1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lùng tự nhiên (bambusa longissima sp nov) tại xã tân xuân huyện vân hồ tỉnh sơn la

100 587 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 5,52 MB

Nội dung

S.DransField and E.A.Widjaja 1995 [30], khi giới thiệu về tài liệu tre trúc của Đông Nam Á đã đề cập tới các thông tin về tên khoa học, tên địa phương, phân bố địa lý của loài, giá trị

Trang 1

LÊ TUẤN ANH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI LÙNG TỰ

NHIÊN (Bambusa longissima sp Nov) TẠI XÃ TÂN XUÂN

HUYỆN VÂN HỒ TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

LÂM NGHIỆP

Trang 2

LÊ TUẤN ANH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI LÙNG TỰ

NHIÊN (Bambusa longissima sp Nov) TẠI XÃ TÂN XUÂN

HUYỆN VÂN HỒ TỈNH SƠN LA

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC

MÃ SỐ: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS TRẦN NGỌC HẢI

Hà Nội, năm 2015

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn Thạc sỹ "Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Lùng tự nhiên

(Bambusa longissima sp nov) tại xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La" thuộc

Chuyên ngành Lâm học, là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi

Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị, một nghiên cứu nào

Trong luận văn tôi có sử dụng các thông tin, kết quả từ nhiều nguồn dữ liệu khác

nhau Các thông tin trích dẫn được sử dụng đều được ghi rõ nguồn gốc và xuất xứ

Tác giả

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trải qua một thời gian dài phấn đấu nghiên cứu, học tập Được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Lâm học, phòng Sau đại học và các thầy cô trong các bộ môn, các khoa đã giúp đỡ cho tôi trong qua trình học tập và nghiên cứu tại trường Đồng thời, cũng nhờ sự đô ̣ng viên ki ̣p thời của gia đình, ba ̣n bè Đến nay tôi đã hoàn thành được bài luận văn của mình Nhân di ̣p này tôi xin bày tỏ lòng biết

ơn sâu sắc đến các thầy cô, bạn bè và gia đình, đặc biệt là TS Trần Ngọc Hải, người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian thực tập

và viết luận văn tốt nghiệp của mình

Cũng qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc và các cán bộ Ban quản lý Khu rừng đặc dụng Xuân Nha, Trạm Kiểm lâm Tân Xuân và người dân xã Tân Xuân, đặc biệt là anh Nguyễn Hùng Chiến – Phó giám đốc kiêm Hạt Phó Hạt kiểm lâm Khu rừng đặc dụng Xuân Nha đã giúp đỡ tận tình cho tôi trong quá trình thực tập tại Khu rừng đặc dụng Xuân Nha Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn ông Vương Ngọc Huấn – Cán bộ kỹ thuật Công ty Lâm nghiệp Mộc Châu và một số hộ gia đình bản Bướt xã Tân Xuân đã giúp đỡ, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về

kỹ thuật nhân giống Lùng

Do năng lực cũng như kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn

đề tài còn nhiều thiếu sót, kính mong nhâ ̣n được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô, các nhà khoa ho ̣c và ba ̣n bè đồng nghiê ̣p để bản luận văn được hoàn thiện hơn

Lê Tuấn Anh

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ix

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Tổng quan về các công trình đã công bố về đặc điểm lâm học và gây trồng tre, trúc 3

1.1.1 Trên thế giới 3

1.1.1.1 Những nghiên cứu về phân loại, phân bố tre trúc trên thế giới 3

1.1.1.2 Những nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống tre trúc 5

1.1.2 Ở Việt Nam 6

1.1.2.1 Những nghiên cứu về phân bố, phân loại tre trúc 6

1.1.2.2 Những nghiên cứu về phát triển tre trúc 7

1.2 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 11

Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 12

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 12

2.2.2 Phạm vi nghiên cứu 12

2.3 Nội dung nghiên cứu 12

2.3.1 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của loài Lùng 12

2.3.2 Nghiên cứu đặc điểm phân bố của loài và cấu trúc lâm phần tự nhiên 12

2.3.3 Tổng kết kỹ thuật nhân giống loài Lùng 12

2.3.4 Đề xuất giải pháp kỹ thuật phát triển loài Lùng 13

2.4 Phương pháp nghiên cứu 13

2.4.1 Phương pháp luận 13

Trang 7

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu 13

2.4.2.1 Phương pháp kế thừa 13

2.4.2.2 Thu thập số liệu ngoại nghiệp 13

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 25

3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu bảo tồn Xuân Nha 25

3.1.1 Vị trí địa lý 25

3.1.2 Đặc điểm tự nhiên 25

3.1.2.1 Địa hình, địa thế 25

3.1.2.2 Khí hậu 25

3.1.2.3 Thủy văn 26

3.1.2.4 Đất đai 26

3.2 Kinh tế - xã hội 27

3.2.1 Nguồn nhân lực 27

3.2.2.Thực trạng về kinh tế 28

3.2.2.1 Sản xuất nông nghiệp 28

3.2.2.2 Sản xuất lâm nghiệp 28

3.2.3 Cơ sở hạ tầng, giao thông 29

3.2.4 Văn hóa – xã hội 29

3.3 Tài nguyên rừng 30

3.3.1 Hiện trạng tài nguyên rừng 30

3.3.2 Thành phần loài thực vật 34

3.4 Đặc điểm khu vực nghiên cứu 35

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37

4.1 Đặc điểm sinh vật học của loài Lùng 37

4.1.1 Đặc điểm hình thái, cấu trúc của loài Lùng 37

4.1.1.1 Thân khí sinh 37

4.1.1.2 Hình thái lóng, đốt 38

4.1.1.3 Đặc điểm cành 38

4.1.1.4 Đặc điểm lá 39

Trang 8

4.1.1.5 Hình thái mo nang 41

4.1.1.6 Hình thái măng 42

4.1.1.7 Thân ngầm 43

4.1.1.8 Hoa 44

4.1.2 Đặc điểm giải phẫu và sinh lý 45

4.1.2.1 Đặc điểm thân Lùng 45

4.1.2.2 Đặc điểm giải phẫu lá và phân tích hàm lượng diệp lục 47

4.2 Một số đặc điểm điều kiện sống nơi có lùng phân bố tại khu vực 51

4.2.1 Đặc điểm về địa hình 51

4.2.2 Đặc điểm đất đai 51

4.2.3 Đặc điểm khí hậu 53

4.2.4 Đặc điểm về thực vật 54

4.3 Một số đặc điểm về cấu trúc rừng Lùng 57

4.3.1 Cấu trúc mật độ 57

4.3.1.1 Cấu trúc mật độ rừng Lùng ở trạng thái thuần loài 57

4.3.1.2 Mật độ rừng Lùng xen gỗ 59

4.3.2 Cấu trúc tuổi 60

4.3.2.1 Cấu trúc tuổi rừng Lùng thuần loài 60

4.3.2.2 Cấu trúc tuổi của rừng Lùng xen gỗ 61

4.3.3 Cấu trúc tầng thứ 62

4.4 Tổng kết kỹ thuật nhân giống Lùng 65

4.4.1 Nhân giống bằng phương pháp tách gốc 65

4.4.2 Kỹ thuật nhân giống bằng đốt của thân khí sinh 66

4.5 Đề xuất giải pháp phát triển Lùng 67

4.5.1 Giải pháp về khai thác tỉa thưa rừng 67

4.5.2 Giải pháp về nhân giống Lùng 68

4.5.3 Giải pháp về phát triển lùng 69

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ NN & PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

FAO Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới

vn

Chiều dài bình quân cây Lùng

Trang 10

OTC Ô tiêu chuẩn

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

: 3.1 Dân số, lao động, nhân khẩu KRĐ dụng Xuân Nha 27

3.2 Hiện trạng rừng đặc dụng Xuân Nha, phân theo xã năm

3.3 Sự phân bố các taxon các ngành của hệ thực vật Xuân

4.2 Kết quả phân tích cấu tạo giải phẫu lá 48

4.4 Hàm lượng diệp lục lá cây ở vườn ươm 50

4.6 Đặc điểm đất khu vực có loài Lùng phân bố tại khu rừng

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

3.1 Bản đồ thảm thực vật rừng Khu đặc dụng Xuân Nha 31 3.2 Bản đồ phân bố loài Lùng tại xã Tân Xuân 33

Trang 13

MỞ ĐẦU

Sự cần thiết của đề tài

Tre, trúc bao gồm các loài cây thuộc phân họ Tre (Bambusoideae), họ Hoà thảo (Poaceae) Việt Nam được coi là một trong những trung tâm quan trọng phân

bố tự nhiên của các loài tre, trúc trên thế giới với diện tích rừng tre nứa đứng thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ và Mianma Theo công bố hiện trạng rừng toàn quốc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2013, nước ta có khoảng hơn 1,3 triệu ha rừng tre nứa (gồm cả rừng thuần loại và hỗn giao) Với nhiều đặc tính quý nên tre nứa đã được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày cũng như trong tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp hiện đại Trong đó, những công dụng chính là làm hàng thủ công - mỹ nghệ, làm vật liệu xây dựng, làm nguyên liệu trong công nghiệp giấy sợi, tăm hương và sản xuất măng tre làm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao Ngoài ra, tre nứa mọc nhanh, sớm cho sản phẩm, kỹ thuật gây trồng tương đối đơn giản, có khả năng sinh trưởng trên đất khó canh tác và đất hoang hoá

Từ đó, có thể thấy tài nguyên tre nứa giữ một vị trí rất quan trọng trong tài nguyên rừng nước ta nên hiện nay

Xã Tân Xuân nằm ở phía nằm ở phía Tây của huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La, cách trung tâm huyện 20 (km) theo đường tỉnh lộ 21, nằm trong Khu rừng đặc dụng Xuân Nha, với 10.444,7 ha đất Lâm nghiệp có rừng là rừng tự nhiên Trong đó, rừng hỗn giao gỗ tre nứa và rừng tre nứa là 3.154,1ha, chiếm 30,2% diện tích đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên Các loài tre phân bố trong khu vực chủ yếu là: Giang, Nứa, Lùng, Vầu và Mạy hốc Theo thống kê của Ban quản lý khu rừng đặc dụng Xuân Nha năm 2013, tại xã Tân Xuân có khoảng 1.500 ha rừng tự nhiên có loài Lùng phân bố và tập trung là trạng thái rừng Lùng thuần loài

Lùng (Bambusa longissima sp nov ) là loài tre thân ngầm mọc cụm, có kích

thước lớn, lóng dài, tái sinh mạnh Tại địa phương, người dân coi cây Lùng là loài cây quan trọng cung cấp nguyên vật liệu cho thủ công mỹ nghệ và xây dựng Hiện nay, có một số Công ty, doanh nghiệp đang thu mua, chế biến làm nguyên liệu trong công nghiệp giấy sợi, tăm hương, đũa ăn công nghiệp, xuất khẩu với số lượng lớn

Trang 14

như: Công ty Cổ phần sản xuất tre Công nghiệp Mộc Châu với nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất là 300 tấn tre/ngày, Công ty cổ phần Đông Ấn Việt Nam với nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất là 30 tấn tre/ngày Giá bán thân cây Lùng tại rừng sau khai thác là 1,0 triệu đồng/tấn Tuy nhiên, từ trước đến nay tại tỉnh Sơn La chưa có nghiên cứu đặc điểm lâm học của cây Lùng Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi

triển khai đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Lùng tự nhiên (Bambusa longissima sp nov) tại xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La” để làm cơ sở

khoa học đề xuất kỹ thuật tạo giống và trồng rừng tạo vùng nguyên liệu từ cây Lùng

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về các công trình đã công bố về đặc điểm lâm học và gây trồng tre, trúc

1.1.1 Trên thế giới

1.1.1.1 Những nghiên cứu về phân loại, phân bố tre trúc trên thế giới

Công trình nghiên cứu tre, trúc trên thế giới của tác giả Munro được xuất bản vào năm 1868 với tựa đề: “Nghiên cứu về Bambusaceae” Sau đó là đến tác phẩm của tác giả Gamble viết về “Các loài tre trúc ở Ấn Độ” được xuất bản vào năm

1896 Trong tác phẩm này, tác giả đã mô tả khá chi tiết về đặc điểm hình thái của

151 loài tre trúc phân bố ở Ấn Độ và một số loài tre trúc phân bố ở Pakistan, Srilanca, Myanma, Malaysia và Inđônesia Theo Gamble (1896) các loài tre trúc là

loài thực vật chỉ thị rất tốt về các đặc điểm và độ phì của đất Loài Bambusa

polymorphe phân bố trong tự nhiên đã chỉ thị cho đặc điểm đất đủ ẩm gần như

quanh năm và có hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng tương đối cao: “Đất có độ phì tự nhiên cao hay đất tốt”; do đó, nó phân bố trong kiểu rừng tự nhiên thường

xanh, ẩm Loài Dendrocalamus strictus phân bố trong tự nhiên lại chỉ thị cho điều

kiện đất đai khô hạn, thuộc kiểu rừng tự nhiên, rụng lá

Khi đề cập tới một số khía cạnh của nhân tố khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, tổ chức FAO (1992), (2007) đã đưa ra danh lục 192 loài, cũng như đặc điểm phân bố theo đai độ cao của một số loài tre trúc

S.DransField and E.A.Widjaja (1995) [30], khi giới thiệu về tài liệu tre trúc

của Đông Nam Á đã đề cập tới các thông tin về tên khoa học, tên địa phương, phân

bố địa lý của loài, giá trị sử dụng, đặc điểm nhận biết qua hình thái và thông tin vắn

tắt về sinh thái một số loài, như đối với loài Bương (Dendrocalamus giganteus) có

mọc tự nhiên ở cao nguyên nhiệt đới ẩm trên 1.200m Tuy nhiên, có thể mọc ở rừng thấp nhiệt đới ẩm, có tầng đất dày nhiều mùn Tại Thái Lan đã phát hiện thấy loài này mọc ở rừng cây Tếch

Trang 16

Tác giả Zhu Zhaohua (2000) [34] cho biết: Ở đảo Hải Nam rất gần với Việt Nam đã phát hiện được 46 loài tre nứa, trong đó có 38 loài phân bố tự nhiên, chủ yếu có 3 loài mọc tản thuộc chi Phyllostachys và Sasa; tại tỉnh Vân Nam có 250 loài

đã được phát hiện, diện tích tre nứa đạt tới 331.000 ha, riêng loài Phyllostachys

heterocycta var pubescens chiếm 80% diện tích kể trên

Về nhân tố khí hậu: D.N.Tewari đã công bố số liệu cho biết trên thế giới hiện nay 80% rừng tre trúc phân bố ở Châu Á, tất cả các vùng rừng nhiệt đới và á nhiệt đới của thế giới đều có tre trúc xuất hiện Độ cao phân bố của chúng từ sát biển lên tới 4000m Tác giả đã xây dựng được vùng phân bố chung cho tre trúc và bản đồ phân bố một số chi tre trúc quan trọng của thế giới Qua bản đồ phân bố này có thể thấy được trung tâm phân bố tre trúc tập trung vào giải nhiệt đới và á nhiệt đới thuộc Châu Á, trong đó chủ yếu là ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản, Malaysia, Bắc Australia, Trung Phi, Nam Mỹ và một phần nhỏ ở Bắc Mỹ

Về nhân tố địa hình: theo D.N Tewari (2001) [31] thì Ấn Độ là nước có diện tích tre trúc lớn nhất thế giới, khoảng 2 triệu ha, phân bố từ sát biển lên tới độ cao 3.700m sát chân núi Hymalaya Có 50% số loài tập trung phân bố ở phía Tây Ấn

Độ, đa số các loài có thân mọc cụm như Bambusa, Dendrocalamus, Gigantochloa,

Oxytenanthera Tác giả cũng đưa ra dẫn liệu về độ cao phân bố của một số loài cụ

thể, nhưng không thấy đề cập các loài trong chi Indosasa

A.N Rao và V Ramanatha Rao (1999) [28] đã đưa ra một số kết quả về nghiên cứu có liên quan tới một số nhân tố sinh thái: loại đất, hàm lượng mùn trong đất, lượng mưa, số ngày mưa trong năm của 19 loài tre trúc của Trung Quốc

Tổ chức Plant Resources of South-East Asia (Prosea) xuất bản tập “Prosea 7: Bamboos” đã mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, gây trồng, sử dụng cho

75 loài tre trúc thông dụng, có giá trị ở vùng Đông Nam Á, chưa thấy đề cập đến loài Lùng

Xiao Jianghua (1996) với “Cultivation & Utilization on Bamboos” đã xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát sinh măng, sinh trưởng và phát triển của thân khí sinh là: Độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng, cấu trúc rừng, biện pháp

Trang 17

lâm sinh, sâu bệnh Đây là những nhân tố cần phải được quan tâm khi áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất măng và thân khí sinh

1.1.1.2 Những nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống tre trúc

Theo nghiên cứu của A.N Rao và V Ramanatha (2000) cho thấy nhân giống sinh dưỡng là phương pháp có thể áp dụng với hầu hết các loài tre Nhân giống bằng phương pháp giâm hom cành là một phương pháp có thể sử dụng với tính thực tiễn và hiệu quả cao, là một phương pháp phổ biến cho các vườn ươm thương mại với quy mô lớn Phương pháp này thường được sử dụng cho các loài có rễ khí sinh tại gốc của các cành ngang Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cành lớn có nhiều khả năng ra rễ hơn cành nhỏ

Nghiên cứu của Fu Maoyi [26] và các cộng sự (2000) về giâm hom bằng cành cũng cho thấy chọn cành để giâm hom tốt nhất có độ tuổi 1- 2 năm và lấy từ cây 3 năm tuổi Kích thước hom dài từ 40 – 50 cm, có từ 2 đến 3 đốt, khi giâm hom được đặt nghiêng so với luống và lấp đất dày từ 5 - 6cm, để đầu trên của cành trồi lên khỏi mặt đất Luống giâm hom nên được che phủ bằng lá hoặc rơm rạ và tưới nước đủ ẩm hàng ngày Tác giả cho rằng nhân giống bằng hom cành có nhiều thuận lợi, sẽ không hoặc có rất ít tổn thương và khả năng ra măng ở gốc cây mẹ Thời vụ giâm hom có thế tiến hành vào tháng 2 đến tháng 9 hàng năm, tốt nhất từ tháng 2 - 3 cho tỷ lệ sống cao hơn, cành lấy hom có kích cỡ nhỏ thường dễ dàng xử lý, vận chuyển và có chi phí thấp hơn cành lớn Trồng cây hom có sự phát triển tốt về hệ rễ

và cho tỷ lệ sống cao

Nghiên cứu của Victor Cusack (1997) [32] cho thấy, nhân giống bằng gốc có thể đạt được tỷ lệ sống 100% Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng cho những loài tre có kích thước nhỏ Trong phương pháp này, gốc được đào bao gồm rễ và phần đất xung quanh, mỗi gốc có từ 3 - 4 mắt, phần trên của thân khí sinh để lại từ 3 - 4 đốt

Nghiên cứu của Zhou Fangchun (2000) [33] chỉ ra rằng sử dụng giống gốc

thích hợp cho các loài thuộc các chi Bambusa, Dendrocalamus, Sinocalamus… Gốc

được lựa chọn từ những cây khoẻ mạnh, từ 2 - 3 năm tuổi, không sâu bệnh Chọn

Trang 18

gốc có một ít rễ, cắt phần thân khí sinh chỉ để lại chiều dài khoảng 1m, giữ lại rễ, thân ngầm và 5 - 6 cành lá ở các đốt gần gốc

Kết quả nghiên cứu của Rungnapar Pattanavibool (1998) [29] cho 2 loài tre

gồm Dendrocalamus membranaceus và D brandisii tại Thái Lan cho thấy cây con

sau 4 tháng nuôi cấy mô đã đủ tiêu chuẩn cấy ra môi trường ngoài và sinh trưởng tốt trong vườn ươm Nghiên cứu cũng cho thấy nhiều loài tre được phát triển bằng phương pháp nuôi cấy mô đã không có sự bất thường sau khi trồng sau từ 4-6 năm

Như vậy, qua những tài liệu tham khảo về các công trình công bố trên thế giới cho thấy, hiện nay hầu như chưa có có công trình nào nghiên cứu về loài cây Lùng Vì vậy, trong tương lai cần phải tiếp tục có các công trình nghiên cứu bổ sung

1.1.2 Ở Việt Nam

1.1.2.1 Những nghiên cứu về phân bố, phân loại tre trúc

Ở Việt Nam, tre trúc là nguồn nguyên vật liệu quan trọng đứng thứ hai sau

gỗ, có vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá xã hội của người dân Tre trúc là nguyên liệu tạo ra hàng trăm loại mặt hàng tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu có giá trị nên từ lâu nó đã được đông đảo các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu

Có thể nói công trình nghiên cứu đầu tiên về tre trúc ở Việt Nam là công trình phân loại các loài tre trúc ở Việt Nam do Le Comte chủ biên được xuất bản vào năm 1923 trong bộ sách “Thực vật chí Đông Dương”

Đến năm 1974, các nhà phân loại thực vật: Phan Kế Lộc, Vũ Văn Dũng đã nghiên cứu phân loại các loài tre trúc ở miền Bắc Việt Nam Năm 1971, cuốn sách

“Nhận biết, gây trồng bảo vệ và khai thác tre trúc” do Lê Nguyên chủ biên (Nhà xuất bản Nông thôn) chỉ nói tới một số loài tre trúc chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam

Năm 1999, Phạm Hoàng Hộ [9] đã phân loại các loài tre trúc ở Việt Nam có tới 123 loài, thuộc 23 chi Chính vì vậy, ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, tài nguyên tre trúc ở nước ta đã được quan tâm nghiên cứu

Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005) [17] Việt Nam có thể có trên 200 loài tre trúc, tới nay 25 chi, 216 loài được giám định tên, trong đó có rất nhiều loài có giá

Trang 19

trị sử dụng và kinh tế cao cần được nghiên cứu phát triển Ngoài các loài tre trúc thông dụng được trồng để cung cấp thân khí sinh như nêu trên, nước ta còn có nhiều

loài tre trúc cho măng ăn ngon như: Bương mốc (Dendrocalamus velutinus) Mai ống (Dendrocalamus giganteus), Tre gầy (Dendrocalamus sp.), Luồng

(Dendrocalamus barbatus), Trúc sào (Phyllostachys pubescens), Lồ ô (Bambusa procera), Là ngà (Bambusa bluemeana) , tuy nhiên việc đầu tư cho nghiên cứu gây

trồng, phát triển theo hướng kinh doanh măng còn nhiều hạn chế

Theo công bố hiện trạng rừng toàn quốc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2013 [1], nước ta có khoảng 1.277.587 triệu ha rừng tre nứa (ha); trong đó có 1.190.935 (ha) rừng tre nứa tự nhiên (bao gồm 517.964 (ha) rừng tre thuần loại; 672.971 (ha) rừng tre nứa hỗn giao) và 86.652 ha rừng luồng

Bảng 1.1 Diện tích rừng tre nứa ở Việt Nam

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, 2014)

Ngoài rừng tre mọc tự nhiên tập trung, còn hàng triệu cây tre được trồng tập trung hoặc rải rác trong các gia đình ở vùng đồng bằng, trung du và miền núi cũng tạo một trữ lượng tre nứa đáng kể

1.1.2.2 Những nghiên cứu về phát triển tre trúc

a Những nghiên cứu về đất trồng tre trúc

Nghiên cứu về đất trồng tre trúc nhìn chung còn ít, chủ yếu tập trung vào một

số loài rất phổ biến Nguyễn Ngọc Bình với công trình “Bước đầu nghiên cứu đặc điểm đất trồng Luồng” (1964) và “Đặc điểm đất trồng rừng Tre Luồng và ảnh hưởng của các phương thức trồng rừng tre trúc Luồng đến đất”(2001) cho thấy: Luồng sinh trưởng tốt nơi đất chua pH(H2O): 4,8-5,9; pH(KCl): 4,2-5,0 ở tầng đất

Trang 20

mặt hàm lượng mùn và N tổng số tương quan rất chặt, hàm lượng K2O dễ tiêu trong đất tương quan tương đối chặt còn hàm lượng P2O dễ tiêu lại tương quan không chặt với sinh trưởng về đường kính của cây luồng Nguyễn Ngọc Bình cũng cho rằng nên trồng Luồng theo phương hỗn giao, thích hợp nhất là hỗn giao với cây họ Đậu như Keo để tránh cho đất bị suy thoái

Hoàng Xuân Tý trong “Tìm hiểu đất dưới rừng tre trúc thuần loài” (1972) cho biết: trồng tre Diễn và Tre gai thuần loài làm cho tính chất vật lý của đất bị thoái hoá nhanh chóng, giảm hàm lượng mùn, đạm, lân và kali, do vậy khuyến cáo không nên trồng rừng tre trúc thuần loại, mà phải trồng xen với cây gỗ để đảm bảo

độ phì của đất và sản xuất được nhiều luân kỳ

b Những nghiên cứu về nhân giống, chọn giống và kỹ thuật gây trồng phát triển

Lê Nguyên và các cộng sự (1971) [16] trong “Nhận biết, gây trồng bảo vệ và khai thác tre trúc” tuy mới chỉ nghiên cứu tre trúc ở Miền Bắc nhưng đã giới thiệu khá đầy đủ về gây trồng phát triển tre trúc mọc cụm và mọc tản cho mục đích kinh

tế, bao gồm: điều kiện nhân giống, gây trồng, kỹ thuật trồng,…tuy nhiên nội dung còn quá khái quát, hầu như không đề cập đến biện pháp thâm canh nào

“Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp tiến bộ kỹ thuật gây trồng Luồng Thanh Hoá và hoàn thiện quy trình thâm canh rừng Luồng ở vùng trung tâm để làm nguyên liệu giấy xi măng” của Lê Quang Liên (1990) [13] đã đưa ra được mật độ trồng và phương thức trồng phù hợp cho cây Luồng ở vùng trung tâm

Ngô Quang Đê (1994) [7] trong “Gây trồng tre trúc” đã giới thiệu kỹ thuật gây trồng tre trúc cho 3 loài: Luồng, Mạy sang và Vầu ðắng gồm các khâu ýõm giống, kỹ thuật trồng, chãm sóc, khai thác và sử dụng

Hứa Vĩnh Tùng (2001) trong “Khai thác đảm bảo tái sinh và sử dụng tre Lồ ô cho nguyên liệu giấy” đã khảo nghiệm 4 công thức cho thấy: cường độ khai thác 25% và 50% số cây trong lâm phần có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng chiều cao và đường kính cây măng

Trang 21

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa (2009) [20] đã phối hợp với GRET biên soạn tài liệu về cây Luồng Thanh hóa đã giới thiệu được giá trị

sử dụng của cây Luồng (Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z.Li), đặc điểm nhận

biết của cây Luồng, kỹ thuật tạo giống Luồng bằng giống gốc, giống chét, giống hom thân, giống cành và kỹ thuật chiết cành; kỹ thuật chọn đất trồng Luồng, xác định phương thức trồng, thời vụ trồng, kỹ thuật làm đất, tiêu chuẩn cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác thân khí sinh, măng Tài liệu cũng đề cập đến một số loài sâu bệnh hại phổ biến như: Châu chấu, Vòi voi hại mang, bệnh Sọc tím,

Trần Văn Mão, Trần Ngọc Hải (2006) [15] trong cuốn “Hỏi đáp về tre trúc”

đã đề cập tới mùa trồng tre, trúc cũng như các giai đoạn phát triển và sinh trưởng của măng tre; đề cập tới một số phương pháp trồng rừng tre trúc bằng gốc cây mẹ, cành chiết và tách chồi; giải pháp để nâng cao sản lượng và kéo dài tuổi thọ của rừng tre, trúc

Trần Ngọc Hải (2006) [8] khi nghiên cứu về các giải pháp phát triển bền vững tài nguyên tre trúc ở khu vực vùng núi cao tỉnh Hòa Bình, đã điều tra và phát hiện các loài tre trúc có phát hiện ở khu vực Mai Châu, trong đó có nhiều loài thuộc

chi Dendrocalamus như: Mai, Bương phấn, Bương lớn, Bương mốc…là những loài

tre có triển vọng phát triển tốt ở khu vực Hòa Bình và Tây Bắc

Lê Viết Lâm và cộng sự (2005) [12] với đề tài “Điều tra bổ sung thành phần loài, phân bố và một số đặc điểm sinh thái các loài tre chủ yếu ở Việt Nam” đã liệt kê thành phần loài tre trúc ở Việt Nam, giới thiệu 40 loài tre trúc thông dụng gồm: phân

bố, đặc điểm hình thái, sinh thái và công dụng để làm cơ sở tham khảo cho nghiên cứu và sản xuất

Đỗ Văn Bản và các cộng sự (2005) [2] trong “Trồng thử nghiệm thâm canh các loài tre nhập nội lấy măng” đã tuyển chọn 3 loài tre nhập nội trồng để lấy măng:

Điềm trúc (Dendrocalamus latiflorus), Lục trúc (Bambusa oldhamii) và Tạp giao

với 13,5 ha mô hình thực nghiệm tại Phú Thọ và Thanh Hoá Đề tài đã đưa ra được một số biện pháp thâm canh cho mô hình trồng thuần loài: mật độ trồng, bón phân,

Trang 22

điều chỉnh cây mẹ, đồng thời đã xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh, kỹ thuật khai thác măng và một số biện pháp sơ chế bảo quản măng Kết quả đề tài cho thấy: Điền trúc có năng suất măng cao nhất, Lục trúc có năng suất thấp nhất, nên tập trung phát triển Điền trúc vì năng suất và chất lượng măng cao

c Những nghiên cứu về loài Lùng

Nguyễn Ngọc Bình và Phạm Đức Tuấn (2007) trong cuốn “Kỹ thuật tạo rừng tre trúc ở Việt Nam” đã mô tả một số đặc điểm hình thái, sinh thái cây Lùng như sau: Lùng là loài tre mọc cụm sát nhau, cây khí sinh trong bụi có kích thước lớn hơn Nứa (D 5 – 6cm, H 11 – 12 m) Lóng thân dài hơn Nứa và vách thân tương đối dầy Cành không có gai, kích thước lá lớn hơn lá Nứa Số cây khí sinh trong bụi thưa hơn Nứa Lùng phân bố trong tự nhiên tạo thành quần thụ

Theo Lê Viết Lâm, kết quả điều tra bổ sung thành phần loài, phân bố và một

số đặc điểm sinh thái các loài tre chủ yếu ở Việt Nam (năm 2001) Loài Lùng được

ghi nhận là loài mới với tên khoa học Bambusa longissima sp nov

Theo kết quả phòng vấn các hộ dân tại xã Tân Xuân và Cán bộ Ban quản lý Khu rừng đặc dụng Xuân Nha, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La: Cây Lùng có tác dụng

về xây dựng, làm đồ dùng gia đình, làm đũa ăn công nghiệp và làm tăm hương xuất khẩu,… Hiện nay, trên địa bàn huyện Mộc Châu và Vân Hồ có 02 công ty đang sử dụng Lùng làm nguyên liệu sản xuất là: Công ty Cổ phần sản xuất tre Công nghiệp Mộc Châu với nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất là 300 tấn tre/ngày, Công ty cổ phần Đông Ấn Việt Nam với nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất là 30 tấn tre/ngày Theo Quy hoạch hoạch bảo tồn và phát triển khu rừng đặc dụng Xuân Nha đến năm

2020 được phê duyệt tại Quyết định số 3256/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm

2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, rừng tre nứa tại Khu rừng đặc dụng Xuân Nha được chú trọng bảo vệ và phát triển Tại những khu vực phục hồi sinh thái và vùng đệm được áp dụng các biện pháp kỹ thuật như: Khai thác tỉa thưa, trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng có tác động Mặt khác, theo Nghị Quyết số 108/2014/NQ-HĐND ngày 04/12/2014 của HĐND tỉnh về việc thông qua điều chỉnh quy hoa ̣ch bảo vê ̣ phát triển rừng của tỉnh Sơn La đến năm 2015 và định

Trang 23

hướng đến năm 2020, tỉnh Sơn La sẽ tập trung nguồn lực cho phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ tại địa bàn huyện Mộc Châu Trong đó, ưu tiên phát triển vùng nguyên liệu tre nứa Ngoài ra, theo chiến lược phát triển Lâm nghiệp của tỉnh đến năm 2020, tại huyện Mộc Châu tập trung trồng rừng nguyên liệu với các loài cây trồng chủ yếu là tre, luồng và Lùng để tại vùng nguyên liệu cho

02 nhà máy của Công ty cổ phần Đông Ấn Việt Nam và Công ty Cổ phần sản xuất tre Công nghiệp Mộc Châu

1.2 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

Từ các tài liệu tham khảo trong nước và trên thế giới cho thấy các nghiên cứu về các loài tre trúc trên thế giới cũng như trong nước khá phong phú, với nhiều công trình nghiên cứu về kỹ thuật trồng các loại tre trúc khác nhau Tuy nhiên những nghiên cứu về cây Lùng còn hạn chế, đã có một số đề tài nghiên cứu về loài cây này nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ nhất định Các nghiên cứu đó chưa tập trung đi sâu vào việc mô tả đặc điểm hình thái, vật hậu, đặc tính của loài với ánh sáng ở các giai đoạn sinh trưởng của cá thể, quần thể cũng như nghiên cứu nhân giống Lùng Đây là vấn đề còn tồn tại, vì vậy cần phải triển khai những nghiên cứu tiếp theo về đặc điểm lâm học, sinh trưởng cá thể, quần thể và khả năng nhân giống loài Lùng, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giải quyết được vấn đề trên đồng thời là cơ sở khoa học trong kỹ thuật nhân giống và đề xuất giải pháp kỹ thuật

và định hướng cho trồng loài Lùng có hiệu quả theo hướng bền vững

Trang 24

Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định đặc điểm lâm học của loài Lùng (Bambusa longissima sp nov) tự

nhiên tại xã Tân Xuân;

- Tổng kết kỹ thuật nhân giống loài Lùng;

- Đề xuất giải pháp phát triển loài lùng

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Loài Lùng tự nhiên tại xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

2.3 Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của loài Lùng

- Đặc điểm hình thái, cấu trúc cá thể

- Đặc điểm giải phẫu và sinh lý

2.3.2 Nghiên cứu đặc điểm phân bố của loài và cấu trúc lâm phần tự nhiên

- Một số đặc điểm điều kiện sống của loài Lùng;

- Phân bố theo đai cao;

- Phân bố theo trạng thái;

Trang 25

2.3.4 Đề xuất giải pháp kỹ thuật phát triển loài Lùng

- Giải pháp về khai thác nuôi dưỡng rừng;

- Giải pháp về nhân giống Lùng;

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu

2.4.2.1 Phương pháp kế thừa

- Trong quá trình nghiên cứu đề tài kế thừa các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình dân sinh kinh tế xã hội trong vùng; Số liệu khí hậu được kế thừa từ nơi nghiên cứu; Các tài liê ̣u đã nghiên cứu về tre trúc và các công trình có liên quan đã nghiên cứu trước đây…

2.4.2.2 Thu thập số liệu ngoại nghiệp

a Chuẩn bị dụng cụ

- Thước dây, thước kẹp kính;

- Địa bàn cầm tay, máy ảnh;

- Dao, quốc, xẻng;

- Sổ ghi chép, mẫu phiếu điều tra;

- Túi nilong, phấn, dây;

- Một số dụng cụ cần thiết khác

Trang 26

b Điều tra sơ thám

Nhằm phục vụ cho điều tra tỉ mỉ được thuận lợi, tôi tiến hành thu thập tài liệu, bản đồ nơi điều tra Tiến hành điều tra sơ thám tài nguyên thực vật nơi điều tra nhằm tìm hiểu nơi phân bố của Lùng; đă ̣c điểm đi ̣a hình khu vực nghiên cứu từ đó đề ra kế hoa ̣ch điều tra cu ̣ thể như: Xác đi ̣nh đi ̣a điểm, vi ̣ trí lấy mẫu, điều tra theo tuyến, lập ô tiêu chuẩn

c Điều tra tỷ mỷ

Tại đi ̣a điểm, đề tài đã tiến hành lâ ̣p OTC để điều tra, nghiên cứu cụ thể:

Tại xã Tân Xuân điều tra 5 tuyến, chiều dài tuyến từ 1 – 3km đi qua các dạng địa hình, trạng thái rừng và đai cao khác nhau Lập 2 – 3 OTC cho từng tuyến điều tra OTC có dạng hình chữ nhâ ̣t, mỗi OTC có diê ̣n tích 1.000 m2 và được bố trí đều ở 3 vi ̣ trí chân, sườn, đỉnh

* Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của loài

- Trong OTC tiến hành lấy mẫu tiêu bản rồi mô tả các đă ̣c điểm:

+ Hình thái lá: Lấy mẫu lá rồi mô tả các đặc điểm về màu sắc, hình dạng phiến lá, mép lá, gân lá, cuống lá

+ Hình thái mo nang: Lấy mo nang ở đốt thứ 3 từ dưới lên và lấy mỗi OTC 03 lang, sau đó mô tả các đặc điểm về màu sắc mặt trong, mặt ngoài mo, hình dạng mo nang, tai mo…

+ Mô tả các đặc điểm về hình dạng, màu sắc thân khí sinh, măng, thân ngầm, hoa quả (nếu có), cấu trúc thân

+ Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu lá, sinh lý: Cấu tạo giải phẫu, hàm lượng diệp lục, cường độ quang hợp, cường độ thoát hơn nước, khả năng chịu nóng

Tiến hành lấy 03 mẫu lá của loài Lùng với lá non, lá già và lá bánh tẻ Mỗi mẫu lấy 0,5kg rồi cho vào túi bóng buộc kín để tránh thoát hơn nước Sau đó cho vào thùng xốp và ướp đá lạnh Mẫu lá được gửi về phòng thí nghiệm Trường Đại học Lâm nghiệp ngay sau đó để làm các thí nghiệm

+ Kết hợp giữa tham khảo tài liệu và phỏng vấn các hộ gia đình sống gần rừng Lùng, người cao tuổi trong dân và cán bộ của Khu rừng đặc dụng Xuân Nha,

Trang 27

thu thập các thông tin về vật hậu như: Mùa vụ ra măng, đặc điểm măng thân và măng cành, thời điểm rụng mo nang, ra cành lá, lá rụng, mùa vụ hoa quả… thông tin được ghi vào mẫu biểu sau:

Mẫu biểu 2.1: Điều tra vật hậu loài Lùng

Hiện tượng quan

Từ bản đồ phân bố loài Lùng lập tuyến điều tra để điều tra phân đặc điểm phân bố của loài Lùng theo vị trí và trạng thái Sử dụng GPS để xác định độ cao phân bố của loài Kết quả nghiên cứu được điền vào biểu

Mẫu biểu 2.2 Biểu điều tra theo tuyến

Số hiệu tuyến: Địa danh

Tọa độ điểm đầu Ngày điều tra

Tọa độ điểm cuối Người điều tra

phương

Dạng sống

Trạng thái

Trang 28

Tiến hành lập 12 OTC: ở trạng thái Lùng thuần loài lập 9 OTC tại 3 tuyến điều tra và ở tạng thái Lùng hỗn giao gỗ lập 3 OTC với 2 tuyến điều tra Mỗi OTC

là 1000 m2 ( 25 m x 40 m) chiều 40 m song song với đường đồng mức và 25 m vuông góc đường đồng mức, trong mỗi OTC lập 5 ô dạng bản 20 m2 (4 m x 5 m)

- Trạng thái Lùng thuần loài:

+ Đối với quần thể lùng

Đo đếm số bụi có trong OTC, chọn 30 bụi phân bố trong OTC đo đếm số cây trong một bụi, số cây ở các cấp tuổi khác nhau, chọn một cây trung bình trong bụi ở cấp tuổi trung bình để đo Doo và Hvn trung bình cho bụi Kết quả của công tác điều tra thu được ghi vào mẫu biểu dưới đây:

Mẫu biểu 2.3 Biểu điều tra quần thể lùng

OTC:………Tọa độ:……….Vị trí: ……… Diện tích:…………Độ cao tương đối:………Ngày điều tra:…

Lô, khoảnh:……… Trạng thái:……… Người điều tra:

Tổng số bụi:………Độ dốc:………Hướng phơi:…

Tuổi trung non: Thân không có mo, chỉ có mo trên cành, Gõ nghe bắt đầu có

tiếng đanh, Chưa có địa y, rêu hay mới bắt đầu có địa y, rêu, mốc

Tuổi già: Mo trên thân, cành rụng hết, Gõ nghe tiếng đanh, Có địa y, rêu,

mốc, Nếu cây ở chỗ có nắng sẽ có màu hơi vàng đỏ

Trang 29

+ Đối với cá thể lùng

Từ các tuyến điều tra thực địa theo đai cao, theo trạng thái, tiến hành chặt hạ

30 cây ở cấp tuổi trung bình, có kích thước trung bình của một trạng thái, hay theo từng đai cao Tiến hành chặt hạ cây tại gốc nơi tiếp xúc với thân ngầm tại lóng đầu tiên của cây, đo đường kính gốc, chiều cao vút ngọn, chiều cao mà cây bắt đầu phân cành Tiến hành đếm số đốt trên cây tính từ gốc chặt đến hết ngọn, chiều dài lóng (lóng dài nhất trên cây), xác định đốt cây bắt đầu phân cành, số cành trên đốt (tính

từ đốt phân cảnh thứ 3) Đo độ dày thành lóng của cây.Kết quả của công tác điều tra thu được ghi vào mẫu biểu dưới đây:

Mẫu biểu 2.4 Biểu điều tra cá thể loài lùng

Trạng thái:……… Vị trí:………

Đai cao:……… Ngày điều tra:………

Lô, khoảnh:……….Người điều tra:………

Số cành trên đốt

Chiều dài lóng

Bề dày lóng

Cách đo: Đo Hvn bằng thước dây, đo Doo bằng thước kẹp kính, đo Hpc

bằng thước dây, đo chiều dài lóng bằng thước dây, đo bề dày lóng tại vị trí Doo bằng thước kẹp kính

+ Điều tra cây bụi, thảm tươi

Điều tra đo đếm trong 5 ô dạng bản (20 m2), được bố trí theo phương pháp 5 điểm, 4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa, đo đếm cây bụi thảm tươi có trong ODB, xác định tên loài, chiều cao trung bình của thảm tươi, cây bụi, độ che phủ, tình hình sinh trưởng (tốt, trung bình, xấu) Kết quả của công tác điều tra thu được ghi vào mẫu biểu dưới đây:

Trang 30

Mẫu biểu 2.5 Biểu điều tra cây bụi, thảm tươi

OTC: Tọa độ: Vị trí: Diện tích: Độ cao: Ngày điều tra:

Độ dốc: Trạng thái: Người điều tra:

Lô, khoảnh: Hướng phơi:

TT Tên Loài cây Chiều cao TB

(cm)

Tình hình phát triển

Ghi chú

- Trạng thái Lùng xen gỗ

Tiến hành điều tra các chỉ tiêu như trạng thái thuần loài, sau đó tiếp tục điều

tra các chỉ tiêu sau:

+ Điều tra cây gỗ

Đo đếm các cây gỗ có trong OTC có (D1.3 = 6 cm) trở lên, xác định tên loài

cây, đường kính ngang ngực ( D1.3), chiều cao vút ngọn (HVN), đường kính tán (DT ),

chiều cao dưới cành (HDC) Kết quả của công tác điều tra thu được ghi vào mẫu biểu

dưới đây:

Mẫu biểu 2.6 Biểu điều tra cây gỗ

OTC: Tọa độ: Vị trí:

Diện tích: Đai cao: Ngày điều tra:

Độ dốc: Trạng thái: Người điều tra:

Stt Tên loài cây D1.3

độ cao, Đo DT bằng cách dùng dây đo vuông góc với nhau theo hình chiếu của tán

xuống mặt đất, được 2 chỉ số ta lấy trung bình

Trang 31

+ Điều tra cây tái sinh

Đo đếm số lượng cây gỗ tái sinh tại ô dạng bản (20 m2) được bố trí theo phương pháp 5 điểm, 4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa Xác định loài cây tái sinh, nguồn gốc tái sinh, chất lượng sinh trưởng của cây tái sinh Kết quả của công tác điều tra thu được ghi vào mẫu biểu dưới đây:

Mẫu biểu 2.7 Biểu điều tra cây tái sinh

OTC:………Tọa độ:……….Vị trí:………

Diện tích:………….Độ cao:………Ngày điều tra:…………

Độ dốc:………Trạng thái:………Người điều tra:……

Lô, khoảnh:………Hướng phơi:………

ODB Loài

cây

Số cây theo cấp chiều cao (m)

Nguồn gốc tái sinh

Chất lượng tái sinh Tổng

<0,5

m

1m

0,5->1,0

m Chồi Hạt

Tốt (A)

TB (B)

Xấu (C)

Xác định sinh trưởng: Cây sinh trưởng tốt: Lá to có màu xanh đậm, thân

mập, mọng nước, thẳng không cụt ngọn, không cong queo, không sâu bệnh hại.; Cây sinh trưởng trung bình (TB): Lá có màu xanh nhạt hơn, không cụt ngọn, không cong queo, không sâu bệnh hại; Cây sinh trưởng xấu: Lá ngả vàng, khô, cụt ngọn, sâu bệnh hại

- Tiến hành lấy mẫu đất tại các vị trí, trạng thái khác nhau để phân tích đặc điểm đất nơi loài Lùng phân bố

Tại mỗi OTC tiến hành đào 01 mẫu diện đất để lấy mẫu Phẫu diện đất được đào tại nơi đại diện của ô điều tra Phẫu diện đất được đào với kính thức rộng 70cm, dài 125 – 200cm, sâu 125 – 150cm nếu chưa gặp tầng cứng rắn, tầng mẫu chất hoặc lớp đá nền; hướng bề mặt quan trắc chính của phẫu diện phải đối diện với hướng mặt trời nếu địa hình bằng hoặc dốc nhẹ; hoặc về phía đỉnh dốc nếu địa hình dốc

Trang 32

Tiến hành phân tích phẫu diện đất, với mỗi tầng đất khác nhau lấy 01 mẫu đất với khối lượng 0,5kg, cho mẫu đất vào túi bóng và buộc kín Sau đó gửi về phòng phân tích đất Trường đại học Lâm nghiệp để tiến hành phân tích các chỉ tiêu của Đất Kết quả điều tra phẫu diện đất được tổng hợp vào biểu sau:

Mẫu biểu 2.8 Đặc điểm phẫu diện đất

ÔTC: Ngày điều tra:

Người điều tra: Thời tiết:

Địa điểm:

Vị trí: Hướng dốc:

Độ dốc: Độ cao: Phẫu

diện

Độ

sâu

Tên tầng đất

Độ

ẩm

% rễ cây

Kết cấu đất

Độ xốp

Chất mới sinh

Tỷ lệ

đá lẫn (%)

Chuyển lớp

*) Nội dung 3: Tổng kết kỹ thuật nhân giống vô tính loài Lùng

- Kỹ thuật nhân giống từ tách gốc của người dân khu vực nghiên cứu bằng phương pháp phỏng vấn

Trang 33

- Kỹ thuật nhân giống bằng hom thân của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Mộc Châu Kết hợp với Phỏng vấn cán bộ Công ty trách nhiệm Hữu Hạn Một Thành viên Lâm nghiệp Mộc Châu

*) Nội dung 4: Đề xuất giải pháp kỹ thuật phát triển loài

- Từ những kết quả nghiên cứu ở nội dung trên, kết hợp với việc khảo sát thị trường phát triển loài Lùng trên địa bàn tỉnh Sơn La tác giả đề xuất một số giải pháp

kỹ thuật để phát triển cây Lùng trong thời gian tới

+ Đề xuất về khai thác loài cây Lùng

+ Đề xuất về kỹ thuật nhân giống loài cây Lùng

+ Đề xuất phát triển loài cây Lùng

d Phân tích trong phòng và nội nghiệp

Từ số liệu đã thu thập trong quá trình điều tra ngoại nghiệp ta tiến hành xử lí

số liệu, để sử dụng phương pháp thống kê toán học và tính toán sử dụng số liệu, đánh giá kết quả cũng như làm cơ sở tin cậy cho việc nhận xét và kết luận

Các công thức tính toán được tham khảo tại sách Điều tra rừng, Thống kê sinh học, Giáo trình Trường Đại học lâm nghiệp

- Phương pháp nghiên cứu giải phẫu lá cây

Chọn những lá bánh tẻ, không bị sâu bệnh để giải phẫu

Đối với khu vực rừng trồng, ngoài việc lấy những lá bánh tẻ, lá lấy nghiên cứu được lấy trải đều ở 3 vị trí: Chân, sườn, đỉnh đồi, ở đủ 3 vị trí: Trên tán, dưới tán, giữa tán, sau đó trộn đều chúng rồi lấy ngẫu nhiên 30 lá đem nghiên cứu Trên mỗi lá nghiên cứu, dùng dao lam cắt một miếng lá có diện tích 0,5 x 0,5 cm ở giữa

lá, kẹp miếng lá đã cắt vào miếng xốp có kích thước 1 x 1,5 cm đã xẻ đôi ở giữa sẵn Dùng dao lam cắt các lát mỏng bao gồm cả lá lẫn xốp, sao cho chúng tạo thành một mặt phẳng vuông góc Khi cắt chú ư mặt lát cắt < bề dày lá Sau đó chọn những lát cắt nhỏ nhất đặt vào giọt nước đã nhỏ sẵn trên lam kính, đậy lamen và đưa lên kính hiển vi quan sát Chọn vị trí đẹp nhất trên tiêu bản, rồi sử dụng công cụ đo kích thước của kính hiển vi OptikaVision pro đo bề dày các phần: Lớp cutin trên, cutin

Trang 34

dưới; biểu bì trên; mô dậu; mô khuyết Số liệu đo đếm sẽ được quy đổi sang µm theo công thức sau:

+ Nếu vật kính có độ phóng đại 10 lần: L (µm) = n.0,0264

+ Nếu vật kính có độ phóng đại 40 lần: L (µm) = n.0,1061

(n: trị số đo được trên kính hiển vi)

Phương pháp xác định hàm lượng diệp lục a, b

Cân chính xác 0,5 gam lá cần phân tích, cho lá vào cối sứ cùng với 2ml cồn tuyệt đối, thêm một ít CaCO3 và bông thủy tinh, rồi nghiền mẫu đến khi tạo thành một thể đồng nhất Dùng giấy lọc, phễu thủy tinh lọc thu dịch chiết, dịch nghiền được rửa nhiều lần bằng dung dịch cồn tuyệt đối đến khi dịch chiết chảy ra không

có màu Chuyển dịch chiết chảy sang bình định mức 50ml, thêm cồn tuyệt đối đưa thể tích dịch chiết lên đúng vạch định mức (có thể pha loãng dịch chiết tiếp) Đo mật độ quang học của dịch chiết tại các bước sóng 665 nmvà 649 nm trên máy đo màu Nồng độ diệp lục a, b được tính theo công thức sau:

Ca =13,7 x E665 - 5,76 x E649 (mg/l)

Cb = 25,8 x E649 – 7,6 x E665 (mg/l)

Ca+b= 6,10 x E665 + 20,04 x E649 (mg/l)

Hàm lượng diệp lục a, b được tính theo công thức: A = C.V.n/1000.p (mg/g) Trong đó: A là hàm lượng diệp lục tính theo đơnvị mg/g lá cây

C: Nồng độ diệp lục (mg/l)

V: thể tích dịch rút được (ml)

n: số lần pha loãng

p: khối lượng mẫu lá dùng để rút dịch (gam)

→ Nguyên lý của phương pháp là:

Các sắc tố xanh là yếu tố quan trọng trong quá trình quang hợp của cây Trong đó quan trọng nhất là nhóm diệp lục chlorophyl gồm: chlorophyl a vàchlorophyl b Trong vùng ánh sáng nhìn thấy (λ = 400-700 nm), các phân tử hấp thụ mạnh nhất 2 vùng: ánh sáng đỏ (λ = 662 nm) và ánh sáng tím (λ = 430 nm) Căn

Trang 35

cứ vào sự hấp thụ các bước sóng khác nhau của diệp lục trên máy đo màu mà ta có thể tính được hàm lượng của chúng

- Căn cứ xác định cây ưa sáng, chịu bóng hoặc trung tính

Theo Lê Đức Diên (1986), tỷ lệ diệp lục a/b của:

Trang 36

Trong đó: N% : Phần trăm số cây phân bố

n: Tổng số cây điều tra trong 1 cấp tuổi

N: Số cây điều ở cấp tuổi tại 1 vị trí

Trong đó: NTB: Số cây trung bình của một loài

N: Tổng số cây điều tra của một loài n: Tổng số cây điều tra của OTC Những loài chính tham gia vào công thức tổ thành (CTTT) là những loài có

N  NTB Tiến hành lập CTTT cho toàn rừng và tính toán CTTT cho nhóm loài cây

đi cùng loài Lùng theo quy định của giáo trình Lâm học – Trường ĐH Lâm Nghiệp

Cách ghi CTTT: theo quy định trong giáo trình Lâm học thì: nếu tỉ lệ loài từ 5% trở lên thì ghi dấu (+), nếu nhỏ hơn 5% thì ghi dấu (-), từ 1 trở lên mới ghi hệ

số

- Xử lý số liệu phỏng vấn

Tổng hợp các thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, phục vụ cho nội dung phân bố, cấu trúc, mật độ của lâm phần Lùng Từ đó đưa ra những đề xuất hữu hiệu cho việc bảo vệ và phát triển loài Lùng bền vững tại địa phương

Trang 37

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ - XÃ HỘI

KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu bảo tồn Xuân Nha

3.1.1 Vị trí địa lý

Khu bảo tồn thiên nhiên (nay là Khu rừng đặc dụng) Xuân Nha nằm trong

địa bàn huyện Vân Hồ, bao gồm các: xã Xuân Nha, Tân Xuân, Chiềng Xuân Có tọa

độ địa lý là: 20o34’ đến 20o54’ Vĩ độ Bắc; 104o28’ đến 104o50’ Kinh độ Đông Ranh giới khu rừng đặc dụng nằm tiếp giáp giữa 3 tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Thanh Hóa, cách thành phố Sơn La 120 km

+ Phía Bắc giáp xã Mường Sang huyện Mộc Châu và xã Lóng Luông huyện Vân Hồ

+ Phía Tây giáp nước CHDCND Lào và huyện Mộc Châu

+ Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá

+ Phía Đông giáp Khu bảo tồn Hang Kia Pà Cò, tỉnh Hoà Bình

3.1.2 Đặc điểm tự nhiên

3.1.2.1 Địa hình, địa thế

Khu rừng đặc dụng Xuân Nha có địa thế hiểm trở, độ dốc cao, địa hình bị chia cắt mạnh, đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pha Luông cao 1.969 m Với đặc điểm địa hình đã tạo nên sự đa dạng về các loài động, thực vật và đây có thể được coi là khu đặc trưng khu hệ động thực vật hoang dã thuộc khu vực Tây Bắc của Việt Nam

3.1.2.2 Khí hậu

- Nhiệt độ: Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9 có nhiệt độ trung bình 20-25oC

Độ ẩm không khí trung bình 80 - 85% Từ tháng 10 đến tháng 04 năm sau nhiệt độ thường thấp hơn 20oC Mùa đông nhiệt độ xuống dưới 13oC và cá biệt có khi xuống tới 3-5oC

Trang 38

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1.700-2.000mm Mưa to thường tập trung từ tháng 5- tháng 9 Mùa mưa thường gây ra ngập úng cục bộ trong thời gian ngắn ở các thung lũng, Khe suối

- Gió: Hướng gió thịnh hành của khu bảo tồn là Đông Bắc, Đông Nam Hàng năm và các tháng 4-8 đôi khi có gió Tây nam khô nóng xuất hiện hiện mỗi đợt 2-4 ngày với tốc độ gió 10-15 m/g

- Sương mù: Sương mù thường xuất hiện vào tháng 1 –2 hàng năm

3.1.2.3 Thủy văn

Khu vực có 3 hệ thống suối lớn là: Suối Quanh, Suối Con chảy ra Sông Mã

và Suối Sập chảy về Yên Châu và đổ ra sông Đà Ngoài ra có nhiều suối ngầm, suối cụt, các mó nước, hang nước Hệ thống suối trong khu vực có nước quanh năm

3.1.2.4 Đất đai

Trong Khu rừng đặc dụng Xuân Nha có 6 loại đất chính:

- Đất Feralit màu vàng sẫm phát triển trên đá sét hoặc biến chất, tầng đất dày, thành phần cơ giới trung bình, Phân bố ở độ cao 700 – 1.700m

- Đất Feralit màu vàng nâu phát triển trên sản phẩm đá vôi hoặc đá vôi biến chất, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, phân bố ở độ cao 700 – 1.700m

- Đất Feralit màu vàng nhạt phát triển trên đá sét hoặc biến chất, tầng đất dày, thành phần cơ giới trung bình phân bố ở độ cao 700 – 1.700m

- Đất Feralit màu vàng nhạt hoặc vàng xám phát triển trên phiến thạch sét, phấn sa, đá cát, sa thạch, sỏi cuội kết, tầng đất dày, thành phần cơ giới trung bình hoặc nhẹ thường ở vùng đồi núi thấp phân bố ở độ cao 300 – 1.000m

- Đất Feralit màu vàng xám biến đổi do trồng lúa, có thành phần cơ giới trung bình, phân bố quanh làng bản

- Đất dốc tụ phân bố ven chân núi, ven sông, suối

Trang 39

3.2 Kinh tế - xã hội

3.2.1 Nguồn nhân lực

- Dân số: Kết quả điều tra tháng 5 năm 2013, dân số của 5 xã có 5.309 hộ với 23.405 nhân khẩu Trên địa bàn có 6 dân tộc khác nhau cùng sinh sống (Thái, Mường, Mông, Kinh, Tày, Khơ mú) Trong đó dân tộc Thái chiếm đa số 34%, Mông chiếm 15% Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm là 1,05%

- Lao động: Nguồn lao động chính trong khu vực chiếm 54% (12.620 người)

trong đó lao động sản xuất nông lâm nghiệp chiếm trên 90% Dân số, lao động được thể hiện tại bảng sau:

Bảng: 3.1 Dân số, lao động, nhân khẩu KRĐ dụng Xuân Nha

(Nguồn: Theo niên giám thống kê năm 2012, có điều tra bổ sung tháng 05/2013)

Khu rừng đặc dụng Xuân Nha có nét đặc thù riêng vì trong khu đặc dụng có 5 bản dân cư sinh sống trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt với 532 hộ và 2.542 nhân khẩu; Phân khu phục hồi sinh thái có 3 bản với 332 hộ 1.514 nhân khẩu Đa số các bản sinh sống trong rừng đặc dụng là đồng bào H’mông, họ đã sống gắn bó với rừng từ lâu với tập quán canh tác nương rẫy quảng canh trong khu rừng đặc dụng Xuân Nha

Trang 40

b Chăn nuôi

Tổng đàn gia súc, gia cầm của khu vực là 132.439 con Bình quân mỗi hộ có

từ 1 đến 3 con Trâu, 1 con Bò, 2 - 3 con Lợn, 20 - 30 con gia cầm Ngoài việc cung cấp sức kéo, thực phẩm cho tiêu dùng cho gia đình, một số hộ đã có thu nhập khá từ chăn nuôi Chăn nuôi là nguồn thu nhập quan trọng sau trồng trọt của hầu hết các gia đình trong khu vực

3.2.2.2 Sản xuất lâm nghiệp

Nhân dân sản xuất lâm ngiệp chủ yếu thông qua các hoạt động khoanh nuôi, bảo vệ rừng cho khu rừng đặc dụng với nguồn vốn hỗ trợ thấp và thu hái lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng Công tác phát triển rừng trong khu vực chưa được hỗ trợ đầu tư nhiều Tình trạng khai thác, tài nguyên rừng vẫn còn diễn ra

Vì nhu cầu cuộc sống và đất canh tác nông nghiệp còn hạn chế nên các hiện tượng đốt rừng làm rẫy, săn bắn, đặt bẫy săn bắt động vật, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép vẫn diễn ra Người dân khai thác trái phép tre nứa và Lùng bán cho các lái buôn để vận chuyển về xuôi với giá bán bình quân 60 nghìn đồng/cây Mặc dù đã có nhiều cố gắng của Ban quản lý rừng đặc dụng, nhưng với lực lượng mỏng do vậy công tác quản lý bảo vệ rừng trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần phải có các giải pháp tổng hợp và hữu hiệu để giảm thiểu tối đa các tác động một cách lâu dài và bền vững

Các xã nằm trong khu rừng đặc dụng thuộc các xã vùng sâu - vùng xa, và biên giới nên điều kiện kinh tế - xã hội nhìn chung còn nhiều khó khăn Tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 40% số hộ gia đình trong toàn khu Người dân sống ở đây chủ yếu

Ngày đăng: 05/09/2017, 09:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Hiện trạng rừng toàn quốc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng rừng toàn quốc
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2013
2. Đỗ Văn Bản, Lê Văn Thành, Lưu Quốc Thành (2005), Nghiên cứu đánh giá tình hình gây trồng các loài tre nhập nội lấy măng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đánh giá tình hình gây trồng các loài tre nhập nội lấy măng
Tác giả: Đỗ Văn Bản, Lê Văn Thành, Lưu Quốc Thành
Năm: 2005
3. Nguyễn Ngọc Bình (2001), Đặc điểm đất trồng rừng tre Luồng và ảnh hưởng của các phương thực trồng rừng đến tre Luồng, Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, số 6, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm đất trồng rừng tre Luồng và ảnh hưởng của các phương thực trồng rừng đến tre Luồng
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bình
Năm: 2001
4. Chi cục Kiểm Lâm (2014), Báo cáo Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng tỉnh Sơn La đến năm 2020, Sơn La Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng tỉnh Sơn La đến năm 2020
Tác giả: Chi cục Kiểm Lâm
Năm: 2014
6. Lê Đức Diên (1986), Nghiên cứu hàm lượng diệp lục của một số loài cây rừng, Tóm tắt báo cáo khoa sinh học 1956 – 1986, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hàm lượng diệp lục của một số loài cây rừng, Tóm tắt báo cáo khoa sinh học 1956 – 1986
Tác giả: Lê Đức Diên
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
Năm: 1986
7. Ngô Quang Đê (1994), Gây trồng tre trúc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gây trồng tre trúc, NXB Nông nghiệp
Tác giả: Ngô Quang Đê
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1994
8. Trần Ngọc Hải (2006), Nghiên cứu giải pháp phát triển tài nguyên tre nứa ở khu vực vùng núi cao tỉnh Hòa Bình, Đề tài nghiên cứu – Dự án Lâm sản ngoài gỗ, giai đoạn 2, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giải pháp phát triển tài nguyên tre nứa ở khu vực vùng núi cao tỉnh Hòa Bình
Tác giả: Trần Ngọc Hải
Năm: 2006
9. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam tập 3, Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ Việt Nam tập 3
Tác giả: Phạm Hoàng Hộ
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ
Năm: 1999
10. Hội đồng nhân dân tỉnh (2014), Nghị quyết số 108/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2014 về việc thông qua Điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La đến năm 2015 định hướng 2020, Sơn La Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 108/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2014 về việc thông qua Điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La đến năm 2015 định hướng 2020
Tác giả: Hội đồng nhân dân tỉnh
Năm: 2014
11. Lê Quang Liên (2001), Nhân giống luồng bằng chiết cành, Thông tin khoa học kĩ thuật Lâm nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, số 6, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân giống luồng bằng chiết cành
Tác giả: Lê Quang Liên
Năm: 2001
12. Lê Viết Lâm (2005), Nghiên cứu phân loại họ phụ Tre (Bambusoideae) ở Việt Nam, Tài liệu hội nghị KHCN Lâm nghiệp, 20 năm đổi mới (1986-2005) - Phần lâm sinh, tr. 312-321, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phân loại họ phụ Tre (Bambusoideae) ở Việt Nam
Tác giả: Lê Viết Lâm
Năm: 2005
14. Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam (2007), Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam
Tác giả: Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2007
15. Trần Văn Mão, Trần Ngọc Hải (2006), Hỏi đáp về tre trúc, Bản dịch, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp về tre trúc
Tác giả: Trần Văn Mão, Trần Ngọc Hải
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2006
16. Lê Nguyên (1971), Nhận biết, gây trồng, bảo vệ và khai thác tre trúc, NXB Nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận biết, gây trồng, bảo vệ và khai thác tre trúc
Tác giả: Lê Nguyên
Nhà XB: NXB Nông thôn
Năm: 1971
17. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tre trúc Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hoàng Nghĩa
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2005
18. Nguyễn Chước Nghĩa (2013), Nghiên cứu đặc điểm lâm học của Bương mốc tại VQG Ba vì, khóa luận tốt nghiệp trường ĐH Lâm nghiệp, tr 50, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm lâm học của Bương mốc tại VQG Ba vì
Tác giả: Nguyễn Chước Nghĩa
Năm: 2013
19. Vũ Quốc Phương (2013), Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và kĩ thuật trồng thâm canh Bương mốc tại huyện Ba Vì, Luận văn thạc sĩ trường ĐHLN, tr 81- 83, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và kĩ thuật trồng thâm canh Bương mốc tại huyện Ba Vì
Tác giả: Vũ Quốc Phương
Năm: 2013
20. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa &amp; GRET (2009), Cây Luồng Thanh Hóa, NXB Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây Luồng Thanh Hóa
Tác giả: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa &amp; GRET
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2009
21. Trịnh Đức Trình, Nguyễn Thị Hạnh (1990): Thâm canh rừng Luồng lấy măng xuất khẩu, Trạm nghiên cứu Lâm nghiệp Thanh Hoá, Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thâm canh rừng Luồng lấy măng xuất khẩu
Tác giả: Trịnh Đức Trình, Nguyễn Thị Hạnh
Năm: 1990
22. Phạm Văn Tích (1965 - 1968), Nghiên cứu kỹ thuật trồng luồng tại Thanh Hoá, Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu kỹ thuật trồng luồng tại Thanh Hoá

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w