mới, rất gần với quản trị, là mộtcông cụ hợp nhất giữa chiến lược kinh doanh với thị trường, hợp nhất giữa kiểmsoát, thông tin phản hồi với thông tin định hướng (Akira Nishimura, 2003), và làmột bộ phận thiết yếu của quản trị, kế toán chiến lược (H.Thomas and S.Kaplan,

1987)

Quá trình hình thành và phát triển của KTQT trải qua 4 giai đoạn cơ bản vớicác trọng tâm thông tin khác nhau:

Trang 19

Giai đoạn 1: Trước năm 1950 : Trọng tâm của KTQT ở giai đoạn này là xác

định chi phí và kiểm soát tài chính thông qua việc sử dụng các kỹ thuật dự toán và

kế toán chi phí Các hoạt động KTQT trong giai đoạn này chỉ mang tính nghiệp vụ,

kỹ thuật Mặc dù KTQT chưa được ghi nhận nhưng công việc thu thập, xử lý cácthông tin kinh tế tài chính đã có và những người chủ kinh doanh đã biết sử dụngnhững số liệu thông tin kinh tế trong quá khứ để lập dự toán cho kỳ hoạt động tiếptheo Đỉnh cao là vào năm 1920, ông Donaldson Brown, giám đốc tài chính củacông ty Dupont đã giới thiệu công thức tính toán tỷ lệ ROI Sau đó, các công tyDupont và General Motor đã tuyên bố là người tiên phong trong việc áp dụng một

số kỹ thuật phân tích trong công tác quản trị của mình

Giai đoạn 2: Từ năm 1956 đến 1980: Trọng tâm KTQT ở giai đoạn này là

lợi nhuận KTQT lúc này là cung cấp thông tin cho hoạt động lập kế hoạch và kiểmsoát của nhà quản trị thông qua việc sử dụng các kỹ thuật như phân tích các quyếtđịnh, thiết kế và vận hành hệ thống kế toán trách nhiệm nhằm thu thập, xử lý vàcung cấp những thông tin cần thiết cho việc đánh giá trách nhiệm quản lý Vị trí củaKTQT trong tổ chức lúc này đã được nâng lên một bậc, từ chức năng nghiệp vụchuyển thành hoạt động với chức năng tham mưu, báo cáo cho các nhà quản trị

Giai đoạn 3: Từ năm 1980 đến cuối năm 1995: Vào những năm đầu của

thập niên 80 của thế kỷ 20, những nhà nghiên cứu và những người thực hành kếtoán quản trị nhận thấy những nội dung của KTQT trước đây không còn thích hợp

để giải quyết các vấn đề mà nhà quản trị phải đối mặt Vì vậy, các nhà nghiên cứu

về KTQT bắt đầu mở rộng hướng nghiên cứu kế toán quản trị sang:

- Lĩnh vực phi tài chính

- Tìm hiểu nhiều hơn về những vấn đề đương thời và nhu cầu thông tin củanhà quản trị để xây dựng mô hình KTQT phù hợp hơn

- Các hướng dẫn thực hành đổi mới hơn

Khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm 1995 được xem như một “luồng giómới” thổi vào KTQT làm cho KTQT phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.KTQT tập trung quan tâm vào việc làm giảm hao phí nguồn lực sử dụng trong các

Trang 20

quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật phântích quá trình và chuyển từ kế toán chi phí sang quản trị chi phí.

Giai đoạn 4: Từ năm 1995 đến nay: Từ năm 1995 đến nay, KTQT chuyển

sang quan tâm đến việc tạo ra giá trị bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn lựcthông qua việc sử dụng các kỹ thuật đánh giá các yếu tố tạo nên giá trị cho kháchhàng, giá trị cho cổ đông, sự thay đổi trong quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ

và học hỏi – phát triển

Mục tiêu của KTQT ngày nay là tạo thêm giá trị cho đơn vị thông qua việc sửdụng nguồn lực tốt nhất Các giá trị bao gồm:

- Giá trị cho sản phẩm, dịch vụ của đơn vị phục vụ khách hàng

- Giá trị cho cổ phiếu của đơn vị trên thị trường chứng khoán

Để phục vụ cho các mục tiêu của nhà quản lý, KTQT hiện đại đã phát triển cáccông cụ và kỹ thuật phù hợp Theo đó, các công cụ này bao gồm: công cụ hỗ trợ choviệc hiểu biết thị trường; công cụ cho kế hoạch chiến lược; công cụ đánh giá kếtquả; công cụ quản lý và phát triển tri thức

Như vậy, có thể thấy hiện nay KTQT ở các nước tiên tiến đã phát triển vượt xakhỏi hình thái ban đầu của nó là hệ thống dự toán ngân sách nhằm phục vụ cho việckiểm soát chi phí KTQT ngày nay đã có những bước tiến rất xa để trở thành một bộphận không thể tách rời của quản trị doanh nghiệp Từ năm 2000 trở đi, KTQT xuấthiện trong các đơn vị công như các trường học, bệnh viện,… nhằm mục đích hỗ trợcho việc quản trị trong các tổ chức của Nhà nước Đặc biệt là trong các tổ chức giáodục trên thế giới, với các mục tiêu như:

- Nhấn mạnh hơn quyền tự chủ của các trường Đại học, Cao đẳng, cả tronghọc tập và quản lý các vấn đề khác

- Sử dụng các mô hình KTQT để phân bổ kinh phí công, thúc đẩy hoạt động

có hiệu quả hơn

- Đảm bảo chất lượng của quá trình giáo dục

KTQT hiện đại đã chuyển sang một hình thái mới, hình thái phát triển tầm nhìnchiến lược đi kèm với sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ thông tin

Trang 21

2.1.2 Đặc điểm quản trị tài chính công trong các tổ chức dịch vụ công (Phạm, 2013)

2.1.2.1 Khái niệm và nội dung cơ bản của quản trị tài chính công :

Có thể nhận định rằng để kế toán công thật sự là một công cụ hiệu quả trongviệc cung cấp các thông tin liên quan đến tình hình ngân sách của một quốc gia, đầutiên chính phủ các nước cần có cho mình một quy định thật chặt chẽ trong khâukiểm soát và quản lý tài chính khu vực công Nếu như việc quản trị này đạt kết quảtốt, thống nhất và đồng bộ thì thông tin của kế toán cung cấp sẽ đem lại cho người

sử dụng tính hữu ích cao trong việc căn cứ để ra quyết định Từ đó, để việc quản trịtài chính công trở thành một hệ thống chất lượng thì khi thiết kế hay thi hành cầnchú ý đến những vấn đề cần phải cân nhắc như sau:

- Mô hình trách nhiệm của nhà lãnh đạo

- Tối đa hóa giá trị của nguồn lực quốc gia

- Lập kế hoạch chiến lược

- Lập dự toán dựa trên cơ sở hoạt động

- Lập dự toán giữa niên độ

- Trách nhiệm giải trình

- Độ minh bạch trong chính sách tài khóa

- Kế toán trên cơ sở dồn tích

- Kiểm toán nội bộ hiệu quả

- Kiểm toán độc lập với một phạm vi rộng

Đây là những công việc mà mô hình quản trị công cần phải đảm bảo để nó bảođảm là một chính sách cho kế toán làm cơ sở cho việc thu thập, ghi nhận, xử lý vàthiết kế báo cáo

Quản trị tài chính công: mô hình truyền thống và mô hình hiện đại:

Theo Khuôn mẫu lý thuyết chung của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (2009), quản trịtài chính công (Public Financial Management - PFM) được hiểu là một quá trìnhthực hiện nhằm cung cấp những cách thức để sử dụng các nguồn lực công một cáchhiệu quả và có thể giải trình ngân sách khi cần thiết, đồng thời giúp duy trì kỷ luật

Trang 22

tài chính của một quốc gia Theo khái niệm trên, kỷ luật tài chính được hiểu đóchính là cách kiểm soát ngân sách hiệu quả bằng việc thiết lập các mức trần về chitiêu công của chính phủ Nó đặt ra yêu cầu kiểm soát chi tiêu theo phương diện tổngthể, và nếu không có kỷ luật về tài chính thì sẽ không đạt được sự hữu hiệu và thựchiện các ưu tiên về chính sách và chương trình.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (2010), quản trị tài chính trongkhu vực công được định nghĩa bao gồm tổng thể các quyết định và các hoạt độngkhác nhau liên quan đến quá trình quản trị được đưa ra bởi nhà lãnh đạo tài chínhtrong đơn vị công mà những điều này có ảnh hưởng đến việc kiểm soát và tận dụngtối đa giá trị của nguồn lực tài chính bị giới hạn để có thể đạt được các đầu ra theoyêu cầu chung

Theo Ngân hàng Thế giới (2006), tổ chức này mô tả việc quản trị tài chínhcông tại các quốc gia chính là bao gồm nhiều bộ phận có liên quan đến công việclập ngân sách, hạch toán kế toán, kiểm soát nội bộ, dòng tiền trong ngân sách, lậpbáo cáo tài chính đơn vị công và báo cáo kiểm toán đối với những tổ chức công mànhận được, thụ hưởng và sử dụng những khoản kinh phí từ ngân sách

Như vậy, đến thời điểm hiện nay thì trên thế giới vẫn chưa có một khái niệmchính thức và cuối cùng về hệ thống PFM (David, 2002) Tựu trung, trong các quanniệm trên thì việc quản trị tài chính công được hiểu là một bộ các chính sách, cáchoạt động nhằm đảm bảo sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực công giới hạntrong phạm vi một quốc gia, tức là bảo đảm rằng các nguồn kinh phí công đượcdùng đúng mục đích, cung cấp thông tin cho nhà quản trị để ra quyết định và đểđánh giá được sự hữu hiệu đối với các chính sách mà chính phủ ban hành quyếtđịnh, tạo ra sự bình ổn trong sự phát triển kinh tế, xã hội

2.1.2.2 Đặc điểm quản trị tài chính công:(Phạm Quang Huy, 2012)

- Tập hợp được đầy đủ các nguồn lực trong nền kinh tế theo những phươngthức hữu hiệu và hiệu quả và tối thiểu hóa các ảnh hưởng không tốt đến hoạt độngkinh tế

- Phân bổ nguồn lực quốc gia phù hợp theo thứ tự ưu tiên của chính phủ

Trang 23

- Tối đa hóa giá trị nguồn lực theo những phương thức hữu hiệu và hiệu quả

để đảm bảo dịch vụ công được phân phối cũng như các chương trình được thực hiện

và thỏa mãn được nguyên tắc cân bằng giữa lợi ích và chi phí

Tóm lại, theo mô hình truyền thống, có thể nói một cách khái quát, quản trịtài chính công chính là một hệ thống liên hệ đến khía cạnh tài chính của việc sửdụng các dịch vụ, hàng hóa công mà những điều này được định hướng trước vàkiểm soát theo các mục tiêu của khu vực công (Hoffman, 2006) Một chu trình cơbản của mô hình quản trị tài chính công sẽ bao gồm bốn thành phần và bốn thànhphần này sẽ tác động qua lại, có mối quan hệ chặt chẽ và vận hành theo một trình tựthống nhất để làm cho tài chính công của quốc gia đạt được sự bền vững (Stevens &ctg, 2007) Bốn thành phần này cũng được xem là 4 mục tiêu cơ bản của tài chínhcông mà một quốc gia cần thiết đạt đến Nó được biểu hiện qua sơ đồ như sau:

Hình 2.1: Chu trình cơ bản của mô hình Quản trị tài chính công

Phạm Quang Huy (2013)

Với sơ đồ trên thì yếu tố quan trọng hơn cả trong hệ thống tài chính công củamột quốc gia chính là tính chất kỷ luật trong tài chính Thật vậy, bất kể lĩnh vựcnào, ngành nghề nào hay ở đâu, việc tuân thủ kỷ luật đều được coi là một trong

Cân nhắc giữa lợi ích và chi phí

Phân bổ nguồn lực hữu hiệu

Kiểm soát tài chính

Kỷ luật tài chính

Trang 24

những yếu tố chính tạo động lực cho sự ổn định và phát triển Tuy nhiên, tại một sốquốc gia, trong đó có Việt Nam, trong những năm qua nền kinh tế gặp khá nhiềukhó khăn, đồng thời việc thực hiện kỷ luật tài chính trong quản lý, sử dụng, chi tiêungân sách nhà nước vẫn còn biểu hiện chưa nghiêm ở mức độ khác nhau Từ điềunày nên thế giới đã xuất hiện mô hình quản trị tài chính công theo hướng hiện đạivới những nội dung chính cơ bản như sau:

- Mức ngân sách theo xu hướng trung hạn và được lập theo các chương trìnhquốc gia

- Quy trình lập kế hoạch và lập dự toán ngân sách nên được kết hợp chặt chẽ

- Ngân sách hàng năm nên tập trung vào những chương trình mới, hiệu quả

- Gia tăng mức độ minh bạch trong ngân sách nhà nước

- Tập trung tính hữu hiệu và tính hiệu quả như là công cụ để kiểm soát và tuânthủ

- Tăng cường sự tác động qua lại với các thị trường cạnh tranh khác nhau.Trên đây là 6 hoạt động mà nhà nước nên thực hiện để có thể tăng cườngtính kỷ luật, sự rõ ràng trong số liệu ngân sách, giúp nền tài chính công thật sự lànhmạnh và chuẩn hóa hơn

2.2 Tổ chức công tác kế toán quản trị trong các tổ chức dịch vụ công 2.2.1 Khái niệm kế toán quản trị

Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) công bố trong tài liệu tổng kết các kháiniệm kế toán quản trị trên thế giới năm 1998, “ Kế toán quản trị được xem như làmột quy trình định dạng, kiểm soát, đo lường, tổng hợp, phân tích, trình bày, giảithích và truyền đạt thông tin tài chính, thông tin phi tài chính liên quan đến hoạtđộng của doanh nghiệp cho những nhà quản trị thực hiện hoạch định, đánh giá,kiểm soát, điều hành hoạt động tổ chức nhằm đảm bảo sử dụng có trách nhiệm, hiệuquả nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp.”

Theo nhóm tác giả Anthony A.Atkinson, Rajiv D.Banker, Robert S.kaplan,Smark Young, “ Kế qoán quản trị là một quy trình cải tiến không ngừng việc hoạchđịnh, thiết kế, đo lường hệ thống thông tin tài chính, thông tin phi tài chính hoạt

Trang 25

động của doanh nghiệp tạo nên giá trị văn hóa kinh doanh cần thiết nhằm đạt chiếnlược, chiến thuật và mục tiêu doanh nghiệp” (Anthony et al., 2001).

Theo nhóm tác giả Jan R.Williams,Susan F.Haka, Mark S.Bettner, “ Kế toánquản trị là trình bày, giải thích những thông tin kế toán với định hướng chủ yếuphục vụ cho nhu cầu thông tin của những nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệpđiều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.” (Jan et al., 2005)

Theo Viện nghiên cứu Kế toán quản trị của Mỹ: “Kế toán quản trị là một quytrình nhận dạng, tổng hợp, trình bày, giải thích và truyền đạt thông tin thích hợp chonhà quản trị thiết lập chiến lược kinh doanh, hoạch định và kiểm soát hoạt động, raquyết định kinh doanh, sử dụng có hiệu quả nguồn lực kinh tế, cải tiến và nâng caogiá trị doanh nghiệp, đảm bảo an toàn cho tài sản, kết hợp chặt chẽ việc quản trị vàkiểm soát nội bộ.”

Như vậy, mục đích chủ yếu của KTQT là quá trình thu thập, xử lý và lập báocáo nội bộ nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong nội bộ tổ chức đểđánh giá, kiểm soát và đưa ra các quyết định phù hợp với chiến lược kinh doanh củadoanh nghiệp

2.2.2 Mục tiêu của kế toán quản trị

Ngày nay, thông tin phân tích của KTQT được xem là rất quan trọng cho quátrình quản lý doanh nghiệp, nhân viên KTQT làm tăng giá trị của đơn vị bằng cáchxây dựng và thực hiện các mục tiêu:

- Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định và lập kế hoạch, tham giamột cách tích cực vào các quá trình ra quyết định và lập kế hoạch

- Hỗ trợ các nhà quản trị trong việc định hướng và kiểm soát các mặt hoạtđộng kinh doanh

- Đo lường kết quả của các mặt hoạt động, các đơn vị, các nhà quản trị vànhân viên trong tổ chức

- Đánh giá vị trí cạnh tranh của tổ chức, làm việc cùng với các nhà quản trị

để đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài của tổ chức

Trang 26

2.2.3 Vai trò của kế toán quản trị

- KTQT ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin để nhà quản trị thực hiện toàndiện các chức năng quản trị

- KTQT giúp nhà quản trị có đầy đủ các tài liệu cần thiết về mục tiêu hoạtđộng sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, của doanh nghiệp trong từng thời kỳ

Từ đó, nhà quản trị thiết lập định hướng cho sản xuất kinh doanh để khai thác mộtcách hiệu quả các nguồn lực kinh tế của đơn vị

- KTQT giúp nhà quản trị nắm chắc tình hình tổ chức, thực hiện ở từng bộphận trong đơn vị để kịp thời bổ sung, điều chỉnh những vấn đề cần thiết cho bộphận hoạt động hiệu quả

- KTQT giúp nhà quản trị nắm được tình hình thực hiện, từng sự biến độngtrong quá trình thực hiện ở các bộ phận trong đơn vị để đưa ra phương pháp khaithác, kiểm soát, giải pháp, điều chỉnh và đánh giá đúng về trách nhiệm của từng bộphận

- KTQT giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định quản trị một cách chính xác

để từ đó khai thác tiềm năng kinh tế, tài chính và đảm bảo mục tiêu của đơn vị

2.2.4 Ý nghĩa của kế toán quản trị

- KTQT có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của các tổ chức kinh tếtrước sức ép từ nhiều phía như hiện nay Nó giúp cho nhà quản trị có đầy đủ cácthông tin hữu ích mà KTTC không cung cấp được, để từ đó nhà quản trị thiết lậpđịnh hướng cho sản xuất kinh doanh và khai thác một cách hiệu quả các nguồn lựckinh tế của đơn vị

2.3 Nội dung cơ bản của kế toán quản trị trong hoạt động dịch vụ công.

Để trình bày nội dung của KTQT trong trường ĐH NCL, người viết chọn lọc

để trình bày những nội dung phù hợp với định hướng và phạm vi nghiên cứu của đềtài bao gồm các nội dung:

Phân loại chi phí

Hệ thống chi phí linh hoạt

Trang 27

Phân tích mô hình mối quan hệ C-V-P

Lập dự toán ngân sách

Kế toán đánh giá trách nhiệm quản lý

2.3.1 Phân loại chi phí

Chi phí có thể được hiểu là giá trị của một nguồn lực bị tiêu dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức để đạt được một mục đích nào đó.

Đối với nhà quản lý, chi phí là mối quan tâm hàng đầu vì chi phí ảnh hưởng

trực tiếp đến lợi nhuận Bên cạnh đó, hầu như quyết định nào của nhà quản trị cũngliên quan đến chi phí Do đó, chi phí phải được đo lường và nhận diện theo nhiềucách khác nhau để phù hợp với từng loại quyết định của nhà quản trị

Phân loại chi phí thành chi phí thời kỳ và chi phí sản phẩm

- Chi phí thời kỳ: Là những chi phí phát sinh ở kỳ nào thì có thể đưa hết

vào trong chi phí của kỳ đó, nó không được tính vào trong giá thành của sản phẩmnhư chi phí bán hàng và chi phí quản lý

- Chi phí sản phẩm: Là những chi phí phát sinh được tính vào trong giá

thành của sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trựctiếp và chi phí sản xuất chung Chi phí sản phẩm có thể trở thành chi phí thời kỳ khisản phẩm tiêu thụ, nó kết hợp với chi phí thời kỳ tự thân để xác định tổng chi phíthời kỳ, từ đó xác định lãi lỗ thời kỳ

Phân loại chi phí thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp

- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí phát sinh gắn trực tiếp từng đối tượng

- từng sản phẩm – từng bộ phận và nó được hạch toán thẳng vào trong chi phí, tronggiá thành của từng sản phẩm – từng bộ phận như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,

chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí phát sinh mang tính chất chung của

tổng thể, không gắn trực tiếp với từng đối tượng – từng sản phẩm và từng bộ phận

Để hạch toán chi phí này vào trong giá thành phải thực hiện phân bổ; tiêu thức sửdụng để phân bổ có thể là phân bổ theo giờ máy, theo tiền lương của công nhân sảnxuất, theo giờ công…

Trang 28

Phân loại chi phí theo chi phí lệch, chi phí cơ hội, chi phí chìm

- Chi phí cơ hội: Chi phí cơ hội là lợi nhuận tiềm tàng bị mất hoặc hy sinh

khi bỏ qua phương án kinh doanh này để lựa chọn phương án kinh doanh khác Chiphí cơ hội có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán chi phí, giá thành và lợi nhuậncủa doanh nghiệp Khái niệm này được vận dụng vào việc dự toán chi phí và đánhgiá chi phí qua các giai đoạn Khi so sánh chi phí của các phương án khác nhau, cáclĩnh vực kinh doanh khác nhau mà không tính đến chi phí cơ hội sẽ dẫn tới nhậnđịnh sai lầm

- Chi phí lệch: Là tổng giá trị các khoản giảm lợi ích kinh tế của doanh

nghiệp phát sinh khác biệt giữa các tình huống, phương án hoạt động sản xuất kinhdoanh hay còn gọi là chi phí khác biệt

- Chi phí chìm: Là tổng giá trị các khoản giảm lợi ích kinh tế của doanh

nghiệp đã phát sinh, sẽ chắc chắn phát sinh và luôn tồn tại trong tất cả các sự lựachọn, tình huống, phương án hoạt động sản xuất kinh doanh

- Chi phí kiểm soát được: Là tổng giá trị các khoản giảm lợi ích kinh tế

của doanh nghiệp mà nhà quản trị có quyền quyết định, xác định mức phát sinh

- Chi phí không kiểm soát được: Là tổng giá trị các khoản giảm lợi ích

kinh tế của doanh nghiệp mà nhà quản trị không có quyền quyết định, không xácđịnh được mức phát sinh

Phân loại chi phí theo cách ứng xử

Việc phân loại chi phí theo cách ứng xử có ý nghĩa lớn trong việc xây dựnggần như toàn bộ nội dung của kế toán quản trị Chi phí được chia thành 3 loại; biếnphí, định phí và chi phí hỗn hợp

- Biến phí (chi phí khả biến): Là chi phí biến đổi tỷ lệ thuận với biến đổi

của mức độ hoạt động, tuy nhiên biến phí tính trên một đơn vị hoạt động tương đốikhông thay đổi Có ba dạng biến phí :

Biến phí tuyến tính : là biến phí tăng giảm theo tỷ lệ thuận cùng tỷ lệ tănggiảm của mức độ họat động

Trang 29

Biến phí phi tuyến : là biến phí tăng giảm theo tỷ lệ thuận nhưng khôngcùng tỷ lệ tăng giảm của mức độ họat động.

Biến phí cấp bậc : trong một phạm vi phù hợp thì biến phí không thay đổitheo mức độ hoạt động, nhưng khi vượt qua phạm vi phù hợp thì biến phí sẽ tăngtheo mức độ hoạt động

- Định phí (chi phí bất biến): Là những khoản chi phí mà khi quy mô

hoạt động của dịch vụ hay sản lượng sản xuất thay đổi thì nó không thay đổi Nó chỉ

bị ảnh hưởng khi có yếu tố bên ngoài tác động như sự biến động về giá ví dụ: chiphí khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê nhà xưởng, Định phí khi tính cho mộtđơn vị hoạt động có tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động Khi mức hoạt động tăng thìđịnh phí tính cho một đơn vị hoạt động giảm và ngược lại Định phí cũng chia làm

- Chi phí hỗn hợp: Chi phí hỗn hợp bao gồm cả chi phí khả biến và chi

phí bất biến Ở mức hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm củađịnh phí, quá mức đó nó lại thể hiện đặc điểm của biến phí

Để xác định phương trình chi phí hỗn hợp, có 3 phương pháp: (1) Cực đạicực tiểu, (2) Đồ thị phân tán, (3) bình phương bé nhất

2.3.2 Hệ thống chi phí linh hoạt

Một trong những điểm mạnh của kế toán quản trị là cung cấp thông tin chiphí linh hoạt, kịp thời Điểm khác với kế toán tài chính về tính giá thành sản phẩm,dịch vụ dựa trên ba khoản mục nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chiphí sản xuất chung thì kế toán quản trị về tính giá thành sản phẩm, dịch vụ dựa trênhai loại chi phí là biến phí và định phí Từ đây khái niệm xác định chi phí linh hoạt,

Trang 30

giá thành biến phí hay giá thành khách hàng thay cho khái niệm giá thành sản phẩm,được vận dụng thường xuyên trong mọi tình huống để nhà quản trị đưa ra giá bánlinh hoạt, kịp thời Hệ thống chi phí linh hoạt không phân biệt chi phí trong sản xuất

và ngoài sản xuất, ngược lại tổng chi phí được phân chia theo biến phí và định phí.Với cách xác định này, giá thành sản phẩm dịch vụ được tính như sau:

Giá thành sản phẩm dịch vụ = biến phí SX + định phí ngoài SX

Như vậy toàn bộ định phí trong kỳ là chi phí thời kỳ không phân bổ cho hàngtồn kho mà tính trừ hết khi xác định kết quả kinh doanh, điều này khác với kế toántài chính, định phí trong kỳ phân bổ một phần cho hàng tồn kho Kết quả lợi nhuậntheo hai cách tính khác nhau Nếu trong kỳ đơn vị tăng mức sản xuất và tiêu thụ caohơn mức bình thường thì kết quả kinh doanh sẽ cao và ngược lại với kết quả kinhdoanh xác định theo kế toán tài chính

Với cách xây dựng hệ thống chi phí linh hoạt, nhà quản trị có thể linh hoạtđược giá bán dịch vụ tùy thuộc vào mức độ khai thác định phí đơn vị, từ đó tínhđược chi phí đào tạo cho mỗi sinh viên ở các lớp có sĩ số khác nhau, đây là căn cứ

để thu học phí cho lớp chất lượng cao, lớp đào tạo đặc biệt có sĩ số khác nhau vàcác lớp chuyên ngành nhỏ ít sinh viên theo học

2.3.3 Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận

Nhằm nghiên cứu sự tác động qua lại giữa năm yếu tố; sản lượng, kết cấumặt hàng, chi phí khả biến, chi phí bất biến, giá bán đồng thời xem xét sự tác động

đó làm lợi nhuận biến động như thế nào

Việc am hiểu mối quan hệ giữa chi phí- khối lượng và lợi nhuận (C-V-P) làcần thiết cho việc quản lý thành công của một đơn vị Phân tích mối quan hệ giữachi phí- khối lượng và lợi nhuận cho thấy sự thay đổi của doanh thu, chi phí, kết cấumặt hàng và giá bán sản phẩm lên lợi nhuận của đơn vị Phân tích mối quan hệ C-P- V là một công cụ cho nhà quản lý nhận thức rõ những quá trình thay đổi nào là

có lợi nhất cho đơn vị

Trang 31

Việc xác định được sản lượng và doanh thu để đơn vị hòa vốn hoặc đạtđược lợi nhuận mục tiêu cung cấp cho nhà quản trị những thông tin hữu ích choviệc lập kế hoạch và ra quyết định Hai phương pháp được sử dụng để xác định sảnlượng trên doanh thu để doanh nghiệp hòa vốn hoặc đạt được lợi nhuận mục tiêu làphương pháp số dư đảm phí (contribution approach) và phương pháp phương trình(equation approach)

- Số dư đảm phí (Contribution Margin -CM) là chênh lệch giữa tổng doanh

thu và tổng chi phí khả biến (Revenie less variable expenses) Nó là một chỉ tiêu đolường khả năng trang trải các chi phí cố định để tạo ra lợi nhuận (Contribution fixedcost and profits)

- Tỷ lệ số dư đảm phí: Là tỷ lệ phần trăm giữa số dư đảm phí trên doanh

thu Thông qua số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí chúng ta có thể xác địnhnhanh chóng lợi nhuận tăng thêm khi tăng thêm doanh thu hoặc khối lượng dịch vụđược cung cấp Từ đó, giúp cho nhà quản trị lựa chọn phương pháp kinh doanh tốtnhất

- Phân tích điểm hòa vốn (break –even analysis):

Điểm hòa vốn (break –even point) là khối lượng hoạt động (đo lường bằngsản lượng hoặc doanh thu) tại đó doanh thu và chi phí của đơn vị cân bằng nhau.Tại điểm hòa vốn, đơn vị không lãi cũng không lỗ hay nói các khác là đơn vị hòavốn

Sản lượng hòa vốn = Tổng định phí Số dư đảm phí đơn vị

Doanh thu hòa vốn = Tổng định phí Tỷ lệ dư đảm phí đơn vị

g thêm

Tỷ lệ Số dư đảm phí đơn vị

Lợi nhuận

tăng thêm = Khối lượng tiêu thụ tăng thêm ợi x

nhuậ

n tă

ng thêm

Số dư đảm phí đơn vị

Trang 32

- Phân tích lợi nhuận mục tiêu:

Một trong những quyết định quan trọng và thường xuyên của các nhà quản lý

là cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để đạt được mức lợi nhuận mongmuốn (Target Net Profit – NTP) Lợi nhuận chính là phần còn lại của số dư đảm phísau khi trừ đi định phí, vì thế công ty sẽ xác định sản lượng để đạt được mức lợinhuận mục tiêu theo công thức sau:

Đòn bẩy kinh doanh: Thể hiện mối quan hệ giữa tốc độ tăng doanh thu và

tốc độ tăng lợi nhuận Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh phụ thuộc vào tỷ lệ định phítrong tổng chi phí Đòn bẩy doanh nghiệp lớn khi công ty có tỷ lệ định phí cao hơn

tỷ lệ biến phí trong tổng chi phí Ngược lại, doanh nghiệp có tỷ lệ biến phí cao hơn

tỷ lệ định phí trong tổng chi phí thì đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp sẽ nhỏ

- Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh chỉ ra mức độ nhạy cảm của lợi nhuận trước

sự thay đổi của doanh thu, chỉ cần một mức tăng nhỏ của doanh thu sẽ dẫn đến mứctăng rất lớn về lợi nhuận

Sản lượng tiêu thụ để đạt

mức lợi nhuận mong muốn

(Tổng định phí + Lợi nhuận mong muốn)

Số dư đảm phí đơn vị

Doanh thu tiêu thụ để đạt

mức lợi nhuận mong muốn

(Tổng định phí + Lợi nhuận mong muốn)

Tỷ lệ số dư đảm phí

Tổng số dư đảm phí Tổng số dư đảm phí - định phí

Đòn bẩy kinh doanh =

Tốc độ tăng lợi nhuận Tốc độ tăng doanh thu ( Sản lượng bán)

> 1

Trang 33

- Số dư an toàn: Số dư an toàn là phần vượt qua doanh thu hòa vốn của

doanh thu dự toán (hoặc thực tế) Số dư an toàn là số tiền doanh thu có thể giảmtrước khi phát sinh lỗ Công thức tính như sau:

Số dư an toàn còn được trình bày dưới hình thức số tỷ lệ % và số lượng sản phẩmtiêu thụ

Số dư an toàn giúp các nhà quản trị đánh giá mức hoạt động hiện tại cáchđiểm hòa vốn ra sao

2.3.4 Lập dự toán ngân sách

- Dự toán là một kế hoạch mà trong đó thể hiện những mục tiêu tổ chức cầnphải đạt được đồng thời chỉ rõ cách thức huy động những nguồn lực để thực hiệncác mục tiêu mà tổ chức đặt ra

- Dự toán được xác định bằng một hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trịcho một khoản thời gian xác định trong tương lai

Phân loại dự toán:

Dự toán là công cụ của nhà quản lý nhằm thực hiện các chức năng quản lýcủa mình để hoàn thành mục tiêu của tổ chức trong quá trình quản lý nhu cầu thôngtin, dự toán rất đa dạng trong từng giai đoạn khác nhau sẽ có yêu cầu dự toán khácnhau Do đó dự toán được phân loại dự toán theo nhiều tiêu thức:

 Phân loại theo thời gian:

Số dư an toàn = Tổng DT dự toán

(hoặc thực tế) - Doanh thuhòa vốn

Tỷ lệ số

Số dư an toànTổng doanh thu

Số dư an toàn

(theo số lượng) =

Số dư an toànĐơn giá bán

Trang 34

Theo thời gian, dự toán được chia thành dự toán ngắn hạn và dự toán dài hạn.

- Dự toán ngắn hạn: Thường được lập cho kỳ kế hoạch là một năm và đượcchia ra nhiều kỳ ngắn hơn là hàng quí và hàng tháng Dự toán bao gồm các dự toánchức năng như dự toán doanh thu, dự toán sản xuất, dự toán tiền Dự toán ngắnhạn được lập hàng năm trước khi niên độ kế toán kết thúc và được xem như là mộtcông cụ của hoạch định nhằm làm mục tiêu hành động của năm

- Dự toán dài hạn: Có thời hạn trên một năm còn được gọi là dự toán vốn,đây là dự toán được lập liên quan đến tài sản dài hạn Dự toán dài hạn thường baogồm việc dự toán cho các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp như các chiến lượckinh doanh Đặc điểm cơ bản của dự toán dài hạn là dự toán cho một khoảng thờigian dài và định hướng mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp Dự toán dài hạnđược thực hiện thông qua các dự toán ngắn hạn

 Phân loại theo chức năng: Có dự toán hoạt động và dự toán tài chính

- Dự toán hoạt động: Là dự toán liên quan đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Các hoạt động sản xuất như là mua hàng, bán hàng, sảnxuất và quản lý Dự toán hoạt động trước tiên được xác định là dự toán tiêu thụ, từ

dự toán này xác định số sản phẩm dự kiến tiêu thụ trong kỳ để làm căn cứ lập dựtoán sản xuất, dự toán sản xuất được dùng cho các doanh nghiệp sản xuất nhằm xácđịnh số lượng sản phẩm cần sản xuất trong kỳ làm cơ sở để lập dự toán chi phí sảnxuất như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung Sau

đó, từ dự toán doanh thu lập dự toán chi phí bán hàng và dự toán quản lý, dự toánkết quả kinh doanh

Dự toán tài chính: Là dự toán cho các hoạt động tài chính và đầu tư củadoanh nghiệp Là các dự toán liên quan đến vốn đầu tư, Bảng cân đối kế toán, tiềntệ… Dự toán tiền tệ là kế hoạch chi tiết cho việc thu và chi tiền Dự toán vốn đầu tưtrình bày dự toán các tài sản dài hạn và vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh ởnhững năm tiếp theo

Phân loại theo phương pháp lập có dự toán linh hoạt và dự toán cố định.

Trang 35

- Dự toán ngân sách linh hoạt: Là dự toán doanh thu chi phí cho một kỳkinh doanh theo các mức hoạt động khác nhau Dự toán linh hoạt được lập theo mốiquan hệ với quá trình hoạt động, giúp xác định ngân sách dự kiến tương ứng ở từngmức độ và phạm vi hoạt động Dự toán linh hoạt được lập trước khi tiến hành sảnxuất kinh doanh được xem là công cụ của hoạch định và dự toán linh hoạt được lậpsau khi kết thúc một kỳ kinh doanh thì được xem là công cụ của kiểm soát.

- Dự toán cố định là dự toán được lập trước khi tiến hành sản xuất kinhdoanh, tại một mức độ hoạt động đã được xác định trước Dự toán cố định phù hợpvới doanh nghiệp có hoạt động kinh tế ổn định Nhược điểm của dự toán cố định chỉdựa vào một mức độ hoạt động mà không xét tới mức độ này có thể bị biến độngtrong kỳ dự toán, do đó có ý nghĩa cao trong việc kiểm soát nếu các doanh nghiệpthay đổi quy mô hoạt động trong kỳ do điều kiện hoặc môi trường kinh doanh biếnđộng

2.3.5 Kế toán trung tâm trách nhiệm và đánh giá trách nhiệm quản lý

Kế toán trung tâm trách nhiệm nhằm ghi nhận, đo lường kết quả hoạt động củatừng bộ phận trong tổ chức, đồng thời lập các báo cáo thực hiện, thông qua đó đolường và đánh giá được trách nhiệm quản lý và kết quả hoạt động của từng bộ phậntrong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp

Xác lập các trung tâm trách nhiệm:

Để đánh giá trách nhiệm của các nhà quản lý các cấp; KTQT chia tổ chứcdoanh nghiệp thành bốn trung tâm trách nhiệm chính Đó là, Trung tâm chi phí,trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư

Các chỉ tiêu để đo lường thành quả thực hiện của mỗi trung tâm.

Hoạt động của các trung tâm trách nhiệm thường được đánh giá bằng các chỉtiêu định tính và định lượng Để đo lường và đánh giá thành quả hoạt động của cáctrung tâm trách nhiệm, các chỉ tiêu cụ thể cho từng trung tâm cũng khác nhau, phùhợp với chức năng nhiệm vụ của từng trung tâm

Báo cáo trách nhiệm quản lý

Trang 36

Định kỳ, các trung tâm trách nhiệm tổng hợp thành quả đạt được của từngtrung tâm trách nhiệm dưới dạng các báo cáo thành quả Các báo cáo này phản ánhcác chỉ tiêu kinh tế đã thực hiện của trung tâm theo số thực và số dự toán, đồng thờiphản ánh chênh lệch giữa kết quả thực tế so với dự toán Các chỉ tiêu báo cáo đượcxác định phù hợp cho từng trung tâm trách nhiệm.

Công cụ để đánh giá trách nhiệm quản lý: Là báo cáo thành quả của các trungtâm trách nhiệm Ngoài ra đối với trung tâm đầu tư còn sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ hoànvốn (ROI) và thu nhập thặng dư (RI) để đánh giá

2.3.6 Mô hình tổ chức KTQT ở một số tổ chức trên thế giới.

Có thể tóm tắt các mô hình tổ chức KTQT sau đây:

kế toán trong doanh nghiệp từ việc tổ chức xây dựng bộ máy kế toán, lưu chuyểnchứng từ, vận dụng tài khoản, hệ thống báo cáo…nhằm cung thông tin cho nhàquản trị Các bộ phận kế toán có chức năng thu thập và cung cấp thông tin kế toánvừa tổng hợp, vừa chi tiết đồng thời lập dự toán tổng hợp và chi tiết theo yêu cầuquản lý KTQT đặt trọng tâm vào việc xây dựng, kiểm tra, xác định và hoạch địnhcác chi phí trong hoạt động Khi đó doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong haiphương pháp xác định chi phí và giá thành sản phẩm: phương pháp kế toán chi phí,tính giá thành sản phẩm theo công việc và phương pháp kế toán chi phí, tính giáthành theo quá trình hoạt động

KTQT không sử dụng chế độ kế toán riêng, tách rời với KTTC mà sử dụngcác tài khoản kế toán chi tiết, hệ thống sổ kế toán và báo cáo KTQT kết hợp chungtrong một hệ thống kế toán thống nhất với KTTC Hệ thống KTQT được tổ chức kếthợp với hệ thống kế toán tài chính Kế toán tài chính và KTQT được tổ chức thành

Trang 37

một bộ máy thống nhất trong cùng một bộ máy kế toán Kế toán tài chính sử dụngcác tài khoản kế toán tổng hợp còn KTQT sử dụng các tài khoản chi tiết, sổ kế toánchi tiết phù hợp, báo cáo kế toán nội bộ và còn sử dụng thêm các phương pháp khácnhư phương pháp thống kê, phương pháp toán để hệ thống hóa và xử lý thông tin.Việc ghi chép, phản ánh, xử lý và truyền đạt thông tin được tính đến cả mục đíchcủa KTTC và KTQT nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin kế toán cho cả đối tượngbên trong và bên ngoài doanh nghiệp Mỗi bộ phận kế toán có chức năng thu thập,cung cấp thông tin kế toán vừa ở dạng tổng hợp, vừa ở dạng chi tiết theo yêu cầuquản lý Bộ phận KTQT chi phí sử dụng báo cáo bộ phận để cung cấp thông tin chonội bộ doanh nghiệp, bộ phận KTTC sử dụng hệ thống báo cáo tài chính để cung

cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp

Hình 2.2: Mô hình kế toán quản trị kết hợp (Bùi, 2013)

Loại mô hình tách rời:

Loại mô hình tổ chức KTQT này áp dụng chủ yếu ở Cộng hòa Pháp vànhững nước thực hiện theo kế toán Cộng hòa Pháp Theo mô hình tách rời ở Pháp,KTQT đặt trọng tâm vào việc xác định và kiểm soát chi phí ở các doanh nghiệp sảnxuất, bằng cách chia chi phí theo các trung tâm trách nhiệm quản lý, phân tích đánhgiá và tìm các nguyên nhân làm sai lệch chi phí và cuối cùng điều hòa giữa KTTC

và KTQT Các quy định chung về kế toán chi phí tại Pháp hướng dẫn doanh nghiệpđánh giá hoạt động bằng cách lập báo cáo thực hiện dự toán trên cơ sở các số liệu

kế toán nhưng trên thực tế hầu hết các doanh nghiệp Pháp đều không vận dụng cáchướng dẫn này mà họ lập các báo cáo đánh giá hoạt động hầu như chỉ dựa trên các

MÔ HÌNH KIỂU MỸ

BỘ PHẬN QUẢN LÝ ….

Trang 38

thông tin phi tài chính, chứ không dựa trên các số liệu tài chính do kế toán cung cấp,các báo cáo này rất khác biệt so với các báo cáo bộ phận của các trung tâm tráchnhiệm theo hệ thống KTQT chi phí Mỹ KTQT sử dụng hệ thống kế toán riêng, táchrời hoàn toàn với KTTC Hệ thống KTQT được tổ chức thành bộ máy riêng (phòngKTQT hay bộ phận KTQT) sử dụng hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán và báocáo kế toán nội bộ tách rời với KTTC KTTC thu thập, xử lý, lập báo cáo tài chínhcung cấp cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp KTTC tuân thủ nghiêm ngặtcác nguyên tắc, quy định của Nhà nước, trong khi đó KTQT được coi là công việcriêng của doanh nghiệp, các doanh nghiệp tự xây dựng hệ thông hóa thông tin mộtcách chi tiết nhằm cung cấp thông tin theo yêu cầu quản lý và tổ chức hệ thống sổsách, báo cáo phục vụ cho mục tiêu quản trị doanh nghiệp Cụ thể:

- Về chứng từ kế toán: ngoài việc sử dụng hệ thống chứng từ chung, KTQT

chi phí còn sử dụng rộng rãi hệ thống chứng từ nội bộ trong doanh nghiệp

- Về tài khoản kế toán: các tài khoản KTQT chi phí được xây dựng thành hệ

thống riêng, có ký hiệu riêng, nội dung ghi chép cũng có những đặc điểmkhác với KTTC

- Về sổ kế toán: KTQT chi phí xây dựng hệ thống sổ kế toán riêng phục vụ

cho việc ghi chép các nghiệp vụ thuộc KTQT

- Về báo cáo kế toán: các báo cáo KTQT được lập riêng dưới dạng báo cáo dự

toán sản xuất, báo cáo lỗ lãi từng bộ phận…Ngoài các chỉ tiêu quá khứ, cácchỉ tiêu thực hiện KTQT còn thiết lập các cân đối dự toán, kế hoạch

Trang 39

Kết luận chương 2

Chương 2 đã đi sâu phân tích các vấn đề tổng quan về kế toán quản trị Cácvấn đề tổng quan về kế toán quản trị được trình bày trong Chương này là: lịch sửphát triển của kế toán quản trị, đặc điểm quản trị tài chính công, nội dung cơ bảncủa kế toán quản trị trong hoạt động dịch vụ công như: Phân loại chi phí, phân tích

mô hình mối quan hệ C-V-P, dự toán ngân sách và đánh giá trách nhiệm quản lý.Chương hai tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về KTQT.Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, không ai có thể phủ nhận sự cần thiết của bộphận KTQT trong cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp Mục đích chủ yếu củaKTQT là cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong nội bộ tổ chức để đánh giá,kiểm soát quá trình hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp Không giốngnhư KTTC, KTQT chủ yếu dự đoán cho tương lai Những gì trong quá khứ là chắcchắn đã xẩy ra, còn tương lai có thể thay đổi KTQT mang đậm tính đặc thù, gắnvới từng doanh nghiệp cụ thể Để có thể tạo được giá trị thặng dư cao nhất chodoanh nghiệp trong điều kiện nguồn lực bị giới hạn, nhà quản trị cần phải có công

cụ hỗ trợ đắc lực để có thể quản trị tốt các nguồn lực trong đơn vị, công cụ đó chính

là KTQT

MÔ HÌNH KIỂU PHÁP

BAN GIÁM ĐỐC

BỘ PHẬN

BỘ PHẬN

Hình 2.3: Mô hình kế toán quản trị tách rời (Bùi,2013)

Trang 40

CHƯƠNG 3:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn được xây dựng từ các công cụ nghiên cứu nhằm tìm kiếm mộtphương pháp giải quyết các vấn đề khoa học, có độ tin cậy cao Một công cụ nghiêncứu đầy đủ đòi hỏi phải có khung nghiên cứu hay mô hình nghiên cứu thích hợp,sau đó tìm ra các phương pháp nghiên cứu thích hợp với mô hình và thu thập dữliệu phù hợp có độ tin cậy để xử lý

3.1 Mô hình nghiên cứu

Một vấn đề giải quyết có căn cứ khoa học, thì cần xây dựng khung hình hay

mô hình nghiên cứu tùy theo tính chất của vấn đề được nghiên cứu

Ngày đăng: 14/09/2017, 22:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Bộ Tài chính (2007)Thông tư số 140/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn kế toán áp dụng cho cơ sở ngoài công lập Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài chính (2007)
1. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 53 /2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 về việc Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp Khác
2. Bộ Giáo dục Đào tạo (2011), thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo : Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp Khác
3. Quốc Hội (2012), Luật Giáo dục đại học số: 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 Khác
5. Chính Phủ (2008) Nghị định Số: 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 05 năm 2008 Về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường Khác
6. PGS.TS. Phạm Văn Dược (2005), Kế toán chi phí, Nhà xuất bản Thống kê 7. PGS.TS. Phạm Văn Dược – Đặng Kim Cương (2007), Kế toán quản trị, Nhàxuất bản Thống kê Khác
8. PGS.TS. Phạm Văn Dược - TS Huỳnh Lợi (2009), Mô hình và cơ chế vận hành kế toán quản trị, Nhà xuất bản Tài chính Khác
9. Huỳnh Lợi (2010), Xây dựng hệ thống kế toán quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh Khác
10. Phạm Xuân Thành (2000), Vận dụng kế toán quản trị vào kế toán các doanh nghiệp Việt Nam. Luận văn tiến sĩ. Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w