Ai cũng tưởng trong óc hư, nào ngờ đó là Thận Thủy và Thận hỏa Hư, khí Thận không lên được trên đầu.. Ai cũng tưởng là nhức đầu, nào ngờ đó là Thận Thủy khô kiệt, trên đầu ít Thủy mà nhi
Trang 11
TÀI LIỆU SƯU TẬP
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI DÙNG THUỐC ĐÔNG Y
& CÁC PHƯƠNG DƯỢC CỦA NHÀ THUỐC KIM ĐIỀN
Dựa theo biên soạn và bào chế của Cố BÁC SỸ NGUYỄN VĂN BA
HỌC HÀNH VÀ SƯU TẬP : Đys HUỲNH HIẾU HỮU
2012
Trang 2II
Thầy rằng : Chẳng quản đâu nào, Miễn con quyết chí, công lao há nài Con ôi ! Học hải vô nhai, Trên đường Y Đạo dám phai tấc lòng Cứu người chi sá long đong, Thương người bệnh, như người trong gia đình,
Thuốc thang cứu chữa vẹn tình, Mau lâu tùy bệnh, phận mình tư lương
Vỗ về an ủi mọi đường, Nghèo giàu vẫn một tình thương đậm đà
Trang 3
Cứu người nào phải vì tiền,
VÌ TÌNH NHÂN LOẠI THIÊNG LIÊNG kia mà,
NÂNG CAO Y ĐẠO NHÀ TA
Cùng Quí Vị Thân Chủ,
95 người Á Đông nhờ thuốc Đông Y mà sống và lướt qua khỏi cơn bịnh ngặt nghèo
Chẳng có một lý nào khiến quí vị không nhờ được Đông Y như thế
Muốn được nhờ Đông Y, thì phải hiểu Đông Y, hiểu quan niệm Đông Y, hiểu Bệnh Lý học
của Đông Y, dầu với một cách thô sơ
Cũng một bệnh mà Tây Y nhìn khác, Đông Y nhìn khác Tây Y tìm lý dĩ nhiên của bệnh,
nghĩa là tìm nguyên nhân dĩ nhiên, dễ thấy, rõ ràng, minh bạch, ông thầy cũng nhận được mà
bệnh nhân cũng nhận được Nhưng Đông Y lại tìm lý sở dĩ nhiên của bệnh, nghĩa là tại do đâu
mà có như vậy, và cố trị tận gốc bệnh theo lý sở dĩ nhiên của nó Vậy nên, lý luận về nguyên nhân của bệnh đối với ông thầy Đông Y thật là rõ ràng, còn đối với người không học Đông Y thì
thật là huyền ảo Huyền ảo hay không, ta là bệnh nhân không cần bàn đến, ta chỉ uống thuốc Đông Y thử coi, coi có hết bệnh hay không ? Sự hết bệnh là điều tối trọng cho bệnh nhân mà thôi, mà Đông Y trị hết bệnh một cách vĩnh viễn mới thật là điều đáng mừng cho bệnh nhân và
gia đình của bệnh nhân vậy
Nhà thuốc KIM ĐIỀN chúng tôi xin góp phần tảo trừ bệnh tật, đem lại nguồn vui trong quí
Gia Đình nếu quí Gia Đình cần đến chúng tôi
Mỗi lần tái bản quyển nhỏ này là mỗi lần cố gắng, thêm nhiều điều hay, có nhiều thuốc mới, xin Quí Vị đừng coi thường, nên cất kỹ trong nhà, phòng khi bệnh hoạn, xa xôi không biết hỏi ai
Nhà thuốc KIM ĐIỀN kính cẩn
Trang 44
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI DÙNG THUỐC ĐÔNG Y
NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC CỦA ĐÔNG Y
1 Thắc mắc về Đông Y :
- Tại sao Đông Y vẫn sống đến ngày nay ?
Tại vì Đông Y căn cứ trên sự thật của Kinh, Khí, Lạc là cơ quan của sự sống và sự khỏe
mạnh của con người
- Tại sao tất cả thế giới văn minh lại say mê học Đông Y ?
Tại vì lý thuyết Đông Y căn cứ trên sự biến chuyển của Âm Dương mà ngày nay khoa
học bất kỳ phương diện nào, nhất là phương diện nguyên tử lực cũng đều nhận định Âm Dương
là gốc
- Tại sao thế giới văn minh, khi học kỹ, không bài bác điều gì trong Đông Y ?
Tại vì khi chưa học thì cho Đông Y là đơn sơ, là hủ lậu, là phản khoa học, nhưng ai học
kỹ và thực hành nhiều, cũng đồng thanh nhìn nhận Y lý Đông Y thật là huyền diệu và có hệ thống, còn cách vận dụng của Đông Y thì tổ chức theo lòng NHÂN ĐẠO và theo hoàn cảnh còn thiếu thốn của một số đông người trong nhân loại
2 Đông Y hay ở chỗ nào ?
Ai cũng tưởng Đông Y chỉ hay ở chỗ kinh nghiệm hoặc ở chỗ có nhiều thứ thuốc quý
báu Tuy Đông Y đã có một kinh nghiệm khổng lồ là 5.000 năm, của 6.700 triệu dân Á châu, và
có một kho dược liệu 4 – 5.000 vị thuốc hết sức hay, nhưng Đông Y không phải hay ở chỗ đó Đông Y hay ở chỗ LÝ THUYẾT, ở chỗ KHOA HỌC của nó Lý thuyết và khoa học của nó không giống Tây phương, nên người Tây phương trước kia không hiểu nó Lý thuyết và khoa học của nó là lý thuyết và khoa học của Âm Dương, của Biến Dịch, mà nguyên tử gia ngày nay đang theo đuổi Người khoa học tân tiến mới hiểu nổi Đông Y và quí trọng Đông Y
3 Nhận định của một nhà khoa học
Ông Laignel – Lavastine, Hàn Lâm Viện Y Học Pháp, có viết ngày 25/1/1947 :
Tôi đã nhờ lý thuyết Âm Dương của Đông Y mà tìm được nhiều cái hay Tôi đã học và thí
nghiệm lâu về ảnh hưởng của Đêm (là Âm) trên những sợi giao cảm thần kinh Âm, là Nerf
Trang 54 Tương lai Đông Y trong nước
- Trước kia, trong thời thực dân, Đông Y ở trong tình cảnh tồi tệ Cấm lập trường học,
cấm thi cử, để vườn hoa Đông Y mọc đầy cỏ hoang dại Thầy thuốc Đông Y càng thấy không cần học cũng làm được việc “Cứu Nhân Độ Thế “ ; đời thực dân giết Đông Y chỉ bằng một cách :
‘giết chết uy tín ‘ của Đông Y
- Ngày nay, uy tín của Đông Y càng ngày càng lên Nhờ bởi dân trí được mở mang hiểu
biết hơn; dân chí đã hướng về dân tộc mình hơn ; người lao động phản tỉnh giấc mơ hơn ; người
trí thức e ngại trước sự bành trướng của máy móc mà trở về với sự điều dưỡng tự nhiên và hợp lý Nhưng, nhất là nhờ 2 điều :
a/ Ngoài nước, các cường quốc đua nhau học và chữa bệnh theo y lý của Đông Y
b/Trong nước, các thầy dở tự nguyện bỏ nghề, các thầy giỏi tự nguyện tu luyện thêm cho đến mức được hoàn toàn tín nhiệm của quốc dân
5 Đông Y chữa gốc, không chữa ngọn
- Người “Bá đạo chi thuật“ tục gọi là ‘Lang băm’ thấy đâu thì hấp tấp trị đấy, không cần
phải phân Gốc và Ngọn Như thấy người Âm Dương đang thoát, ỉa mửa mà Mạch lại nổi cao, tưởng là ỉa mửa thường, bèn cho thuốc cầm mửa và cầm ỉa Không ngờ là mửa đó là Ngọn của
Âm Dương là Gốc đang thoát sẽ chết Nếu biết chữa ngay “Âm Dương lưỡng thoát” thì cứu được mạng người ấy rồi
- Người “Vương đạo chi y” tục gọi là ‘Thầy lang’ do 2 chữ Lương Y mà ra, là người trầm
tĩnh, trông thấy một tí ghẻ chốc cũng suy ra đến tận Tạng Phủ nào sanh ra ghẻ chốc ấy, để rồi chữa tận Gốc
Như người bắn cung giỏi, không cần hấp tấp, chậm chậm giương cung, nhắm đích, một phát là đúng TRUNG TÂM Chữa Gốc cho hết tận bệnh, trông tưởng là chậm chạp và lâu
lắc, nhưng thật sự MAU và ÍT NGUY HIỂM hơn người chữa Ngọn và hấp tấp
Trang 6
6
6 Đông Y không chữa bệnh mà chữa người bị bệnh
Đông Y không nói : BỆNH HO LAO chữa với thuốc gì, BỆNH BAN CUA chữa với thuốc gì,
Nếu như thế, thì một thứ bệnh chỉ phải chữa với một thứ thuốc nào nhất định 10 ông thầy cũng phải dùng một thứ thuốc mà thôi
Đông Y nói : “NGƯỜI ấy có Chứng ấy, uống Thuốc ấy” Không phải Đông Y không biết BỆNH ; mà Đông Y căn cứ trên lý Biến Dịch, nhận rằng một Bệnh gì cũng không khi nào cứ giữ
nguyên một trạng thái, mà Chứng của nó biến chuyển luôn luôn, thay đổi luôn luôn Chứng biến chuyển trên một cơ thể cũng biến chuyển luôn luôn, huống gì mỗi người chúng ta đều có một cơ thể riêng biệt, khác với cơ thể của người bên cạnh Vì vậy mà ta chẳng lấy làm lạ rằng mỗi năm
có hàng ngàn bức thơ của các bác sĩ Đức gởi qua Tokyo hỏi các bác sĩ Nhật giải cho họ biết tại sao cũng đồng một BỆNH mà toa thuốc của các Đông y sĩ khác nhau lại trị LÀNH MẠNH được những NGƯỜI đồng mắc một bệnh ấy
7 Đông Y lấy thiên nhiên mà bổ thiên nhiên
- Đông Y lấy Thiên Nhiên mà bồi bổ Thiên Nhiên, không lấy chất Nhân Tạo mà bồi bổ Thiên Nhiên
- Đông Y chỉ bào chế chất Thiên Nhiên cho nó hợp với cơ thể con người, không bắt buộc cơ thể con người chịu sự phá hoại của những chất khác lạ khi nó vào người
- Vì đó mà Dược liệu của Đông Y được phong phú, chỗ nào cũng có, cảnh nào cũng có, con người chỉ biết dùng hay chưa biết dùng mà thôi
Trang 77
CHƯƠNG 1
PHẦN THỌ BỆNH VÀ PHẦN SINH BỆNH
hay là THÂN VÀ THỂ CỦA CON NGƯỜI
Con người, nói riêng về sự sống còn và sự mạnh khỏe, có hai phần : phần Thân và phần Thể
Phần Thân :
Phần Thân là phần xác, có da, thịt, xương, mắt, mũi, tai, miệng và Ngũ Tạng (Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận), Lục Phủ (Đại Trường, Tiểu Trường, Đởm, Vị, Bàng Quang, Tam Tiêu) Phần này có
thể rờ mó được Nó cam chịu hết mọi nỗi đớn đau, dầu nó có gây ra (bị dao búa, phỏng lửa, thú
vật cắn, vi trùng, ký sinh trùng đục khoét), dầu không phải tự nó gây ra (lục dâm, thất tình), nó
đều cam chịu hết Vì đó mà khi bị bệnh, phải biết nguyên nhân do xác thân tự nó gây ra, hay
nguyên nhân do chỗ khác gây ra mà nó phải cam chịu Nguyên nhân do xác thân thì trị ở xác thân như băng bó, bôi thuốc sát trùng ; nguyên nhân do phần Thể gây ra thì trị ở phần Thể như
trị bằng Châm Cứu trên những lằn Kinh Lạc
Phần Thể :
Phần Thể là phần thể Phách (thể khí, năng lực sinh hoạt toàn thân) tinh vi, nhẹ nhàng, ẩn
trong xác thân vừa ló khỏi xác thân chừng một tấc tây, bọc cong theo hình của xác thân Vì nó tinh vi và nhẹ nhàng quá, nên khó thấy nó được, nhưng với khí cụ tốt có thể chụp hình nó được Nhờ thể Phách này con người mới sống được, vì nó là thể đem sinh khí ở mắt trời vào xác thân
khiến cho xác thân sống và hoạt động Nó là cơ quan truyền sự sống xuống xác thân, không có
nó, xác thân chỉ có thoi thóp, nằm im lìm đó mà thôi Sự sống truyền xuống xác thân bằng 12 đường sinh lực gọi là Thập Nhị Kinh Lạc
Thập Nhị Kinh Lạc là : Thủ Thái Dương (liên quan đến Tiểu Trường), Túc Thái Dương (liên
quan đến Bàng Quang là bóng đái) ; Thủ Dương Minh (liên quan đến Đại Trường), Túc Dương
Minh (liên quan đến Vỵ là bao tử) ; Thủ Thiếu Dương (liên quan đến Tam Tiêu là 3 nùi dây giao
cảm thần kinh, 1 nùi trên ở thượng tiêu tức là ở trên xương giữa ngực ở ngang hai đầu vú, 1 nùi ở trung tiêu tức là ở dưới mỏ ác chừng 5 phân, 1 nùi ở hạ tiêu tức là ở dưới rún 3 phân),
Túc Thiếu Dương (liên quan đến Đởm là Mật) ; Thủ Thái Âm (liên quan đến Phế là Phổi) ; Túc Thái Âm (liên quan đến Tỳ là Lá Mía nằm ngay dưới Bao Tử ); Thủ Thiếu Âm (liên quan đến
Trang 8Còn Thất Tình là Hỉ, Nộ, Ai, Lạc, Bi, Khủng, Kinh Thất Tình phát ra đúng tiết (thì không hại
đến thể Phách Phát ra không đúng tiết (như không đáng giận mà lại giận ; bi ai khủng cụ đáng
lẽ hết ngay mà lại kéo dài năm này tháng nọ), thì thể Phách bị hư rách và truyền bệnh xuống xác thân Hỉ Lạc thuộc Tâm ; Kinh Khủng thuộc Thận ; Ai thuộc Tỳ ; Bi thuộc Phế ; Nộ thuộc Can
Tóm lại, xác thân, ngoài sự thọ thương tích riêng của nó (té ngã, thú vật cắn, ngộ độc ký
sinh trùng, vi trùng xâm lấn phá hoại), lại còn chịu hết những bệnh ở thể Phách truyền xuống Bệnh gây ra bởi thương tích riêng của xác thân thì liên can đến giải phẫu học, hóa học và vi
trùng học nhiều hơn ; còn những bệnh gây ra ở thể Phách truyền xuống, như Cảm mạo, Phong
Thấp, Thương Hàn, và cả trăm bệnh ta thấy thường ngày ở phòng khám bệnh, đều liên quan đến Sinh Lý học dưới sự điều khiển của 12 Kinh Lạc của thể Phách nhiều hơn
Thể Phách (Hồn – Vía – Phách) là cơ quan truyền sự sống cho xác thân con người nhưng
khi nó bị bệnh ở Kinh Lạc nào là nó truyền bệnh cho xác thân theo lằn Kinh Lạc ấy Có thể dám
nói 80 bệnh tật thường ngày đều sinh ở thể Phách mà làm bệnh ở xác thân, nên trong Nội
Kinh có nói : “Bệnh sinh ư khí (thể Phách), thành ư hình (xác thân) “ Truyền sự sống hay truyền
bệnh cũng do Thập Nhị Kinh Lạc, nên rủi có bệnh là phải chữa ngay và chữa cho tận gốc, nếu không sinh lực của vũ trụ và sinh lực của tự xác thân sẽ không thông lưu nuôi dưỡng, khiến Lục Phủ Ngũ Tạng ngưng trệ và hư hoại Chừng lúc đó, có cắt mổ đi nữa, cũng không chữa được gốc, mà chỉ ngắt được ngọn ở ngoài thôi
Bởi vậy Nội Kinh có câu : “Làm thuốc mà không thông hiểu Kinh Lạc, như đi đêm mà
không có đuốc, rờ đến đâu là gây tai hại đến đó, muốn chữa được lành bệnh thật khó lắm thay” Khoa học nguyên tử năng ngày nay, nhờ máy móc tinh vi, cũng nhận chân sự công dụng
cực kỳ quan trọng của 12 Kinh Lạc Các nước văn minh tân tiến trên thế giới hiện nay đã hội họp
12 lần Hội Nghị Quốc Tế Châm Cứu để trao đổi kinh nghiệm về Kinh Lạc làm vinh dự cho khoa học Đông Y
Một ngành Y học mới nhất ngày hôm nay là ngành Médecine Paycho-Somatique (Tinh Thần Vật Thể Y học) của Mỹ Quốc, cũng nhận sự ảnh hưởng sâu xa của thể Phách đến xác thân
Trang 9
9
CHƯƠNG 2
5 TẦNG TRỊ LIỆU
hay là các phép trị
ÂM DƯƠNG – HÀN NHIỆT – HƯ THIỆT – KHÍ HUYẾT – THỦY HỎA
Chữa bệnh theo Đông Y phải biết rằng con người có 5 tầng trị liệu khác nhau Bệnh ở tầng Âm Dương thì phải chữa theo luật lệ của Âm Dương ; bệnh ở tầng Hàn Nhiệt, Khí Huyết, thì phải chữa theo luật lệ của Hàn Nhiệt, Khí Huyết ; bệnh Hư Thiệt thì chữa theo Hư Thiệt, Thủy Hỏa thì chữa theo Thủy Hỏa Trái lại bệnh ở tầng Hư Thiệt mà chữa theo Thủy Hỏa, hoặc ở tầng Thủy Hỏa mà chữa theo Âm Dương, thì không thể nào hết bệnh Mỗi tầng mỗi lớp có loại thuốc khác nhau, những định luật chữa bệnh khác nhau Ở tầng nào thì dùng thuốc của tầng ấy,
và theo định luật cai quản của tầng ấy mà thôi, lầm lộn không được Ví dụ, có nhiều đứa trẻ em
đi ỉa lỏng mỗi ngày 5,3 lần, dùng các thứ thuốc về loại Hàn Nhiệt (như Phụ Tử Lý Trung) để chữa lâu ngày không khỏi, trái lại còn nguy hơn, nay dùng thuốc về loại Thủy Hỏa (như Bát Vị Quế Phụ) một hai viên thuốc cũng có thể chữa nổi những bệnh ỉa dây dưa 1,2 năm
Trị theo Âm Dương :
Nhẹ thì như các loại bệnh mới sốt, mới nóng, run rẩy ; nặng thì như những bệnh dữ như thượng thổ hạ tả, hoặc những bệnh nguy kịch đã đau lâu và sắp chết
Trị theo Hàn Nhiệt :
Các loại bệnh nhẹ thường gặp, như nóng lạnh, nhức đầu, đau bụng, ăn ngủ không được,
v.v… đáng lẽ dễ chữa nếu chỉ có Hàn Nhiệt thôi, nhưng tại vì có giả Hàn giả Nhiệt làm cuống rối
óc thầy thuốc và của bệnh nhân, nên thườngt thấy nhan nhản những bệnh ấy đầy ở các phòng mạch
Ví dụ : bao tử thì lạnh, nhưng nếu có ăn món gì ấm nóng đến bao tử, thì sự ấm nóng ấy bị lạnh
ở bao tử làm dồn lên miệng và môi, làm cho môi miệng khô lở Thấy thế, người bệnh tưởng là
bị nóng trong mình, bèn ăn những chất mát lạnh Ăn thì có dễ chịu một phút thôi, nhưng chừng đến bao tử, chất ăn mát lạnh ấy sẽ làm tăng bệnh thêm lên, nghĩa là môi miệng càng nứt lở thêm nữa Ấy là giả Nhiệt Còn giả Hàn thì có nhiều bệnh, trong thì nóng như lửa đốt, măn giường măn chiếu, mà ngoài thì tay chân lại giá lạnh, cho uống thuốc nóng thì chết ngay, vì đó
là giả Hàn
Trang 1010
Trị theo Hư Thiệt :
Có bệnh lâu ngày chính khí yếu, tà khí lộng hành, đó là bệnh hư Chính Khí càng yếu hư, nếu không biết bồi bổ thì không khỏi bệnh Nhưng không phải nói bổ là cứ cho ăn thật nhiều, hay cho uống thuốc béo mập Trong mình, Tạng nào hư theo phương diện nào thì phải bổ riêng Tạng ấy và chỉ theo phương diện ấy mà thôi Bồi bổ sai lầm rất hại, làm mất thăng bằng, sinh ra bệnh khác còn khó trị hơn Bệnh thiệt là bệnh Chính Khí còn nguyên vẹn mà Tà Khí đang hung hăng Phải tả (làm tiêu tan) Tà Khí ấy thì hết bệnh ngay, nhưng trong khi ấy, không được làm hại Chính Khí ; nếu làm hại Chính Khí, bệnh có thể xoay trở biến chứng
Trị theo Khí Huyết :
Khi bệnh ở phần Khí, như suyễn, sa tử cung, lòi con trê, bạch đái … thì phải chữa phần Khí Như suyễn là Khí ở Thận Hư, theo mạch xung lên Phổi mà làm cơn, phải nạp Khí trở lại Thận thì mới trừ căn suyễn được Sa tử cung hay lòi con trê là khí hư ở các thớ gân, phải bồi bổ khí trở lại ở các bắp gân Còn Bạch Đái có gọi là Khí Hư, tức là Khí Hư ở Nhâm Mạch, phải bồi bổ khí
ở Nhâm Mạch, vừa khử Thấp Nhiệt ở đấy Bệnh ở phần Huyết thì phải trị Huyết Như bị gốc rét làm mất máu xanh xao, thì phải bổ máu lại, chớ không được dùng thuốc bổ khí Dùng thuốc bổ khí trong trường hợp này, thì chỉ làm mất thêm máu nữa mà thôi, chỉ trừ khi mình đã dùng thuốc bổ máu rồi mà muốn máu sanh mau chóng thì thêm chút ít khí dược lại càng hay
Trị theo Thủy Hỏa :
Các bệnh nào cũng vậy, nếu để lâu năm, đều qui tụ về Tâm (Hỏa) và Thận (Thủy) Trục Tâm Thận là trục Thủy Hỏa, làm căn bản cho sự sống còn Có nhiều bệnh mới phát mà cũng trúng ngay vào Tâm Thận rất nặng, như bệnh Ban Cua Lưỡi Trắng mà Đông Y gọi là Thiếu Âm Thương Hàn Các bệnh trở về già cũng do trục Tâm Thận, nên bệnh già phải trị về Thủy Hỏa
Tóm lại, về phương diện trị liệu, Đông Y chia ra làm 5 tầng trị liệu, mỗi tầng đều có ngăn lớp khác nhau, mỗi ngăn lớp có phương pháp trị khác nhau Nhưng dầu ở tầng nào, ngăn lớp nào,
cách trị liệu chỉ có một, là dùng dược liệu của tầng ấy, của ngăn lớp ấy mà đem lại Thăng Bằng
và Điều Hòa ở riêng chỗ bị bệnh, chớ không phải bạ chỗ nào dùng thuốc không căn cứ
Bởi vậy, nói để quý bạn chú ý rằng : khi dùng thuốc Đông Y, phải dùng cho đến lúc hết bệnh
hẳn mới thôi, đừng thôi nửa chừng mà phạm vào lỗi bất cập ; và cũng đừng dùng quá sức, hết bệnh rồi mà vẫn còn uống ráng sợ phí của, thì lại phạm vào lỗi thái quá Hai cách đều chẳng
đem lại cho ta Thăng bằng và Điều Hòa, là điều cần ích cho sức khỏe và sinh mạng của ta Nếu
được Thăng Bằng và Điều Hòa thì hết bệnh vĩnh viễn chẳng sai
Khoa học Đông Y đáng quý là biết cách đi đến chỗ Thăng Bằng và Điều Hòa ấy
Trang 1111
CHƯƠNG 3
NHỮNG CHỨNG NHỨC ĐẦU
Nhức đầu có nhiều nguyên nhân :
1- Khi cảm, tà độc xung lên đầu - Trị hết cảm thì hết nhức đầu Uống thuốc CẢM NHỨC ĐẦU
2- Cổ trặc, cứng đau làm nhức đầu - Ai cũng tưởng là Phong, nào ngờ đó là Hàn tà ẩn ở Kinh
Thái Dương Uống thuốc CỔ TRẶC VAI ĐAU của nhà thuốc Kim Điền
3- Bị bón nhức đầu - Có người bị bón kinh niên, làm nhức đầu, uống TIÊU ĐỘC NHUẬN TRƯỜNG cho đến khi nào hết bón hẳn mới thôi
4- Nhức phân nửa đầu - Hoặc bên nhiều bên ít (gọi là Thiên Đầu Thống) Có khi ói, nôn, đắng
miệng, mắt bên phía đau cũng nhức theo Thường nhức từ màng tang vòng ra sau ót, đè mí tóc gần sau ót thì đau Ai cũng tưởng mạch máu ở màng tang bệnh mà làm đau, nào ngờ đó
là tà độc nằm trên Kinh Thiếu Dương Uống thuốc THIÊN ĐẦU THỐNG Thường có Gốc Rét, uống thêm thuốc DƯỠNG THẦN
5- Nhức nặng ở trán - Hoặc ở trên mí tóc trước, hay trên đỉnh đầu, không nhức nhiều mà cứ
âm ỉ nặng nề Trong óc như trống, lưng thường đau, sắc mặt khô khan Ai cũng tưởng trong
óc hư, nào ngờ đó là Thận Thủy và Thận hỏa Hư, khí Thận không lên được trên đầu Uống
hoàn LỤC VỊ mỗi ngày 1 hoàn với 2 chỉ Xuyên Khung và 2 phân Nhục Quế đều nấu chung ra
nước Lấy nước ấy uống với hoàn thuốc Bệnh nặng uống 2 lần như vậy trong một ngày
Người nào ăn uống kém ngon thì thay vì hoàn Lục vị, hãy uống hoàn TIÊN HẬU TÁI SANH với
Xuyên Khung
6- Người thường sợ gió, mấy đầu ngón chân lạnh, có khi ướt nữa, bị nhức theo vòng chân
mày, xuyên lên trán và lên đầu, một bên hoặc 2 bên, hoặc giữa chân mày Nhức có khi lăn tăn một tí, có khi nhiều quá đến phải khóc, gió phớt qua cũng đau khổ vô cùng Ai cũng tưởng là gân trong óc đau, nào ngờ đó là Gan bị lạnh, làm lạnh đến gân trong óc, sanh ra
nhức đầu như thế Phải mau uống ÔN CAN HUYẾT, mỗi ngày 1,2 hoặc 3 viên tùy theo nặng nhẹ, cho đến dứt hết bệnh mới thôi Thường có Gốc Rét, uống thêm DƯỠNG THẦN và cữ
đồ ăn mát lạnh
7- Người uống rượu, nằm ngoài gió, rủi trúng gió độc vào đầu não, nhức đầu như búa bổ
Rượu đã giải rồi mà tà khí còn lưu lại tại óc không chịu lui Có khi làm mê sảng mà chết luôn Mau mau phải cứu bệnh nhân bằng thang sau đây : Xuyên Khung 1 lượng, Tế Tân 1 chỉ,
Trang 1212
Bạch Chỉ 1 chỉ, sắc rồi chia ra làm 2,3 lần uống Một thang sẽ hết Sau bồi bổ bằng ĐẠI BỔ
KIM ĐIỀN hoặc THUỐC BỔ NGHỆ SĨ
8- Có người nhức đầu ở hai góc trán, dựa mí tóc trên cao hơn 2 Thái Dương chừng 3 phân
Có khi nổi cục ở đấy, có khi xuyên xuống xương má và quai hàm Ai cũng tưởng là Thiên Đầu
Thống, nào ngờ đó là Kinh Dương Minh bị Hỏa của Bao Tử bốc lên Uống GIÁNG DƯƠNG
MINH HỎA
9- Có người nhức ở giữa đỉnh đầu, ê ê, bức tóc thì xốn đau,nhứt là sau khi đi nắng,học hành ;
hoặc ăn đồ nóng nảy Ai cũng tưởng là thần kinh đau, nào ngờ đó là Hỏa Hư xông lên đầu
vậy Uống GIÁNG HƯ HỎA
10- Có người sau khi ăn hơi no một tí là cả đầu ê, nặng nhức Một hai giờ sau thì hết Ai cũng
tưởng là yếu mệt cho uống thuốc bổ, càng nhức đầu nữa Nào ngờ đó là Tỳ Khí suy Uống
QUY TỲ, nếu có hơi lạnh thì uống TIỂU KIẾN TRUNG, nếu ăn khó tiêu thì uống ĐAU BAO TỬ
11- Có người quanh năm như nhức đầu mà không phải nhức, người khô gầy, đau lưng, khó
ngủ Ai cũng tưởng là nhức đầu, nào ngờ đó là Thận Thủy khô kiệt, trên đầu ít Thủy mà
nhiều Hỏa nên như nhức mà không phải nhức Uống TIÊN THIÊN ĐẠI TẠO
12- Có nhiều nhà văn, nghệ sĩ, ca sĩ, hễ suy nghĩ một chút là nhức đầu, không suy nghĩ thì thôi
Ai cũng tưởng là nhức đầu, nào ngờ đó là Tâm Khí suy Uống thuốc BỔ NGHỆ SĨ
13- Có người cứ về chiều là bắt đầu nhức đầu, càng nặng về đêm Ai cũng tưởng là bệnh nhức
đầu, nào ngờ đó là Huyết hư sinh ra nhức đầu Uống PHỤ NỮ NHẤT PHƯƠNG
14- Có người hay nhức đầu và xây xẩm, thường không có chứng gì khác Đó là Đàm tích tụ làm
xây xẩm và nhức đầu Uống NHỊ TRẦN THIÊN MA
15- Có người máu lên cao, choáng váng và nhức đầu Uống ÁP HUYẾT CAO và NHUẬN CAN KHÍ
16- Có người nhức đầu sau khi uống nhiều thứ thuốc công phạt hoặc nóng nảy Uống GIÁNG
HƯ HỎA
17- Có người vì hơi thở yếu, không lên đầy đủ đến đầu, làm đầu ê, có khi lạnh ở đỉnh đầu phải
đội khăn hoặc mũ Uống BỔ KHÍ THĂNG DƯƠNG
18- Có người nhức đầu mà răng thì ê một hoặc cả hàm Uống PHỤ TỬ LÝ TRUNG
19- Có người nhức đầu mà răng thì nhức Uống GIÁNG HƯ HỎA
20- Té lâu năm mà sanh ra nhức đầu, phải trị bằng châm cứu ở huyệt Bá Hội và các huyệt đau ở
đầu
Trang 1313
CHƯƠNG 4
NHỮNG CHỨNG CHÓNG MẶT, HOA MẮT
Chóng mặt có nhiều nguyên nhân :
1- Có người tự nhiên chóng mặt – Đầu như quây, mắt mờ ám, nằm cả ngày không dám dậy
Dậy thì mửa, đi xe cũng mửa, như thế đến 9,10 hôm cũng không hết Có khi khạc đàm hoặc không, ngủ không thành giấc Ai cũng tưởng rằng Phong, nào ngờ đó là Đàm ngưng tụ ở Can
thành Phong, trị Phong không khỏi phải trị Đàm mới hết Uống NHỊ TRẦN THIÊN MA Người yếu, uống thêm BỔ KHÍ SINH HUYẾT
2- Có người thường chóng mặt – Hay ói, sợ gió nhiều hoặc ít Ai cũng tưởng là Thần kinh suy
nhược, nào ngờ đó là Huyết ở Gan bị lạnh Uống ÔN CAN HUYẾT cho hết bệnh sau sẽ trường phục bằng ĐẠI BỔ KIM ĐIỀN, thuốc BỔ NGHỆ SĨ ít lâu sẽ trừ căn
3- Có người đàn bà mới sanh, hốt nhiên chóng mặt – Mặt mày tối tăm, khó chịu, ói mửa, có
khí mê man, có khi tay chân cong quýu không chữa thì khó sống Ai cũng tưởng là Kinh phong, nào ngờ đó là Khí hư sắp thoát mà Huyết còn lại một mình cũng sắp tận Uống một
lúc 5 hoàn BỔ KHÍ SINH HUYẾT ; nhai nuốt hoặc nấu ra nước Nếu kịp mua 3 chỉ Thương Nhĩ
Tử, sắc lấy nước uống với thuốc BỔ KHÍ SINH HUYẾT càng hay Khi tỉnh rồi, mỗi ngày sau, uống mỗi ngày 3 viên (sáng, trưa, chiều), cho đến khi bình phục hẳn
4- Có người trong đầu cảm giác như đưa võng – Tim thì hồi hộp suốt ngày Ai cũng tưởng là
bệnh tim, nào ngờ đó là bệnh thận Thận Thủy và Thận Hỏa lưỡng hư, khiến tim mệt và đầu
choáng váng Uống thuốc hoàn thì uống TIÊN HẬU TÁI SANH, uống thuốc nước thì uống
TIÊN THIÊN ĐẠI TẠO Tim có hồi hộp thì uống thêm LỚN TIM HỒI HỘP
5- Cảm mà chóng mặt nhức đầu Uống thuốc CẢM NHỨC ĐẦU
6- Có người máu cao (tục gọi là dư máu) chóng mặt, mặt đỏ, đo máu trên 17,18, 20 độ Đó là
Can Khí xung lên làm chóng mặt Mau uống ÁP HUYẾT CAO, mỗi ngày 2,3 viên
7- Có người máu trước kia đã cao, uống thuốc hạ máu nhiều quá, nay máu đã thấp hơn trung
bình (dưới 12 độ) mà chóng mặt lại càng dữ, ăn ngủ không được Cũng mau uống ÁP HUYẾT
CAO, vì thuốc này chữa gốc bệnh ÁP HUYẾT CAO : nếu cao quá thì nó hạ xuống đến trung
bình mà thôi, nếu thấp quá thì nó cũng đem lên đến trung bình mà thôi, không phải sợ chi
8- Có người vì ăn no quá, hoặc ăn thức ăn không hợp làm chóng mặt và đầy bụng, như không
tiêu hóa được Uống ngay NGŨ TÍCH, sẽ tiêu hóa và hết chóng mặt
Trang 1414
CHƯƠNG 5
NHỮNG CHỨNG ĐAU MẮT
Đau mắt có nhiều thứ ; ở đây xin hiến quí Bạn một vài phương kinh nghiệm có hiệu quả :
1- Đau mắt xốn, đổ ghèn, chóa lòa, ngứa – Dẫu có một trong các chứng trên cũng dùng
được Nấu 1 lít nước cho sôi, đổ ra thau đã rửa sạch, đổ vào thau 1 muỗng canh muối hột, nếu không có thì muối bọt cũng được nhưng ít hay Đánh tan, để nguội, lọc vào chai sạch Lấy bông gòn thấm nước muối ấy, lau trước mi mắt với 5,3 miếng gòn cho sạch, rồi hé mở mắt, cho nước muối vào tròng để làm tan các tia máu nếu có Mỗi ngày rửa 3,4 lần, 1 tuần thì hết bệnh, rất hay
2- Yếu mắt – Phần nhiều các bạn học sinh, sinh viên hay yếu mắt vì học nhiều, không thể coi
sách lâu được Nên dùng hoàn KHỔNG TỬ ĐỌC THƯ hoặc thuốc BỔ NGHỆ SĨ mắt sẽ bình
phục, trí nhớ sẽ tăng, không đau lưng mỏi cổ
3- Gốc rét mà đau mắt đỏ – Rửa với nước muối như ở trên, và uống thuốc DƯỠNG THẦN sẽ
hết cợm và hết đỏ Nếu chưa hết, uống thêm GIÁNG HƯ HỎA
4- Mắt đỏ, nóng, xốn vì Hỏa Hư – Không luận ít tuổi hay nhiều tuổi, khi Hỏa Hư bốc lên làm
mắt đỏ, nóng, xốn, chân thì có phần lạnh, không khát nước Uống hoàn GIÁNG HƯ HỎA của nhà thuốc Kim Điền Rửa nước muối như trên và nhỏ thêm thuốc ĐAU MẮT Kim Điền
5- Mắt có vảy trắng đục, che con ngươi tròn vo, mắt càng mờ, do Thận Thủy khô kiệt Trường
phục BÁT VỊ QUẾ PHỤ lâu ngày sẽ hết Người trong mình thấy nóng, thì uống TIÊN THIÊN
ĐẠI TẠO Nếu vảy ấy già, khô, phải mổ, rồi uống thuốc như trên để trừ gốc bệnh
6- Mắt kéo mọng đỏ, như cái cánh quạt mỏng, từ lòng trắng vào che lấp lòng đen, ngày càng
dài và to Đó là Tỳ và Can bị Thấp Nhiệt Uống DƯỠNG TỲ CAN cho lâu sẽ hết bệnh và mọng
ấy sẽ tiêu mất
7- Đau mắt hột, có cục nhỏ nhỏ ở trong mi mắt trên và dưới Rửa nước muối như trên, nhỏ
thêm thuốc ĐAU MẮT và uống GIÁNG HƯ HỎA
8- Mí mắt thường mọc mục lẹo Rửa nước muối cho thường Uống TIÊN PHƯƠNG HOẠT MỆNH
9- Có người mí mắt, lòng mắt đỏ au, nhức nhối khó chịu Ai cũng tưởng là vi trùng làm hư
mắt, nào ngờ đó là Can Hỏa quá thịnh Uống LONG ĐẢM TẢ CAN
Trang 1515
10- Có người ưa chảy nước mắt sống, ra gió lại càng chảy Ai cũng tưởng là lỗ ghèn bít, nào ngờ
đó là Can Huyết lạnh Uống ÔN CAN HUYẾT
11- Trẻ em bị lải, trứng lải lên màng mắt, làm cho màng mắt mờ đục, không thấy đường Ai
cũng tưởng là đui, nào ngờ uống Ô MAI HOÀN ít lâu lải chết, trứng lải tiêu, mắt sáng trở lại
CHƯƠNG 6
NHỮNG CHỨNG KHÔNG NGỦ
Không ngủ có nhiều nguyên nhân :
1- Cảm mạo không ngủ được,chữa khỏi cảm thì tự nhiên ngủ được.Uống TỨ THỜI CẢM MẠO
2- Có người ăn quá no, hoặc ăn vừa mà bộ tiêu hóa yếu, lục đục cả đêm không ngủ Uống
ngay nửa hoàn PHỤ TỬ LÝ TRUNG Ngày sau, uống nửa hoàn ấy giữa bữa cơm chiều Hoặc uống ngay trọn 1 gói HÀI NHI LINH ĐƠN nếu là người lớn, còn trẻ em thì uống theo toa
3- Có người mỏi nhức cả đêm, hay sợ lạnh, phải đấm bóp mới chịu được Ai cũng tưởng là Tê
Thấp, nào ngờ đó là gốc rét còn ở Tỳ khiến cho không ngủ Uống DƯỠNG THẦN và hoàn TÊ
THẤP
4- Có người lao tâm lao trí, nằm lăn lộn không ngủ Ai cũng tưởng là Thần Kinh suy nhược,
nào ngờ đó là Tâm Khí suy nhược Uống ĐẠI BỔ KIM ĐIỀN Nếu tim hồi hộp, uống thêm
LỚN TIM HỒI HỘP và CAO LỘC NHUNG
5- Có người mập hoặc không mập mà có đàm ; đàm có khi khạc ra, có khi cũng không có khạc,
nhưng mạch thì Huợt (mạch lớn lớn tròn tròn như hột châu) ngủ không yên giấc, hoặc ngủ
không thẳng giấc, nửa đêm giựt mình thức giấc rồi thức luôn tới sáng Trị Đàm thì ngủ ngon
giấc ngay Uống TRỪ ĐÀM KẾT Nếu có chóng mặt, uống thêm NHỊ TRẦN THIÊN MA
6- Có người đau lạnh chỗ dưới ngực, ngủ không yên giấc, hoặc đau chung quanh rún, hoặc ỉa
cả lải giun, nhưng thỉnh thoảng nằm mê thấy ma quỉ hoặc bị ai rượt chạy không được mà la
hú lên, sợ sệt khó ngủ trở lại Ai cũng tưởng là lạnh ở bụng, trị bụng lạnh không khỏi nào
ngờ đó là Can lạnh Uống ÔN CAN KHÍ ban ngày và ÔN CAN HUYẾT ban đêm
Trang 1616
7- Có người sau nhiều ngày ưu sầu hoặc bực tức đến đêm hai mắt cứ trơ trơ, muốn nhắm
rồi hai mí cũng bật ra, trí tỉnh không ngủ được Ai cũng tưởng là Tâm Thận bất giao, nào ngờ
đó là Khí của Gan khô nóng Uống NHUẬN CAN KHÍ
8- Có người cả ngày cả đêm không ngủ, ngực nặng nóng, hai bàn chân lành lạnh Ai cũng
tưởng là Hư Hỏa vọng động làm cho không ngủ, nào ngờ đó là Tâm Thận bất giao Ban ngày không ngủ được là Thận không giao với Tâm, ban đêm không ngủ được là Tâm không giao với Thận Ngày lẫn đêm không ngủ là “Tâm Thận lưỡng bất tương giao” Đều uống hoàn
TÂM THẬN TƯƠNG GIAO của Nhà thuốc Kim Điền
9- Có người nằm lăn lộn không yên, rồi hay đái đêm Ai cũng tưởng tại đái đêm mà không
ngủ được, nào ngờ đó là Tỳ Thận lưỡng hư, khiến cho không ngủ, rồi vì không ngủ mà đái
đêm, nếu ngủ được thì không đái đêm nữa Uống hoàn TIÊN HẬU TÁI SANH của nhà thuốc Kim Điền Nếu đi đái trong và nhiều nước, uống thêm THẬN KHÍ HOÀN
10- Có người già cả, đêm ít ngủ, hai chân yếu ớt, ỉa không được chặc, ăn cũng không biết ngon
Có khi không đủ triệu chứng nói trên, mà chỉ hai bàn chân mát mát hoặc lạnh Ai cũng tưởng tuổi già là như thế, nào ngờ đó là Thận Hỏa suy kém Nếu trên ngực có hồi hộp, nóng nảy thì
uống BÁT VỊ NHỊ TIÊN, nếu không có vậy, thì uống hoàn BÁT VỊ QUẾ PHỤ
11- Có nhiều người quá lao tâm, nhiều nhà tu hành quá suy nghĩ kinh kệ, nhiều học sinh hoặc
sinh viên học quá sức để kịp thi cả đêm không ngủ, cứ trằn trọc suốt đêm, sáng dậy mệt
nhọc Có đêm cũng ngủ được, nhưng nếu có suy nghĩ điều gì thì đêm ấy lại ngủ không được nữa Ai cũng tưởng là Tâm hư bất mị, nào ngờ đó là Tâm hư Nhiệt bất mị vậy Uống hoàn
THIÊN VƯƠNG BỔ TÂM của nhà thuốc Kim Điền
12- Có người cứ nằm mê, chiêm bao sợ sệt khó ngủ, hễ nhắm mắt là thấy chuyện không đáng
gì mà làm mình sợ hải, thường sợ gió, ngón chân lạnh Ai cũng tưởng là Tâm lực yếu đuối,
nào ngờ đó là Huyết trong Gan và trong Đảm (mật) bị lạnh Uống ÔN CAN HUYẾT Thường
có Gốc Rét, uống thêm DƯỠNG THẦN
13- Có người khô khan, phiền muộn, da nóng như da gà, không ngủ, lăn lộn suốt đêm, tiêu
bón khô, có khi từ dưới rún đưa hơi lên ngực làm khó chịu Ai cũng tưởng Hỏa Khí xung
Tâm, nào ngờ đó là Thận Thủy khô kiệt Uống TIÊN THIÊN ĐẠI TẠO cho nhiều, đến lúc mát
da thịt mới thôi Bệnh nhẹ , hay trẻ em, uống LỤC VỊ SÀI THƯỢC cũng khỏi
14- Có người đàn bà đẻ nhiều, huyết khô, thúng thắng ho, khó ngủ, đại tiện táo khô, người
gầy Ai cũng tưởng là tại đẻ nhiều nên sinh ra thế, nào ngờ đó là Âm hư Huyết kiệt mới
không ngủ được Uống PHỤ NỮ NHẤT PHƯƠNG cho đến nhuận da thắm thịt
Trang 1717
CHƯƠNG 7
NHỮNG CHỨNG Ở TAI
1- Có người trong tai sưng đau, có nhọt, ít lâu có mủ máu chảy ra, phát nóng lạnh, nhức nhối
khó chịu Trong uống TIÊN PHƯƠNG HOẠT MỆNH, ngoài dùng tăm quấn gòn bôi dầu CỬU
HOÀNG DU lên chỗ nhọt, ít ngày cho thật hết mủ máu mới thôi
2- Có nhiều trẻ em thúi tai, chảy mủ hoặc chảy nước vàng hoài, lâu ngày thành điếc : mủ có
thể chảy vào óc, làm sưng óc mà chết Lấy tăm quấn gòn khô, lau cho sạch mủ ; rồi lấy tăm
quấn gòn thắm dầu CỬU HOÀNG DU bôi tận trong lỗ tai, mỗi ngày vài lần Ban đầu ra mủ
máu, sau ra máu bầm, sau ra nước trong, rồi sẽ dứt Phải trị cho dứt hết mới thôi
3- Có người bị sâu bọ, kiến, đỉa chui vào tai không ra Nhỏ vào hoặc bôi cho nhiều CỬU HOÀNG DU vào, tự nhiên phải ra
4- Có người thường mạnh giỏi mà vì trước kia có ăn uống đồ nóng, hai tai hoặc một tai cứ lùng bùng, hoặc như kim châm, hoặc có tiếng o o , ai cũng tưởng là Hỏa tà bốc lên lỗ tai,
nào ngờ đó là Thận Thủy hao kiệt mà làm cho Hỏa bốc lên Uống TIÊN THIÊN ĐẠI TẠO và
GIÁNG HƯ HỎA
5- Có người nghe tiếng ve kêu ngày đêm trong tai ai cũng tưởng là Thận hư, nào ngờ đó là
Hỏa của Can Đởm tụ ở tai Uống LONG ĐÀM TẢ CAN
CHƯƠNG 8
NHỮNG CHỨNG Ở MŨI
1- Có người sáng dậy trong mùng bước ra là nhảy mũi mấy mươi cái, sổ mũi mấy cái khăn
mới chịu thôi Ai cũng tưởng là xương mũi hư, nào ngờ đó là Phế khí hư Hàn Thường do
bệnh rét, nên phải trị thêm Gốc Rét Uống ÔN PHẾ CHỈ LƯU và DƯỠNG THẦN Bệnh nhiều, uống thêm BỔ PHỔI TRỪ LAO
Trang 1818
2- Có người mũi nghẹt : nước mũi đặc hoặc trắng hoặc vàng, bít thở không thông, hoặc không
có nước mũi mà cứ nghẹt hơi Ai cũng tưởng là Phế Khí Nhiệt, nào ngờ đó là Can Khí Uất
Uống TIÊU DIÊU TÁN Nhỏ thêm thuốc XẠ HƯƠNG
3- Có người chảy nước mũi đục, vàng hoặc xanh, hoặc như mủ, hôi tanh lạ kỳ, lâu năm không
khỏi Ai cũng tưởng là não lậu, nào ngờ đó là Nhiệt độc nằm trong Đởm vậy Uống TỴ UYÊN
TÁN Xông thêm THUỐC XÔNG MŨI
4- Có người cứ nghẹt mũi vì có cục thịt thừa mọc lên tròn tròn, đỏ đỏ, che lấp bớt lỗ thở Ai
cũng định cắt hay đốt, nào ngờ xông THUỐC XÔNG MŨI ít lâu sẽ tiêu mất
5- Có người, thường là trẻ em, mũi nóng, mũi lở, mũi mọc nhọt, mũi ngứa, nhất là mũi chảy máu cam Uống TÊ GIÁC TÁN
CHƯƠNG 9
NHỮNG CHỨNG Ở MIỆNG, MÔI, LƯỠI
1- Có người miệng hay lở từ nốt, trong thì trắng, vành thì đỏ, rất khó ăn Ai cũng tưởng là
Nhiệt, bèn cho ăn đồ mát lạnh, bệnh lại càng tăng Nào ngờ đó là giả Nhiệt, nghĩa là lạnh ở
Tỳ Thận xông lên Tâm, Tâm Hỏa hư bốc lên miệng làm hư loét miệng mà không khát nước,
đó là giả Nhiệt Uống hoàn GIÁNG HƯ HỎA Trừ ra khi ăn đồ cay nóng, lở loét miệng, khát nước, thì uống LỤC NHẤT TÁN
2- Có người miệng hôi lâu ngày không hết Ai cũng tưởng là Nhiệt ở trong miệng, bèn ngậm
kẹo thơm, nào ngờ đó là khí hôi ở Bao tử xông lên miệng vậy Bao tử lạnh thì chua tanh,
lưỡi đóng trắng, không khát, ăn uống đình trệ : uống TIỂU KIẾN TRUNG Bao tử nóng thì hơi
hôi thúi, khát nước, ăn nhiều ; uống GIÁNG DƯƠNG MINH HỎA Chỉ nóng ở miệng mà hôi,
thì uống GIÁNG HƯ HỎA
3- Đêm ngủ, miệng khô ráo, đó là Hỏa ở Kinh Dương Minh xông lên miệng Uống GIÁNG DƯƠNG MINH HỎA , hoặc ngậm thuốc ấy trước khi ngủ
4- Có người môi ngứa, gải thì hơi sưng sưng, lấy làm khó chịu, ăn gì cay, mặn thì rát Uống GIÁNG DƯƠNG MINH HỎA với nước sắc của 2 vị Cương Tàm 1 chỉ, Phòng Phong 2 chỉ (Mua
ở tiệm, về sắc lấy nước uống với thuốc)
Trang 1919
5- Có người lưỡi như lột da, láng bóng, ăn vô rất rát, môi có khi nứt đỏ, yếu tim, thường lạnh
cẳng Đó là Mạng Môn suy, Tâm Hỏa vô lực Uống BÁT VỊ QUẾ PHỤ và LỚN TIM HỒI HỘP
CHƯƠNG 10
NHỮNG CHỨNG MỬA
1- Có người mới vừa ăn vô hoặc đang ăn mà mửa ra hết, năm nầy tháng nọ cũng không khỏi,
ngày càng gầy khô Ai cũng tưởng là Bao tử thiếu lửa, nào ngờ đó là Can Khí khắc Vỵ Khí,
làm cho Bao tử (Vỵ) phải mửa ra Uống BÌNH CAN KHÍ Hết mửa, phải uống thêm hoàn LỤC
VỊ 1 tháng để bồi bổ Âm Thủy lại cho khỏi sanh ra bệnh hiểm nghèo khác
2- Có người ăn buổi sáng thì buổi chiều mửa ra ; hoặc ăn buổi chiều thì buổi sáng mửa ra đồ
ăn hôm qua, không tiêu Ai cũng tưởng là Tỳ Vỵ hư nhược, nào ngờ đó là Mạng Môn tướng
Hỏa suy kém không làm ấm được Tỳ Uống hoàn BÁT VỊ QUẾ PHỤ ; uống trường phục cho
đến khi hết bệnh, chừng ấm, người mập lại mới thôi
3- Có người Bao tử lạnh làm mửa, miệng không khát, lưỡi trắng Uống ngay một hoàn PHỤ
TỬ LÝ TRUNG
4- Có người Bao tử nóng làm mửa, khát nước, lưỡi vàng Uống một hoàn GIÁNG DƯƠNG MINH HỎA
5- Có người mửa chua lét, miệng đắng, cổ khô, xây xẩm Ai cũng tưởng Bao tử nóng, nào ngờ
đó là Can Khí khắc Tỳ Khí Uống BÌNH CAN KHÍ
6- Có người không mửa mà thường hay ụa, nghẹn nghẹn ở cổ hay ợ hơi Ai cũng tưởng là
tiêu hóa kém, nào ngờ đó là Can Khí và Can Huyết lạnh Uống ÔN CAN KHÍ ít hôm rồi uống
ÔN CAN HUYẾT cho đến dứt bệnh
7- Có người mửa ra lải, hoặc đi cầu ra lải, uống thuốc lải hoài mà không hết Uống Ô MAI HOÀN Trẻ em dưới 3 tuổi uống PHÌ NHI BÁ BỔ cho đến hết lải
8- Có người cấn thai, cứ mửa hoài, ăn uống gì chẳng được Uống NHÂM THẦN ẨU THỔ Sau
uống DƯỠNG THAI MẸ TRÒN CON VUÔNG
Trang 2020
CHƯƠNG 11
NHỮNG CHỨNG Ở RĂNG
1- Có người một vài cái răng đau nhức quá đỗi, khi gọi ai hoặc nói mạnh thì nước mắt nước
mũi ùa theo Ai cũng tưởng là sâu ăn răng, nào ngờ đó là Hỏa ở Tạng Phủ vượng, xông lên làm nhức răng Nhưng, mỗi răng do mỗi Tạng Phủ khác nhau Kể từ đường giữa ở sống mũi xuống, hàm trên hàm dưới cũng đồng nhau, răng thứ nhất là răng cửa thuộc Tâm Bào ; răng thứ nhì thuộc Gan ; răng thứ ba thuộc Bao tử ; răng thứ tư thuộc Tỳ là Lá mía ; răng thứ năm thuộc Phổi ; răng thứ sáu, thứ bảy, thứ tám nếu có đều thuộc Thận Nếu là Tâm Bào,
uống hoàn GIÁNG HƯ HỎA với Hoàng Liên 5 phân mua về sắc lấy nước uống với thuốc hoàn
: nếu là Gan, uống hoàn ấy với Chi Tử sao 2 chỉ sắc lấy nước ; nếu là Bao tử, uống hoàn ấy với Thạch Cao 5 chỉ sắc lấy nước Nếu là Tỳ, uống hoàn ấy với Tri Mẫu 1 chỉ sắc lấy nước ; nếu là Phổi uống hoàn ấy với Hoàng Cầm 1 chỉ sắc lấy nước ; nếu là Thận uống hoàn ấy với Thục Địa 5 chỉ sắc lấy nước
2- Có người sâu ăn răng, rụng cái này đến cái khác, nhức nhối chịu không nổi Ngậm thuốc NGŨ LINH CHÍ THÁNH
3- Có người răng ê hết cả hàm, đụng bàn chảy hoặc tăm xỉa răng thì tê rần không chịu nổi Ai
cũng tưởng là Thần kinh đau, nào ngờ đó là lạnh ở phần Cơ Nhục, làm lạnh nướu răng mà
làm tê buốt Uống TIỂU KIẾN TRUNG
4- Có người sáng đánh răng là ói, không động đến răng là không ói Ai cũng tưởng là đàm
nhớt đóng nhiều ở cổ họng nào ngờ đó là Thận hư Hàn Uống BÁT VỊ QUẾ PHỤ
5- Có người lâu lâu lại bị sưng nướu một lần, làm lồi răng lên, ăn uống gì cũng không được Ai
cũng tưởng là Hỏa vượng, nào ngờ đó là Hỏa hư do Vỵ lạnh Uống GIÁNG HƯ HỎA
6- Ai muốn răng chắc mãi, không lung lay, mua HƯƠNG PHỤ, tức là củ cỏ cú, đem về sao, sắc
đặc, bỏ vô một chút muối cho măng mẳng thường ngậm trước khi đi ngủ
Trang 2121
CHƯƠNG 12
NHỮNG CHỨNG Ở HỌNG
1- Có người ngứa cổ ho nhớt nhao, trong cuống lưỡi có nổi mục đỏ làm ngứa Lúc ngủ hay
giật mình ho, thức dậy xúc miệng thì bớt Ngậm TẨY HẦU
2- Có người hai bên, hoặc một bên trong cuống họng có nổi cục thịt đỏ, đau ; nếu to lớn quá
có thể bít nghẹt họng Lâu lâu trắng lợt và nhỏ ra, lâu lâu lại lớn và đỏ ngầu, có khi có đớm trắng như mủ Ai cũng tưởng là trong cổ nóng lắm, nên cho uống đồ mát như đậu xanh mà không khỏi, lại càng to lên Nào ngờ đó là Hư Hỏa ở Thận đưa lên cổ, làm nóng ở cổ mà
trong Thận phần Thủy lại càng hao Uống hoàn GIÁNG HƯ HỎA cho đến hết bệnh
3- Có người cổ họng khô ráo, đau, khát, khan tiếng có khi sưng đỏ Ai cũng tưởng là Phế Khí
Nhiệt, nào ngờ đó là Thận Thủy hao kiệt, hư Hỏa thượng đằng Uống hoàn GIÁNG HƯ HỎA Sau uống TIÊN THIÊN ĐẠI TẠO
CHƯƠNG 13
NHỮNG CHỨNG ĂN KHÔNG TIÊU, NO HƠI
1- Có người miệng không thèm ăn, thấy dọn cơm lên là ngán Ai cũng tưởng là Bao tử yếu,
uống thuốc giục sức tiêu hóa của bao tử, lâu ngày mà cũng không ăn được Nào ngờ đó là Mạng Môn tướng Hỏa suy kém, làm cho Hỏa ở Tỳ cũng suy vi theo ; không có lửa ở Tỳ nên
đồ ăn khó tiêu, khiến cho không thèm ăn Uống hoàn BÁT VỊ QUẾ PHỤ
2- Có nhiều trẻ em, đút cơm vô miệng là lắc đầu, ngày càng gầy yếu, mét xanh, đi không
vững, ỉa sệt hoặc lỏng Cha mẹ thường mắng đánh, hoặc dồn cơm cá vào miệng, dọa nạt bắt
ăn mà cũng không ăn được Ai cũng tưởng là đứa con hư hoặc đã ăn quà nhiều quá, bèn rầy
la mắng đập, nào ngờ đó là Mạng Môn tướng Hỏa hư, mặc dù còn là trẻ con Uống BÁT VỊ
QUẾ PHỤ theo sức lượng trẻ em
3- Có người ăn cũng được, khá ngon nhưng ăn rồi thì bụng nặng, lình bình, đầy đầy khó chịu
Ai cũng tưởng là Bao tử yếu, không tiêu hóa, nào ngờ đó là Tỳ lạnh, ít lửa nên khó tiêu
Trang 2222
Uống PHỤ TỬ LÝ TRUNG Nếu bệnh lâu ngày, Hỏa suy, uống thêm BÁT VỊ QUẾ PHỤ cho lâu
mới hết
4- Có người ăn cũng biết đói, nhưng ăn vô ba miếng thì như ngán, có hơi nghẹn ở cổ từ dưới
rún đưa lên Có hơi sợ gió, thường ợ hơi không chua, hoặc có sình bụng, ngủ chiêm bao ly bì
và chiêm bao thấy sợ Đó là Can lạnh Thường có Gốc Rét Uống DƯỠNG THẦN và ÔN CAN
HUYẾT
5- Có người ăn cũng biết đói, nhưng ăn vô ba miếng thì lình bình, nặng nề ở dưới ức chỗ Bao
tử, mà có gốc rét Uống DƯỠNG THẦN và TIỂU KIẾN TRUNG
6- Thường trẻ em ăn không tiêu, cho uống HÀI NHI LINH ĐƠN mỗi ngày, ít lâu sẽ khỏi
3- Có người ho lâu năm, ho ngứa cổ, nhớt nhao, súc miệng thì bớt, nằm ngửa thì ho nhiều,
nằm nghiêng thì ít, nhất là buổi sáng Ai cũng tưởng là Ho lao, nào ngờ đó là cuống lưỡi mọc
mục làm ngứa Ngậm thuốc TẨY HẦU
4- Có người chính gốc Ho lao, hoặc nám phổi với các triệu chứng Ho lao Ai cũng tưởng là
nguy hiểm tại Phổi, nào ngờ đó là Vinh Vệ bất điều ở phần Cơ Nhục làm cho vi trùng lao có
cơ hội quấy phá ở Phổi Uống BỔ PHỔI TRỪ LAO
5- Có người Ho lao, Ho ra máu lâu năm Cũng uống BỔ PHỔI TRỪ LAO, tất sẽ khỏi
6- Có người có Gốc Rét, Tỳ Vỵ Hư Hàn, Phổi lạnh sanh ra Ho, có đàm nhớt hoặc không đàm
nhớt, nhất là hay Ho buổi sáng 4,5 giờ, rọi kiến thấy nám Phổi hoặc không nám phổi Uống
DƯỠNG THẦN và BỔ PHỔI TRỪ LAO sẽ khỏi
Trang 2323
7- Có người Ho khan, nước miếng thỉnh thoảng có mùi máu, nóng nảy trong mình, hai lòng
bàn tay nóng Ai cũng tưởng là Ho lao, nào ngờ đó là Phế khí Táo khô do Thận Thủy suy kiệt
Uống LỤC VỊ Nếu thêm hai bàn chân lạnh, uống BÁT VỊ NHỊ TIÊN của Nhà Thuốc Người khô nhiều, uống TIÊN THIÊN ĐẠI TẠO
8- Có người cứ Ho cọc cọc suốt ngày, uống thuốc gì cũng không hiệu nghiệm Ai cũng tưởng
Phổi khô ráo, nào ngờ đó là khí uất ở Can Uống TIÊU DIÊU TÁN
9- Có người bình thường hay khạc, hoặc tằng hắng, trong cổ vướng đàm, ho ra một cục bằng
hột bắp dẻo dẻo Trường phục thuốc TRỪ ĐÀM KẾT
10- Có nhiều trẻ em nóng đầu một chút là ho khò khè cả đêm khó ngủ Ai cũng tưởng trẻ em
Ho gà nào ngờ đó là khí nóng ở gan xông lên Phổi Uống thuốc NÓNG HO KHÒ KHÈ
11- Có nhiều trẻ em Ho gà thật sự, ho có giây, mặt đỏ ao Uống thuốc HO GÀ
12- Có nhiều người Suyễn lâu năm Ai cũng tưởng là Phổi hư, nào ngờ đó là Thận Khí hư vượt
lên Khi đang cơn suyễn, uống TRỪ CƠN SUYỄN ; hết cơn phải uống TRỪ CĂN SUYỄN Uống
hoài hoài đến lúc dứt bệnh và mập lại mới thôi
13- Có người Ho thổ huyết, do Huyết trước khi đã nóng mà khí ở Thận hư lại đưa lên quá mạnh
nên phải thổ ra Uống TÊ GIÁC TÁN và LỤC VỊ HOÀN
CHƯƠNG 15
NHỮNG CHỨNG ĐAU TIM
1- Có người tim đập thình thình, mệt nhọc, khó ngủ xanh xao, leo cao trái tim đập như vỡ,
mặt mày tái lét, hay xỉu Ai cũng tưởng là tim đau, nào ngờ đó là vì thiếu máu mà Tâm Khí
suy nên tim có thể nở lớn Uống LỚN TIM HỒI HỘP của nhà thuốc Kim Điền
2- Có người rọi tim thấy nở lớn, mệt nhọc, có khi nói không ra tiếng, có khi hai bên mắt cá
chân sưng tím Ai cũng tưởng là tim đau, nào ngờ đó là Thận Hỏa suy làm cho tim nở lớn
Uống LỚN TIM HỒI HỘP buổi sáng, BÁT VỊ NHỊ TIÊN buổi tối Nếu chơn có lạnh thì uống
BÁT VỊ QUẾ PHỤ thay BÁT VỊ NHỊ TIÊN
Trang 2424
3- Có người tim hồi hộp, rang nóng ở ngực, chân thường lạnh nhất là lúc đêm, không ngủ,
lòng bàn tay thường nóng Ai cũng tưởng là tim nóng ngủ không được, nào ngờ đó là trục
Tâm Thận bất tương giao Uống TÂM THẬN TƯƠNG GIAO của nhà thuốc Kim Điền và LỚN
TIM HỒI HỘP
4- Có người đau tim từng cơn, lúc cơn thì tay chân giá lạnh, mệt như đứt hơi thở, người xanh
xao Ai cũng tưởng là tim đau nặng, nào ngờ đó là Giun lải độc trùng phạm đến Vỵ uyển
(miệng trên của Bao tử) Uống Ô MAI HOÀN của Nhà thuốc Kim Điền Nên thử phân coi có
độc trùng nào, tìm thuốc uống riêng cho độc trùng ấy
5- Có người nghe chuyện gì hơi bất thường, thì tim đánh thình thình cả buổi mới hết ; tối
ngủ nằm nghiêng cũng nghe trái tim đập mạnh Uống LỚN TIM HỒI HỘP của nhà thuốc
6- Có người tim đập mà thường sợ hãi, thần hồn không an định Ai cũng tưởng đau tim, nào
ngờ đó là Can Huyết và Tâm Khí lưỡng hư Uống hoàn BỔ KHÍ SINH HUYẾT và ÔN CAN
HUYẾT nếu có hơi sợ gió
7- Có người tim đập mà thường sợ hãi, tâm hồn không an định, hay quên, hay sợ gió, ngón
cẳng hay lạnh, đàn bà thì kinh nguyệt tước đi tước lại Ai cũng tưởng là Tâm Khí suy nhược,
nào ngờ đó là Can Khí và Can Huyết lạnh, làm Tâm khí lạnh theo Uống ÔN CAN KHÍ Ít hôm, uống ÔN CAN HUYẾT cho đến hết bệnh
8- Có người tim nóng, ngực nóng, bốc lên nóng đầu mặt, không khát nước Ai cũng tưởng là
tim nóng, nào ngờ đó là Hỏa hư vọng động Uống GIÁNG HƯ HỎA
9- Có người tim nóng, cả người nóng khô khan không ngủ được, bắp gân co súc, hoặc ngứa
hết chỗ này đến chỗ khác Ai cũng tưởng là tim nóng không ngủ được nên thế, nào ngờ đó
là Can Khí nóng thái quá động đến Can Huyết và Tâm Huyết Uống NHUẬN CAN KHÍ và LỤC
VỊ SÀI THƯỢC
10- Có người trở về già hoặc sau cơn bệnh nặng, hay quên Ai cũng tưởng là Tâm Huyết khô
kiệt, nào ngờ đó là Thận Thủy kiệt, Thận Hỏa suy, không giao được lên Tâm, kiêm cả Tỳ hư
Uống hoàn QUY TỲ hoặc ĐẠI BỔ KIM ĐIỀN, BỔ NGHỆ SĨ
11- Có người có áp huyết cao, đầu choáng váng Ai cũng tưởng là Tâm Huyết dư, nào ngờ đó là
Can Khí dư Uống hoàn ÁP HUYẾT CAO Hoàn này làm thăng bằng Khí và Huyết ở Gan, uống
nhiều và lâu không có hại Phải uống lâu cho đến hết hẳn bệnh mới thôi
12- Các người đau tim, mệt mỏi, da vàng, uống thuốc lâu thắm, thì nên uống CAO BAN LONG
Người yếu quá, uống CAO NHUNG của Nhà Thuốc Nên uống thêm LỚN TIM HỒI HỘP
Trang 2525
CHƯƠNG 16
NHỮNG CHỨNG ĐAU BỤNG
1- Có người dưới ức đau ngầm ngầm, nhất là sau khi ăn đồ mát lạnh, nặng nề khó chịu Lấy
tay ấn mạnh, hoặc chườm vật nóng, hoặc xoa dầu cù là, thì dễ chịu Ai cũng tưởng là đau
Bao tử, nào ngờ đó là Tỳ khí Hàn không đủ dưỡng Vỵ Hỏa, uống PHỤ TỬ LÝ TRUNG Nếu có lạnh hai lòng bàn tay và bàn chân, đi cầu sệt sệt, uống TIỂU KIẾN TRUNG sẽ hết luôn Thường có Gốc Rét, uống thêm DƯỠNG THẦN Khi nào sợ gió thì uống ÔN CAN HUYẾT
2- Có người dưới ức đau xuyên ra sau lưng, cứ đúng một lúc nào trong ngày, lần lần đau
thường cả ngày, có khi mửa ra nước chua, có khi đại tiện ra máu đen Ai cũng tưởng là có nhọt trong Bao tử vì Bao tử yếu, nào ngờ đó là có nhọt trong Bao tử vì phần Cơ Nhục lạnh
làm ảnh hưởng đến Vỵ Tỳ Huyết quản của Bao tử mà làm lở Bao tử Uống thuốc ĐAU BAO
TỬ
3- Có người thình lình đau nhói như bị ai đâm ở gần ức chừng 5 phân trệch ra bên mặt Đau
quá phải ôm quập người lại mới đỡ một đôi chút Miệng có khi đắng Ai cũng tưởng là đau
túi mật nào ngờ đó là túi mật có sạn làm đau, uống PHỤ TỬ LÝ TRUNG thì hết bệnh Thỉnh
thoảng phải cứ uống thêm thuốc ấy để trừ căn
4- Có người gần ức trệch qua bên trái đau âm ỷ, nặng nặng Ai cũng cho là Lá Lách đau Phải !
Lá Lách đau vì có Gốc Rét, uống DƯỠNG THẦN và TIÊN HẬU TÁI SANH cho đến lúc khỏi hẳn
5- Có người đau xung quanh rún, không biết là bệnh gì, nhất là trẻ em chạy chơi một hồi trở
về kêu đau bụng Đó là đau bụng vì lải đũa Sở dĩ lải đũa sinh ra và sống được trong ruột
người là bởi Gan lạnh, uống Ô MAI HOÀN, trẻ em uống thêm PHÌ NHI BÁ BỔ
6- Ăn không tiêu, đau bụng hoặc không đau bụng, uống HÀI NHI LINH ĐƠN, người lớn uống
nguyên một gói, trẻ em uống theo toa Nếu uống thêm một ít lát gừng sống hoặc lùi tro thì càng hay
7- Có người đau bụng bên tả rún Thường thường là bón uất, phân cứng không ra Đè tay
xuống thấy từng cục, uống BỔ HUYẾT NHUẬN TRƯỜNG, nếu bón khô nhiều, thì uống TIÊU
ĐỘC NHUẬN TRƯỜNG
8- Có người đau bụng bên hữu rún Lấy một ngón tay đè, chỉ đau có một chỗ nhất định
Thường thường là đau ruột dư Chỗ ruột dư đau không phải chỉ tại giữa đường từ rún đến đầu xương chậu ở hông mặt mà thôi, có thể ở chỗ khác, nhưng sự đau chỗ nào thì cứ ở chỗ
Trang 2626
đó, không dời chỗ, uống NHÂN SÂM BẠI ĐỘC Phải tìm thầy Châm Cứu châm cho sâu đúng
ngay chỗ đau để vài giờ, mỗi ngày châm hai lần, cho đến hết hẳn mới thôi
9- Có người đau lạnh dưới rún, đó là Mạng Môn suy, uống BÁT VỊ QUẾ PHỤ
10- Có người ruột thường sôi bụng đau nổi vòng từng cục Đè nhận không bớt đau mà cục ấy
dường như chạy chỗ khác chung quanh bụng, không ở một chỗ Trung tiện được thì dễ chịu,
và cục ấy xẹp đi Ai cũng tưởng là hơi trong ruột sình lên vì ruột không tiêu hóa, nào ngờ đó
là Huyết ở Gan lạnh làm cho hơi ruột sình lên, uống ÔN CAN HUYẾT Thường có Gốc Rét, uống DƯỠNG THẦN
11- Có người đau bụng muốn chết, lấy tay ấn lại càng đau, đau cùng ở bụng Ai cũng tưởng là
đau bụng trùng, nào ngờ đó là Hỏa thống Có Hỏa thống ở Bao tử thì mồ hôi nhiều, khát nước, miệng hôi ; có Hỏa thống ở Tỳ thì đau lúc có lúc không, và chỗ đau không nhất định ;
có Hỏa thống ở Đại Trường thì bón, hậu môn khô ráo nặng nề ; có Hỏa thống ở Tiểu Trường thì tiểu tiện gắt mà nín không được ; có Hỏa thống ở Thận thì như cứng ở Dương vật, miệng không khát mà mặt đỏ, đi đái đau buốt ; có hỏa thống ở Gan thì ruột đau như thắt, uống
2- Có người bị bệnh Hàn Thấp nhập vào lưng, hoặc nằm ngủ trong sương gió, cảm khí ẩm
thấp, lưng đau và đơ Ai cũng tưởng là Thận hư, nào ngờ đó là Hàn Thấp nhập các bắp thịt ở
lưng, uống thuốc ĐAU LƯNG
3- Có người lưng ít đau mà 2 bên xương hông và mông đít nặng nề khó chịu như bị treo đá nặng Ai cũng tưởng là đau Thận, nào ngờ đó là Phong Thấp đã cảm nhiễm chưa khỏi, thừa
cơ phòng dục hoặc ngồi lâu chỗ ẩm thấp mà nhập vào Thận, uống thuốc ĐAU LƯNG cho thật hết, sau uống BÁT VỊ QUẾ PHỤ (nếu bình thường không có nóng rang ở ngực), hoặc
BÁT VỊ NHỊ TIÊN (nếu bình thường hay có nóng rang ở ngực), chừng 2,3 ngày để trừ căn
Trang 2727
4- Có người, từ cổ đến sườn, hoặc từ sườn đến mông, lưng đau như bị dần, như bị gò bó
nặng nề khó chịu, uống thuốc hoài không khỏi, mà khi xối nước lạnh trên lưng thì dùn mình chịu không nổi Ai cũng tưởng là máu tụ ở bắp thịt sau lưng nên ‘giác’ cũng không khỏi Nào ngờ đó là nước của Kinh Bàng Quang tụ tại lưng mà không đi xuống bóng đái, uống thuốc
NGŨ LINH của nhà thuốc Kim Điền
5- Có người đau lưng khó cựa, tự cảm thấy như trống rỗng ở trong lưng, thường lạnh chân Ai
cũng tưởng là Thấp Khí nhập các bắp thịt lưng, nào ngờ đó là Thận Hỏa suy kém, khiến đau
lưng, uống thuốc ĐAU LƯNG 1 ngày, uống BÁT VỊ QUẾ PHỤ 1 ngày, (nếu có nóng rang ngực thì uống BÁT VỊ NHỊ TIÊN ) Rồi uống lại ĐAU LƯNG, ngày sau lại uống BÁT VỊ QUẾ PHỤ cho
đến hết bệnh Uống 2 thứ trong một ngày càng tốt, không sao
6- Có người xách đồ nặng đến ẹo lưng, hoặc bị đánh ẹo lưng, lâu ngày quên đi, tưởng là Thận
hư đau lưng Uống TRẬT ĐÃ HOÀN, và phải tìm thầy Châm Cứu, châm (không cần cứu) các
huyệt hcỗ đau Bên nào cứng nổi gồng lên là bên đau
7- Có nhiều cụ già đau lưng, ngồi khó khăn, trường phục DƯỠNG LÃO TRƯỜNG THỌ
8- Sinh viên học và ngồi nhiều quá đau lưng, mệt trí, uống BỔ NGHỆ SĨ
9- Có người bị Gốc Rét mà hay đau thắt ngang lưng uống thuốc DƯỠNG THẦN và uống thêm
thuốc ĐAU LƯNG
10- Có người Âm hư khô gầy, hoặc không gầy mà Âm hư vì cơn bệnh nặng, đau lưng khó đứng
ngồi Uống thuốc ĐAU LƯNG và hoàn LỤC VỊ
11- Có người đau lưng bởi những chứng bệnh ở ngực, bụng xuyên qua, như nhọt Bao tử, Bạch
đái, sưng Gan, thì xem các bệnh ở ngực và bụng
CHƯƠNG 18
NHỮNG CHỨNG Ở TAY CHÂN
1- Có người tay chân ban đêm nhức mỏi, phải đấm bóp hoặc xoa dầu cù là mới ngủ được Khi
trời nổi cơn mưa gió thì nhức mỏi vô cùng Ai cũng cho đó là Tê Thấp Phải, đó là Tê Thấp,
nhưng gốc của Tê Thấp ấy ở đâu ? Do ở Gốc Rét mà ra (Xem Gốc Rét) Uống HOÀN TÊ THẤP Kim Điền với thuốc DƯỠNG THẦN
Trang 2828
2- Có người ít nhiều khớp xương sưng đỏ và đau chịu không thấu, vài hôm đau khớp này, vài
hôm đau khớp nọ Ai cũng tưởng có chất độc ở trong khớp xương, nào ngờ đó là Thận Thủy
kiệt, tâm Hỏa vọng động Uống hoàn SƯNG ĐỎ KHỚP XƯƠNG
3- Có người không sưng ở khớp xương mà sưng ở bắp thịt tay chân, hoặc ở gò má ; không
đỏ, không đau, mà cứng cứng, ngứa ngứa, nếu có thay đổi màu da thì là hơi hường hường một chút thôi Ai cũng tưởng là Phong Thấp, nào ngờ đó là nước đọng ở Kinh Thủ và Túc
Dương Minh, do gốc rét trước kia Uống DƯỠNG THẦN với nước Phòng Kỷ 1 chỉ Mua
Phòng Kỷ về sắc lấy nước, uống mỗi ngày 1 lần với 15 đến 20 viên Dưỡng Thần
4- Có người sáng dậy mấy ngón tay tê cứng, có vô ra rất khó và bẻ kêu rắc rắc, một hồi khí
Dương ấm áp trở lại thì bớt Ai cũng tưởng là Tê Thấp, nào ngờ đó là Cơ Nhục bị lạnh, khí
ấm lúc đêm ra không đến ngón tay Uống TIỂU KIẾN TRUNG cho lâu sẽ khỏi
5- Có người mồ hôi ướt dầm tay và chân, trong uống hoàn MÔ HÔI TAY CHÂN, ngoài thì
ngâm THUỐC NGÂM MỒ HÔI TAY CHÂN
6- Có người già, chân và gối yếu Ai cũng tưởng là Tê Thấp, nào ngờ đó là Thủy và Hỏa ở Thận
khô kiệt Uống DƯỠNG LÃO TRƯỜNG THỌ
7- Có người đau khớp xương vai, giơ tay chải đầu không được, hoặc làm cử động nào vô ý
thức ở tay thì đau vô hạn Ai cũng tưởng khớp xương bị đau nào ngờ đó là dây gân của một
vài bắp thịt chung quanh khớp xương bị sưng đau, do tà độc ở Đại Trường gây ra Uống BỔ
HUYẾT TRỪ PHONG Phải có lương y Châm Cứu, châm hoặc cứu huyệt Kiên Ngung
8- Có người đau nhức một chân hoặc hai chân một nhiều một ít, từ ngang thắt lưng đến cả
mông đít, sau đùi, nhượng sau đầu gối, bắp chuối, mắt cá ngoài cho đến ngón chân út Ngồi
có khi cấn mông đít đau lắm, đứng thì căng thẳng nhượng sau gối, phải chống gậy mà đi Ai cũng tưởng là Phong Thấp nào ngờ đó là Phong trong dây thần kinh tọa cốt, thường vì bị
lạnh Phải có lương y Châm Cứu, châm theo lằn Bàng Quang Kinh, rồi uống BỔ HUYẾT TRỪ
PHONG và THẬN KHÍ HOÀN
9- Có người bị Tê Thấp mà không do gốc rét, mà do gân cốt suy nhược, lưng đau nhức, tay
chân run rẩy, đi đứng khó khăn Uống HOÀN TÊ THẤP kèm với CAO HỔ CỐT
10- Có người hoặc sinh đẻ nhiều lần, hoặc bệnh nặng mất máu, sinh ra tê bại Uống CAO HỔ CỐT về sau uống thêm CAO BAN LONG Yếu nhiều thì uống CAO NHUNG
11- Có người gảy tay chân, lành rồi mà còn nhức hoặc yếu Nên thường phục CAO HỔ CỐT
Trang 2929
CHƯƠNG 19
NHỮNG CHỨNG CẢM SỐT
1- Khi đi mưa, gió, hoặc tắm nước lạnh làm ớn lạnh, như bị cảm Đó là gốc rét thừa cơ mà trở
lại làm bệnh Uống ngay lúc đó DƯỠNG THẦN 20,30 viên Uống liên tiếp luôn mấy ngày sau
cho đến hết cảm
2- Thức khuya, hoặc làm việc quá sức, hoặc ăn đồ sống sít, lạnh lẽo, ớn lạnh như bị cảm Đó
cũng là gốc Rét trở lại Uống như trên
3- Rủi ro đã bị cảm rồi, chảy mũi, đầu ê nặng bần thần mà không nóng sốt Cảm còn nhẹ, ở
lớp ngoài Uống BAN NÓNG TRẺ EM nếu là trẻ em Người lớn uống CẢM NHỨC ĐẦU
4- Cảm hơi sâu một chút nữa, thì hầm hầm, hoặc nóng nhiều hơn Uống TỨ THỜI CẢM MẠO
5- Nếu cảm hơn một tuần mà không dứt, nóng đi nóng lại hoài Đó là cảm lại đi sâu vào Thận
Trẻ em và Người lớn cũng thường bị bệnh này Uống LỤC VỊ SÀI THƯỢC cho đến hết bệnh
6- Cảm lạnh ít, hoặc chỉ nóng không, nếu còn mới nội trong 3,4 ngày, thì uống BAN NÓNG TRẺ
EM (hoặc CẢM NHỨC ĐẦU nếu là người lớn) uống chung với LỤC NHẤT
7- Cảm nóng ít, lạnh nhiều, uống TỨ THỜI CẢM MẠO, thêm một củ gừng lùi tro, bằng đầu
ngón tay cái
8- Cảm mà chỉ lạnh, không nóng, vọp bẻ, lạnh các đầu ngón tay, ngón chân, phải hơ lửa mới
chịu được uống một gói DƯỠNG THẦN cùng với một hoàn ÔN CAN HUYẾT Bệnh nặng có
11- Cảm nóng, mửa ra sán lải Uống TỨ THỜI CẢM MẠO Hết bệnh uống Ô MAI HOÀN
12- Lên Quai bị, tục gọi là sưng quai hàm, nóng sốt Uống NHÂN SÂM BẠI ĐỘC
13- Nóng như bị cảm mà đi cầu thốn hậu môn như bị kiết lỵ Đó là kiết lỵ làm nóng lạnh Uống THÔNG CAN TRỪ LỴ và HỒNG BẠCH THỐNG LỴ
Trang 3030
14- Bị ung nhọt trong người nên làm nóng lạnh Uống TIÊN PHƯƠNG HOẠT MỆNH
15- Bị ăn không tiêu, chướng bụng làm nóng lạnh Uống NGŨ TÍCH
16- Cảm mà chảy nước mũi, uống CẢM NHỨC ĐẦU (trẻ em thì uống BAN NÓNG TRẺ EM) với
ÔN PHẾ CHỈ LƯU
17- Cảm và nhức đầu nhiều thì uống CẢM NHỨC ĐẦU và THIÊN ĐẦU THỐNG
18- Cảm và mửa vì không tiêu, uống NGŨ TÍCH
19- Cảm rồi mà còn ho hoài, uống thêm thuốc HO KIM ĐIỀN
CHƯƠNG 20
NHỮNG CHỨNG MỒ HÔI
1- Cảm mà đổ mồ hôi, trị cảm thì hết mồ hôi
2- Lúc ngủ (đêm hoặc ngày) vừa chớp mắt thì mồ hôi ra ướt đầm, cổ, ngực, lưng, đầu Uống
MỒ HÔI TRỘM KIM ĐIỀN
3- Nếu có mồ hôi trộm (nghĩa là có trong lúc ngủ) lăn lộn khó ngủ, nóng nảy bức rức, uống MỒ HÔI TRỘM và LỤC VỊ SÀI THƯỢC
4- Lúc thức, đang ăn uống hoặc ngồi chơi mà đổ mồ hôi nhiều ở mặt, ngực, lưng, đó là tự hạn
Uống MỒ HÔI ĐẦU
5- Đổ mồ hôi vừa lúc thức, mà cũng vừa lúc ngủ, uống MỒ HÔI TRỘM cho hết trước, uống
MỒ HÔI ĐẦU cho hết sau
6- Người yếu tim, hoặc hồi hộp, hoặc nở lớn mà mồ hôi thường đổ ở ngực, cổ, lưng ; khi đổ
thì lại càng mệt nhọc thêm Uống LỚN TIM HỒI HỘP với nước sắc của hai vị thuốc : Hoàng
Kỳ 5 chỉ, Ngũ Vị 1 chỉ rưỡi
7- Có người sau cơn bệnh nặng, mà mồ hôi còn cứ rĩ rã cùng người Ai cũng tưởng là Âm hư
sinh nội Nhiệt, nào ngờ đó là Dương khí hư Uống BỔ KHÍ THĂNG DƯƠNG với nước sắc của
4 vị thuốc sau đây ; Hoàng Kỳ 5 chỉ, Ngũ vị 2 chỉ, Bạch Truật 3 chỉ, Sơn Thù 5 chỉ
Trang 3131
8- Có người sau cơn mộng tinh, mồ hôi ra lâm ly mệt nhọc Đó là Thận Thủy khô kiệt, Tâm
Hỏa vọng hành Uống LƯƠNG TÂM HỎA và BÁT VỊ NHỊ TIÊN
9- Có người lòng bàn tay và bàn chân ướt dầm mồ hôi, khó chịu Uống hoàn MỒ HÔI TAY CHÂN và ngâm thuốc NGÂM MỒ HÔI TAY CHÂN
CHƯƠNG 21
NHỮNG CHỨNG NGỨA, GHẺ, NHỌT, MỀ ĐAI
1- Có người ăn trúng đồ phong như thịt bò, thịt gà, tôm, cua, cá biển độc, ngứa gãi không đã,
có khi rướm máu Uống LONG ĐẢM TẢ CAN
2- Có người bị máu có phong, ngứa gãi chảy nước Uống LONG ĐẢM TẢ CAN và mua Sà Sàng
Tử 2 lượng, về nhà nấu nước 3,4 chén, để rửa chỗ chảy nước cho khô
3- Có người ngứa và gãi chảy nước hai bên háng và bộ sinh dục Cũng dùng như cách số 2 ở
trên
4- Có người về đêm thì ngứa không ngủ được thân thể hơi khô khan Đó là Huyết hư Nhiệt
Uống PHỤ NỮ NHẤT PHƯƠNG bồi bổ máu lại thì hết ngứa Đàn ông khi có chứng bệnh này uống thuốc TIÊN THIÊN ĐẠI TẠO
5- Có người ngứa và da dày ở mu bàn chân hoặc dọc theo ống xương chân, lâu năm không
hết mà ngày càng to và dày ra Đó là Can Huyết lạnh Uống ÔN CAN HUYẾT ít ít và lâu ngày
thì sẽ hết
6- Có người vì đi cầu bón, táo mà ngứa, uống TIÊU ĐỘC NHUẬN TRƯỜNG
7- Có người ăn đường vô là ngứa, coi chừng có chứng nước đái đường Nếu có, uống ĐƯỜNG NIỆU
8- Có người kẻ tay kẻ chân hoặc chỗ da khác có nổi mục nhỏ nhỏ, trăng trắng hoặc thâm, cạy
lên thì có nước nhớt trắng, ngứa, có khi chảy lầy ở kẻ chân tay, có khi nổi lên những mục to hơn làm mủ đầu đen, lưng trắng, chân đỏ Ai cũng tưởng chân tay mọc nấm, nào ngờ đó là ghẻ ngứa Thứ ẩn trong da là ghẻ ngứa ẩn, thứ làm mủ là ghẻ ngứa hiện Thứ ẩn thì uống
Trang 3232
NHẤT VỊ BẠT ĐỘC ; thứ hiện thì lấy huờn NHẤT VỊ BẠT ĐỘC ấy tán cho thật nhỏ, rắc lên
không nên băng bó
9- Có người bị nhọt, đỏ, sưng, cương, lên mủ Uống TIÊN PHƯƠNG HOẠT MỆNH, chất chưa
thành mủ thì tiêu, chất đã thành mủ thì vỡ miệng chảy ra
10- Có người có nhọt, mụn nầy hết đến mụn khác không dứt Uống TIÊN PHƯƠNG HOẠT MỆNH thì dứt
11- Có người sưng hạch to ở háng hay nách, không vỡ mủ, có thể làm nóng sốt được, đó là
sưng hạch Uống NHÂN SÂM BẠI ĐỘC
12- Có người ăn đồ độc, đồ phong thì nổi mề đai cùng mình Uống LONG ĐẢM TẢ CAN , nhẹ thì
uống NHÂN SÂM BẠI ĐỘC
CHƯƠNG 22
NHỮNG CHỨNG BAN, SỞI (BAN ĐỎ)
1- Trẻ em lên sởi (có ban đỏ) uống NHÂN SÂM BẠI ĐỘC Uống 5,6 ngày kế uống LỤC VỊ SÀI THƯỢC
2- Trẻ em hoặc người lớn có các thứ ban khác mọc trên da, đều uống NHÂN SÂM BẠI ĐỘC và
sau 5,6 ngày uống LỤC VỊ SÀI THƯỢC
3- Trẻ em có trái rạ, cũng uống NHÂN SÂM BẠI ĐỘC
4- Trẻ em hoặc người lớn có Ban trắng, đó là gốc rét, uống DƯỠNG THẦN
Trang 33
33
CHƯƠNG 23
NHỮNG CHỨNG ĐẠI TIỆN
1- Có người đại tiện khô cứng, bón, miệng khô lưỡi ráo, xổ ít hôm lại bón trở lại Ai cũng
tưởng Hỏa khí bế kết, nào ngờ đó là Âm Huyết khô kiệt ở Đại Trường Uống TIÊU ĐỘC
NHUẬN TRƯỜNG Sau uống TIÊN THIÊN ĐẠI TẠO
2- Có người đại tiện không cứng, có phần dẻo hoặc sệt, mà đi không hết, ngồi mãi chỉ ra một
chút ít thôi, có khi đi một ngày 2,3 lần mới chịu được, có khi 2,3 ngày đi một lần Ai cũng tưởng là bệnh nóng bón, phải xổ, nào ngờ đó là Hàn Thấp trong Tỳ và Đại Trường Uống
PHỤ TỬ LÝ TRUNG Người trên 60 tuổi, Mạng môn Hỏa suy, uống thêm BÁT VỊ QUẾ PHỤ
3- Có người không phải thiếu Âm Huyết, không phải Hàn Thấp, mà có khi mệt nhọc ăn không
ngon, ruột làm biếng làm cho đại tiện không thông Uống TIÊU ĐỘC NHUẬN TRƯỜNG, bệnh nhẹ thì uống BỔ HUYẾT NHUẬN TRƯỜNG
4- Có người đại tiện cứng khô, nóng nảy, miệng khát, lưỡi nứt, mắt đỏ, mồ hôi ra hoài Ai
cũng tưởng là Hỏa thịnh bế kết, đó là Hỏa trong Bao tử thịnh và vượt lên Uống GIÁNG
DƯƠNG MINH HỎA
5- Có người đại tiện bế kết, trong bụng bào bọt, hông đau, ợ chua, buồn mửa, không ngủ,
không muốn ăn uống gì Ai cũng tưởng Hỏa thịnh trong Bao tử, nào ngờ đó là Can Hỏa thịnh
vậy Uống NHUẬN CAN KHÍ và LỤC VỊ SÀI THƯỢC
6- Có người bị áp huyết cao, đại tiện bón kết 4,5 ngày đi một lần, Ai cũng tưởng là phải xổ,
nào ngờ càng xổ càng kiệt Âm, đó là Can khí thượng thặng, Đại Trường khí không giáng
được Uống ÁP HUYẾT CAO và NHUẬN CAN KHÍ (Áp Huyết Cao tục gọi là Dư Máu)
7- Có người 5,7,15 ngày không đi tiêu mà ăn uống như thường Ai cũng tưởng là trong Thận
kiệt nước, nào ngờ đó là hơi khí yếu, không có sức mà rặn để tống ra Uống BỔ KHÍ THĂNG
DƯƠNG cho nhiều và cho lâu sẽ khỏi
8- Có người lớn tuổi, đại tiện bí kết, bụng hơi đau, hai cẳng cẳng lạnh lạnh, ưa nóng hơn ưa
lạnh Ai cũng tưởng ăn không tiêu mà bị bí kết, nào ngờ đó là Thận Hỏa suy Uống DƯỠNG
LÃO TRƯỜNG THỌ
9- Có người bị Gốc Rét, Hàn Thấp nhập Tỳ, đi cầu sệt sệt mà 2,3 ngày đi một lần Ai cũng
tưởng là bón phải xổ, nào ngờ đó là lạnh mà đi không ra Uống DƯỠNG THẦN và TIỂU KIẾN
TRUNG
Trang 3434
10- Có người bị Gốc Rét mà đi cầu chặt, 2,3 ngày đi một lần Ai cũng tưởng là bón phải xổ, nào
ngờ đó là vì Rét mà thiếu phần Âm Huyết Uống DƯỠNG THẦN và TIÊU ĐỘC NHUẬN
TRƯỜNG
11- Có người thường lạnh, vì Gốc Rét hay vì duyên cớ khác, gặp phải món ăn lạnh như bún, vú
sữa, đi cầu chảy re, có khi tanh mà không thúi, có khi lợn cợn không tiêu, đau ngầm ngầm ở
dưới ức Khi đi hay ở lâu chỗ thấp lạnh cũng bị như thế Đó là Tỳ Vỵ bị lạnh Uống PHỤ TỬ
LÝ TRUNG Nếu không dứt đó là thêm chứng Mạng Môn Hỏa suy, uống thêm BÁT VỊ QUẾ PHỤ sẽ khỏi
12- Có người trong Bao tử thường nóng, gặp phải món ăn khô khan nóng nảy, hoặc đi gặp phải
cơn nóng gió, đi cầu chảy, 1 ngày 3,4 lần, có hơi nhiều theo ra, làm cho phun phèo phèo, có khi có bọt đàm nhớt theo phân, thúi, không tanh Ai cũng tưởng là phải cầm lại, nào ngờ
cầm thì lại nguy cho tánh mạng Nhẹ thì uống LỤC NHẤT, nặng thì uống LỤC VỊ SÀI THƯỢC
13- Có người biết đói, mà mỗi khi ăn rồi thì bụng hơi quặn đi cầu ngay, phân thì lỏng, đi xong
rồi dễ chịu Ngày ăn mấy lần thì đi cầu mấy lần, sắc mặt vàng ốm, càng ngày càng gầy Ai
cũng tưởng là Bao tử hư, nào ngờ đó là Tỳ khí quá Hàn và Mạng Môn Hỏa suy Uống ÔN TỲ
KHÍ buổi sáng và BÁT VỊ QUẾ PHỤ buổi tối
14- Có nhiều trẻ em hoặc người lớn cứ đi ỉa sệt sệt hoặc lỏng lỏng, 1 ngày 2,3,4 lần, uống
thuốc gì cũng không thấy cầm, có uống PHỤ TỬ LÝ TRUNG cũng không thấy giảm Ai cũng
tưởng là hư ruột, nào ngờ đó là Mạng Môn tướng Hỏa suy không ấm được Tỳ khí Uống BÁT
VỊ QUẾ PHỤ
15- Có người ban ngày thì không đi cầu nhiều lần, nhưng khuya đau bụng rồi đi cầu 2,3 lần, 5,6
lần, mỗi đêm đều có, nhất là lúc gà gáy Ai cũng tưởng là Tỳ Vỵ hư Hàn, đó là Tỳ Vỵ đã hư
Hàn mà còn Mạng Môn suy nữa Uống ÔN TỲ KHÍ ban ngày và BÁT VỊ QUẾ PHỤ trước khi
ngủ
16- Có người đau bụng dữ, tay đè đau hơn không chịu nổi, rồi đi ỉa chảy phun hơi ra ; ở trên thì
ăn uống mới vừa đến cổ là thổ ra ngay Mỗi ngày có thể đi ỉa đến 10 lần, có thể chết trong khoảnh khắc Ai cũng biết là Hỏa tả, đó là Can Khí bị tà Hỏa, di độc ở Tiểu Trường và Đại
Trường Uống TẨY TRƯỜNG NHIỆT ĐỘC
17- Có người bị kiết, gọi là bệnh Lỵ, mỗi ngày đi đàm, hoặc đàm với máu, 10 lần,5,3 chục lần Ai
cũng tưởng là ký sinh trùng kiết lỵ đục khoét Đại Trường, nào ngờ sở dĩ ký sinh trùng đục
khoét Đại Trường được là vì Can Huyết bị uất kết Người Tạng Phủ mạnh thì uống HỒNG
BẠCH THỐNG LỴ ; người Tạng Phủ yếu đuối thì uống THÔNG CAN TRỪ LỴ Có thể uống 2
thứ trong 1 ngày càng hay Uống cách nhau 1 giờ là được
Trang 3535
18- Có người không phải kiết mà thỉnh thoảng đi ra máu tươi hoặc nhiều ít, hoặc trước phân
hoặc sau phân Uống TRƯỜNG PHONG HẠ HUYẾT
19- Có người bị trĩ khi đi cầu lồi ra, khi xong thì thụt vào Uống HOÀN TRĨ đến 1 tháng mới hết
Có máu, uống thêm TRƯỜNG PHONG HẠ HUYẾT Khi trĩ xuất ngoại, không trở vào, tìm thầy thoa cho rụng, rồi uống HOÀN TRĨ để trừ căn
20- Có người đi cầu nhiều lần lòi con trê ; có nhiều trẻ em đi ỉa nhiều lần lòi con trê, chung
quanh hậu môn đỏ Ai cũng tưởng ruột giãn ra, nào ngờ đó là Tỳ khí hư, sinh ra hạ hãm
Uống BỔ KHÍ THĂNG DƯƠNG
CHƯƠNG 24
NHỮNG CHỨNG TIỂU TIỆN
1- Có người đi đái nhiều lần, mỗi lần một ít, trằn trằn ở bụng dưới rún Ai cũng tưởng là bóng
đái hư Hàn, nào ngờ đó là vì ăn uống thất tiết, Vỵ khí (khí Bao tử) hạ hãm xuống hạ tiêu
Uống BỔ KHÍ THĂNG DƯƠNG
2- Có người đêm thường đi đái 2,3 lần, và có Gốc Rét Ai cũng tưởng là Thận hư, nào ngờ đó
là độc của Gốc Rét bài tiết ra làm đi đái đêm Uống DƯỠNG THẦN và TIỂU KIẾN TRUNG lần
lần sẽ khỏi
3- Có người miệng khát, nóng nảy trong ngực, đi đái từng giọt Ai cũng tưởng chỉ là bóng đái
Nhiệt, nào ngờ đó là Tâm Hỏa Nhiệt đi xuống Bàng Quang Uống LƯƠNG TÂM HỎA
4- Có người đi đái từng giọt, bụng dưới cứng nhưng không đau, không nóng ngực, không khát
nước Ai cũng tưởng bọng đái bị bế, nào ngờ đó là Mạng Môn Hỏa suy Uống THẬN KHÍ
HOÀN
5- Có người đi đái không thông, tròng con mắt cứng hơi lồi ra, bụng dưới trướng lên, không
khát, uống nhiều thuốc cũng vô hiệu Ai cũng tưởng Dương khí thịnh, nào ngờ đó là Âm
khuy hư tổn, Uống THẬN KHÍ HOÀN
6- Có người đái rất nhiều, uống nước 5 ly đi đái ra 5 ly, uống nước 10 ly đi đái ra 10 ly Ai cũng
tưởng là bệnh ở hạ tiêu nào ngờ đó là bệnh Tiêu Khát, do Hỏa hư ở Thận Uống THẬN KHÍ
HOÀN Nếu có bệnh nước đái đường, thì uống thêm ĐƯỜNG NIỆU
Trang 3636
7- Có người bị bệnh đái đường, đái ra kiến bu Ai cũng tưởng là bệnh ở Thận, nào ngờ đó là
bệnh ở Tỳ, có liên quan đến Can và Thận Uống hoàn ĐƯỜNG NIỆU
8- Có người, nhất là trẻ em đái dầm mỗi đêm Ai cũng tưởng là hư nết, nào ngờ đó là bệnh
Nếu trẻ em thường ngày ngủ, kêu dậy rất khó khăn, trong lớp học kém, thì đái dầm do Tâm khí chưa thông ; tìm thầy Châm Cứu châm huyệt Thần Môn, mỗi tuần 2 lần, Chừng một tháng hết Nếu trẻ em thông minh sáng láng mà tối hay thức dậy khóc đêm, hoặc la hét, gải hậu môn, vạch ngay hậu môn thấy ít nhiều lải kim đang khoét da hậu môn mà làm ổ ; những
lải kim kích thích chỗ đái khiến cho đái dầm không hay Dùng CỬU HOÀNG DU theo mục Dạ
Đề (số 16) Trong hai trường hợp trên hay các trường hợp đái dầm khác, đều uống THẬN
KHÍ HOÀN và BỔ KHÍ THĂNG DƯƠNG
9- Có người hay đi đái gắt, vàng, đỏ Uống LỤC NHẤT của Nhà Thuốc, và LỤC VỊ (Mua thêm
Tri Mẫu 2 chỉ, Hoàng Bá 2 chỉ, sắc lấy nước, chia làm 2 lần, uống với hoàn Lục Vị, sáng 1 hoàn, chiều 1 hoàn)
10- Có người bị sạn trong bọng đái, đau chịu không nổi Uống LỤC NHẤT 2 hộp một lúc, đái dễ
và sạn sẽ ra ; trừ sạn to quá phải kẹp bóp lấy ra Uống vài lần thôi,rồi uống THẬN KHÍ HOÀN
11- Có người sau khi cảm lâu hoặc mau, mà đái không được thông cho lắm, nước có khi vàng,
hay khát nước vô chừng Ai cũng tưởng còn cảm, nào ngờ đó là Thủy đọng ở Bàng Quang
không chịu ra hết Uống NGŨ LINH
12- Có người đái đục hoặc như nước gạo vo, hoặc trong hơn, hoặc có dây nhợ, hoặc để lắng có
cặn Ai cũng tưởng là người yếu thì có vậy, nào ngờ đó là Trung tiêu thấp Nhiệt đi xuống Hạ
tiêu, Uống TỲ GIẢI PHÂN THANH
Trang 3737
2- Có người lòng bàn tay nóng, Tâm Bào Nhiệt, Thận Thủy hao kiệt, ít ngày mộng tinh một lần
Uống MỘNG DI và LƯƠNG TÂM HỎA
3- Có người Thận Thủy và Thận Hỏa quá hư, di tinh, lưng đau tai ù, mắt hoa, kém ăn mất ngủ,
tức ngực, hay đi đái đêm, ốm yếu Dùng CAO NHUNG Có Gốc Rét, uống thêm DƯỠNG
THẦN và THẬN KHÍ HOÀN
BẠCH ĐÁI
1- Có người có Gốc Rét, Hàn Thấp đi đến Thận, thường lạnh bụng dưới rún, nên bạch đái hay
ra Uống DƯỠNG THẦN, TIỂU KIẾN TRUNG, HOÀN BẠCH ĐÁI và BÁT VỊ QUẾ PHỤ
2- Có người bị Thấp Nhiệt ở Nhâm Mạch, bạch đái trắng có khi vàng, dây dưa không dứt
Uống HOÀN BẠCH ĐÁI
SA TỬ CUNG
Có người lúc đẻ dùng sức nhiều, hoặc Tâm Bào tổn thương, hoặc Can Kinh Thấp Nhiệt, hoặc
Khí hư hạ hãm, nên Sa Tử Cung Bôi thuốc ÂM ĐĨNH và uống BỔ KHÍ THĂNG DƯƠNG
CHƯƠNG 26
NHỮNG CHỨNG TÉ, DẬP, PHỎNG …
Trị bằng
Dầu Cứu Cấp CỬU HOÀNG DU
1- Đứt tay, dập thịt, chảy máu, ghẻ lở : thường hay bị vi trùng xen vào ăn cho lở thịt, thúi hôi,
sanh ra máu mủ độc, nhiều khi nó ăn ruồng trong thịt, hại rất lớn nên khi bị tai nạn, lập tức
lấy Dầu Cứu Cấp Cửu Hoàng Du thấm bông gòn chùi cho sạch hết bụi dơ (đừng lấy rượu hay
nước nào khác mà rửa vết thương), rồi lại lấy bông gòn sạch khác nhúng dầu Cửu Hoàng Du
đắp lên chỗ đau, lấy vải băng lại cho kỹ Hễ thấy khô dầu thì thấm thêm vào cho nó rút vô
trong, mỗi ngày chừng 3 lần là được (cấm tuyệt mở băng, thay băng, và không cho dính
nước) Bịnh nhẹ, 48 giờ hết, da thịt lành trơn, không thẹo Đặc biệt là khi vừa đắp dầu vào thì máu cầm liền và không đau nhức nữa
Trang 3838
2- Các thứ Phỏng Lấy bông gòn nhúng vào dầu Cửu Hoàng Du banh ra một lớp mỏng đắp lên
chỗ đau rồi trùm gòn phủ ra ngoài chỗ đau được vài phân Phải thấm Dầu cho thường,
không được băng bó, mở gòn ra coi hoặc thoa thêm thuốc gì khác, đừng để hơ hỏng, không cho dính nước lạnh Vài ngày sau lành bệnh, da không thẹo
3- Các chỗ ngứa : Khi da bị vi trùng độc ăn làm ngứa khó chịu, có khi gải điên khùng mà không
hết ngứa Nếu không có máu mủ thì gải cho chảy nước vàng ra, đổ máu càng tốt, lấy bông
gòn nhúng dầu Cửu Hoàng Du chà mạnh lên trên chỗ ngứa đến chừng nghe hơi nóng da
mới ngừng Hết ngứa liền và trị như thế vài ngày hết tuyệt Chỗ nào không gải được thì nhúng dầu nhét vào, như lỗ đít, âm hộ, kẹt tai Hoặc nhỏ giọt vô như lỗ tai, lỗ mũi, trong tử cung Mỗi ngày nhỏ vài lần, mỗi lần vài giọt
4- Các thứ lở bên trong : Nếu tử cung bị lở nhiều thì phải dùng ống bơm, bơm mỗi ngày một
lần, và mỗi lần một ve nhỏ Phải nằm đầu thấp cho dầu thấm được 1 giờ rồi mới cho chảy
ra
5- Đau Bao tử mà có ghẻ lở ở trong, chờ bụng đói uống nửa ½ muỗng canh Dầu Cứu Cấp Cửu
Hoàng Du, cách hai giờ sau mới được uống nước hay là ăn cơm Mỗi ngày một lần, rất mau hết bệnh
6- Các thứ sải gió trẻ em Mọc trên mặt, trong kẹt nách, háng, xức dầu trong một ngày hết
liền Nếu lên trái phải chờ trái vở mủ vừa rạp xuống mới được bôi dầu Hễ bôi vào là hết liền
7- Các thứ đau bụng bão, đau bụng phong, uống dầu Cứu Cấp Cửu Hoàng Du hết liền
8- Bị sưng trặc, đau nhức Bó dầu Cửu Hoàng Du rất mau hết
9- Bị các vật nhỏ có nọc như rít, bò cạp, cắc kè, kiến, đỉa cắn thì hãy mau lấy dầu chà cho
nóng chỗ bị cắn trừ hết nọc và hết bệnh Nếu nó chung vô lỗ tai, lỗ mũi, nhỏ dầu vào nó sẽ
ra hay là chết liền
10- Trẻ em có lãi kim : Thoa dầu quanh hậu môn và bơm sâu vô trong vài phân, lãi ăn dầu chết
liền, trứng lãi cũng chết hết Thoa dầu ban ngày hoặc đêm đi ngủ lúc nào cũng được Mỗi
lần bơm, dùng ống để nhỏ mũi, mà tròn đầu, hút chừng nửa (½) ngón tay út dầu, chỏng khu
lên, bơm vô trong hậu môn chừng 1 phân Một tuần bơm 1 lần, 4 lần mới trừ hết lãi kim
11- Cảm gió, nhức mình : Lấy muỗng tây cạo gió với Dầu Cứu Cấp Cửu Hoàng Du phía sau lưng
và các gân tay, chơn cổ, sẽ hết lập tức
12- Một vài thứ như : mắt có mụn lẹo, lên chấp mắt, bôi dầu nầy chỗ bệnh cũng hết
Trang 3939
13- Đầu tóc có gàu, ngứa, chí Xức dầu vào hết ngứa, gào chí cũng hết luôn
14- Lỗ tai thúi, chảy mủ lâu năm, lấy tăm quấn gòn khô, lau cho sạch mủ, rồi lấy tăm quấn gòn
thấm dầu CỬU HOÀNG DU bôi tận trong lỗ tai, mỗi ngày vài lần Ban đầu ra mủ máu, sau ra
máu bầm, sau ra nước trong, rồi sẽ dứt Phải trị cho dứt mới thôi
CHƯƠNG 27
NHỮNG CHỨNG NHỨC MỎI TÊ THẤP
1- Có người đến đêm là mỏi mê, nhức nhói, các bắp thịt hoặc ở vai, ở tay hoặc ở chân, ở
lưng, phải đấm bóp, thoa dầu nóng mới chịu được Đến lúc mưa gió lại càng bị mau và nặng
hơn Thường có gốc rét và bị Tê Thấp Uống DƯỠNG THẦN và HOÀN TÊ THẤP
2- Có người tay đau, nhức ở đầu vai, có khi giơ lên chải đầu không được Thường có gốc rét,
uống DƯỠNG THẦN và HOÀN TÊ THẤP Có châm cứu được càng hay
3- Có người hai chân hơi lạnh lạnh, từ đầu gối xuống bàn, tê tê, nhức mỏi, như nhức mỏi
trong đầu gối và trong xương Đó là Mạng Môn suy, uống BÁT VỊ QUẾ PHỤ
4- Có người hai bên háng mỏi nhức, chạy dài xuống gối, đó là Can Huyết lạnh, uống ÔN CAN HUYẾT
5- Có người hai bên hông lạnh lạnh, nhức nhức, chạy phía ngoài bắp vế xuống đầu gối Đắp
mền chỗ ấy thì nóng bỏ mền ra thì lạnh Đó là chứng Đởm lạnh Trị Đởm lạnh thì cũng phải
trị Can lạnh Uống ÔN CAN HUYẾT
6- Có người nhức mỏi ở lưng chỗ giữa hai cánh vai, chỗ với không tới, phải tựa lưng chỗ đó
vào tường mới thấy dễ chịu Đó là Đốc Mạch suy do Mạng Môn suy Uống BÁT VỊ QUẾ PHỤ Nếu có hơi sợ gió luồng hoặc gió to, gió quạt máy thì uống thêm ÔN CAN HUYẾT
7- Có người nhức hai gân cổ sau, quay qua lại là cứng và đau Uống CỔ TRẶC VAI ĐAU Có
châm cứu thêm thì tốt
8- Người có bệnh khác mà thêm nhức mỏi thì uống thuốc về bệnh ấy, bệnh hết thì nhức mỏi
hết theo