1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KHÁI QUÁT TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM

12 3,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 39,73 KB

Nội dung

Chính xóm làng của người Việtđã nuôi dưỡng và phát triển những tinh hoa của văn hóa truyền thống, làm cơ sở cho tinh thần đoàn kết trong các cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc, chống chính s

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ 1 KHÁI QUÁT TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM

1 SỰ HÌNH THÀNH DÂN TỘC VIỆT NAM

- Việt Nam, do những đặc điểm riêng về địa lý và lịch sử nên dân tộc ra đời sớm hơn so với các nước Phương Tây Về địa lý, Việt Nam nằm trong vùng cận nhiệt đới gió mùa, bờ biển dài,

nhiều sông ngòi Để có thể làm lúa nước thì vấn đề trị thuỷ được mọi triều đại đặt lên hàng đầu Việc trị thuỷ đòi hỏi sức mạnh của một cộng đồng lớn Về lịch sử, Việt Nam luôn luôn bị các thế lực ngoại xâm to lớn hơn mình đe doạ và xâm lược, muốn chiến thắng chúng phải có sức mạnh của một cộng đồng lớn là dân tộc

- Trong tiến trình phát triển lịch sử, Việt Nam là một trong những khu vực được coi là cái nôi của loài người và cũng được coi là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm với nền văn minh lúa nước, nơi đã từng trải qua các cuộc cách mạng đá mới và cách mạng luyện kim Trên

nền tảng phát triển kinh tế - xã hội thời Đông Sơn, trước những đòi hỏi của công cuộc trị thủy và chống xâm lăng, Nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên - đã ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII trước Công nguyên Bằng sức lao động cần cù sáng tạo, cư dân Văn Lang, (sau đó là Âu Lạc) đã tạo dựng nên một nền văn minh tỏa sáng khắp vùng Đông Nam Á Đi cùng với Nhà nước đầu tiên của lịch sử Việt Nam là một nền kinh tế phong phú, một nền văn hóa cao mà mọi người biết đến với tên gọi là văn minh Sông Hồng (còn gọi là văn minh Đông Sơn) với biểu tượng là trống đồng Đông Sơn - thể hiện sự kết tinh lối sống, truyền thống và văn hóa của người Việt cổ

- Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước Vừa dựng nước người Việt

đã phải liên tiếp đương đầu với sự xâm lăng của các thế lực bên ngoài Độ dài thời gian và tần suất các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam rất lớn Kể từ cuộc kháng chiến chống Tần (thế kỷ III trước Công nguyên) đến cuối thế kỷ XX, đã có tới 12 thế kỷ Việt Nam phải tiến hành hàng trăm cuộc chiến tranh giữ nước, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng Một điều đã trở thành quy luật của các cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam là phải "lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”

2 THỜI KỲ BẮC THUỘC (1000 NĂM CHỐNG BẮC THUỘC)

Từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên (kéo dài hơn 1.000 năm), Việt Nam bị các triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ Sự tồn vong của một dân tộc bị thử thách suốt hơn nghìn năm

đã sản sinh ra tinh thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ đấu tranh bảo tồn cuộc sống, giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa, quyết giành lại độc lập cho dân tộc của người dân Việt Nam

Từ Văn Lang - Âu Lạc đến Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, mặc dù phải trải qua nhiều thăng trầm, nhưng Việt Nam vẫn là một quốc gia phát triển liên tục trên tất cả các lĩnh vực, khẳng định sự tồn tại và không ngừng lớn mạnh của một dân tộc

Trang 2

Đặc điểm nổi bật của văn hóa Việt Nam là văn hóa làng, xã Chính xóm làng của người Việt

đã nuôi dưỡng và phát triển những tinh hoa của văn hóa truyền thống, làm cơ sở cho tinh thần đoàn kết trong các cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc, chống chính sách đồng hóa của các triều đại Phương Bắc, giành độc lập cho dân tộc, gìn giữ truyền thống, văn hóa riêng của mình

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử Việt Nam – kỷ nguyên phát triển quốc gia phong kiến độc lập, thời kỷ xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân tộc Dưới các triều Ngô (938-965), Đinh (969-979), Tiền Lê (980-1009) nhà nước trung ương tập quyền được thiết lập

3 KỶ NGUYÊN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Từ thế kỷ X, Việt Nam bước vào thời kỳ phục hưng và phát triển (với quốc hiệu Đại Việt)

dưới triều Lý (1009-1226), Trần (1226-1400), Hồ (1400-1407), Lê Sơ (1428-1527) Đại Việt dưới thời Lý-Trần-Lê Sơ được biết đến như một quốc gia thịnh vượng ở Châu Á Đây là một trong những thời kỳ phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử của Việt Nam trên mọi phương diện

Về kinh tế: nông nghiệp phát triển, thủy lợi được chú ý phát triển (đê Sông Hồng được đắp vào thời kỳ này), các làng nghề ra đời và phát triển Về tôn giáo: tín ngưỡng dân gian, Phật giáo và Nho giáo được coi là tam giáo đồng nguyên Một thành tựu quan trọng trong thời Lý-Trần là việc phổ biến chữ Nôm, chữ viết riêng của Việt Nam dựa trên cơ sở cải biến và Việt hóa chữ Hán Bên cạnh đó các lĩnh vực khác như giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn học - nghệ thuật, lịch sử, luật pháp… cũng rất phát triển (Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng và ngày một phát triển, sự

ra đời của Bộ luật Hồng Đức, Đại Việt Sử ký, Đại Việt Sử ký toàn thư…)

Lịch sử gọi thời kỳ này là Kỷ nguyên văn minh Đại Việt Thăng Long (bây giờ là Hà Nội) cũng được chính thức công nhận là Kinh đô của Đại Việt với Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn vào năm 1010

Từ thế kỷ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam với tư tưởng nho giáo đã bộc lộ sự lạc hậu và bắt đầu suy yếu Trong khi nhiều quốc gia – dân tộc ở châu Âu đang dần chuyển sang chủ nghĩa tư bản

thì Đại Việt bị chìm trong nội chiến và chia cắt Tuy trong các thế kỷ XVI-XVIII, nền kinh tế, văn hóa có những bước phát triển nhất định, nhiều thành thị, thương cảng ra đời đẩy nhanh quan hệ buôn bán trong và ngoài nước, nhưng cảnh chia cắt và nội chiến đã kìm hãm sự phát triển của đất nước

Bước sang đầu thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, ráo riết tìm kiếm thị trường, từng bước xâm chiếm thuộc địa Người Pháp, thông qua con đường truyền đạo, thương mại đã tiến hành thôn tính Việt Nam Đây là lần đầu tiên dân tộc Việt Nam phải đương đầu với họa xâm lăng từ một nước công nghiệp phương Tây Trong hoàn cảnh này, một số trí sĩ Việt Nam đã nhận thức được yêu cầu bảo vệ độc lập phải gắn liền với cải cách, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ của phương Đông Họ đã đệ trình những đề nghị

Trang 3

canh tân đất nước, nhưng đều bị triều Nguyễn khước từ, đẩy đất nước vào tình trạng lạc hậu, bế tắc

và từ đó Việt Nam đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến trong gần 100 năm (1858-1945)

4 ĐCSVN RA ĐỜI – KỶ NGUYÊN ĐỘC LẬP - TỰ DO VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Sau khi thiết lập bộ máy cai trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam, chính quyền thực dân Pháp đã nhanh chóng khai thác thuộc địa trên quy mô lớn Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập, kích thích sự hình thành và phát triển những yếu tố tư bản chủ nghĩa trong nước, làm thu hẹp

và dần phá vỡ quan hệ sản xuất phong kiến Việt Nam chuyển dần từ nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp lạc hậu sang nền kinh tế thuộc địa, hoàn toàn bị chi phối bởi giới tư sản Pháp Một cơ cấu xã hội mới hình thành và phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa Theo đó, các giai cấp như địa chủ - nông dân bị phân hóa sâu sắc, trong khi lực lượng xã hội mới như giai cấp công nhân, tư sản, tiểu tư sản dần dần ra đời Cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp kể từ đây mang hai khuynh hướng: tư sản (tiêu biểu là Việt Nam Quốc dân Đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái đầu năm 1930)

và vô sản do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh dấu sự thắng thế của giai cấp công nhân và của phong trào cách mạng theo khuynh hướng vô sản Tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà người đứng đầu là Nguyễn Ái Quốc, nhân dân Việt Nam cùng với Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (Quân đội nhân dân ngày nay) đã khởi nghĩa giành chính quyền thành công, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám - 1945 đến thắng lợi của kháng chiến chống Mỹ,

thống nhất đất nước Chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu (5/1954) và Hiệp định

Giơ-ne-vơ (7/1954) đánh dấu sự kết thúc thắng lợi toàn diện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đưa dân tộc Việt Nam bước vào một thời kỳ mới - thời kỳ của độc lập dân tộc, tự do; đưa Miền Bắc Việt Nam bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Miền Nam, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ tạm thời nằm dưới sự quản lý của Pháp và Mỹ để chờ tổng tuyển cử trong cả nước Tuy nhiên, cuộc tổng tuyển cử theo Hiệp định Giơ-ne-vơ đã không thể tổ chức được do Mỹ đã can thiệp, dựng lên chế độ Việt Nam Cộng hòa do Ngô Đình Diệm đứng đầu Đất nước tiếp tục bị chia cắt hơn 20 năm

Trong hơn 20 năm Việt Nam lại phải tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước Vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975

đã kết thúc thắng lợi Từ đó, nước Việt Nam thống nhất đi vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của hòa bình, thống nhất và xây dựng đất nước trên phạm vi cả nước

Giai đoạn từ 1975 đến nay Trong 10 năm đầu của thời kỳ này, nhiều mục tiêu kinh tế - xã

hội không thực hiện được do những nguyên nhân khách quan và chủ quan Nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng, trì trệ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn

Trang 4

Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đề ra đường lối đổi mới với trọng tâm là đổi mới kinh tế Đây là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam thời kỳ mới Đường lối đổi mới đã tiếp tục được Đảng khẳng định lại qua các kỳ Đại hội sau đó Qua 4 kế hoạch 5 năm, Việt Nam từ một nước nhập khẩu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, nhiều chủng loại hàng hóa được xuất khẩu và nhiều thương hiệu hàng hóa được thế giới biết đến; kinh tế đạt tăng trưởng cao vào những năm cuối cùng của thế kỷ XX và những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao; chính sách xã hội được chú trọng hơn, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện; quản lý xã hội trên cơ sở luật pháp dần đi vào nề nếp

Nhìn lại tiến trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, điểm nổi bật chiếm vị trí hàng đầu

và trở thành chuẩn mực đạo lý Việt Nam là tinh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường, truyền thống đoàn kết vì đại nghĩa dân tộc

PHỤ LỤC

1.Thời dựng nước:

Vào thời kỳ bình minh của lịch sử, Việt Nam đã là nơi cư trú của nhiều thành phần cư dân, thuộc các bộ lạc khác nhau, cùng chung một nguyện vọng xây dựng một cuộc sống văn minh nông nghiệp, thoát dần khỏi cuôc sống săn bắn , hái lượm vất vả, bấp bênh và đầy nguy hiểm, gắng sức tiến tới cuộc sống định cư vững vàng, sung túc trên cơ sở trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt cá Những lớp khảo cổ học khác nhau cùng xuất hiện trong một thời kỳ ở các khu vực khác nhau cho thấy tính đa dạng trong sự thống nhất liên tục của văn hoá tiền sử, phản ánh tính đa dạng, thống nất của cư dân Gần đây viện khảo cổ học cho xuất bản ba tập sách Khảo cổ học Việt Nam dưới

sự chủ biện của giáo sư Hà Văn Tấn, cho ta những chứng cớ đáng tin cậy về tính đa dạng và thống nhất đó

Chính trên cơ sở đấu tranh chống thiên nhiên và chống kẽ thù từ bên ngoài, các cư dân khác nhau về nguờn gốc, ve tiếng nói, về văn hoá đá co ý thức quần tụ nhau lại, ý thức tốt đẹp đó đước phản ánh vào tiềm thức các tộc người hiện nay, tự khẳng định mối quan hệ anh em, quan hệ của những đứa con cùng chung một nguồn gốc qua các huyền thoại đươc diễn đạt khác nhau về một nạn hồng thuỷ, huỹ diệt một giai đoạn lạc hậu, dã man, để một cặp đôi ban đầu hoặc là anh chị em, hoặc là một người đàn bà sống sót cùng với một con chó, tiến hành một hành động bất luân, để tái sinh ra một lớp người mới văn minh hơn, tốt đẹp hơn Đó là các tộc ngừơi trong vùng, sau được đúc kết vào các huyền thoại ra đời muộn hơn như Mẹ Âu, Bố Lạc của người Việt, Chim Âu cái

U của người Mường , Sao Luông Báo Cải của người Tày, Quả Bầu của các cư dân Tày – Thái, H’Mông –Dao, Hán – Tạng …Huyền thoại đó vừa thể hiện tính thống nhất về nguồn gốc, vừa khẳng định tính độc lập, cái tôi cộng đồng của các tộc người Đó là một đặc trưng có tính truyền thống ngay từ buổi nguyên sơ về tính thống nhất và đa dạng trong cư dân Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng

Bên cạnh những nét khác biệt của từng tộc người, nãy sinh những nét giống nhau về nhân chủng, ngôn ngữ, văn hoá và nhất là ý thức cùng chung sống trong một quốc gia - dân tộc Về mặt nhân chủng các cư dân đều thuôc về tiểu chủng Nam Môngôlôid , một hỗn hợp giữa yếu tố vàng và đen, với hai nhánh Nam –Á và Indônêsien Về mặt ngôn ngữ, họ đều thuộc nhóm phương Nam, với dòng Nam – Á, Nam – Thái theo D Bradlley hay Nam –Á và Nam –Đảo theo A.G Haudricourt Về văn hoá , cùng với các dân tộc Đông Nam Á, họ đã tạo nên một nền tảng

Trang 5

văn hoá bản địa vô cùng vững chắc, một trung tâm văn minh cổ đại : văn hoa Nam –A`, hay đúng hơn là văn hóa phương Nam, mà đỉnh cao là văn hoá tiền Đông Sơn và Đông Sơn các giai đoạn tiến triển của nền văn hoá nầy được gọi bằng những tên đại diện , xuất phát tư địa điểm ở Việt Nam như :văn hoá Hoà Bình, văn hoá Sơn Vy, văn hoá Bắc Sơn, văn hoá Phùng Nguyên, văn hoá Đông Sơn …

Sự hợp quần, hợp sức trong buổi bình minh của lịch sử được đánh dấu bằng ý thức tự giác của các tộc người muốn kết thành một khối thống nhất trong cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, mở đầu cho một xu thế phát triển chủ đạo của toàn bộ lịch sử Việt Nam

Nước Văn Lang ra đời trên sự liên minh của 15 bộ lạc, rất có thể vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, sớm hơn sự ra đời của các quốc gia ở Đông Nam Á một chút Âu Lạc tiếp đó được thiết lập vào thế kỷ III trước Công nguyên, dựa trên sự thống nhất giữa hai khối Âu và Lạc, hai phức hợp của nhiều cộng đồng người Đó là một nhà nước của những cư dân đã chuyển từ miền trung du xuống lập nghiệp ở miền đồng bằng, ven biển với kinh thành

Cổ Loa, ở ngoại thành thủ đô Hà Nội hiện nay Đó là cư dân đã biết làm ruộng nước thành thạo, với một hệ thống thuỷ lợi dưới dạng phát triển, đã biết tổ chức thành những làng xã với một bộ máy hành chính khá hoàn chỉnh Kinh thành Cổ Loa với những thành quách có tính chiến đấu khá kiên cố, được xây dựng theo mô típ của những thành bản địa, vừa là trung tâm chính trị văn hoá, vừa là cơ sở chiến đấu Việc tìm ra hàng vạn mũi tên đồng tại chỗ, cùng với việc đánh tan quân Tần xâm lược , với chiến tích giết chết tướng Đồ Thư, chứng tỏ trình trình độ quân sự thời

đó khá cao so với khu vực Đó cũng là một đất nước có mật độ dân số khá phát triển, có số hộ gấp rưỡi và số dân gần gấp đôi cả vùng Qủang Đông , Quảng Tây và vùng nước Chăm- pa sau nầy cộng lại, được xây dựng một vị trí địa lý – chính trị có tầm chiến lược quan trọng , ở một miền đất đai phì nhiêu, đường giao thông thuỷ bộ tiện lợi, nơi qua lại buôn bán cua nhiều cư dân

Trong điều kiện đó, ý thức cộng đồng, ý thức về quốc gia dân tộc đã phát sinh Có thể nói ý thức quốc gia dân tộc của Việt Nam nãy sinh khá sớm so vơi nhiều quốc gia trên thế giới

2 Một nghìn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuôc:

Một nghìn năm Bắc thuộc là một thử thách lớn lao đối với cộng đồng non trẻ Việt Nam, đối với cộng đồng cư dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thời đó Sự sống còn của đất nước như nghìn cân treo đầu sợi tóc Chính sách của kẽ thù phương Bắc dù ở bất kỳ thời đại phong kiến nào,

dù biểu hiện thô bạo hay kín đáo, đều nhằm mục đích xoá bỏ Tổ quốc Việt Nam, biến đất nước, con ngừoi Việt Nam thành một bộ phận của Thiên triều Một câu hỏi còn lâu mới giải đáp được, tại sao một đất nước Trung Hoa phong khiến chuyên chế, với một chính sách tàn bạo, một nền văn minh cao, đã từng đồng hoá những cư dân phương Bắc có sức mạnh to lớn, đã từng chiến thắng

họ trên chiến trừơng , nô dịch họ hàng trăm năm , hay đã đồng hoá hàng chục nhà nước ở phía Tây và ở phía Nam sông Dương Tử , lại không nuốt nổi nước Việt Nam nhỏ bé cho dù đã thống trị hàng nghìn năm, ngay từ khi dân tộc nầy còn ở thời kỳ trứng nước Với một chính sách cai trị tàn bạo, một chính sách đồng hoá trắng trợn, thay các đạo luật của người Giao Chỉ bằng luật của người phưong Bắc, xoá bỏ chề độ Lạc tướng, chia đất nước thành các quận huyện ( 3 quận , 56 huyện ), bóc lột bằng chế độ cống nạp không định mức, tuỳ theo lòng tham của các quan cai trị, xô đẩy dân ta vào cuộc sống hiểm nghèo, lên rừng tìm kiếm ngà voi , sừng tê giác, bắt chim quý , tìm trầm hương,xuống biển mò ngọc trai, kiếm đồi mồi, khai thác san hô … bắt các thợ thủ công lành nghề về chính quốc, trồng cột đồng với lời thề thách thức “đồng trụ triệt, Giao Chỉ diệt ”, dân Việt Nam vẫn hiện ngang không những còn đó, mà lại lớn mạnh lên gấp bội phần Một nghìn năm trôi qua, ta vẫn là ta

Đó là nhờ cốt lõi của nền văn minh bản địa sông Hồng, sông Mã, là nhờ tính quật cường đã thành truyền thống bắt nguồn từ thời vua Hùng, tiêu biểu là đức Thánh Gióng, nhân dân của

Trang 6

Đại Việt tưong lai nầy, không một thế hệ nào không có người đứng lên chống trả với một ý chí sắt đá, “giặc đến nhà đàn bà phải đánh ” Mã Viện thách đố, người Giao Chỉ trả lời bằng cách ném

đá vào chân cột đồng đến nổi lấp cả cột đồng dưới lòng đất – mẹ Đó cũng là thể hiện tinh thần đoàn kết giữa thành phần các tộc người, trong cảnh cá chậu chim lồng, mọi ngừơi đều vì nghĩa

cả, mà hy sinh chiến đấu bảo vệ độc lập tự do Nên bất cứ lãnh tụ nào, thuôc thành phần dân tộc nào, ở bất cứ địa phưong nào, phất cờ khởi nghĩa đều được các tộc người hưởng ứng Hai Bà Trưng khởi đầu các cuộc khởi nghĩa, nổi dậy ở Mê Linh , nhân dân các tộc người từ miền Quãng Đông, cho đen Bắc bộ và Bắc Trung bộ, những ngừơi Man, ngừơi Lý, ngừơi Lạo thuộc 4 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, và Hợp Phố đều nhất tề nôi dậy hưởng ứng Tiếp sau đó

là những cuộc nổi dậy liên tiếp, không một thế kỷ nào sử sách không ghi Sử Trung Hoa phải nói lên một thực tế là, “dân ở Giao châu nầy rất khó trị, hay nổi loạn, các quan lại đứng ngồi không yên “ Sử sách ta nêu gương những bộ mặt tiêu biểu như : Hai Bà Trưng, Chu Đạt, Lương Long,

Bà Triệu , Lý Bí , Triệu Quang Phục, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng … Gốc gác tộc ngưới của một

số vị chưa thật rõ

Dân tôc Việt Nam không những không bị đồng hoá, mà còn tiếp thu và sàng lọc, biến hoá, làm phong phú thêm vốn văn hoá tự có của mình, bằng những yếu tố văn minh Trung Hoa và các nước xung quanh Nước ta trưởng thành bước vào thời kỳ phát triển rực rỡ , thời kỳ độc lập tự chủ, với những chiến công và những thành tựu giữ nước

Dân tộc Việt Nam và Irael là hai dân tộc trên thế giới bị xâm lược, bị đô hộ trên một nghìn năm vẫn giành lại được độc lập, tồn tại đến ngày nay

3 Thời phong kiến độc lập :

Tuy thoát khỏi ngàn năm Bắc thuộc, âm mưu xâm lược của kẻ thù vẫn thường xuyên

đe doạ Suốt trong năm thế kỷ, ý thức cộng đồng dân tộc được thử thách và không ngừng được củng cố trong những năm tháng chiến đấu gian khổ, dũng cảm, hy sinh của nhân dân tất cả các tộc người, từ miền núi đến miền xuôi, với những chiến công hiển hách của Ngô Vương, Lê Hoàn trên sông Bạch Đằng, của Lý Thường Kiệt với chiến lược chủ động tiến công để tự vệ, với phòng tuyến sông Cầu ngăn không cho giặc xâm phạm lãnh thổ, của Trần Hưng Đạo ba lần đại thắng quân Nguyên – Mông với những chiến công mang tính toàn cầu, đánh thắng một đội quân man

rợ, hung ác, đã buộc một nửa nhân loại, với bao quốc gia từ Á sang Âu phải cúi rạp dưới vó ngựa hung tàn của quân xâm lược Cuộc trường kỳ kháng chiến giải phóng dân tộc kéo dài hàng chuc năm của Bình Định Vương Lê Lợi đã làm quân Minh bạt vía kinh hồn, mở ra một thời kỳ tạm yên để xây dựng đất nước ,

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Bờ cõi non sông đã riêng

Phong tục Bắc, Nam cũng khác ”

Nguyễn Trãi

Điều quan trọng là trước những đội quân xâm lược cực kỳ tàn bạo và có sức mạnh hơn ta gấp bội lần, người dân Việt Nam, dù bất cứ dân tộc nào, thuộc bất kỳ tầng lớp nào, đều tự nguyện đoàn kết để bảo vệ sự sống còn của dân tộc mình, của tổ quốc Việt Nam quang vinh Một câu hỏi được đặt ra , tại sao không có một tộc người thiểu số nào lại”phản bội” tổ quốc, tại sao khu vực các tộc ngừoi thiểu số sinh sống luôn là căn cứ địa kháng chiến , căn cứ khởi nghĩa của triều đình, cho dù rất nhiều hy sinh Vùng các tộc người thiểu vốn là hậu phương vững chắc, là vùng đánh du kích khuấy rối quân thù , là vùng đồng mà không trống Nổi tiếng là đội quân áo đỏ trãi suốt từ miền Thanh Hoá, Nghệ An qua Tây Bắc, sang miền Đong Bắc thời chống quân Minh, các nghĩa binh thời Lý, thời Trần chặn giữ biên cương

Trang 7

Bên cạnh hàng tướng lĩnh có công lớn có gốc gác là người Việt, đều có các đại biểu ưu tú của các tộc người miền núi như Tông Đản, Thân Cảnh Phúc, Hoàng Kim Mãn … ( thời Lý ) ; Hà Bổng , Nguyễn Thế Lộc, Hà Đặc , Hà Chương …( thời Trần ) Bế Khắc Thiệu, Ma Luân, Phạm Cuông …( thời Lê ) …

Những thắng lợi đó đạt được là nhờ sự quyết tâm của triều đình, nhờ sự đoàn kết nhất trí cao giữa các tộc người trong nước Ngoài ý thức là thành viên của một tộc người, mọi người còn thấy trong mình chảy một dòng máu chung , một ý thức chung : dòng máu Việt Nam, ý thức là ngừoi Việt Nam

Đáng chú ý đó cũng là nỗi trăn trỡ vì dân, vì nước của những ông vua minh quân, những tướng lĩnh tài ba đầy tâm huyết, một lòng một dạ với giang sơn, đất nước Lý Nhân Tông lúc sắp qua đời có lời khuyên :”Các con hãy sẵn sàng giáo mác, đó là di lệnh của ta Nếu làm được điều

đó, thì ta nhắm mắt sẽ yên tâm với nạn giặc phương Bắc ” Trần Bình Trọng hiên ngang thét trước mặt quân thù :”Ta thà làm quỹ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc” Trần Quốc Tuấn trối lại :”Vua tôi đồng lòng, anh em hoà mục, cả nước góp sức …”, “Khoan thư sức dân để làm kế bền gốc sâu rễ, đó là thượng sách giữ nước ” Lê Lợi nhắn nhủ :”hãy lo giữ nước từ lúc nước chưa lâm nguy” Thiết tưởng, những lời khuyên đó đến nay vẫn còn giá trị , đáng làm chúng

ta suy gẫm, nhất là trong tình hình hiện nay khi các siêu cường đang làm mưa làm gió, không khác chi Thành Cát Tư Hãn ngày xưa

Bên cạnh việc bảo vệ Tổ quốc, trong thời gian nầy, nhân dân ta lại phải đẩy mạnh việc dựng nước, chấn hưng kinh tế, mở mang khai phá đất đai, chấn hưng văn hoá, củng cố biên thuỳ, xây dựng một vương triều bề thế, độc lập, tự cường, đảm bảo cho các tộc người một đời sống no đủ hơn Nhà nước quan tâm từ việc đặt tên nước là Đại Việt, dời đô ra Thăng Long, thiết lập một nghi thức một vương triều độc lập, chế địnhluật pháp, hoạch định rõ biên giới, vỗ về các tộc người vùng biên ải, đúc tiền, viết sử, bàn luận văn chương, mở khoa thi tuyển lựa nhân tài , sáng tạo ra chữ Nôm, một loại chữ của dân tộc Việt Nam, chấn hưng và phát triển văn hoá dân tộc, quan tâm đến việc đào sông, đắp đê đắp đập, tưới tiêu cho đồng ruộng, mở mang đường sá, khuyến khích các nghề cổ truyền : dệt, gốm, mỹ nghệ, điêu khắc …khai mỏ, đúc đồng, lập xưỡng đóng tàu thuyền, sản xuất vũ khí, chế tạo công cụ sản xuất, dựng chùa, lập đình, tôn sùng đạo Phật, đạo Nho, đạo Giáo, lập quan hệ buôn bán, thông thương với các nước làng giềng … Nột điều cần lưu

ý, nước ta không có những công trình kiến trúc đồ sộ, không có các lăng tẩm nguy nga để lại cho đời sau mà chỉ có những công trình vừa và nhỏ ,nhưng tinh vi, phải chăng phần vì khí hậu, vì binh lữa, nhưng cũng vì các vua chúa “khoan thư sức dân” nhằm dưỡng dân để đối phó với kẻ thù luôn dòm ngó Việc Tự Đức xây lăng mộ trên mồ hôi và xương máu của người dân nếu so với vua chúa của nhiều nước trên thế giới thì chưa đáng gì, nhưng ở nước ta vẫn bị người đời nguyền rũa

Đất nước ngày được cường thịnh, văn hoá ngày một mở mang, các nước lân bang xa gần vì

nể Đến đời Lê Thánh Tông, nước ta đánh dấu một bước tiến rõ rệt Đất lành chim đậu Trong thời gian nầy, các tộc người thiểu số tránh họa loạn lạc , nghèo khổ đã kéo nhau đến sinh cơ lập nghiệp

ở nứoc ta ngày càng đông , chủ yếu là tôc người Thái, Nùng, Dao, Hoa … Tính hoà nhi bất đồng giữa các tộc người được xây dựng, sự tôn trọng giữa các tộc người anh em được giữ gìn, quan

hệ giữa triều đình với nhân dân đều tốt đẹp, lúc bình thường chủ trương nới sức dân, khi chiến tranh dựa vào dân mà đánh giặc

Thành công chủ yếu trong thời kỳ nầy là nước ta đã sớm thiết lập được một nhà nước tập quyền, khắc phục được tình trạng tự phát, cát cứ của các thế lực địa phương thường thấy ở nhiều triều đình phong kiến các nước khác Nếu như ở đồng bẳng, tình trạng cát cứ sớm chấm dứt nhờ

có công sức của Đinh Bộ Lĩnh, thì tình trạng thái ấp tồn tại dưới thời Trần cũng được chấm dứt

Trang 8

dưới thời Lê Các vị vua Lý ,Trần , Lê đã có công thống nhất biên cương , định rỏ biên giới phía Bắc , xoá dần đi đến chấm dứt hẳn chế độ “Kimi” được lập ra từ thời Đường, quy hẳn những vùng có tộc ngừoi thiểu số theo một thiết chế thống nhất cả nước, đặt ra những luật lệ thích hợp với vùng “Man Liêu” Bên cạnh những mối quan hệ tốt đẹp trong chiến đấu và trong đời sống sẳn có của các cư dân miền xuôi miền ngược, các triều đình lại biết khéo léo liên kết các tù trửơng với triều đình như phong chức tước, thiết lập quan hệ hôn hân , thực hiện chế độ thổ quan, định cống nạp, thuế má tuỳ thuộc từng địa phương và với mức vừa phải, sẵn sàng giúp đỡ khi hoạn nạn …Vì thế, nên khối thống nhất giữa triều đình và các địa phương miền núi, giữa các tộc người đa số cũng như thiểu số được duy trì và phát triển Trong thời gian nầy, ở nước ta, nhà nước động viên được toàn dân vào công cuộc dựng nước và giữ nước, đồng thời còn mở mang thêm đất đai vào phía Nam một cách chắc chắn , chấm dứt được mối đe doạ phía Bắc Những xung đột giữa các tộc người, các địa phương ít xãy ra Tuy nhiên, vào thời gian cuối của các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần nhân lúc nhà nước trung ương suy yếu, một vài phần tử phong kiến người Việt hay một vài tù trưởng địa phương muốn chống lại và chúng không tránh khỏi những thất bại thảm hại

Xu thế thống nhất không chấp nhận tình trạng cát cứ, tạo nên những lãnh địa là một đặc điểm truyền thống của xã hội phương Đông Nó đã góp phần khắc phục tình trạng phân tán của nền kinh tế tự nhiên và phat huy được tất cả các ưu thế của từng vùng, làm cho các địa phương, các tộc người trong nước dẽ dàng đi lại trao đổi, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau Điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên buộc con người muốn tồn tại, phải hợp nhau lại giữa vùng nầy với vùng khác trong cả nước để chiến thắng thiên tai lũ lụt, giúp đỡ nhau trong lúc mùa màng thua thiệt , cũng như trong lúc binh đao loạn lạc Lại thêm với đạo tổ tiên, được Nho giáo nâng cao thành một hệ thống tôn giáo dân tôc , thờ Trời đất, thờ vua Hùng, thờ vua – thần , thờ những anh hùng , những danh nhân có công với nước, thờ thần làng , thần hoàng , thờ tổ tiên cùng huyết thống, các tôn giáo tồn tại theo nguyên tắc hoà nhi bất đồng nên không có chiến tranh giữa các tôn giáo, không mượn cớ tôn giáo để can thiệp vào việc nước Tính thống nhất của đất nước không vì thế mà sứt

mẻ, không vì tôn giáo mà chia năm xẻ bảy

4 Thời Pháp thuôc và chống Pháp thuộc :

Giữa thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn đã cắt từng phần đất đai củaTổ quốc dâng cho giặc, và cuối cùng đầu hàng nhục nhã thực dân Pháp, nước ta một lần nữa bị xoá tên trên bản đo thế giới Người dân ta rơi vào thảm hoạ nô lệ Bọn xâm lược Pháp dùng âm mưu “chia để tri”, phá vỡ sự thống nhất của dân tộc Việt Nam, chia nước ta thành

ba kỳ, với ba chế độ cai trị khác nhau ( Tonkin, Annam, Cochinchine) ,chia rẽ Bắc ,Trung, Nam coi như ba đơn vị trong số năm đơn vị của Đông Dương thuộc Pháp, với một tên toàn quyền cầm đầu Chúng thực hiện chính sách chia rẽ miền núi với miền xuôi, rõ rệt nhất là đối với Tây Nguyên, tộc người đa số với tộc người thiểu số, giữa các tộc người thiểu số với nhau, chia rẽ lương giáo bằng chính sách ưu tiên cho Công giáo phát triển, gây trở ngại cho việc chấn hưng đạo Phật và tìm cách mua chuộc những người đứng đầu các tôn giáo làm tay sai cho chúng Chúng gây cho dân tộc ta một tâm lý vong quốc, ưu đãi những ngưòi vào làng Tây, làm cho dân ta quên

tổ tiên, nòi giống, dạy trong các trường “tổ tiên ta là người Gaulois”, hạn chế việc dùng chữ Quốc ngữ, biến nước ta thành một bộ phận của nước Pháp, xoá tên Việt Nam trên bản đồ thế giới Thế nhưng, thực dân Pháp đã gặp phải một dân tộc thức tỉnh sau một cơn choáng váng, một đòn đau nhục nhã về sự hèn kém của mình, mà chỉ với vài trăm tên lính Pháp, Hà Thành và thành khác thất thủ, chỉ với vài lời hù dọa, kèm theo áp lực quân sự Ngẫm mình là châu chấu làm sao đá được voi, bỏ ngoài tai lời khuyên của những trung thần yêu nước, nghe theo những kẻ hèn nhát vô mưu, nhà vua lùi từng bước, rồi ký hiệp ước đầu hàng vô điều kiện, dâng đất nước cho giặc Nên

Trang 9

suốt một trăm năm, phát huy truyền thống của dân tộc, tinh thần đoàn kết, đấu tranh bất khuất của cha ông, nhân dân ta đã bền bỉ chiến đấu chống giặc Pháp, làm cho kẻ thù không lúc nào đưọc yên

ổn Cuộc nổi dậy này bị dẹp tan, cuộc khởi nghĩa kia lại bùng nổ Mọi hình thức đấu tranh được vận dụng: quân sự, chính trị, văn hóa, xã hội Không một tầng lớp nhân dân nào, một tộc người nào, một địa phương nào vắng mặt trên những chặng đường cứu nước Nhà tù, máy chém, bom đạn của kẻ thù chỉ làm bừng thêm ngọn lửa đấu tranh Hết cầm gươm súng, lại dùng vũ khí văn hóa, tất

cả đều tập trung khơi dậy trong dân lòng căm thù giặc và giáo dục lòng yêu nước

Phong trào Cần Vương được phát động với vai trò của các vị vua yêu nước Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, tiếp đến phong trào Đông Kinh nghĩa thục, với các chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Phan Chu Trinh v.v…, đi song song vơí cuộc đấu tranh vũ trang của Phan Đình Phùng, Nguyễn Quang Bích, Đề Thám Tiếng súng khởi nghĩa Yên Bái bị dập tắt, phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh bùng nổ Cuộc khởi nghĩa của Giàng Tả Chay ở miền Tây Bắc ủng

hộ gián tiếp cuộc nổ dậy của Nơ T’rang Lơng, tiếp theo là Xăm Brăm ở Tây Nguyên Miền xuôi, miền núi tương hỗ đấu tranh Bên cạnh tên tuổi những vị anh hùng cứu nước thuộc nhiều xu hướng khác nhau của người Kinh như Trương Định, Hàm Nghi, Phan Đình Phùng, Đề Thám, Nguyễn Quang Bích, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, Nguyễn An Ninh v.v…, còn có nhữngngười con yêu nước của các tộc người thiểu số như Pucôm Bô, Hà Văn Mao, Hoàng Đình Kinh, Cầm Bá Thước, Lường Bảo Định, Giàng Tả Chay, Nơ T’rang Lơng, Xăm Brăm v.v…

Thực tế lịch sử đã minh chứng rằng muốn đánh thắng kẻ thù mạnh hơn ta nhiều mặt, phải có một con đường cứu nước đúng đắn, một lực lượng có khả năng đại diện cho cộng đồng dân tộc, dẫn dắt nhân dân thoát khỏi ách nô lệ, tiến tới độc lập, tự do, dân chủ và thống nhất Phong trào Cần Vương thất bại, phong trào yêu nước của các tầng lớp tiểu tư sản và tư sản dân tộc bị đàn áp Cuối cùng, giai cấp công nhân với Đảng tiền phong của nó, đã đảm nhiệm trọng trách cứu dân, cứu nước Từ năm 1930, phong trào cách mạng nước ta bước vào một giai đoạn mới Nhờ nhận rõ từng bước đi của cách mạng diễn ra trên toàn thế giới, nhờ phát huy cao độ truyền thống yêu nước, yêu dân của mỗi giai tầng xã hội, mỗi tộc người từ Bắc chí Nam, nên Hồ Chủ Tịch và Đảng ta đã phát động được đầy đủ sức mạnh toàn thể dân tộc, động viên mọi người có ý thức về vận mệnh và tương lai của dân tộc trước thời đại, đưa nhân dân từ thắng lợi này đến thắng lợi khác

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công giành lại đất nước trong tay giặc Nhật và giặc Pháp Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con vĩ đại của dân tộc, đọc bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945 Tên tuổi Tổ quốc Việt Nam lại xuầt hiện trên bản đồ thế giới

Nhưng rồi thực dân pháp quay lại xâm lược nước ta lần nữa, chúng thi hành chính sách nham hiểm đối với dân tộc ta ,cương quyết tiêu diệt đầu não kháng chiến, đánh tan lực lượng non yếu của ta, vu cáo cho ta là cộng sản, lập chính phủ bù nhìn … chúng thực hiện âm mưu chia rẽ các tộc người, chia rẽ người Kinh, lập ra đủ các loại xứ “tự tri” , xứ Nam kỳ tự trị, xứ Thái tự trị , xứ Nùng tự trị , Tây Nguyên tự trị , gây thêm những kỳ thị dân tộc, hằn thù giữa các tộc người, giữa các tôn giáo và các tộc người thiểu số với chính phủ kháng chiến, dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh

Thực dân Pháp thất bại, đế quốc Mỹ thế chân,thực hiện những phương sách thâm độc, quỷ quyệt hơn, đặt cuộc chiến tranh Việt Nam nằm trong cuộc chiến tranh chống cộng sản quốc tế, ngăn cản trào lưu cộng sản xuống Đông Nam Á … tiến hành một cuộc chiến tranh huỹ diệt, chiến tranh hoá học, nhằm biến nước ta thành một thuộc địa mới của đế quốc Mỹ Chúng huy động mọi thứ vũ khí chúng có, kể cả B.52, chỉ trừ vũ khí hat nhân và sinh học Chúng dựng nên nước Việt Nam Cộng hoà, đưa hết bọn tay sai nầy đến bọn tay sai khác lên nắm quyền, huy động

cả những lực lượng phản động khoác áo tôn giáo, lập quân đôi đánh phá cách mạng , lừa phỉnh

Trang 10

lôi kếo xây dựng lực lượng Fulro do thực dân Pháp bàn giao, gây nên sự xung đột giữa các tộc người thiểu số và Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam Chúng chủ trương đánh ra miền Bắc, đánh phá hậu phương kháng chiến, thậm chí huy động cả B52 đánh phá các thành phố, đặc biệt là thủ đô Hà Nội Chúng coi thường phong trào phản đối chiến tranh của toàn thể nhân dân tiến bộ trên thế giới , đặc biệt là nhân dân Mỹ, bỏ ngoài tai những nghị quết cuả Liên hiệp quốc, tự ý gây chiến tranh không tuyên bố, phá hoại tinh thần hiệp định Genève Hầu hết các thành phố thị trấn miền Bắc Viễt Nam bị tàn phá, thậm chí san bằng Số lượng bom đạn chúng đem sử dụng gấp đôi số lượng sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai Hàng triệu người chết, tang tóc vào tất cả các gia đình từ Bắc chí Nam Hậu quả của cuộc chiến tranh còn để lại cho đến ngày nay với hàng triệu gia đình mất chồng , mất cha, hàng vạn gia đình còn bị ảnh hưởng chất độc màu da cam, hàng chục vạn thương binh , những ngươi tàn tật, nạn nhân của chiến tranh, hàng chục ngàn héc ta rừng bị huỹ diệt …

Suốt hơn hai mươi năm, dân tộc Việt Nam đa tộc người phải đương đầu với một thế lực tàn bạo độc ác, phản động nhất của thời đại, một Thành Cát Tư Hãn của thế kỷ XX Đây là một cuộc đụng đầu, một thử thách lớn nhất trong lịch sử Việt Nam Bảo vệ Việt Nam không chỉ còn là bảo

vệ sự sống còn của một dân tộc, mà là bảo vệ nhân cách và lương tâm của con người trước lịch sử Bảo vệ Việt Nam lại còn là bảo vệ hòa bình thế giới, là động lực thúc đẩy sự thắng lợi của phong trào giải phóng các dân tộc trên thế giới Bảo vệ Việt Nam còn là một minh chứng rất điển hình một dân tộc dù đất không rộng, người không đông, khi đã có một đường đi đúng đắn, một Đảng chân chính lãnh đạo, đã một lòng đứng dậy, với một ý thức tự giác, vì nước, vì nhà, với một ý chí kiên cường bền bỉ, chấp nhận hy sinh bản thân vì nghĩa lớn, thì không một sức mạnh của bất kỳ kẻ thù nào, dù có ghê gớm đến đâu, tàn bạo đến đâu, cũng không thể khuất phục được

Cho nên, chính trong lúc vận mệnh của dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc, chính trong cái nhục của đất nước buộc mọi người đã thấy cần phải rửa, thời ta thấy sức mạnh của Phù Đổng, thấy

cả ngàn năm lịch sử, ông bà tổ tiên ta cùng tiến bước ra chiến trường, thấy khối đoàn kết các tộc người, các tôn giáo, các tầng lớp xã hội được thể hiện sâu sắc hơn bao giờ hết Nên cũng chưa bao giờ sức mạnh của dân tộc Việt Nam, sự ủng hộ của các lực lượng xã hội chủ nghĩa, tiến bộ và ưa chuộng hòa bình của thế giới, lại được động viên đầy đủ và to lớn như trong cuộc chiến đấu này

Từ Nam chí Bắc, từ miền núi đến miền xuôi, từ thành thị đến nông thôn, từ trong nước đến ngoài nước, toàn thể nhân dân không phân biệt tộc người, gái trai, già trẻ, tín ngưỡng tôn giáo, mọi người đều chung một ý chí, một hành động, một quyết tâm chiến đấu Ngay kể cả những người Việt Nam, vì một lý do nào đó, hoặc ở vùng tạm chiếm, hay ở nước ngoài, không trực tiếp tham gia, thì chí ít cũng đồng cảm và cũng vui mửng với những chiến thắng trên chiến trường của các chiến sĩ quân đội nhân dân, cũng ngầm tỏ thái độ thiện cảm ủng hộ cuộc chiến đấu của dân tộc Không có

gì quý hơn độc lập tự do Tất cả vì tiền tuyến, tất cả vì chiến thắng

Những thắng lợi ký diệu đã liên tiếp diễn ra Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc bằng việc giải phóng một nửa đất nước Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, lập tức bắt tay vào vừa xây dựng, vừa làm nhiệm vụ hậu phương lớn cho tiền tuyến Từ tết Mậu Thân năm 1968, đế quốc Mỹ

đã phải đi dần vào thế phòng thủ Tiếp theo, cuộc tiến công 1972, kết thúc với trận Điện Biên Phủ trên không, dẫn đến việc ký kết Hiệp định Paris năm 1973, và việc rút toàn quân đội Mỹ ra

khỏi miền Nam Việt Nam Mỹ đã cút Xuân toàn thắng năm 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch

sử, ngụy phải nhào, đã chấm dứt cuộc chiến đấu oanh liệt nhất trong lịch sử Việt Nam vang dội

khắp hoàn cầu với lá cờ màu đỏ sao vàng Việt Nam – Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng của thời đại, của công cuộc giải phóng các dân tộc bị áp bức; đồng thời là biểu tượng của cái thiện chống cái ác, của lòng nhân ái Của tinh thần yêu nước chân chính và tinh thân quốc tế cao cả

5 Thời đại ngày nay:

Ngày đăng: 13/09/2017, 09:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w