DAM THI HE
GIAI PHAP HOAN THIEN CONG TAC QUAN LY NGAN SACH NHA NUOC THI XA GIA NGHIA TINH
DAK NONG
LUAN VAN THAC SY KINH TE
Trang 2DAM THI HE
GIAI PHAP HOAN THIEN CONG TAC QUAN LY
NGAN SACH NHA NUCC THI XA GIA NGHĨA TINH DAK NONG
CHUYEN NGANH: KINH TE NONG NGHIEP MA SO: 60.31.10
LUAN VAN THAC SY KINH TE
NGƯỜI HƯỚNG DÂN KHOA HỌC PGS.TS LỄ TRỌNG HÙNG
Trang 3Tôi xin cam đoan răng sô liệu và kêt quả nghiên cứu trong Luận văn là
hoàn toàn trung thực, và chưa được sử dụng đê bảo vệ một học vị nào
Các thông tin, tài liệu trình bày trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn
Tác giả Luận văn
Trang 4Trong qua trinh học tập và thực hiện Luận văn, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ của tập thê và các cá nhân Trước hết, tôi xin chân thành cắm ơn các
giảng viên Khoa kinh tế, Khoa sau đại học (tường Đại học Lâm nghiệp, đặc biệt la su huong dân của PGS.TS Lê Tì rong Hung trong suốt thời gian thực hiện Luận van
Tôi xin chân thành cam on sự giúp đỡ của các đông chí Lãnh đạo va chuyên viên Chỉ cục thuế, Chỉ cục thống kê, phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã Gia Nehĩa tạo điều kiện về số liệu, góp ý và động viên tôi trong suốt thời gian
học tập và thực hiện Luận văn này
Tác giả Luận văn
Trang 5LO1 CAM GOAN — | In 0 in
i01 4 Ul
Danh mục các Chit viét tat cccccccccccccescscscececescsesccecescscseeescscscaccesvacaceeestscscaeeees IV
Danh mục các bảng trong Luận văắn 2 111 1 11119 11 1 1111 nghe V
Danh mục các biểu đồ trong Luận Văn . cv 1x re, vi 0i 0 .Ố.Ö 01 1 Tính cấp thiết của để tài «5< Sẻ SE E TT 111111111 grrryg 01 “0001208153120 00757 03 3 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU ¿-¿- + + SE EEEEErkrkrkererrees 03 (0690058301500 03 CHUONG I: NHUNG VAN DE LY LUAN CO BAN VE NSNN VA CÔNG TAC QUAN LY NSNN 1.1 NSNN VÀ NSNN cấp thị xã (huyỆn) - 5 c2 Erkekererkrkrsees 05 1.1.1 Tổng quan về NSNN - «cà 1 151111 1 1111111111111 11111111 1xx crkg 05 1.1.1.1 Khai ni€m NSNN 05
1.1.1.2 Bản chất của Ngân sách Nhà nước . - - se +e+x+k+kexeEsrerrered 05
1.1.1.3 Chức năng của Ngân sách Nhà nước .- - - -«« «s2 06 1.1.1.4 Vai trò của Ngân sách Nhà nước - c2 S2 xxx 32 O7 1.1.2 Hé thong NSNN va phan cấp quản lý NSNN - 5c cccscsrrerred 09
1.1.2.1 Hệ thông NSNN ở Việt Nam - + 2E k+E+E+EeESEEEEEEEkekekeEerererkrkd 09
1.1.2.2 Phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước - + c+c+csccesxẻ 10 1.1.3 Ngân sách Nhà nước cấp thị xã trong hệ thống NSNN 11
1.1.3.1 Khai niém NSNN cap thi Xd vec ceccccceescsesscscscscssetscsssescacsvavevsnssesees 11
1.1.3.2 Đặc điểm của NSNN cấp 10 0s: QQnnH SH Hs ng II
Trang 61.2.2 Cong tac chap hanh dur todn NSNN thi Xd cece cseseesescecssetetseseeeees 21 1.2.3 Cơng tác quyết tốn NSNN thị Xd cceccceccscsceescsescetscssssescscsverevsnseeseas 25 1.2.4 Công tác thanh tra, kiếm tra NSNN thị xã - 5- ccscxxeEsrrerrkd 27
1.3 Các nhân tô ảnh hưởng đến công tác quản lý NSNN thị xã 29 1.3.1 Cơ chế quản lý tài chínnh - 2-5 k+EE+Ek£EkeEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEErEeerkerkeee 29
1.3.2 Phân cấp quản lý ngân sách trong hệ thông NSNN 30 1.3.3 Nhận thức của địa phương về tâm quan trọng và trách nhiệm trong công tac quan ly NSNN thi Xa 31
1.3.4 TỔ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý cấp thị xã 31
1.3.5 Hệ thông thông tin, phương tiện quản lý NSNN thị xã 32
1.4 Kinh nghiệm về quản lý NSINN thị xã (5 tt kekeEsrererrkd 33
1.4.1 Kinh nghiệm quản lý NSNN ở Việt Nam và các nước trên thế giới 33 1.4.2 Kính nghiệm quản lý NSNN thị xã SH ớu 40
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIÊM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã - -¿cccccccsccsrrvsee 42
2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên - - E5: SkE SE SE E231 E11 EEEEESEEEEEEErrrkerree 42
2.1.2 Khái quát tình hình KT-XH của thị xã - -ĂĂ Seo 43 2.1.2.1 VE Ki hố 43 "Pha 47 2.1.3 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển của thị xã 47 5“ HP) 0n 4 47 "529i: 31a 48 o0) (0,i1580)1ì087340)15i 0i) 0 50 2.2.1 Phương pháp chung - - - - c1 1113301311 1111111111111 0111 1 ng x3 50 2.2.2 Phương pháp cụ thỂ - - ¿+ + kk+Eề SE E3 511111111111 ckrkd 50
2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - - +c<ce+ess¿ 50
Trang 72.2.2.5 Phương pháp phân tích số liệu ¿¿- - + + +ESEEEE+E+k+EeEeEsrererered 51
CHUONG III: KET QUA NGHIEN CUU
3.1 Thuc trang céng tac quan ly NSNN thi xã Gia Nghĩa trong giai đoạn 5) 020001177 52
3.1.1 Công tác lập dự toán NSNN thị xã ngày 52
3.1.1.1 Lập dự toán thu NSNN thị xã - L LH HH HH ng gu 54
3.1.1.2 Lập dự toán chi NSNN thị xã - - - c Q Q1 1111 n HS ng ng vu 58
3.1.2 Công tác chấp hành dự toán NSNN thị xã + + Sexy 62
3.1.2.1 Chấp hành dự toán thu tại thị xã Gia Nghĩa 55555 2S << s+2 62 3.1.2.2 Chấp hành dự toán chi tại thị xã Gia Nghĩa -5 < << s52 70
3.1.3 Cơng tác quyết tốn NSNN thị xã - + + TtThTh E3 Tre nu S0
3.1.3.1 Quyét todn thu NSNN thi X4 veces esseseesssscsessestssessstsssstsaesestenen 80 3.1.3.2 Quyét todn chi NSNN thi Xd vce cccccsceeseecscsesesesscscsescstsesesssesaeeveneees 81
3.1.4 Công tac thanh tra, kiém tra NSNN tại thị xã Gia Nghĩa 83 3.2 Đánh giá công tác quản lý NSNN thị xã Gia Nghĩa trong thời gian qua S5
3.2.1 Những kết quả đạt được . ¿- - 5+ SE SE EEEEkrkrkrkererrrytu 86 3.2.2 Những hạn chẾ - + k+kk+S* SE SE 11 1311111111111 111111111111 1e 89
c2 9i sài vá 1 89
3.2.2.2 Vé chap hanh dur toanee.ccccccscsscsceecsesescssscscscsesescssscsessssseseseasasaeevseeee 90 3.2.2.3 Chấp hành ngân sách + + + 3E TT 111 11111111111 ve 94 3.2.2.4 Về quyết toán ngân sách _ << St E3 EErkrkekererrret, 96
3.2.2.5 Công tác thanh tra, kiểm tra quyết toán NSNN thị xã - 97 3.2.2.6 Chính sách tài chính của Nhà nước hiện nay - - << «+5: 97 3.3 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN tại thị xã Gia Nghĩa 99
3.3.1 Mục tiêu, định hướng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của thị xã Gia
Trang 83.3.2.2 Hoàn thiện quy trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách 105 3.3.2.2.1 Về lập dự toán ngân sách -. - ¿+ k k+E+E#EeESEEEEEkeErkekerrrerkred 105
3.3.2.2.2 Về chấp hành dự toán ngân sách + + + skck+k+v+EeEersrerered 106 3.3.2.2.3 Về quyết toán ngân sách ¿+ + k+E+E#ESEEEEEEEEEErErkerrrkrkred 107
3.3.2.3 Tăng cường bồi dưỡng nguồn thu và quản lý thu tập trung vào ngân "1 Ầ äaăa 108 3.3.2.3.1 Tăng cudng va béi duéng ngu6n thu ngén Sach eee 108 3.3.2.3.2 Quan ly nguén thu tap trung vao ngan sách Nhà nước 110 3.3.2.4 Quan ly, su dung có hiệu quả các loại chi ngần sách 111 3.3.2.4.1 Hoàn thiện cơ cầu chỉ ngân sách Nhà nước khoa học, hợp lý 111 3.3.2.4.2 Tăng cường quản lý chỉ ngân sách Nhà nước, giám sát giảm những Loal Chi Lng Phi -ƯƯƯƯ 112 3.3.2.5 Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra tài chính ngân sách 113 3.3.2.6 Nâng cao trình độ cán bộ và đây mạnh ứng dụng công nghệ thông tỉn vào 301801142008 114 3.3.2.6.1 Nâng cao trình độ cán bộ quản lý ngân sách -« «<<: 114 3.3.2.6.2 Đây mạnh ứng dụng công nhệ thông tin quản lý ngân sách 115
KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ;: - 2G 23t SE SE SE EEEEEEEEESEEEtErErkrkrkrerrrerrree 117
‹cn ,ÔỎ 117
2 Kiến nghị ¿- - -sskTTx TT 111 1111111111111 1111111111111 11111111 1x 118
2.1 Đối với UBND tỉnh và Sở Tài chính 5ccccsrcsrrrrrerrerrrrreg 118
Trang 9CHU VIET TAT CHU VIET DAY DU
1 ANQP An ninh quốc phòng 2.CNTT Công nghệ thông tin 3 CN - XD Công nghiệp - Xây dựng
4.CN - TTCN Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp 5 DN Doanh nghiệp
6 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước 7 DNTN Doanh nghiép tu nhan 8 HDND Hội đồng nhân dân 9 KBNN Kho bạc Nhà nước 10 KT—XH Kinh tế - Xã hội 11 KH Ké hoach 12 MLNS Muc luc ngan sach 13 NSNN Ngân sách Nhà nước 14 NSTW Ngân sách Trung ương 15 NSDP Ngân sách địa phương
16 QL Quốc lộ
17.TN Thu nhập
18 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
19 UBND Uy ban nhân dan
Trang 10Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu KT - XH chủ yếu của thị xã giai đoạn 2009 - 2011 44
Bảng 2.2 Cơ câu kinh tế thị xã Gia Nghĩa giai đoạn 2009 - 2011 45
Bảng 3.3 Tình hình lập dự toán thu giai đoạn 2009 - 2011 56
Bảng 3.4 Tình hình lập du toan chi giai đoạn 2009 - 2011 60
Bảng 3.5 Tình hình chấp hành thu Ngân sách thị xã giai đoạn 2009 - 2011 63
Bang 3.6 Cơ cấu nguồn thu Ngân sách thị xã gia đoạn 2009 - 2011 68
Bảng 3.7 Tình hình chấp hành chỉ NSNN thị xã giai đoạn 2009 - 2011 76
Trang 11Ngân sách Nhà nước (NSNN) là công cụ Tài chính chủ yêu của Nhà
nước, là điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước do Hiến pháp quy định Đồng thời NSNN là công cụ Tài chính
để Nhà nước điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế - xã hội của đất nước
Ngân sách thị xã là một cấp Ngân sách thực hiện vai trò, chức năng,
nhiệm vụ của NSNN, có vai trò quan trọng trong hệ thống NSNN Việc tổ chức, quản lý Ngân sách thị xã hiệu quả sẽ góp phần thúc đấy tăng trưởng
kinh tế, giải quyết được những vấn đề bức thiết của xã hội trên địa bàn thị xã
Trong những năm qua, cùng với quá trình đối mới kinh tế của đất nước việc quản lý NSNN đã có những đối mới căn bản và từng bước hoàn thiện góp phân thúc đây tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết được những
vân đề bức thiết về kinh tế xã hội
Từ khi Luật Ngân sách Nhà nước ra đời và có hiệu lực kế từ năm 1997
đã đánh dấu bước đôi mới quan trọng trong quản lý NSNN Tuy nhiên, trong
quá trình thực hiện hiệu quả sử dụng của NSNN vẫn còn những tồn tại hạn
chế Vì vậy, tăng cường công tác quản lý NSNN là một nhiệm vụ cần thiết của Đảng và Nhà nước ta, nhằm nâng cao hiệu quả tiền, vốn, tài sản Nhà nước, đồng thời tạo niềm tin của nhân dân trong công cuộc đối mới đất nước
Hiện nay, thị xã Gia Nghĩa đang tập trung xây dựng thành phố trực thuộc Tỉnh vào năm 2020 Cùng với nhiều chương trình, dự án đâu tư về công
nghiệp, dịch vụ, giao thông và thủy lợi trên địa bàn thị xã đang thực hiện đầu
tư là tiền đề rất quan trọng để phát triển KT-XH của thị xã Điều đó đòi hỏi thị xã phải có những giải pháp mạnh mẽ tích cực hơn nhằm tăng cường công
Trang 12cầu quản lý theo dự toán được duyệt, trong năm còn bồ sung, điều chỉnh dự toán nhiều lần, gây khó khăn cho công tác quản lý dự toán được duyệt từ đầu năm Cơng tác giao dự tốn đầu năm cho các xã phường chưa sát với thực tế va khả năng thu của các xã phường dẫn đến tình trạng hụt nguồn thu hoặc vượt thu nhiều (nguyên tắc là thu đúng và thu đủ nhưng công tác giao dự toán thu còn bỏ sót và chưa hợp lý) Chấp hành dự toán còn nhiều bất cập: Công tác quản lý thu NSNN còn nhiều kẽ hở, bỏ sót nguồn thu, đối tượng nộp thuế tìm cách trốn lậu thuế làm hạn chế nguồn thu được tập trung vào NSNN; Công tác quản lý chỉ NSNN chưa chặt chẽ, các đơn vị sử dụng Ngân sách còn vận dụng tăng đối tượng chỉ, sử dụng mức trần của khung định mức để chỉ
cho những việc chưa thật sự cần thiết để phục vụ cho việc phát triển KT-XH trên địa bàn thị xã Công tác thanh tra, kiểm tra còn mang tính hình thức, chưa
đối chiếu, kiểm tra nội dung chỉ giữa chứng từ thanh tốn và thực tế cơng việc trong công tác quản lý tài sản Nhà nước Việc sử dụng một số nguồn NSNN chưa hợp lý như nguôn Ngân sách dự phòng nhưng lại chỉ cho một số nhiệm vụ không liên quan
Vì vậy, tăng cường công tác quản lý NSNN thị xã là một nhiệm vụ bức
thiết của Đảng và chính quyền cấp thị xã nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tiền, tài sản của Nhà nước, góp phần thúc day phát triển kinh tế địa phương đồng thời tạo niềm tin cho nhân dân trong thị xã
Xuất phát từ thực tế nêu trên, tôi chọn đề tài “GŒiđi pháp hồn thiện cơng tác quản lý Ngân sách Nhà nước tại thị xã Gia Nghĩa” đề làm Luận văn tốt nghiệp cuối khóa
2 MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU
Trang 13hoàn thiện công tác quản lý thu chị Ngân sách Nhà nước tại thị xã Gia Nghĩa,
tỉnh Đắk Nông
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thông hóa những vấn đề lý luận cơ bản về NSNN và công tác quản lý NSNN cấp thị xã:
+ Phân tích thực trạng công tác quản lý NSNN thị xã Gia Nghĩa để đánh giá kết quả đạt được và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế;
+ Đề xuất một số giải pháp khoa học, hợp lý nhằm hồn thiện cơng tác qn lý NSNN thị xã Gia Nghĩa trong thời gian tới
3 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý Ngân sách Nhà nước của thị xã Gia Nghĩa
- Pham vi nghiên cứu: + Phạm vi về nội dung:
Đẻ tài nghiên cứu những vấn để lý luận và thực hiện về công tác quản lý
Ngân sách Nhà nước trên dia ban thi x4 Gia Nghia, tinh Dak Nông
+ Phạm vi về không gian:
Đề tài được thực hiện tại thị xã Gia Nghĩa — tinh Dak Nông
+ Phạm vi về thời gian:
Đề tài được nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011
4 NỘI DƯNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về Ngân sách Nhà nước cấp thị xã
Trang 14QUAN LY NSNN CAP THI XA ( HUYEN)
1.1 Ngân sách Nhà nước và Ngân sách Nhà nước cấp thị xã (huyện) 1.1.1 Tổng quan về Ngân sách Nhà nước
1.1.1.1 Khai niém NSNN
Có nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về NSNN, ở mỗi giai
đoạn lịch sử, mỗi thời kỳ lại có những khái niệm NSNN khác nhau, ngoài ra khái niệm về NSNN còn phụ thuộc vào quan điểm, mục đích nghiên cứu,
nhưng xét về hình thức biểu hiện bên ngoài thì NSNN là một bang dự toán thu, chỉ bằng tiền của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường
là một năm hoặc một số năm Xét về nội dung vật chất, NSNN bao gồm những nguon thu, nhiém vu chi cu thé, duoc dinh luong
Ngân sách Nhà nước là phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử Ngân
sách Nhà nước phản ảnh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình
tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn Tài chính quốc gia nhằm thực hiện các
chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định
Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thấm quyền quyết định và được thực hiện trong
một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
1.1.1.2 Bản chất của Ngân sách Nhà nước
Tuy có nhiều khái niệm khác nhau về NSNN nhưng tựu trung lại chúng đều có bản chất chung là Ngân sách Nhà nước không thê tách rời Nhà nước
Bởi vì, NSNN phục vụ các nhu cầu chỉ tiêu của Nhà nước và tất cả các nhu
Trang 15nhăm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nền KT- XH thong qua cdc bảng dự toán và quyết tốn các ngn thu, nhiệm vụ chỉ băng tiền trong quá trình thực hiện chức năng của Nhà nước trong thời gian
nhất định thường là một năm
1.1.1.3 Chức năng cua Ngan sách Nhà nước
Ngân sách Nhà nước là một bộ phận rất quan trọng và đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống Tài chính quốc gia Vì vậy, NSNN cũng có hai chức năng là chức năng phân phối, chức năng điều chỉnh và kiêm soát
- Chức năng phân phối: Bất cứ Nhà nước nào muốn tôn tại đòi hỏi phải có nguồn lực Tài chính để đáp ứng các khoản chỉ tiêu cho hoạt động của mình, muốn vậy Nhà nước phải huy động vốn từ trong và ngoài nước Nguồn huy động trong nước chủ yếu là nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và các nguồn thu hợp pháp khác Nguồn huy động từ nước ngoài gồm viện trợ, vay nợ và
chênh lệch xuất, nhập khẩu Mức huy động phải phù hợp với kế hoạch phát
triển KT-XH và đời sống dân cư trong từng thời kỳ Nhà nước thực hiện phân phối NSNN mang tính chất khơng hồn trả trực tiếp, dựa trên quyền lực kinh
tế chính trị của Nhà nước
- Chức năng điều chỉnh và kiểm soát: thê hiện quá trình huy động và sử dụng NSNN phải được thể hiện bằng các văn bản pháp luật, vì vậy phải được theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra chặt chẽ các khoản thu, chỉ NSNN theo
những tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định
Hai chức nang này có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau
Trang 16ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước Tuy nhiên, vai trò của NSNN bao giờ cũng gắn liên với vai trò của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định
- Khai thác, huy động các nguồn Tài chính đâm bảo nhu cầu chỉ của Nhà nước theo mục tiếu của từng giai đoạn
Nhà nước thông qua quyền lực của mình để thu một phân của cải làm ra của xã hội vào NSNN với nhiều hình thức khác nhau, trong đó hình thức
phố biến là thu thuế, phí và lệ phí đây là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước
Nhà nước sử dụng NSNN để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, mua sắm cơ sở vật chất và chỉ phí phục vụ quản lý hành chính của các cơ quan
Nhà nước, công an, quân đội Đông thoi NSNN chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ KT-XH của Nhà nước
- Quản lý, điễu tiết vĩ mô theo mục tiêu của từng giai đoạn cho tăng trưởng kinh tẾ và bù đắp cho những khiếm khuyết của thị trường, kích thích sự tăng trưởng của nên kinh tế
Nguồn thu của NSNN được thu từ mọi lĩnh vực hoạt động, mọi chủ thé
KT-XH; chi của NSNN mang tính chất xã hội rộng lớn mà Nhà nước phải đảm bảo Vì vậy NSNN có vai trò chỉ phối, phân bổ thu nhập, hướng dẫn,
điều chỉnh các hoạt động Tài chính của các chủ thể KT-XH khác
Các chính sách thu NSNN chủ yếu là chính sách thuế đã điều tiết thu
Trang 17Nền kinh tế thị trường vốn có những khuyết tật của nó làm giảm hiệu quả sản xuất và tiêu dùng Thông qua thu, chỉ NSNN, Nhà nước can thiệp để khắc phục những khuyết tật đó Bằng công cụ thuế, NSNN góp phần hướng
dẫn đầu tư, định hướng sản xuất, hạn chế độc quyền Chỉ tiêu NSNN dau tu
vào những công trình kết câu hạ tầng, các lĩnh vực dịch vụ công ích mà các
thành phần kinh tế khác không đầu tư và vào những ngành mũi nhọn, và có
quy mô vốn lớn khai thác được tiềm năng lợi thế của đất nước
-_MSNN có vai trò điều tiết thị trường, giá cả và chống lạm phái
Nên kinh tế hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường có đặc điểm nỗi bật là sự cạnh tranh giữa các nhà doanh nghiệp nhằm đạt được lợi thế trên thị
trường Hai yếu tố cơ bản của thị trường là cung - cầu và giá cả thường xuyên
tác động lẫn nhau và chỉ phối hoạt động của thị trường Sự mất cân đối giữa
cung và cầu gây biến động giá cả trên thị trường Để đảm bảo lợi ích người sản xuất và người tiêu dùng Nhà nước sử dụng NSNN để can thiệp vào thị trường thông qua chính sách tăng hay giảm thuế và điều chỉnh các khoản chỉ của NSNN dưới hình thức tài trợ vốn, trợ giá và sử dụng các quỹ dự trữ Nhà nước về hàng hoá và dự trữ Tài chính Trong quá trình điều chỉnh thị trường
NSNN còn tác động đến sự hoạt động của thị trường tiền tệ, thị trường vốn,
thông qua các chính sách huy động và đầu tư vốn linh hoạt để điều tiết cung, cầu tiên, kiểm soát lạm phát
Những vai trò tích cực nói trên của NSNN chỉ có thé có được nếu sử
Trang 181.1.2 Hệ thông NSNN và phân cấp quản lý NSNN 1.1.2.1 Hệ thông NSNN ở Việt Nam
Hệ thống NSNN tại mỗi quốc gia có khác nhau, tùy theo hệ thống tổ chức hành chính Nhà nước và phân cấp quản lý Ngân sách của từng nước
Hiện nay theo Luật NSNN năm 2002, hệ thống NSNN ở Việt Nam gồm
Ngân sách trung ương và Ngân sách địa phương
- Ngân sách trung ương bao gồm các đơn vị dự toán của cấp này Mỗi
bộ, cơ quan ngang bộ là một đơn vị dự toán của NŠTW
- Ngân sách địa phương bao gồm Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Ngân sách cấp tỉnh); Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Ngân sách cấp huyện) và Ngân sách xã, phường thị trấn (gọi chung là Ngân sách cấp xã)
Trang 19Phân cấp quản lý NSNN giữa Trung ương và các cấp chính quyền địa phương thì phải có sự chuyên giao nguồn Tài chính giữa cấp trên và cấp dưới
nhăm đảm bảo điều kiện vật chất đề thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính
và phân cấp quản lý NSNN để khai thác, phát huy thế mạnh riêng về điều kiện tự nhiên và các nguồn lực của mỗi cấp chính quyền Nhà nước
Phân cấp quản lý NSNN là xác định phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp Ngân sách trong việc quản lý NSNN phân chia các nguôn thu và
nhiệm vụ chi của NSNN cho từng cấp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
cấp đó
- Nội dung phân cấp quản lý NSNN
Nội dung phân cấp quản lý NSNN bao gồm thâm quyền ban hành các
chế độ, chính sách thu, chỉ của NSNN, các nguồn thu từng cấp được hưởng,
nhiệm vụ của từng cấp Ngân sách phải chi, nhiệm vụ, quyên hạn, trách nhiệm của từng cấp chính quyên: Trung ương, tỉnh, huyện và xã
Đề khai thác và quản lý tốt nguồn thu, Luật NSNN đã phân cấp nguồn thu theo các nội dung: Các khoản thu từng cấp Ngân sách được hưởng 100%, còn gọi là nguồn thu cố định, Ngân sách của các cấp chính quyền đều có khoản thu này Đối với cấp chính quyên địa phương thường là nguồn thu phát sinh trên địa bàn, găn với nhiệm vụ quản lý của địa phương Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa các cấp Ngân sách còn gọi là nguồn thu điều tiết hoặc nguồn thu phân chia Thu bố sung từ Ngân sách cấp trên để đảm bảo cân đối cho Ngân sách cấp dưới nghĩa là đảm bảo tổng số thu bằng
Trang 20Quốc hội quyết định số bồ sung cho NSĐP; HĐND cấp trên quyết định số bổ sung cho Ngân sách cấp dưới
Bên cạnh việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chỉ của từng cấp chính quyên phụ thuộc vào đặc điểm, yêu câu phát triển của từng địa phương theo
định hướng chung và phụ thuộc nhiệm vụ quản lý hành chính, KT-XH, an
ninh, quốc phòng mỗi cấp do pháp luật quy định Ngân sách địa phương phải
thực hiện các nhiệm vụ chỉ cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng do dia
phương quản lý, chỉ thường xuyên cho các nhiệm vụ phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh, quốc phòng theo phân cấp cho địa phương chỉ cho bộ máy hành
chính, sự nghiệp thuộc địa phương chỉ trả nợ gốc và lãi đối với các khoản
vay, huy động cho đâu tư theo quy định Nhiệm vụ chỉ của NSĐP được phân
cấp cụ thể thành nhiệm vụ chỉ của các cấp Ngân sách: Ngân sách cấp tỉnh,
Ngân sách cấp huyện, Ngân sách cấp xã
Phân cấp Ngân sách phải được xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp chính quyên trong việc lập, chấp hành và quyết toán Ngân sách; kiểm tra báo cáo quyết toán Ngân sách; thâm quyền quy định các chế độ chính sách thu, chỉ, thời hạn lập xét duyệt, báo cáo HĐND cùng cấp và báo cáo cấp trên Giải quyết tốt các mối quan hệ trong việc quản lý, sử dụng NSNN chính là nội dung phân cấp NSNN
1.1.3 Ngân sách Nhà nước cấp thị xã (huyện) trong hệ thông NSNN
1.1.3.1 Khái niệm NSNN cấp thị xã (huyện)
Theo Bộ Tài chính, thì "Ngân sách thị xã (huyện) là quỹ tiền tệ tập
trung của thị xã (huyện) được hình thành băng các nguồn thu va đảm bảo các khoản chi trong phạm vĩ thị xã ( huyện)”
1.1.3.2 Đặc điểm của NSNN cấp thị xã (huyện)
Trang 21với các tÔ chức, cá nhân trong quá trình phân bố, sử dụng các nguôn lực kinh
tế của thị xã
Chính quyền cấp thị xã là chính quyên trung gian, nối tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) với xã, phường, thị trấn Ngân sách thị xã (huyện) là công cụ quan trọng của chính quyền cấp thị xã trong việc ốn định và phát triển KT-XH trên địa bàn thị xã (huyện) Do đó chính quyền cấp huyện không
chỉ đơn thuần thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh (thành phố) mà còn có những định
hướng riêng phù hợp với tình hình thực tế của thị xã (huyện) trong khuôn khổ
pháp luật Do vậy, cấp thị xã cần có Ngân sách riêng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, nó là công cụ quan trọng của chính quyền cấp thị xã trong việc ôn định và phát triên KT-XH trên địa bàn
Ngân sách thị xã (huyện) phải cân đối theo nguyên tắc tông số thu phải bằng hoặc lớn hơn tổng chỉ; Ngân sách thị xã không có bội chi Ngân sách Vì vậy, trong cơng tác lập dự tốn hàng năm nếu thu không đủ bù chi thường xuyên thì Ngân sách tỉnh (thành phó) bổ sung cân đối
Khi xem xét Ngân sách thị xã (huyện) không thể tách rời khỏi NSNN
cấp trên cũng không được coi Ngân sách thị xã (huyện) là một yếu tố thụ động trong hệ thông Ngân sách mà phải Ngân sách thị xã (huyện) phải gắn liền với hệ thông Ngân sách
1.1.3.3 Vai trò của Ngân sách thị xã (huyện)
Ngân sách thị xã (huyện) có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động KT-XH, an nỉnh, quốc phòng của thị xã Tuy nhiên, vai trò của Ngân sách luôn gắn liền với vai trò của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định
Ngân sách thị xã (huyện) là công cụ quan trọng của chính quyên cấp thi xã trong việc ôn định và phát triển KT-XH trên địa bàn Theo đó, Ngân sách
Trang 22HĐND thị xã quyết định và giao cho UBND thị xã tổ chức chấp hành nhằm thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng của chính quyên cấp thị xã
Có thể xem xét vai trò của Ngân sách thị xã trên một số lĩnh vực sau
đây:
Định hướng phát triển sản xuất, chuyên dịch cơ cấu kinh tế, thúc đây tăng trưởng kinh tế ốn định và bền vững: Vốn Ngân sách là nguồn Tài chính có tính chất chủ đạo trong quá trình vận động của xã hội Thông qua thu Ngân sách chủ yêu là thu thuế, phí, lệ phí vốn được tập trung vào Ngân sách nhằm đáp ứng nhu câu chỉ phát triển KT-XH thông qua các khoản chỉ thường xuyên và chỉ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế; phát triển những ngành lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh; ưu tiên
các ngành mũi nhọn có khả năng cạnh tranh trên thị trường: đây mạnh sản xuất có thế mạnh của thị xã
Ngân sách thị xã với vai trò kiểm tra Ngân sách gắn chặt với quyên lực
Nhà nước, nhất là quyền lực của hệ thống hành chính Nhà nước Nó là một
loại kiếm tra đơn phương theo hệ thống thứ bậc cơ quan quyên lực và cơ quan hành chính Nhà nước các cấp về nghĩa vụ phải thực hiện đối với Ngân sách cũng như việc sử dụng vốn, tiền, tài sản Nhà nước Kiểm tra Ngân sách có vai trò quan trọng góp phần xây dựng một xã hội công băng, dân chủ và văn
minh
Thông qua Ngân sách, kiểm tra quá trình phát triển kinh tế quốc dân, cũng như các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm thúc đấy, phát
hiện, khai thác tiềm năng kinh tế, kiểm tra bảo vệ tài sản quốc gia, tài sản Nhà
nước, chống thất thoát lãng phí, kiếm tra việc chấp hành pháp luật về NSNN,
Trang 231.1.3.4 Nguồn thu và nhiệm vụ chỉ của Ngân sách thị xã (huyện)
- Thu Noán sách thị xã là quá trình tạo lập hình thành Ngân sách thị xã, đóng vai trò quan trọng, quyết định đến việc chỉ Ngân sách thị xã Để dam bảo nguôn thu cho Ngân sách, cần phải có chính sách thu hợp lý hiệu quả, tập hợp các biện pháp, chủ trương nhằm huy động nguôn thu vào cho Ngân sách
về nguon thu, Ngân sách thị xã bao gồm các loại chính sau:
Thứ nhất, các khoản thu phân chia giữa Ngân sách tỉnh, thị xã và xã, phường Theo quy định, các khoản thu này bao gồm: Thuế tiêu thụ đặc biệt: là
khoản thuế gián thu, chỉ thu đối với một số sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà
Nhà nước có chính sách định hướng tiêu dùng thường áp dụng thuế suất cao nhăm điều tiết thu nhập của những cá nhân tiêu dùng các hàng hoá dịch vụ
đặc biệt (trừ mặt hàng bia và xố số kiến thiết) thu từ các DNNN; các DNNN
đã cô phần hoá; các DN có vốn đâu tư nước ngoài Thuế tài nguyên (kế cả tài nguyên rừng) Thu thuế đối với người có thu nhập cao
Thứ hai, các khoản thu Ngân sách thị xã hưởng 100% là thuế môn bài từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh, các khoản thu phí, lệ phí từ hoạt động do các cơ quan cấp thị xã quản lý, thu sự nghiệp tiền cho thuê mặt đất, mặt nước, thu từ bán thanh lý tài sản do cấp thị xã quản lý, thu phạt, thu khác Ngân sách thị xi
Thuế môn bài: là một khoản thu hàng năm từ các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phan kinh tế Tất cả tô chức, cá nhân hoạt
động sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả các chỉ nhánh, cửa hàng, nhà máy,
phân xưởng trực thuộc đơn vị chính) đều thuộc đối tượng nộp thuế môn
bài
Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt
Trang 24thué, phí, lệ phí từ các doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật
Hợp tác xã trên địa bàn các thị xã (trừ thành phô)
Thuế nhà đất: là thuế thu hàng năm đối với nhà ở và đất ở, đất xây
dựng công trình
Thuế chuyển quyển sử dụng đất: là khoản thu phát sinh khi chuyên quyên sử dụng đất từ người này sang người khác
Thu tiền sử dụng đất khi cấp đất ở cho hộ dân cư trên địa bàn thị xã : là
số tiền mà người sử dụng đất (hộ gia đình, cá nhân ) phải nộp để sử dụng thửa đất đó, có nhiều trường hợp được miễn tiền sử dụng đất
Thu khác thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh (trừ các DNNN đã cổ phan hoa)
Lệ phí trước bạ: là một loại lệ phí mà người có tài sản phải nộp khi
đăng ký quyên sở hữu (trừ trước bạ nhà, đất)
Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, tiền thu về thanh lý
tài sản của các cơ quan, đơn vị cấp thị xã quản lý
Thu đóng góp tự nguyện đóng góp Ngân sách theo quy định để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do cấp thị xã quản lý
Các khoản thu khác của Ngân sách thị xã theo quy định của pháp luật:
thu từ bán tài sản thanh lý tài sản, tài sản tịch thu của Nhà nước, thu phạt, thu hồi các khoản chỉ năm trước, các khoản thu khác còn lại
Thứ ba thu bỗ sung từ Ngân sách tỉnh: bố sung cân đối để chỉ thường
xuyên và bồ sung có mục tiêu dé chi cho những mục tiêu cu thê
Thứ tư, thu kết dư Ngân sách thị xã: là chênh lệch giữa tổng số thu
Ngân sách địa phương lớn hơn tông số chỉ Ngân sách địa phương: chỉ Ngân sách bao gôm cả những khoản thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán,
các khoản chỉ chuyển nguồn sang năm sau để thực hiện những nhiệm vụ chỉ
Trang 25(bao gồm cả số dư tam ứng kinh phí hết thời gian chỉnh lý quyết toán chưa đủ chứng từ thanh toán, được cơ quan có thấm quyên cho phép chuyển năm sau thanh toán) Căn cứ nghị quyết phê chuẩn quyết toán của HĐND cấp thị xã để xử lý kết dư Ngân sách thị xã, cơ quan Tài chính có văn bản gửi KBNN đồng cấp để làm thủ tục hạch toán vào thu Ngân sách năm sau theo chế độ quy
định
Thứ năm thu chuyên nguồn Ngân sách thị xã: Là khoản thu từ các khoản chỉ chuyên nguồn : là việc chuyển nguôn kinh phí năm trước sang năm
sau để thực hiện các khoản chi đã được bồ trí trong dự toán năm trước hoặc dự toán bỗ sung nhưng đến hết thời gian chỉnh lý chưa thực hiện hoặc thực
hiện chưa xong được cơ quan có thấm quyên cho tiếp tục thực hiện chỉ vào Ngân sách năm sau và được hạch toán thu chuyên nguồn Ngân sách năm trước sang năm sau
- Chi Ngân sách thị xã là quá trình sử dụng Ngân sách Nó ngược lại hoàn toàn với quá trình thu nhưng lại chịu sự điều phối của quá trình thu Chỉ Ngân sách thị xã là việc Nhà nước cấp thị xã phân phối và sử dụng quỹ Ngân
sách nhằm đảm bảo điều kiện vật chất để duy trì sự hoạt động và thực hiện
các chức năng của Nhà nước, đáp ứng nhu câu đời sống kinh tế, xã hội theo các nguyên tắc nhất định Như vậy, phạm vi chỉ Ngân sách thị xã rất rộng, bao trùm mọi lĩnh vực đời sống liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi đối
tượng, nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy Nhà nước chính quyên cấp thị xã, tăng trưởng kinh té, từng bước mở mang các sự nghiệp văn hóa, xã hội và
đảm bảo an ninh, quốc phòng
Trang 26thị xã quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn thị xã Các khoản chỉ đầu tư phát
triển khác theo quy định của pháp luật
Hai là, chỉ thường xuyên trong các lĩnh vực chủ yếu sau: chỉ sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghè; sự nghiệp y tế; sự nghiệp văn hoá thông tỉn, văn
học nghệ thuật, thể dục thể thao; phát thanh, truyền hình; sự nghiệp môi trường, các sự nghiệp khác do thị xã quán lý; chỉ đảm bảo xã hội; chị phục vụ
công tác an ninh, quốc phòng và chỉ quản lý Nhà nước của các cơ quan hành
chính, chính trị và các tô chức chính trị - xã hội thuộc thị xã, cụ thể một số nhiệm vụ chi như sau:
Chi cho công tác quốc phòng: Tổ chức hội nghị, tập huấn nghiệp vụ và triển khai các nhiệm vụ công tác quốc phòng trên địa bàn thị xã; Các nhiệm
vụ khác của công tác quốc phòng theo quy định của pháp luật
Chi cho công tác an ninh và trật tự, an toàn xã hội địa phương: Tổ chức hội nghị, tập huấn nghiệp vụ và triển khai các nhiệm vụ an ninh trật tự trên địa bàn thị xã; Các nhiệm vụ khác về công tác an ninh, trật tự, an toàn xã hội
theo qui định của Chính phủ
Chi phục vụ quản lý Nhà nước của các cơ quan Nhà nước, cơ quan
Đảng cộng sản Việt Nam, cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam do thị xã quản lý
Chi hỗ trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp cấp thị xã theo quy định của pháp luật
Chị hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thuộc thị xã quản lý
Chi hỗ trợ hoạt động thanh tra nhân dân, Ban đại diện người cao tuổi
theo qui định của pháp luật
Trang 27Ba là, chỉ bỗ sung cho Ngân sách cấp dưới: bố sung cân đối chỉ thường xuyên Ngân sách cấp xã, phường và chỉ bổ sung có mục tiêu để đâu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và chỉ bố sung mục tiêu phục vụ mục tiêu xã hội theo quy định
Bốn là, chỉ chuyên nguồn Ngân sách thị xã: là việc chuyển nguồn kinh
phí năm trước sang năm sau đề thực hiện các khoản chi da duoc bé tri trong
dự toán năm trước hoặc dự toán bổ sung nhưng đến hết thời gian chỉnh lý
chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa xong được cơ quan có thâm quyền cho tiếp tục thực hiện chi vào Ngân sách năm sau
1.2 NOI DUNG QUAN LY NSNN CAP THI XA (HUYỆN)
Ngân sách thị xã (huyện) thuộc về chính quyên cấp thị xã (huyện) nó thể hiện tiềm lực Tài chính của chính quyên cấp thị xã Tiềm lực đó phải được tương xứng với nền kinh tế của thị xã, phải đủ lớn mạnh để có thé đáp ứng
được các nhiệm vụ chi phục vụ việc ồn định chính trị, phát triển KT-XH của thị xã Vậy làm cách nào có thé tao dựng Ngân sách thị xã đủ lớn, mạnh để
đáp ứng các yêu câu trên Vì vậy, phải không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý Ngân sách thị xã
Quan ly NSNN thị xã (huyện) là quán lý toàn bộ các khoản thu, chì NSNN cấp thị xã hàng năm qua các khâu: Lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và kiểm tra, thanh tra NSNN thị xã (huyện)
1.2.1 Cơng tác lập dự tốn NSNN thị xã (huyện)
Lập dự toán là khâu đầu tiên của chu trình quản lý NSNN, quyết định nhiệm vụ và quy mô thu, chi Ngân sách trong một năm của Ngân sách thị xã
cũng như của một đơn vị dự toán thị xã Lập dự toán quyết định chất lượng
Trang 28tiêu xác định, được HĐND thị xã phê chuan, UBND thi x4 quyét dinh 1a can
cứ đề thực hiện thu, chỉ NSNN thị xã
Dự toán Ngân sách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc triển khai
thực hiện thu, chi NSNN hàng năm Đề đảm bảo cho các mục tiêu phát triển KT-XH và các chính sách, chế độ của Nhà nước được thực hiện và đạt hiệu
quả cao, đòi hỏi dự toán Ngân sách thị xã dược xây dựng hàng năm phải khoa
học, chính xác, sát với thực tế và đúng chính sách chế độ của Nhà nước
Thông qua việc lập dự toán Ngân sách để tính khả năng và nhu cầu về kinh tế, Tài chính của thị xã trong từng năm, từng giai đoạn từ đó phát huy được những thế mạnh và hạn chế đến mức thấp nhất những khó khăn, trở ngại
Lập dự toán Ngân sách phải đảm bảo: Dự toán Ngân sách phải tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chỉ và theo cơ cấu giữa chỉ thường xuyên, chỉ đầu tư phát triển Đúng yêu câu, nội dung, biểu mẫu và thời hạn theo quy định tại Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính và Thông tư
hướng dẫn về yêu cầu nội dung và thời hạn lập dự toán NSNN hàng năm của
Bộ Tài chính và phải kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở căn cứ tính toán Dự toán Ngân sách thị xã phải bảo đảm cân đối theo nguyên tắc: thu bằng chỉ, nếu thu thấp hơn chỉ thì Ngân sách Tỉnh sẽ bố sung cân đối
Quy trình lập dự toán NSNN cấp thị xã: Vào tháng 6 hàng năm, Thủ
tướng Chính phủ quyết định lập kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán
NSNN năm sau, trên cơ sở đó Bộ Tài chính hướng dẫn về yêu cầu, nội dung,
thời hạn lập và thông báo số kiểm tra đối với các ngành, địa phương để lập dự toán từ cơ SỞ
Đối với năm đâu của thời kỳ ỗn định Ngân sách, cơ quan Tài chính chủ trì phối hợp với cơ quan thuế tổ chức làm việc với UBND các xã, phường các
cơ quan, đơn vị dự toán Ngân sách thị xã về dự toán Ngân sách; cơ quan Tài
Trang 29đúng chế độ tiêu chuẩn, chưa hop lý, chưa tiết kiệm, chưa phù hợp với khả năng Ngân sách và định hướng phát triển KT-XH của thị xã
Đối với các năm tiếp theo của thời kỳ ốn định, cơ quan Tài chính chỉ
làm việc khi UBND các xã, phường khi có đề nghị; trong quá trình làm việc nếu có ý kiến khác nhau giữa cơ quan Tài chính với các cơ quan cùng cấp và chính quyền cấp dưới, cơ quan Tài chính phải báo cáo UBND thị xã quyết
định
Cơ quan Tài chính chủ trì phối hợp với cơ quan thuế và các cơ quan liên quan cùng cấp trong việc tống hợp, lập dự toán Ngân sách theo lĩnh vực ở cấp mình Đề xuất các phương án cân đối Ngân sách và các biện pháp nhằm thực hiện chính sách tăng thu, tiết kiệm chỉ Ngân sách
Quyết định, phân bổ, giao dự toán NSNN thị xã : Sau khi nhận được
quyết định giao nhiệm vụ thu, chỉ Ngân sách của UBND tỉnh; UBND thị xã trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán thu, chỉ Ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán Ngân sách cấp mình chậm nhất là 10 ngày kế từ ngày HĐND ban hành Nghị quyết
Căn cứ Nghị quyết của HĐND thị xã, UBND thị xã quyết định giao
nhiệm vụ thu, chi Ngân sách chi từng cơ quan, đơn vị trực thuộc thị xã và
øỉao nhiệm vụ thu, chỉ và mức bỗ sung Ngân sách cho từng xã, phường trước ngày 31 tháng 12 hàng năm Chậm nhất 5 ngày sau khi HĐND quyết định dự
toán Ngân sách hoặc dự toán Ngân sách điều chỉnh, UBND thị xã có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh và Sở Tài chính
Trang 301.2.2 Công tác chấp hành dự toán NSNN thị xã (huyện)
Chấp hành Ngân sách là một trong các khâu của chu trình Ngân sách Chấp hành Ngân sách là quá trình sử dụng tống hợp các biện pháp kinh tế - tài chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chỉ trong dự toán Ngân sách hàng năm của
thị xã thành hiện thực
Mục tiêu của chấp hành dự toán là trên cơ sở không ngừng bồi dưỡng
phát triển nguồn thu, tìm mọi biện pháp động viên khai thác, đảm bảo đạt và
vượt kế hoạch do UBND tỉnh, nghị quyết HĐND thị xã giao, đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của chính quyên cấp thị xã đã hoạch định trong dự toán chi và đảm
bao chi day đủ, kịp thời phục vụ cho hoạt động của bộ máy Nhà nước và thực hiện các chương trình KT-XH đã được hoạch định trong năm kế hoạch sao
cho tiết kiệm và đạt hiệu quả
Sau khi Ngân sách được phê chuẩn và năm Ngân sách bắt đầu thì việc thực hiện Ngân sách được triển khai Nội dung của quá trình này là tô chức thu NSNN và bố trí cấp phát kinh phí của NSNN cho các nhu câu đã được phê chuẩn Nhiệm vụ chấp hành Ngân sách thuộc về tất cả các pháp nhân và
thể nhân, mà người điều hành là UBND thị xã, Phòng Tài chính — Kế hoạch là
cơ quan tham mưu có vị trí quan trọng giúp UBND thị xã cụ thể hóa các nội dung trên
Đối với công tác chấp hành dự toán thu Ngân sách : Các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp đây đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào Ngân sách theo quy định của pháp luật Trường hợp chậm nộp mà không được phép sẽ bị cưỡng chế thu nộp theo quy định của các luật,
pháp lệnh thuế và quy định tại Điều 46 của Nghị định số 60/2003/NĐÐ - CP
Trang 31Toàn bộ các khoản thu của Ngân sách phải nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước, trừ một số khoản cơ quan thu có thể thu trực tiếp song phải định kỳ nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Trong năm các cơ quan thu (Chi cục Thuế, Phòng Tài chính — Ké hoạch, UBND các xã, phường và các đơn vị sự nghiệp .) không ngừng phát triển nguồn thu, tìm mọi biện pháp khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu sao cho
đạt và vượt tỷ lệ theo dự toán được HĐND) thị xã phê chuẩn Các cơ quan thu
xây dựng dự toán theo quý, năm; đồng thời lập bộ thu, tính mức thu và ra thông báo thu Quản lý, đôn đốc các đối tượng nộp tiền theo đúng chế độ quy định và nộp đây đủ, kịp thời các khoản thu vào Ngân sách hoặc tài khoản tiền gửi qua xác nhận của KBNN
Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp Ngân sách: kê khai đây đủ các khoản nộp theo đúng chế độ và chấp hành nghiêm thông báo nộp Ngân sách của cơ quan thu; có quyền khiếu nại về việc cơ quan thuế ra thông báo thu và xử lý
thu không đúng chế độ quy định
Đối với công tác chấp hành dự toán chỉ Ngân sách: Căn cứ vào dự toán
chi Ngân sách hàng năm được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chỉ của don vi theo dung chế độ tiêu chuẩn, định mức, cơ quan Tài chính và KBNN
thực hiện chỉ trả, thanh toán các khoản chỉ Ngân sách theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ KBNN cho người hưởng lương, người cung cấp hàng hóa,
dịch vụ và người nhận thầu (gọi chung là đối tượng thụ hưởng)
Chấp hành dự toán chỉ nhằm đảm bảo day đủ, kịp thời nguồn kinh phí
của Ngân sách cho hoạt động của bộ máy Nhà nước về thực hiện các chương trình KT-XH đã được hoạch định trong năm kế hoạch Thực hiện thơng báo
dự tốn chi thường xuyên va cấp phát kinh phí chỉ đầu tư xây dựng cơ bản
trên cơ sở các định mức tiêu chuẩn, dung kế hoạch được duyệt
Trang 32UBND thị xã thực hiện quyền phân bố và giao dự toán chỉ tiết theo bốn nhóm mục chỉ thanh toán cá nhân, chỉ chuyên môn nghiệp vụ chỉ mua sắm sữa chữa và chỉ thường xuyên khác cho các đơn vị dự toán cấp dưới và cũng là cơ sở cho KBNN thực hiện kiểm soát chỉ theo quy định Phòng Tài chính- Kế hoạch có trách nhiệm thấm định phương án phân bố của đơn vị dự toán
cấp I
Don vi du toan thuc hién quyền của mình đối với dự toán Ngân sách
được cấp có thấm quyền giao: Căn cứ chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định
mức, các đơn vị tô chức thực hiện dự toán Ngân sách được giao cả năm và tự
phân chia nhu cầu chỉ theo quý tháng theo bốn nhóm mục để đảm bảo tiễn độ
công việc của đơn vị Phòng Tài chính — Ké hoạch lập kế hoạch điều hành
Ngân sách theo quý để chủ động bố trí nguồn vốn thanh toán và điều hành Ngân sách trong quý cũng như cả năm
Nội dung và trách nhiệm tham mưu điều hành Ngân sách : Cụ thê hóa
dự toán cả năm Ngân sách do HĐND thị xã giao làm cơ sở cho cơ quan thuế,
phòng Tài chính-Kế hoạch, KBNN tô chức thực hiện điều hành Ngân sách
Trên cơ sở dự toán Ngân sách được cơ quan Nhà nước có thâm quyên
giao, Chi cục Thuế thị xã thực hiện thu, KBNN thực hiện kiểm soát chỉ thanh toán theo đề nghị của đơn vị dự toán theo chế độ quy định Căn cứ vào dự toán NSNN được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ thủ trưởng đơn vị sử
dụng Ngân sách ra quyết định chuẩn chỉ gửi KBNN, KBNN kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cân thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chỉ
Ngân sách khi có đủ các điều kiện (theo quy định của khoản 2 điều 5 Luật
NSNN theo phương thức thanh toán trực tiếp) KBNN nơi giao dịch căn cứ
vào hồ sơ thanh toán, thực hiện chỉ trả thanh toán trên cơ sở đủ các điều kiện
Trang 33thấm quyền; đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức do cấp có thấm quyền quy
định và được thủ trưởng đơn vị sử dụng Ngân sách hoặc người được uy quyền
quyết định chỉ Ngoài ra, trong trường hợp sử dụng NSNN để đâu tư XDCB, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc tùy theo giá trị, quy mô mà áp dụng theo văn bản chỉ đầu tư XDCB và chỉ mua sắm đúng theo các quy định
hiện hành
Trong trường hợp chưa có đủ điều kiện để thanh toán trực tiếp qua KBNN thì được phép cấp tạm ứng đối với một số khoản chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Sau khi hoàn thành công việc và có đủ chứng từ thanh toán thì chuyển tạm ứng thành thực chỉ theo quy định
Các chứng từ rút dự toán băng hình thức tạm ứng hoặc thực chi :
+ Giấy rút dự toán NSNN băng tién mat/chuyén khoản (tạm ứng/thực
chị)
+ Bảng kê chứng từ thanh toán
+ Chứng từ gốc và chứng từ kế toán (nếu là thực chỉ)
Cấp kinh phí băng lệnh chỉ tiền: Các khoản chỉ không thường xuyên
mà NSNN cấp cho đơn vị sử dụng Ngân sách như: Kinh phí tỉnh giảm biên
chế, kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất các khoản chỉ bổ sung cho Ngân
sách cấp dưới, chỉ trả nợ, viện trợ và một số khoản chi đặc biệt khác theo
quyết định của Thủ trưởng và cơ quan Tài chính, quy trình cấp như sau: Căn
cứ vào dự toán Ngân sách được duyệt và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chỉ, cơ
quan Tài chính xem xét, kiểm tra yêu cầu chỉ và nếu đảm bảo đủ các điều kiện
thanh toán theo quy định thì ra lệnh chi trả cho đơn vị; KBNN thực hiện xuất
quỹ Ngân sách theo lệnh của cơ quan Tài chính chuyền tiền vào tài khoản tiền gửi của đơn vị thụ hưởng
Đối với các khoản chỉ để lại quản lý sử dụng qua NSNN như các khoản
Trang 34định, hàng năm đơn vị căn cứ vào số thu phí, lệ phí đã sử dụng, báo cáo co quan Tài chính cùng cấp để kiểm tra, làm thủ tục ghi thu NSNN và ghi chỉ
cho don vi
1.2.3 Công tác quyết toán NSNN thị xã (huyện)
Quyết toán Ngân sách là tổng kết quá trình thực hiện dự toán Ngân
sách nhằm đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động của một năm Ngân sách từ đó
rút ra ưu, nhược điểm và bài học kinh nghiệm cần thiết trong việc quản lý Ngân sách thị xã cho những năm tiếp theo
Quyết toán NSNN thị xã nhằm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ
của UBND thị xã và các cơ quan tham mưu điều hành Ngân sách trong năm
so với dự toán được UBND Tỉnh và HĐND) thị xã giao
Sau khi kết thúc công tác khóa số kế toán cuối ngày 31 tháng 12, số liệu trên số sách kế toán của đơn vị phải bảo đảm cân đối và khớp đúng với chứng từ thu, chỉ Ngân sách của đơn vị và số liệu của cơ quan Tài chính,
KBNN về tong số và chỉ tiết; trên cơ sở đó đơn vị dự toán tiễn hành lập báo
cáo quyết toán năm
Phòng Tài chính — Kế hoạch thị xã có trách nhiệm chỉ đạo cơng tác kế
tốn Ngân sách thuộc phạm vỉ quản lý, tổng hợp và lập báo cáo quyết toán thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn, chi Ngân sách địa phương do thị xã quản lý
theo Luật
Trang 35Phòng Tài chính — Ké hoạch thị xã có trách nhiệm thấm định quyết toán thu, chỉ Ngân sách xã, phường ; lập quyết toán thu, chỉ Ngân sách thị xã; tổng hợp, lập báo cáo thu NSNN trên địa bàn thị xã và quyết toán thu, chỉ Ngân sách thị xã bao gồm quyết toán thu, chỉ Ngân sách cấp thị xã và quyết toán thu, chỉ Ngân sách cấp xã, phường trình UBND thị xã xem xét gửi Sở
Tài chính, đồng thời trình HĐND thị xã phê chuẩn Trường hợp báo cáo quyết
toán năm của thị xã do HĐND thị xã phê chuẩn có thay đổi so với báo cáo quyết toán năm do UBND thị xã đã gửi Sở Tài chính thì UBND thị xã báo cáo
bồ sung, gửi Sở Tài chính
Sau khi HĐND thị xã phê chuẩn, trong phạm vi 5 ngày, Phòng Tài chính — Kế hoạch thị xã gửi báo cáo quyết toán đến các cơ quan : 01 bản gửi
HĐND thị xã; 01 bản gửi UBND thị xã; 01 bán gửi Sở Tài chính; 01 bản lưu tại Phòng Tài chính —- Kế hoạch thị xã Đồng thời, gửi KBNN thị xã Nghị
quyết phê chuẩn quyết toán Ngân sách của HĐND thị xã
Hiệu quả quản lý Ngân sách thị xã chính là kết quả sự tác động của các cơ quan trong bộ máy của chính quyên đối với công tác quản lý thu, chỉ Ngân sách của thị xã Sự tác động đó phải đảm bảo nhanh nhạy, kịp thời, đúng chế
độ chính sách và đúng định hướng phát triển KT-XH
Trong bộ máy chính quyên thì cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc nào muốn thực hiện có kết quả tốt cũng đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và những người quản lý tô chức thực hiện phải có năng lực, tâm huyết và đạo đức nghề nghiệp
Trong lĩnh vực quản lý tài chính càng đòi hỏi phải có một đội ngũ cán
bộ tính thông nghiệp vụ, am hiểu tình hình KT-XH của địa phương, chủ trì
Trang 361.2.4 Công tác thanh tra, kiếm tra NSNN thị xã (huyện)
Mục đích của việc thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát là nhằm
phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vị vị phạm pháp luật, phát hiện tham những lãng phí, phát hiện những kẽ hở trong cơ chế quản lý chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thâm quyền để có biện pháp khắc phục, phát huy các nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước, báo vệ lợi ích hợp pháp cua Nhà nước, của các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế và các cá nhân Đây là nhân tố có tác động và ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả của công tác quản lý Ngân sách
Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực tài chính của các cơ quan, đơn vị dự toán Ngân sách thị xã và UBND
các xã, phường được Phòng Tài chính — Kế hoạch thực hiện thông qua việc
kiểm tra báo cáo quyết toán Ngân sách hàng năm theo quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn xét duyệt, thấm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn
vi su nghiép, tô chức được Ngân sách hỗ trợ và Ngân sách các cấp hoặc do
Thanh tra Nhà nước tổ chức thanh tra theo chuyên đề hàng năm hoặc thanh
tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm Nếu phát hiện sai phạm thì lập biên bản
các hành vi vi phạm hành chính, xử lý theo thắm quyên, hoặc kiến nghị các cơ quan Nhà nước có thấm quyên xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính đồng thời kiến nghị các cơ quan Nhà nước có thấm quyên sửa đổi, bồ sung hoặc ban hành các văn bản qui phạm pháp luật phù hợp với quy định
của pháp luật và yêu cầu quản lý Nhà nước vẻ lĩnh vực tài chính
Hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính phải tuân thủ theo pháp luật,
đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời,
Trang 37đối tượng thanh tra, kiểm tra Nội dung thanh tra, kiểm tra là kiểm soát kế
toán và kiểm tra tuân thủ các chế độ chính sách, cụ thể:
- Kiểm tra nội dung chỉ, chứng từ chỉ đúng quy định, kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ và kiểm tra việc lưu trữ chứng từ đầy đủ các hồ sơ
sốc có liên quan để tiện việc kiểm tra, đối chiếu, kế thừa thông tin; thực hiện
kiểm tra chứng từ theo trình tự thời gian, sau đó kiểm tra chứng từ chỉ phục
vụ cho một nội dung công việc nào đó từ lúc tạm ứng, đến lúc hoản thành
cơng việc và thanh tốn
- Kiểm tra biểu mẫu, số sách kế toán về số lượng và số liệu đúng theo các văn bán quy định hiện hành
- Kiểm tra việc tuân thủ hạch toán kế toán và mục lục Ngân sách, xem xét đơn vị hạch toán kịp thời, đúng tính chất của tài khoản và nội dung chi
theo quy định, xác định mục chi Ngân sách cho từng nội dung công việc đúng tính chất
- Kiểm tra nguồn kinh phí đơn vị sử dụng, quyết toán, trên cơ sở dự
toán chi từ Ngân sách và nguồn thu thực tế đơn vị được để lại sử dụng, số liệu
chỉ không được vượt quá nguôn của hai nội dung trên
- Kiếm tra tính tuân thủ tiêu chuẩn, định mức chỉ của chế độ Tài chính hiện hành, tùy theo tính chất của từng khoán chi mà kiểm tra việc tuân thủ
mức chỉ, tiêu chuẩn định mức tương ứng
Sau khi kết thúc thanh tra, kiểm tra các cơ quan chức năng theo dõi đôn
đốc kiểm tra các cơ quan, tô chức và cá nhân thực hiện kết luận, kiến nghị
theo nội dung biên bản, các quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra
Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý NSNN thị xã do cơ quan quản lý Nhà nước cấp thị xã như: HĐND, UBND, Thanh tra Nhà nước,
Phòng Tài chính — Kế hoạch thị xã và KBNN cấp thị xã có trách nhiệm kiểm
Trang 38Cơ quan kiêm toán Nhà nước là cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện việc kiểm toán, xác định tính đúng đăn, hợp pháp của các số liệu, báo cáo quyết toán của các cơ quan Nhà nước theo quy định của Chính phủ
1.3 CAC NHAN TO ANH HUONG DEN CONG TAC QUAN LY NSNN THỊ XÃ (HUYỆN)
Ngân sách Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước nói chung và thị xã nói riêng Cần hiểu rằng, vai trò của NSNN luôn gắn liền với vai trò của Nhà nước theo từng giai đoạn nhất định Đối với nền kinh tế thị trường,
NSNN đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nên kinh tế, xã hội
Bên cạnh đó công tác quán lý NSNN thị xã chịu tác động của một số nhân tố
1.3.1 Cơ chế quản lý Tài chính
Cơ chế quản lý nói chung là tông thể phương pháp, hình thức tác động
lên một hệ thống liên kết phối hợp hành động giữa các thành viên trong hệ
thống nhăm đạt mục tiêu của quản lý trong một giai đoạn nhất định Cơ chế quản lý Tài chính bao gồm những nội dung chủ yếu như: Hệ thống các văn bản về chính sách pháp quy tài chính, các hình thức, phương pháp tạo lập và sử dụng quỹ tiên tệ, phân phối các nguồn tài chính
Tác động của cơ chế tài chính đến công tác quản lý Ngân sách được thể hiện: Cơ chế quản lý tài chính tạo hành lang pháp lý giúp cho quá trình hình
thành, tạo lập sử dụng các nguôn lực tài chính phục vụ tất cả các lĩnh vực
Trang 39tô chức bộ máy, đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho bộ máy đó hoàn thành tốt nhiệm vụ
1.3.2 Phân cấp quản lý Ngân sách trong hé thong NSNN
Phân cấp quản lý NSNN là xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền Nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu, chỉ của Ngân sách Phân cấp quản lý NSNN là cách tốt nhất để
gan các hoạt động của NSNN với các hoạt động KT-XH ở từng dia phương một cách cụ thể nhằm tạo và nâng cao tính tự chủ của từng địa phương với
mục tiêu tập trung đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách, đúng chế độ các nguồn tài chính quốc gia và phân phối, sử dụng công bằng, hợp lý, tiết kiệm, có hiệu
quả cao phục vụ các mục tiêu được hoạch định phù hợp từng địa phương
Phân cấp là phân định nhiệm vụ thu, chỉ giữa các cấp Ngân sách góp phân khuyến khích chính quyên cấp thị xã và xã, phường thường xuyên quan tâm đến việc chăm lo bồi dưỡng, khai thác triệt để các nguồn thu để đáp ứng
một cách tốt nhất nhiệm vụ phát trién KT-XH của địa phương, đồng thời
phan dau giảm dần sự hỗ trợ của Ngân sách cấp trên, góp phân giảm bội chỉ
NSNN, day lùi lạm phát và các hiện tượng tiêu cực khác
Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ cần đảm bảo bằng nguồn tài
chính nhất định mà các nhiệm vụ đó mỗi cấp trực tiếp đề xuất và bố trí chỉ
tiêu sẽ có hiệu quả hơn là sự áp đặt từ trên xuống nhằm khuyến khích chính
quyên các cấp phát huy tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của địa phương mình trong phát triển KT-XH trên địa bàn
Phân cấp quản lý Ngân sách đúng đắn và hợp lý không chỉ tăng được
tính chủ động tự chủ của địa phương, đảm bảo tài chính cho việc duy trì, phát
Trang 40nước, cho phép quản lý và kế hoạch tốt hơn, điều chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như mối quan hệ giữa các cấp Ngân sách được tốt hơn 1.3.3 Nhận thức của địa phương về tầm quan trọng và trách nhiệm trong công tác quản lý NSNN thị xã (huyện)
Đề tham gia chỉ đạo điều hành và quản lý Ngân sách, lãnh đạo địa phương phải nắm vững các yêu cầu và nguyên tắc quản lý NSNN, hiểu rõ nguôn gốc của Ngân sách thị xã (huyện) và tại sao Ngân sách thị xã (huyện) phải được quản lý đầy đủ, toàn diện ở tất cả các khâu: Lập dự toán Ngân sách, chấp hành, quyết toán Ngân sách và kiểm tra, thanh tra Ngân sách
Lãnh đạo địa phương phải năm vững vai trò đặc điểm của Ngân sách địa phương mình Đặc biệt là ảnh hưởng của các nhân tố như các chính sách vĩ mô vẻ tài chính tiền tệ, ảnh hưởng của kinh tế thị trường các nhân tố và ảnh hưởng đến nguôn thu Ngân sách, đối tượng thu Ngân sách Nhà nước, yêu cầu của Nhà nước về đảm bảo chỉ Ngân sách, các đối tượng được thụ hưởng
từ Ngân sách Điều đó đòi hỏi lãnh đạo cấp thị xã phải tự tìm ra những giải
pháp phù hợp sử dụng những công cụ, chính sách tài chính tác động một cách
linh hoạt, sắc bén để quản lý NSNN trên địa bàn thị xã đảm bảo tiết kiệm,
hiệu quả, sử dụng Ngân sách đúng mục đích, đầu tư có hiệu quả đáp ứng nhu cầu thực tế của nhân dân địa phương
1.3.4 Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý cấp thị xã Có thế nói quản lý là sản phẩm của con người, do con người tạo ra
nhằm hướng hoạt động đến mục tiêu định sẵn, cũng chính con người là nhân
tố trung tâm của quản lý, vì vậy con người quyết định sự thành công cũng như quyết định công tác quản lý Trình độ của bộ máy quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến việc đề ra biện pháp quản lý Như vậy, không ai khác chính là con người
được giao nhiệm vụ quản lý, được trang bị kiến thức quan lý tiên tiến sẽ là