2 LỜI NÓI ĐẦU Tín ngưỡng là nhu cầu thiết yếu của loài người, nhưng có đôi khi Tôn Giáo bị lợi dụng và có môn đồ cuồng tín thì cũng xảy ra thảm họa.Nhìn chung các tôn giáo lớn đều mở
Trang 22
LỜI NÓI ĐẦU
Tín ngưỡng là nhu cầu thiết yếu của loài người, nhưng có đôi khi Tôn Giáo
bị lợi dụng và có môn đồ cuồng tín thì cũng xảy ra thảm họa.Nhìn chung các tôn
giáo lớn đều mở ra con đường [Đạo] để hướng dẫn [Giáo], nhân loại tiến hóa Các
tôn giáo khác nhau là hình thức, tổ chức bên ngoài do tập quán và địa phương;
còn giáo lý thì hoàn toàn giống nhau: SỰ THẬT – SỰ SÁNG – TÌNH THƯƠNG
Tôi tạm dùng một ít kiến thức hạn hẹp về Nho giáo và Phật giáo,để trình
bày tóm tắt 9 đề mục, gọi chung là ĐẠO GIÁO, nhằm giúp người đọc nhận ra
những nét chung của Tôn giáo
Đạo Giáo là con đường hướng dẫn nhân loại tiến hoá mà từng người phải
nắm giữ (chấp)đời đời,từ lúc đầu (nguyên sơ) cho đến lúc cuối (giác ngộ)
Cầu nguyện người người đồng tâm tìm về CHÂN–THIỆN –MỸ
Hạ, 2009
Huỳnh Hiếu Hữu
Trang 33
BÀI 1 - TÍN NGƯỠNG
Con người sống giữa vạn vật, ngàn năm nay có những câu hỏi chưa có lời giải đáp, thí dụ : “con người sinh ra từ đâu, khi chết về đâu” Như vậy là luôn luôn sống giữa cái thấy biết và cái chưa thấy biết cho nên TÍN NGƯỠNG là nhu cầu thiết yếu và vấn đề cần bàn luận là TÍN NGƯỠNG thế nào cho phù hợp với đà tiến hóa của nhân loại
1 TRÌNH ĐỘ THẤY BIẾT :
Bất cứ thời nào chốn nào, nhân loại cũng tôn quý sự thấy biết Dân tộc Việt
Nam có ngạn ngữ: “Khôn chết, dại cũng chết, chỉ có biết mới sống”
Đức Khổng Tử chia sự thấy biết đại khái có 3 loại:
Sanh đã biết (THƯỢNG) Học để biết thêm (TRUNG) Khổ mới biết (HẠ)
có năng khiếu khác thường là đặc biệt, hoặc là thánh nhân (có vốn thấy biết từ đời trước)hoặc là thần đồng(có vốn thấy biết từng khoa học)
trí, nước có nền giáo dục tiến bộ là nước tiến bộ
Người không học (kém văn hóa) phải chịu khổ mới biết
Lịch sử văn hóa chứng minh sự thấy biết luôn luôn tỉ lệ nghịch với bản ngã:
Bản ngã to thì sự thấy biết nhỏ
Vô ngã sẽ đại giác ngộ (như Đức Phật thấy biết cao rộng vô cùng)
2 ĐỐI TƯỢNG TÍN NGƯỠNG :
Tín nghĩa là tin.Tin vì chưa thấy biết.Ngưỡng là ngưỡng mộ, do thương kính bậc có thể ban ơn hoặc nể sợ bậc có thể giáng họa
a Quỉ thần :
Quỉ là loài thường hay giáng họa như chằng tinh, mãng xà, thuồng luồng
Thần là loài hay cứu vớt như cá Ông,bạch tượng,thần tài, thổ địa
Trang 4Các vị Tổ thuộc các ngành nghề như nghề nông, thợ mộc, thợ rèn…
Đối tượng tín ngưỡng thì đi đôi với sự thấy biết và người thờ phụng thường
để cầu xin được tha thứ hoặc được phò trợ
b Thượng đế :
Theo đà tiến hóa, đối tượng tín ngưỡng của nhân loại cũng tóm gọn thành một đấng duy nhất như :
Khổng giáo thờ Trời
Lão giáo thờ Huyền Tẩn (Mẹ mầu nhiệm)
Cơ đốc giáo thờ Thiên Chúa
Các vị này đều là đấng duy nhất [theo từng tôn giáo] Nếu đã duy nhất thì phải là một, chẳng qua có tên khác nhau vì văn hóa địa phương khác nhau Cho nên có thể gọi chung là Thượng Đế
3 Ý NGHĨA CỦA CẦU NGUYỆN :
Cầu nguyện là hành động cốt yếu của mọi tín đồ.Đa số tín đồ đơn sơ hiểu cầu nguyện theo một nghĩa như là cầu xin Sự thật cầu nguyện chia hai vế rõ ràng:
CẦU : nghĩa là xin trên ban xuống lòng thương xót
NGUYỆN : nghĩa là dưới dâng lên tánh tương xứng
CẦU = NGUYỆN là công bằng, CHÁNH TÍN
CẦU > NGUYỆN là tham lam, MÊ TÍN
Trang 55
Nếu như mọi tín đồ đều Chánh Tín thì Chánh Đạo chỉ là một.Trong tinh thần Chánh Tín, một tín đồ Công Giáo cầu nguyện là tập trung để thông công với Thiên Chúa cũng không khác với một hành giả Phật Giáo tu Thiền tĩnh lặng để hòa nhập với tâm Bồ Đề
4 TIN TÂM BỒ ĐỀ :
Cơ đốc giáo nói có Chúa ngự nơi mỗi người, không khác với Phật giáo nói chúng sanh đều có Phật tánh.Phật dạy qui y Tam Bảo là chẳng những tin theo hình tượng Phật, Pháp, Tăng bên ngoài mà còn quay về nương tựa Tự tánh tức Bồ
đề tâm nơi chính mình có đủ Tam Bảo :
Tánh GIÁC (suốt khắp) Đức CHÁNH (chơn thật) Hạnh TỊNH (trong sạch)
Có người xuyên tạc tính nhân bản của Phật Đạo là thiếu thành kính với đấng
bề trên Sự thật khi cầu bằng nguyện thì khi chỉ nói nguyện là hàm ý đã có cầu, huống chi Tâm từ bi của các đấng bề trên vốn hằng có Phải chăng nói để trừ mê tín, hướng dẫn tín đồ chánh tín mà thôi
TÂM BỒ ĐỀ
Trang 6Sự thật thì thế nào ? Câu hỏi này cần giải đáp minh bạch
1 CÔNG BẰNG LÀ LUẬT TRỜI :
Công là chung cho cả vạn vật
Bằng là bằng với tích lũy nghiệp của từng cá thể Văn hóa Việt Nam có nhận định rất sâu sắc về Công Bằng nên có danh từ bằng cấp (chứng chỉ tốt nghiệp) hàm nghĩa “có bằng mới được cấp”
Tích lũy lành Nhơn quả luân hồi Tiến hóa
Tích lũy dữ Nhơn quả luân hồi Biến thoái
c Nhơn quả luân hồi :
Do tích lũy là Nhơn nên nhơn gặp duyên kết quả thành Nhơn quả thành luân hồi
d Tiến hóa, biến thoái :
Do tích lũy nghiệp có lành dữ cho nên có :
Tích lũy lành = Tiến hóa
Tích lũy dữ = Biến thoái
Dù lành dữ, tiến hóa hay biến thoái thì cũng không ra khỏi qui luật trước < sau, nhân < quả Ví dụ : tiền nợ vay phải trả lời, tiền gởi tiết kiệm được thêm lời
Trang 77
2 BẤT CÔNG CHỈ TẠM THỜI :
Trong xã hội nhan nhản thấy các hiện tượng bất công như : mạnh hiếp yếu, cá
ăn kiến v.v…, nhưng chỉ là thời gian ngắn khi nhơn chưa gặp duyên kết quả
Khi nhơn đã gặp duyên kết quả thì hiện tượng yếu thắng mạnh, kiến ăn cá v.v… lại xảy ra Cho nên do luật Nhơn quả, bất công chỉ là tạm thời
3 TAM ĐỘC TẠO LUÂN HỒI :
Tam độc là Tham Sân Si mà tham sân là gốc bởi si Si là vô minh không biết công bằng là luật Trời cho nên :
Tham vì lầm tưởng sẽ được khi làm chuyện bất công
Sân vì tạm thời bị hiếp đáp
Thật ra tham sân đều vô ích vì được luật Nhơn Quả bù trừ
4 TRÍ HUỆ ĐẾN GIẢI THOÁT :
Có trí huệ tức có sáng suốt thấy biết công bằng là luật Trời [hết si], nhờ đó không còn tham sân [hết tham sân]
Dứt tam độc thì không còn tạo tam nghiệp (thân, khẩu, ý) tất nhiên đến giải thoát
CÔNG BẰNG
Trang 88
Bài 3 TỰ DO
Thế gian thường nói : “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” Bản tính do
Thiên mệnh (Trời ban cho), bằng với nghiệp tích lũy của từng người và còn được con người tự do tích lũy trong đời sống Chỉ có bản thân con người tự đổi dời bản tính của mình bằng việc học, việc tu, việc làm thì mới dễ Nếu như có người muốn thay đổi bản tính của một người khác là phạm luật tự do của Trời, khó là như vậy
1 THẬT NGHĨA CỦA TỰ DO :
Tự nghĩa là tác ý của hành động từ bản thân, không do một tác động nào từ
bên ngoài
Do nghĩa là do hành động vừa kể hoặc lành hoặc dữ sẽ gặp duyên, kết quả
nơi chính con người hành động
Như vậy tự do không đơn thuần có nghĩa không bị ngăn cản khi hành động
mà còn có nghĩa tự tạo nhân và do nhân sẽ gặt quả trong luật Nhân quả
2 TỰ DO VÀ NHÂN QUẢ:
Theo thực nghĩa đã nói ở trên,tự do là tạo Nhân :
Nhân lành sẽ gặp duyên và kết quả lành
Nhân dữ sẽ gặp duyên và kết quả dữ
Vậy thì buông thả trong tự do,con người sẽ đi về đâu? Nếu nhân lành nhiều con người sẽ tiến hóa, nếu nhân dữ nhiều con người sẽ biến thoái
Trong việc tu hành có câu: “Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả” Có nghĩa
Bồ Tát biết sợ tự do, không dùng tự do để tạo nhân;trái lại chúng sanh buông thả trong tự do.Tha hồ tạo nhân Do lòng tham dục tạo nhiều nhân dữ cũng không cần biết; đến khi gặp duyên kết nhiều quả dữ mới biết sợ
3 TỰ DO VÀ TỰ GIÁC:
Người có trí huệ thấu hiểu tự do là luật Trời, chẳng những không buông thả
để tạo nhân dữ mà còn hạn chế trong tạo nhân lành để giảm thiểu đầu mối nhân quả luân hồi.Dùng tự giác để hạn chế tự do.Tự giác học để biết làm.Tự giác tu sửa
để làm tốt Tự giác học, tu, làm để tiêu trừ nghiệp quả
Trang 99
4 KẾT LUẬN:
Tự do là luật Trời dành cho vạn vật Nhưng cần phải hiểu tự do có 2 chiều:
Tự do tích lũy nghiệp lành Tiến hóa Lên thiên đàng
Tự do tích lũy nghiệp dữ Biến thoái xuống địa ngục
Cho nên để tránh biến thoái và xuống địa ngục con người hạn chế tự do của mình bằng tự giác
Tự do = tự giác = không tiến thoái
Tự do < tự giác = tiến hóa
Tự do > tự giác = biến thoái
Công bằng và Tự do đồng tại Tâm, đồng biểu hiện một qui luật bất biến:
Có Công bằng thì có Tự do
Không Công bằng thì không Tự do
Tu hành là hướng Tâm củng cố chân chánh công bằng; Tạo Nghiệp là ly Tâm
Trang 10Vấn: hỏi cho tới
Tư: suy cho kỹ
Biện: giải cho rành
Ngày nay khoa học kỹ thuật tiến bộ đến mức toàn cầu hóa.Việc giáo dục chuyển hướng đào tạo chuyên viên thợ có kỹ thuật cao không còn phù hợp với đường lối học hành toàn diện.Cho nên nếu thiếu tham khảo hoặc tự học thêm trong đời sống hằng ngày, con người dễ mất thăng bằng trí não và thiếu sót đạo đức
2 TU HÀNH:
Tu hành là sửa mình cho tốt để làm.Do việc học hành thiên hướng đào tạo chuyên viên nên con người cần có tu hành để quân bình bản thân.(Bài này chỉ đặt vấn đề trong tín hữu và cư sĩ, không lạm bàn đến công việc của các nhà tu chuyên nghiệp)
Phật học nói một người bình thường có 5 thứ chất chứa gọi là Ngũ uẩn:
ăn, làm dáng… Thậm chí còn gọi kẻ lười, ít chịu làm việc là “làm biếng
Trang 1111
Thọ - tưởng – hành – thức là tinh thần [không hình tướng] gọi chung là
Danh được giải thích như sau:
Thọ : cảm nhận gồm 2 loại :
Ưa, muốn chiếm hữu hoặc nhận thêm
Ghét, muốn loại trừ hoặc sớm dứt
Tưởng : ý tiếp diễn sau cảm thọ ưa ghét
Hành : có tác ý tiếp diễn sau thọ, tưởng hoặc chiếm hữu, hoặc loại trừ Thức: ý phân biệt hoặc chân hoặc vọng, do kết quả của quá trình thọ,
tưởng, hành
Như vậy Ngũ uẩn càng lớn thì nghiệp dữ càng nhiều, Tâm kinh Bát Nhã Ba La Mật nói: Ngũ uẩn đều không [=O] (hư không,không dơ,không sạch,không thêm,không bớt,không hình tướng, không giả tạm,khôngVô thường, không tương đối tức như trung tâm,duy nhất,chân thật,hằng thường, bất biến, công bằng, tự
Tư > Tưởng = tiến hóa
Tư < Tưởng = biến thoái
4 CỨU CÁNH CỦA TU:
Chữ Tu ở giữa hai chữ Học Hành.Tu học là để biết (TRI).Tại một chỗ bất
biến (TÂM) biết hết thảy vạn vật gọi là THÔNG.Tu hành là để thấy (KIẾN).Từ các
chỗ tùy duyên (VÒNG TRÒN) thấy giáp một vòng vạn vật gọi là ĐẠT
THÔNG ĐẠT = CHÁNH BIẾN TRI = CHỨNG NGỘ VÔ THƯỢNG
Trang 1212
5 HỌC TU HÀNH VÀ ĐẠO TAM CỰC:
Hình dung một vòng tròn có một đường kính thẳng đứng, tại đầu trên của
đường kính ghi dấu + (Dương - Học),tại Tâm ghi dấu = (Tâm -Tu) và tại đầu dưới của đường kính ghi dấu – (Âm - Hành) Như vậy Học Tu Hành cũng chính là Dương
(+),Tâm(=), Âm (-) là Đạo Tam Cực - mỗi người phải nắm giữ (chấp) từ lúc đầu (nguyên sơ)đến lúc cuối (giải thoát)
= +
-
HỌC
TU
HÀNH
Trang 13Dù vậy có thể tóm lược nội dung gồm 3 chủ đề: Khổ, vô thường, vô ngã gọi là Tam
Pháp Ấn Khổ là đối tượng cần giải thoát, nguyên nhân của khổ là Vô Minh, là không thật biết các pháp Hữu vi là Vô thường và con người là Vô ngã
1 KHỔ:
Sự sống của vạn vật trên thế gian chịu chung một qui luật Dịch Học là Sướng
= Khổ Tuy nhiên đời sống con người lại Khổ > Sướng vì 2 lý do:
a Thực tế :
SANH: con người từ lúc sanh đến khi chết luôn phải vất vả lo toan 3 nhu
cầu thiết yếu là ăn, mặc, ở; đó là chưa kể đến giải trí và làm đẹp…
LÃO: con người lớn dần từ trẻ rồi đến già.Không ai dừng lại được quá
trình này Trẻ thì khỏe mạnh, già thì khổ vì yếu ớt
BỆNH: có sung sướng khi lành mạnh ắt có đau khổ lúc bệnh tật Dù xã
hội có ngành y tế cũng không giúp con người thoát khỏi cảnh khổ này
TỬ: có sanh ắt có tử nhưng không biết trước hạn kỳ, chỉ người sống thấy
chết đủ lý do và khổ vì không biết khi chết sẽ về đâu
b Tâm lý:
Khổ vì muốn không được (cầu bất đắc khổ)
Cầu sướng > khổ, cầu được hạnh phúc, cầu không già, cầu không bệnh
v.v cầu càng nhiều càng không được cho nên khổ
Khổ vì yêu phải chia lìa (ái biệt ly khổ)
Khổ vì phải xa cách người thân yêu
Khổ vì ghét mà thường gặp (oán tăng hội khổ)
Việc mình không ưa, người mình không thích lại cứ gặp gỡ
Trang 1414
2 VÔ THƯỜNG :
Các pháp hữu vi (có hình tướng) đều như sương mù, bọt nước sớm có chiều
tan, nay còn mai mất Con người vì không thật biết nó Vô thường nên tham ái
đến khi phải mất mớI thành đau khổ
Thân người và sự vật quanh thân vốn không bền lâu
3 VÔ NGÃ :
Con người sinh ra nhờ hợp thân Tứ Đại đến khi chết trả lại cho Tứ Đại sống
nhờ vay mượn thở hít không khí của trời, ăn uống vật thực của đất, làm chấp cái
giả tạm là ta cho nên Tham ái, Sân hận, tạo muôn nghiệp trong đời sống
Tâm ta là vọng tưởng của 6 (căn, trần, thức) vốn không chân thật
4 KẾT LUẬN :
Phật giáo nguyên thủy có Tứ Diệu Đế là Khổ, Tập, Diệt, Đạo Khổ Tập là chân
lý nói về Khổ và nguyên nhân của khổ ; Diệt Đạo là chân lý nói Pháp và con đường
diệt khổ Phật giáo Đại thừa chỉ nói khổ vì vô minh, có trí huệ là hết sạch mọi thứ
khổ
Tam Pháp Ấn chẳng những giản lược kinh điển mà còn chỉ bày phương pháp
tu học
Một mục đích : giải khổ
Hai yêu cầu : tu tập hướng tới
Thấy (kiến) Pháp Vô Thường
Biết (tri) Tâm Vô Ngã
Tri kiến (Phật) = Viên Trung (Phật) = Trung Dung (Nho), đồng là Hệ từ của
vòng tròn TÙY DUYÊN và một tâm BẤT BIẾN
VÔ THƯỜNG KHỔ VÔ NGÃ
Trang 1515
Bài 6 TRUNG DUNG
Trung Dung là một sách trong Tứ Thư của Khổng học Xưa nay hai chữ Trung
Dung thường được giải nghĩa là không thiên tả, không lệch hữu, vững vàng giữa
hai cực Âm Dương Giải như vậy chưa đủ thực nghĩa
1 THỰC NGHĨA CỦA TRUNG DUNG :
Chọn một điểm duy nhất làm tâm rồi từ đó vẽ một vòng tròn
Trung là Tâm – Bất biến – Tuyệt đối – Hằng thường = tượng
duy nhất = một
Dung là Vòng tròn – Tùy duyên – Tương đối – Vô thường =
tượng vạn vật = tất cả
Kinh Dịch mô tả một quá trình đại diễn (nhị phân) gồm từ một sinh ra các quẻ
1 nét đến 6 nét Tại Đồ (hình) Tiên Thiên có 64 quẻ 6 nét xếp thứ tự trên một vòng
tròn, là tượng của vạn vật Điều này phù hợp với Phật học, kinh Hoa Nghiêm nói :
“Một là tất cả, tất cả là một”
Như vậy sách Trung Dung là mô tả một học thuyết, tiếp theo kinh Dịch nói về
mối tương quan giữa một và tất cả, trong đó bao gồm các qui luật về Âm Dương
TRUNG DUNG (NHO) = VIÊN TRUNG (PHẬT) = MỘT & TẤT CẢ (PHẬT) = TRI KIẾN
(PHẬT)
NHẤT BẢN TÁN VẠN THÙ = MỘT CHIA THÀNH TẤT CẢ (VẠN VẬT)
VẠN THÙ QUI NHẤT BẢN = TẤT CẢ (VẠN VẬT) QUAY VỀ MỘT
2 THỜI TRUNG TRONG TRUNG DUNG :
Cốt lõi của sách Trung Dung là đề ra nhiệm vụ của người quân tử
Người quân tử Trung Dung là lúc nào cũng “Thời Trung”
Từ tâm vẽ một đường bán kính Hình dung hình tròn là một mặt đồng hồ có cây kim chỉ giờ là đường bán kính, đầu kim chỉ một điểm trên đường
tròn gọi là Thời, đuôi kim nối với tâm là cốt đồng hồ gọi là Trung Kim đồng hồ liên
tục xoay vòng trên mặt đồng hồ để chỉ Thời Người quân tử “Thời Trung” tức là
không lỗi thời, tức là hiệp một với cây kim chỉ thời
TRUNG
DUNG
TRUNG
THỜI