1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Bước đầu nghiên cứu phân loại chi càng cua (Peperomia Ruiz & Pav. 1794) ở Việt Nam

56 476 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 1,82 MB

Nội dung

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Cung cấp tài liệu phục vụ cho việc viết Thực vật chí Việt Nam về họ Hồ tiêu ở Việt Nam, bổ sung kiến thức cho chuyên ngành phân loại thực

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA SINH – KTNN

NGUYỄN THỊ TƯ

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI

CHI CÀNG CUA (PEPEROMIA RUIZ & PAV 1794)

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ

rất nhiệt tình của TS Đỗ Thị Xuyến và TS Hà Minh Tâm Nhân dịp này, tôi

xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô

Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Trần Thế Bách cùng tập thể cán bộ phòng Thực vật – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tạo mọi điều kiện thuận lợi

và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều

tổ chức và cá nhân trong và ngoài trường Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm

ơn Ban chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Phòng Tiêu bản thực vật – Viện Dược liệu; Phòng Tiêu bản thực vật – Trường

ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội; đặc biệt là sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu

Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Tƣ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan:

Khóa luận “Bước đầu nghiên cứu phân loại chi Càng cua (Peperomia

Ruiz & Pav 1794)” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện

dưới sự hướng dẫn của TS Đỗ Thị Xuyến và TS Hà Minh Tâm Các kết quả

trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Tư

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Các nghiên cứu chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav 1794) trên thế giới 3 1.2 Các nghiên cứu chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav 1794) ở Việt Nam 5

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9

2.1 Đối tượng nghiên cứu 9

2.2 Phạm vi nghiên cứu 9

2.3 Thời gian nghiên cứu 9

2.4 Nội dung nghiên cứu 9

2.5 Phương pháp nghiên cứu 10

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14

3.1 Hệ thống phân loại và vị trí của chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav 1794) ở Việt Nam 14

3.2 Đặc điểm phân loại chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav 1794) ở Việt Nam 15

3.3 Khóa định loại các loài thuộc chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav 1794) ở Việt Nam 20

3.4 Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav 1794) ở Việt Nam 20

3.4.1 Peperomia harmandii C DC 1910 - Càng cua harmand 20

Trang 5

3.4.2 Peperomia leptostachya Hook & Arn 1832 - Càng cua gié mịn 22 3.4.3 Peperomia parcicilia C DC 1909 - Càng cua ba lá 23 3.4.4 Peperomia pellucida (L.) Kunth 1816 -Rau càng cua 25 3.4.5 Peperomia tetraphylla (Forst f.) Hook & Arn 1832 - Càng cua bốn lá 27 3.4.6 Peperomia thorelii C DC 1910 - Càng cua thorel 29

3.4.7 Các loài hiểu biết chưa đầy đủ 30

3.5 Giá trị tài nguyên của các loài thuộc chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav

1794) ở Việt Nam 33

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 PHỤ LỤC

Trang 6

1

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

hai chi lớn thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae Agardh.), với khoảng 1.000 loài được

ghi nhận Ở Việt Nam, chi này hiện biết có 6 loài, chúng phân bố ở những nơi

ẩm như trong rừng, bãi hoang quanh làng bản, trên đá phủ đầy rêu,… Đa số các loài được sử dụng làm thuốc, làm rau ăn, một số loài được trồng để trang trí Cho nên, bên cạnh giá trị về khoa học, chi này còn có giá trị về kinh tế

Đến nay, đã có một số công trình đề cập đến chi Càng cua ở Việt Nam, nhưng vẫn chưa đầy đủ và thật sự có hệ thống, về phân loại vẫn còn có những ý kiến chưa thống nhất [27], [10], [3] Do đó, cần có một công trình nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ để thống nhất, phục vụ việc biên soạn bộ sách Thực vật chí Việt Nam về họ Hồ tiêu và cho những nghiên cứu có liên quan Vì vậy,

chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Bước đầu nghiên cứu phân loại chi

Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav 1794) ở Việt Nam”

Mục đích nghiên cứu: Hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi

Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav 1794) ở Việt Nam một cách có hệ thống, làm

cơ sở cho việc nghiên cứu họ Hồ tiêu (Piperaceae Agardh.), phục vụ cho việc

biên soạn Thực vật chí Việt Nam và cho những nghiên cứu có liên quan

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học: Cung cấp tài liệu phục vụ cho việc viết Thực vật chí Việt Nam về họ Hồ tiêu ở Việt Nam, bổ sung kiến thức cho chuyên ngành phân loại thực vật và cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu sau này về chi Càng cua

(Peperomia Ruiz & Pav 1794) ở Việt Nam

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho các ngành ứng dụng và sản xuất lâm nghiệp, y dược, sinh thái và tài nguyên sinh vật,…

Điểm mới của đề tài: Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam tiến hành

Trang 7

2

phân loại chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav 1794) ở Việt Nam một cách

đầy đủ và có hệ thống

Bố cục của khóa luận: Gồm 36 trang, 12 hình vẽ, 4 ảnh, 1 bản đồ, 2 bảng

được chia thành các phần chính như sau: Mở đầu (2 trang), chương 1 (Tổng quan tài liệu: 6 trang), chương 2 (Đối tượng, phạm vi, thời gian và phương pháp nghiên cứu: 5 trang), chương 3 (Kết quả nghiên cứu: 21 trang), kết luận và kiến nghị: 2 trang, tài liệu tham khảo: 34 tài liệu; bảng tra tên khoa học và tên Việt Nam, phụ lục

Trang 8

3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Các nghiên cứu chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav 1794) trên thế

giới

Người đầu tiên nghiên cứu về chi này là Ruiz Lopez & Pavon năm 1794,

trong công trình “Florae peruvianae, et chilensis prodromus” [28] với loài chuẩn là Piper pellucidum L sau này được xác định là tên đồng nghĩa của Peperomia pellucida (L.) Kunth

Sau Ruiz Lopez & Pavon, còn một số tác giả nghiên cứu chi Peperomia

nhưng chủ yếu là những công bố mới Về hệ thống, không có sự khác biệt đáng

kể nào

De Candolle (1869) [33] khi xây dựng hệ thống phân loại họ Piperaceae,

đã xếp chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav 1794) vào họ này Trong công trình, tác giả đã mô tả chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav.) với 388 loài, trong

đó có 3 loài hiện có ở Việt Nam: P dindygulensis, P leptostachya, P pellucida

Benth & Hook (1880) [31] khi xây dựng hệ thống phân loại cho ngành

Hạt kín đã xếp chi Peperomia vào họ Hồ tiêu (Piperaceae) cùng với các chi

Zippelia, Piper, Verhuellia và Symbryon

Heywood (1993) trong công trình “Flowering plants of the World” [18],

đã xếp chi Peperomia vào họ Peperomiaceae cùng với các chi Verbuellia, Manekia, Piperanthera

Takhtajan (2009) [22] đã xếp chi Peperomia vào họ Peperomiaceae cùng

với các chi Verbuellia, Manekia, Piperanthera

Các nước lân cận Việt Nam, có một số tác giả đã công bố các công trình

nghiên cứu về chi Peperomia dưới dạng công trình thực vật chí, như công trình

của C B Backer & R C Bakhuizen (1963) trong khi nghiên cứu hệ thực vật

của vùng Java (thuộc Inđônêxia) [17] đã xếp chi Peperomia vào họ Piperaceae

và công bố chi này có 7 loài là P tetraphylla, P tomentosa, P pellucida, P

Trang 9

4

laevifolia, P metallica, P arifolia và P verschaffeltii Tác giả đã mô tả các đặc

điểm hình thái để phân biệt các loài dưới dạng khóa phân loại, không có hình ảnh minh họa, không có mẫu nghiên cứu của các loài để so sánh

Cùng với quan điểm xếp Peperomia trong họ Piperaceae, các tác giả Trung Quốc (1972) trong “Iconographia Cormophytorum Sinicorum” [29] đã

mô tả 3 loài có ở Trung Quốc là: P dindygulensis, P pellucida, P reflexa; đến năm 1982, Tseng Yung-chien cũng nghiên cứu phân loại chi Peperomia ở Trung Quốc trong công trình “Flora Reipublicae Popularis Sinicae” [30], tác giả đã xếp chi Peperomia vào họ Hồ tiêu (Piperaceae), ghi nhận số loài thuộc chi này

lên 8 loài Trong công trình này tác giả mô tả đặc điểm của chi, xây dựng khóa

định loại và mô tả 8 loài có ở Trung Quốc là: P tetraphylla, P cavaleriei, P leptostachya, P dindygulensis, P heyneana, P duclouxii, P nakaharai, P pellucida, đưa ra hình ảnh minh họa cho 5 loài P tetraphylla, P cavaleriei, P dindygulensis, P duclouxii, P pellucida Tuy nhiên do tài liệu viết bằng tiếng

Trung Quốc nên khó tra cứu; Vào năm 1999, tác giả Cao hu jiao shu trong tác

phẩm “Flora of China” [19] cũng đã mô tả chi Peperomia ở Trung Quốc, xây dựng khóa định loại và phân loại chi này với 7 loài là: P tetraphylla, P cavaleriei, P blanda, P heyneana, P rubrivenosa, P nakaharai, P pellucida Kèm theo giá trị sử dụng của 2 loài P tetraphylla và P blanda

Herbert Huber (1987), đã nghiên cứu phân loại chi Peperomia ở khu vực Ceylon trong “Flora of Ceylon” [23], tác giả đã mô tả đặc điểm chi, xây dựng khóa định loại đến loài và mô tả 7 loài có ở vùng Ceylon là: P tetraphylla, P blanda, P candolleana, P pseudo-rhombea, P heyneana, P species và P pellucida Tuy nhiên tác giả vẫn chưa cung cấp thông tin về giá trị sử dụng và hình ảnh minh họa cho các loài thuộc chi Peperomia

Lin, Tzer-tong and Lu, Sheng-you (1996), khi nghiên cứu hệ thực vật Đài

Loan công bố trong công trình “Flora of Taiwan” [24], đã xếp chi Peperomia

Trang 10

5

vào trong họ Piperaceae, tác giả mô tả đặc điểm chi, xây dựng khóa định loại và

mô tả 5 loài thuộc chi này là: P japonica, P nakaharai, P reflexa, P rubrivenosa, P sui, nhưng không đề cập đến giá trị sử dụng của từng loài

Trong tác phẩm “Flora of Hong Kong” [26] của tập thể tác giả XIA

Nian-he (2007) đã mô tả chi Peperomia thuộc họ Piperaceae Với chi Peperomia, tác

giả đã xây dựng bản mô tả, khóa định loại các loài, cung cấp một số thông tin về

danh pháp, đặc điểm phân bố 2 loài ở Hồng Kông là: P blanda và P pellucida, kèm theo hình ảnh của loài P blanda

Như vậy, dù dựa vào đặc điểm khác nhau nhưng đa số các tác giả đều

thống nhất xếp chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav 1794) vào họ Hồ tiêu

(Piperaceae)

1.2 Các nghiên cứu chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav 1794) ở Việt

Nam

Cho đến nay các công trình nghiên cứu họ Hồ tiêu (Piperaceae) nói chung

và chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav 1794) ở Việt Nam còn rất ít Người đầu tiên đề cập đến chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav 1794) ở Việt Nam là

nhà thực vật học người Thụy Sĩ C de Candolle (1910) trong công trình Thực vật

chí Đông Dương “Flore Générale de L'Indo-Chine” [27] Trong công trình này tác

giả đã mô tả đặc điểm của chi Càng cua, xây dựng khóa định loại và đặc điểm

phân bố của 5 loài có ở Đông Dương là: P vitiana, P leptostachya, P harmandii, P thorelii, P pellucida, trong đó có 4 loài ở Việt Nam: P leptostachya, P harmandii, P thorelii, P pellucida, kèm theo hình ảnh của 2 loài P harmandii và P thorelii

Phạm Hoàng Hộ (1970) trong công trình “Cây cỏ miền Nam Việt Nam”[8]

đã xếp chi Peperomia vào họ Piperaceae, xây dựng bản mô tả, khóa định loại và kèm theo hình ảnh của 6 loài ở miền Nam Việt Nam: P harmandii, P leptostachya, P parcicilia, P pellucida, P tetraphylla, P thorelii Tuy nhiên,

Trang 11

6

trong công trình “Cây cỏ miền Nam Việt Nam” có hạn chế như: bản mô tả còn sơ

sài, không có tài liệu trích dẫn, không có mẫu nghiên cứu, …

Cùng quan điểm với C de Candolle (1910), tác giả Lê Khả Kế trong tác

phẩm “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” (1973) [12] đã xếp chi Càng cua vào họ

Hồ tiêu (Piperaceae) với tên gọi Peperomia Trong chi này, tác giả đã cung cấp các thông tin về phân loại cho 2 loài là: P leptostachya – Càng cua, P pellucida – Tiêu màng cùng với hình vẽ sơ lược minh họa

Vào năm 1999, trong công trình “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ

[10], tác giả đã tóm tắt đặc điểm nhận biết, giá trị sử dụng, nơi phân bố, dạng

sống và sinh thái của 8 loài thuộc chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav.) ở Việt Nam là: P dindiguensis, P harmandii, P leptostachya, P parcicilia, P pellucida, P portulacastroides, P tetraphylla, P thorelii, trong đó có loài P dindiguensis và P portulacastroides được ghi nhận là loài hiểu biết không đầy

đủ Công trình “Cây cỏ Việt Nam” tuy có nhiều hạn chế như: Bản mô tả còn sơ

sài, không có tài liệu trích dẫn, không có mẫu nghiên cứu, nhưng cho đến nay, đây là tài liệu quan trọng cho việc định loại sơ bộ các loài thực vật ở Việt Nam

Nguyễn Tiến Bân (2003), trong “Danh lục các loài thực vật Việt Nam - họ

Hồ tiêu - Piperaceae” [3] đã chỉnh lý danh pháp và đưa ra danh lục 6 loài thuộc

chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav.) ở Việt Nam: P harmandii, P leptostachya, P parcicilia, P pellucida, P tetraphylla, P thorelii Tác giả cung

cấp một số dẫn liệu về vùng phân bố, dạng sống và sinh thái, cũng như giá trị sử

dụng các loài trong chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav.)

Ngoài ra còn một số công trình đề cập đến chi Càng cua (Peperomia Ruiz

& Pav.) dưới dạng tài nguyên như: Công trình “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam” [2] của Nguyễn Tiến Bân (1997) đã mô tả đặc điểm của họ Hồ tiêu (Piperaceae) và xếp chi Peperomia vào họ này Công trình “Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam” của Triệu Văn Hùng (2007) [11], tác giả

Trang 12

7

đã mô tả hình thái, phân bố, đặc điểm sinh học, giá trị sử dụng, danh pháp và

kèm theo hình ảnh của loài P pellucida Võ Văn Chi (2009) trong công trình

“Cây rau làm thuốc” [5] đã giới thiệu loài P pellucida trong chi Càng cua được

sử dụng làm thuốc, tác giả đã cung cấp thông tin về đặc điểm nhận biết, công

dụng và kèm theo hình ảnh Võ Văn Chi (2012) trong “Từ điển cây thuốc Việt Nam” [6] đã giới thiệu về 2 loài trong chi Càng cua được sử dụng làm thuốc là:

P pellucida, P tetraphylla Trong công trình này tác giả đã cung cấp thông tin

về: đặc điểm nhận biết, bộ phận dùng, nơi sống và thu hái, tính vị và tác dụng, công dụng, có kèm theo hình ảnh về loài Đặng Văn Sơn (2013) [13] trong công

trình “Cẩm nang các loài cây có ích ở Củ Chi ”, tác giả đã mô tả đặc điểm, sinh thái và phân bố, giá trị sử dụng, danh pháp và kèm thèo hình ảnh của loài P pellucida ở Việt Nam

Như vậy, đến nay số lượng loài thuộc chi Peperomia được ghi nhận có ở

Việt Nam là chưa thống nhất giữa các tác giả nghiên cứu Theo 3 công trình nghiên cứu của C de Candolle, Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Tiến Bân số lượng

loài thuộc chi Peperomia ở Việt Nam được ghi nhận như sau:

Bảng 1 Danh lục các loài thuộc chi Càng cua ở Việt Nam qua các tài liệu

C de Candolle

(1910)

Phạm Hoàng Hộ (1999)

Nguyễn Tiến Bân (2003)

P harmandii P harmandii P harmandii

P leptoschya P leptoschya P leptoschya

Trang 13

8

Có thể nói rằng, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một

cách đầy đủ và có hệ thống về Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav 1794) ở Việt

Nam Chính vì vậy, công trình nghiên cứu: “Bước đầu nghiên cứu phân loại

chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav 1794) ở Việt Nam” của chúng tôi sẽ là

công trình đầu tiên nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về phân loại chi

Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav 1794) ở Việt Nam

Trang 14

9

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Các loài thuộc chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav 1794) ở Việt Nam,

dựa trên cơ sở mẫu vật và tài liệu

Tài liệu: Các tài liệu về phân loại chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav

1794) trên thế giới và của Việt Nam, nhất là các chuyên khảo

Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc chi Càng cua (Peperomia Ruiz &

Pav 1794) ở Việt Nam, hiện được lưu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (HN); phòng tiêu bản thực vậttrường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU); phòng tiêu bản thực vật Viện Dược liệu (HNPM)

Tổng số mẫu nghiên cứu là 14 số hiệu với 19 tiêu bản Việc phân tích mẫu vật được tiến hành tại phòng tiêu bản thực vật (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật)

Ngoài ra, tôi còn tham khảo một số mẫu thu thập được trong khi điều tra thực địa

2.4 Nội dung nghiên cứu

– Hệ thống và vị trí của chi Càng cua: Tìm hiểu vị trí và hệ thống phân loại của chi Càng cua trên thế giới, lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp để sắp xếp các taxon nghiên cứu ở Việt Nam

Trang 15

10

– Phân tích mẫu vật để định loại và xây dựng bản mô tả các taxon nghiên cứu thông qua việc điều tra nghiên cứu thực địa để thu thập mẫu vật và các thông tin về phân bố, sinh thái, , các mẫu vật lưu trữ tại các phòng tiêu bản thực vật

– Xây dựng khóa định loại đến loài của các taxon nghiên cứu thuộc chi Càng cua

– Tìm hiểu giá trị tài nguyên của các loài thuộc chi Càng cua ở Việt Nam

2.5 Phương pháp nghiên cứu

2.5.1 Phương pháp kế thừa tài liệu

Kế thừa các tài liệu về chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav 1794) đã

được công bố, đặc biệt là các công trình về phân loại học Bên cạnh đó, tìm hiểu thêm những công trình về giá trị tài nguyên, tình trạng hiện tại của các loài Rau dệu, để nhằm mục tiêu tìm hiểu về đặc điểm sinh học, sinh thái, tình trạng của loài

2.5.2 Phương pháp điều tra thực địa thu thập mẫu vật thực vật

Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thập mẫu vật, phân tích mẫu ở trạng thái tươi (ví dụ loài Càng cua thường được lấy làm rau ăn, mọc khá phổ biến ở những nơi đất ẩm), tìm hiểu thông tin về hình thái, giá trị sử dụng của loài

2.5.3 Phương pháp so sánh hình thái

Để nghiên cứu phân loại chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav 1794),

chúng tôi sử dụng phương pháp Hình thái so sánh theo Nguyễn Nghĩa Thìn,

2007 [15] Đây là phương pháp cổ điển nhưng cho tới nay vẫn là phương pháp chính và phổ biến nhất Phương pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài

Trang 16

11

các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi tác động của môi trường Việc so sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tương ứng với nhau trong cùng một giai đoạn phát triển (cây trưởng thành so sánh với cây trưởng thành, nụ so sánh với nụ, hoa so sánh với hoa, )

Để làm tốt phương pháp nghiên cứu hình thái so sánh, cần tiến hành đồng thời cả 2 công tác là ngoại nghiệp và nội nghiệp

Công tác ngoại nghiệp: Được thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm

thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái tươi, quan sát về phân bố, môi trường sống và các đặc điểm khác

Công tác nội nghiệp: Được tiến hành trong phòng thí nghiệm, bao gồm

việc xử lý, phân tích và bảo quản mẫu vật Tại đây, các mẫu vật được phân tích, chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả

Để tra cứu nhận biết các họ, tôi căn cứ vào Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật Hạt kín ở Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (1997) và Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997)

Để đánh giá về giá trị tài nguyên (khoa học và giá trị sử dụng), tôi căn cứ vào điều tra thực địa và tài liệu:

Các bước tiến hành: Việc nghiên cứu chi Càng cua (Peperomia Ruiz &

Pav 1794) được tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Tổng hợp phân tích những tài liệu trong và ngoài nước về chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav 1794) Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại chi này

ở Việt Nam

Bước 2: Phân tích, định loại các mẫu thuộc chi Càng cua (Peperomia Ruiz

& Pav 1794) hiện có

Bước 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thuộc địa để thu thêm

mẫu, tìm hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin liên quan khác

Trang 17

12

Bước 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả các đặc điểm chung của chi,

xây dựng khóa định loại, mô tả các phân chi và các loài, chỉnh lý phần danh pháp theo luật dang pháp quốc tế và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học khác của đề tài

Soạn thảo chi và các loài dựa theo quy ước quốc tế về soạn thảo thực vật và quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam, thứ tự như sau:

Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công

bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô

tả, loài typ của chi, ghi chú (nếu có)

Thứ tự soạn thảo loài và dưới loài: Tên khoa học chính thức kèm theo tên

tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công

bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở Việt nam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc class.), mẫu vật chuẩn (Typus) kèm theo nơi bảo quản (theo quy ước quốc tế), sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng, ghi chú (nếu có)

Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc truyền tin ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dưỡng (dạng sống, lá, thân) đến cơ quan sinh sản (đặc điểm hoa, quả, hạt,…)

Để xây dựng bản mô tả cho một loài, chúng tôi tập hợp các số liệu đã phân tích về loài đó sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu typ (nếu có), từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài Bản mô tả chi được xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài trong chi Nếu bản

mô tả này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác (thường do số

Trang 18

13

loài trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau), chúng tôi sẽ có những ghi chú bổ sung Xây dựng khoá lưỡng phân: Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi lựa chọn cách xây dựng khoá lưỡng phân kiểu zic-zắc, cách làm được tiến hành như sau:Từ tập hợp các đặc điểm mô tả cho các taxon, chọn ra cặp các tập hợp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm (các đặc điểm được chọn phải ổn định,

dễ nhận biết và thể hiện tính chất phân biệt giữa các taxon) Trong mỗi nhóm, lại tiếp tục chọn ra cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm khác, cứ tiếp

tục như vậy đến khi phân biệt hết các taxon

Danh pháp của các taxon được chỉnh lý theo luật danh pháp quốc tế hiện

hành và theo Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam [4]

Trang 19

14

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Hệ thống phân loại và vị trí của chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav

1794) ở Việt Nam

* Về hệ thống phân loại:

Sau khi phân tích các hệ thống phân loại chi Càng cua (Peperomia Ruiz &

Pav 1794) và họ Hồ tiêu (Piperaceae) trên thế giới như của G Bentham& J D Hooker (1880), Cao hu jiao shu (1999) và Takhtajan (1997, 2009); tham khảo các công trình thực vật chí ở các nước gần Việt Nam và các công trình nghiên cứu về họ Hồ tiêu ở Việt Nam như: C de Candolle (1910), Phạm Hoàng Hộ (1999), Nguyễn Tiến Bân (2003), tôi đã lựa chọn hệ thống của G Bentham& J

D Hooker (1880) để xác định vị trí và giới hạn của chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav 1794) ở Việt Nam, vì đây là quan điểm được đa số các nhà thực vật

học trên thế giới lựa chọn để phân loại chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav

1794) Theo đó, các tác giả đều đưa ra hệ thống từ chi phân loại trực tiếp đến các loài mà không thông qua các nhánh (section) hay các phân chi (subgen)

* Về vị trí phân loại:

Vị trí phân loại của chi Càng cua rất đồng nhất trong quan điểm của các tác

giả nghiên cứu Trên cơ sở của quan điểm này, chi Càng cua (Peperomia Ruiz

& Pav 1794) được xếp vào họ Hồ tiêu (Piperaceae), bộ Hồ tiêu (Piperales), phân lớp Ngọc lan (Magnolidae), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) hay còn gọi là lớp Hai lá mầm (Dicotyledonae), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) hay còn gọi

là ngành Hạt kín (Angiospermae)

Theo đó, chi này ở Việt Nam có 6 loài là P harmandii, P leptostachya, P parcicilia, P pellucida, P tetraphylla, P thorelii Hai loài còn lại là P blanda (có tên đồng nghĩa là P dindygulensis) và P portulacastroides được ghi nhận

bởi Phạm Hoàng Hộ (1999) là các loài chưa hiểu biết đầy đủ, do vậy không

Trang 20

15

được trình bày trong khóa phân loại của công trình này

3.2 Đặc điểm phân loại chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav.1794) ở Việt

Nam

PEPEROMIA RUIZ & PAV 1794 – CÀNG CUA

Ruiz & Pav 1794 Fl Peruv Chil Prod 8; Benth Hook 1880 Gen Plant 3(1) : 127; C de Candolle 1910 Fl Gen Indoch 5 (1): 63; Back & Bakh f

1963 Fl Jav 1: 173; Herbert Huber 1987 Fl Ceylon 6: 290; M C Tebbs

1993 The Families and Genera of Vascular Plants 2: 519-520; Heywood, 1996 Flowering plants of the world 40; Lin, Tzer-tong & Lu, Sheng-you 1996 Fl Taiwan 2: 624; Cao hu jiao shu 1999 Fl China, 4: 129; XIA Nian-he, 2007

Fl Hong Kong 1: 59

3.2.1 Dạng sống

Cỏ lâu năm (P leptostachya, P tetraphylla) hoặc hàng năm (P pellucida), sống độc lập hoặc bì sinh; thân chia thành gióng và mấu, nạc, ròn; mọc bò (P harmandii, P tetraphylla) hoặc mọc đứng (P pellucida, P.thorelii) hoặc gốc mọc bò thân vươn lên (P leptostachya, P parcicilia), phân nhánh, thường có rễ từ các mấu (đối với các loài sống bì sinh), có nhiều lông (trừ P pellucida)

Trang 21

hình trứng ngược, hình thoi hoặc hình bình hành đến hình mác hình; chóp lá

nhọn (P harmandii, P thorelii), tù hoặc tròn (P leptostachya, P tetraphylla), nhọn hoặc tù (P parcicilia, P pellucida); mép nguyên; gốc lá nhọn (P harmandii, P parcicilia), nhọn hoặc tù (P leptostachya), hình tim (P pellucida), tròn (P tetraphylla), tròn hoặc tù (P thorelii); gân lá hình cung từ gốc (P leptostachya, P pellucida, P thorelii), hiếm khi có hình lông chim (P harmandii); có cuống; không có lá kèm

Trang 23

18

3.2.4 Hoa

Hình 3.3 Cấu tạo hoa (P harmandii)

1, 2 hoa (a lá bắc, b nhị, c bầu); 3 nhị (mặt trước); 4 nhị (mặt sau)

(hình theo C de Candolle, 1910) Hoa lưỡng tính, không có bao hoa còn gọi là hoa trần, rất nhỏ và thường tập hợp thành bông dày đặc, không có cuống hoặc gần như không có cuống Nhị

2, chỉ nhị rất ngắn, đính lệch ở một bên; chỉ nhị hình giùi, bao phấn đính lưng, 2

ô, mở trong Bộ nhụy gồm 1 lá noãn hợp tạo thành bầu thượng 1 ô, hình trứng

ngược (P harmandii, P leptostachya, P thorelii), hình bầu dục (P pellucida), hoặc hình trứng (P tetraphylla); mỗi ô của bầu có 1 noãn; không có vòi nhụy;

núm nhụy tù hoặc nhọn, có mỏ hoặc như bàn chải, ở đỉnh hoặc lệch sang một bên, mang 1(-2) rãnh

Trang 24

19

Hình 3.4 Hình dạng quả

1 quả hình cầu (P pellucida); 2 quả hình trứng (P tetraphylla) ; 3

quả hình bầu dục (P.thorelii)

(hình 1, 2 theo Cao hu jiao shu, 1999; 3 theo C de Candolle, 1910 )

Typus: Peperomia pellucida (L.) Kunth

Khoảng 1.000 loài phân bố rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Việt Nam hiện biết có 6 loài, phân bố rải rác khắp cả nước

Trang 25

2B Lá có lông, gân gốc thường 1-3 cái; bầu hình trứng ngược

3A Mọc bò, cụm hoa đơn độc, chóp và gốc lá đều nhọn, bao phấn tròn

1 P harmandii

3B Mọc đứng, cụm hoa cặp đôi, chóp lá nhọn, gốc lá tù hoặc tròn, bao phấn

trái xoan 6 P thorelii

Loài biết chưa đầy đủ: P blanda, P portulacastroides

3.4 Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav

1794) ở Việt Nam

3.4.1 Peperomia harmandii C DC 1910 - Càng cua harmand

C DC 1898 Annuaire Conserv Jard Bot Genève, 280; C DC 1910 Fl Gen Indoch 5 (1): 64; Phamh 1989 Illustr Fl Vietn 1: 359; 1999 1: 289; Ban,

2003 Checkl Pl Sp Vietn 2: 115

Cây thân thảo, mọc bò; thân mềm và mảnh, có lông mịn, có rễ nhiều ở mấu Lá đơn, mọc cách; phiến lá gần hình bình hành đến hình mác, kích thước khoảng 2-3 x 1,5-2 cm, thót dần đến nhọn ở chóp và gốc; mép nguyên; lúc non

Trang 26

21

có lông mịn ở cả hai mặt, lá trưởng thành chỉ có lông ở mặt dưới, dày; gân hình lông chim, gân gốc 1 cái, gân bên song song với nhau, nổi rõ; cuống lá có lông mịn, dài 5 mm Cụm hoa dạng bông nạc, mọc đơn độc, dài 5 cm, nhẵn Lá bắc hình phễu, có vành tròn, cuống rất ngắn, đính sát đế hoa Nhị 2, chỉ nhị rất ngắn; bao phấn hình tròn Bầu hình trứng ngược; không có vòi nhụy; núm nhụy rất nhỏ, đính hơi lệch về phía đỉnh bầu Quả hạch, nhỏ Hạt 1

Hình 3.5 Peperomia harmandii C DC

1 cành mang hoa; 2, 3 và 4 hoa và lá bắc; 5 nhị

(hình theo C de Candolle, 1910)

Loc class.: Colombia; Typus: Hartmann s.n (G-DC - holo; iso - B)

Sinh học và sinh thái: Gặp nơi ẩm, ở độ cao từ 590m

Phân bố: Lâm Đồng (Đơn Dương, đèo Ngoạn Mục), Bà Rịa-Vũng Tàu

(Côn Đảo) Còn có ở các nhiệt đới khác như Colombia

Mẫu nghiên cứu: Loài được ghi nhận bởi C de Candolle (1910), Phạm

Hoàng Hộ (1999), Nguyễn Tiến Bân (2003) Trong quá trình nghiên cứu chi Càng cua ở Việt Nam, chúng tôi chưa tìm thấy mẫu vật của loài này Bản mô tả theo C de Candolle (1910), Phạm Hoàng Hộ (1999), Nguyễn Tiến Bân (2003)

Trang 27

22

3.4.2 Peperomia leptostachya Hook & Arn 1832 - Càng cua gié mịn

Hook & Arn 1832 Bot Beechey Voy 96; C DC 1910 Fl Gen Indoch 5 (1): 64; Phamh 1989 Illustr Fl Vietn 1: 360; 1999 1: 290; Ban, 2003 Checkl

Pl Sp Vietn 2: 115

- Càng cua

Hình 3.6 Peperomia leptostachya Hook & Arn

Cành mang hoa (hình theo Phạm Hoàng Hộ, 1999) Cây thân thảo, lâu năm, mọc đứng, cao 20-45 cm, mập, có nhiều lông dài

và dày, dựng ngược, có khía trên thân; đường kính cành mang hoa 5 mm Lá đơn, mọc đối, về phía đỉnh của thân thường mọc vòng của 3; phiến lá hình trứng ngược, hình bầu dục, đôi khi những lá ở gần gốc của thân thì gần như tròn, chóp

lá tròn hoặc tù, mép nguyên, gốc lá nhọn hoặc tù, kích thước khoảng 1-4 x 0,5-2

Trang 28

23

cm, dày mập, có lông ở cả hai mặt; gân lá hình cung từ gốc, 3(-5); cuống lá dài 0,3-1,3 cm, phủ lông măng Cụm hoa dạng bông nạc, mọc thành cụm, mọc ở ngọn và ở nách lá gần ngọn, dài 2,5-8 cm, đường kính 0,7-1,5 mm, nhẵn; lá bắc hình phễu, có vành tròn, đường kính 0,6-0,7 mm, đính sát đế hoa; hoa không mọc dày đặc mà chỉ mọc rải rác trên cụm hoa ở phía dưới, mọc kín gần hoàn toàn trong hai phần ba trục hoa Nhị 2, bao phấn tròn Bầu nhụy hình trứng ngược, đỉnh tù tới có khía; núm nhụy rất nhỏ, nhẵn, đính hơi lệch về phía đỉnh bầu Quả hạch, hình cầu đến bầu dục rộng, dài 1 mm, đường kính 0,6- 0,8 mm,

bề mặt có tuyến Hạt 1, rất nhỏ, khi chín màu nâu đen

Loc class.: Fiji (Isl., Hawaiian Isl.: Oahu); Typus: Lay s.n [Beechey]

(K-holo; iso - G)

Sinh học và sinh thái: Gặp rải rác trong rừng, nơi ẩm và ưa bóng, thường

phụ sinh trên các loài cây khác Ra hoa tháng 5-7, có quả chín tháng 7-9

Phân bố: Cao Bằng (Quảng Hoà, Phúc Sen), Hòa Bình (Đá Bắc, Núi Sèo),

Ninh Bình (Cúc Phương), Lâm Đồng (Đà Lạt) Còn có nhiều nước khác như ở Campuchia, quần đảo Fiji

Mẫu nghiên cứu: Hòa Bình (Đá Bắc, Núi Sèo), Phương 2113

HN0000048079, HN0000048080, HN0000048081 và HN0000048082 (HN)

Giá trị sử dụng: Lá làm rau ăn sống

3.4.3 Peperomia parcicilia C DC 1909 - Càng cua ba lá

C DC 1909 Proc Roy Acad Amsterdam xiv No 4: 65; Phamh 1989 Illustr

Fl Vietn 1: 360; 1999 1: 290; Ban, 2003 Checkl Pl Sp Vietn 2: 115

Cây thân thảo, nằm rồi đứng, cao 20-30 cm, mập, phân nhánh, có rễ ở mắt,

có lông phần non, có rãnh trên thân Lá đơn, mọc vòng, mỗi vòng có 3 lá; phiến

lá hình thoi, kích thước khoảng 2,5-5 x 1-2,2 cm, chóp nhọn hoặc tù, mép nguyên, gốc nhọn, có lông ở cả hai mặt; gân chính nổi rõ; cuống dài 0,3-0,7 cm,

có lông Cụm hoa dạng bông nạc, mọc thành cụm, mọc ở đỉnh cành, cao 4-7 cm;

Ngày đăng: 07/09/2017, 14:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tiến Bân (1996), Hướng dẫn viết tắt tên tác giả và tài liệu thực vật, 60 tr., Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn viết tắt tên tác giả và tài liệu thực vật
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân
Năm: 1996
2. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam, tr. 364, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1997
3. Nguyễn Tiến Bân (2003), “Piperaceae Agardh. 1824. – Họ Hồ tiêu”, Danh lục các loài thực vật Việt Nam [Checkl. Pl. Sp. Vietn.], 2, tr. 115-122, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Piperaceae Agardh. 1824. – Họ Hồ tiêu”, "Danh lục các loài thực vật Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2003
4. Bộ Khoa học và Công nghệ (2008), Quy phạm soạn thảo Thực vật chí Việt Nam, 9 tr., Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy phạm soạn thảo Thực vật chí Việt Nam
Tác giả: Bộ Khoa học và Công nghệ
Năm: 2008
5. Võ Văn Chi (2009), Cây rau làm thuốc, tr 157-158, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây rau làm thuốc
Tác giả: Võ Văn Chi
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2009
6. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, 1, tr. 500-501, Nxb Y học, Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển cây thuốc Việt Nam
Tác giả: Võ Văn Chi
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2012
7. Nguyễn Anh Diệp (chủ biên), Trần Ninh, Nguyễn Xuân Quýnh (2007), Nguyên tắc phân loại sinh vật, 225 tr., Nxb KH & KT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên tắc phân loại sinh vật
Tác giả: Nguyễn Anh Diệp (chủ biên), Trần Ninh, Nguyễn Xuân Quýnh
Nhà XB: Nxb KH & KT
Năm: 2007
8. Phạm Hoàng Hộ (1970), Cây cỏ miền Nam Việt Nam, 1, tr. 264-266, Bộ Văn hóa – Giáo dục và thanh niên – Trung tâm học liệu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ miền Nam Việt Nam
Tác giả: Phạm Hoàng Hộ
Năm: 1970
9. Phạm Hoàng Hộ (1989), Cây cỏ Việt Nam, 1, tr. 356-361, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ Việt Nam
Tác giả: Phạm Hoàng Hộ
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 1989
10. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, 1, tr. 289-291, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ Việt Nam
Tác giả: Phạm Hoàng Hộ
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 1999
11. Triệu Văn Hùng (2007), Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam, tr. 222-226, Nxb Thế giới mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam
Tác giả: Triệu Văn Hùng
Nhà XB: Nxb Thế giới mới
Năm: 2007
12. Lê Khả Kế (1973), Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, 3, tr. 190-192, Nxb Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam
Tác giả: Lê Khả Kế
Năm: 1973
13. Đặng Văn Sơn (2013), Cẩm nang các loài cây có ích ở Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh, tr. 167, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang các loài cây có ích ở Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Đặng Văn Sơn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2013
14. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, 223 tr., Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Thìn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1997
15. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, 171 tr., Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp nghiên cứu thực vật
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Thìn
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
16. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Thực vật có hoa, tr. 168-169, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực vật có hoa
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Thìn
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. Tiếng Anh
Năm: 2007
17. Backer C. A. & Bakhuizen R. C. (1963),“Peperomia”, Flora of Java, 1, pp. 173-174, Netherlands Sách, tạp chí
Tiêu đề: Peperomia”," Flora of Java
Tác giả: Backer C. A. & Bakhuizen R. C
Năm: 1963
18. Heywood V. H. (1993), Flowering plants of the World, pp. 38-40, New York Sách, tạp chí
Tiêu đề: Flowering plants of the World
Tác giả: Heywood V. H
Năm: 1993
19. Cao hu jiao shu (1999), “Peperomia”, Flora of China [Fl. China], Vol. 4, pp. 129-131, Peikin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Peperomia”, "Flora of
Tác giả: Cao hu jiao shu
Năm: 1999
20. B. H. M. J. Lemmens, “Peperomia”, Plant Resources of South-East Asia (PROSEA), 12(1), Medicinal and poisonous plants 1, pp. 379-381, Leiden Sách, tạp chí
Tiêu đề: Peperomia”, "Plant Resources of South-East Asia (

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w