1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rắn hổ mang chúa ophiophagus hannah (cantor, 1836) trong điều kiện nuôi nhốt tại xã vĩnh sơn, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc

65 503 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 2,05 MB

Nội dung

--- CHU NGỌC QUÂN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA RẮN HỔ MANG CHÚA Ophiophagus hannah Cantor, 1836 TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT TẠI XÃ VĨNH SƠN, HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC

Trang 1

-

CHU NGỌC QUÂN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

CỦA RẮN HỔ MANG CHÚA Ophiophagus hannah (Cantor, 1836)

TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT TẠI XÃ VĨNH SƠN, HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI - 2010

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

-

CHU NGỌC QUÂN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

CỦA RẮN HỔ MANG CHÚA Ophiophagus hannah (Cantor, 1836)

TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT TẠI XÃ VĨNH SƠN, HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng

Mã số: 60.62.68

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS ĐẶNG TẤT THẾ

HÀ NỘI - 2010

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ts Đặng Tất Thế, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành bản Luận văn tốt nghiệp này; Xin trân trọng cảm ơn Ts Ngô Thị Kim - Nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học - Viện Khoa học Việt Nam về những góp ý liên quan đến phương pháp luận và kinh nghiệm nghiên cứu một số loài thuộc họ Rắn hổ

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các tổ chức, cá nhân: Phòng Hệ thống sinh học phân tử - Viện sinh thái tài nguyên và Sinh vật; Hợp tác xã chăn nuôi rắn Đại Thành; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kim Long; Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc; ông Nguyễn Văn Quyết thôn 4 xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu

Cuối cùng, xin cảm ơn Khoa Sau đại học, Trường Đại học Lâm nghiệp, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam - Tổng cục Lâm nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp tôi hoàn thành bản luận văn này

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2010

Tác giả

Chu Ngọc Quân

Trang 5

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 4

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

1.1 Vị trí phân loại và phân bố của Hổ mang chúa Ophiophagus hannah (Cantor, 1836) 4

1.2 Đặc điểm hình thái loài Hổ mang chúa 5

1.3 Nghiên cứu chung trên thế giới 6

1.4 Tình hình nghiên cứu trong nước 9

Chương 2 13

KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 13

2.1 Vị trí địa lý 13

2.2 Địa hình 14

2.3 Khí hậu thủy văn 14

Chương 3 16

MỤC TIÊU, NỘI DUNG 16

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

3.1 Mục tiêu nghiên cứu 16

3.2 Đối tượng nghiên cứu 16

3.3 Nội dung nghiên cứu 16

3.3.1 Đặc điểm hình thái 16

Trang 6

3.3.2 Tăng trưởng khối lượng con trưởng thành 16

3.3.3 Thức ăn và hiệu suất chuyến hoá thức ăn của rắn bố mẹ 17

3.3.4 Đặc điểm sinh sản và năng lực sinh sản 17

3.3.5 Tập tính loài trong điều kiện nuôi nhốt 17

3.4 Phương pháp nghiên cứu 17

3.4.1 Tham vấn chuyên gia và người nuôi rắn 17

3.4.2 Mô tả hình thái 17

3.4.3 Thực nghiệm 18

3.4.3.1 Bố trí thí nghiệm 18

3.4.3.2 Xác định tăng trưởng khối lượng rắn trưởng thành 18

3.4.3.3 Phương pháp đo kích thước trứng rắn 19

3.4.3.4 Đo kích thước, cân rắn non mới nở 19

3.4.3.5 Phương pháp nghiên cứu thức ăn của rắn trưởng thành 20

3.4.3.6 Nghiên cứu tập tính rắn trưởng thành 21

3.4.3.7 Nghiên cứu đặc điểm sinh sản và năng lực sinh sản 22

Chương 4 24

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24

4.1 Đặc điểm hình thái rắn Hổ mang chúa 24

4.1.1 Đặc điểm hình thái ngoài 24

4.2 Tăng trưởng khối lượng con trưởng thành 26

4.3 Thức ăn và hiệu suất chuyển hóa thức ăn của rắn bố mẹ 28

4.3.1 Thành phần thức ăn, thức ăn ưa thích và nhu cầu lượng thức ăn 28

4.3.2 Hiệu suất chuyển hóa thức ăn của rắn bố mẹ 30

4.4 Đặc điểm sinh sản và năng lực sinh sản 32

4.4.1 Đặc điểm sinh sản 32

4.4.2 Năng lực sinh sản 38

4.6 Tập tính Hổ mang chúa trong điều kiện nuôi nhốt 39

Trang 7

4.6.1 Tập tính hoạt động 39

4.6.2 Thời gian hoạt động trong ngày của rắn Hổ mang chúa 40

4.6.3 Tự vệ 42

4.6.3 Tập tính ăn mồi 42

4.7 Lột xác 43

4.8 Một số nhận xét về tình hình nhân nuôi rắn tại nơi nghiên cứu và các vấn đề về quản lý liên quan 44

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46

1 Kết luận 46

2 Kiến nghị 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Tài liệu tiếng Việt 48

Tài liệu tiếng Anh 50

PHỤ LỤC 53

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBD Công ước Đa dạng sinh học

CITES Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật nguy cấp UNDP Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế

UNEP Chương trình môi trường của Liên hợp quốc

WWF Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 11: Tình trạng bảo tồn một số loài rắn độc họ phụ Rắn cạp nong tại Việt

Nam 10

Bảng 4 2: Thống kê số lượng và tăng trưởng đàn rắn bố mẹ 26

Bảng 4 3: Thức ăn và thức ăn ưa thích của rắn Hổ mang chúa 28

Bảng 4 4: Kết quả đo kích thước trứng rắn Hổ mang chúa 35

Bảng 4.5: Kết quả đo kích thước rắn Hổ mang chúa non mới nở 36

Bảng 4 6: Tổng hợp kết quả theo dõi sinh sản và ấp trứng 38

Bảng 4 7: Kết quả quan sát tập tính loài Hổ mang chúa 40

Bảng 4 8: Sử dụng thời gian của rắn Hổ mang chúa 41

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1.1: Phân bố loài Hổ mang chúa trên thế giới 4

Hình 1.2: Khoang miệng điển hình của các loài Rắn hổ (theo Hickman) 5

Hình 1.3: Xương đầu rắn Hổ mang chúa[32] 6

Hình 1.4: Khoang miệng rắn Hổ mang chúa 6

Hình 2.5: Vị trí xã Vĩnh Sơn trên Bản đổ vệ tinh Google map 13

Hình 2.6: Đồ thị sinh khí hậu khu vực Vĩnh Yên 15

Hình 3.7: Cách mô tả và đếm vảy rắn 18

Hình 3.8: Bắt và đo kích thước rắn non mới nở 20

Hình 3 9: Chuồng quan sát tập tính rắn bố mẹ 22

Hình 3.10: Các hình thức ấp trứng 23

Hình 4.11: Mặt trước phần đầu rắn Hổ mang chúa trưởng thành 24

Hình 4.12: Mặt bên phần đầu rắn Hổ mang chúa mới nở 24

Hình 4.13: Mặt trên đầu rắn Hổ mang chúa trưởng thành 25

Hình 4.14: Mặt sau đầu rắn Hổ mang chúa mới nở 25

Hình 4.15: Phần đầu rắn Hổ mang Trung Quốc 25

Hình 4.16: Phần đầu rắn Hổ mang chúa 25

Hình 4.17: Rắn Hổ mang chúa non 26

Hình 4.18: Màu thân con trưởng thành 26

Hình 4.19: Biểu đồ tăng trưởng rắn bố mẹ 27

Hình 4.20: Rắn bồng chì nuôi làm thức ăn cho rắn Hổ mang chúa 30

Hình 4.21: Phân bố thực nghiệm sinh trưởng khối lượng và lượng thức ăn 31

Hình 4.22: Rắn Hổ mang chúa giao phối 33

Hình 4.23: Rắn mẹ đẻ và canh trứng sau khi đẻ 34

Hình 4.24: Trứng rắn Hổ mang chúa mới đẻ 34

Hình 4.25: Trứng rắn Hổ mang chúa sau 3 ngày 34

Trang 11

Hình 4.26: Hiên tượng trứng rắn sùi bọt trước khi nở 38

Hình 4.27: Rắn non mới nở mới nở và chui ra khỏi vỏ trứng 38

Hình 4.28: Đồ thị tỷ lệ thời gian dành cho các hoạt động 41

Hình 4.29: Hổ mang chúa nuốt mồi (loài Ptyas korros) 43

Hình 4.30: Rắn Hổ mang chúa non nuốt con mồi 43

Hình 4.31: Hiện tượng "đeo kính" trước khi lột xác 44

Hình 4.32: Phần đầu Hổ mang chúa đang lột xác 44

Hình 4.33: Phần thân Hổ mang chúa đang lột xác 44

Trang 13

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rắn Hổ mang chúa Ophiophagus hannah (Cantor, 1836) là loài động

vật hoang dã quí hiếm, có giá trị kinh tế cao Theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/3/2006 của Chính phủ, ban hành Danh mục động vật rừng, thực vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý bảo vệ, Hổ mang chúa thuộc nhóm các loài động vật hoang dã được ưu tiên bảo tồn cao nhất tại Việt Nam (Nhóm IB) [5]; Trên thế giới, Hổ mang chúa bị hạn chế buôn bán quốc

tế (loài thuộc Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vận hoang dã nguy cấp - CITES) [3] Sách Đỏ Việt Nam 2007 xếp hạng Nguy cấp cao (CR) [1]

Ngoài ý nghĩa là một mắt xích quan trọng trong cân bằng hệ sinh thái

tự nhiên, rắn Hổ mang chúa còn là loài vật có giá trị văn hóa trong tín ngưỡng tại nhiều dân tộc và có giá trị kinh tế cao Sản phẩm từ rắn Hổ mang chúa được chế biến thành các mặt hàng dược liệu truyền thống có hoạt tính sinh học cao; hàng mỹ nghệ trang sức cao cấp, sử dụng cho nghiên cứu khoa học

và y, sinh học hiện đại Hiện nay thị trường có nhu cầu rất lớn về loài này Vì vậy, chúng bị khai thác quá mức trong tự nhiên dẫn đến bị đe dọa tuyệt chủng Trong bối cảnh đó, việc bảo tồn và phát triển quần thể rắn Hổ mang chúa cả trong tự nhiên và trong môi trường nhân tạo là rất cần thiết

Trong những năm qua, Chính phủ và các tổ chức liên quan rất quan tâm

và đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn động vật hoang dã của Việt Nam nói riêng Nhiều văn bản pháp luật

đã được ban hành nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa quản lý bảo tồn và phát triển động vật hoang dã Các văn bản trên là cơ sở pháp lý cho việc quy hoạch bảo tồn và phát triển các loài động vật hoang dã của Việt Nam Nội dung các

Trang 14

văn bản thể hiện quan điểm khuyến khích, hỗ trợ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư quản lý, bảo vệ và phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm [3] [4] [6] [8] Ngoài

ra, Công ước CITES có mục tiêu kiểm soát những hành vi buôn bán trái phép động vật hoang dã nguy cấp, đồng thời ủng hộ các hoạt động gây nuôi hợp pháp

Thực tế, việc gây nuôi rắn Hổ mang chúa đã được tiến hành khá phổ biến ở nhiều nơi Do là loài có mức độ ưu tiên bảo tồn cao nhất nên các qui định gây nuôi sinh sản loài rắn Hổ mang chúa rất chặt chẽ, đặc biệt là việc chứng minh quy trình nuôi sinh sản thành công cũng như nguồn con giống hợp pháp ban đầu Do đó, các cơ sở gây nuôi đã chấp nhận việc nuôi chúng một cách bất hợp pháp Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào về khả năng nuôi sinh sản rắn Hổ mang chúa, nên cũng chưa có cơ

sở khoa học để khẳng định về việc nuôi sinh sản, cũng như đề xuất các biện pháp quản lý loài này trong điều kiện nuôi nhốt

Hiện tại, rắn Hổ mang chúa chủ yếu được nuôi theo mô hình nuôi sinh trưởng (con non được săn bắt từ tự nhiên để nuôi nhốt), việc nuôi sinh trưởng loài này được coi là bất hợp pháp Tuy nhiên do có hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi sinh sản nên nuôi sinh trưởng rắn Hổ mang chúa vẫn là hình thức phổ biến hiện nay Do nhiều lý do khách quan, nguồn rắn giống trong tự nhiên sẽ trở nên khan hiếm trong tương lai, vì vậy hình thức nuôi sinh sản loài rắn quí hiếm hiệu quả hơn cả về mặt kinh tế và giá trị bảo tồn và dần thay thế hình thức nuôi sinh trưởng phổ biến như hiện nay

Việc nghiên cứu gây nuôi sinh sản loài rắn Hổ mang chúa sẽ góp phần

bổ sung tư liệu về sinh học, sinh thái học của loài, tạo cơ sở khoa học cho việc

Trang 15

đề xuất các biện pháp bảo tồn chúng trong tự nhiên, cũng như quản lý các quần thể nuôi nhốt, quản lý đàn giống Vì vậy, việc nghiên cứu thực nghiệm

về sinh học loài rắn Hổ mang chúa là rất cần thiết và hữu ích trong giai đoạn này, đặc biệt nếu được tiến hành tại một số làng nghề nuôi rắn truyền thống,

sẽ tận dụng được nhiều kinh nghiệm của làng nghề

Từ những lý do nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một

số đặc điểm sinh học loài rắn Hổ mang chúa Ophiophagus hannah

(Cantor, 1836) trong điều kiện nuôi nhốt tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh

Tường tỉnh Vĩnh Phúc” Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần khẳng

định khả năng gây nuôi sinh sản thành công loài rắn Hổ mang chúa tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp quản lý trại nuôi và đàn giống rắn Hổ mang chúa bố mẹ, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế, xã hội

Trang 16

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Vị trí phân loại và phân bố của Hổ mang chúa Ophiophagus hannah

(Cantor, 1836)

Tên Việt Nam: Rắn Hổ mang chúa, Hổ mang đen, Hổ mang chì, Hổ đước

Tên khoa học: Ophiophagus hannah (Cantor, 1836)

Tên đồng nghĩa: Hamadryas hannah T Cantor, 1836; Naja hannah Bourret, 1927; Naia hannah Bourret, 1935; Ophiophagus hannah, C.M

Hình 1.1: Phân bố loài Hổ mang chúa trên thế giới ( )

Trang 17

1.2 Đặc điểm hình thái loài Hổ mang chúa

Họ Rắn hổ gồm các loài rắn độc, có đầu hình bầu dục, không phân biệt

rõ với cổ, trên đầu có phủ vảy hình tấm ghép sát vào nhau Thiếu tấm má, tấm gian đỉnh và hố má Trong bộ răng có hai móc độc ở hai phía hàm trên, móc độc thường lớn hơn hẳn các răng khác và có rãnh hoặc ống dẫn nọc độc Mí mắt dính liền và trong suốt [11] Khoang miệng điển hình của các loài rắn hổ gồm: 1 Răng độc; 2 Lỗ phóng chất độc; 3 Lỗ mũi; 4 Hố má thiếu; 5 Ống dẫn chất độc; 6 Tuyến độc; 7 Khe họng (hình 1.2)

Hình 1 2: Khoang miệng điển hình của các loài Rắn hổ (theo Hickman)

Trong Họ rắn hổ, loài Hổ mang chúa là loài rắn có nọc độc lớn nhất thế giới, với chiều dài thân có thể đạt 5.6 m (18.5 feet) [28][29] Con đực có kích thước lớn hơn, dày mình hơn con cái Con trưởng thành màu sắc thay đổi: vàng ánh xanh, nâu xám, hoặc đen và có các vệt mầu vàng nhạt, nhỏ hẹp ngang trên suốt chiều dài thân; phần bụng có màu kem bẩn hoặc vàng nhạt, với các vảy trơn mềm Con non có màu đen bóng với các khoang vàng hẹp (phần thân rất dễ nhầm với loài rắn cạp nong) Giống như nhiều loài rắn khác, rắn Hổ mang chúa có thể điều chỉnh mở rộng xương vuông để nuốt những con

Trang 18

mồi lớn Hổ mang chúa có 02 móc độc phía trước miệng đó là ống dẫn dịch độc vào trong con mồi giống như mũi kim tiêm

Hình 1 3: Xương đầu rắn Hổ mang

ngược, trong khi hầu hết các loài thuộc giống Naja có các băng hình "mắt

kính" (cặp hoặc đơn lẻ) [11][29]

1.3 Nghiên cứu chung trên thế giới

Trên thế giới, nghiên cứu về Bò sát nói chung trong đó có loài Hổ mang chúa đã được quan tâm từ lâu, song chủ yếu chỉ dừng lại ở mức độ phân loại Năm 1786, Laurenti có công trình đầu tiên về mô tả và phân bố các loài

thuộc giống Rắn hổ mang (Naja); Daudin (1803) công bố kết quả khảo sát về các loài rắn thuộc giống Cạp nong (Bungarus) Năm 1846, Gunther đã báo

Trang 19

cáo kết quả điều tra riêng đối với các loài thuộc giống hổ chúa (Ophiophagus) [33], các loài thuộc giống Ophiophagus chủ yếu được mô tả tại Ấn Độ và

nhiều vùng thuộc Nam Á Từ 1924-1944, Bourret và cộng sự tiến hành điều tra khu hệ động vật trên toàn Đông Dương, trong đó có nghiên cứu Bò sát [29]và đặt tên loài Hổ mang chúa là Naja hannah Bourret, đây là công trình

mang tính hệ thống đầu tiên về phân loại học động vật hoang dã tại Đông Dương và nhiều vùng của Việt Nam Ông đã thống kê, mô tả 177 loài thằn lằn, 245 loài rắn và 171 loài ếch nhái [33]

Giai đoạn trước 1944, nhìn chung các nghiên cứu về Bò sát mới dừng lại ở phân loại và điều tra phân bố, việc đánh giá và nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái các loài còn ít được quan tâm Nghiên cứu về sinh học, sinh thái

bò sát trong điều kiện tự nhiên đã được quan tâm trong những năm gần đây, tuy nhiên nghiên cứu sâu về sinh học, sinh thái loài rắn Hổ mang chúa rất hạn chế Peter et al (1998) [theo 29] công bố kết quả nghiên cứu về các loài Rắn, Thằn lằn của Thái Lan và Đông Nam Á, có nêu sơ bộ đặc điểm sinh học, sinh thái, sinh sản và phân bố của các loài rắn, thằn lằn, rùa, cá sấu trong khu vực, trong đó có loài rắn Hổ mang chúa và một số loài rắn độc khác Theo tác giả,

Hổ mang chúa là loài rắn lớn và độc nhất trên thế giới, tập tính hung dữ, thường sống trong sinh cảnh rừng thưa, đôi khi bắt gặp tại các khu vực gần các khu dân cư Hổ mang chúa sống trong hang của các loài động vật khác đã

bỏ đi, dưới gốc các cây gỗ mục, ven sông suối, độ cao phân bố tới 2.135m Thức ăn chủ yếu là các loài rắn khác, đôi khi ăn các loài thằn lằn, chuột, cóc Đẻ mỗi lứa 20-51 trứng, có tập tính chuẩn bị ổ đẻ và canh trứng

Nghiên cứu về chăn nuôi rắn và rắn Hổ mang chúa nói riêng mới được quan tâm trong những năm gần đây tại một số quốc gia như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ

Trang 20

Từ Phổ Hữu (2001) đã trình bày đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật chăn nuôi cho 10 loài rắn độc, trong đó có rắn Hổ mang chúa và loài Rắn hổ mang Trung Quốc, tác giả đánh giá việc nuôi rắn Hổ mang chúa tại Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện khí hậu không phù hợp Vương Kiếm Bình (2002), có đề cập kinh nghiệm về kỹ thuật xây chuồng trại, thức ăn để chăn nuôi rắn có hiệu quả kinh tế cao của một số vùng nuôi rắn tại Trung Quốc, tuy nhiên, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu kỹ thuật nuôi loài

Hổ mang Trung Quốc

Sierra (2003), trong báo cáo nhan đề "Ophiophagus hannah: Captive

care notes" (tạm dịch: Những ghi nhận về nuôi nhốt loài Hổ mang chúa) đã

mô tả sơ bộ kỹ thuật nuôi rắn Hổ mang chúa trong điều kiện phòng thí nghiệm Tác giả đã đưa ra một số ghi nhận khi nuôi rắn Hổ mang chúa: (i) Người nuôi phải có kinh nghiệm; (ii) Không gian đủ rộng và (iii) điều kiện chăm sóc Rắn Hổ mang chúa được nuôi trong chuồng gỗ có mặt kính để quan sát rắn được cho ăn chuột Mùa sinh sản Hổ mang chúa có tập tính giao hoan, thời gian giao phối khoảng 1h, giao phối 2-3 lần trong mùa sinh sản Con cái đẻ 23 trứng (trong đó có 19 trứng có phôi), trứng rắn Hổ mang chúa được ấp ở nhiệt độ từ 80-84oF (27-29oC), độ ẩm xấp xỉ 100%, trứng nở sau 69 ngày ấp, tỷ lệ nở đạt 82,61% (19 con non gồm: 9 con cái và 10 con đực) Con non có chiều dài trung bình 18 inchs (45,72 cm) Các con non sinh ra cũng ăn chuột như bố mẹ của chúng [35]

Theo ghi nhận tại Vườn thú Philadelphia zoo [36], Hổ mang chúa có thể ăn 12 con chuột hoặc rắn nhỏ mỗi tuần, trong điều kiện vườn thú có thể sống đến 26 năm, con cái đẻ 20-50 trứng, ấp trong vòng 65-80 ngày, con non mới nở dài 18-20 inches (45,7 - 50,8cm) và là loài rắn thông minh nhất trong

số các loài rắn nuôi tại vườn thú Ngoài ra, theo nghiên cứu khác của Sean

Trang 21

(2002) [36] Hổ mang chúa đẻ từ 18-50 trứng/lứa, ấp từ 70-77 ngày, con non dài từ 12-20 inches (30,4 - 50,8cm), tuổi thọ khoảng 20 năm

1.4 Tình hình nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu khảo sát về Bò sát ếch nhái trong đó có loài Hổ mang chúa ở Việt Nam được bắt đầu từ thế kỷ XIX, tiên phong bởi các nhà nghiên cứu phương Tây như: Morice (1875), Anderson (1878), Tirant (1885), Boulenger (1890), Flower (1896), v.v Các nghiên cứu trong giai đoạn này chủ yếu đi sâu

về điều tra khu hệ và phân loại, xây dựng danh mục bò sát cho các vùng

Từ khi Miền Bắc hoàn toàn giải phóng (1954) đặc biệt trong những năm gần đây nhiều công trình nghiên cứu về bò sát trong đó có rắn Hổ mang chúa đã được tiến hành ở một số địa phương trong cả nước bởi một số nhà nghiên cứu tiêu biểu như: Đào Văn Tiến, Nguyễn Văn Sáng, Trần Kiên, Hồ Thu Cúc, Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Quảng Trưởng, v.v

Các công trình quan trọng trong giai đoạn này gồm: Đào Văn Tiến (1968, 1969, 1971) “Khóa định loại Bò sát Việt Nam” [17] [18], Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1981) nghiên cứu Bò sát - Ếch nhái, v.v Từ năm 1956 - 1975 trên toàn Miền Bắc thống kê được 159 loài Bò sát thuộc 2 bộ,

19 họ và 69 loài Ếch nhái thuộc 3 bộ, 9 họ Đến năm 1985, công bố báo cáo danh lục khu hệ Bò sát - Ếch nhái Việt Nam gồm 160 loài Bò sát, 90 loài Ếch nhái [12];

Năm 1993 Hoàng Xuân Quang điều tra thống kê danh lục Bò sát - Ếch nhái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ gồm 94 loài Bò sát xếp trong 59 giống, 17 họ và

34 loài Ếch nhái của 14 giống, 7 họ, bổ sung cho danh lục Bò sát - Ếch nhái Bắc Trung Bộ 23 loài, phát hiện bổ sung cho vùng phân bố 9 loài Đến năm 1998, tác giả đã bổ sung 12 loài cho khu hệ Bò sát - Ếch nhái Bắc Trung Bộ, có 1 giống, 1 loài cho khu hệ Bò sát - Ếch nhái Việt Nam [32]

Trang 22

Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, (2005) lập

“Danh lục Ếch nhái và Bò sát Việt Nam” đã thống kê 296 loài Bò sát và 162 loài Ếch nhái của Việt Nam Năm 2009 nhóm tác giải đã xuất bản:

"Herpetofauna Of Vietnam" (Khu hệ bò sát ếch nhái Việt Nam) và công bố danh lục gồm 489 loài Bò sát và 172 loài Ếch nhái, mô tả vùng phân bố tự nhiên của từng loài Theo các tác giả trên, thống kê mới nhất cho thấy ở Việt

Nam, Bộ phụ rắn có 9 họ, trong đó có họ Rắn hổ (Elapidae) có 35 loài (15

giống) gồm 4 họ phụ: Họ phụ Rắn hổ mang (Elapinae); họ phụ Rắn cạp nong (Bungarinae); Họ phụ Rắn biển (Hydrophiinae) và họ phụ Đẻn cạp nong (Laticaudinae) [32] Do bị khai thác quá mức, hiện nay nhiều loài thuộc Họ phụ Rắn cạp nong ở Việt nam được bảo vệ theo quy định trong nước và quốc

Ghi chú: CR: Cực kỹ nguy cấp; EN: nguy cấp

Sinh học, sinh thái và nhân nuôi các loài rắn được nghiên cứu nhiều từ năm 1990 trở lại đây, tuy nhiên không có công trình nghiên cứu khoa học nào về loài rắn Hổ mang chúa Năm 1991, tác giả Trần Kiên và Lê Nguyên Ngật, tiến

Trang 23

hành nghiên cứu nhu cầu về lượng thức ăn và thức ăn ưa thích của Rắn hổ

mang (Naja naja Linnaeus, 1758) non nuôi nhốt lồng Ở mức độ chuyên sâu,

Ngô Thị Kim - Viện công nghệ sinh học (1986, 1993, 1997) đã tiến hành đề

tài nghiên cứu sinh về nọc độc của Rắn hổ mang (Naja naja) Năm 1993 tác

giả Trần Kiên và Đinh Phương Anh công bố đề tài nghiên cứu dinh dưỡng và

sự tăng trưởng của rắn ráo (Ptyas korros) trưởng thành nuôi tại Quảng Nam -

Đà Nẵng Năm 1995 Trần Kiên, Nguyễn Quốc Thắng [11] tiến hành nghiên cứu "Các loài rắn độc ở Việt Nam" Các tác giả đã khái quát về phân loại, đặc điểm nhận dạng, sinh học, sinh thái, phân bố tự nhiên và tình trạng của 18 loài rắn độc sống ở cạn và 13 loài rắn độc sống ở biển của Việt Nam

Hiện nay Xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc là địa phương đi đầu trong cả nước về gây nuôi rắn trong đó có rắn Hổ mang chúa Chủ nuôi có nhiều kinh nghiệm, kiến thức bản địa phong phú trong, đây là những kinh nghiệm bước đầu làm cơ sở cho việc chăn nuôi rắn Hổ mang chúa phục vụ công tác bảo tồn và phát triển, là cơ sở quan trọng trong nghiên cứu quy trình kỹ thuật nuôi rắn Hổ mang chúa

Năm 2009, Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc cho phép Hợp tác xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Sơn tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Viện công nghệ sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Ts.Ngô Thị Kim chủ trì) tiến hành nghiên cứu đề tài về ấp trứng rắn loài Hổ mang chúa Năm 2009 HTX Vĩnh Thịnh có báo cáo: "Nhân rộng mô hình khoa học và công nghệ nuôi rắn Hổ mang chúa sinh sản" Theo đó, báo cáo đưa ra một số kết quả ban đầu như: Nhiệt độ nuôi thích hợp từ 28-300C; Độ ẩm: 75-85%; Rắn bố mẹ ăn

4 ngày/lần, lượng thức ăn bằng 10-15% khối lượng rắn; Thời gian ấp nở từ 60-70 ngày [13]

Trang 24

Từ năm 2009-2010, Hợp tác xã chăn nuôi rắn Đại Thành xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, phối hợp với Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật đang tiến hành dự án nghiên cứu thực nghiệm nuôi rắn Hổ mang chúa Dự án đang trong giai đoạn triển khai và sẽ hoàn thành vào tháng 12/2010, đây là công trình đầu tiên và duy nhất được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng ý cho phép thực hiện, công nhận nguồn giống ban đầu

và được cấp phép trại nuôi để sản xuất con giống nhân rộng mô hình nuôi rắn

Hổ mang chúa

Tóm lại, cho đến nay các công trình nghiên cứu về Bò sát thường tập trung điều tra khu hệ, lập danh lục cho từng vùng lãnh thổ Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái loài, kỹ thuật chăn nuôi chỉ mới được quan tâm trong vài năm gần đây Các tài liệu công bố trong và ngoài nước về vấn đề này còn rất hạn chế, đặc biệt là nghiên cứu về rắn Hổ mang chúa

Trang 25

Chương 2 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1 Vị trí địa lý

Vĩnh Sơn là một xã nông nghiệp nằm ở trung tâm huyện Vĩnh Tường, cách quốc lộ 2 khoảng 4 km về phía nam, tổng diện tích tự nhiên 327,43 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 231,45 ha, toạ độ địa lý: 230 15' 50'' đến 23035' 00'' Vĩ độ Bắc; 050 33' 00'' đến `050 51' 00'' Kinh độ Đông

Ranh giới: Phía Bắc giáp Xã Thượng Lạp, Thị trấn Thổ Tang;

Phía Tây giáp Xã Vũ Di;

Phía Nam giáp Thị trấn Vĩnh Tường;

Phía Đông giáp Thị trấn Thổ Tang, Huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

Hình 2 5: Vị trí xã Vĩnh Sơn trên Bản đổ vệ tinh Google map ( )

Trang 26

2.2 Địa hình

Vĩnh Sơn nằm trong khu vực có địa hình khá bằng phẳng, độ cao tuyệt đối từ 40m đến gần 60m nằm trong vùng đồng bằng Bắc bộ, gần tiếp giáp với khu vực trung du, mức độ chia cắt thấp, độ dốc trung bình khoảng 20- 30 Do Tân kiến tạo nâng lên yếu, cộng với quá trình xâm thực, bồi tụ của các dòng sông cổ đã hình thành nên những dãy đồi đất thấp xen kẽ dải đồng bằng rộng, khe suối hẹp, đồi thường không có đỉnh hoặc đỉnh bằng, độ dốc < 40

2.3 Khí hậu thủy văn

Khu vực thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đồng bằng Bắc Bộ, chủ yếu có 2 mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Tháng 4 và tháng 10 là các tháng chuyển tiếp giữa các mùa nên khí hậu tương đối ôn hòa, mát mẻ Nhiệt độ trung bình năm: 23,40C; Nhiệt độ tối cao trung bình năm: 27,30C; Nhiệt độ tối thấp trung bình năm: 20,50C; Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 42,30C (tháng 7/1927); Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối: 2,70C (tháng 1/1970); Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm trung bình năm: 6,80C; Tổng nhiệt độ trung bình năm: 84000C

Lượng mưa trung bình năm từ 1850 ÷ 2100mm/năm; năm thấp nhất: 962mm (năm1889); năm cao nhất: 2625mm (năm1896); Lượng mưa ngày cực đại: 569mm Lượng mưa tháng cực đại: 884mm Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất: 323mm (tháng 7) Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất: 18mm (tháng 12); Số ngày mưa trung bình năm: 135 ngày

Tổng lượng mưa tương đối lớn nhưng phân bố không đều trong năm, mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 Tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm là tháng 8, lượng mưa trong mùa mưa thường

Trang 27

chiếm 85 ÷ 90% lượng mưa cả năm Nửa đầu của mùa đông là thời kỳ ít mưa nhất trong năm nhưng tổng lượng mưa tháng cũng đạt 30 đến 35mm Trong nửa cuối mùa đông, số ngày mưa tăng lên rõ rệt nhưng tổng lượng mưa không tăng nhiều, khoảng 70 ÷ 80mm/tháng

Độ ẩm trung bình năm vào khoảng 85 ÷ 88%, thời kỳ có độ ẩm cao nhất là các tháng 2, 3 như tình hình chung của vùng đồng bằng Bắc Bộ Vào những tháng này, độ ẩm trung bình lên tới xấp xỉ 90%, thậm chí 95% Vào các tháng giữa mùa mưa, độ ẩm trung bình chỉ giao động 87 ÷ 88% Khu vực không có thời kỳ khô hanh rõ rệt, chỉ có 2 tháng tương đối khô (tháng 12 và tháng 1) với độ ẩm không khí trung bình vào khoảng 75 ÷ 78% Mùa đông tương đối khắc nghiệt, khó khăn đối với công tác chăn nuôi bò sát (động vật biến nhiệt)

Hình 2 6: Đồ thị sinh khí hậu khu vực Vĩnh Yên

350

P (mm)

t (oC ) 2t (oC ) P (mm)

Trang 28

Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Bổ sung dữ liệu khoa học về sinh học, sinh sản của rắn Hổ mang chúa trong điều kiện nuôi nhốt; Góp phần hoàn thiện qui trình chăn nuôi và quản lý rắn Hổ mang chúa nuôi nhốt

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quần thể rắn Hổ mang chúa nuôi tại gia đình ông Nguyễn Văn Quyết, thôn 4 xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc và Trại rắn thực nghiệm Công ty TNHH Kim Long xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

Do hạn chế về thời gian chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu Rắn Hổ mang chúa trưởng thành (đàn bố mẹ), quá trình ấp trứng, và rắn con mới nở

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Đặc điểm hình thái

Mô tả đặc điểm hình thái con trưởng thành và con non mới nở, chủ yếu

là các đặc điểm hình thái ngoài, kích thước, màu sắc các bộ phận cơ thể: đầu, thân, đuôi; Đếm các hàng vảy trên thân; Xác định số lượng, hình dạng các tấm trên đầu

Mô tả các đặc điểm về hình dạng, kích thước, màu sắc vỏ trứng, độ cứng của vỏ

3.3.2 Tăng trưởng khối lượng con trưởng thành

Theo dõi sự tăng trọng của đàn rắn giống được nghiên cứu trong điều kiện nuôi nhốt và chăm sóc tại cơ sở thực nghiệm

Trang 29

3.3.3 Thức ăn và hiệu suất chuyến hoá thức ăn của rắn bố mẹ

Xác định thành phần thức ăn, loại thức ăn ưa thích, nhu cầu lượng thức ăn; Xác định quan hệ giữa lượng thức ăn tiêu thụ và tăng trưởng khối lượng rắn Thời gian thực nghiệm này tiến hành trong một tháng, giữa thàng 7 – 8

3.3.4 Đặc điểm sinh sản và năng lực sinh sản

Theo dõi, xác định một số đặc điểm sinh sản như: tuổi trưởng thành sinh dục; số lứa đẻ trong năm; số trứng/lứa; tỷ lệ ấp nở; v.v Xác định khả năng sinh sản của đàn rắn bố, mẹ trong một chu kỳ thời gian

3.3.5 Tập tính loài trong điều kiện nuôi nhốt

Theo dõi các tập tính chính như: Thời gian vận động, nghỉ ngơi; tập tính ăn mồi, sinh sản, tự vệ

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Tham vấn chuyên gia và người nuôi rắn

Tiến hành phỏng vấn các chủ nuôi, người chăn nuôi rắn có kinh nghiệm

và các chuyên gia về bò sát để thu thập thông tin chuẩn bị cho nghiên cứu và lấy các số liệu khoa học

3.4.2 Mô tả hình thái

Mô tả các đặc điểm hình thái, cấu tạo bên ngoài theo Đào Văn Tiến (1982) và được chú giải theo Hình 3.7

Trang 30

Hình 3 7: Cách mô tả và đếm vảy rắn

3.4.3 Thực nghiệm

3.4.3.1 Bố trí thí nghiệm

Chọn 60 cá thể rắn trưởng thành (gồm 20 cá thể đực 40 cá thể cái), có kích thước tương đối đồng đều, khoẻ mạnh, da láng bóng, không bị dị tật Mỗi cá thể được nuôi riêng trong một ô chuồng kích thước 60 x 100 x 50cm

Ô chuồng được xây nổi bằng gạch, phía trên có cửa khung gỗ bản lề, bịt bằng lưới thép mắt cáo kích thước 2x2cm

3.4.3.2 Xác định tăng trưởng khối lượng rắn trưởng thành

Chuẩn bị dụng cụ:

Vợt - túi bắt rắn để cân: làm bằng vải mềm đen, miệng hình tròn đường

kính 30cm, sâu 50cm có cán (có thể tháo rời phần miệng vợt được) dài 1,2m, ngang thân và đáy có đính dây vải dài 40cm;

Trang 31

Gậy bắt rắn: Gậy dài 1,2m bằng gỗ cứng, đầu gậy có móc hình chữ

"U" bằng thép đường kính 5mm, khẩu độ rộng 5-7cm;

Cân đồng hồ: Độ chính xác tới 10gam

Phương pháp bắt và cân rắn:

Dùng gậy móc đầu rắn ra khỏi chuồng cho vào miêng túi, theo tập tính

di chuyển đến chỗ tối để ẩn nấp, rắn sẽ tự động trườn vào túi, dùng dây vải buộc chặt ngang túi, tháo cán và cân cả túi và rắn Sau khi cân, lắp lại cán chuyển miệng vợt đến sát cửa chuồng đã mở sẵn, tháo dây ngang thân vợt trước sau đó cầm dây đáy dốc ngược từ từ để rắn tự di chuyển vào chuồng Trong qúa trình thực hiện, không được làm rắn sợ hãi, gây nguy hiểm Tại trại nuôi rắn, theo kinh nghiệm, người nuôi có thể trực tiếp bắt rắn, tuy nhiên đây

là phương pháp rất nguy hiểm, do đó tác giả không áp dụng biện pháp này trong quá trình thực nghiệm

3.4.3.3 Phương pháp đo kích thước trứng rắn

Do trứng rắn Hổ mang chúa rất mềm, khó đo, không thể dùng thước kẹp vì có thể làm trầy sước trứng rắn Trứng rắn được đo bằng một hộp gỗ bán động gồm 02 phần, có nguyên tắc hoạt động giống thước kẹp Palme Khi

đo chỉ cần xếp nhẹ trứng vào trong hộp, kéo thu phần còn lại của hộp sao cho vừa chạm đến hai đầu của quả trứng để xác định chiều dài và khép hai bên hộp để đo đường kính trứng rắn, sau đó đo chiều dài và rộng của hộp để xác định kích thước tương ứng của trứng Ghi chép chi tiết đo kích thước trứng theo Mẫu Bảng 01 (phần phụ lục)

3.4.3.4 Đo kích thước, cân rắn non mới nở

Dụng cụ:

- Ống đo chiều dài: Dùng ống nhựa trong suốt, đường kính 30mm, dài 50cm, một đầu gắn phễu nhỏ (để nhử rắn chui vào) Mục đích để quan sát và đánh dấu được rắn khi di chuyển qua phần ống

Trang 32

- Cân bàn loại nhỏ dùng để cân trọng rắn

- Gậy chẻ đầu dài 50cm

Phương pháp:

Rắn non mới nở vận động còn yếu, sau khi rắn bò ra khỏi vỏ trứng, dùng gậy định hướng rắn bò vào ống qua phễu, khi quan sát thấy rắn đã di chuyển hết vào trong ống thì đánh dấu điểm đầu và điểm cuối của rắn trên thân ống để đo chiều dài

Hình 3 8: Bắt và đo kích thước rắn non mới nở

Đặt cả ống có rắn lên cân, khối lượng rắn sẽ bằng khối lượng tổng số trừ đi khối lượng ống đo Ghi chép chi tiết đo kích thước rắn mới nở theo Mẫu Bảng 02 (phần phụ lục)

3.4.3.5 Phương pháp nghiên cứu thức ăn của rắn trưởng thành

- Tìm hiểu thông tin từ người chăn nuôi về các loài làm thức ăn cho rắn Hổ mang chúa, kết hợp với thực nghiệm các loại thức ăn để xây dựng danh lục thức ăn của rắn Hổ mang chúa Kết quả được ghi theo Mẫu bảng 04 Danh mục thức ăn của rắn (Phần phụ lục)

- Đưa các loại thức ăn vào chuồng cùng một lượng, cùng một lúc, sau

đó theo dõi rắn Hổ mang chúa ăn các loại thức ăn khác nhau nhằm xác định

Ngày đăng: 13/09/2017, 15:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007, Sách Đỏ Việt Nam, Phần I - Động vật. Nxb. KHTN&amp;CN. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách Đỏ Việt Nam
Nhà XB: Nxb. KHTN&CN. Hà Nội
11. Trần Kiên, Nguyễn Quốc Thắng, 1995, Các loài rắn độc ở Việt Nam. Nxb. KH&amp;KT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các loài rắn độc ở Việt Nam. Nxb. "KH&KT
Nhà XB: Nxb. "KH&KT"
12. Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc, 1996, Danh mục bò sát ếch nhái Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh mục bò sát ếch nhái Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật"
17. Đào Văn Tiến, 1981, Khóa định loại rắn Việt Nam (phần I), Tạp chí sinh vật học 3(4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khóa định loại rắn Việt Nam (phần I)
17. Đào Văn Tiến, 1982, Khóa định loại rắn Việt Nam (phần 2), Tạp chí sinh vật học 4(1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khóa định loại rắn Việt Nam (phần 2
18. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi, 1996, Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong Nông Lâm nghiệp trên máy vi tính. NXB. Nông nghiệp. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong Nông Lâm nghiệp trên máy vi tính. NXB
Nhà XB: NXB". Nông nghiệp. Hà Nội
19.UBND xã Vĩnh Sơn, 2009, Tờ trình số 10/TTr-UBND, ngày 10/3/2009 của UBND xã Vĩnh Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tờ trình số 10/TTr-UBND
22. Website của Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. http//www.kiemlam.org.vn.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
23. Capula, Massimo, Behler, 1989, Simon &amp; Schuster's Guide to Reptiles and Amphibians of the World, New York: Simon &amp; Schuster Sách, tạp chí
Tiêu đề: Simon & Schuster's Guide to Reptiles and Amphibians of the World
24. Chang, L.S., Liou, J.C., Lin, S.R., Huang, H.B., 2002, Purification and characterization of a neurotoxin from the venom of Ophiophagus hannah (King cobra). Biochemical and Biophysical Research Communications 294 (3):574–578 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Purification and characterization of a neurotoxin from the venom of " Ophiophagus
25. CITES, 2007, List of animal species used in traditional medicine. http://www.cites.org/eng/com/aC/17/E17i-05Rev.doc. Retrieved 2007- 09-01 Sách, tạp chí
Tiêu đề: List of animal species used in traditional medicine
27. Mehrtens, John (1987), Living Snakes of the World. New York: Sterling Sách, tạp chí
Tiêu đề: Living Snakes of the World. New York
Tác giả: Mehrtens, John
Năm: 1987
32. Nguyen Van Sang, Ho Thu Cuc, Nguyen Quang Truong, 2009. Herpetofauna Of Vietnam. Frankfrt am Main, 2009.33. Ophiophagus hannah.http://animaldiversity.ummz.umich.edu/site/accounts/information/Ophiophagus_hannah.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Herpetofauna Of Vietnam
35.Sierra on February 1, 2003. Ophiophagus hannah: Captive care notes (http://www.venomousreptiles.org/articles/125. ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: hannah
37.Tun-Pe, Tun-Pe, Warrell DA, Tin-Myint, 1995. "King cobra (Ophiophagus hannah) bites in Myanmar: venom antigen levels and development of venom antibodies". Toxicon 33 (3): 379–82. doi:10.1016/0041- 0101(94)00157-4. PMID 7638877 Sách, tạp chí
Tiêu đề: King cobra (Ophiophagus hannah) bites in Myanmar: venom antigen levels and development of venom antibodies
38.Young, Bruce A. 1991. "Morphological basis of “growling” in the king cobra, Ophiophagus hannah". Journal of Experimental Zoology 260 (3): 275–287. doi:10.1002/jez.1402600302 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Morphological basis of “growling” in the king cobra, Ophiophagus hannah
26. King Cobra, http://drdavidson.ucsd.edu/Portals/0/snake /Ophiopha.htm Link
30. MSN Encarta: King Cobra". MSN Encarta. Archived from the original on 2009-10-31. http://www.webcitation.org/5kwsGkvxq Link
31. Munich AntiVenom Index:Ophiophagus hannah". Munich Poison Center. MAVIN (Munich AntiVenom Index). 01/02/2007.http://www.toxinfo.org/antivenoms/indication/OPHIOPHAGUS_HANNAH.html. Retrieved 2007-09-02 Link
36. Taylor, David, 1997. King Cobra. National Geographic Magazine. http://www.nationalgeographic.com/kingcobra/index-n.html. Retrieved 2007-09-08 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w