1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2009

125 275 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 9,45 MB

Nội dung

BQL Ban quản lýBVMT Bảo vệ môi trường CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CO Cácbon mônôxít CCN Cụm công nghiệp ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐMC Đánh giá môi

Trang 1

yªn vµ m«i tr

HÀ NỘI - 2009

BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2009

MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

Trang 2

MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HÀ NỘI - 2009BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2009

Trang 4

“MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM”

Tập thể chỉ đạo:

TS Phạm Khôi Nguyên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

TS Nguyễn Xuân Cường, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

PGS.TS Bùi Cách Tuyến, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường

TS Lê Kế Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường

Tổ thư ký:

TS Hoàng Dương Tùng, KS Nguyễn Văn Thùy, ThS Lê Hoàng Anh, CN Nguyễn Thị NguyệtÁnh, KS Phạm Quang Hiếu, CN Mạc Thị Minh Trà, ThS Lương Hoàng Tùng, CN Nguyễn HồngHạnh, CN Dương Thị Phương Nga - Tổng cục Môi trường

Tham gia biên tập, biên soạn:

ThS Đỗ Thanh Bái, GS.TS Đặng Kim Chi, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, ThS Lê Minh Đức, ThS.Nguyễn Trinh Hương, TS Trần Ngọc Hưng, TS Đặng Văn Lợi, ThS Cù Hoài Nam, GS.TS TrầnHiếu Nhuệ, ThS Nguyễn Lê Tú Quỳnh, ThS Nguyễn Thúy Quỳnh, TS Nguyễn Ngọc Sinh, TS.Phùng Chí Sỹ, TS Nguyễn Văn Thanh, TS Nguyễn Hoàng Yến

Đóng góp ý kiến và cung cấp số liệu cho báo cáo:

Các đơn vị thuộc Tổng cục Môi trường

Các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Công An, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế

Các Sở Tài nguyên và Môi trường và Ban Quản lý Khu công nghiệp các tỉnh, thành phố: Bà Rịa Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Cần Thơ, Đà Nẵng, ĐồngNai, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Khánh Hoà, Long An, Nghệ An, NinhThuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thái Nguyên, Tiền Giang, Tp Hồ Chí Minh

-Tổ chức Quốc tế:

Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA): Miles Burton, Lenart Emborg

Trang 6

Danh mục Bảng viii

Danh mục Biểu đồ ix

Danh mục Khung xi

Danh mục Chữ viết tắt xiii

Lời nói đầu xv

Trích yếu xvi

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1.1 Sự hình thành và phát triển KCN ở Việt Nam 4

1.1.1 Sự hình thành và phát triển KCN 4

1.1.2 Sự phân bố KCN ở Việt Nam 9

1.1.3 Xu thế phát triển KCN .11

1.2 Vai trò KCN trong phát triển kinh tế - xã hội 13

1.2.1 KCN trong phát triển kinh tế và giải quyết lao động, việc làm 13

1.2.2 KCN và một số vấn đề xã hội phát sinh .15

1.3 Áp lực môi trường từ hoạt động của các KCN 17

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 2.1 Ô nhiễm nước mặt do nước thải KCN 23

2.1.1 Đặc trưng nước thải KCN 23

2.1.2 Ô nhiễm nước mặt do nước thải của các KCN 27

2.2 Ô nhiễm không khí do khí thải KCN 30

2.2.1 Đặc trưng khí thải KCN 30

2.2.2 Ô nhiễm không khí tại các KCN 33

2.3 Chất thải rắn tại các KCN 35

2.3.1 Đặc trưng thành phần chất thải rắn tại các KCN 35

2.3.2 Lượng chất thải rắn phát sinh tại các KCN 38

2.3.3 Thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại các KCN 39

2.4 Xu thế diễn biến thải lượng chất thải từ các KCN 41

Trang 7

2.4.2 Xu thế diễn biến thải lượng các chất gây ô nhiễm không khí từ các KCN 42

2.4.3 Xu thế diễn biến lượng chất thải rắn phát sinh từ các KCN 43

CHƯƠNG 3 TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 3.1 Tổn thất tới hệ sinh thái, năng suất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản 47

3.1.1 Một số dẫn chứng của khu vực miền Bắc 48

3.1.2 Một số dẫn chứng của khu vực miền Trung 48

3.1.3 Một số dẫn chứng của khu vực miền Nam 49

3.2 Gia tăng gánh nặng bệnh tật 52

3.2.1 Tổn thất do gia tăng gánh nặng bệnh tật 52

3.2.2 Một số bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường KCN 53

CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 4.1 Chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý môi trường KCN 61

4.2 Hệ thống quản lý môi trường KCN 65

4.2.1 Quy định về quản lý và bảo vệ môi trường KCN 65

4.2.2 Các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống quản lý môi trường KCN 66

4.3 Quy hoạch KCN gắn với bảo vệ môi trường 68

4.4 Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong bảo vệ môi trường KCN 69

4.5 Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý bảo vệ môi trường KCN 73

4.6 Tài chính và nhân lực cho công tác bảo vệ môi trường KCN 76

CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 5.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường các KCN 79

5.1.1 Phân cấp và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể theo hướng tổ chức quản lý tập trung 79

5.1.2 Tăng cường năng lực cán bộ quản lý bảo vệ môi trường KCN 80

5.1.3 Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị có liên quan 81

5.2 Rà soát, bổ sung các văn bản về thể chế, chính sách và tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường KCN 81

5.2.1 Rà soát, bổ sung các văn bản, chính sách, luật pháp về bảo vệ môi trường KCN 81

Trang 8

5.3.1 Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống xử lý chất thải tập trung của KCN 83

5.3.2 Các doanh nghiệp trong KCN thực hiện nghiêm túc việc xử lý chất thải 83

5.3.3 Thực hiện nghiêm túc chế độ tự quan trắc và báo cáo môi trường 84

5.3.4 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các mô hình quản lý và công nghệ thân thiện môi trường 84

5.4 Quy hoạch phát triển KCN gắn với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường .85

5.5 Một số giải pháp khuyến khích .85

Kết luận và Kiến nghị 89

Tài liệu tham khảo 93

Phụ lục 99

Trang 9

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMBảng 1.1 Tình hình phát triển KCN qua các năm 2006, 2007, 2008 6Bảng 1.2 Tình hình phát triển các KCN tại các tỉnh/thành phố tính đến tháng 10/2009 8Bảng 1.3 So sánh giá trị đã đạt được tính đến hết tháng 12/2008 và các chỉ tiêu

phát triển KCN đến năm 2010, 2015 12Bảng 1.4 Số dự án và vốn đầu tư vào các KCN qua các năm 2006, 2007, 2008 14Bảng 1.5 Đặc trưng sản xuất của các KCN tại Tp Đà Nẵng 19

CHƯƠNG 2

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆPBảng 2.1 Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp (trước xử lý) 24Bảng 2.2 Ước tính tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải

từ các KCN thuộc các tỉnh của 4 vùng KTTĐ năm 2009 25Bảng 2.3 Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm 31Bảng 2.4 Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm không khí từ các KCN thuộc các tỉnh

của 4 vùng KTTĐ năm 2009 32Bảng 2.5 Thành phần trung bình các chất trong chất thải rắn của một số KCN phía Nam 35Bảng 2.6 Ước tính lượng chất thải nguy hại phát sinh theo ngành sản xuất và số lượng

công nhân trong ngành sản xuất 36Bảng 2.7 Ước tính khối lượng chất thải rắn từ các KCN phía Nam năm 2008 38Bảng 2.8 Dự báo tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm nước

từ các KCN phía Nam đến năm 2020 42Bảng 2.9 Dự báo thải lượng các chất ô nhiễm không khí từ các KCN phía Nam

đến năm 2020 43Bảng 2.10 Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh từ các KCN phía Nam đến năm 2020 43

Trang 10

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Biểu đồ 1.1 Tình hình phát triển KCN (thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ)

thời gian qua 4

Biều đồ 1.2 Số lượng và diện tích KCN theo vùng kinh tế tính đến hết tháng 12/2008 9

Biểu đồ 1.3 Số KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới giai đoạn 2006 - 2015 theo vùng kinh tế và so sánh với số KCN đã thành lập giai đoạn 2006 - 2008 12

Biểu đồ 1.4 Tăng trưởng kinh tế và số lao động của các KCN giai đoạn 1995 - 2008 14

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ gia tăng lượng nước thải từ các KCN và tỷ lệ gia tăng tổng lượng nước thải từ các lĩnh vực trong toàn quốc 23

Biểu đồ 2.2 Ước tính tỷ lệ tổng lượng nước thải KCN của 6 vùng kinh tế 24

Biểu đồ 2.3 Hàm lượng cặn lơ lửng (SS) trong nước thải của một số KCN miền Trung qua các năm 26

Biểu đồ 2.4 Hàm lượng BOD5và COD trong nước thải của KCN Liên Chiểu (Đà Nẵng) năm 2006 và 2008 26

Biểu đồ 2.5 Hàm lượng BOD5trong nước thải của một số KCN năm 2008 26

Biểu đồ 2.6 Kết quả phân tích nước thải tại điểm xả chung của một số KCN các tỉnh phía Nam năm 2008 27

Biểu đồ 2.7 Hàm lượng Coliform trong nước thải một số KCN năm 2008 27

Biểu đồ 2.8 Diễn biến COD trên các sông qua các năm 28

Biểu đồ 2.9 Tần suất số lần đo vượt TCVN của một số thông số tại sông Đồng Nai đoạn qua Tp Biên Hoà 29

Biểu đồ 2.10 Hàm lượng COD trên sông Thị Vải qua các năm 29

Biểu đồ 2.11 Diễn biến DO dọc sông Thị Vải tháng 8/2008 và tháng 3/2009 29

Biểu đồ 2.12 Hàm lượng NH4+trên sông Cầu đoạn chảy qua Thái Nguyên năm 2008 30

Biểu đồ 2.13 Diễn biến DO dọc sông Công qua các năm 30

Biểu đồ 2.14 Diễn biến ô nhiễm nước sông Nhuệ đoạn qua Hà Đông 30

Biểu đồ 2.15 Nồng độ khí SO2trong khí thải một số nhà máy tại KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội), KCN Tiên Sơn (Bắc Ninh) từ năm 2006 - 2008 33

Biểu đồ 2.16 Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh một số KCN miền Bắc và miền Trung năm 2006 - 2008 33

Trang 11

Biểu đồ 2.19 Nồng độ khí SO2trong không khí xung quanh một số KCN

miền Bắc năm 2006 - 2008 34

Biểu đồ 2.20 Nồng độ NH3trong không khí xung quanh KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội) năm 2006 - 2008 35

Biểu đồ 2.21 Tỷ lệ thành phần chất thải rắn phát sinh trung bình của một số loại hình KCN 37

Biểu đồ 2.22 Ước tính khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các KCN 38

Biểu đồ 2.23 Ước tính khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại các KCN 38

Biểu đồ 2.24 Dự báo tổng lượng nước thải từ các KCN trong toàn quốc đến năm 2020 41

Biểu đồ 2.25 Dự báo thải lượng các chất ô nhiễm không khí từ các KCN trong toàn quốc đến năm 2020 42

CHƯƠNG 3 TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP Biểu đồ 3.1 Thiệt hại kinh tế do bệnh tật tại phường Thọ Sơn và Gia Cẩm (Tp Việt Trì , Phú Thọ) 53

Biểu đồ 3.2 Gánh nặng bệnh tật tại phường Thọ Sơn (chịu tác động ô nhiễm công nghiệp) và phường Gia Cẩm (đối chứng - không bị ô nhiễm công nghiệp) của Tp Việt Trì, Phú Thọ 53

Biểu đồ 3.3 Phân bố Gánh nặng bệnh tật theo nhóm bệnh 53

Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ mắc các bệnh nghề nghiệp (cộng dồn 2004) 55

Biểu đồ 3.5 Tình hình giám định bệnh bụi phổi silic trên toàn quốc giai đoạn 1991-2007 55

Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ một số bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường lao động tại KCN Việt Trì, Phú Thọ 56

Biểu đồ 3.7 Tỷ lệ một số bệnh và triệu chứng liên quan đến ô nhiễm môi trường lao động tại Khu Gang thép Thái Nguyên 56

Biểu đồ 3.8 Bệnh và triệu chứng bệnh hô hấp cấp tính và mãn tính ở phường Thọ Sơn và Gia Cẩm (TP Việt Trì, Phú Thọ) 56

Biểu đồ 3.9 Tỷ lệ mắc bệnh ở phường Thanh Xuân Bắc (giáp KCN Thượng Đình) và xã Phú Thị, Gia Lâm (Hà Nội) 57

CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN đã đi vào hoạt động (tại thời điểm tháng 10/2009) 69

Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ KCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung qua các năm 69

Trang 12

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Khung 1.1 Khái niệm KCN, KCX, KKT, Khu công nghệ cao, CCN và Điểm công nghiệp 5

Khung 1.2 Đầu tư, phát triển KCN 5

Khung 1.3 Tình hình phát triển KCN tại tỉnh Đồng Nai 7

Khung 1.4 Tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp trong các KCN của các vùng 9

Khung 1.5 Một số điều kiện và tiêu chí hình thành KCN mới 11

Khung 1.6 Một số hướng nâng cao tính bền vững trong phát triển KCN 13

Khung 1.7 Thu hút đầu tư của các KCN tại Tp Hồ Chí Minh 15

Khung 1.8 Thu hút đầu tư của các KCN tại tỉnh Bắc Ninh 15

Khung 1.9 KCN đơn ngành và KCN đa ngành 19

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP Khung 2.1 Kết quả thanh tra 7 KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh 26

Khung 2.2 Tình trạng ô nhiễm của một số kênh, rạch tiếp nhận nước thải KCN 27

Khung 2.3 Tình trạng ô nhiễm trên sông Thị Vải 29

Khung 2.4 Ô nhiễm không khí trong không khí xung quanh KCN Hoà Khánh, Tp Đà Nẵng 34

Khung 2.5 Chất thải rắn công nghiệp phát sinh tại Bắc Ninh 38

Khung 2.6 Tình hình triển khai khu vực phân loại và trung chuyển chất thải rắn trong các KCN ở TP Hồ Chí Minh 39

Khung 2.7 Các doanh nghiệp thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại TP Hồ Chí Minh 39

Khung 2.8 Vi phạm của Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Tân Phát Tài, Đồng Nai, trong thu gom và xử lý chất thải nguy hại 40

Khung 2.9 Tình hình phát sinh và xử lý bùn thải tại các KCN của TP Hồ Chí Minh 40

Khung 2.10 Công tác xử lý chất thải nguy hại ở các KCN miền Trung 41

CHƯƠNG 3 TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP Khung 3.1 Gần 60.000 dân Hà Nam phập phồng lo thiếu nước 48

Khung 3.2 Công ty Cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam đã gây ô nhiễm nặng dòng chính của sông Thị Vải 50

Khung 3.3 Tác động do ô nhiễm môi trường từ các KCN ở Đà Nẵng 54

Khung 3.4 Bệnh bụi phổi silic do ô nhiễm công nghiệp 55

Trang 13

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

Khung 4.1 Một số hạn chế của Quyết định số 62/QĐ-BKHCNMT 64

Khung 4.2 Một số điển hình của quy hoạch KCN thiếu cơ sở khoa học 68

Khung 4.3 Tỷ lệ rất thấp các KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung 69

Khung 4.4 Việc trì hoãn xây dựng cơ sở hạ tầng về môi trường của một số KCN 70

Khung 4.5 Tình hình vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường tại một số KCN 70

Khung 4.6 Mục tiêu cụ thể của "Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020" theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ 71

Khung 4.7 KCN sinh thái và một số đặc điểm 72

Khung 4.8 Khởi công KCN sinh thái đầu tiên của Việt Nam -Vườn công nghiệp Bourbon An Hòa 73

Khung 4.9 Tình hình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của tỉnh Đồng Nai 74

Khung 4.10 Một số vụ xử phạt vi phạm hành chính do xả thải chưa xử lý ra môi trường 74

Khung 4.11 Công cụ thông tin trong quản lý môi trường KCN 75

Khung 4.12 Chính sách hỗ trợ phát triển cho các địa phương khó khăn 76

CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP Khung 5.1 Công tác bảo vệ môi trường của Công ty Ajinomoto Việt Nam, KCN Biên Hoà 1, Đồng Nai 84

Trang 14

BQL Ban quản lý

BVMT Bảo vệ môi trường

CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CO Cácbon mônôxít

CCN Cụm công nghiệp

ĐBSH Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược

ĐTM Đánh giá tác động môi trường

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP Tổng sản phẩm trong nước

GTVT Giao thông vận tải

HmCn Hyđrô-cácbon

HST Hệ sinh thái

IMO Tổ chức hàng hải thế giới

KCN Khu công nghiệp

KCX Khu chế xuất

KHCN Khoa học công nghệ

KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư

KKT Khu kinh tế

KTTĐ Kinh tế trọng điểm

KT-XH Kinh tế - Xã hội

LVS Lưu vực sông

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NOx Các Nitơ ôxít

NO2 Nitơ điôxít

NXB Nhà xuất bản

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức

PM2,5 Bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm

Trang 15

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

QTMT Quan trắc môi trường

SO2 Sunfua điôxít

TCCP Tiêu chuẩn cho phép

TCMT Tổng cục Môi trường

TCTK Tổng cục Thống kê

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TB Trung bình

TN&MT Tài nguyên và Môi trường

Tp Thành phố

TSP Bụi lơ lửng tổng số

UBND Ủy ban nhân dân

VOCs Các hợp chất hữu cơ bay hơi

WB Ngân hàng Thế giới

WHO Tổ chức Y tế thế giới

WTO Tổ chức Thương mại thế giới

Trang 16

PHẠM KHÔI NGUYÊN

Bộ trưởngBộ Tài nguyên và Môi trường

PETER LYSHOLT HANSEN

Đại sứVương quốc Đan Mạch tại Việt Nam

Đ ược hình thành từ đầu những năm 1990 và đặc biệt phát triển mạnh trong những năm gần đây, khu

công nghiệp (KCN) có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam Các KCN đã và đang là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, tăng khả năng thu hút vốn đầu

tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân, và hạn chế tình trạng ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra Cùng với sự phát triển các KCN, các đô thị mới, các cơ sở phụ trợ và dịch vụ đã không ngừng phát triển, góp phần tạo ra sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu kinh tế - xã hội của các địa phương và cả nước, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình phát triển các KCN ở VIệt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do chất thải, nước thải và khí thải công nghiệp Những thách thức này nếu không được giải quyết tốt có thể sẽ gây ra những thảm họa về môi trường và biến đổi khí hậu, tác động nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người dân hiện tại và tương lai, phá hỏng những thành tựu công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội nói chung ở Việt Nam trong những năm vừa qua.

Để đánh giá tổng thể và toàn diện về quá trình phát triển của các KCN ở Việt Nam trong thời gian qua, xu thế phát triển trong thời gian tới, những thách thức về môi trường hiện nay và trong tương lai

do quá trình phát triển các KCN, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2009 với chủ đề “Môi trường khu công nghiệp Việt Nam” Báo cáo tập trung nghiên cứu: (1) Tổng quan về KCN ở Việt Nam - xu thế phát triển, những cơ hội và thách thức về môi trường; (2) Hiện trạng môi trường của các KCN; (3) Tác hại của ô nhiễm môi trường do các KCN gây ra; (4) Thực trạng và những bất cập trong quản lý môi trường KCN; (5) Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường KCN ở Việt Nam.

Báo cáo được xây dựng với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch (DANIDA) thông qua Hợp phần Kiểm soát ô nhiễm các vùng đông dân nghèo (PCDA); có sự tham gia, đóng góp của các cán bộ quản lý nhà nước, các nhà khoa học và các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường trong và ngoài nước, cũng như các Bộ, ngành và địa phương trong cả nước.

Hy vọng, với những thông tin đầy đủ, cập nhật, Báo cáo sẽ là cuốn cẩm nang hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương trong quá trình lập kế hoạch và quy hoạch phát triển KCN tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, đồng thời là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ công tác nghiên cứu của các cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học và của cả cộng đồng.

Trang 17

Bmôi trường và những nguyên nhân, tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường, dự báo xu hướng

diễn biến môi trường trong những năm tiếp theo, đồng thời làm rõ thực trạng và những tồn tạitrong công tác quản lý, từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường KCN

Cũng như những năm trước, Báo cáo được xây dựng dựa trên mô hình D-P-S-I-R (Động lực - Áplực - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng) Động lực là sự phát triển của các KCN và hoạt động sảnxuất, nhu cầu của thị trường, điều kiện hạ tầng, Các hoạt động sản xuất của các KCN thải ra cácnguồn thải (nước thải, khí thải, tiếng ồn và chất thải rắn) gây ra Áp lực làm biến đổi hiện trạng ônhiễm môi trường Nguồn thải được đặc trưng bằng tổng lượng thải theo từng chất ô nhiễm Hiệntrạng chất lượng môi trường xung quanh được đánh giá thông qua các thông số như: TSP, NO2, CO,SO2, tiếng ồn, (đối với môi trường không khí và tiếng ồn) và COD, BOD5, SS, tổng N, tổng P,Coliform, độ màu, (đối với môi trường nước), lượng thải và thành phần chất thải rắn (đối với chấtthải rắn) Tác động của ô nhiễm môi trường được phân tích qua các thiệt hại kinh tế, các vấn đề xãhội nảy sinh do ô nhiễm môi trường KCN và tỷ lệ cộng đồng dân cư mắc các bệnh liên quan đến ônhiễm môi trường Đáp ứng là các giải pháp tổng hợp cải thiện chất lượng môi trường KCN như cácchính sách, pháp luật, thể chế có liên quan để đạt được các mục tiêu về bảo vệ môi trường, các hànhđộng giảm thiểu, các hoạt động về quản lý, kiểm soát môi trường KCN

Trong Báo cáo, đối tượng được tập trung phân tích là các khu công nghiệp (bao gồm cả khu chếxuất) do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Báo cáo không đề cập tới các khu công nghiệp

do UBND tỉnh ra quyết định thành lập và các loại hình khu kinh tế, khu công nghệ cao hay cụmcông nghiệp, điểm công nghiệp

Báo cáo sử dụng các số liệu liên quan đến môi trường KCN của những năm gần đây (2005 - 2009).Các số liệu trong báo cáo được cung cấp chính thức từ các cơ quan có trách nhiệm và được tập hợptừ những nguồn tài liệu có tính pháp lý Số liệu ước tính thải lượng nước thải, khí thải và chất thảirắn thải ra từ KCN được tính toán theo phương pháp dựa vào hệ số phát thải trên diện tích đất đã sửdụng của các KCN

Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, Báo cáo sử dụng các quy chuẩn kỹ thuật về môi trườngdưới đây:

- QCVN 08:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

- QCVN 10:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ

- QCVN 05:2009: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

- QCVN 06:2009: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí - Nồng độ tối đa chophép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh

- QCVN 24:2009: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

- TCVN 5939 - 2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và cácchất vô cơ

Trang 18

Tính đến tháng 10 năm 2009, toàn quốc đã có 223 KCN được thành lập theo Quyết định của Thủtướng Chính phủ Trong đó, 171 KCN đã đi vào hoạt động, với tổng diện tích đất gần 57.300 ha, đạttỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng 46%.

Giai đoạn 2006 - 2015, theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sẽ ưu tiên thànhlập mới 115 KCN với tổng diện tích khoảng 26.400 ha và mở rộng diện tích 27 KCN, nâng tổng diệntích KCN lên khoảng 70.000 ha, phấn đấu tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt khoảng 60% Theo đó, chỉtrong 3 năm 2006, 2007, 2008, toàn quốc đã thành lập mới được 74 KCN với tổng diện tích khoảng20.500 ha và mở rộng diện tích của 14 KCN

Các KCN đã có nhiều đóng góp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế, tạoviệc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống người dân Năm 2008, các KCN đã tạo ra giátrị sản xuất công nghiệp đạt hơn 33 tỷ USD (chiếm 38% GDP cả nước); giá trị xuất khẩu đạt trên 16tỷ USD (chiếm gần 26% tổng giá trị xuất khẩu cả nước); nộp ngân sách khoảng 2,6 tỷ USD, tạo côngăn việc làm cho gần 1,2 triệu lao động

Phát triển các KCN đã đạt được mục tiêu tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, sử dụng hiệuquả tài nguyên và năng lượng, tập trung các nguồn phát thải ô nhiễm vào các khu vực nhất định,nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả quản lý nguồn thải và bảo vệ môi trường Tuy nhiên, quá trìnhphát triển KCN đã bộc lộ một số khiếm khuyết trong việc xử lý chất thải và đảm bảo chất lượng môitrường Trong thời gian tới, cùng với phát triển các KCN sẽ làm gia tăng lượng thải và các chất gây

ô nhiễm môi trường, nếu không tăng cường công tác quản lý môi trường thì sẽ ảnh hưởng tới sự pháttriển bền vững của đất nước

Chương 2 Hiện trạng môi trường khu công nghiệp

Nước thải từ các KCN có thành phần đa dạng, chủ yếu là các chất lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinhdưỡng và một số kim loại nặng Khoảng 70% trong số hơn 1 triệu m3nước thải/ngày từ các KCN đượcxả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý đã gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt Chất lượngnước mặt tại những vùng chịu tác động của nguồn thải từ các KCN đã suy thoái, đặc biệt tại các lưuvực sông: Đồng Nai, Cầu, Nhuệ - Đáy

Ô nhiễm không khí ở các KCN mang tính cục bộ, tập trung nhiều ở các KCN cũ, do các nhà máytrong KCN sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải Hiện trạng

ô nhiễm không khí tại các KCN chủ yếu là ô nhiễm bụi, một số KCN có xuất hiện ô nhiễm CO, SO2và NO2

Lượng chất thải rắn từ các KCN có chiều hướng gia tăng, tập trung nhiều nhất tại các KCN vùngkinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Trong đó thành phần chất thải rắnnguy hại chiếm khoảng 20%, tỷ lệ chất thải rắn có thể tái chế hoặc tái sử dụng khá cao Hiện nayvấn đề thu gom và xử lý chất thải rắn tại các KCN còn nhiều bất cập, đặc biệt đối với việc quản lý,vận chuyển và đăng ký nguồn thải đối với chất thải nguy hại

Trang 19

động xấu tới các hệ sinh thái tự nhiên Đặc biệt nước thải sản xuất không qua xử lý, xả thải trực tiếpvào môi trường gây ra những thiệt hại không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tạicác khu vực lân cận.

Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp nói chung và KCN nói riêng đã làm giatăng gánh nặng bệnh tật, gia tăng tỷ lệ người lao động mắc bệnh tại chính KCN và cộng đồng dân

cư sống gần đó Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây và gây ảnh hưởng trựctiếp tới các hoạt động phát triển KT-XH tại địa phương, gây ra những tổn thất kinh tế không nhỏ.Chương 4 Thực trạng quản lý môi trường khu công nghiệp

Hiện nay, Việt Nam đã có các chính sách phát triển công nghiệp gắn liền với bảo vệ môi trườngvà các văn bản pháp luật có liên quan về quản lý môi trường KCN; đã có sự phân cấp quản lý nhànước về bảo vệ môi trường KCN; một số địa phương đã triển khai quy hoạch KCN đồng bộ; áp dụngcông cụ kinh tế thông qua hình thức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn; tổchức thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường KCN

Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn chưa đầy đủ, việc phân cấp trách nhiệmđối với các đơn vị có liên quan trong bảo vệ môi trường KCN còn một số bất cập, chức năng của cácđơn vị tham gia quản lý còn chồng chéo; tuy đã có quy hoạch phát triển KCN nhưng chưa thống nhất,thiếu khoa học; việc triển khai các công cụ quản lý chưa thực sự hiệu quả; nhân lực cho công tácbảo vệ môi trường KCN nhìn chung còn thiếu về số lượng và yếu về năng lực, ý thức bảo vệ môitrường của chủ đầu tư và các doanh nghiệp trong KCN chưa tốt

Chương 5 Giải pháp bảo vệ môi trường khu công nghiệp

Từ hiện trạng môi trường KCN, những bất cập và khó khăn thách thức trong công tác quản lý môitrường KCN, Chương 5 tập trung vào việc đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu để giải quyết các vấnđề còn tồn tại, bao gồm:

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường các KCN, từ việc phân cấp và phâncông trách nhiệm đến việc tăng cường năng lực cán bộ và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữacác đơn vị có liên quan

- Rà soát, bổ sung các văn bản chính sách, pháp luật, tăng cường các biện pháp thực thi phápluật về bảo vệ môi trường KCN

- Đẩy mạnh việc triển khai công tác bảo vệ môi trường của chính các KCN, chú trọng xây dựngvà hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung, thực hiện nghiêm túc chế độ tự quan trắc vàbáo cáo môi trường

- Thực hiện quy hoạch KCN gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệmôi trường và một số giải pháp khuyến khích bảo vệ môi trường tại các KCN

Nhằm triển khai các giải pháp nêu trên, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lýmôi trường và quản lý công nghiệp từ cấp Trung ương đến địa phương, đồng thời cần có sự tham giađóng góp và sự đồng thuận của chính các KCN và doanh nghiệp trong KCN

Trang 20

VEÀ KHU COÂNG NGHIEÄP VIEÄT NAM

Trang 22

Sự ra đời của các KCN gắn liền với

đường lối đổi mới, chính sách mở cửa của

Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ VI năm

1986 Thời gian qua, thực hiện chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà

nước về đẩy mạnh phát triển công nghiệp

trong tiến trình CNH-HĐH đất nước, mỗi

KCN đều là đầu mối quan trọng trong thu

hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư

nước ngoài Việc hình thành các KCN đã

tạo động lực lớn cho phát triển công

nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh

tế ở các địa phương, tạo công ăn việc làm

cho người lao động KCN còn góp phần

thúc đẩy sự hình thành khu đô thị mới,

các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch

vụ

VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Tính đến tháng 10 năm 2009, toàn quốc đã có 223 KCN được thành lập theo Quyết định của Thủtướng Chính phủ Trong đó, 171 KCN đã đi vào hoạt động, với tổng diện tích đất 57.264 ha, đạt tỷ lệlấp đầy trung bình khoảng 46%

Giai đoạn 2006 - 2015, theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sẽ ưu tiên thànhlập mới 115 KCN với tổng diện tích khoảng 26.400 ha và mở rộng diện tích 27 KCN, nâng tổng diệntích KCN lên khoảng 70.000 ha, phấn đấu tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt khoảng 60% Theo đó, chỉ trong

3 năm 2006, 2007, 2008, toàn quốc đã thành lập mới được 74 KCN với tổng diện tích khoảng 20.500

ha và mở rộng diện tích của 14 KCN

Các KCN đã có nhiều đóng góp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế, tạo việclàm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống người dân Riêng năm 2008, các KCN đã tạo giá trịsản xuất công nghiệp đạt hơn 33 tỷ USD (chiếm 38% GDP cả nước); giá trị xuất khẩu đạt trên 16 tỷUSD (chiếm gần 26% tổng giá trị xuất khẩu cả nước); nộp ngân sách khoảng 2,6 tỷ USD, tạo côngăn việc làm cho gần 1,2 triệu lao động

Phát triển các KCN với mục tiêu tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, sử dụng hiệu quả tàinguyên và năng lượng, tập trung các nguồn phát thải ô nhiễm vào các khu vực nhất định, nâng caohiệu quả sản xuất, hiệu quả quản lý nguồn thải và bảo vệ môi trường Tuy nhiên, quá trình phát triểnKCN đã bộc lộ một số khiếm khuyết trong việc xử lý chất thải và đảm bảo chất lượng môi trường.Trong thời gian tới, việc phát triển các KCN sẽ làm gia tăng lượng thải và các chất gây ô nhiễm môitrường, nếu không tăng cường công tác quản lý môi trường thì sẽ ảnh hưởng tới sự tăng trưởng bềnvững của đất nước

Công ty may Hòa Thọ, KCN Nam Đông Hà, Quảng Trị

Nguồn: tinkinhte.com

Trang 23

1.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG

NGHIỆP Ở VIỆT NAM

1.1.1 Sự hình thành và phát triển khu công nghiệp

Tính từ năm 1991 đến năm 2009, trải qua 18

năm xây dựng và phát triển, cả nước đã thành lập

được 223 KCN với tổng diện tích tự nhiên đạt

57.264 ha, phân bố trên 56/63 tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương Trong đó, diện tích đất sử

dụng cho phát triển công nghiệp có thể cho thuê

theo quy hoạch đạt gần 40.000 ha, chiếm

khoảng 65% diện tích đất quy hoạch các KCN

(Nguồn: Bộ KH&ĐT, 2009)

Trong số 223 KCN hiện nay của cả nước, có

171 KCN đã đi vào hoạt động, 52 KCN đangtrong quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chủyếu là các KCN mới thành lập trong những nămgần đây Tính chung cho toàn bộ các KCN cảnước thì tỷ lệ lấp đầy chỉ đạt 46% với 17.107 hađất công nghiệp đã cho thuê

Biểu đồ 1.1 Tình hình phát triển KCN (thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) thời gian qua

Nguồn: Bộ KH&ĐT, 2009

Mô hình khu công nghiệp

Nguồn: Ảnh tư liệu

KCX Tân Thuận (Tp Hồ Chí Minh), KCX đầu tiên của Việt Nam, thành lập năm 1991 Nguồn: Ảnh vệ tinh năm 2009, TCMT tổng hợp

Trang 24

Khung 1.2 Đầu tư, phát triển KCN

Khu công nghiệp có thể được thành lập và khai thác bởi các doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp có vốnnước ngoài hay liên doanh, gọi chung là Công ty Phát triển hạ tầng KCN Công ty Phát triển hạ tầng KCN cóquyền cho thuê đất cho các doanh nghiệp khác muốn đầu tư vào KCN và cung cấp các dịch vụ khác phùhợp với nội dung của giấy phép đầu tư; ấn định giá thuê và phí dịch vụ trong KCN

KCN của một tỉnh, thành phố thuộc quản lý hành chính của BQL các KCN cấp tỉnh BQL được Bộ KH&ĐTphân cấp thực hiện việc cấp, điều chỉnh, bổ sung, thu hồi giấy phép đầu tư vào KCN theo Luật Đầu tư Các loại hình doanh nghiệp đầu tư trong KCN: doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế, doanhnghiệp có vốn nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư tại Việt Nam.Các doanh nghiệp nêu trên có thể hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, khai thác hạ tầng, hoạt động sản xuất,gia công hàng xuất khẩu hay bán ra thị trường nội địa, cung ứng các dịch vụ công nghiệp và nghiên cứu pháttriển sản phẩm mới

Nguồn: TCMT tổng hợp

Khung 1.1 Khái niệm Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao,

Cụm công nghiệp và Điểm công nghiệp

1 Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất côngnghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định

2 Khu chế xuất là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu vàhoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụngđối với KCN đã quy định

KCN, KCX được gọi chung là KCN, trừ trường hợp có quy định cụ thể

3 Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuậnlợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, KKT được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khuphi thuế quan, khu bảo thuế, KCX, KCN, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính vàcác khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng KKT

4 Khu công nghệ cao (*) là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệcao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuấtvà kinh doanh sản phẩm công nghệ cao; cung ứng dịch vụ công nghệ cao

5 Cụm công nghiệp (**) là một dạng KCN nhưng có quy mô nhỏ do chính quyền địa phương phê duyệt, cấpphép và quản lý;

6 Điểm công nghiệp (**) là một dạng công nghiệp tập trung mới xuất hiện gần đây do sự phát triển bùngphát các làng nghề Điểm công nghiệp có quy mô nhỏ từ vài chục ha trở xuống, được chính quyền địa phươngphê duyệt và cấp phép

Nguồn: Nghị định 29/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về KCN, KCX&KKT;

(*) Luật Công nghệ cao (**) TCMT tổng hợp

Trang 25

Năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định

số 29/2008/NĐ-CP quy định về thành lập, hoạt

động, chính sách và quản lý nhà nước đối với

KCN, KCX và KKT, trong đó quy định thống nhất

hoạt động của KCN trên các lĩnh vực theo hướng

đẩy mạnh phân cấp quản lý cho Ban quản lý các

KCN Nghị định đã góp phần đổi mới sâu sắc về

thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh cùng quá

trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ sau khi

Việt Nam gia nhập WTO Công tác quản lý Nhà

nước về KCN cũng như bản thân hoạt động của

các KCN đã có những điều chỉnh về cơ cấu tổ

chức, năng lực, chương trình hoạt động để thíchnghi với điều kiện mới Nhờ đó, trong năm 2008,các KCN một mặt tiếp tục đà tăng trưởng nhưnhững năm trước, mặt khác, có những nét pháttriển mới mang tính đột phá, với 48 dự án đầu tưphát triển kết cấu hạ tầng KCN được cấp Giấychứng nhận đầu tư, thành lập 44 KCN mới vớitổng diện tích đất tự nhiên 15.675,6 ha (tăng 73%

so với năm 2007) và mở rộng 8 KCN với tổngdiện tích đất tự nhiên 2.810,8 ha (tăng 41,1% sovới năm 2007)

Ghi chú: * không có số liệu Nguồn: Bộ KH&ĐT, 2006, 2007, 2008

Bảng 1.1 Tình hình phát triển KCN qua các năm 2006, 2007, 2008

Sự phát triển mạnh mẽ của KCNtrong năm 2008 cũng xuất phát từ nhucầu của các địa phương nhằm tậndụng cơ hội thu hút đầu tư đang tăngcao trên cả nước Mặt khác, do việccấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự ánphát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuậtKCN đã được phân cấp về địa phươngnên đã tạo điều kiện cho các địaphương chủ động và đẩy nhanh quátrình thực hiện thủ tục đầu tư

Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng số KCN toàn quốc 139 179 223 Số KCN thành lập mới 8 40 44 Số KCN xin mở rộng diện tích 3 12 8 Tổng diện tích KCN thành lập mới (ha) 2.607 11.016 18.486 Tỷ lệ lấp đầy KCN trung bình (%) 54,5 50 46 Giá trị sản xuất kinh doanh/1ha diện tích đất cho

thuê (triệu USD) * 1,5 1,68 Giá trị sản xuất công nghiệp KCN (tỷ USD) 16,8 22,4 28,9 Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp KCN

(tỷ USD) 8,3 10,8 14,5 Tỷ lệ so với tổng giá trị xuất khẩu cả nước (%) 21 22 24,7 Nộp ngân sách (tỷ USD) 0,88 1,1 1,3

Chế biến thủy sản xuất khẩu Nguồn: Ảnh tư liệu

Trang 26

Tuy nhiên, quá trình phát triển KCN cũng đã

nảy sinh một số vấn đề như sự gia tăng về số

lượng không tỷ lệ thuận với tỷ lệ lấp đầy KCN

Trong 3 năm gần đây, tỷ lệ lấp đầy KCN giảm

trung bình khoảng 4%/năm (Bảng 1.1) Qua khảo

sát ở một số KCN, cho thấy, các KCN do Thủ

tướng Chính phủ ra quyết định thành lập có cơ sở

hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thuận tiện, nhưng tốc

độ lấp đầy chậm, không thu hút được các doanh

nghiệp vừa và nhỏ, bởi suất đầu tư cao, cho nên

các doanh nghiệp Việt Nam với tài chính có hạn

rất khó thuê ở các KCN này Các KCN doUBND cấp tỉnh quyết định thành lập và hỗ trợđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì có tốc độ lấpđầy nhanh nhưng không thể thành lập nhiều dongân sách địa phương hạn hẹp Các KCN kháccho các doanh nghiệp sản xuất thuê đất trướckhi xây dựng hạ tầng kỹ thuật nên suất đầu tưthấp, có tốc độ triển khai xây dựng và lấp đầynhanh nhưng lại gặp khó khăn trong quản lý môitrường, hệ thống hạ tầng kỹ thuật không đồngbộ

KCN Tân Tạo,

Tp Hồ Chí Minh Nguồn: Ảnh vệ tinh (2009), TCMT tổng hợp

Khung 1.3 Tình hình phát triển khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai hiện có 28 KCN do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập và 1 KCN do UBND tỉnh ra quyếtđịnh thành lập với tổng diện tích 9.076 ha, trong đó có 21 KCN đang hoạt động (thu hút 771 dự án) và 8KCN chưa thu hút dự án đầu tư

Cho đến nay, tại các KCN ở Đồng Nai, đã có 33 quốc gia và vùng lãnh thổ hoạt động đầu tư với tổng số

803 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 11,6 tỷ USD và 269 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 22.436 tỷđồng

Trong năm 2008, hầu hết các KCN tại Đồng Nai đều duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định Có 823 dự ántriển khai hoạt động với tổng vốn đăng ký 10,03 tỷ USD và 16.375 tỷ đồng, đạt 77% so với tổng số dự ánđăng ký

Nguồn: BQL các KCN tỉnh Đồng Nai, 2009

Trang 27

TT Tên tỉnh/Tp Số

KCN

Diện tích quy hoạch

Diện tích sử dụng

Diện tích đã cho thuê

TT Tên tỉnh/Tp Số

KCN

Diện tích quy hoạch

Diện tích sử dụng

Diện tích đã cho thuê

1 Bắc Giang 5 1.239 777 195 * 29 Kon Tum 2 210 44 * 44 *

2 Bắc Kạn 1 74 51 K 30 Lâm Đồng 2 359 209 112

3 Bắc Ninh 9 3.295 2.263 779 * 31 Nghệ An 1 60 42 30 *

4 Cao Bằng 1 62 40 K 32 Phú Yên 3 770 770 520

5 Hà Giang 1 255 173 K 33 Quảng Bình 2 161 112 79

6 Hà Nam 3 571 571 245 34 Quảng Nam 3 750 529 260

7 Hà Nội 11 2.000 1.523 732 * 35 Quảng Ngãi 2 262 194 79

8 Hải Dương 9 1.904 1.267 476 * 36 Quảng Trị 2 304 161 72

9 Hải Phòng 6 1.094 506 348 * 37 Thừa Thiên-Huế 2 369 243 84 *

11 Hưng Yên 6 1.465 921 247 39 Bà Rịa-Vũng Tàu 10 7.900 5.297 1.871

12 Nam Định 2 478 369 261 40 Bến Tre 2 171 116 78

13 Ninh Bình 2 496 347 318 41 Bình Dương 23 7.010 1.819 * 918 *

14 Phú Thọ 2 506 392 138 42 Bình Phước 2 309 73 * 2 *

15 Quảng Ninh 3 771 490 161 43 Cà Mau 1 360 217 48

16 Thái Bình 2 188 118 114 44 Cần Thơ 3 562 432 226

17 Thái Nguyên 1 320 K K 45 Đồng Nai 28 8.816 5.832 3.554 *

18 Thanh Hóa 1 88 60 53 46 Đồng Tháp 3 253 170 139

19 Tuyên Quang 1 170 69 27 47 Hậu Giang 1 126 80 K

20 Vĩnh Phúc 5 1.395 916 426 48 Tp Hồ Chí Minh 15 2.931 1.939 1.154 *

21 Yên Bái 1 138 82 K 49 Long An 13 4.049 1.851 * 589 *

22 Bình Định 2 558 418 277 50 Sóc Trăng 1 251 174 130

23 Bình Thuận 4 743 68 * 68 * 51 Tây Ninh 2 394 259 234

24 Đà Nẵng 4 901 631 476 52 Tiền Giang 4 875 245 * 84 *

25 Đắk Lắk 1 182 114 21 53 Trà Vinh 1 100 62 42

26 Đắk Nông 1 181 181 141 54 Vĩnh Long 2 268 185 93 *

27 Gia Lai 1 109 80 77 55 Ninh Thuận 2 777 536 16

28 Khánh Hòa 1 136 136 87 56 Kiên Giang 2 315 K K

Bảng 1.2 Tình hình phát triển các KCN tại các tỉnh, thành phố tính đến tháng 10 năm 2009

Đơn vị tính: ha

Ghi chú: Số liệu chi tiết về các KCN của các tỉnh, thành phố xem tại Phụ lục của Báo cáo.

* Số liệu thống kê chưa đầy đủ

K: không có số liệu

Nguồn: Bộ KH&ĐT, 2009; số liệu điều tra của TCMT, tháng 10/2009

Trang 28

1.1.2 Sự phân bố khu công nghiệp ở Việt Nam

Số liệu về số lượng KCN thành lập mới và mở

rộng năm 2008 cũng như những năm trước cho

thấy, mặc dù sự phân bố KCN đã được điều

chỉnh theo hướng tạo điều kiện cho một số địa

bàn đặc biệt khó khăn ở Trung du miền núi phía

Bắc (Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc

Kạn ), Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia

Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), Tây Nam Bộ (Hậu

Giang, An Giang, Sóc Trăng ) nhằm phát triển

công nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, song

các KCN vẫn tập trung ở 23 tỉnh, thành phố thuộc

4 vùng KTTĐ (vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng KTTĐmiền Trung, vùng KTTĐ phía Nam và vùngKTTĐ vùng ĐBSCL) Đến cuối tháng 12/2008,với 167 KCN, tổng diện tích đất tự nhiên đạt46.825 ha, các KCN thuộc 4 vùng KTTĐ chiếmtới 74,9 % tổng số KCN và 81,8 % tổng diện tíchđất tự nhiên các KCN cả nước (Nguồn: BộKH&ĐT; TCMT tổng hợp, 2009) Đồng Nai vàBình Dương là những địa phương có số lượngKCN lớn nhất trong cả nước

Biều đồ 1.2 Số lượng và diện tích KCN theo vùng kinh tế tính đến hết tháng 12/2008

Nguồn: Bộ KH&ĐT; số liệu điều tra của TCMT, tháng 10/2009

Khung 1.4 Tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp trong các KCN của các vùng

Tỷ lệ lấp đầy của các KCN khá đồng đều giữa các vùng

trên cả nước Tỷ lệ lấp đầy tính chung cho các KCN đã

vận hành và đang xây dựng cơ bản của các vùng dao

động trong khoảng 50 - 60%; nếu tính riêng các KCN

đã vận hành thì ở mức 65 - 75%

Một số vùng phát triển KCN từ lâu như Đông Nam Bộ,

ĐBSH, ĐBSCL có tỷ lệ lấp đầy của các KCN đã vận

hành ở mức cao Tính trung bình: Đông Nam Bộ (bao

gồm cả Long An): 73%; ĐBSH: 73%; ĐBSCL: 89%

Nguồn: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong quá trình

phát triển KCN, Tạp chí KCN Việt Nam, 09/2008

KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội) Nguồn: Ảnh vệ tinh (10/2005), TCMT tổng hợp

Trang 29

Hình 1.1 Tình hình phân bố các KCN trên toàn quốc

Nguồn: Bộ KH&ĐT, 2009; số liệu điều tra của TCMT, tháng 10/2009

Trang 30

1.1.3 Xu thế phát triển khu công nghiệp

Ngày 21/8/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký

Quyết định số 1107/2006/QĐ-TTg phê duyệt

Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến

năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Quy

hoạch đã xác định sẽ hình thành hệ thống các

KCN chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển

công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các

KCN có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển

công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế

tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp

trong GDP thấp Đưa tỷ lệ đóng góp của các

KCN vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp

khoảng từ 24% hiện nay lên khoảng 39 - 40%

vào năm 2010 và trên 60% vào giai đoạn tiếp

theo Tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp của

các KCN từ 19,2% giá trị xuất khẩu toàn quốc

hiện nay lên khoảng 40% vào năm 2010 và cao

hơn vào các giai đoạn tiếp theo

Kế hoạch đến năm 2010

- Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản lấp đầy

các KCN đã được thành lập trước năm 2006;

thành lập mới một cách có chọn lọc các KCN với

diện tích tăng thêm khoảng 15.000 - 20.000 ha,

nâng tổng diện tích các KCN đến năm 2010 lên

khoảng 45.000 - 50.000 ha

- Đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các công trình

kết cấu hạ tầng các KCN hiện có, đặc biệt là các

công trình xử lý nước thải và đảm bảo diện tích

trồng cây xanh trong các KCN theo quy hoạch

xây dựng được duyệt nhằm bảo vệ môi trường và

phát triển bền vững

Kế hoạch đến năm 2015

- Đầu tư đồng bộ để hoàn thiện các KCN hiện

có, thành lập mới một cách có chọn lọc các KCN

với tổng diện tích tăng thêm khoảng 20.000

-25.000 ha; nâng tổng diện tích các KCN đến năm

2015 khoảng 65.000 - 70.000 ha Phấn đấu đạt

tỷ lệ lấp đầy các KCN bình quân trên toàn quốc

khoảng trên 60%

- Xây dựng các công trình xử lý chất thải côngnghiệp tập trung quy mô lớn ở những khu vực tậptrung các KCN tại các vùng KTTĐ(*)

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sáchkhuyến khích đầu tư vào các KCN, phấn đấu thuhút thêm khoảng 6.500 - 6.800 dự án với tổngvốn đầu tư đăng ký khoảng trên 36 - 39 tỷ USD,trong đó vốn đầu tư thực hiện khoảng 50%

Khung 1.5 Một số điều kiện và tiêu chí hình thành khu công nghiệp mới

Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và tình hìnhphát triển KT-XH; quy hoạch và kế hoạch sử dụngđất của từng địa phương;

Có các điều kiện thuận lợi hoặc có khả năng xâydựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầngxã hội, triển khai đồng bộ và kết hợp chặt chẽgiữa quy hoạch phát triển KCN, KCX với quyhoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư, nhà ở vàcác công trình xã hội phục vụ công nhân trongKCN, KCX;

Có quỹ đất dự trữ để phát triển và có điều kiệnliên kết thành cụm các KCN;

Có khả năng thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu

tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài;

Đối với các địa phương đã phát triển KCN, việcthành lập mới các KCN chỉ được thực hiện khitổng diện tích đất công nghiệp của các KCN hiệncó đã được cho thuê ít nhất là 60%;

Việc mở rộng các KCN hiện có chỉ được thực hiệnkhi tổng diện tích đất công nghiệp của KCN đó đãđược cho thuê ít nhất là 60% và đã xây dựng xongcông trình xử lý nước thải tập trung

Nguồn: Quyết định 1107/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng

đến năm 2020

(*) Ngày 06 tháng 10 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1440/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020.

Trang 31

Định hướng đến năm 2020

- Quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý

diện tích đất dự trữ cho xây dựng KCN

- Hoàn thiện về cơ bản mạng lưới KCN trên

toàn lãnh thổ với tổng diện tích các KCN đạt

khoảng 80.000 ha vào năm 2020

- Quản lý, chuyển đổi cơ cấu đầu tư phát triển

các KCN đã được thành lập theo hướng đồng bộ

hoá

Trong giai đoạn 2006-2008, các KCN được

thành lập mới vẫn chủ yếu tập trung ở vùng đồng

bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và đồng bằng

sông Cửu Long (Biểu đồ 1.3) Vùng Trung du miềnnúi phía Bắc giai đoạn này cũng có số lượng KCNthành lập mới khá nhiều, đáp ứng yêu cầu pháttriển các KCN tại vùng có điều kiện khó khăn Tuynhiên, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miềnTrung cùng với Tây Nguyên vẫn là hai vùng có ítKCN được thành lập mới Điều này đã bộc lộ rõ sựphát triển KCN không cân đối giữa các vùng, miềntrên cả nước

Căn cứ vào phân tích các số liệu thống kê(Bảng 1.3) cho thấy, các chỉ tiêu về phát triểnKCN như tăng số lượng và diện tích KCN đều đạtvà vượt kế hoạch Tuy nhiên, chỉ tiêu liên quan

Biểu đồ 1.3 Số KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới giai đoạn

2006 - 2015 theo vùng kinh tế và so sánh với số KCN đã thành lập giai đoạn 2006 - 2008 Ghi chú: Số KCN thành lập mới giai đoạn 2006 - 2008 được tính theo số KCN được ra Quyết định thành lập tính từ đầu năm 2006 đến cuối năm 2008.

Nguồn: Quyết định 1107/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Bộ KH&ĐT, TCMT tổng hợp,

2009

Bảng 1.3 So sánh giá trị đã đạt được tính đến hết tháng 12/2008 và các chỉ tiêu phát triển KCN đến năm 2010, 2015 (theo Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020,

Quyết định số 1107/2006/QĐ-TTg)Nội dung

Chỉ tiêu đã đạt được đến hết 12/2008

Chỉ tiêu trong Quy hoạch đến 2010

Chỉ tiêu trong Quy hoạch đến 2015

Diện tích KCN (ha) 57.300 45.000 - 50.000 65.000 - 70.000 Tỷ lệ lấp đầy (%) 46 % *

55 % **

Cơ bản lấp đầy các KCN đã thành lập trước năm 2006 60 % Hệ thống xử lý nước

thải (%)

32,7 % *

Ghi chú: * Tính theo số KCN đã được thành lập đến hết năm 2008;

** Tính theo số KCN đã đi vào hoạt động và đang xây dựng cơ bản đến hết năm 2008;

*** Mục tiêu đến 2010 của Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

Nguồn: Số liệu điều tra của TCMT, tháng 10/2009

Trang 32

đến công tác bảo vệ môi trường đó là 70% các

KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt

tiêu chuẩn thì còn xa so với con số thực tế (đến

cuối năm 2009 mới có 43,3 % các KCN đã đi vào

hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung,

nhiều công trình trong số đó còn chưa xử lý nước

thải đạt tiêu chuẩn) Điều này đòi hỏi sự nỗ lực,

cố gắng của chính các KCN, sự quản lý sát sao

và sự hỗ trợ của các cấp để có thể đạt được chỉ

tiêu này

1.2 VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP TRONG PHÁT

TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1.2.1 Khu công nghiệp trong phát triển kinh tế

và giải quyết lao động, việc làm

Trong 18 năm qua, các KCN đóng vai trò

quan trọng trong hình thành lực lượng công

nghiệp mạnh cho phát triển kinh tế đất nước

Năm 2008, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của

các KCN đạt 33,2 tỷ USD (chiếm 38% GDP cả

nước) Các KCN đóng góp đáng kể vào tổng giá

trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước, hàng năm

đạt tỷ trọng trung bình khoảng 20% Tính bình

quân 1 ha đất công nghiệp đã cho thuê tạo ra giá

trị xuất khẩu khoảng 700.000 USD Giá trị xuất

khẩu của các KCN liên tục tăng trong những năm

gần đây (năm 2006 đạt khoảng 8 tỷ USD, năm

2007 đạt 10,8 tỷ USD, năm 2008 đạt 16,2 tỷ USD

chiếm tỷ trọng 25,8% trong tổng giá trị xuất khẩu

của cả nước) Với vai trò quan trọng của mình,

trong năm 2008, các doanh nghiệp KCN đã nộp

ngân sách nhà nước khoảng 2,6 tỷ USD Thống

kê của Bộ KH&ĐT cho thấy, giá trị sản xuất kinh

doanh trên 1 ha diện tích đất công nghiệp đã cho

thuê đạt 1,68 triệu USD/năm

KCN đóng góp đáng kể vào kết quả thu hút

đầu tư cả nước, đặc biệt là thu hút đầu tư nước

ngoài Tính bình quân 1 ha đất công nghiệp đã

cho thuê thu hút vốn đầu tư bình quân khoảng

3,8 triệu USD Tính đến hết năm 2008, các KCN

trong cả nước thu hút được 3.564 dự án có vốn

đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 42,7 tỷ

USD; 3.588 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn

đăng ký là 251.542 tỷ đồng (tương đương 14,8 tỷUSD) Riêng năm 2008, các KCN đã thu hút gần59.200 tỷ đồng đầu tư trong nước (tương đương3,5 tỷ USD), trong đó có 524 dự án mới với tổngvốn đăng ký là 53.255 tỷ đồng và điều chỉnh 173dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 5.945 tỷđồng (Bảng 1.4)

Giai đoạn cuối năm 2008, đầu năm 2009, mặcdù kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn do ảnhhưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, sự biếnđộng tiêu cực của thị trường thế giới; sản xuấtcông nghiệp có xu hướng chững lại; mức tiêu thụsản phẩm hàng hóa trên thị trường trong nướcchậm; xuất, nhập khẩu hàng hoá bị giảmnhiều và thị trường xuất khẩu bị thu hẹp; tìnhtrạng thiếu việc làm xảy ra tại một số KCN vàdoanh nghiệp lớn, song các dự án trong KCN vẫntriển khai với tốc độ khá cao Trong năm 2008,các dự án đầu tư nước ngoài trong KCN đã thựchiện thêm được 2,5 tỷ USD, tỷ lệ giải ngân đạt22% tổng số vốn đầu tư nước ngoài Tỷ trọng vốngiải ngân này cho thấy các KCN đã đóng gópđáng kể vào hiệu quả thực hiện vốn đầu tư nước

Khung 1.6 Một số hướng nâng cao tính bền vững trong phát triển KCN

1 Nâng cao chất lượng, hiệu quả và bảo đảm tínhhệ thống trong quy hoạch KCN trên toàn quốc;

2 Nghiên cứu và vận dụng cho Việt Nam các môhình KCN theo hướng hiện đại và phù hợp vớiđiều kiện thị trường mở;

3 Thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong nội bộKCN theo hướng hiệu quả và phù hợp với sựphát triển của khoa học và công nghệ;

4 Bảo đảm tính đồng bộ của các yếu tố cơ sở hạtầng về KT-XH và môi trường;

5 Chính phủ luôn có các chính sách phù hợpcho việc phát triển các KCN

Nguồn: Vấn đề phát triển bền vững các KCN

ở Việt Nam, Tạp chí KCN Việt Nam, 03/2007

Trang 33

Biểu đồ 1.4 Tăng trưởng kinh tế và số lao động của các KCN giai đoạn 1995 - 2008

Nguồn: Bộ KH&ĐT, 2009

Bảng 1.4 Số dự án và vốn đầu tư vào các KCN qua các năm 2006, 2007, 2008

Nguồn: Bộ KH&ĐT, 2006, 2007, 2008

Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng số dự án nước ngoài 2.433 3.020 3.564 Số dự án nước ngoài mở mới 356 605 540 Tổng vốn đầu tư nước ngoài cấp mới (tỷ USD) 4,34 4,81 10,45 Tỷ lệ so với tổng vốn đầu tư nước ngoài đ ăng ký

Số dự án nước ngoài tăng vốn 337 459 537 Tổng vốn đầu tư nước ngoài xin tăng (tỷ USD) 1,35 2,47 2,34 Tổng số dự án trong nước 2.623 3.070 3.588 Số dự án trong nước mở mới 300 468 524 Tổng vốn đầu tư trong nước (nghìn tỷ đồng) 15 41(*) 59,3(*)

Ghi chú: (*) - bao gồm cả vốn xin tăng thêm

Trang 34

ngoài trên cả nước Theo đó, đến cuối tháng

12/2008, các KCN cả nước đã có 2.250 dự án FDI

và 2.258 dự án trong nước đã đi vào hoạt động

với tổng vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 16,2 tỷ

USD và 121,1 nghìn tỷ đồng, tương ứng 38% và

49% tổng vốn đầu tư nước ngoài và trong nước

đăng ký vào KCN

KCN đã góp phần quan trọng trong giải quyết

việc làm Tại thời điểm 31/12/2008, các KCN đã

thu hút trên 1,17 triệu lao động trực tiếp, nếu tính

cả số lao động gián tiếp thì số lao động được thu

hút vào các hoạt động của các KCN còn lớn hơn

nhiều Tính bình quân 1 ha đất công nghiệp đã

cho thuê thu hút trên 70 lao động trực tiếp (trong

khi 1 ha đất nông nghiệp chỉ thu hút được từ 10

-12 lao động) Thống kê cho thấy, phần lớn lao

động làm việc trong các KCN là lao động trẻ, có

khả năng nhanh chóng tiếp thu kỹ thuật, công

nghệ mới, hiện đại, phương thức tổ chức và quản

lý sản xuất tiên tiến

Đồng hành cùng sự phát triển của các KCN,

cơ sở hạ tầng kỹ thuật như cảng biển, hệ thống

đường, điện, nước, thông tin liên lạc tại các khu

vực này cũng phát triển theo Qua 18 năm, hạ

tầng KCN cũng như những vùng xung quanh

KCN phát triển rất nhanh Thêm vào đó, sự phát

triển KCN cũng đã hình thành được một đội ngũ

công nhân có tác phong công nghiệp và ý thức

kỷ luật lao động cao Qua làm việc tại các doanh

nghiệp nước ngoài, đội ngũ lao động đã được cảithiện rất nhiều về kỷ luật, tác phong côngnghiệp, cũng như kỹ năng làm việc và trình độquản lý Như vậy, các KCN với vai trò, tiềm năng,sức hút đầu tư, thực sự đã có những đóng gópkhông nhỏ trong phát triển KT-XH

1.2.2 Khu công nghiệp và một số vấn đề xãhội phát sinh

Tuy có đóng góp không nhỏ đối với sự pháttriển KT-XH của quốc gia, song trên thực tế, quátrình phát triển của các KCN đã làm phát sinhmột số vấn đề xã hội đáng quan tâm

Chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp vànhững ảnh hưởng đến người dân

Tại một số quốc gia, KCN thường được xâydựng tại các khu vực nông nghiệp kém phát triển.Trong khi đó, tại nhiều địa phương nước ta, đặcbiệt là vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằngsông Cửu Long, nhiều đất phục vụ sản xuất nôngnghiệp đã được sử dụng cho phát triển KCN.Theo thống kê sơ bộ, có đến 20% diện tích đất thu

Khung 1.7 Thu hút đầu tư của các KCN

tại Tp Hồ Chí Minh

Tính đến 31/03/2009, các KCN tại Tp Hồ Chí

Minh đã thu hút 1.152 dự án đầu tư đăng ký với

tổng vốn 4,43 tỷ USD Trong đó đầu tư nước

ngoài là 463 dự án (2,62 tỷ USD), đầu tư trong

nước là 689 dự án (1,81 tỷ USD) Số dự án đầu

tư đang hoạt động là 971 dự án với tổng vốn đầu

tư 3,2 tỷ USD

Nguồn: BQL các KCX và KCN Tp Hồ Chí Minh, 2009

Khung 1.8 Thu hút đầu tư của các KCN

tại tỉnh Bắc Ninh

Thu hút 15 nước và vùng lãnh thổ với nhiều nhàđầu tư lớn có uy tín, các tập đoàn kinh tế đa quốcgia như: Canon (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc),Foxcom (Trung Quốc), với 177 dự án FDI và 12chi nhánh, văn phòng đại diện Tổng số vốn đăngký đạt gần 2,4 tỷ USD; vốn thực hiện gần 2 tỷUSD

Thu hút 200 dự án đầu tư trong nước vào các KCNtập trung, với tổng vốn đăng ký hơn 13.000 tỷđồng

Tạo việc làm cho trên 26.000 lao động (chiếmkhoảng 42% lao động địa phương), đóng góp trên50% giá trị sản xuất công nghiệp, trên 70% giá trịxuất khẩu toàn tỉnh

Nguồn: Sở TN&MT Bắc Ninh, 2009

Trang 35

hồi xây dựng KCN là đất nông nghiệp (khoảng

trên 10.000 ha) Tổng diện tích đất trồng lúa được

chuyển đổi để phát triển các KCN đến năm 2015

từ 18.000 - 20.000 ha, chiếm khoảng 0,5% tổng

diện tích đất trồng lúa trên cả nước

Việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các

KCN đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống

của các hộ nông nghiệp Theo Diễn đàn doanh

nghiệp (tháng 9/2009), hơn 300.000 hộ nông

nghiệp ở đồng bằng sông Hồng, hơn 100.000 hộ

tại đồng bằng sông Cửu Long đã bị ảnh

hưởng do việc thu hồi đất nông nghiệp để xây

dựng các KCN Quy trình, quy định về thu hồi đất

xây dựng KCN chưa hợp lý, thường kéo dài đã tác

động không tốt tới đời sống và việc làm của các

hộ bị thu hồi đất Hơn thế nữa, đời sống của các

hộ bị thu hồi đất nông nghiệp còn chịu ảnh hưởng

do người dân không được chuyển đổi cơ cấu nghề

nghiệp hợp lý, không ít hộ dân bị bần cùng hóa do

không có tư liệu sản xuất

Trước thực tế này, tại Công văn số

2031/VPCP-CN ngày 31/3/2008 và Quyết định

số 391/QĐ-TTg ngày 18/4/2008, Thủ tướng

Chính phủ đã chỉ đạo không phát triển KCN trên

đất nông nghiệp có năng suất ổn định Bộ

KH&ĐT đã có văn bản hướng dẫn các địa

phương trong xây dựng quy hoạch phát triển

KCN; tổ chức thẩm định các đề án quy hoạch

phát triển KCN của địa phương; rà soát, xây dựng

phương án điều chỉnh quy hoạch KCN trên cơ sởtuân thủ chặt chẽ việc bảo đảm không xây dựngKCN trên đất lúa có năng suất ổn định và bảođảm an ninh lượng thực, đồng thời tổ chức cácđoàn kiểm tra tình hình triển khai quy hoạchKCN, trong đó có vấn đề sử dụng đất phát triểnKCN ở các địa phương

Đời sống vật chất của người lao động cònnhiều khó khăn

Sự phát triển các KCN đã hình thành dòng dichuyển lao động khá mạnh từ khu vực nông thôn

ra thành thị và từ miền Bắc, miền Trung vào miềnNam (nơi có nhiều KCN) Báo cáo tổng kết 15năm xây dựng và phát triển KCN&KCX ở ViệtNam (Bộ KH&ĐT, 2006) cho thấy, đến 70% laođộng trong các KCN là lao động nhập cư và 60%là lao động nữ làm việc trong các KCN Chính vìvậy nhu cầu về nhà ở của người lao động rất lớnvà bức xúc

Trong khi đó, hầu hết các KCN đều chưa chú

ý đến vấn đề nhà ở cho người lao động Tại cácKCN, mới có khoảng 30% số lao động có chỗ ởổn định, số còn lại phải tự thu xếp, thuê trọ rải ráctrong các khu dân cư xung quanh KCN Nguờilao động thường thuê nhà để cư trú với điều kiệnsống tạm bợ, hết sức khó khăn Doanh nghiệpchưa quan tâm xây dựng nhà ở cho người laođộng Thống kê của các BQL KCN cấp tỉnh chothấy, hiện chỉ có khoảng 2% lao động được lưutrú trong các nhà trọ do các doanh nghiệp sửdụng lao động và các tổ chức đoàn thể đầu tưxây dựng (Tp Hồ Chí Minh là địa phương có tỷ lệcao nhất cũng chỉ đạt 5,4%) Nhiều địa phươngmới dự kiến phát triển nhà ở cho người lao độngtrong các KCN mà chưa có định hướng, cơ chế,chính sách và biện pháp cụ thể

Quyền lợi của người lao động chưa đượctôn trọng và bảo đảm

Nhìn chung, còn nhiều doanh nghiệp trongKCN chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định củapháp luật về lao động, không đảm bảo quyền lợi

Nhiều cánh đồng nhường chỗ cho phát triển các KCN

Ảnh: Ngọc Sơn - Xuân Phú

Trang 36

của người lao động Điển hình như vi phạm thời

gian ký kết hợp đồng, vi phạm về thẩm quyền và

nội dung hợp đồng, ký hợp đồng lao động với tỷ

lệ thấp hoặc cố tình kéo dài thời gian thử việc

nhằm chậm ký hợp đồng với người lao động Việc

kỷ luật, sa thải lao động còn tuỳ tiện, không tuân

theo quy định của Nhà nước Nhiều doanh

nghiệp cố tình không đóng hoặc chậm đóng, nợ

bảo hiểm xã hội của người lao động Công tác an

toàn vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ

trong doanh nghiệp chưa được quan tâm và chú

ý đúng mức

Chính sách tiền lương đối với người lao động

trong các doanh nghiệp cũng còn nhiều vi phạm

Theo điều tra của Bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội, có tới 20% doanh nghiệp không trả lương

làm thêm giờ, 9% doanh nghiệp không trả lương

làm đêm, trên 50% doanh nghiệp không trả

lương cho lao động nữ trong thời gian nghỉ thai

sản Do đó, thời gian qua đã xảy ra một số vụ

tranh chấp, đình công, lãn công gây mất ổn định

sản xuất và an ninh trật tư xã hội tại một số KCN

Quyền lợi không được đảm bảo nên nhiều lao

động không có ý định làm việc lâu dài đối với công

việc hiện tại Mặc dù số lao động tăng thêm hằng

năm khoảng 10%, nhưng biên độ biến động lao

động (vào - ra) lên tới 50% - 60%, thậm chí có

doanh nghiệp ở KCN của Tp Hồ Chí Minh lên

đến 70% Tình trạng lao động không ổn định,doanh nghiệp phải liên tục tuyển lao động cũnggây khó khăn và trở ngại cho các doanh nghiệp.Các vấn đề xã hội khác

Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ và điều kiệnăn uống của công nhân cũng chưa được doanhnghiệp quan tâm chu đáo Điều kiện sinh hoạt,môi trường sống không bảo đảm, thiếu các hoạtđộng sinh hoạt văn hoá, tinh thần là nguyên nhânphát sinh nhiều tệ nạn xã hội như: trộm cắp, trấnlột, đánh lộn, mại dâm, nghiện hút, Các vấn đềtrên gây ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất laođộng, tới tính ổn định của lực lượng laođộng, năng suất và hiệu quả sản xuất lâudài của các doanh nghiệp KCN

1.3 ÁP LỰC MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁCKHU CÔNG NGHIỆP

Xét về mặt môi trường, việc tập trung các

cơ sở sản xuất trong KCN nhằm mục đích sửdụng hợp lý tài nguyên và năng lượng, khoanhvùng sản xuất công nghiệp vào một khu vực nhấtđịnh, tập trung nguồn thải, nâng cao hiệu quả sửdụng tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, hiệuquả xử lý nguồn thải ô nhiễm và giảm thiểu tối đaảnh hưởng ô nhiễm môi trường do các hoạt độngsản xuất đối với cộng đồng sinh sống trong cáckhu dân cư xung quanh Việc tập trung các cơ sởsản xuất trong các KCN góp phần nâng cao hiệu

Cụm chung cư cho người lao động tại KCN Tân Bình (Tp Hồ Chí Minh)

Nguồn: Ảnh tư liệu Người lao động trong KCN

Nguồn: Ảnh tư liệu

Trang 37

quả xử lý nước thải, chất thải rắn, đồng thời,

giảm chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý, giảm chi

phí xử lý môi trường trên một đơn vị chất thải

Ngoài ra, công tác quản lý môi trường đối với các

cơ sở sản xuất trong KCN cũng được thuận lợi

hơn

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế trên, KCN

khi được xây dựng và đi vào hoạt động đã bộc lộ

những thách thức không nhỏ đối với môi trường

Quản lý môi trường KCN đòi hỏi cần có cơ chế

và mô hình quản lý phù hợp nhằm đáp ứng thực

tế khi số lượng và quy mô KCN không ngừng

tăng nhanh trong thời gian qua Tuy nhiên, mô

hình quản lý hiện này vẫn còn nhiều hạn chế,

chưa được cải thiện nhằm bắt kịp với tốc độ phát

triển KCN Năm 2002, Bộ KHCN&MT đã ban

hành Quyết định 62/QĐ-BKHCNMT về quy chế

bảo vệ môi trường KCN, tuy nhiên Quyết định

này đã bộc lộ một số hạn chế, không theo kịp sự

phát triển của KCN Năm 2009, Bộ TN&MT đã

ban hành Thông tư 08/2009/TT-BTNMT quy định

về quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu

công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công

nghiệp thay thế Quyết định nêu trên Do thông tư

mới được ban hành nên việc triển khai trên thực

tế còn chưa được đầy đủ Bên cạnh đó, bản thânThông tư 08/2009/TT-BTNMT cũng chưa giảiquyết triệt để các vấn đề liên quan đến mô hìnhquản lý môi trường KCN

Phần lớn KCN phát triển sản xuất mang tính đangành, đa lĩnh vực, tính phức tạp về môi trườngcao, do vậy, yêu cầu đối với công tác xây dựng,thẩm định báo cáo ĐTM và giám sát môi trườngcác cơ sở sản xuất nói riêng và hoạt động của cảKCN nói chung trong giai đoạn hoạt động sẽ rấtkhó khăn (Khung 1.9 và Bảng 1.5) Cũng vì tính

đa ngành trong KCN nên chất lượng công trìnhvà công nghệ xử lý nước thải cần đầu tư mangtính đồng bộ Tại nhiều KCN, chất lượng nướcthải sau xử lý vẫn chưa đạt quy chuẩn môi trườngvà chưa ổn định

Nguồn thải từ KCN mặc dù tập trung nhưngthải lượng rất lớn, trong khi đó công tác quản lýcũng như xử lý chất thải KCN còn nhiều hạn chế,

do đó phạm vi ảnh hưởng tiêu cực của nguồn thảitừ KCN là rất lớn

Trong những năm gần đây, nhiều KCN đãhoàn thành hạng mục xây dựng công trình xử lýnước thải tập trung Tuy nhiên, tỷ lệ này còn rất

Đình công - Lãn công của người lao động tại KCN Sóng Thần (Bình Dương) năm 2007 Nguồn: Ảnh tư liệu

Trang 38

Khung 1.9 Khu công nghiệp đơn ngành và khu công nghiệp đa ngành

KCN đơn ngành hay chuyên ngành mới xuất hiện gần đây với sự hình thành KCN Dệt may đầu tiên (KCNPhố Nối - Hưng Yên) Chiến lược ngành Dệt may đã quy hoạch 11 KCN chuyên ngành trên khắp cả nướcvới mục tiêu liên kết các hoạt động dệt may và phụ trợ nhằm tạo hiệu quả kinh tế và môi trường cao hơn Xuhướng này gần đây còn được thúc đẩy trong thực tế do phần lớn hoạt động dệt nhuộm, in của ngành Dệt mayđều không được hoan nghênh ở các KCN khác do nguy cơ gây ô nhiễm của ngành dệt, nhuộm rất cao Bêncạnh các KCN chuyên ngành dệt may, hiện đã xuất hiện các KCN chuyên ngành khác như KCN - Tổ hợplọc hóa dầu, khí điện đạm, hay KCN Tàu thủy Lai Vu,

KCN đa ngành chiếm phần lớn trong số các KCN KCN đa ngành gồm nhiều doanh nghiệp, thuộc nhiềuchuyên ngành, phân bố tập trung trên một diện tích giới hạn được cấp phép (để phân biệt với doanh nghiệpbên ngoài hàng rào KCN) Về lý thuyết, các KCN phải có thiết kế kỹ thuật, phân khu chức năng nhưng đaphần đã không được tôn trọng do những điều kiện thực tế Xét từ góc độ quản lý, việc phân bố thiếu chọnlọc, không tuân thủ quy định, trình tự sắp xếp nhất định có thể gây những khó khăn cho quản lý, làm tăngchi phí xử lý nước thải (phân biệt xử lý bằng hóa chất và xử lý vi sinh) Những năm gần đây, một số KCN đãnhận ra những tồn tại này và đang tìm cách khắc phục, song những tồn tại do lịch sử để lại không dễ giảiquyết

Nguồn: TCMT tổng hợp

Bảng 1.5 Đặc trưng sản xuất của các KCN tại Tp Đà Nẵng

Tên KCN Đặc trưng sản xuất Vấn đề môi trường không khí Vấn đề môi trường nước

Hoà

Khánh

Thực phẩm, vật liệu xây dựng, giấy, cơ khí cán thép ,

Ô nhiễm khí thải, bụi kim loại chủ yếu do các cơ sở sản xuất thuộc ngành cơ khí - cán thép (có đến 20 cơ sở), vật liệu xây dựng, chế biến cao

su, nhựa gây ra.

Lượng nước thải thu gom được khoảng 1/5, 4/5 còn lại do doanh nghiệp tự xử lý và chưa đạt yêu cầu

Hệ thống xử lý nước thải 5.000 m 3 /ngày

Đà Nẵng Dệt kim, may mặc,

giày da, sản xuất/lắp ráp thiết bị điện, điện tử, nhựa/bao bì, thực phẩm, in ấn

Chủ yếu là khí thải lò hơi, hơi dung môi của Công ty Hữu Nghị và Công ty TNHH Sinaran

Lượng nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt, hàm lượng ô nhiễm thấp

Hệ thống xử lý nước thải 250

Ô nhiễm do bụi, hơi kim loại và khí thải vẫn chưa được khắc phục tại các cơ sở sản xuất ximăng

Lưu lượng thải thấp nhưng thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải cao;

Chưa có hệ thống xử lý nước thải

Hòa Cầm Sản xuất vật liệu

xây dựng, cơ khí, điện tử, văn phòng phẩm, chế biến gỗ, may mặc,

Hơi axit từ dây chuyền mạ kim loại, hơi dung môi, bụi sơn từ công đoạn sơn, khí độc từ dây chuyền sản xuất nhựa,

Khí thải phát sinh trong quá trình đốt nhiên liệu: SO x , NO x ,

Trang 39

thấp (khoảng 43,3 % các KCN đang hoạt động)

và hiệu quả hoạt động không cao, dẫn đến tình

trạng nước thải của KCN vẫn được thải ra ngoài

với thải lượng ô nhiễm cao

Tại không ít KCN, hệ thống xử lý khí thải của

các cơ sở sản xuất còn hạn chế, sơ sài, phần lớn

chỉ mang tính hình thức đối phó Khí thải không thể

giải quyết tập trung giống như nước thải mà cần xử

lý ngay tại nguồn thải Khí thải do các cơ sở sản

xuất thải ra môi trường chứa nhiều chất độc hại

nếu không được quản lý, kiểm soát tốt tại cơ sở

sản xuất sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức

khoẻ của cộng đồng xung quanh

Quá trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn

đa phần do trực tiếp từng doanh nghiệp trong

KCN thực hiện Còn nhiều doanh nghiệp chưa

thực hiện nghiêm túc công tác phân loại chất thải

rắn Chất thải rắn công nghiệp còn bị đổ lẫn với

rác thải sinh hoạt, chất thải nguy hại còn chưa

được phân loại và vận chuyển đúng quy định

Nhiều KCN chưa có khu vực lưu giữ tạm thời chất

thải nguy hại từ các doanh nghiệp trong KCN

theo quy định

Ngoài ra, quy hoạch hệ thống giao thông và

cây xanh của nhiều KCN chưa được quan tâm

đúng mức Cây xanh được trồng trong nhiều KCN

vẫn mang tính đối phó, phần nhiều là cỏ, cây

cảnh, chưa trồng được nhiều cây tạo bóng mát và

sinh khối lớn có tác dụng bảo vệ môi trường

ĐÁNH GIÁ CHUNG

Quá trình phát triển thời gian qua cho thấy,

các KCN tăng nhanh về số lượng, diện tích, thu

hút lượng không nhỏ vốn đầu tư trong nước và

ngoài nước, thúc đẩy sản xuất công nghiệp, tạo

công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao

chất lượng cuộc sống, góp phần chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH,

Tuy nhiên, bên cạnh các mục tiêu đạt được, tỷlệ lấp đầy của các KCN và công tác xây dựng cáccông trình bảo vệ môi trường trong KCN (điểnhình là việc xây dựng, hoàn thiện và vận hànhcác công trình xử lý nước thải tập trung) là chưađạt chỉ tiêu; đời sống người lao động chưa đượcđảm bảo; người dân bị thu hồi đất phục vụ pháttriển các KCN chậm được chuyển đổi nghềnghiệp, thậm chí, không ít người dân bị bần cùnghóa do không có tư liệu sản xuất

Sự phát triển KCN đã gây sức ép không nhỏđến môi trường, đến cuộc sống của người laođộng và cộng đồng xung quanh, ảnh hưởng đếnsự phát triển bền vững của đất nước Hiện trạng ônhiễm môi trường, những tồn tại trong quản lý môitrường KCN, dự báo xu hướng phát triển, các giảipháp tổng hợp nhằm kiểm soát và cải thiện môitrường KCN sẽ tiếp tục được phân tích và làm rõhơn trong những Chương sau của Báo cáo

Sản xuất giày xuất khẩu tại Công ty cổ phần công nghiệp Hai Mỹ, KCN Sóng Thần, Bình Dương

Ảnh: H Thúy

Trang 40

KHU COÂNG NGHIEÄP

Ngày đăng: 06/09/2017, 09:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w