1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ giới ngữ tiếng anh (với các giới từ chứa in, on, at) và các biểu đạt tương đương trong tiếng việt

119 693 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Trong quá trình tham gia giảng dạy tiếng Anh cũng như tiếng Việt người ta đã phát hiện ra những nét tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu n

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

MỤC LỤC

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8

1.1.1 Khái quát về từ loại trong tiếng Anh 9 1.1.1.1 Phân chia từ loại theo chức năng 1

1 1.1.1.2 Phân chia từ loại theo hình thức 1

1 1.1.2 Khái quát về từ loại trong tiếng Việt 1

Trang 3

3 1.3.3 Nghiên cứu giới từ trong ngôn ngữ học tri nhận 2

5

7 Chương 2: GIỚI NGỮ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CẤU TRÚC

3 2.1.2.Cấu tạo của giới ngữ tiếng Việt 4

nghĩa cho danh từ

6

1 3.1.2 Giới ngữ thực hiện chức năng trạng ngữ (adverbial,

adjunct) bổ nghĩa cho câu

6

2

Trang 4

3.1.3 Giới ngữ thực hiện chức năng vị ngữ trong câu (

nominal)

6

6 3.1.4 Giới ngữ thực hiện chức năng là modifiers bổ nghĩa

cho cụm từ (Phrases)

6

8 3.1.5 Giới ngữ thực hiện chức năng là complements bổ nghĩa

cho cụm từ (Phrase)

6

9

3.2 Giới ngữ từ phương diện chức năng ngữ nghĩa (với

những giới ngữ chứa In, On, At)

7

1 3.2.1 Ngữ nghĩa ngữ pháp của những giới ngữ chứa In, On, At 7

1 3.2.1.1 Giới ngữ chứa In, On, At chỉ thời gian 7

1 3.2.1.2 Giới ngữ chứa In, On, At chỉ vị trí 7

5 3.2.1.3 Giới ngữ chứa In, On, At và những cách dùng

khác

7

7 3.2.2 Giới ngữ chứa In, On, At và những cách biểu đạt tương

ứng trong tiếng Việt

8

2 3.2.2.1 Giới ngữ chứa In, On, At với ngữ nghĩa tương

ứng trong tiếng Việt

8

2 3.2.2.2 Giới ngữ chứa In, On, At với ngữ nghĩa không

tương ứng một đối một thuần túy với tiếng Việt

8

4 3.2.2.3 Giới ngữ chứa In, On, At với cách biểu đạt bằng

các yếu tố chỉ hướng hoặc không gian trong tiếng Việt

8

6 3.2.2.4 Giới ngữ chứa In, On, At với ngữ nghĩa không 8

Trang 5

đƣợc biểu đạt một cách cụ thể trong tiếng Việt 7

3.3 Giới ngữ và khả năng đánh dấu ngữ pháp của chúng 8

Trang 6

Hiện nay, tiếng Anh được coi là một ngôn ngữ quốc tế và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới Chính vì vậy rất nhiều người Việt Nam cũng tích cực học tiếng Anh như là ngôn ngữ bản địa của mình Mặt khác, thời kỳ mở cửa của

Trang 7

Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, tổ chức nước ngoài hay cá nhân đến sinh sống, làm việc, học tập và tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam Trong quá trình tham gia giảng dạy tiếng Anh cũng như tiếng Việt người

ta đã phát hiện ra những nét tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu ngôn ngữ một cách sâu rộng hơn, đồng thời khắc phục những lỗi cơ bản dễ mắc phải của người học ngoại ngữ (cụ thể là người Việt Nam khi học tiếng Anh và người nước ngoài khi học tiếng Việt)

So sánh đối chiếu giữa các ngôn ngữ vốn là một đề tài hấp dẫn và là một nhiệm vụ thường xuyên của giới ngôn ngữ học Xưa nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, so sánh, đối chiếu giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ khác (cùng loại hình hoặc khác loại hình) và đã thu được rất nhiều kết quả to lớn Kết quả của các công trình nghiên cứu nghiên cứu đó đã đóng góp rất nhiều cho ngôn ngữ trên phương diện lý thuyết và ứng dụng, giúp các nhà nghiên cứu và

những người học ngoại ngữ hiểu sâu hơn về bức tranh ngôn ngữ của người bản

ngữ Tiếp tục đi sâu nghiên cứu nội dung này, luân văn này tập trung khai thác

vấn đề “ Giới ngữ tiếng Anh (với các giới ngữ có IN, ON, AT) và các biểu đạt tương đương trong tiếng Việt” Đây là một đề tài thuộc địa hạt ngôn ngữ

học đối chiếu, cụ thể là nghiên cứu giới ngữ tiếng Anh và thông qua đó đối chiếu với tiếng Việt Đây là một đề tài phù hợp với khuôn khổ luận văn thạc sỹ Thêm nữa, chúng tôi muốn tập làm quen với các thao tác phân tích đối chiếu so sánh thông qua một nhóm nhỏ trong “gia tộc” hư từ- nhóm giới từ để tiếp nối công việc của người đi trước

Giới từ trong “đại gia đình” hư từ là một loại được đề cập đến rất nhiều trong các sách giáo khoa bậc phổ thông và cả bậc đại học và được nghiên cứu bởi nhiều tác giả như Đinh Văn Đức, Diệp Quang Ban, Nguyễn Thiện Giáp,

Trang 8

Nguyễn Chí Hòa, Lý Toàn Thắng… Tuy nhiên, phần lớn các tác giả này chỉ tập trung nghiên cứu vào mảng giới từ với tư cách là một đối tượng độc lập trong chức năng và mối quan hệ với các thành phần khác trong câu cũng như trong các cụm từ mà chưa có sự đề cập hay nếu có cũng chỉ nói đến rất ít mảng giới ngữ có liên quan Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi xin được phép nghiên cứu giới ngữ tiếng Anh và các biểu đạt tương đương của nó trong tiếng Việt nhằm tìm hiểu sâu hơn vai trò, cấu trúc, chức năng của giới ngữ cũng như giới từ Đồng thời, chúng tôi cũng muốn áp dụng những kiến thức ngôn ngữ học mà mình tiếp thu được trong quá trình học tập và nghiên cứu vào xử lý một vấn đề

cụ thể để trau dồi thêm những kỹ năng nghiên cứu nhằm phục vụ cho những công trình nghiên cứu khoa học sau này

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là tìm ra những nét tương đồng và

dị biệt giữa giới ngữ tiếng Anh và các biểu đạt tương đương trong tiếng Việt trong sự so sánh, đối chiếu giữa hai ngôn ngữ, khả năng kết hợp của các giới từ

IN, ON, AT và những cấu trúc tương đương được dùng trong những ngữ cảnh nhất định của tiếng Việt Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng giúp ích nhiều cho việc dạy tiếng Anh cho người Việt và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu giới ngữ tiếng Anh ( tập trung vào ba giới từ IN, ON, AT)

trong sự đối chiếu với các biểu đạt tương đương trong tiếng Việt

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn sẽ tìm hiểu những vấn đề xoay quanh các giới ngữ trong hai ngôn ngữ Anh và Việt Nhưng để làm bật một số đặc trưng nào đó của giới ngữ, luận văn có thể mở rộng phạm vi xem xét các địa hạt khác khi cần thiết

Trang 9

4 Tư liệu nghiên cứu

Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng tư liệu từ các tác phẩm văn học hoặc các giáo trình tiếng Anh và tiếng Việt… Ngoài ra còn tham khảo và sử dụng một

số tư liệu của các nhà nghiên cứu đi trước, ngữ pháp của các dạng câu trong tiếng Anh Tất cả các tư liệu này đã được tập hợp trong các giáo trình và các tài liệu này đều có nguồn gốc xuất xứ Chúng tôi cũng sẽ sử dụng một số ví dụ trong ngôn ngữ hàng ngày- điểm cụ thể thể hiện rõ nét nhất sự khác biệt trong bức tranh ngôn ngữ về thế giới của mỗi dân tộc

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp cơ bản và được sử dụng xuyên suốt công trình nghiên cứu này

là phương pháp so sánh đối chiếu Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ sử dụng phương pháp thống kê, phân loại trong xử lý nguồn tư liệu Đồng thời, để tìm hiểu và phát hiện các đặc trưng ngữ nghĩa, chức năng của các giới ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt chúng tôi sẽ áp dụng các thủ pháp phân tích khi cần thiết

Chúng tôi sẽ khảo sát, phân tích giới ngữ dựa trên cả bình diện cấu trúc chức năng ngữ pháp cũng như bình diện ngữ nghĩa, ngữ dụng Trong các câu dịch, chúng tôi sẽ cố gắng truyền tải ý nghĩa chính xác của các đoạn văn trong những ngữ cảnh nhất định

6 Bố cục luận văn

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn chia làm 3 chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài

Chương 2: Giới ngữ nhìn từ góc độ cấu trúc ngữ pháp

Chương 3: Giới ngữ nhìn từ góc độ chức năng ngữ pháp

Trang 10

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Khái quát chung về từ loại

Từ loại là một nội dung quan trọng của ngữ pháp học trong nghiên cứu ngôn ngữ Mỗi ngôn ngữ đều sở hữu trong bản thân nó những vốn từ vựng đa dạng và phong phú khác nhau Do khối lượng đồ sộ và chức năng ngữ pháp được

sử dụng khác nhau nên từ loại được phân chia theo những mục đích khác nhau

Về mặt từ vựng, có thể phân loại từ dựa trên cơ cấu ngữ nghĩa của từ vựng [19] Cũng có thể chỉ dùng nguyên tắc hình thái học ( như ở thời kỳ Alexandria và La

Trang 11

Mã) hoặc sử dụng cách pha trộn cả hai nguyên tắc hình thái học và ngữ nghĩa ( như ở Aristote và những người khắc kỷ) Đối với các từ có biến hình, việc phân định theo hình thái học có vẻ hiển nhiên Còn các hư từ không biến hình thì được nhận diện trên cơ sở khả năng kết hợp với các thực từ [5, tr 467] Tuy nhiên những nhà ngữ pháp học không dựa vào đó để phân loại từ mà dựa vào bản chất ngữ pháp của từ, kết quả là ta có các từ loại Như vậy, từ loại được hiểu một cách nôm na là các lớp từ trong một ngôn ngữ cụ thể được phân chia dựa trên chức năng ngữ pháp của chúng

Cho đến nay tồn tại một cách phổ biến hai cách phân định từ loại: phân chia vốn từ của một ngôn ngữ ra thành hai lớp khái quát là thực từ và hư từ, và phân chia vốn từ của một ngôn ngữ ra thành nhiều lớp cụ thể hơn với những đặc trưng xác định hơn Trong cách phân chia thứ nhất của ngữ pháp truyền thống châu

Âu, ứng với thực từ là tên gọi dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “ các bộ phận của lời”, ứng với hư từ là tên gọi thường dịch ra tiếng Việt là “tiểu từ”; ngữ pháp châu Âu hiện đại còn gọi là lớp từ từ vựng tính (thực từ) và lớp từ ngữ pháp tính (hư từ) [5, tr 468] Theo Đinh Văn Đức, các lớp từ, xét về mặt ngữ pháp có thể chia ra, trước hết, thành thực từ, hư từ và tình thái từ Hai lớp sau khác với lớp thứ nhất về mặt ý nghĩa và các đặc trưng ngữ pháp, đồng thời cũng phân biệt với nhau Vì vậy có nhiều nhà ngôn ngữ học cho là có cơ sở để tiến hành việc phân định từ loại chỉ trong phạm vi các thực từ Nhưng, mặt khác, nếu xem xét các lớp

từ từ quan hệ của chúng với các phạm trù của logic thì cần phải khảo sát các lớp một cách bình đẳng [dẫn theo 17, tr 23]

1.1.1 Khái niệm về từ loại trong tiếng Anh

Các khái niệm về từ loại và cấu trúc câu trong tiếng Anh có những điểm tương đồng với tiếng Việt, song do mỗi ngôn ngữ lại có những đặc trưng riêng

Trang 12

của nó nên luôn luôn tồn tại những điểm dị biệt Thí dụ những khái niệm chung

về động từ, tính từ, trạng từ, chủ ngữ, vị ngữ…thì giống nhau nhƣng nếu ta đi sâu vào nghiên cứu chi tiết về các mặt nhƣ cấu tạo, vị trí, vai trò chức năng của chúng trong câu thì có thể tìm thấy vô số những điểm khác biệt Có những khái niệm mà chỉ trong tiếng Anh mới có còn trong tiếng Việt lại không có nhƣ sở hữu cách, danh động từ, tính động từ…

Ngữ pháp tiếng Anh truyền thống – nghiên cứu từng bộ phận của ngôn ngữ một cách riêng rẽ - chia vốn từ loại (part of speech, word classes, kinds of words) thành hai nhóm lớn chính: nhóm hữu sinh (productive) và nhóm vô sinh (non- productive)

Nhóm hữu sinh bao gồm:

Trang 13

Tên từ loại Chức năng Ví dụ

Danh từ (Noun) Chỉ người, vật, sự việc hay

khái niệm

Girl, baby, history, freedom…

Đại từ (pronoun) Dùng để thay thế cho danh

từ

I, he, them, who,

which… Tính từ

Động từ (verb) Chỉ hành động hoặc trạng

thái

To run, to say, to feel…

Phó từ (adverb) Bổ nghĩa cho động từ, tính

Trang 14

1.1.1.1 Phân chia từ loại theo chức năng

Phân chia từ loại theo chức năng là dựa vào chức năng cú pháp mà từ đảm nhận trong câu Vì một từ có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau nên nó có thể thuộc một từ loại trong câu này nhƣng lại thuộc về một từ loại khác trong câu khác

Ví dụ: I have two hands ( Tôi có hai tay – hands là danh từ)

He hands me the paper ( Anh ấy đƣa cho tôi tờ giấy – hand ở đây

là động từ

A round table ( Cái bàn tròn - round là tính từ)

A round of beer ( Một chầu bia – round là danh từ)

The Earth moves round the Sun ( Trái đất quay xung quanh mặt trời – round là giới từ)

The police rounded them up ( Cảnh sát quây họ lại – round là

1.1.1.2 Phân chia từ loại theo hình thức

Phân chia từ loại theo hình thức là dựa vào các tiếp tố (affixes) gắn với từ, nếu có Nhờ đó, chúng ta có thể ít nhiều đoán đƣợc một từ thuộc loại từ nào, ví dụ:

- Danh từ với –ist, -dom, -ness, -ship, -red:

Artist Freedom Darkness Hardship

Trang 15

(làm cho đơn giản)

- Tính từ với –ous, -ed, -en, -less, -ly, -ful

Người ta thường phân chia tám từ loại nêu trên thành hai nhóm lớn:

- Open word classes: (từ loại có thể nhận thêm từ mới) gồm có: danh từ, động từ, tính từ và phó từ Số lượng mỗi từ loại thuộc nhóm này có thể từ một vài nghìn đến cả trăm nghìn từ Nhóm này bao gồm các content word, là những

từ mang nghĩa nội dung hay nghĩa từ điển (lexical meaning) như home (nhà ở, quê hương), bridge (cây cầu), slowly (chậm chạp)

- Close word classes: (từ loại có số lượng từ giới hạn) gồm đại từ, giới từ, liên từ và thán từ Số lượng mỗi từ loại thuộc nhóm này chỉ từ vài từ đến vài

Trang 16

mười từ và rất it khi nhận thêm từ mới Nhóm này bao gồm các function word, là những từ ít mang nghĩa nội dung nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong quan

hệ cú pháp của câu, như on (ở trên), beside (bên cạnh), he (ông ấy), and (và) [12, tr.6]

1.1.2 Khái niệm về từ loại trong tiếng Việt

Khái niệm từ loại xuất phát từ cứ liệu ngôn ngữ châu Âu, nó gắn với các

phạm trù hình thái học khác như giống, số, cách Vấn đề được đặt ra là, khi gắn

từ loại với phạm trù hình thái thì, đối với tiếng Việt, có cần thiết duy trì sự tồn tại

hay khẳng định sự có mặt của phạm trù từ loại hay không? Tuy nhiên, từ trước

đến nay luôn tồn tại hai thái cực đối nghịch nhau về sự tồn tại của từ loại trong

tiếng Việt Nhóm các tác giả phủ nhận việc tồn tại của từ loại như Lê Quang Trinh, Nguyễn Hiến Lê, Hồ Hữu Tùng cho rằng: từ (trong ngôn ngữ đơn lập)

không biến đổi hình thái do đó không thể phân chia từ loại một cách chính xác Tác giả Hồ Hữu Tùng cho rằng: tiếng Việt cơ cấu theo một lối khác hẳn so với các ngôn ngữ phương Tây (không có sự biến đổi hình thái) do đó không có từ loại, mà, tuỳ thuộc vào vị trí trong câu mà có tính chất (thuộc tính) nhất định, một từ có thể có nhiều thuộc tính khác nhau Ở vào thế đối lập là các tác giả thừa nhận sự tồn tại của từ loại, tuy nhiên, trong nhóm này có những khác biệt trong việc nhận định, phân loại Họ thừa nhận sự có mặt của phạm trù từ loại trong tiếng Hán, tiếng Việt nhưng tiêu chí phân định không dựa vào đặc điểm hình thái mà là ý nghĩa ngữ pháp và/hoặc thái độ ngữ pháp (khả năng kết hợp và chức

vụ ngữ pháp) Có những tác giả phân định từ loại chỉ thuần túy dựa vào ý nghĩa

khái quát như Trần Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh Theo đó từ loại là một phạm trù

ngữ pháp-logic Có những tác giả lại dựa vào chức vụ cú pháp (một từ có thể

Trang 17

thuộc nhiều từ loại khác nhau) mà từ đảm nhận trong câu như Phan Khôi… hay lại dựa vào khả năng kết hợp của từ trong câu như Lê Văn Lí, Nguyễn Tài Cẩn, Lưu Vân Lăng, trong đó tập trung vào khả năng làm trung tâm của cụm từ, ngữ

hoặc khả năng làm thành tố phụ của ngữ

Từ loại được Đinh Văn Đức định nghĩa như sau: “ Từ loại là những lớp từ

có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định” [17, tr23] Định nghĩa này cho ta thấy rõ được cách phân định từ loại trong trong tiếng Việt Nghiên cứu về từ loại là nghiên cứu các lớp từ của ngôn ngữ xét theo các đặc trưng ngữ pháp của chúng Tiêu chí phân định từ loại được nhiều tác giả như Đinh Văn Đức, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung… tán thành nhất là dựa vào tập hợp ba tiêu chuẩn: (1) ý nghĩa - từ vựng ngữ pháp khái quát có tính chất phạm trù của từ, (2) khả năng kết hợp của từ, và (3) chức năng

cú pháp chủ yếu của từ Và hệ thống từ loại tiếng Việt có thể sắp xếp thành hai nhóm bao gồm những từ loại sau:

Nhóm 1: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ

Nhóm 2: phụ từ (định từ, phó từ); kết từ; tiểu từ (trợ từ và tình thái từ)

Danh từ, động từ, tính từ, là ba từ loại cơ bản, chiếm số lượng lớn nhất và thể hiện tương đối đầy đủ và rõ rệt nhất các tiêu chuẩn phân loại Về mặt ý nghĩa, chúng có bản chất từ vựng - ngữ pháp, trực tiếp phản ánh các nội dung ý nghĩa từ vựng khái quát có tính vật thể, hành động, trạng thái hoặc phẩm chất thành các đặc trưng phân loại Về khả năng kết hợp, chúng có thể làm thành tố chính - trung tâm ngữ nghĩa - ngữ pháp - trong một kết hơp từ, với các từ làm thành tố phụ đứng xung quanh Về chức năng cú pháp, danh từ, động từ, tính từ

có khả năng tạo câu và đảm nhiệm hầu hết các thành phần ở mọi vị trí trong cấu

Trang 18

tạo câu Số từ phản ánh nội dung ý nghĩa số lƣợng có tính chất thực, gần gũi với danh từ, động từ, tính từ Số từ không có đƣợc khả năng kết hợp rộng rãi nhƣng vẫn đảm nhiệm đƣợc đầy đủ các chức năng cú pháp nhƣ các từ loại nói trên Vì vậy, chúng có tƣ cách là thực từ, và có tác giả đã xếp cùng nhóm với danh từ Đại từ không trực tiếp phản ánh các nhân tố ý nghĩa từ vựng nhƣ thực từ Nhƣng

do chúng có chức năng thay thế các thực từ, biểu hiện nội dung ý nghĩa của thực

từ mà chúng thay thế và đảm nhiệm các chức năng cú pháp của thực từ đƣợc thay thế, nên có thể xem là một từ loại có vị trí trung gian trong hệ thống từ loại

Do có quan hệ chặt chẽ với danh từ, động từ, tính từ, nên đại từ cũng đƣợc xếp vào nhóm hai [6, tr.77] Từ ba tiêu chí phân định từ loại Đinh Văn Đức lại có cách phân định từ loại thành ba tập hợp cơ bản:

Trang 19

Tóm lại, việc hiểu về từ loại rất quan trọng Mục đích chính của việc hiểu biết từ loại là nhằm phát hiện bản chất ngữ pháp, tính quy tắc trong hoạt động ngữ pháp và sự hành chức của các lớp từ trong quá trình thực hiện những chức năng cơ bản của ngôn ngữ: làm công cụ để giao tiếp, để tư duy trừu tượng Từ đó

có thể sử dụng các lớp từ cho đúng quy tắc, hợp với phong cách và chuẩn của ngôn ngữ

1.2 Khái quát chung về hư từ

Khái niệm “hư từ”/ “từ trống” xuất hiện nhiều trong các ngôn ngữ Ấn – Âu,

ví như cách gọi “mots vides” (Pháp), “empty words” (Anh), “pustoe slovo” (Nga), “leerwort” (Đức)… Ở các ngôn ngữ này, nhìn chung hư từ được đặt ở vị thế đối lập với thực từ

Trong tiếng Việt, hư từ được đặt trong thế đối lập với thực từ và tính thái

từ Hư từ có thể hình thành hai tập hợp tạm gọi là các hư từ từ pháp và các hư từ

cú pháp Các hư từ từ pháp có chức năng diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp của thực

từ (danh từ, động từ, tính từ, số từ) Trong quan hệ cấu trúc, chúng chuyên dùng làm thành tố phụ trong các đoản ngữ Các hư từ cú pháp, trái lại, không được dùng để diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp của thực từ này hay khác mà dùng để diễn đạt mối quan hệ giữa thực từ với thực từ trong các phát ngôn – nghĩa là diễn đạt mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy trừu tượng Hư từ cú pháp, theo đó, cũng là công cụ diễn đạt các mối quan hệ logic, các quan hệ trong cách thức phản ánh của người bản ngữ Các hư từ cú pháp không làm trung tâm và cũng không làm thành tố phụ đoản ngữ, chúng là một thứ phương tiện liên kết “xúc tác” thành tố phụ với trung tâm đoản ngữ, các đoản ngữ, các mệnh đề với nhau

Trang 20

trong cấu trúc phát ngôn [17,tr.207] Theo tác giả Hoàng Trọng Phiến [32], hư từ tiếng Việt có đặc điểm:

- Làm phương tiện biểu hiện của các quan hệ ngữ pháp – ngữ nghĩa khác nhau giữa các thực từ Nghĩa của hư từ gắn với cách thức tư duy, hành vi tư duy

Do đó chọn lựa hư từ nào để cấu tạo câu nói mang thông tin là xuất phát từ nhu cầu diễn đạt của tư duy

- Hư từ tham gia kiến tạo lập luận

- Hư từ không làm trung tâm của cụm từ, của ngữ đoạn và không độc lập làm thành phần câu cũng như không độc lập tạo ra câu Hư từ và các kết cấu hư

từ đứng ngoài nòng cốt câu và có liên đới đến toàn câu nhằm diễn đạt ý nghĩa ngữ dụng nào đó tùy theo chiến lược của người sử dụng chúng

- Hư từ tự nó không có khả năng biểu hiện sắc thái nghĩa Nó có sắc thái nghĩa khi tham gia vào một kết cấu cú pháp nào đó, trong một ngôn cảnh nào đó Trong phần “Trắc nghiệm về giới ngữ” tại công trình “Tiếng Việt – mấy vấn đề ngữ âm – ngữ pháp – ngữ nghĩa” của mình, tác giả Cao Xuân Hạo đã trực tiếp trình bày quan điểm về hư từ như sau: “Giới từ là một hư từ Hình như chưa

ai phủ nhận hay nghi ngờ điều đó Tuy nhiên, ranh giới giữa thực từ và hư từ nhiều khi có phần mơ hồ hay ít nhất không phải là hiển nhiên Người ta hay nói rằng, trong khi thực từ chỉ sự vật, thì hư từ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật Nhưng nếu thế thì cũng nên thừa nhận rằng hư từ không phải là rỗng nghĩa, vì nó chỉ không có ý nghĩa sự vật mà thôi (hiểu theo một nghĩa rất hẹp và rất ước định nào đó) Nếu nó rỗng nghĩa thật thì chính nó không có lý do tồn tại trong ngôn ngữ vốn là cái công cụ truyền đạt nghĩa Nhưng đơn vị ngôn ngữ như giới từ, liên từ và các thứ chỉ tố này nọ không phải là rỗng nghĩa” [tr.394]

Trang 21

Ngữ pháp truyền thống gọi các hư từ cú pháp là liên từ và giới từ Trong tiếng Việt cũng có những thuật ngữ khác gọi chúng như các từ nối hoặc quan hệ

từ

1.3 Khái quát chung về giới từ

1.3.1 Giới từ trong tiếng Anh

Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Anh” ( A grammar of the Eng lish language)

[44] có định nghĩa về giới từ như sau: The preposition is a form word which is used with a noun ( or pronoun) to show its relation to other words in the sentence As its name – preposition – shows, preposition usually occupy a position before a noun or a noun phrase Even in languages with a developed case system prepositions play an important role, serving to differentiate the relations which are often indicated only vaguely by case inflextions In modern English, which has lost almost all case forms, prepositions have become a most important means of indicating the various relations of nouns to the other words

in the sentence” [tr.158]

( Giới từ là từ hình thái được sử dụng với một danh từ (hoặc đại từ) để biểu thị mối quan hệ của nó với những từ khác trong câu Tên gọi “giới từ” cho thấy rằng giới từ luôn luôn chiếm vị trí trước danh từ hay cụm danh từ Thậm chí trong một ngôn ngữ có hệ thống cách hoàn thiện thì giới từ đóng vai trò quan trọng có nhiệm vụ phân biệt những mối quan hệ thường được thể hiện rất mờ nhạt bằng sự biến đổi hình thái cách Trong tiếng Anh hiện đại mà mất đi hầu hết những dạng cách thì giới từ trở thành phương tiện quan trọng nhất chỉ ra những mối quan hệ khác nhau với những từ khác trong câu)

Trang 22

Lê Dũng có định nghĩa giới từ như sau: “Giới từ là từ dùng để chỉ mối quan

hệ giữa danh từ hoặc đại danh từ với một từ khác trong câu” [12, tr.176] Như vậy, ở hầu hết các sách ngữ pháp đều có chung định nghĩa về giới từ

với tư cách là từ nối danh từ hay đại từ với từ đứng trước

Giới từ không nhiều lắm nhưng không nhất thiết phải biết hết tất cả Chúng

tôi đã bỏ bớt một số giới từ ít gặp hơn trong tiếng Anh cơ bản Các giới từ đơn

cơ bản bao gồm:

about = về,

above = bên trên,

across = ngang qua, băng qua,

after = sau,

against = chống lại, vào,

along = dọc theo,

among = giữa (3 trở lên),

around = quanh, vòng quanh,

Trang 23

beyond = quá, lên trên, ra ngoài

Trang 24

out = ngoài

outside = bên ngoài

over = ở trên đầu, trên

opposite = đối diện

past = qua, quá

per = mỗi

plus = kể cả

since = từ khi

regarding = liên quan tới

round = xung quanh

through = xuyên qua, thông qua throughout= suốt, từ đầu đến cuối till = đến khi

upon = theo sau động từ

via = thông qua

with = với

within = trong phạm vi, trong vòng without = mà không có

Trang 25

Giới từ cũng có thể là một cụm từ: instead of, in front of, for the sake

of, with regard to, at the back of, in spite of, on account of…

Ví dụ : He will come instead of me

( Anh ấy sẽ đến thay cho tôi)

The teacher stood in front of the class

(Thầy giáo đứng trước lớp)

What did he say with regard to my proposals?

(Ông ấy nói sao về những đề nghị của tôi?)

[46, tr.134] Giới từ có thể biểu thị mối quan hệ:

1.3.1.1 của một danh từ với một danh từ ( hoặc đại từ); danh từ đứng sau giới từ là một định ngữ (attribute) bổ sung ý nghĩa cho danh từ trước đó:

Ví dụ: The key to the golden box is lost

( Chiếc chìa khóa của cái hộp vàng đã bị mất)

He is a man of honour

(Ông ấy là một người danh giá)

1.3.1.2 của một danh từ (hoặc đại từ) với một tính từ; giới từ đứng trước danh từ đóng vai trò làm bổ ngữ hoặc là trạng ngữ:

Ví dụ: Our country is rich in minerals

(Nước chúng ta giàu khoáng sản)

She is free from care

(Cô ấy chả phải lo lắng gì)

This knife is good for nothing

(Con dao này không sử dụng được nữa )

Trang 26

1.3.1.3 của một danh từ (hoặc đại từ) với một động từ; giới từ đứng trước danh từ đóng vai trò làm bổ ngữ hoặc là trạng ngữ (adverbial modifier):

Ví dụ: She thought of her child very much

( Cô ấy nghĩ về con rất nhiều)

I rely on you completely

( Tôi hoàn toàn trông cậy ở anh)

Giới từ cũng có thể biểu thị mối quan hệ của toàn bộ mệnh đề với:

+ một động từ (hoặc một tính từ); mệnh đề đóng vai trò là một mệnh

đề bổ ngữ ( object clause) Ví dụ:

He thought of how important her advice was

(Anh ấy nghĩ đến lời khuyên của cô ấy quan trọng thế nào)

+ một danh từ; mệnh đề đóng vai trò là một mệnh đề định ngữ (attributive clause) Ví dụ:

Have you read his report of how he had worked?

(Anh đã đọc bản báo cáo về việc anh ấy đã làm như thế nào chưa?

Để chỉ ra mối quan hệ của danh từ (hoặc đại từ) với những từ khác trong câu, giới từ có thể biểu thị đặc trưng của những mối quan hệ này bằng ý nghĩa từ vựng của mình Giới từ chỉ phương hướng hoặc chuyển động hướng về một vật nào đó:

Ví dụ: I go to the country every Saturday

(Chủ nhật nào tôi cũng về quê)

“Of” có nghĩa là : trong số, từ, về

The table is made of wood

(Cái bàn này làm bằng gỗ)

She spoke of you

Trang 27

(Cô ấy nói về anh)

Nhưng đôi khi, ở một khía cạnh nào đó ý nghĩa từ vựng bị mờ đi, giới từ trở nên tương đương với trường hợp biến thể hình thái cách (case inflection) Quá

trình này được gọi là “ngữ pháp hóa giới từ” Những giới từ of, to, by, with

thường có sự tinh giản ngữ nghĩa như vậy [44, tr.158]

Trong tiếng Anh, có những từ có thể được sử dụng với tư cách là một giới

từ, trạng từ hoặc một liên từ Giới từ “chi phối” tân ngữ vì vậy nó luôn có mối liên hệ với một danh từ, một cụm danh từ, một đại từ hay một danh động từ; tiểu trạng từ (adverb particle) không “chi phối” tân ngữ, vì vậy nó quan hệ chặt chẽ với động từ hơn; liên từ luôn được sử dụng để giới thiệu một mệnh đề

Ví dụ: 1) They talked about their studies and work

(Họ nói chuyện về việc học và công việc)

(“about” ở đây là giới từ)

2) She has nothing to talk about

(Cô ấy chẳng có gì để nói cả)

(“about” ở đây là tiểu trạng từ)

3) He has waited for her since 7:30

(Anh ấy đợi cô ấy từ lúc 7:30)

(“since” ở đây là giới từ)

4) He came at 7:30 and has waited for her since

(Anh ấy đến lúc 7:30 và đợi cô ấy từ lúc đó)

(“since” ở đây là trạng từ)

5) He has waited for her since he came at 7:30

(Anh ấy chờ cô ấy từ khi đến đây lúc 7:30)

(“since” ở đây là liên từ)

Trang 28

Việc sử dụng giới từ trong tiếng Anh gây không ít khó khăn cho người học ngoại ngữ Nhiều giới từ tiếng Anh ít nhiều có cùng ý nghĩa, ví dụ: beside/ by/ near/ next to (gần, bên cạnh) hoặc above/ on top of/ over (ở trên)

Một giới từ đơn trong tiếng mẹ đẻ của người học có thể đảm nhận công việc của một vài giới từ tiếng Anh, ví dụ: at/ in/ on/ to

Một số giới từ lại có những chức năng khác nhau:

Ví dụ: At six o’clock (lúc 6 giờ - chỉ thời gian)

At the bank (ở trên bờ - chỉ không gian)

[44, tr.160]

1.3.2 Giới từ trong tiếng Việt

Giới từ là một hư từ Trong tiếng Việt, giới từ là một loại từ có số lượng

không lớn nhưng lại có tần suất hoạt động rất cao trong ngôn ngữ và có vai trò

đặc biệt trong tổ chức thông báo, chúng được sử dụng hết sức đa dạng trong ngôn ngữ, cơ động hơn so với nhiều nhóm từ khác

Ví dụ: - “Các nhà đã đóng cửa im ỉm, trừ một vài cửa hàng còn thức, nhưng cửa chỉ hé ra một khe ánh sáng Trẻ con tụ họp nhau ở thềm hè, tiếng cười nói vui vẻ, khiến An thèm muốn nhập bọn với chúng để nô đùa, nhưng sợ trái lời mẹ dặn phải coi hàng, nên hai chị em đành ngồi yên trên chõng, đưa mắt theo dõi những người về muộn, từ từ đi trong đêm.” [ TL, HĐT]

- “Ngoài phố, những ngã ba, ngã tư, sự ồn ào trào lên chỉ ở từng khu và cảnh tấp nập không lầm bụi, rối loạn như trưa nay Nắng trong dần đi Sắc xanh pha lê trên cao bao la thêm ” [NH, MD]

Từ trước đến nay, vấn đề giới từ tiếng Việt ít được các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu Loại từ loại này chỉ được đề cập tới nhưng rất ít trong một số

Trang 29

chương, mục ở sách ngữ pháp tiếng Việt hoặc trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Bên cạnh đó, quan điểm về giới từ của các nhà nghiên cứu không hoàn toàn giống nhau Tác giả Diệp Quang Ban trong “Ngữ pháp tiếng Việt” có thừa nhận việc phân định từ loại trong tiếng Việt, tuy nhiên ông không nhắc đến giới từ trong nhóm II mà gộp giới từ với liên từ và gọi là kết từ hay quan hệ từ hay từ nối được dùng để nối kết từ ngữ làm thành tố phụ với thành tố chính trong cụm

từ

Trong cuốn “Văn phạm Việt Nam” (1952) Bùi Đức Tịnh không nêu rõ định nghĩa về giới từ, mà xếp luôn các liên từ phụ thuộc (bởi vì, cho nên, tuy…nhưng) vào cùng một loại với giới từ và gọi chúng là “giới từ và giới ngữ” Theo ông, “ giới từ và giới ngữ” là những tiếng dùng để chỉ sự tương quan giữa

ý nghĩa của hai từ ngữ và hai mệnh đề.” [37, xem tr 652]

Nguyễn Kim Thản trong cuốn “Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt” (1963) tách riêng giới từ thành một từ loại, như trong “Việt Nam văn phạm” (1940) và định nghĩa:

“Giới từ là một loại hư từ (trong nhóm quan hệ từ) có tác dụng nối liền từ phụ (hoặc từ tổ phụ) với từ chính (hoặc từ tổ chính), biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa hai đơn vị đó Ví dụ:

- Đi với tôi; viết bằng bút chì; ăn cho no

- Người mà tôi đã gặp hôm qua là người miền Nam

Tiếp theo ông viết: “Trong thực từ, có hai nhóm từ chính: thể từ và vị từ cho nên chúng tôi chia giới từ thành hai tiểu loại:

- Giới từ nối liền thành phần phụ với thể từ

- Giới từ nối liền thành phần phụ với vị từ

Trang 30

[37, tr 437]

Các nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Cẩn, I X Bưx- trốp, N V Xtan-kê-vích trong cuốn “Ngữ pháp Việt Nam” (1975) cũng tách riêng từ loại giới từ, bao gồm các từ, như “bằng”, “do”, “bởi”, “về”, “ở” (tại), “với”, “do” Nhưng vẫn còn phân vân về những từ , được gọi là “liên từ - giới từ” ( và, hay, nhưng, của, vì, nhờ, dù, dầu) [tr.87]

Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” (2001), tác giả Đinh Văn Đức thừa nhận

sự tồn tại của giới từ với tư cách là một tiểu loại trong quan hệ từ cùng với liên

từ và từ chỉ hướng Tác giả cho rằng, cùng với liên từ, giới từ nằm trong số các

hư từ cú pháp, không được dùng để diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp của thực từ này hay thực từ khác mà dùng để diễn đạt mối quan hệ giữa thực từ với thực từ trong các phát ngôn – nghĩa là diễn đạt mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy trừu tượng [17, tr.207]

Cách nhìn về giới từ ở mỗi tác giả có những nét khác biệt nhất định nhưng tựu trung đều thống nhất ở một điểm đó là: Giới từ là một hư từ làm nhiệm vụ nối kết từ phụ với từ chính Giới từ biểu thị mối quan hệ chính phụ, tức là dùng

để kết nối thành tố chính với thành tố phụ trong cụm từ và câu

Trên đây mới chỉ là một số ít những nhận định ban đầu được tóm lược, tổng kết trên những cứ liệu nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước về giới từ tiếng Việt và tiếng Anh Tuy nhiên, những nhận định này ít nhiều cũng cho chúng ta thấy rõ hơn về diện mạo của giới từ nhằm tạo đà cho việc nghiên cứu giới ngữ trong bước tiếp theo

1.3.3 Nghiên cứu giới từ trong ngôn ngữ học tri nhận

Trang 31

Ngôn ngữ học tri nhận ( Cognitive Linguistics) là một trào lưu mới mẻ còn rất non trẻ và đang rất thịnh hành của ngôn ngữ học hiện đại trên phạm vi thế giới, xuất phát từ Mỹ và được thế giới ngôn ngữ học bàn luận sôi nổi không chỉ ở Mỹ, mà cả ở Châu Âu và gần đây ở Việt Nam Ngôn ngữ học tri nhận,

cũng như các ngành học tri nhận khác, có mục tiêu chung là nghiên cứu “việc thực hiện các quá trình lĩnh hội, xử lý và cải biến các tri thức vốn quyết định bản chất của trí não con người” (Petrov 1988) Tuy nhiên, đối tượng cụ thể của ngôn

ngữ học tri nhận là ngôn ngữ trong tư cách là một trong những khả năng tri nhận

và một trong những cấu trúc tri nhận của con người ( cùng với tri giác, tư duy, kí

ức, hành động) Từ góc độ này, ngôn ngữ học tri nhận, một mặt, xem xét lại những vấn đề truyền thống của ngôn ngữ học ( chẳng hạn, các phạm trù, phép ẩn dụ ) và mặt khác, đặt ra những vấn đề mới chưa từng được nói đến trong ngôn ngữ học truyền thống ( như điển dạng, hình/ nền…) Đặc biệt là vấn đề đối tượng nghiên cứu của ngữ nghĩa học – mối tương quan giữa ngữ nghĩa và thực tại khách quan Theo các nhà ngữ nghĩa học tri nhận, thực tại được “phóng chiếu” vào trong ngữ nghĩa của các ngôn ngữ tự nhiên và “bức tranh thế giới” nhận được (hay “thế giới được phóng chiếu” theo thuật ngữ của Jackendoff) trong ngôn ngữ là khác biệt với thế giới thực; vì thế, ngữ nghĩa của những ngôn ngữ khác nhau sẽ là khác nhau [38, tr.53]

Ở Việt Nam, do còn rất non trẻ nên những tác giả nghiên cứu về ngôn ngữ học tri nhận chưa nhiều và các tác giả chủ yếu nghiên cứu các ý niệm như là một trong những phạm trù cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận như bài báo của Trần

Trương Mĩ Dung “ Tìm hiểu ý niệm “BUỒN” trong tiếng Nga và tiếng Anh”

đăng trong tạp chí “Ngôn ngữ” số 8 – 2005… Ngoài ra có một số công trình nghiên cứu khác tuy không nhắc đến ngôn ngữ học tri nhận, nhưng tinh thần và

Trang 32

thực chất nằm trong phạm vi trung tâm chú ý của ngôn ngữ học tri nhận, chẳng

hạn như Nguyễn Đức Tồn với “Tìm hiểu đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy của người Việt ( trong sự so sánh với những dân tộc khác) (Nxb ĐHQG, HN, 2002), Trần Ngọc Thêm với “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” (Nxb Tổng hợp TP HCM, 2004), Hồ Lê với “Quy luật ngôn ngữ, quyển 5, Bản thể ngôn ngữ” (Nxb KHXH, 2004)… Vấn đề nghiên cứu giới từ trong ngôn

ngữ học tri nhận chỉ được một số ít tác giả nghiên cứu, đề cập đến như bài báo

của Lê Văn Thanh, Lý Toàn Thắng “ Ba giới từ tiếng Anh “at”, “on”, “in” ( thử nhìn từ góc độ cơ chế tri nhận không gian trong sự so sánh đối chiếu với tiếng Việt) đăng trong tạp chí “Ngôn ngữ” số 9/2002 [35] hay nghiên cứu trường hợp : Các ý niệm RA, QUA, TRÊN, DƯỚI và bình diện nghĩa biểu hiện của câu trong cuốn sách của Lý Toàn Thắng “ Ngôn ngữ học tri nhận- từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt” (Nxb KHXH, HN – 2005)… Ở đây, trong phạm vi luận

văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu ba giới từ cơ bản IN, On, At từ góc độ tri nhận trong mối liên hệ, kết hợp với các từ, cụm từ khác trong câu để tạo thành các cụm từ (giới ngữ) Sở dĩ chúng tôi lựa chọn giới ngữ có chứa các giới từ này là

vì đây là những giới từ cơ bản nhất của tiếng Anh và thường được các sách ngữ pháp tiếng Anh dùng làm đại diện cho những kiểu loại giới từ định vị không gian, thời gian và chúng cũng là những giới từ định vị theo kiểu tôpô với nội dung ngữ nghĩa khái quát cao

1.4 Khái quát về giới ngữ

Tên gọi giới ngữ (prepositional phrase) gắn liền với sự phân biệt liên từ và

giới từ trong ngữ pháp tiếng Việt trước đây (theo kiểu của ngữ pháp châu Âu) Thế nhưng sự phân biệt đó khó thực hiện trong tiếng Việt, và cách phân biệt có hiệu quả hơn là phân biệt theo quan hệ logic thành quan hệ từ bình đẳng và quan

Trang 33

hệ từ phụ thuộc Theo đó, giới ngữ là tổ hợp từ có quan hệ từ phụ thuộc dẫn nhập, tức là đưa tổ hợp từ đó vào đơn vị lớn hơn chính nó như câu chẳng hạn Nói cách khác, cả quan hệ từ đứng đầu cùng với từ ngữ đứng sau nó mới làm thành một giới ngữ, và tên gọi giới ngữ có nhiều tính ước định

Giới ngữ và cụm từ khác nhau về hướng kết hợp xét ở phương diện cấu trúc

cú pháp Trong cụm từ (chính phụ) như cụm danh từ chẳng hạn, các yếu tố mở rộng hướng về đầu tố trong sự kết hợp cú pháp, và đầu tố có tư cách đại diện cho

toàn cụm từ Một cấu trúc như vậy được gọi là cấu trúc nội tâm (endocentric structure), hiểu là tâm ở bên trong Giới ngữ có quan hệ từ dẫn nhập và chính

quan hệ từ là cái cầu nối đưa giới ngữ vào cái cấu tạo ngôn ngữ lớn hơn bản thân

nó Một cấu trúc như vậy là có tâm ở bên ngoài, cho nên nó được gọi là cấu trúc

ngoại tâm (exocentric structure) [5, tr.462]

Trong tiếng Anh, giới ngữ được định nghĩa như sau: “A prepositional

phrase is made up of the preposition, its object and any associated adjectives or

adverbs A prepositional phrase can function as a noun, an adjective, or an

adverb” (Giới ngữ được cấu tạo bởi giới từ, tân ngữ và bất kỳ tính từ hay trạng

từ nào có liên quan Giới ngữ có chức năng như một danh từ, tính từ hoặc một trạng từ)

Ví dụ: 1 The children climbed the mountain without fear

(Bọn trẻ trèo lên núi mà chẳng sợ gì cả)

Trong câu trên, giới ngữ “ without fear” có chức năng là trạng từ mô tả bọn trẻ trèo lên núi như thế nào

2 There was rejoicing throughout the land when the government was defeated.

(Dân chúng vui mừng khi chính phủ bị đánh bại)

Trang 34

Trong câu trên, giới ngữ “throughout the land” có chức năng là trạng từ mô

tả địa điểm nơi người dân vui mừng

3 The spider crawled slowly along the banister

(Chú nhện chậm dãi bò dọc theo lan can)

Trong câu trên, giới ngữ “along the banister” có chức năng là trạng từ mô tả

nơi chú nhện bò

Giới ngữ có thể hoạt động với tư cách một danh từ, ví dụ:

"During a church service is not a good time to discuss picnic plans" (Trong buổi lễ nhà thờ không phải là lúc để thảo luận kế hoạch đi picnic) Hoặc: "In the South Pacific is where I long to be"

(Ở nam Thái Bình Dương là nơi tôi khao khát được đến)

Nhưng nó hiếm khi phù hợp trong văn phong hàn lâm và trang trọng

Về mặt lý thuyết, giới ngữ có thể bổ nghĩa cho câu một cách vô hạn Bởi vậy, điều quan trọng là người viết phải hiểu hình thái và chức năng của chúng để

có được những lựa chọn phù hợp và văn phong Những thuật ngữ đơn giản nhất cho thấy giới ngữ bao gồm một giới từ và một tân ngữ (object) của giới ngữ Cụ thể:

Trong phạm vi của một giới ngữ:

Trong đó: Noun Phrase (NP): danh ngữ

Trang 36

[http://www.suite101.com/content/prepositions-in-the-english-language-Đặc điểm của cụm giới từ (giới ngữ)

Xét ví dụ: Trên trời trăng thanh vằng vặc; dưới sông dòng bích nao nao

2) Loại đơn vị này thông thường mang chức năng:

+ Làm bổ ngữ cho một động từ

Ví dụ: Từ không tin ở sự thật rành rành

[NC,ĐT]

Bàn cãi về một người nào

So sánh vật này với vật kia

+ Làm định ngữ cho một từ khác

Ví dụ: Chiếc ly trên bàn

Những bức họa trên tường

Những búp hoa lí non và thơm rủ liền trong giàn, lẫn vào đám lá

Trang 37

[TL,DBHL]

+ Khi giới ngữ ở phía sau tức là phần cuối của câu và được tách khỏi danh

từ thì “khái niệm ngữ giới từ” hay “từ tổ giới từ” hay “cụm giới từ” vẫn còn giá

trị Nó vẫn cho phép khẳng định rằng: mối quan hệ ngữ pháp giữa chúng như là

những thành tố của cùng một đơn vị:

Ví dụ: Lại đây má rửa ráy cho con

Lại đây má rửa ráy cho!

3) Cấu trúc bên trong của giới ngữ

Cấu trúc bên trong của giới ngữ có thể được thể hiện như dưới đây:

Giới ngữ

Định ngữ Trung tâm Thành tố bổ sung

Đúng vào (trong) tay người cảnh sát

Thẳng theo con đường này

Chỉ bởi nghiên cứu quá sức

Bây giờ, mẹ ạ ta đi thẳng vào việc

- Thẳng: định ngữ của giới ngữ

- Vào: trung tâm của giới ngữ

- Việc: thành tố bổ sung của giới ngữ [27, tr.171]

Trang 38

Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy, giới ngữ có sự liên kết giữa một giới từ với một danh từ hoặc cụm danh từ (danh ngữ) Cũng nhƣ danh từ và tính từ, giới từ

có thể đi cùng cặp với một lớp định ngữ đóng và một vài giới ngữ đƣợc sử dụng không có thành tố bổ sung

Trên đây mới chỉ là một số yếu tố sơ bộ đƣợc chúng tôi tóm lƣợc, xây dựng

và tổng kết về giới ngữ trong ngôn ngữ Tuy nhiên, những phân tích này cũng đã phần nào giúp chúng ta có đƣợc một sự hình dung khái quát về diện mạo của việc phân tích giới ngữ trong ngôn ngữ nói chung, trong tiếng Anh cũng nhƣ trong tiếng Việt nói riêng

Trang 39

Chương 2: GIỚI NGỮ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CẤU TRÚC NGỮ PHÁP

2.1 Về phương diện cấu tạo

2.1.1 Cấu tạo của giới ngữ tiếng Anh

Giới ngữ trong tiếng Anh do hai hay nhiều từ trong đó tối thiểu gồm

một giới từ đơn tạo thành Ở mức tối thiểu, một giới ngữ sẽ bắt đầu với một giới

từ và kết thúc bằng một danh từ, đại từ, danh động từ, hoặc - đối tượng của

giới từ này Giới ngữ là một chuỗi không thể phân chia cả về mặt cú pháp lẫn

mặt ngữ nghĩa

Về mặt cấu tạo, hầu hết các giới ngữ tiếng Anh được cấu tạo từ:

1) giới từ ( + mạo từ - article) + danh từ (cụm danh từ) + giới từ +

danh từ (cụm danh từ)

2) giới từ (+ mạo từ - article) + danh từ (cụm danh từ)

3) giới từ + giới từ + danh từ ( cụm danh từ)

4) giới từ (+ mạo từ - article) + tính từ

5) giới từ + danh động từ (gerund)

6) giới từ + động từ

7) giới từ + cụm từ (phrase)

8) giới từ + mệnh đề (clause)

9) giới từ + đại từ (pronoun)

Dưới đây chúng tôi xin minh họa ( chưa thật đầy đủ ) cho các cấu trúc giới

ngữ nêu trên:

2.1.1.1 Giới ngữ được cấu tạo từ : giới từ ( + mạo từ - article) + danh từ

(cụm danh từ) + giới từ + danh từ (cụm danh từ)

Ví dụ: - He played his violin to the accompaniment of the piano

( Anh ấy biểu diễn vĩ cầm có dương cầm đệm theo)

Trang 40

- He could not go out on account of the typhoon

( Anh ấy không đi được vì có bão)

- Work is now in progress on new road

( Việc xây dựng đường mới đang được triển khai)

- A boy by the name of Johnson came last night

( Một cậu bé tên là Johnson đến đây tối qua)

- The prince said he was in love with the farmer’s daughter

( Hoàng tử nói rằng anh ấy phải lòng con gái của người nông dân)

- In the cool blue of the late evening, at the corner of two steep

streets in Camden Town in London, a young man of not less than twenty- four

was looking into the window of a café shop

[1]

( Vào một đêm yên tĩnh mát mẻ ở góc phố trong thị trấn Camden ở London, một người đàn ông chưa đầy 24 tuổi đang nhìn qua ô cửa sổ của một quán café)

- I said I would sell my radio for twenty dollars at the lowest

( Tôi nói rằng tôi sẽ bán cái đài của mình với mức giá thấp nhất là 20

đô la)

- The chief manager is on the look- out for a good secretary

( Người quản lý đang tìm một thư ký giỏi)

- Mr Johns gave his youngest daughter in marriage to a bank clerk

( Ông Johns cho phép cô con gái trẻ nhất của mình kết hôn với người thư ký nhà băng)

- He arrived at seven o’clock to the minute

( Anh ấy đến đúng 7h)

Ngày đăng: 08/09/2017, 15:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Xuân Bá (2006), Những lỗi thường gặp trong tiếng Anh, Nxb Đại học sƣ phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những lỗi thường gặp trong tiếng Anh
Tác giả: Xuân Bá
Nhà XB: Nxb Đại học sƣ phạm
Năm: 2006
3. Xuân Bá (2002), Bài tập ngữ pháp tiếng Anh, Nxb Thế Giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập ngữ pháp tiếng Anh
Tác giả: Xuân Bá
Nhà XB: Nxb Thế Giới
Năm: 2002
4. Diệp Quang Ban (2006), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản và liên kết trong tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
5. Diệp Quang Ban (2008), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
6. Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung (2007), Ngữ pháp tiếng Việt. Tập 1, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt. Tập 1
Tác giả: Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
7. Diệp Quang Ban (2008), Ngữ pháp tiếng Việt, Tập 2. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
8. Lê Biên (1999), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ loại tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Lê Biên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
9. Nguyễn Tài Cẩn (1999), Ngữ Pháp tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ Pháp tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
10. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2006), Cơ sở ngôn ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngôn ngữ học và tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
11.Trần Văn Cơ (2007), Ngôn ngữ học tri nhận (ghi chép và suy nghĩ), Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học tri nhận (ghi chép và suy nghĩ)
Tác giả: Trần Văn Cơ
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2007
12. Lê Dũng (2005), Ngữ pháp tiếng Anh diễn giải, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Anh diễn giải
Tác giả: Lê Dũng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
13. Phạm Đức Dương, Bức tranh ngôn ngữ - văn hóa tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bức tranh ngôn ngữ - văn hóa tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
14. Minh Đạo (2004), 90 mẫu phỏng vấn và đơn xin việc Anh - Việt, Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: 90 mẫu phỏng vấn và đơn xin việc Anh - Việt
Tác giả: Minh Đạo
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2004
15. Hữu Đạt - Trần Trí Dõi - Thanh Lan (2000), Cơ sở tiếng Việt, Nxb Văn hoá thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở tiếng Việt
Tác giả: Hữu Đạt - Trần Trí Dõi - Thanh Lan
Nhà XB: Nxb Văn hoá thông tin
Năm: 2000
16. Hữu Đạt (2002), Tiếng Việt thực hành, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt thực hành
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
17. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
18. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Cơ sở ngôn ngữ học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1998
19. Nguyễn Thiện Giáp (2002), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
20. Nguyễn Thiện Giáp (2006), Những lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2006
21. Nguyễn Thiện Giáp (2004), Lược sử Việt ngữ học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử Việt ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w