Thứ hai, qua phân tích dữ liệu điều tra từ người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Cục thuế Bình Dương, nghiên cứu đã cho thấy tất cả các nhân tố đưa ra trong mô hình đều tác độn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
Trang 2CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT
Trang 3NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: LÊ THỊ THÚY Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 14 / 11 / 1984 Nơi sinh: Lý Sơn, Quảng Ngãi
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Bình
Dương
III- Ngày giao nhiệm vụ: 18/8/2014
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/3/2015
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS NGUYỄN MINH HÀ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 5LỜI CÁM ƠN
Sau những năm tháng học tập chương trình đào tạo sau đại học, tôi đã được trang
bị những kiến thức vô cùng quý báu làm hành trang bước vào cuộc sống và ứng dụng trong công tác Nhân dịp hoàn thành quyển luận văn, tôi xin chân thành gửi lời biết ơn đến:
- Quý Thầy Cô Trường Đại Học Công Nghệ Tp HCM đã nhiệt tình truyền đạt
những kiến thức quý báu cho tôi
- Rất cảm ơn Thầy PGS.TS Nguyễn Minh Hà – hiện đang là Trưởng Khoa Sau
Đại Học tại Trường Đại Học Mở Tp HCM đã tận tâm giảng dạy và hướng dẫn khoa học giúp đỡ tận tình để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
- Xin cảm ơn Cục thuế tỉnh Bình Dương, các anh chị phòng Thuế thu nhập cá
nhân và tất cả mọi người đã góp ý thảo luận, cung cấp thông tin tài liệu để tôi hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả: LÊ THỊ THÖY
Trang 6TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG” được thực hiện trong
bối cảnh nền kinh tế suy giảm mới có dấu hiệu phục hồi
Đề tài bao gồm ba vấn đề cốt lõi Thứ nhất, đề tài nghiên cứu sử dụng lý
thuyết về thuế TNCN, nghiên cứu các nhân tố tác động đến kết quả thu thuế TNCN, các đề tài nghiên cứu trước Từ mô hình nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Công Thành (2013), Nguyễn Thị Nụ (2013), Nguyễn Việt Hưng (2013) và Lâm Thanh Hồng (2012) và các nhân tố tác động đến kết quả thu thuế TNCN tác giả đã điều chỉnh
mô hình cho phù hợp với nghiên cứu của mình Thứ hai, qua phân tích dữ liệu điều tra
từ người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Cục thuế Bình Dương, nghiên cứu
đã cho thấy tất cả các nhân tố đưa ra trong mô hình đều tác động đến kết quả thu thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương Trong đó, Nhân tố Luật thuế TNCN và luật khác tác động mạnh nhất; Cơ chế và phương tiện quản lý tác động yếu nhất đến kết
quả thu thuế TNCN tai tỉnh Bình Dương Thứ ba, từ thực trạng của kết quả thu thuế
TNCN tại tỉnh Bình Dương đã được phân tích ở trên, đề tài đã đưa ra giải pháp nhằm khắc phục tình trạng hiện tại kết quả thu thuế TNCN tại Bình Dương để phù hợp hơn:
Một là, về giải pháp điều chỉnh luật thuế TNCN và các luật khác cho phù hợp thì nên
xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm luật thuế TNCN; tăng cường biện pháp quản lý cá nhân cư trú một cách chính xác; phải quản lý chặt đối tượng giảm trừ gia cảnh; Bộ Tài chính cần kiểm tra, chấn chỉnh các văn bản pháp luật bị chồng chéo,
mâu thuẩn trong quản lý thuế Hai là, về giải pháp xây dựng văn hóa tự giác và có ý
thức về nghĩa vụ đóng thuế thì phải tuyên truyền, giáo dục cho người dân biết rõ quyền lợi khi họ đăng ký mã số thuế cá nhân; phải nâng cao ý thức người dân trong tỉnh; tổ chức tuyên dương những điển hình tiên tiến có thành tích tốt trong công tác
nộp thuế thu nhập cá nhân Ba là, về giải pháp cho yếu tố kinh tế thì phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, kiểm soát giá thị trường và kiềm chế lạm phát Bốn là,
về giải pháp xây dựng cơ chế hiệu quả và ứng dụng tốt các phương tiện hiện đại vào
Trang 7công tác quản lý thì Cục thuế Bình Dương phải tuyên truyền sâu và rộng đến người
dân, và phải sử dụng hiệu quả những phần mềm kê khai thuế Năm là, giải pháp áp
dụng các hình thức thanh toán phù hợp thì khuyến khích chuyển từ giao dịch tiền mặt sang thanh toán bằng dịch vụ ngân hàng
Trang 8it encourages moving from cash transactions to pay by card
Trang 9MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT v
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH viii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.3 Mục tiêu của đề tài 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Quy trình nghiên cứu 4
1.6 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 4
1.6.1 Phương pháp nghiên cứu 5
1.6.2 Dữ liệu nghiên cứu 5
1.7 Những điểm mới của luận văn 5
1.8 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn 6
1.9 Kết cấu luận văn 7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT 8
2.1 Tổng quan về thuế thu nhập cá nhân 8
2.1.1 Nguồn gốc ra đời của thuế thu nhập cá nhân 8
2.1.2 Khái quát về thuế thu nhập cá nhân 9
2.1.2.1 Khái niệm về thu nhập cá nhân 9
Trang 102.1.2.2 Khái niệm về thuế thu nhập cá nhân 10
2.1.2.3 Đặc điểm của thuế TNCN 10
2.1.2.4 Vai trò của thuế TNCN 11
2.1.3 Nội dung cơ bản của chính sách thuế thu nhập cá nhân 14
2.1.3.1 Đối tượng nộp thuế: 14
2.1.3.2 Thu nhập chịu thuế: 15
2.1.3.3 Thu nhập miễn thuế: 19
2.1.3.4 Căn cứ tính thuế: 19
2.1.3.5 Khấu trừ tại nguồn 25
2.1.3.6 Hoàn thuế thu nhập cá nhân 26
2.2 Các lý do ảnh hưởng đến nguồn thu thuế TNCN 27
2.2.1 Yếu tố luật thuế TNCN và luật khác 27
2.2.2 Yếu tố kinh tế 28
2.2.3 Yếu tố văn hóa xã hội 29
2.2.4 Yếu tố cơ chế và phương tiện quản lý 30
2.2.5 Yếu tố hình thức thanh toán 31
2.3 Chính sách thuế TNCN của một số quốc gia 31
2.4 Các nghiên cứu trước 33
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất 36
2.6 Tóm tắt 36
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH THU THUẾ TNCN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC LÝ DO ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN THU THUẾ TNCN TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG 38
3.1.Tình hình thu thuế TNCN của Việt Nam 38
3.1.1 Khái quát tình hình thu thuế thu nhập ở nước ta từ năm 1991 đến năm 2008 38
3.1.1.1 Ưu điểm 38
3.1.1.2 Nhược điểm 40
Trang 113.1.2 Khái quát tình hình thực hiện thu thuế thu nhập cá nhân giai đoạn từ năm 2012
đến năm 2013 42
3.2 Giới thiệu về tỉnh Bình Dương và tình hình thu thuế TNCN tại tỉnh Bình Dương 44
3.2.1 Giới thiệu về tỉnh Bình Dương 44
3.2.2 Tình hình thu thuế TNCN tại tỉnh Bình Dương 46
3.3 Thiết kế nghiên cứu 47
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu 47
3.3.1.1 Quy trình nghiên cứu 47
3.3.1.2 Nghiên cứu định tính 50
3.3.1.3 Nghiên cứu định lượng 50
3.3.2 Mô hình nghiên cứu 50
3.3.2.1 Nguồn dữ liệu nghiên cứu 54
3.3.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 54
3.4 Tóm tắt 54
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC LÝ DO ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN THU THUẾ TNCN TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG 56
4.1 Phân tích thống kê mô tả 57
4.1.1 Luật thuế TNCN và luật khác 58
4.1.2 Yếu tố kinh tế 59
4.1.3 Văn hóa xã hội 60
4.1.4 Cơ chế và phương tiện quản lý 62
4.1.5 Hình thức thanh toán 63
4.1.6 Nguồn thu thuế trung bình 64
4.2 Phân tích thang đo 65
4.2.1 Phân tích độ tin cậy (Cronbach‟s Alpha) 65
4.2.2 Phân tích nhân tố (EFA) 70
Trang 124.3 Mô hình nghiên cứu tổng quát 75
4.3.1 Mô hình nghiên cứu 75
4.3.2 Các giả thuyết 77
4.4 Kiểm định mô hình nghiên cứu 77
4.4.1 Phân tích tương quan hệ số Pearson 77
4.4.2 Phân tích hồi quy 79
4.4.2.1 Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội 79
4.4.2.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình 80
4.4.2.3 Giải thích phương trình hồi quy 82
4.4.3 Giải thích ý nghĩa của từng biến 82
4.4.3.1 Nhân tố Luật thuế TNCN và luật khác: 82
4.4.3.2 Nhân tố văn hóa và xã hội 83
4.4.3.3 Nhân tố Kinh tế 84
4.4.3.4 Nhân tố Cơ chế và phương tiện quản lý 85
4.4.3.5 Nhân tố Hình thức thanh toán 85
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NGUỒN THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG 87
5.1 Đánh giá chung 87
5.2 Mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương trong những năm tới 88
5.3 Các giải pháp nâng cao nguồn thu thuế TNCN Tỉnh Bình Dương 90
5.3.1 Điều chỉnh luật thuế TNCN và các luật khác cho phù hợp 90
5.3.2 Xây dựng văn hóa tự giác và có ý thức về nghĩa vụ đóng thuế 91
5.3.3 Giải pháp cho nhân tố kinh tế 92
5.3.4 Xây dựng cơ chế hiệu quả và ứng dụng tốt các phương tiện hiện đại vào công tác quản lý thuế TNCN 93
5.3.5 Áp dụng các hình thức thanh toán phù hợp 93
5.4 Ý nghĩa và hạn chế của đề tài 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Trang 13GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo
Trang 14DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Tổng số thu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao từ năm 1991 đến năm 2008
Bảng 3.2 Tổng thu thuế TNCN năm 2012-2013
Bảng 3.3 Tổng thu thuế TNCN năm 2012 – 2013 tại tỉnh Bình Dương
Bảng 3.4 Mã hóa thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế TNCN Bảng 4.1 Thu nhập mẫu nghiên cứu
Bảng 4.2 Kêt quả thu nhập mẫu nghiên cứu
Bảng 4.3 Thống kê mô tả Luật thuế TNCN và luật khác
Bảng 4.4 Thống kê mô tả nhân tố kinh tế
Bảng 4.5 Thống kê mô tả Văn hóa xã hội
Bảng 4.6 Thống kê mô tả Cơ chế và phương tiện quản lý
Bảng 4.7 Thống kê mô tả Hình thức thanh toán
Bảng 4.8 Thống kê mô tả Kết quả thu thuế TNCN
Bảng 4.9 Kết quả phân tích hệ số Cronbach‟s Alpha nhân tố
Bảng 4.10 Phân tích độ tin cậy của nhân tố kinh tế
Bảng 4.11 Bảng phân tích độ tin cậy của nhân tố văn hóa xã hội
Bảng 4.12 Kết quả phân tích độ tin cậy của cơ chế và phương tiện quản lý
Bảng 4.13 Kết quả phân tích độ tin cậy của nhân tố hình thức thanh toán
Bảng 4.14 Ma trận nhân tố sau khi xoay
Bảng 4.15 Phân tích hệ số Pearson
Bảng 4.16 Kết quả đánh giá sự phù hợp của mô hình
Bảng 4.17 Kết quả phân tích phương sai ANOVA
Bảng 4.18 Các thông số thống kê trong phương trình
Trang 15DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu tổng quát đưa vào phân tích hồi qui
Trang 16CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam lần đầu tiên được ban hành vào năm 1990 dưới hình thức Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12, được Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/11/2007 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 thay cho Pháp lệnh thuế đối với người có thu nhập cao Luật số 26/2012/QH13, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/07/2013 Sau gần 6 năm thực hiện, Luật thuế TNCN đã chứng tỏ được những ưu điểm của nó, đặc biệt đã góp phần làm tăng số thu cho Ngân sách nhà nước Tuy nhiên việc thi hành Luật thuế TNCN cũng nãy sinh nhiều vướng mắc bằng chứng là Bộ tài chính đã phải ban hành rất nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật và những văn bản sửa đổi bổ sung để phù hợp với tình hình phát triển của nước ta: Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008, Thông tư số 164/2009/TT-BTC ngày 13/8/2009, Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010, Thông tư số 113/2011/TT-BTC ngày 04/8/2011, ngày 15/8/2013 thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật, Nghị Định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2013 thay cho tất cả các thông tư hướng dẫn trước đó
Đối với các nước trên thế giới, số tiền thu được từ thuế TNCN chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng tiền thu từ thuế Việt Nam qua thời gian dài thực hiện pháp lệnh thuế thu nhập cao đã mang lại những kết quả khả quan nhưng kết quả thu vẫn còn rất hạn chế và chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu thu từ thuế so với các nước khác
Tỉnh Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, với tiềm năng và môi trường đầu tư thuận lợi đã thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước tập trung vào tỉnh, tổng nhu cầu lao động của các thành phần kinh tế đòi hỏi rất nhiều, cùng với thu nhập bình quân đầu người tương đối cao Bình Dương sẽ là địa bàn mang lại kết quả thu thuế TNCN
Trang 17cao cho ngân sách của nước Việt Nam, tuy nhiên trong hai năm qua kết quả thu thuế TNCN của tỉnh Bình Dương vẫn còn rất hạn chế, số thu thuế TNCN năm 2012-
2013 vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số thu ngân sách của tỉnh 9,19% - 9,76% chưa tương xứng với tốc độ phát triển của tỉnh nhà Năm 2012 thu từ thuế TNCN là 2.279 tỷ đồng chiếm 9,19% tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh là 24.796 tỷ đồng (Cục Thuế tỉnh Bình Dương, 2013) Năm 2013 thu từ thuế TNCN khoảng 2.830 tỷ đồng chiếm 9,76% tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh là 29.000 tỷ đồng (Cục thuế tỉnh Bình Dương, 2014)
Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay việc thu thuế rất quan trọng cho một tỉnh thành đang phát triển như Bình Dương Bên cạnh đó, kinh tế quốc tế hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế quốc tế nên nhiều loại thuế ngày càng bị cắt giảm theo lộ trình cam kết với những tổ chức kinh tế thế giới Chính vì thế việc thu thuế thu nhập cá nhân sẽ là ngân sách rất quan trọng cho Bình Dương Bởi thế việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế thu nhập cá nhân để từ đó tìm ra các giải pháp giúp tăng kết quả thu từ thuế TNCN là rất cần thiết cho tỉnh Bình Dương Kêt quả thu từ thuế thu nhập cá nhân bắt đầu đã có những khả quan tăng dần
số thu qua các năm, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những vấn đề xem xét do đó tôi
chọn đề tài:“Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Bình Dương ” làm đề tài nghiên cứu để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết
quả thu thuế thu nhập cá nhân và đề xuất các giải pháp để tăng số tiền thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương
1.2 Câu hỏi nghiên cứu
Dựa vào những vấn đề vừa được đề cập ở trên, đề tài này cần trả lời câu hỏi sau đây: Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Bình Dương?
1.3 Mục tiêu của đề tài
Đề tài nghiên cứu với các mục tiêu như sau:
Trang 18- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Bình Dương
- Đề xuất các giải pháp để làm tăng hiệu quả thu từ thuế TNCN tại tỉnh Bình Dương
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu theo ý kiến của Cán bộ công chức ngành thuế và người nộp thuế thông qua phiếu khảo sát tại địa bàn tỉnh Bình Dương Để thuận lợi cho việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế TNCN tại tỉnh Bình Dương đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2014
Trang 19Xác định vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý luận về thuế TNCN và mô hình lý thuyết
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế
TNCN
Từ kết quả khảo sát bảng câu hỏi, thu thập
dữ liệu Đánh giá thực tế để tìm ra những nhân tố chính ảnh hưởng đến kết quả thu
quả thu
Giải pháp
1.5 Quy trình nghiên cứu
Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: tác giả xây dựng
Trang 201.6 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu định tính kết hợp định lượng dựa trên số liệu thu thập được từ bảng khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế TNCN tại tỉnh Bình Dương, lựa chọn các biến có liên quan đến đề tài để xây dựng mô hình hồi quy đa biến thể hiện các nhân tố tác động đến kết quả thu thuế TNCN tại tỉnh Bình Dương
Dựa trên kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế TNCN, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần thu thuế TNCN tại địa bàn tỉnh Bình Dương được hiệu quả hơn
1.6.2 Dữ liệu nghiên cứu
Đề tài sử dụng số liệu của 323 phiếu trả lời câu hỏi hợp lệ được sử dụng làm
dữ liệu nghiên cứu, số phiếu hợp lệ này có được là từ phát ra 400 phiếu khảo sát cho các cán bộ công chức ngành thuế và người nộp thuế trên địa bàn thị xã Thuận An, Thủ Dầu Một tỉnh Bỉnh Dương từ ngày 01/9/2014 đến 31/10/2014
Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng số liệu thống kê từ các báo cáo thuế TNCN của Cục thuế tỉnh Bình Dương, Tổng cục thuế, báo cáo cân đối thu chi ngân sách nhà nước của Bộ Tài Chính, nhằm có cơ sở để đánh giá hiệu quả các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế TNCN tại tỉnh Bình Dương
1.7 Những điểm mới của luận văn
Đề tài nghiên cứu lý thuyết về thuế TNCN
Đề tài đã đánh giá khách quan và có cơ sở về cảm nhận của người nộp thuế đối với chính sách thuế TNCN của Việt Nam dựa trên kết quả khảo sát đối với người nộp thuế Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kết quả thu từ thuế TNCN tại tỉnh Bình Dương
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế TNCN được lựa chọn dựa trên
lý thuyết và mô hình của các tác giả Lâm Thanh Hồng (2012) với đề tài “Các nhân
tố ảnh hưởng đến nguồn thu thuế thu nhập cá nhân: Mẫu khảo sát tại địa bàn tỉnh
Trang 21Bình Dương”, tác giả Nguyễn Công Thành (2013) với đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập các nhân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”, Nguyễn Việt Hưng với đề tài “Một số vấn đề thuế thu nhập các nhân tại Việt Nam”, Nguyễn Thị Nụ (2013) với “Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện Tiên Du Tỉnh Bắc Ninh”
Điểm khác biệt của tác giả so với những đề tài trước là những nghiên cứu trước đều sử dụng nghiên cứu định tính dựa trên số liệu quá khứ để đánh giá và đưa
ra giải pháp Nhưng với tác giả sẽ đưa những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế TNCN thông qua khảo sát mẫu, sau đó phân tích, kiểm định, thống kê, so sánh
để đánh giá lại thực tế, ý kiến của các chuyên gia và nhóm người có liên quan để đưa ra nhân tố chính thức ảnh hưởng đến kết quả thu thuế TNCN hiệu quả
Riêng với đề tài của tác giả Lâm Thanh Hồng (2012) với đề tài “Các nhân tố
ảnh hưởng đến nguồn thu thuế thu nhập cá nhân: Mẫu khảo sát tại địa bàn tỉnh Bình Dương”, tác giả sử dụng mô hình PEST trong nghiên cứu môi trường vĩ mô, 4 yếu
tố đó là: Các yếu tố kinh tế; Luật thuế TNCN và luật khác; Văn hóa xã hội; Cơ chế
và phương tiện quản lý Dựa trên các yếu tố đó tác giả tự xây dựng mô hình giả thuyết với 5 yếu tố là: Yếu tố kinh tế; Luật thuế TNCN và luật khác; Văn hóa xã hội; Cơ chế và phương tiện quản lý; Hình thức thanh toán Tác giả đưa vào thêm nhân tố hình thức thanh toán làm cho ảnh hưởng tác động đến kết quả thu có tính chặt chẽ hơn
1.8 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Đề tài này giúp nâng cao ý thức về tầm quan trọng của kết quả thu từ thuế TNCN cũng như các nhân tố tác động đến kết quả thu thuế TNCN tại tỉnh Bình Dương
Các giải pháp được trình bày trong đề tài có tính khả thi cao trong việc thu thuế TNCN hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thu làm tăng ngân sách cho quốc gia
Trang 221.9 Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn gồm 05 chương, được trình bày theo thứ tự sau đây:
CHƯƠNG 1: Trình bày tính cấp thiết của đề tài, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, những điểm mới của luận văn và kết cấu luận văn
CHƯƠNG 2: Trình bày cơ sở lý luận, giới thiệu tổng quan về thuế TNCN,
đồng thời nêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến kêt quả thu thuế TNCN, chính sách thuế TNCN của một số quốc gia Dựa trên các nghiên cứu trước đây tác giả đề xuất
mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế TNCN tại tỉnh Bình Dương
CHƯƠNG 3: Trình bày khái quát tình hình thu thuế TNCN của nước ta từ
năm 1991 đến năm 2013, giới thiệu về tỉnh Bình Dương và khái quát tình hình thu thuế TNCN của tỉnh Bình Dương năm 2012 đến năm 2013, trình bày phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và phương pháp phân tích dữ liệu
CHƯƠNG 4: Trình bày kết quả nghiên cứu thông qua thống kê mô tả, kiểm
định sự tương quan và đa cộng tuyến của mô hình, phân tích hồi quy bằng phần mềm SPSS, sau đó đưa ra mô hình chính thức về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế TNCN tại tỉnh Bình Dương
CHƯƠNG 5: Tóm tắt kết quả nghiên cứu, từ đó đưa ra kết luận, giải pháp
thúc đẩy triển khai thuế TNCN tại tỉnh Bình Dương, nhằm góp phần thu hiệu quả cho ngân sách nhà nước từ thuế TNCN
Trang 23CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
Chương này trình bày tổng quan về thuế TNCN như khái niệm, vai trò, đối tượng nộp thuế của thuế TNCN Nêu các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả thu thuế TNCN Dựa trên kết quả các nghiên cứu trước, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu
đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế TNCN tại tỉnh Bình Dương
2.1 Tổng quan về thuế thu nhập cá nhân
2.1.1 Nguồn gốc ra đời của thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế xuất hiện tương đối sớm Lần đầu tiên xuất hiện ở Anh vào năm 1799, trước khi ra đời nó đã bị phản đối rất nhiều nhưng chỉ sau một năm sắc thuế này được chấp nhận (Nguyễn Việt Hưng, 2013) Ở Mỹ thuế TNCN đã xuất hiện trong thời kỳ chiến tranh 1812, nó cũng dựa vào điều luật thuế của nước Anh, năm 1815 nó bị xóa bỏ do nhà nước Mỹ không có nhu cầu tăng thu ngân sách Nhưng đến năm 1862, thuế TNCN lại quay trở lại với nước Mỹ sau khi Bộ luật thuế 1862 được Tổng thống Licoln phê chuẩn, nó nhằm mục đích cung cấp nguồn tài chính cho cuộc nội chiến của nước Mỹ Thuế TNCN cũng xuất hiện khá sớm ở nhiều nước như: Nhật năm 1887, Đức năm 1899, Pháp năm 1916, Liên
Xô năm 1922, Trung Quốc năm 1936, Hàn Quốc năm 1974, (Nguyễn Việt Hưng, 2013) Các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển đều coi thuế TNCN là một trong những sắc thuế có tầm quan trọng đặc biệt trong việc huy động nguồn thu ngân sách, thực hiện phân phối công bằng xã hội và điều tiết vĩ mô nền kinh tế (Nguyễn Thị Nụ, 2013)
Những nước có nền kinh tế thị trường, người lao động có điều kiện trang thiết
bị hiện đại, có nhiều tài sản, nhiều tiền vốn thì tất yếu sẽ giành được nhiều thu nhập hơn người có ít vốn và làm ăn kém hiệu quả Trong xã hội có sự phân hóa giàu nghèo cao và chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư ngày càng nhiều Thuế TNCN ra đời là một biện pháp cần thiết điều tiết thu nhập của xã hội, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư (Lâm Thanh Hồng, 2012)
Trang 24Với chức năng và vai trò ngày càng tăng theo sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, nhà nước phải có nguồn tài chính để trang trãi cho bộ máy hành chính và đầu tư phát triển kinh tế đất nước Do đó chính phủ từng quốc gia phải tìm cách khai thác nguồn thu, trong đó thu nhập của từng cá nhân trong xã hội là nguồn thu có khả năng huy động ngày càng cao để nhà nước bù dắp chi tiêu ngân sách (Lâm Thanh Hồng, 2012)
Ngoài ra hệ thống chính sách thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng là một trong những công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng quản
lý và điều tiết vĩ mô các hoạt động kinh tế, xã hội công cộng (Lâm Thanh Hồng, 2012)
Vậy thuế TNCN là gì? Nó có những đặc điểm và vai trò gì mà khiến các quốc gia đặc biệt quan tâm và đưa nó thành một sắc thuế trong hệ thống thuế?
2.1.2 Khái quát về thuế thu nhập cá nhân
2.1.2.1 Khái niệm về thu nhập cá nhân
Thu nhập là một phạm trù được quan niệm khác nhau dưới giác độ kinh tế và thuế
Về kinh tế: Khái niệm thu nhập được hiểu trên cơ sở lý thuyết về nguồn tài sản, và lý thuyết về sự tăng trưởng tài sản thuần Lý thuyết về nguồn tài sản thuần, thu nhập là tổng giá trị của cải hàng năm bổ sung cho từng cá nhân hay từng doanh nghiệp tạo nguồn hoạt động kinh doanh hay lao động mang lại Lý thuyết về tăng tài sản thuần, thu nhập là tổng các giá trị trên thị trường của các lợi ích được hưởng dưới dạng tiêu dùng và giá trị tăng thêm trong tổng các quyền sở hữu của một chủ thể trong một thời gian nhất định (Lâm Thanh Hồng, 2012)
Về thuế: Trong các luật thuế hiện nay ở các nước, thu nhập được hiểu là các khoản thu bằng tiền và hiện vật do hoạt động sản xuất kinh doanh, do lao động dịch
vụ làm ra cho bản thân và xã hội hoặc từ một quan hệ xã hội nào đó mà có Nó mang tính ước lệ là chính, thuộc phạm vi qui định trong pháp luật thuế của từng nước (Lâm Thanh Hồng, 2012)
Trang 25Dựa vào các tiêu thức khác nhau, thu nhập có thể phân loại :
Căn cứ vào thời gian phát sinh: chia ra thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên
- Căn cứ vào nguồn phát sinh: có thu nhập từ lao động như tiền lương, tiền công…; thu nhập từ kinh doanh như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ; thu nhập từ tài sản như cho vay, trái phiếu, chứng khoán…; thu nhập từ nguồn khác như quà biếu, thừa kế (Lâm Thanh Hồng, 2012)
- Căn cứ vào chủ thể được hưởng: có thu nhập của cá nhân, của công ty, của tập thể, của nhà nước (Lâm Thanh Hồng, 2012)
Theo nhà kinh tế học người Mỹ Paul A Samuelson đã đưa ra khái niệm thu nhập như sau: “thu nhập là tổng số tiền kiếm được hoặc thu góp được trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm (Lâm Thanh Hồng, 2012)
Khái niệm chung về thu nhập theo cách phân loại thu nhập như trên thì thu nhập cá nhân là tổng giá trị bằng tiền hay hiện vật mà một cá nhân nhận được trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm (Lâm Thanh Hồng, 2012)
2.1.2.2 Khái niệm về thuế thu nhập cá nhân
Thuế TNCN là một loại thuế trực thu đánh trên thu nhập nhận được của các cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm hoặc theo từng lần phát sinh (Nguyễn Thị Nụ, 2013)
Thuế TNCN là một sắc thuế có tầm quan trọng trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách và thực hiện công bằng xã hội Thuế TNCN đánh vào cả cá nhân kinh doanh và cá nhân không kinh doanh (Nguyễn Thị Nụ, 2013)
2.1.2.3 Đặc điểm của thuế TNCN
Thuế TNCN là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của người nộp thuế, người nộp thuế đồng nhất với người chịu thuế nên khó có thể chuyển gánh nặng thuế sang cho người khác (Nguyễn Thị Nụ, 2013)
Trang 26Thuế TNCN là loại thuế có độ nhạy cảm cao vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích cụ thể của người nộp thuế và liên quan đến hầu hết mọi cá nhân trong xã hội Đặc điểm này xuất phát từ tính trực thu của thuế TNCN (Nguyễn Thị Nụ, 2013) Thuế TNCN là loại thuế luôn gắn liền với chính sách xã hội của mỗi quốc gia mặc dù các quốc gia hiện nay vẫn luôn hướng tới một hệ thống chính sách thuế mang tính trung lập Thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với khả năng trả thuế, do
đó thuế suất thường được thiết kế theo biểu thuế lũy tiến (Nguyễn Công Thành, 2013)
Khác hẳn với thuế gián thu, thuế TNCN là loại thuế có chú trọng đến gia cảnh của người nộp thuế thông qua các quy định giảm trừ cho cá nhân người chịu thuế và những người phụ thuộc Các quy định giảm trừ góp phần cho thuế TNCN thực hiện theo nguyên tắc công bằng theo chiều dọc trong điều tiết thu nhập của người dân Mặc khác còn tạo nên sự đồng thuận của xã hội nói chung khi áp dụng luật thuế (Lâm Thanh Hồng, 2012)
Đối tượng chịu thuế, thu nhập chịu thuế của thuế TNCN rất đa dạng và phức tạp Ngoài ra, do phải thực hiện mục tiêu điều tiết công bằng thu nhập nên thuế thu nhập cá nhân được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần Công tác quản lý thu thuế không đơn giản và đòi hỏi nhiều về tính trung thực của người nộp thuế Từ đó chi phí hành thu của thuế gia tăng, để giảm bớt chi phí thường áp dụng biện pháp khấu trừ tại nguồn chi trả (Lâm Thanh Hồng, 2012)
Thuế TNCN không bóp méo giá cả hàng hóa, dịch vụ Thuế TNCN không cấu thành trong giá bán hàng hóa, dịch vụ nên nó không tạo ra sự sai lệch giá cả hàng hóa, dịch vụ (Nguyễn Thị Nụ, 2013)
2.1.2.4 Vai trò của thuế TNCN
Thuế TNCN là công cụ góp phần thực hiện công bằng xã hội: Một trong những khiếm khuyết của kinh tế thị trường là sự phân phối không công bằng và đi liền với nó là sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội Một bộ phận dân cư sẽ có thu
Trang 27nhập cao hơn số người nghèo khó có thu nhập thấp hơn Để đạt được mục tiêu công bằng xã hội, nhà nước phải can thiệp bằng việc thu thuế thu nhập cao, qua đó điều chỉnh tương đối sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân trong xã hội Thực hiện mục tiêu công bằng xã hội theo chiều dọc nghĩa là thu nhập khác nhau thì chịu mức thuế suất khác nhau, nó khác hẳn với quan điểm công bằng theo chiều ngang là tất
cả mọi người sẽ nộp thuế cùng một tỷ lệ như nhau Các khoản thuế thu sau đó có thể được chính phủ sử dụng để trợ giúp lại những người có mức thu nhập thấp (Lâm Thanh Hồng, 2012)
Thuế TNCN góp phần đảm bảo nguồn thu quan trọng và ổn định cho ngân sách nhà nước: Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, trong đó thuế TNCN là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành thuế nói chung nên cũng góp phần quan trọng để tạo nguồn tài chính cho nhà nước (Nguyễn Việt Hưng, 2013) Thuế TNCN thu được dựa trên mức thu nhập của dân cư mà dân cư của bất
kỳ quốc gia nào cũng mong muốn, cố gắng có thu nhập ngày càng cao để nâng cao đời sống vật chất tinh thần Thu nhập của dân cư càng cao thì đồng nghĩa với việc mức thu từ thuế TNCN càng tăng Điều đó có được khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GDP lớn Thông thường, những nước càng phát triển thì tỷ trọng của thuế trực thu càng lớn, trong đó thuế TNCN chiếm tỷ trọng khá cao (Nguyễn Việt Hưng, 2013) Trung Quốc là nước đang phát triển ở mức độ phát triển cao thuế TNCN chỉ chiếm 13,4% năm 1994 và 16,3% năm 1996 tổng số thu, khi đó ở Mỹ đạt xấp xỉ 48% năm 1994 tổng số thu, Việt Nam thì con số này là 0,87% năm 1994 Thuế TNCN thu được tỷ lệ thuận với mức độ phát triển của nền kinh tế Thuế TNCN do đó tất yếu sẽ dần trở thành một nguồn thu quan trọng hàng đầu trong nguồn thu ngân sách nhà nước (Nguyễn Việt Hưng, 2013)
Đối với Việt Nam hiện nay nguồn thu từ thuế TNCN tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu NSNN, trong điều kiện phát triển kinh tế và toàn cầu hóa Khi trình
độ phát triển kinh tế càng cao, thu nhập của dân cư sẽ nâng lên thì số thu từ loại thuế này càng chiếm vị trí quan trọng trong tổng thu ngân sách nhà nước (Lâm Thanh Hồng, 2012)
Trang 28Thuế TNCN là công cụ kinh tế vĩ mô: được Nhà nước sử dụng điều tiết thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm góp phần tăng tỷ lệ tiết kiệm quốc gia, tạo điều kiện tăng đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỗi đơn vị thu nhập bao gồm hai phần
là tiêu dùng và tiết kiệm Khi bạn có thu nhập là một triệu đồng, bạn phải nộp thuế giả sử là 100 ngàn, còn lại 900 ngàn trong khi đó bạn tiêu dùng hết 800 ngàn và bạn còn 100 ngàn tiết kiệm Nếu như không có thuế TNCN, bạn có quyền tiêu dùng 850 ngàn và tiết kiệm 150 ngàn; Nếu như khoản thuế nộp không sử dụng trong chi tiêu chính phủ thì có nghĩa là tiết kiệm quốc gia trong trường hợp trước là 200 ngàn (100 ngàn + 100 ngàn); còn ở trường hợp sau thì tiết kiệm quốc gia chỉ là 150 ngàn bằng chính với tiết kiệm khu vực tư nhân Khi tiết kiệm tăng thì sẽ có nhiều nguồn vốn hơn dành cho đầu tư vào trang thiết bị máy móc Tỷ lệ tiết kiệm quốc gia có ảnh hưởng vô cùng quan trọng trong tăng trưởng và ổn định kinh tế lâu dài, nó cung cấp nguồn vốn để đầu tư vào máy móc, thiết bị, nhà xưởng, hay nghiên cứu khoa học để có thể tăng sản lượng trong tương lai Nhật Bản là một minh chứng rõ nét nhất cho thấy ảnh hưởng của tiết kiệm đối với sự phát triển kinh tế (Nguyễn Việt Hưng, 2013)
Thuế TNCN góp phần quản lý thu nhập dân cư: tính đến hết năm 2011 có 12.647.286 cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và từ thu nhập khác được cấp mã số thuế, trong đó chỉ có khoảng 3,87 triệu người phải nộp thuế chiếm khoảng 4,4% dân số cả nước, khoảng 30,6% số cá nhân được cấp mã số thuế; có 3.247.433 cá nhân, hộ kinh doanh được cấp mã số thuế, trong đó có 1.744.770 cá nhân, hộ kinh doanh đang hoạt động và chỉ có khoảng 194 nghìn cá nhân, hộ kinh doanh phải nộp thuế chiếm khoảng 0,2% dân số cả nước, khoảng 6% trên tổng số
hộ, cá nhân được cấp mã số thuế (Bộ Tài Chính, 2012) Chính sách điều tiết giảm thuế nhưng thuế TNCN tăng nhanh và ổn định qua các năm Năm 1991 Việt Nam thu thuế đối với người có thu nhập cao là 62 tỷ đồng, năm 2012 đã lên đến khoảng 44.960 tỷ đồng, năm 2013 khoảng 46.700 tỷ đồng (Nguyễn Thị Cúc, 2014) Thuế TNCN cũng góp phần phát hiện thu nhập bất hợp pháp, nhiều khoản thu nhập của một số cá nhân nhận được từ việc thực hiện các hành vi bất hợp pháp hoặc bằng
Trang 29cách lợi dụng kẽ hở của pháp luật mà nhà nước không kiểm soát được như tham ô, nhận hối lộ, buôn bán hàng quốc cấm, Những hành vi này ảnh hưởng rất xấu đến đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Phải kết hợp hữu hiệu nhiều biện pháp
để nhăn chặn và chống lại những hành vi trên, một trong số các biện pháp ngăn chặn đó thì phải kể đến vai trò của thuế TNCN (Lê Phương Thảo, 2011)
2.1.3 Nội dung cơ bản của chính sách thuế thu nhập cá nhân
2.1.3.1 Đối tƣợng nộp thuế:
Thuế TNCN là thuế trực thu nên đối tượng nộp thuế cũng là đối tượng chịu thuế Theo ông Mai Thanh Tòng đang là Phó Chủ tịch chi hội kế toán hành nghề Việt Nam, trong chuyên đề về thuế TNCN tháng 7 năm 2014, về đối tượng nộp thuế như sau:
Đối tượng nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú
Cá nhân cư trú chịu thuế trên thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam (thu nhập toàn cầu)
Cá nhân không cư trú chỉ chịu thuế trên thu nhập phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam
Vậy thế nào là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú?
Theo thông tư 111/2013/TT-BTC về Hướng dẫn luật thuế TNCN từ tháng 7 năm
2013 thì cá nhân cư trú là cá nhân đáp ứng một trong các trường hợp sau đây:
- Cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục
- Cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam hoặc có nhà thuê để ở từ 183 ngày trở lên căn cứ theo hợp đồng thuê nhà, giấy xác nhận thường trú,
Cách xác định 183 ngày như sau:
-Tính theo năm dương lịch từ ngày 01/01 đến 31/12 cộng hết những ngày có mặt ở Việt Nam của lần đi và đến
-Theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên đến Việt Nam
-Ngày đến và ngày đi kể là 1 ngày
Trang 30-Nếu ngày đến và đi cùng ngày thì tính 1 ngày cư trú
-Căn cứ chứng thực ghi trên hộ chiếu
Cách xác định thế nào là nơi ở thường xuyên như sau:
-Có nơi ở theo quy định của pháp luật về cư trú là đối với công dân Việt Nam
là nơi sinh sống thường xuyên và đã đăng ký thường trú; Đối với người nước ngoài
là nơi ở thường xuyên và đã đăng ký ghi trong thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú (Mai Thanh Tòng, 2014)
-Có nhà thuê để ở với thời hạn của hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế (Mai Thanh Tòng, 2014)
2.1.3.2 Thu nhập chịu thuế:
Theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNCN số 26/2012/QH12 và nghị định số 65/2013/NĐ-CP Gồm 10 loại thu nhập chịu thuế là:
1 Thu nhập từ kinh doanh 6 Thu nhập từ trúng thưởng
2 Thu nhập từ tiền lương, tiền công 7 Thu nhập từ bản quyền
3 Thu nhập từ đầu tư vốn 8 Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
4 Thu nhập từ chuyển nhượng vốn 9 Thu nhập từ thừa kế
5 Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS 10 Thu nhập từ quà tặng
Chi tiết như sau:
-Thu nhập từ kinh doanh là thu nhập có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật: sản xuất, kinh doanh hàng hóa; xây dựng; vận tải; kinh doanh ăn uống; kinh doanh dịch vụ kể cả dịch vụ cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác;
-Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động: Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền; Các khoản phụ cấp, trợ cấp (trừ: phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành nghề, công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút; phụ cấp khu vực; trợ cấp một
Trang 31lần khi sinh con hoặc nhận làm con nuôi; trợ cấp hưu trí một lần; trợ cấp thôi việc; trợ cấp mất việc làm; trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng
có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; ); Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền tham gia biểu diễn văn hóa, nghệ thuật; Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp; Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng: Tiền nhà
ở, điện, nước; khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị; phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu như: chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ, ;
-Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức: Tiền lãi nhận được từ việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh vay theo hợp đồng vay hoặc thỏa thuận vay; Cổ tức nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần; Phần tăng thêm của giá trị vốn góp nhận được khi giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc khi rút vốn; Thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu, tín phiếu và các giấy tờ có giá khác do các tổ chức trong nước phát hành; Các khoản thu nhập nhận được từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác kể cả trường hợp góp vốn đầu tư bằng hiện vật, bằng danh tiếng, bằng quyền sử dụng đất, bằng phát minh, sáng chế; Thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu, thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn
-Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được bao gồm: Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ
chức kinh tế, tổ chức khác; Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng
Trang 32chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác
-Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là khoản thu nhập nhận được từ việc chuyển nhượng bất động sản bao gồm: Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất; chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai; Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước; Thu nhập khi góp vốn bằng bất động sản để thành lập doanh nghiệp hoặc tăng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; Thu nhập từ việc uỷ quyền quản lý bất động sản mà người được uỷ quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có quyền như người sở hữu bất động sản theo quy định của pháp luật; Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức -Thu nhập từ trúng thưởng là các khoản tiền hoặc hiện vật mà cá nhân nhận được dưới các hình thức sau đây: Trúng thưởng xổ số do các công ty xổ số phát hành trả thưởng; Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại khi tham gia mua bán hàng hoá, dịch vụ theo quy định của Luật Thương mại; Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, đặt cược được pháp luật cho phép; Trúng thưởng trong các casino được pháp luật cho phép hoạt động; Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác do các tổ chức kinh tế, cơ quan hành chính, sự nghiệp, các đoàn thể và các tổ chức, cá nhân khác tổ chức
-Thu nhập từ bản quyền là thu nhập nhận được khi chuyển nhượng, chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ; thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ
-Thu nhập từ nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện của bên nhượng quyền tại hợp đồng
Trang 33nhượng quyền thương mại; các khoản thu nhập mà cá nhân nhận được từ các hợp đồng nhượng quyền thương mại nêu trên, bao gồm cả trường hợp nhượng lại quyền thương mại theo quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại
-Thu nhập từ nhận thừa kế là khoản thu nhập mà cá nhân nhận được theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật như: cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; thừa kế là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh; thừa kế là bất động sản gồm: quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai; kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai; quyền thuê đất; quyền thuê mặt nước; các khoản thu nhập khác nhận được từ thừa kế là bất động sản dưới mọi hình thức; Đối với nhận thừa
kế là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước như: ô tô; xe gắn máy, xe mô tô; tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy; thuyền, kể cả du thuyền; tàu bay; súng săn, súng thể thao
-Thu nhập từ nhận quà tặng là khoản thu nhập của cá nhân nhận được từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước như: chứng khoán; phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh; hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân; bất động sản; các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước như: ô tô; xe gắn máy, xe mô tô; tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy; thuyền, kể cả du thuyền; tàu bay; súng săn, súng thể thao
Trang 34Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x thuế suất
2.1.3.3 Thu nhập miễn thuế:
Theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNCN số 26/2012/QH12 và nghị định số 65/2013/NĐ-CP Gồm 14 loại thu nhập miễn thuế là:
1 Chuyển nhượng BĐS giữa vợ chồng,
cha con, ông cháu, anh chị em ruột
8 Kiều hối do thân nhân là người Việt Nam gửi về
2 Chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng
đất duy nhất tại Việt Nam
9 Lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ (phần vượt lương trong giờ theo quy định)
3 Quyền sử dụng đất của cá nhân được
giao đất
10 Lương hưu từ quỹ BHXH (kể cả cá nhân người nước ngoài)
4 Thừa kế, quà tặng là BĐS giữa vợ
chồng, cha con, ông cháu, anh chị em
ruột
11 Học bổng từ NSNN (Bộ/Sở GD & ĐT) và các tổ chức trong/ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của
tổ chức đó
5 Chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ
gia đình được nhà nước giao để sản xuất
12 Bồi thường bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tai nạn lao động
6.Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp chưa qua
chế biến
13 Thu nhập nhận từ các quỹ từ thiện được phép thành lập (hoặc công nhận theo nghị định số 30/2012)
7 Lãi gửi VNĐ, vàng, ngoại tệ gửi tại tổ
chức tín dụng, lãi hợp đồng bảo hiểm
14 Thu nhập từ nguồn viện trợ nước ngoài vì từ thiện được cơ quan nhà nước phê duyệt
2.1.3.4 Căn cứ tính thuế:
-Đối với cá nhân cư trú:
Thu nhập tính thuế đối với thu nhập kinh doanh và thu nhập tiền lương
Trang 35Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ:
+ BHXH, BHYT, BHTN, BH trách nhiệm, quỹ hưu trí tự nguyện
+ Giảm trừ gia cảnh: cho bản thân 9 triệu đồng/tháng (hay 108 triệu/năm) không phân biệt số tháng không có thu nhập, hoặc dưới 9 triệu/tháng, đối với người phụ thuộc 3,6 triệu đồng/tháng/người, kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng
+ Các khoản đóng góp: đóng góp vào tổ chức nuôi trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa theo quy định của nhà nước Biểu thuế lũy tiến từng phần:
Thuế suất (%)
Biểu thuế lũy tiến toàn phần:
Trang 36Thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định như sau:
Cá nhân có thực hiện đầy đủ kế toán
Cá nhân có hóa đơn chứng minh doanh thu
Cá nhân không thực hiện kế toán
Cá nhân kinh doanh có thực hiện chế độ kế toán: Căn cứ tính thuế xác định như sau:
Thu nhập
chịu thuế =
Doanh thu tính thuế -
Cá nhân có hóa đơn chứng minh doanh thu:là cá nhân kinh doanh và buôn chuyến, nộp thuế khoán theo căn cứ tính thuế như sau:
Cá nhân không thực hiện kế toán: nộp thuế khoán theo căn cứ tính thuế như sau:
Trang 37Thu nhập
chịu thuế = Doanh thu khoán x
% thu nhập chịu thuế ấn định
Thuế TNCN
Thu nhập chịu thuế -
Gia
Thuế suất lũy tiến
Doanh thu khoán theo 2 trường hợp: Cá nhân tự kê khai và cơ quan thuế ấn định
Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định theo thông tư số 111/2013 có 4 mức tỷ lệ theo ngành, nghế hoạt động sau
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây
dựng có bao thầu nguyên vật liệu
15%
Thu nhập từ tiền lương:
Thu nhập khác có tính chất lương: tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp bằng tiền và các khoản lợi ích bằng hiện vật
Thời điểm xác định thu nhập: ngày mà tổ chức hay cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế
Căn cứ tính thuế như sau:
Trang 38Tóm loại thu nhập còn lại:
phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Thu nhập tính thuế: Thu nhập nhận được
Thuế suất: chung một mức 5%
Thời điểm xác nhận thu nhập chịu thuế:
+Khi tổ chức hay cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế
+Khi cá nhân thực nhận thu nhập khi công ty giải thể, chuyển đổi mô hình hoạt động (chia, tách, sáp nhập, )
+Khi cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn
+Khi chuyển nhượng cổ phiếu đối với cổ tức là cổ phiếu
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn:
Trang 39Thuế TNCN
phải nộp =
Thu nhập tính
Thu nhập tính thuế = giá bán – giá mua – chi phí liên quan
Thuế suất: 0,1%/giá bán hoặc 20%/thu nhập tính thuế
Thời điểm xác nhận thu nhập tính thuế:
+Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch tại sở chứng khoán, khi cá nhân nhận thu nhập từ chuyển nhượng
+Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch qua trung tâm lưu ký là lúc chuyển quyền sở hữu tại Trung tâm
+Đối với các chứng khoán khác là lúc hợp đồng có hiệu lực
+Đối với góp vốn bằng chứng khoán là lúc rút vốn, nhượng vốn
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản: căn cứ tính thuế như sau
Thuế TNCN
phải nộp =
Thu nhập tính
Có 4 trường hợp: Chuyển quyền sử dụng đất
Chuyển quyền sử dụng đất có kết cấu hạ tầng hoặc công trình xây dựng trên đất
Chuyển quyền sở hữu nhà đất
Chuyển quyền thuế đất, mặt nước
Thuế suất: 2%/gía chuyển nhượng hoặc 25%/thu nhập tính thuế
-Đối với cá nhân không cư trú:
Không được trừ: BHXH, BHYT, BHTN
Giảm trừ gia cảnh Đóng góp từ thiện, nhân đạo
Thu nhập từ kinh doanh: căn cứ tính thuế như sau
Trang 40Doanh thu tính thuế:là toàn bộ giá trị của hợp đồng
Chín loại thu nhập còn lại:
2.1.3.5 Khấu trừ tại nguồn
-Tổ chức, cá nhân mỗi lần chi trả từ 2 triệu đồng/lần cho cá nhân không có hợp đồng hoặc hợp đồng dưới 3 tháng phải khấu trừ 10% thuế TNCN
-Cá nhân chỉ có 1 nguồn thu nhập và dưới mức nộp thuế có thể làm cam kết để khỏi
bị khấu trừ
-Căn cứ cam kết, tổ chức chi trả không khấu trừ nhưng phải lập danh sách gửi cho
cơ quan thuế vào cuối năm