Bài rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả cá...
BÀI TẬP TÂM LÝ GIÁO DỤC A- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: 1.1. Xuất phát từ yêu cầu dạy học phân môn Tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học. Dạy tốt phân môn Tập đọc không những rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn khác góp phần đắc lực thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. Thông qua môn Tập đọc rèn cho các em kĩ năng đọc như: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc chính xác, rõ ràng, diễn cảm để học sinh có những hiểu biết về kiến thức văn học, ngôn ngữ và ngược lại. Đầu tiên trẻ phải học đọc sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp các em lĩnh hội được ngôn ngữ, dùng trong giao tiếp và hoạt động học tập. Nó là điều kiện để cho học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cho cả đời. Phân môn Tập đọc còn trau dồi cho học sinh kiến thức Tiếng Việt, kiến thức văn học, kiến thức đời sống giáo dục tình cảm, thẩm mĩ. Tập đọc là môn khởi đầu, đồng thời cũng là công cụ học tập không chỉ trong nhà trường mà còn trong cuộc sống nói chung. Trước hết môn tập đọc giúp cho học sinh rèn kĩ năng đọc đúng, ngắt giọng, nhấn giọng , đọc diễn cảm một bài văn, khổ thơ làm tiền đề cho việc tìm hiểu bài. Các quá trình đó có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Qua việc đọc, học sinh chiếm lĩnh được tri thức văn hóa của dân tộc, tiếp thu nền văn minh của lồi người thông qua sách vở, biết đánh giá cuộc sống xã hội, tư duy. Qua hoạt động học, tình cảm thẩm mĩ của các em được nâng cao nên tầm hiểu biết để nhìn ra thế giới xung quanh và quá trình nhận thức của các em có chiều sâu hơn. Đọc đúng, đọc hay cũng là kĩ năng của ngôn ngữ văn học. Qua đó có tác dụng tình cảm, đạo đức cao đẹp cho người học sinh. Đồng thời phát huy óc sáng tạo và khả năng tư duy như quá trình phân tích tổng hợp cho các em. 1.2. Xuất phát từ thực tế dạy học Qua nghiên cứu thực tế tôi thấy rằng chất lượng dạy tập đọc ở tiểu học chưa cao nguyên nhân là do nhiều lượng kiến thức giáo viên còn áp đặt, nặng nề, truyền đạt còn quen sử dụng phơng pháp truyền thống, ít gợi ý để học sinh khám phá, tìm hiểu.Khả năng đọc của một số giáo viên còn hạn chế, có những cách hiểu dẫn đến hiệu quả đạt được trong giờ tập đọc chưa cao. Thực tế ở các trường tiểu học hiện nay việc học tập theo phương pháp giảng giải. Giáo viên còn dựa trên hướng thích chưa đúng về các bài đọc ở tiểu học. chỉ một số giờ học còn quá khô khan. Giáo viên dựa trên hướng dẫn của sách giáo khoa bằng phương thức giáo viên hỏi- học sinh trả lời. Chính vì vậy mà đã bộc lộ được nhiều nhược điểm trong việc quản lí lớp. Đặc biệt là việc rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh còn hạn chế và sau một giờ, một bài học sinh ít có khả năng đọc hay, diễn cảm và hiểu nội dung bài một cách đầy đủ. Học sinh không quan tâm tới phương pháp đọc của mình. Do đó, các em yếu về năng lực. Sinh viên: Cao Thị Trúc Ly trang 1 BÀI TẬP TÂM LÝ GIÁO DỤC 1.3.Xuất phát từ nhu cầu nâng cao nghiệp vụ chuyên môn Phân môn Tập đọc có nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Đọc là một hoạt động của lời nói, là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói âm thanh , là quá trình chuyển tiếp hình thức chữ viết thành đơn vị nghĩa không có âm thanh. Cả hai hình thức trên đều không thể tách rời nhau. Chính vì vậy, dạy Luyện đọc ng me gè gỗ na xe ô tô bí đỏ th xe lu xa xa đá gà tu hú bố bé ph bế bé sa kê bé bi cô tư va li gi nơ đỏ sư tử má mi cu sả cờ đỏ kh vó bè vỏ sò vi vu bó cỏ ti vi ngh xô cá cổ cò hồ cá rổ rá xô cá qu la ca nô củ mì rổ cá kì đà ch la cà đu đủ bà cố lò cò ca sĩ th no nê y tá mỡ cá hẹ le le tr ví dụ y sĩ lô tô cô hà kì đà nh da bò mò cá sư cô hè tò vò Luyện đoc Luyện đọc Bé cho bê bó cỏ to Dì nga ca sĩ Thứ ba bé hà thủ đô Bà giã giò, bố pha trà Thu chợ có na lê Mưa to, bà cháu trú mưa Bé có khổ to Bố cho bé kẻ Mẹ ru bé ngủ trưa Bà quê cho bé quà quê Lá khế khẽ đu đưa Bố cho bé phố, phố có xe cộ Bà nội thổi xôi lúa Khỉ rủ hổ mò cá Chị thu may vá giỏi Thư khe khẽ kể cho chị kha Mẹ chợ mua hai bao gạo Bố thư kĩ sư mẹ y tá Bà cho bé hai gói quà quê Phà chở ô tô, xe cộ Nghỉ hè, mẹ cho bé chơi xa Mẹ biếu bà túi nho vải Luyện đọc tua tủa sợi cấy muối bừa vui chơi chói lọi gạo tẻ lẩu gà dưa mía lưới cá phía trái ruồi muỗi máy khâu gửi quà lúa mùa tuổi trẻ đĩa cá nghèo đói số mười cá đuối tỉa tươi cười vựa lúa bèo rửa đũa tưới bơ sữa bó củi đưa đò cào cào phao túi chờ mua bầy cá cởi áo ngây thơ xây nhà mũi cà chua suối chảy múi khế lẩu gà vây cá ngửi trỉa lúa ngựa phi chơi mưa ngâu thơ ngây múi khế tứ phía giấy tờ bùi ngùi rau câu giỏ mây dế trũi chó sủa rùa đá vựa lúa số sáu cỏ may bơi sải chổi rau má phơi cá trâu bò cấy lúa gối phơi cá lau xe chào mào chữ mẫu cưỡi ngựa đội gối hái dâu lái xe xôi vò Luyện đọc Luyện đọc Chú bảo kéo lưới Bố nghe tin thời Buổi tối trời đầy Con dao cùn Chú mèo kêu meo meo Chèo bẻo cao Cô ngâu qua cầu Ngày nghỉ chiến chăn trâu Nhà bà có mái ngói đỏ Chị lụa bé suối hái Bé từ chối lấy gói quà Bé rửa nồi bé chơi Khe núi có suối chảy Chị có tờ bìa đỏ Hà vẽ trái bưởi, Hải vẽ cá đuối Mẹ nấu nồi cháo gà Ngày mai bầy voi thi với lũ rùa Sang giêng, nhà nhà có mai Chị Hà khéo thiêu thùa Mỗi buổi chiều bé hiếu thả diều Ở cửa hiệu có nhiều đồ chơi Nhà bà có bưởi sai trĩu SKKN: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ. Tập đọc là một phân môn trong môn Tiếng việt ở bậc tiểu học. Phân môn này được dạy ở bậc tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5. Nhằm phát triển các kỹ năng nghe, nói, sử dụng tiếng Việt của học sinh trên cơ sở những kiến thức cơ bản về đọc, nhằm từng bước giúp học sinh làm chủ được ngôn ngữ tiếng Việt để học tập trong nhà trường và giao tiếp một cách đúng đắn, mạch lạc, tự nhiên, tự tin trong môi trường xã hội thuộc phạm vi hoạt động của lứa tuổi. Tập đọc góp phần cùng môn học khác rèn luyện các thao tác tư duy cơ bản cho học sinh tiểu học, cung cấp những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người Từ đó bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, yêu cái thiện, yêu lẽ phải và sự công bằng. Nhất là các em yêu quý tiếng mẹ đẻ, có ý thức nói đúng, đọc đúng, nghe đúng tiếng Việt. “Đọc” trở thành đòi hỏi đầu tiên của học sinh khi đi học. Không những tế còn giáo dục các em biết giữ gìn, bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Nhiệm vụ của môn tập đọc nhằm hình thành các kỹ năng đọc văn bản. Thông qua đọc làm nổi bật sự biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc hiểu được nội dung văn bản đọc. Thông qua tiếp xúc với văn bản đọc các em thấy được cái hay, cái đẹp. Từ đó góp phần hình thành nhân cách. Đây chính là nhiệm vụ chính và rất cần thiết của phân môn tập đọc. Phân môn tập đọc ở tiểu học nói chung, lớp 4 nói riêng củng cố phát triển kỹ năng đọc trơn (đã hình thành sau các lớp 1,2,3 ở bậc học). Tập đọc lớp 4 giúp cho học sinh tăng cường về tốc độ đọc, biết đọc hiểu để lựa chọn thông tin nhanh, tiến tới các em biết đọc diễn cảm các văn 1 SKKN: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 bản là văn, thơ, kịch Hình thành kỹ năng phát hiện giá trị nghệ thuật trong các bài tập đọc và biết nhận xét đánh giá các giá trị đó. Xuất phát từ tình hình thực tế học sinh lớp 4B - Trường Tiểu học ……… mà bản thân tôi trực tiếp giảng dạy trong năm học 2009 -2010 kỹ năng đọc “Diễn cảm” chưa cao, chưa đạt được yêu cầu, mục tiêu của môn học đề ra, các em đọc còn đọc chưa lưu loát, phát âm bị lẫn phụ âm đầu, thanh, vần, chưa biết cách đọc hiểu, dẫn đến việc cảm nhận cái hay, cái đẹp của văn bản còn khó khăn. Mặt khác, thông qua quá trình giảng dạy của giáo viên trong tổ khối chuyên môn, tôi thấy có đồng chí giáo viên chưa thực sự quan tâm rèn kỹ năng đọc “Diễn cảm” trong các giờ tập đọc trên lớp. Để giải quyết phần nào những hạn chế trên của học sinh lớp 4 và góp phần rèn luyện kỹ năng đọc “Diễn cảm” cho học sinh. Bản thân tôi đã nghiên cứu và đưa ra “ Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4” 2 SKKN: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 Phần thứ hai: NỘI DUNG I - CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA “MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 4” Mục tiêu chính của phân môn tập đọc lớp 4 mà Bộ Giáo dục đã đề ra là: Hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt. Giúp học sinh yêu cái hay, cái đẹp của tiếng Việt Biết đọc nhanh, “đọc diễn cảm” hay còn gọi là đọc truyền cảm. Như chúng ta đã biết: - Đọc là hình thức biến chữ viết của văn bản thành hình thức âm thanh để người nghe hiểu được điều mà tác giả nói qua chữ viết. Đọc với tư cách là một phân môn của tiếng Việt ở bậc tiểu học là một dạng hoạt động lời nói, đọc là hoạt động nhận tin và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng) là quá trình chuyển trực tiếp từ dạng chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (đọc thầm). Như vậy cả hai hình thức đọc thành tiếng và đọc thầm không thể tách rời với việc hiểu những gì được đọc. Kỹ năng đọc được tạo nên từ 4 yêu cầu về chất lượng đọc: Đọc đúng - đọc nhanh - đọc lưu loát- đọc hiểu. Như vậy rèn kỹ năng “đọc diễn cảm” cho học sinh đó chính là các em phải biết đọc đúng - đọc nhanh (đọc thầm, đọc thành tiếng) - đọc hiểu nội dung và biết đọc diễn cảm. II - CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ: 1) Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh đọc đúng ĐỀ TÀI KINH NGHIỆM: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3” I. Phần mở đầu (đặt vấn đề) 1/ Bối cảnh của đề tài: Môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng trong tất cả các phân môn ở trường, nó hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ tiếp thu các môn học khác. Môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học gồm nhiều phân môn. Mỗi môn đều có một chức năng riêng. Tập đọc là môn học mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy học nó còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức Tiếng Việt cho học sinh (về phát âm, từ ngữ, câu văn…) kiến thức bước đầu về văn học, đời sống và giáo dục tình cảm thẩm mỹ. Môn tập đọc ở tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ tập đọc học thuộc lòng học sinh biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em sự say mê, hứng thú và để lại một vốn văn học đáng kể cho trẻ em. Cũng thông qua các bài văn các em hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được công sức của tầng lớp nhân dân đang ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc. 2/ Lý do chọn đề tài: Trong quá trình giảng dạy các lớp ở bậc tiểu học trong đó có lớp 3. Bản thân nhận thấy rằng: “Môn Tiếng việt là rất quan trọng đối với học sinh cấp bậc tiểu học nói chung, ở lớp tôi nói riêng”. Nếu học tốt bộ môn tập đọc nó sẽ giúp các em học tốt hơn các phân môn của bộ môn Tiếng Việt như: Nó sẽ giúp thêm cho môn Tập làm văn, về câu sẽ chau chuốt hơn, diễn đạt bằng ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc, biết sàng lọc để đưa hình ảnh hay vào trong bài. Nó còn giúp cho bộ môn chính tả như viết đúng, ít lỗi hơn.Trong bộ môn kể chuyện, các em sẽ biết cách kể hay, hấp dẫn người nghe hơn Ngoài ra có tác dụng mạnh mẻ trong giáo dục mỹ cảm, học sinh yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong văn chương. Môn này có thể rèn cho các em tư duy trừu tượng và cả tư duy logic. Giờ tập đọc ngoài việc dẫn dắt học sinh tìm nội dung chính của bài phát triển óc tổng hợp, tìm bố cục để phát triển óc phân tích. Ngoài ra các em còn được rèn luyện óc tưởng tượng, phán đoán, ghi nhớ. Môn tập đọc không chỉ có nhiệm vụ trên mà còn kết hợp chặt chẽ chương trình Tiếng Việt. Qua các bài văn chọn lọc học sinh cảm thụ được cái hay, cái đẹp và vừa học được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn gàng, sinh động, được luyện về ngữ âm, chính tả, tập làm văn. 3/ Phạm vi và đối tượng của đề tài: Chương trình tập đọc lớp 3 được cụ thể hoá trong sách Tiếng Việt 3 (tập 1 và tập 2). Trong sách này ngữ liệu dùng để rèn kỹ năng đọc cho học sinh bao gồm các loại văn bản sau: văn bản nghệ thuật (văn xuôi tự sự, thơ trữ tình, văn xuôi miêu tả), văn bản hành chính (đơn, thư, báo cáo, ), văn bản báo chí (bản tin, lời quảng cáo). Trong đó việc đọc và hiểu được các loại văn bản này là rất quan trọng. Để góp phần nâng cao chất lượng đọc cho học sinh tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp của mình về vấn đề "Rèn kĩ năng đọc tập đọc cho học sinh lớp 3, đặt biệt là đọc diễn cảm”. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 3. 4/ Mục đích của đề tài: Ở bậc tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng có 2 yêu cầu chính là: “Rèn kĩ năng tập đọc; Giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn”. Học môn tập đọc việc đọc và cảm thụ là 2 khâu có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó, hỗ trợ đắc lực cho nhau. Cảm thụ tốt giúp cho việc đọc diễn cảm tốt. Ngược lại việc đọc diễn cảm tốt PHẦN MỞ ĐẦU 1, CẤU TRÚC NỘI DUNG 1.1.MỞ ĐẦU : * Lí do chọn đề tài - Xuất phát từ yêu cầu dạy học phân môn Tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học. Dạy tốt phân môn Tập đọc không những rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn khác. Thông qua môn Tập đọc rèn cho các em kĩ năng đọc như: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc chính xác, rõ ràng, diễn cảm để học sinh có những hiểu biết về kiến thức văn học, ngôn ngữ và ngược lại. Đầu tiên trẻ phải học đọc sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp các em lĩnh hội được ngôn ngữ, dùng trong giao tiếp và hoạt động học tập. Nó là điều kiện để cho học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cho cả đời. Phân môn Tập đọc còn trau dồi cho học sinh kiến thức tiếng việt, kiến thức văn học, kiến thức đời sống giáo dục tình cảm, thầm mĩ. Tập đọc là môn khởi đầu, đồng thời cũng là công cụ học tập không chỉ trong nhà trường mà còn trong cuộc sống nói chung. Trước hết môn tập đọc giúp cho học sinh rèn kĩ năng đọc đúng, ngắt giọng, nhấn giọng , đọc diễn cảm một bài văn, khổ thơ… làm tiền đề cho việc tìm hiểu bài. Các quá trình đó có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Qua việc đọc, học sinh chiếm lĩnh được tri thức văn hóa của dân tộc, tiếp thu nền văn minh của loài người thông qua sách vở, biết đánh giá cuộc sống xã hội, tư duy. Qua hoạt động học, tình cảm thẩm mĩ của các em được nâng cao nên tầm hiểu biết để nhìn ra thế giới xung quanh và quá trình nhận thức của các em có chiều sâu hơn. Đọc đúng, đọc hay cũng là kĩ năng của ngôn ngữ văn học. Qua đó có tác dụng tình cảm, đạo đức cao đẹp cho người học sinh. Đồng thời phát huy óc sáng tạo và khả năng tư duy như qua trình phân tích tổng hợp cho các em. - Xuất phát từ thực tế dạy học Qua nghiên cứu thực tế tôi thấy rằng chất lượng dạy tập đọc ở tiểu học chưa cao nguyên nhân là do nhiều lượng kiến thức giáo viên còn áp đặt, nặng nề, truyền đạt còn quen sử dụng phương pháp truyền thống, ít gợi ý để học sinh khám phá, tìm hiểu Khả năng đọc của một số giáo viên còn hạn chế, có những cách hiểu và cách giải dẫn đến hiệu quả đạt được trong giờ tập đọc chưa cao. Thực tế ở các trường tiểu học hiện nay việc học tập theo phương pháp giảng giải. Giáo viên còn dựa trên hướng thích chưa đúng về các bài đọc ở tiểu học. Học sinh còn thụ động, giờ học khô khan. Giáo viên dựa trên hướng dẫn của sách giáo khoa bằng phương thức giáo viên hỏi- học sinh trả lời. Chính vì vậy mà đã bộc lộ được nhiều nhược điểm trong việc quản lí lớp cũng như khả năng kích thích hứng thú học tập của học sinh tham gia tìm hiểu, xây dựng bài. Đặc biệt là việc rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh còn hạn chế và sau một giờ, một bài học sinh ít có khả năng đọc hay, diễn cảm và hiểu nội dung bài 1 một cách đầy đủ. Học sinh không quan tâm tới phương pháp đọc của mình. Do đó, các em rất yếu về năng lực. - Xuất phát từ nhu cầu nâng cao nghiệp vụ chuyên môn Phân môn Tập đọc có nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Đọc là một hoạt động của lời nói, là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói âm thanh , là quá trình chuyển tiếp hình thức chữ viết thành đơn vị nghĩa không có âm thanh. Cả hai hình thức trên đều không thể tách rời nhau. Chính vì vậy, dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Nó đã trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với người đi học. Đọc là một khả năng không thể thiếu đựơc của con người trong thời đại văn minh. Chính vì vậy, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi rất băn khoăn những vấn đề tồn tại trên. Vậy tôi đã chọn nghiên cứu đề tài nghiệp vụ sư phạm “I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Tiểu học, từ chưa biết đọc tới biết đọc chữ, học sinh đã trải qua một bước nhảy vọt về chất để thoát khỏi nạn mù chữ. Do đó đọc thông, viết thạo là hai kĩ năng đầu tiên nhà trường phải phấn đấu rèn luyện cho học sinh. Suốt thời gian học tập từ nhỏ tới lớn, học sinh sử dụng hoạt động đọc nhiều nhất. Hoạt động đọc chỉ xảy ra khi người đọc nắm được chữ viết. Tập đọc là phân môn có tầm quan trọng đặc biệt trong môn Tiếng Việt. Nó là tiền đề để giúp các em học tốt các phân môn khác của môn Tiếng Việt đó là: Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu, Tập viết. Ở lớp 1 học sinh chỉ mới được học đọc vần, tiếng, từ, câu và đoạn văn ngắn. Lên lớp 2, yêu cầu đọc được nâng dần về tốc độ đạt khoảng 50 tiếng/1 phút, đọc rõ ràng, rành mạch, biết hiểu và cảm nhận văn bản, cao hơn nữa là bước đầu biết đọc diễn cảm. Thông qua việc dạy tập đọc để giúp học sinh tiếp cận với tri thức, rèn luyện các thao tác tư duy, bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Để đạt được mục tiêu trên giáo viên cần phải sử dụng những biện pháp nào? Bắt nguồn từ thực tiễn dạy học tôi có suy nghĩ: Có nâng cao chất lượng của phân môn tập đọc thì mới nâng cao chất lượng cho tất cả các môn học khác. Chính vì vậy mà tôi có “Một vài suy nghĩ về rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2” cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệp. 1 II. NỘI DUNG A. THỰC TRẠNG: Về phía giáo viên: - Vận dụng kênh hình còn hạn chế, chưa khai thác hết nội dung trong kênh hình nên chưa lôi cuốn được sự chú ý, tập trung của học sinh vào bài học. - Một số giáo viên còn nói nhiều, ôm đồm kiến thức, giọng đọc mẫu của giáo viên chưa diễn cảm, vì thế hiệu quả giờ dạy chưa cao. - Do đề cao quá mức yêu cầu cảm thụ văn học nên có giáo viên đã biến giờ tập đọc thành giờ giảng văn, cô giảng là chính, trò chỉ còn nghe, ít có thì giờ luyện đọc. Về phía học sinh: - Một số học sinh phát âm lệch chuẩn chữ viết ở một số âm đầu s/x; tr/ch; một số vần anh/ăn; ươu/iêu; ât/âc… - Ngắt nghỉ hơi tuỳ tiện, tốc độ đọc còn chậm, đọc rời rạc, chưa biết nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm; chưa cảm thụ được cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ. - Đặc biệt do ảnh hưởng của phương ngữ các em hay sai lỗi phát âm giữa thanh ngã/thanh hỏi, thanh ngã/thanh nặng. B. NHỮNG BIỆN PHÁP CỤ THỂ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH 1. Khảo sát thực tế: Để quan tâm được tới từng đối tượng học sinh việc đầu tiên tôi làm khi tiếp nhận lớp mới là khảo sát thực tế: Kiểm tra việc đọc của các em qua một bài văn ngắn. Kết quả cụ thể như sau: 2 Tổng số học sinh dự kiểm tra Giỏi Khá Trung bình Yếu Số lượn g Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 32 em 6 em 18,8% 6 em 18,8% 13 em 40,6% 7 em 21,8% 2. Nắm vững yêu cầu của tiết học Ở trường tiểu học, phân môn Tập đọc có nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc. Trước tiên là rèn yêu cầu đọc thành tiếng với các mức độ đọc đúng, đọc rõ ràng rành mạch, đọc thông thạo và lưu loát. Bên cạnh đó là yêu cầu đọc hiểu. Ngoài ra, yêu cầu đọc diễn cảm với quan niệm: đọc diễn cảm là một hình thức đọc thơ văn của thầy và trò nhằm mục đích rèn luyện kĩ năng đọc và kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh. Đọc diễn cảm tốt tức là truyền được một phần nội dung và cảm xúc bài văn tới người nghe mà chưa cần giảng. Thông qua đọc các bài văn thơ trong chương trình, học sinh được tiếp xúc với ngôn ngữ nghệ thuật và cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn chương. Như vậy đọc diễn cảm không chỉ đơn thuần thuộc phạm trù ngôn ngữ mà còn thuộc phạm trù văn học, phạm trù thẩm mĩ. Xét ở cách đọc có thể chia ra: đọc thành tiếng và đọc thầm. Những yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng đọc là khả năng hoạt động của cơ quan thị giác và cơ quan phát âm, ...Thư khe khẽ kể cho chị kha Mẹ chợ mua hai bao gạo Bố thư kĩ sư mẹ y tá Bà cho bé hai gói quà quê Phà chở ô tô, xe cộ Nghỉ hè, mẹ cho bé chơi xa Mẹ biếu bà túi nho vải Luyện đọc tua tủa sợi cấy... cấy lúa gối phơi cá lau xe chào mào chữ mẫu cưỡi ngựa đội gối hái dâu lái xe xôi vò Luyện đọc Luyện đọc Chú bảo kéo lưới Bố nghe tin thời Buổi tối trời đầy Con dao cùn Chú mèo kêu meo meo Chèo