Để chuẩn bị cho việc nghiên cứu một cách toàn diện về phân loại chi Vi lường ở Việt Nam và góp phần cung cấp dữ liệu cho việc nhận biết, sử dụng các loài thuộc chi này, chúng tôi đã tiến
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
PHÙNG THỊ TRANG
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI
CHI VI LƯỜNG (MICROTROPIS Wall
ex Meisn.) Ở VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học
HÀ NỘI, 2016
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
PHÙNG THỊ TRANG
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI
CHI VI LƯỜNG (MICROTROPIS Wall
ex Meisn.) Ở VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ
của TS Nguyễn Văn Dư – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật và ThS Dương Thị Thanh Thảo – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Trần Thế Bách cùng tập thể cán bộ phòng Thực vật – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài trường Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; đặc biệt là sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2016
Sinh viên
Phùng Thị Trang
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan:
Khóa luận “Bước đầu nghiên cứu phân loại chi Vi lường (Microtropis
Wall ex Meisn.) ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Văn Dư và ThS Dương Thị Thanh Thảo Các kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào trước đây
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2016
Sinh viên
Phùng Thị Trang
Trang 5MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Các nghiên cứu chi Vi Lường (Microtropis Wall ex Meisn.) trên thế giới 3
1.2 Các nghiên cứu chi Vi Lường (Microtropis Wall ex Meisn.) ở Việt Nam 5
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
2.1 Đối tượng nghiên cứu 7
2.2 Phạm vi nghiên cứu 7
2.3 Thời gian nghiên cứu 7
2.4 Phương pháp nghiên cứu 7
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 10
3.1 Vị trí phân loại của chi Vi lường (Microtropis Wall ex Meisn.) ở Việt Nam 10
3.2 Đặc điểm hình thái của chi Vi lường (Microtropis Wall ex Meisn.) ở Việt Nam 10
3.3 Khoá định loại các loài thuộc chi Vi lường (Microtropis Wall ex Meisn.) ở Việt Nam 15
3.4 Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Vi lường (Microtropis Wall ex Meisn.) ở Việt Nam 15
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có hệ thực vật vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều chuyên ngành khoa học nghiên cứu về thực vật Trong đó, chuyên ngành phân loại thực vật đóng vai trò nền tảng Phân loại thực vật một cách chính xác sẽ cung cấp tài liệu cho nhiều ngành khoa học khác có liên quan
Chi Vi lường (Microtropis Wall ex Meisn.), thuộc họ Dây gối (Celastraceae
R Br.) Ở Việt Nam, tuy là một chi nhỏ, nhưng chúng đóng vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái rừng nguyên sinh và thứ sinh nơi chúng có mặt
Để chuẩn bị cho việc nghiên cứu một cách toàn diện về phân loại chi Vi lường
ở Việt Nam và góp phần cung cấp dữ liệu cho việc nhận biết, sử dụng các loài thuộc
chi này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Bước đầu nghiên cứu phân loại
chi Vi lường (Microtropis Wall ex Meisn.) ở Việt Nam”
Mục đích nghiên cứu
Hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi Vi lường (Microtropis Wall
ex Meisn.) ở Việt Nam một cách có hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu họ Dây gối (Celastraceae R Br.) và phục vụ cho việc biên soạn Thực vật chí Việt Nam
và cho những nghiên cứu có liên quan
Nội dung nghiên cứu
– Phân tích các hệ thống phân loại chi Vi lường (Microtropis Wall ex Meisn.)
trên thế giới, từ đó lựa chọn hệ thống phù hợp để sắp xếp chi và các loài thuộc chi
Vi lường ở Việt Nam
– Xây dựng bản mô tả chi, các loài thuộc chi Vi lường (Microtropis Wall ex Meisn.) ở Việt Nam
– Xây dựng khoá định loại các loài thuộc chi Vi lường (Microtropis Wall ex Meisn.) ở Việt Nam
Trang 7Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
– Ý nghĩa khoa học: Cung cấp tài liệu phục vụ cho việc viết Thực vật chí Việt
Nam về họ Celastraceae ở Việt Nam; bổ sung kiến thức cho chuyên ngành phân loại thực vật và cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu sau này về chi Vi lường
(Microtropis Wall ex Meisn.) ở Việt Nam
– Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho các ngành ứng
dụng và sản xuất lâm nghiệp, y dược, sinh thái và tài nguyên sinh vật,…
Điểm mới của đề tài
Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam tiến hành phân loại chi Vi lường
(Microtropis Wall ex Meisn.) ở Việt Nam một cách đầy đủ và có hệ thống
Bố cục của khóa luận:
Gồm 31 trang, 11 hình vẽ, 3 ảnh, 1 bảng được chia thành các phần chính như sau:
Mở đầu (2 trang), chương 1 (Tổng quan tài liệu: 4 trang), chương 2 (Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 3 trang), chương 3 (Kết quả nghiên cứu: 21 trang), kết luận và kiến nghị: 1 trang, tài liệu tham khảo: 21 tài liệu; bảng tra tên khoa học và tên Việt Nam, phụ lục
Trang 8CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Các nghiên cứu chi Vi Lường (Microtropis Wall ex Meisn.) trên thế giới
Người đầu tiên nghiên cứu về chi này Bentham & Hook f (1862) [21] khi
xây dựng hệ thống phân loại cho ngành Hạt kín đã xếp chi Microtropis vào họ
Celastraceae do có các đặc điểm: Cụm hoa xim mọc ở nách lá, cánh hoa 5, nhị hoa
5, quả nang Sau đó, có nhiều tác giả đã đề cập đến chi này như:
M A Lawson (1875) trong công trình “Flora of British India” [13] Trong công trình này, tác giả đã mô tả đặc điểm chi và mô tả chi Microtropis với 8 loài là:
M walliohiana, M latifolla, M ramiflora, M densiflora, M microcarpa, M ovalifolla, M discolor, M bivalvis
Các nước lân cận Việt Nam, có một số tác giả đã công bố các công trình
nghiên cứu về chi Microtropis dưới dạng công trình thực vật chí như:
Ding Hou (1962) đã nghiên cứu phân loại chi Microtropis ở khu vực Malesian trong “Flora Malesiana Vol 6, part 1” [10], tác giả đã mô tả 13 loài có ở vùng Malesiana là: M discolor, M tenuis, M tetrameris, M valida, M bivalvis, M elliptica, M kinabaluensis, M curranii, M sumatrana, M rigida, M ovata, M platyphylla, M wallichiana Trong công trình này tác giả đã mô tả đặc điểm của chi Microtropis, xây dựng khóa định loại, cung cấp các thông tin về danh pháp, đặc điểm phân bố, sinh thái, có hình ảnh minh họa của 2 loài là: M tetrameris, M elliptica
C A Backer & R C Bakhuizen (1965) trong khi nghiên cứu hệ thực vật của
vùng Java (thuộc Inđônêxia) [9] đã xếp chi Microtropis vào họ Celastraceae và công bố chi này có 1 loài là M elliptica Tác giả đã mô tả các đặc điểm chi và các đặc điểm hình thái của loài M elliptica dưới dạng khóa phân loại, không có hình
ảnh minh họa
Ding Hou (1966) [11] đã xếp chi Microtripis vào trong họ Celastraceae và
mô tả 5 loài thuộc chi này là: M apiculata, M macrophylla, M petelotii, M discolor, M crassifolia Có hình ảnh minh họa của 2 loài là: M apiculata, M macrophylla, M petelotii
Trang 9
Auctors (1991) trong công trình “Iconogarphia Areororum Yunnanniorum” [19] đã mô tả 6 loài là: M discolor, M sessiliflora, M triflora, M hexandra, M tetragona, M.petelotii Trong công trình này tác giả đã mô tả đặc điểm của chi Microtropis, xây dựng khóa định loại các loài, cung cấp các thông tin về danh pháp,
đặc điểm phân bố, sinh thái, đều có hình ảnh minh họa của các loài
S Y Lu & Y P Yang (1993), khi nghiên cứu hệ thực vật Đài Loan công bố
trong công trình “Flora of Taiwan” [14], đã xếp chi Microtropis vào trong họ
Celastraceae Trong công trình này tác giả đã mô tả đặc điểm chi, xây dựng khóa
định loại và mô tả 2 loài thuộc chi này là: M fokienensis, M japonica
Cùng với quan điểm xếp Microtropis trong họ Celastraceae, các tác giả Trung Quốc trong “Iconographia Cormophytorum Sinicorum” [18] đã mô tả 3 loài là: M confertiflora, M tetragona, M triflora, đều có hình ảnh minh họa
C Y Cheng & P H Huang (1999) đã nghiên cứu phân loại chi Microtropis
ở khu vực Trung Quốc trong công trình “Flora Reipublicae Popularis Sinicae” [20], tác giả đã xếp chi Microtropis vào họ Celastraceae và đưa ra loài chuẩn là M discolor Trong công trình này tác giả còn mô tả đặc điểm của chi, xây dựng khóa định loại và mô tả 24 loài có ở Trung Quốc là: M thyrsiflora, M semipaniculata,
M japonica, M macrophyllus, M petelotii, M caudata, M submembranacea, M tetragona, M triflora, M pyramidalis, M hexandra, M henryi, M gracilipes, M yunnanensis, M fokienensis, M paucinervia, M reticulata, M obliquinervia, M discolor, M sphaerocarpus, M biflora, M oligantha, M obscurenervia, M osmanthoides Trong đó, loài M triflora có 2 thứ là M triflora var triflora và M triflora var szechuanensis Có hình ảnh minh họa của 14 loài là: M semipaniculata, M macrophyllus, M hexandra, M japonica, M submembranacea,
M tetragona, M discolor, M triflora var triflora, M obscurenervia, M fokienensis, M paucinervia, M thyrsiflora, M sphaerocarpus, M osmanthoides
Zhang Zhixiang và A Michele Funston (2006) trong công trình “Flora of China” [15], tác giả đã mô tả chi Microtropis, xây dựng khóa định loại các loài,
cung cấp một số thông tin về danh pháp ở Trung Quốc và phân loại chi này với 27
loài là: M thyrsiflora, M semipaniculata, M malipoensis, M japonica, M
Trang 10macrophylla, M petelotii, M fallax, M submembranacea, M pallens, M tetragona, M triflora, M pyramidalis, M hexandra, M henryi, M gracilipes, M sphaerocarpa, M yunnanensis, M fokienensis, M paucinervia, M reticulata, M obliquinervia, M discolor, M biflora, M oligantha, M osmanthoides, M wui, M obscurinervia
Kai Larsen (2010) đã nghiên cứu phân loại chi Microtropis ở khu vực Thái Lan trong công trình “Flora of Thailand” [12], tác giả đã mô tả đặc điểm của chi, xây dựng khóa định loại và mô tả 3 loài có ở vùng Thái Lan là: M bivalvis, M crassifolia, M discolor Bên cạnh việc cung cấp các thông tin về danh pháp, đặc
điểm phân bố, sinh thái, tác giả còn cung cấp thông tin về nơi thu mẫu chuẩn của
các loài, có hình ảnh minh họa của 1 loài là : M crassifolia
Như vậy, dù dựa vào đặc điểm khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất
xếp chi Vi lường (Microtropis Wall ex Meisn.) vào họ Dây gối (Celastraceae)
1.2 Các nghiên cứu chi Vi Lường (Microtropis Wall ex Meisn.) ở Việt Nam
Cho đến nay các công trình nghiên cứu họ Dây gối (Celastraceae R Br.) nói
chung và chi Vi lường (Microtropis Wall ex Meisn.) nói riêng ở Việt Nam còn rất
ít Người đầu tiên đề cập đến chi Vi lường ở Việt Nam là C J Pitard (1912) [16], trong công trình Thực vật chí đại cương Đông Dương đã mô tả đặc điểm của chi, xây dựng khóa định loại, cung cấp một số thông tin về danh pháp và đặc điểm phân
bố của 2 loài là: M pallens, M fallax Có hình ảnh minh họa của loài: M pallens
Mme Tardieu-Blot (1948) trong công trình “Supplplément à la Flore Générale
de l'Indo-Chine” [17] đã xây dựng khóa định loại, mô tả đặc điểm của các loài,cung
cấp một số thông tin về danh pháp và đặc điểm phân bố của 7 loài trong chi
Microtropis ở Đông Dương là: M pallens, M discolor, M fallax, M poilanei, M rhyncocarpa, M petelotii, M chlorocarpa, có hình ảnh minh họa của 3 loài: M poilanei, M petelotii, M rhyncocarpa
Trong công trình “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1993) [6], tác giả
đã tóm tắt đặc điểm nhận biết, nơi phân bố, dạng sống và sinh thái của 7 loài thuộc
chi Vi lường (Microtropis Wall ex Meisn.) ở Việt Nam: M chlorocarpa, M
Trang 11discolor, M osmanthoides, M pallens, M petelotii, M poilanei, M rhyncocarpa,
cùng hình ảnh sơ bộ kèm theo
Nguyễn Tiến Bân (1997) trong “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam” [2] đã mô tả đặc điểm nhận biết cơ bản của họ Dây gối ( Celastraceae R Br.) và xếp chi Microtropis vào họ này
Trong công trình “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (2000) [7], tác giả
đã tóm tắt đặc điểm nhận biết, nơi phân bố, dạng sống và sinh thái của 9 loài thuộc
chi Microtropis ở Việt Nam: M chlorocarpa, M apiculata, M discolor, M fallax,
M osmanthoides, M pallens, M petelotii, M poilanei, M rhyncocarpa, có hình ảnh minh họa của 7 loài là: M chlorocarpa, M discolor, M osmanthoides, M pallens, M petelotii, M poilanei, M Rhyncocarpa Công trình “Cây cỏ Việt Nam”
tuy có nhiều hạn chế như: Bản mô tả còn sơ sài, không có tài liệu trích dẫn, không
có mẫu nghiên cứu, nhưng cho đến nay, đây là tài liệu quan trọng cho việc định loại sơ bộ các loài thực vật ở Việt Nam
Nguyễn Tiến Bân (2003), trong “Danh lục các loài thực vật Việt Nam - họ
Dây gối - Celastraceae” [3], tác giả đã trình bày danh lục 10 loài thuộc chi Vi lường
(Microtropis Wall ex Meisn.) ở Việt Nam Trong công trình này tác giả đã cập nhật
nhiều thông tin mới, chỉnh lý danh pháp theo Luật danh pháp quốc tế hiện hành, đồng thời cung cấp một số thông tin về phân bố, dạng sống và sinh thái của loài
Năm 2003, trong cuốn “Từ điển thực vật thông dụng”, tập 1 [5], Võ Văn Chi đã tóm tắt đặc điểm của họ Dây gối ( Celastraceae R Br.) và xếp chi Microtropis vào
họ này
Như vậy, có thể nói rằng cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về họ Dây gối (Celastraceae) nói chung và chi Vi
lường (Microtropis Wall ex Meisn.) nói riêng ở Việt Nam Chính vì vậy, công trình
nghiên cứu: “Bước đầu nghiên cứu phân loại chi Vi lường (Microtropis Wall ex
Meisn.) ở Việt Nam” của chúng tôi sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách
đầy đủ và có hệ thống về phân loại chi Vi lường (Microtropis Wall ex Meisn.) ở
Việt Nam
Trang 12CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Các loài thuộc chi Vi lường (Microtropis Wall ex Meisn.) ở Việt Nam, dựa trên cơ sở mẫu vật và tài liệu
Tài liệu: Các tài liệu về phân loại chi Vi lường (Microtropis Wall ex Meisn.) trên thế giới và của Việt Nam, nhất là các chuyên khảo
Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc chi Vi lường (Microtropis Wall ex
Meisn.) ở Việt Nam, hiện được lưu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái
và Tài nguyên Sinh vật (HN), phòng tiêu bản thực vật trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU)
Tổng số mẫu nghiên cứu là 11 số hiệu với 34 tiêu bản Việc phân tích mẫu vật được tiến hành tại phòng Tiêu bản thực vật (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo 5 mẫu tiêu bản ở phòng tiêu bản thực vật thuộc trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU) và các ảnh chụp mẫu vật trên internet
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Các loài thuộc chi Vi Lường trên toàn lãnh thổ Việt Nam
2.3 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8/2014-4/2016
2.4 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu phân loại chi Vi lường (Microtropis Wall ex Meisn.), chúng
tôi sử dụng phương pháp kế thừa và phương pháp Hình thái so sánh [8] Phương pháp Hình thái so sánh là phương pháp cổ điển nhưng cho tới nay vẫn là phương pháp chính và phổ biến nhất trên thế giới và phù hợp với điều kiện nghiên cứu ở nước ta Phương pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi tác động của môi trường Việc so sánh dựa trên
Trang 13nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tương ứng với nhau trong cùng một giai đoạn phát triển (cây trưởng thành so sánh với cây trưởng thành, nụ so sánh với nụ, hoa so sánh
với hoa, )
Để làm tốt phương pháp nghiên cứu hình thái so sánh, cần tiến hành đồng thời
cả 2 công tác là ngoại nghiệp và nội nghiệp
Công tác ngoại nghiệp: Được thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu
thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái
tươi, quan sát về phân bố, môi trường sống và các đặc điểm khác
Công tác nội nghiệp: Xử lý và bảo quản mẫu vật Việc nghiên cứu các mẫu vật
khô được tiến hành tại các phòng thí nghiệm Tại đây, các mẫu vật được phân tích, chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc và mẫu vật chuẩn (nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực vật chí (nhất là của Việt Nam và các nước
lân cận) để phân tích, so sánh và định loại
Việc nghiên cứu phân loại chi Vi lường (Microtropis Wall ex Meisn.) được tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về chi Vi lường
(Microtropis Wall ex Meisn.) Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc
phân loại chi này ở Việt Nam
Bước 2: Phân tích, định loại các mẫu vật thuộc chi Vi lường (Microtropis
Wall ex Meisn.) hiện có
Bước 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thêm mẫu, tìm hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin có liên quan khác
Bước 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả các đặc điểm chung của chi, xây dựng khoá định loại, mô tả các phân chi và các loài, chỉnh lý phần danh pháp theo luật danh pháp quốc tế và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học khác của đề tài
– Soạn thảo chi và các loài dựa theo quy ước quốc tế về soạn thảo thực vật và quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam, thứ tự như sau:
Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố
tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học,
Trang 14năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, loài chuẩn của chi, ghi chú (nếu có)
Thứ tự soạn thảo loài và dưới loài: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác
giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc class.), mẫu vật chuẩn (Typus) kèm theo nơi bảo quản (theo quy ước quốc tế), sinh học và sinh thái, phân
bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng, ghi chú (nếu có)
– Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc truyền tin ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dưỡng (dạng sống, cành, lá, ) đến cơ quan sinh sản (cụm hoa, cấu trúc của hoa, quả, hạt)
Để xây dựng bản mô tả cho một loài, tôi tập hợp các số liệu đã phân tích về loài đó sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu typ (nếu có), từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài
Bản mô tả chi được xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài trong chi Nếu bản mô tả này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác (thường do số loài trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau), tôi sẽ có những ghi chú bổ sung
– Xây dựng khoá định loại: Trong phạm vi của đề tài này, tôi lựa chọn cách
xây dựng khoá lưỡng phân kiểu zic-zắc, cách làm được tiến hành như sau:
Từ tập hợp các đặc điểm mô tả cho các taxon, chọn ra cặp các tập hợp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm (các đặc điểm được chọn phải ổn định, dễ nhận biết và thể hiện tính chất phân biệt giữa các taxon) Trong mỗi nhóm, lại tiếp tục chọn ra cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm khác, cứ tiếp tục như vậy đến khi phân biệt hết các taxon
Danh pháp của các taxon được chỉnh lý theo Luật danh pháp quốc tế hiện hành
và theo Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam
Trang 15CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Vị trí phân loại của chi Vi lường (Microtropis Wall ex Meisn.) ở Việt Nam Sau khi phân tích các hệ thống phân loại chi Vi lường (Microtropis Wall ex
Meisn.) nói riêng và họ Dây gối (Celastraceae) nói chung, cùng việc tham khảo các
công trình thực vật chí ở các nước trên thế giới và các nước lân cận Việt Nam,
chúng tôi nhận thấy hệ thống phân loại chi Microtropis là tương đối đồng nhất ở hầu hết các tác giả nghiên cứu, còn về vị trí của chi Microtropis hầu hết các tác giả đều thống
nhất xếp:
Chi Vi lường (Microtropis Wall ex Meisn.)
Thuộc họ Dây gối (Celastraceae)
Thuộc bộ Dây gối (Celastrales)
Thuộc lớp Hai lá mầm (Dicotyledone)
M tetragona, M poilanei, M fallax, M triflora), hoặc có răng cưa (M chlorocarpa, M osmanthoides, M petelotii) Lá kèm nhỏ, sớm rụng hoặc không có
lá kèm (Hình 3.1)
Trang 163.2.3 Cụm hoa
Cụm hoa xim hai ngả 1 hoặc 2 lần (M tetragona, M triflora), hay kép 3-4 lần (M poilanei) hoặc xim nhiều ngả (M osmanthoides, M rhynchocarpha); mọc ở nách lá (M discolor, M poilanei, M pallens, M fallax) hoặc đỉnh cành (M triflora,
M osmanthoides, M petelotii); có 1 hoặc 2 lá bắc, thường tồn tại
3.2.4 Hoa
Hoa không cuống hoặc cuống ngắn; hoa lưỡng tính hoặc đơn tính (do tiêu
giảm thành phần); hoa mẫu 4 (M petelotii, M poilanei) hoặc 5 (M osmanthoides,
M pallen, M rhynchocarpha, M tetragona, M triflora) Đài rời hoặc hơi hợp, xếp
lợp, thường tồn tại; các lá đài có kích thước không đều, 2 hoặc 3 lá đài phía ngoài nhỏ hơn 2 lá đài phía trong Tràng hơi hợp ở gốc, cánh hoa thẳng, xếp lợp; không có
triền tuyến mật Chỉ nhị hình dùi, dính với nhau thành hình vòng khuyên (M rhynchocarpha, M tetragona, M triflora, M fallax, M osmanthoides, M chlorocarpa, M petelotii, M poilanei), vòng này giống như triền (Microtropis fallax), có khi dính với tràng (M pallens, M discolor); bao phấn hình trứng rộng, đính lưng, mở dọc, hướng trong, ít khi hướng ngoài (M discolor) Bầu thượng, hình
trứng, 2 ô, mỗi ô có 2 noãn; vòi nhụy ngắn, hình trụ tròn; núm nhụy dạng đĩa, đôi khi có 2-4 thùy (Hình 3.2)
3.2.5 Quả và hạt
Quả nang, hình bầu dục (M discolor, M osmanthoides, M fallax), có đỉnh
nhọn, có vòi nhụy và đài tồn tại, ít khi đầu tù, có vạch dọc, mở bằng 2 mảnh van Hạt thường 1, có nội nhũ và tử y; hình trứng, có rãnh hẹp, nhẵn, mềm, màu đỏ hoặc
đỏ nâu (Hình 3.3)
Typus: Microtropis discolor (Wall.) Meisn
Phân bố: Trên thế giới có khoảng 70 loài, phân bố ở Trung Mĩ, vùng nhiệt đới
và cận nhiệt đới ở châu Á Việt Nam hiện có 10 loài
- Microtropis chlorocarpa Merr & Freem – Vi lường trái xanh
- Microtropis discolor (Wall.) Meisn – Vi lường biến mầu
Trang 17- Microtropis fallax Pitard – Vi lường cong
- Microtropis osmanthoides Hand.-Mazz – Vi lường dạng mộc
- Microtropis pallens Pierre – Vi lường tái
- Microtropis petelotii Merr & Freem – Vi lường bắc
- Microtropis poilanei Tardieu – Vi lường poilane
- Microtropis rhyncocarpa Merr – Vi lường quả có múi
- Microtropis tetragona Merr & Freem – Vi lường 4 cạnh
- Microtropis triflora Merr & Freem – Mấm núi
Trang 18Hình 3.2 Một số dạng hoa
1, 2 Hoa ở M discolor; 3 Hoa ở M pallens; 4 Hoa ở M petelotii
(1 theo Auct., 1991; 2 theo C Y Cheng & P H Huang, 1999;
3 theo C J Pitard, 1912; 4 theo Ding Hou, 1966)
112
111
Trang 1914
Hình 3.3 Một số dạng quả
1 Quả ở M discolor; 2 Quả ở M pallens;
3 Quả ở M tetragona ; 4 Quả ở M triflora
(1 theo C Y Cheng & P H Huang, 1999; 2 theo C J Pitard, 1912;
Trang 203.3 Khoá định loại các loài thuộc chi Vi lường (Microtropis Wall ex Meisn.) ở
Việt Nam
1A Chỉ nhị dính với tràng hoa
2A Hạt không có tử y 2 M discolor 2B Hạt có tử y 5 M pallens
1B Chỉ nhị dính với nhau thành hình khuyên 3A Mép lá nguyên
4A Quả có đầu nhọn
5A Cụm hoa xim nhiều ngả 8 M rhyncocarpa
9A Cành non vuông .1 M chlorocarpa 9B Cành non tròn 6 M petelotii 8B Cụm hoa xim nhiều ngả 4 M osmanthoides 3.4 Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Vi lường (Microtropis Wall ex Meisn.)
ở Việt Nam
3.4.1 Microtropis chlorocarpa Merr & Freem – Vi lường trái xanh
Merr & Freem 1940 Proced Am Acad Arts et Sc 73: 290; Tardieu 1948 Suppl
Fl Gén L’indo-Chine.: 798; Phamh 2000 Illustr Fl Vietn 2: 149; Ban, 2003
Checkl Pl Sp Vietn 2: 1129
- Jussiaea repens L 1753 Sp Pl 1: 388; Gagnep 1921 Fl Gen Indoch 2: 987;
Back & Bakh f 1963 Fl Jav 1: 260
- Cubospermum palustris Lour 1790 Fl Conchinch.: 275
- Vi lường Nam
Trang 21Cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi, cành non vuông màu hơi xám Lá hình bầu
dục hoặc hình chữ nhật, kích thước 6-10 x 2,5-4 cm; mép có răng cưa; gốc lá hơi nhọn; chóp lá nhọn; gân bên 7 cặp; cuống lá dài từ 0,8-1 cm Cụm hoa xim
2 ngả, mọc ở nách lá, ngắn, thường mang 2 hoa; lá bắc hình tam giác đến hình trứng Lá đài 5, hình trứng, dài 1,5 mm; chỉ nhị dính với nhau thành hình khuyên Quả nang hình chữ nhật hay tròn dài, màu xanh, dài từ 1,2-1,4 mm, có
sọc dọc (Hình 3.4)
Loc class.: Vietnam; Typus: J Clemens 4312 (P)
Sinh học và sinh thái: Cây mọc rải rác trong rừng, ở độ cao 1200-1800 m Phân bố: Đà Nẵng (Bà Nà), Lâm Đồng (Lạc Dương), Kon Tum (Ngọc Pan) Mẫu nghiên cứu: LÂM ĐỒNG (Lạc Dương), N Q Bình, P K Lộc VH 4048
(HN)
Hình 3.4 Microtropis chlorocarpa Merr & Freem
Cành mang hoa và quả ( Hình theo Phạm Hoàng Hộ, 2000)
Trang 223.4.2 Microtropis discolor (Wall.) Meisn – Vi lường biến mầu
Wall 1830 Cat 4337; Tardieu 1948 Suppl Fl Gén L’indo-Chine.:795; Ding Hou 1962 Fl Males ser I, 6: 275; Phamh 2000 Illustr Fl Vietn 2: 150; Ban,
2003 Checkl Pl Sp Vietn 2: 1129; Zhang Zhixiang & A Michele Funston 2006
Fl China.: 485; K Larsen 2010 Fl Thailan.: 183
- Microtropsis sessiliflora Merr & Freem 1940 in Proc Am Acad 73: 284
- Cassine discolor Wall in Roxb 1824 Fl Ind 2: 378
- Evonymus garciniflolius Wall in Roxb 1824 Fl Ind 2: 403
- Microtropis garcinifolia Wight 1843 Ic Pl Ind Or.: 761
- Vi lường lưỡng sắc, cây keick koc
Cây bụi, cao từ 1-2m, thỉnh thoảng cây gỗ nhỏ cao 6 m(-10 m) Lá hình bầu dục hoặc hình chữ nhật, thỉnh thoảng hình mác, kích thước 5,5-14(-17) x 2-9 cm, không lông, mặt trên ôliu hay vàng, mặt dưới xám trắng; mép lá nguyên; gốc lá nhọn thỉnh thoảng hình nêm; chóp lá nhọn; gân bên 5-7 cặp, không đối xứng nhau thường hơi hướng lên, rõ ở 1 mặt hoặc ở cả 2 mặt, màu xanh hơi xám khi khô; cuống lá dài 5-10 mm Cụm hoa mọc ở nách lá, dạng xim 2 ngả kép 3 lần, dài 1,5
cm Hoa màu trắng hoặc trắng xanh, cuống hoa dài 3-8 mm Đài 5, có thùy gần tròn hoặc hơi hình thận, gần như nguyên Cánh hoa hình thuôn, rất sát nhau, dày, thường
có gờ ở mặt trong, kích thước 2-3,5 x 1-1,5 mm Nhị 5, dài 1,5 mm; chỉ nhị dính nhau trong một vòng hẹp, vòng này dính với tràng; bao phấn mở hướng ngoài Bầu
2 ô, hình chóp; vòi nhụy dày, ngắn; núm nhụy 2 thùy mờ hoặc tù Quả nang, 2 mảnh vỏ, hình bầu dục, kích thước 11-15 x 7-10 mm, đỉnh quả hơi nhỏ Hạt không
có tử y, hình bầu dục kích thước 10 x 8 mm (Hình 3.5)
Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng, rừng thường xanh, ở độ cao 800-1600m Mùa hoa tháng 2-3, có quả tháng 9-10
Phân bố: Quảng Nam (Đá Bạc), Đồng Nai (Biên Hòa, Chứa Chan), Kiên
Giang (Phú Quốc) Còn có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia
Trang 23Ghi chú: Trong quá trình nghiên cứu chi Microtropis ở Việt Nam, chúng tôi
chưa tìm thấy mẫu vật thuộc loài này Bản mô tả theo Mme
Tardieu-Blot (1948), P
H Hộ (2000), N T Bân (2003), K Larsen (2010)
Hình 3.5 Microtropis discolor (Wall.) Meisn
Cành mang hoa và quả ( Hình theo Phạm Hoàng Hộ, 2000)