Các ngôi nhà sàn xây dựng dựa theo lối kiến trúc nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày, được làm bằng gỗ, trong đó có nhiều loại gỗ quý hiếm như nghiến, lý, sến… Bản Quỳnh Sơn còn có nhiề
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI -
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS KHUẤT TÂN HƯNG
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
Hà Nội – 2017
Trang 3bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Khuất Tân Hưng – người đã dành
nhiều thời gian, tâm huyết, tận tình hướng dẫn giúp tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các gia đình tại bản Quỳnh Sơn đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này
Mặc dù đã cố gắng bằng tất cả năng lực và sự nhiệt tình để hoàn thành luận văn nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự cảm thông, góp ý của thầy cô và các bạn
Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2017
Học viên
Trương Thị Hồng Nhung
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn trên là tài liệu nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong luận văn trên là trung thực và được trích dẫn từ những tài liệu cụ thể, không vi phạm các quy định về bảo mật tài liệu và bản quyền của tác giả theo quy định hiện hành của nhà nước và pháp luật
Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2017
Học viên
Trương Thị Hồng Nhung
Trang 5MỤC LỤC
Lời cảm ơn ………
Lời cam đoan………
Mục lục….………
Danh mục hình minh họa……….………
Danh mục bảng biểu………
Danh mục sơ đồ…….………
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Lý do chọn đề tài 1
Mục tiêu nghiên cứu 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
Phương pháp nghiên cứu 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
Cấu trúc luận văn 3
PHẦN NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢN QUỲNH SƠN 6
1.1 Vị trí địa lý của bản Quỳnh Sơn và mối quan hệ vùng 6
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của bản Quỳnh Sơn 8
1.3 Điều kiện tự nhiên 9
1.3.1 Địa hình 10
1.3.2 Khí hậu 10
1.3.3 Thủy văn 11
1.4 Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội 12
1.4.1 Đặc điểm và thành phần dân cư 12
1.4.2 Đặc điểm kinh tế 12
1.4.3 Đặc điểm văn hóa 16
Trang 61.5 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài 28
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG BẢN QUỲNH SƠN 29
2.1 Đặc điểm cấu trúc bản Quỳnh Sơn 29
2.1.1 Đặc điểm không gian cư trú của bản Quỳnh Sơn 29
2.1.2 Đặc điểm của hệ thống giao thông trong bản Quỳnh Sơn 30
2.1.3 Đặc điểm phân khu chức năng của bản Quỳnh Sơn 33
2.2 Đặc điểm kiến trúc đình Quỳnh Sơn 35
2.2.1 Vị trí đình Quỳnh Sơn 35
2.2.2 Đặc điểm tổng thể của đình 37
2.2.3 Đặc điểm tổ chức mặt bằng 41
2.2.4 Đặc điểm về hình thức mặt đứng 44
2.2.6 Đặc điểm sử dụng đình Quỳnh Sơn 48
2.2.7 So sánh với đình làng Bắc Bộ và đình của người Tày ở tỉnh Lạng Sơn 48
2.3 Đặc điểm kiến trúc nhà ở truyền thống 51
2.3.1 Phân loại nhà ở truyền thống 51
2.3.2 Đặc điểm kiến trúc nhà sàn Quỳnh Sơn 53
2.3.3 Đặc điểm kiến trúc nhà trệt 77
2.4 Đặc điểm cảnh quan bản Quỳnh Sơn 80
2.4.1 Cảnh quan trục đường bản Quỳnh Sơn 80
2.4.2 Cảnh quan văn hóa nông nghiệp 82
CHƯƠNG 3: CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG BẢN QUỲNH SƠN VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, KÉO DÀI TUỔI THỌ CÔNG TRÌNH 84
3.1.Các tiêu chí đánh giá 84
3.2.Các giá trị kiến trúc tiêu biểu bản Quỳnh Sơn 85
3.2.1 Giá trị văn hóa 86
3.2.2 Giá trị đình Quỳnh Sơn 88
Trang 73.2.3 Giá trị về mặt kiến trúc nhà ở truyền thống 88 3.2.4 Giá trị về cảnh quan bản Quỳnh Sơn 90 3.2.5 Giá trị sử dụng và khai thác du lịch 91
3.3 Định hướng bảo tồn và phát huy các giá trị không gian kiến trúc của bản Quỳnh Sơn 93
3.3.1 Các giải pháp bảo tồn và kéo dài tuổi thọ công trình 93 3.3.2 Kế thừa và phát huy các giá trị không gian kiến trúc của bản Quỳnh Sơn 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101
Trang 8DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA
Hình 1.1 Vị trí huyện Bắc Sơn và vùng lân cận 06
Hình 1.2 Vị trí bản Quỳnh Sơn trên bản đồ huyện Bắc Sơn 07
Hình 1.3 Khoảng cách Quỳnh Sơn đến các điểm du lịch của
Bắc Sơn
08
Hình 1.4 Quy hoạch tổng thể bản Quỳnh Sơn 09
Hình 1.5 Nhuộm màu chàm cho vải 14
Hình 1.14 Hát lượn trong lễ hội 25
Hình 2.1 Không gian cư trú bản Quỳnh Sơn 29
Hình 2.2 Hệ thống giao thông đối ngoại bản Quỳnh Sơn 30
Hình 2.3 Sơ đồ giao thông bố cục bán xương cá bản Quỳnh Sơn
so với làng người Kinh
31
Hình 2.4 Hệ thống giao thông đối nội bản Quỳnh Sơn 32
Hình 2.5 Những ngôi nhà sàn bản Quỳnh Sơn 33
Hình 2.6 Trường Công Nông tại đình Quỳnh Sơn 36
Hình 2.7 Đình Quỳnh Sơn và cây đa trồng từ năm 1790 37
Trang 9Hình 2.8 Mái hiên phụ bên trái đình và nhà kho ở bên phải sân
đình
38
Hình 2.9 Khuôn viên đình và các công trình xung quanh 39
Hình 2.10 Cây khế và cây đa trong khuôn viên đình 40
Hình 2.11 Cây đa cổ thụ trước sân đình trồng từ nằm 1540 40
Hình 2.12 Mặt bằng và mặt bằng mái đình Quỳnh Sơn 41
Hình 2.13 Hai vị hộ pháp ở 2 bên cửa vào hậu cung 42
Hình 2.14 Trống cái đình Quỳnh Sơn 43
Hình 2.15 Cửa vào hậu cung đình Quỳnh Sơn 44
Hình 2.16 Mặt tiền đình Quỳnh Sơn 45
Hình 2.24 Cột cái và cột nối kèo góc và kèo nách 62
Hình 2.25 Liên kết cột trong nhà sàn Quỳnh Sơn 63
Hình 2.26 Bộ vì kèo nhà sàn Quỳnh Sơn 64
Hình 2.27 Liên kết các thanh tuốc, thanh xiên đỡ tấm sàn 65
Hình 2.28 Một số dạng liên kết các cấu kiện 68
Trang 10Hình 2.32 Cảnh quan nông nghiệp bản Quỳnh Sơn vào mùa lúa
Trang 11DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
Bảng 1.1 Các lễ hội (theo âm lịch) của bản Quỳnh Sơn 21
Bảng 2.1 Sự khác nhau cơ bản giữa đình Quỳnh Sơn và đình Chu
Bảng 2.3 Các loại hình nhà ở truyền thống tại bản Quỳnh Sơn 52
Bảng 2.4 Các không gian chức năng trong ngôi nhà sàn Quỳnh
Sơn
56
Bảng 2.5 So sánh sự khác nhau cơ bản giữa nhà sàn ở Quỳnh Sơn
và nhà sàn ở xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
71
Bảng 2.6 Sự khác nhau giữa tên gọi các cấu kiện trong nhà sàn
truyền thống của dân tộc Tày ở Quỳnh Sơn - Bắc Sơn và Vạn Linh – Chi Lăng
73
Bảng 2.7 Một số nhà sàn điển hình trong bản 74
Trang 12DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ quy trình xây dựng một ngôi nhà sàn truyền
thống của đồng bào dân tộc Tày tại tỉnh Lạng Sơn
69
Sơ đồ 3.1 Giá trị của bản Quỳnh Sơn 86
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Bắc Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình cùng với những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc
Dân tộc Tày thuộc nhóm dân tộc thiểu số, tuy nhiên đây là dân tộc có
số lượng đông đảo (đứng thứ hai sau dân tộc Kinh), là cư dân bản địa sinh sống lâu đời trên đất nước Việt Nam Người Tày ở Bắc Sơn có mặt ở tất cả 19
xã và thị trấn, sinh sống trong một khoảng không gian rộng trong thung lũng Bắc Sơn, hòa hợp với các dân tộc khác trong địa bàn của huyện Do có mặt sớm và là dân bản địa nên dân tộc Tày ở Bắc Sơn đã xây dựng cho mình một nền văn hóa truyền thống phong phú và mang đậm bản sắc địa phương, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam
Bản Quỳnh Sơn thuộc xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn là nơi người dân tộc Tày sinh sống lâu đời, có bề dày truyền thống về văn hóa và lịch sử Toàn
bộ bản có kiến trúc đồng nhất một cách độc đáo, với hàng trăm mái nhà sàn theo cùng một hướng Tây Nam, thoạt trông thì rất giống nhau nhưng khi nhìn
kỹ sẽ nhận ra sự khác biệt trên các chi tiết của từng nhà Không gian bản rộng rãi thoáng mát, hài hòa với cảnh quan núi non, đồng ruộng xung quanh Các ngôi nhà sàn xây dựng dựa theo lối kiến trúc nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày, được làm bằng gỗ, trong đó có nhiều loại gỗ quý hiếm như nghiến, lý, sến… Bản Quỳnh Sơn còn có nhiều lễ hội truyền thống và hoạt động mang nét đặc trưng của văn hóa dân tộc Tày
Trang 14Đình bản Quỳnh Sơn thờ Quý Minh Đại Vương là tướng quân Dương
Tự Minh Ông vốn là một nhân vật lịch sử người Tày, tính tình thẳng thắn cương trực, có tài an dân, quê ở làng Quan Triều, phủ Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên ngày nay) Dưới triều Lý (1009 - 1225) vào năm Đại Định thứ 4 (1143) ông giữ cương vị Thủ lĩnh phủ Phú Lương bao gồm vùng đất đai rộng lớn của tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, một phần tỉnh Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Nội ngày nay Năm Đại Định thứ 5 (1148) ông có công tiêu diệt giặc Tống, bảo vệ biên giới phía Bắc Năm Đại Định thứ 11 (1150), ông có công tiêu diệt bọn tham quan, bảo vệ vững chắc ngai vàng cho triều đình nhà Lý Bà con nhân dân xã Quỳnh Sơn lập đình thờ ông như thờ Thành hoàng làng
Tại Quỳnh Sơn, Bắc Sơn nghề làm ngói âm dương đã có từ lâu đời và việc làm ngói tập trung nhiều vào khoảng cuối năm khi công việc nhà nông đã bớt tất bật Đây là nơi duy nhất tại tỉnh Lạng Sơn còn gắn bó với nghề thủ công truyền thống này.Tồn tại cùng thời gian, nghề làm ngói truyền thống âm dương ở Quỳnh Sơn không những vẫn duy trì được tốt mà còn phát triển và đang trở thành nét văn hoá truyền thống độc đáo qua hình ảnh hiện hữu của những ngôi nhà sàn
Toàn bộ những giá trị kiến trúc, văn hóa truyền thống của bản Quỳnh Sơn tương đối điển hình cho dân tộc Tày ở Lạng Sơn Tuy nhiên, chúng chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ Chính vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu
“Đặc điểm và giá trị kiến trúc truyền thống bản Quỳnh Sơn, xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn” làm luận văn tốt nghiệp
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định những đặc điểm của kiến trúc truyền thống bản Quỳnh Sơn Đánh giá giá trị kiến trúc truyền thống của bản Quỳnh Sơn
Trang 15 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cấu trúc và kiến trúc truyền thống bản Quỳnh
Sơn, Bắc Sơn
Phạm vi nghiên cứu: Bản Quỳnh Sơn, xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và khảo cứu dữ liệu
Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào giới thiệu một cách có hệ thống
về công trình, di sản kiến trúc bản Quỳnh Sơn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp cho nhân dân địa phương thêm hiểu biết và tự hào về kiến trúc truyền thống của quê mình, qua đó nâng cao tình yêu quê hương, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh
Luận văn sẽ làm gia tăng sự hiểu biết về kiến trúc truyền thống của người dân tộc Tày nói chung và bản Quỳnh Sơn nói riêng
Luận văn góp thêm cơ sở khoa học cho việc đề ra các giải pháp quy hoạch, kiến trúc bảo tồn và phát huy các giá trị kiến trúc, văn hóa của địa phương phục vụ phát triển văn hóa, du lịch
Cấu trúc luận văn
Luận văn có cấu trúc gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận và kiến nghị
Trang 16- Phần mở đầu
- Phần nội dung: gồm 3 chương
+ Chương 1: Tổng quan về bản Quỳnh Sơn
+ Chương 2: Đặc điểm kiến trúc truyền thống bản Quỳnh Sơn
+ Chương 3: Các giá trị di sản kiến trúc truyền thống bản Quỳnh Sơn
và giải pháp bảo tồn, kéo dài tuổi thọ công trình
- Phần kết luận và kiến nghị
Trang 17SƠ ĐỒ CẤU TRÚC LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
NỘI
DUNG
KẾT LUẬN Kết luận và kiến nghị
Chương 1: Tổng quan về bản Quỳnh Sơn
Vị trí địa
lý của bản Quỳnh Sơn
và mối quan hệ vùng
Chương 2: Đặc điểm kiến trúc truyền thống bản Quỳnh Sơn
Đặc điểm cấu trúc bản Quỳnh Sơn
Đặc điểm kiến trúc đình Quỳnh Sơn
Đặc điểm kiến trúc nhà ở truyền thống
Đặc điểm cảnh quan bản Quỳnh Sơn
Chương 3: Các giá trị di sản kiến trúc truyền thống bản Quỳnh Sơn và giải pháp bảo tồn, kéo dài tuổi thọ công trình
Mục tiêu nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Cấu trúc luận văn
Các giá trị kiến trúc tiêu biểu
Định hướng bảo tồn và phát huy các giá trị không gian kiến trúc của bản Quỳnh Sơn
Lịch sử hình thành và phát triển của bản Quỳnh Sơn
Điều kiện
tự nhiên
Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội
Các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trang 18Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội
Email: digilib.hau@gmail.com
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
Trang 19KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về bản Quỳnh Sơn cho thấy đây
là môt bản truyền thống điển hình của người Tày tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn Với các giá trị về văn hóa, giá trị nhà ở truyền thống cùng với các phong tục tập quán sinh hoạt được lưu giữ lại cho thấy Quỳnh Sơn là một bản truyền thống có nhiều giá trị cần được lưu giữ và phát huy cho thế hệ mai sau
Việc nghiên cứu đặc điểm và giá trị kiến trúc truyền thống của bản Quỳnh Sơn để tìm ra các đặc điểm chính của ngôi nhà, những ưu nhược điểm của từng loại hình nhà hay ưu nhược điểm của từng loại chi tiết, cấu kiện tạo nên ngôi nhà, qua đó phát huy những yếu tố tích cực, loại bỏ dần các yếu tố không cần thiết giúp cho ngôi nhà truyền thống của người Tày Quỳnh Sơn phát huy được những giá trị thẩm mỹ, giá trị văn hóa truyền thống vốn có của
nó
Kiến trúc truyền thống của người Tày ở Quỳnh Sơn là một loại hình kiến trúc đặc biệt, có giá trị thẩm mỹ và văn hóa Đây là loại hình kiến trúc mang đậm tính bản địa, nhà cửa được xây dựng trên nhu cầu thực tế và có tính đến các tác động từ thiên nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội Chính các yếu tố này lại mang đến cho ngôi nhà một phong cách riêng, đặc trưng, thể hiện truyền thống văn hóa lâu đời của người Tày
Trang 20- Ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn về kiến trúc và xây dựng riêng cho kiến trúc nhà ở truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở Bắc Sơn và ở các địa phương khác của tỉnh Lạng Sơn
- Tuyên truyền phổ biến cho người dân, đặc biệt là người Tày ở Bắc Sơn giá trị kiến trúc, giá trị văn hóa của kiến trúc nhà ở truyền thống Qua đó góp phần nâng cao ý thức bảo vệ gìn giữ và phát huy các giá trị trong kiến trúc nhà ở truyền thống
- Có chính sách đẩy mạnh khai tác tiềm năng phát triển du lịch tại bản Quỳnh Sơn, bảo tồn và tôn tạo kiến trúc truyền thống đặc trưng kết hợp với quy hoạch nghề truyền thống để khai thác tiềm năng du lịch, quảng bá hình ảnh về Bắc Sơn, Lạng Sơn
Trang 21TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Lưu Công Cường (2012), Đánh giá kiến trúc nhà ở truyền thống của đồng bào dân tộc Tày tại tỉnh Lạng Sơn, Đại học kiến trúc Hà Nội
2 Ma Ngọc Dung, Nhà sàn truyền thống của người Tày ở Đông Bắc Việt Nam, hội văn nghệ dân gian Việt Nam – Nxb Khoa học xã hội
3 Khổng Diễn (1996), Những đặc điểm kinh tế - xã hội các dân tộc miền núi phía Bắc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
4 Lã Văn Lô, Hà Văn Thư (1984), Văn hoá Tày – Nùng, NXB Văn hóa
5 Lã Văn Lô, Bước đầu nghiên cứu nghiên cứu nhà cửa của người Tày, Tạp chí Nghiên cứu Lịch Sử, số 58
6 Hoàng Văn Páo, Cao Thị Hải (2012), Lễ hội dân gian dân tộc Tày, hội văn nghệ dân gian Việt Nam
7 Hoàng Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược, Vương Toàn (1993), Văn hoá truyền thống Tày, Nùng do NXB văn hoá dân tộc
8 Hoàng Quyết, Tấn Dũng (1994), Phong tục tập quán của người Tày ở Việt Bắc, NXB Văn hoá dân tộc
9 Trần Mạnh Thường, Việt Nam văn hóa và du lịch, NXB thông tấn Hà Nội
10 Nguyễn Đình Toàn (2009), Điều tra khảo sát kiến trúc nhà ở truyền thống các dân tộc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên Đề xuất bảo tồn và khai thác giá trị kiến trúc nhà ở truyền thống
11 Nguyễn Khắc Tụng (1994), Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam, Nxb Xây dựng Hà Nội, tập 1
12 Nguyễn Khắc Tụng (1994), Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam, Nxb Xây dựng Hà Nội, tập 2