Bảo hiểm y tế BHYT là phạm trù kinh tế tất yếu của xã hội phát triển, đóng vai trò quan trọng không những đối với người tham gia bảo hiểm, các cơ sở y tế, mà còn là nhân tố quan trọng tr
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sức khoẻ là vốn quý của mỗi con người là một trong những điều cơ bản
để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ Tổ quốc Bảo vệ sức khoẻ và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo trực tiếp đảm nhận nguồn lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước
Trong nhiều năm qua, công cuộc đổi mới toàn diện của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến các vấn
đề xã hội với mục tiêu xuyên suốt từ chủ trương, chính sách đến các hoạt động cụ thể Bảo hiểm y tế (BHYT) là phạm trù kinh tế tất yếu của xã hội phát triển, đóng vai trò quan trọng không những đối với người tham gia bảo hiểm, các cơ sở y tế, mà còn là nhân tố quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác y tế nhằm huy động nguồn tài chính ổn định, phát triển đa dạng các thành phần tham gia khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân BHYT được thể hiện một số vai trò sau đây:
Thứ nhất, BHYT là nguồn hỗ trợ tài chính cho những người tham gia
khi bị ốm đau, bệnh tật, giúp họ giải toả được gánh nặng nay bằng việc chia
sẻ rủi ro, lấy số đông bù số ít
Thứ hai, BHYT là một trong những nguồn cung cấp tài chính ổn
định cho cơ sở y tế
Thứ ba, BHYT góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xã
hội hoá lĩnh vực y tế
Thứ tư, BHYT góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong
chăm sóc sức khoẻ nhân dân, thể hiện rõ tính nhân đạo, cộng đồng xã hội sâu sắc
Trang 2Với những vai trò trên của BHYT, việc mở rộng BHYT là một trong những giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo an sinh xã hội, phát triển xã hội hoá y
tế, xây dựng nền y tế theo hướng công bằng và hiệu quả [1]
Mục tiêu chăm sóc sức khỏe của Bảo hiểm xã hội nói chung là sự huy động đóng góp của các cá nhân và Nhà nước để hỗ trợ cho các dịch vụ y tế, chia sẻ gánh nặng cho tài chính y tế, giảm gánh nặng chi phí điều trị Bảo
hiểm y tế tự nguyện nói riêng được thực hiện dựa trên nguyên tắc “Cộng đồng cùng chia sẻ rủi ro”
Ngày 15 tháng 8 năm 1992 chính sách Bảo hiểm y tế ra đời ở Việt Nam theo Nghị định số 299/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Trải qua 20 năm thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế đã khẳng định tính đúng đắn chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, phù hợp với tiến trình đổi mới đất nước Bảo hiểm y tế còn góp phần đảm bảo sự công bằng trong khám chữa bệnh; lao động, sử dụng lao động, nông dân,… ngày càng được chấp nhận đầy đủ hơn về sự cần thiết của bảo hiểm y tế cũng như trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội Đông đảo người lao động, người nghỉ hưu, mất sức, đối tượng hưởng chính sách xã hội và một bộ phận người nghèo yên tâm hơn khi
ốm đau đã có chỗ dựa khá tin cậy là bảo hiểm y tế
Chính sách tam nông (Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn) của Đảng
và Nhà nước là chủ trương lớn quan tâm tới khu vực hiện đang chiếm phần lớn dân số và lao động đang sinh sống và hoạt động Chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu cách mạng Việt Nam
Nông dân là người có thu nhập thấp trong xã hội chiếm hơn 70% trong nông thôn hiện nay nhưng khi đi chữa bệnh thì nguồn tài chính hạn chế nên việc khám chữa bệnh và điều trị là rất khó khăn, chỉ có một số nông dân là có thẻ BHYT (khoảng 15% nông dân tham gia), số còn lại (khoảng 85%) còn
Trang 3phải trả toàn bộ số tiền viện phí khi đi khám chữa bệnh như: tiền khám, thuốc, vật tư y tế, tiền gường, máu, các chế phẩm từ máu và các dịch vụ khác, so với thu nhập của nông dân thường quá tải [10]
Thực trạng bảo hiểm y tế tự nguyện như thế nào? Trong đó, bảo hiểm y
tế tự nguyện nông dân ra sao? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới việc sẵn lòng tham gia mua bảo hiểm y tế tự nguyện của nông dân trong thị xã? Giải pháp nào nhằm tăng cường tỷ lệ nông dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện? Để giải quyết thỏa đáng những câu hỏi đã nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Giải pháp góp phần đẩy mạnh thực hiện chương trình bảo hiểm y tế tự
nguyện của nông dân Thị xã Tam Điệp - Tỉnh Ninh Bình”
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở xác định nhu cầu bảo hiểm y tế tự nguyện của nông dân trên địa bàn nghiên cứu, luận văn sẽ đề ra các giải pháp nhằm tăng cường thu hút nông dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện trên địa bàn thị xã Tam Điệp - tỉnh Ninh Bình
- Chỉ ra được các nhân ảnh hưởng tới sự sẵn lòng tham gia bảo hiểm y
tế tự nguyện của nông dân trên địa bàn;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút nông dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện;
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 4- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là tình hình và kết quả triền khai chương trình bảo hiểm y tế tự nguyện cho nông dân trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
- Đối tượng khảo sát của Luận văn là các hộ gia đình nông dân trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu nhu cầu và những
nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của nông dân trên địa bàn nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại các xã
thuần nông của thị xã, đó là các xã Quang Sơn, Yên Sơn và Yên Bình
- Phạm vi về thời gian: Đề tài điều tra, thu thập tài liệu có liên quan đến
nội dung nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2011 Số liệu khảo sát thực tiễn được tiến hành vào thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2012
4 Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo hiểm y tế tự nguyện cho nông dân
- Thực trạng và kết quả triển khai chương trình bảo hiểm y tế tự nguyện đối với nông dân thị xã Tam Điệp
- Các nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của nông dân trên địa bàn nghiên cứu
- Các giải pháp đẩy mạnh chương trình bảo hiểm y tế tự nguyện đối với nông dân tại thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
Trang 5Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Các khái niệm, quan điểm liên quan đến bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
1.1.1.1.Khái niệm và bản chất bảo hiểm
* Khái niệm về bảo hiểm:
“Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo hiểm cam kết bồi thường (theo quy định thống nhất) cho người tham gia bảo hiểm trong từng trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm với điều kiện người tham gia phải nộp một khoản phí cho chính anh ta hoặc cho người thứ ba” [7]
Điều này có nghĩa là người tham gia chuyển giao rủi ro cho người bảo hiểm bằng cách nộp các khoản phí để hình thành quỹ dự trữ Khi người tham gia gặp rủi ro dẫn đến tổn thất, người tham gia bảo hiểm lấy quỹ dự trữ cấp hoặc bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia
Mục đích chủ yếu của bảo hiểm là góp phần ổn định kinh tế cho người tham gia từ đó khôi phục và phát triển sản xuất, đời sống, đồng thời tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế và xã hội của đất nước
* Bản chất của bảo hiểm
Thực chất của bảo hiểm là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm trong nước giữa những người tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh tại nạn, rủi ro bất ngờ xảy ra tổn thất đối với người tham gia bảo hiểm
Hoạt động bảo hiểm dựa trên nguyên tắc “Số đông bù số ít” Nguyên
tắc này được quán triệt trong quá trình lập quỹ dự trù bảo hiểm cũng như trong quá trình phân phối bồi thường, quá trình phân tán rủi ro
Trang 6Hoạt động bảo hiểm còn liên kết, gắn bó các thành viên trong xã hội cùng vì lợi ích chung của cộng đồng, vì sự ổn định, sự phồn vinh của đất nước
“Số đông bù số ít” cũng thể hiện tính tương trợ, tính xã hội và nhân văn sâu
sắc của xã hội trước rủi ro của mỗi thành viên [8]
1.1.1.2 Khái niệm, quan điểm về bảo hiểm xã hội (BHXH)
Qua khái niệm về BHXH, ta thấy nổi lên hai điểm:
- BHXH được thực hiện theo quy định của pháp luật, nếu trước kia BHXH được hình thành một cách tự phát, thì sau này sự tự phát đó đã được thay thế bằng những chính sách, những quy định cụ thể của mỗi nước Những chính sách, những quy định này tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội và chính trị của mỗi nước ở từng thời kỳ
- Nguồn tài chính để thực hiện BHXH là sự đóng góp bắt buộc của người được bảo hiểm, người sử dụng lao động và sự bảo trợ của Nhà nước Các nguồn hình thành này là hết sức quan trọng, nếu sự đóng góp bắt buộc của người lao động và chủ sử dụng lao động tạo nên quỹ BHXH thì sự bảo trợ của Nhà nước trong các trường hợp tỷ lệ lạm phát lên cao, sức mua của đồng tiền bị giảm sút cũng không kém phần quan trọng để bảo toàn quỹ
1.1.1.3 Khái niệm, quan điểm về bảo hiểm y tế (BHYT)
* Khái niệm:
Theo Điều 2, Luật Bảo hiểm y tế :
Trang 7“Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này”
- Bảo hiểm y tế bắt buộc là hình thức bảo hiểm y tế được thực hiện trên
cơ sở bắt buộc của người tham gia
- Bảo hiểm y tế tự nguyện là hình thức bảo hiểm y tế được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người tham gia
- Người bệnh bảo hiểm y tế là người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế bắt buộc hoặc tự nguyện, khi khám, chữa bệnh được hưởng chế độ khám, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo quy định của cơ quan có thẩm quyền
* Một số nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm y tế
+ Quy luật số đông:
- Thông qua quy luật số đông, với việc thực hiện nghiên cứu trên một mẫu đủ lớn có thể tính toán được xác suất tương đối chính xác khả năng xảy
ra trong thực thế của một biến cố
- Do vậy, quy luật số đông là cơ sở khoa học quan trọng của hoạt động bảo hiểm Quy luật này giúp cơ quan bảo hiểm xác định xác suất rủi ro nhận bảo hiểm, tính phí và quản lý quỹ dự phòng chi trả, đồng thời cũng là điều kiện để đạt được tác dụng phân tán rủi ro
- Trong BHYT quy luật số đông được biểu hiện số đông bù số ít, người khoẻ hỗ trợ người yếu, người trẻ hỗ trợ người già và trẻ em
+ Chia sẻ tổn thất:
- BHYT là một cơ chế trong đó số đông cá nhân đóng góp phí BHYT
để hình thành nên quỹ BHYT Phí đóng góp BHYT là một khoản tiền nhỏ so với phúc lợi mà người được BHYT nhận được và mức phí phù hợp với đóng góp của nhiều người
Trang 8- Nguyên tắc chia sẻ rủi ro dựa trên cơ sở là tất cả phần đóng góp tạo thành quỹ BHYT để có thể đủ chi phí cho những người hưởng quyền lợi khi xảy ra ốm đau
+ Tính bình đẳng của các rủi ro:
Để đảm bảo công bằng về quyền lợi của mọi người khi tham gia BHYT cần phải có những quy định về phúc lợi Tính công bằng được thể hiện thông qua hàng loạt các quy định về quyền lợi và trách nhiệm
+ Không hoàn lại:
Người tham gia BHYT nếu không đi khám chữa bệnh trong thời gian thẻ có giá trị sử dụng thì không được hoàn lại phí đã đóng (Nguồn: Sổ tay tuyên truyền bảo hiểm y tế tự nguyện năm 2006)
* Đối tượng tham gia
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Y tế đối tượng tham gia BHYT tự nguyện bao gồm:
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Người lao động nghỉ việc đang hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành;
Trang 9- Học sinh, sinh viên đang theo học tại các nhà trường trừ những người tham gia BHYT theo đối tượng khác;
- Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp;
- Thân nhân người lao động làm công hưởng lương theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể
* Mức đóng và giảm đóng bảo hiểm y tế
Theo điều 6, Thông tư số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009
- Mức đóng BHYT của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 09/2009/TTLT-BYT-BTC:
Mức đóng hằng tháng đối với đối tượng tham gia BHYT tự nguyện từ ngày 01/01/2010 bằng 4,5% mức lương tối thiểu hiện hành
- Việc giảm mức đóng BHYT đối với trường hợp tham gia bảo hiểm y
tế theo hộ gia đình bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu và đang sống chung trong một nhà và đối tượng quy định tại khoản 23 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế có từ hai thân nhân trở lên tham gia, mức đóng của các thành viên như sau:
* Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế
Theo Điều 7, mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế
- Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng được quy định như sau:
Trang 10+ Đối với người tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế mà đóng bảo hiểm
y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế; thời hạn sử dụng ghi trên thẻ từ ngày đầu tiên của tháng
+ Đối với người tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế mà đóng bảo hiểm y tế lần đầu hoặc đóng bảo hiểm y tế không liên tục thì thẻ bảo hiểm y tế
có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế; riêng đối với quyền lợi về dịch vụ kỹ thuật cao thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau
180 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế; thời hạn sử dụng ghi trên thẻ từ ngày đầu tiên của tháng
- Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng như sau:
100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
100% mức chi phí của một lần khám bệnh, chữa bệnh không phải thực hiện cùng chi trả quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định số 62/2009/NĐ-CP thấp hơn 15% mức lương tối thiểu hiện hành Khi Nhà nước thay đổi mức lương tối thiểu thì mức chi phí này được điều chỉnh
từ ngày áp dụng mức lương tối thiểu mới
80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phần còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Trường hợp tự chọn thầy thuốc, tự chọn buồng bệnh thì chỉ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo giá dịch vụ hiện hành của nhà nước áp dụng cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó và theo mức hưởng quy định tại Điều 22 Luật bảo hiểm y tế và Điều 7 Nghị định này
Trang 11- Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 Luật bảo hiểm y tế có sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí trong phạm vi được hưởng 80% chi phí đối với các đối tượng khác nhưng không vượt quá
40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật đó
- Quỹ BHYT thanh toán 50% chi phí của thuốc điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép ngoài danh mục quy định của Bộ Y tế nhưng đã được phép lưu hành tại Việt Nam theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là cơ sở y tế) theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 62/2009/NĐ-CP và Điều 9 Thông tư này đối với các trường hợp: Người bệnh tham gia BHYT liên tục từ đủ 36 tháng trở lên
- Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh không đúng cơ sở y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, không theo tuyến chuyên môn kỹ thuật: được quỹ BHYT thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 62/2009/NĐ-CP Việc xem xét, xác định tình trạng trái tuyến, vượt tuyến chuyên môn kỹ thuật và phân hạng bệnh viện, kể cả cơ sở y tế công lập và ngoài công lập để quyết định áp dụng mức thanh toán, thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế
70% chi phí đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đạt tiêu chuẩn hạng III và không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho mỗi lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn;
50% chi phí đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đạt tiêu chuẩn hạng II và không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho mỗi lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn;
30% chi phí đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đạt tiêu chuẩn hạng I, hạng Đặc biệt và không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho mỗi lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn
Trang 12- Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế không ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT; đi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT nhưng không đủ thủ tục khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 28 Luật BHYT: người bệnh tự thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh với cơ sở y tế, sau đó mang chứng từ đến Bảo hiểm xã hội để thanh toán Căn cứ dịch vụ kỹ thuật mà người bệnh được cung cấp, tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở y tế và chứng từ hợp lệ, Bảo hiểm
xã hội thanh toán cho người bệnh theo chi phí thực tế nhưng mức tối đa không vượt quá mức quy định tại điểm 1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông
tư số 09/2009/TTLT-BYT-BTC
- Trường hợp đi khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài: người bệnh tự thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, sau đó mang chứng từ đến Bảo hiểm xã hội để thanh toán theo chi phí thực tế nhưng mức tối đa không vượt quá mức quy định tại điểm 2 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 09/2009/TTLT-BYT-BTC
- Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ
sở y tế ngoài công lập được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại Điều 22 Luật bảo hiểm y tế và quy định tại các khoản 1, 2 và 3 điều này theo giá dịch vụ áp dụng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập tương đương tuyến chuyên môn kỹ thuật
* Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm y tế:
Theo Điều 33 Luật BHYT nguồn hình thành quỹ gồm:
+ Tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này
+ Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư của quỹ bảo hiểm y tế
+ Tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài + Các nguồn thu hợp pháp khác
Trang 13* Quản lý quỹ bảo hiểm y tế: Theo Điều 34 Luật BHYT quy định quản
* Sử dụng quỹ bảo hiểm y tế: Theo Điều 35 Luật BHYT về sử dụng quỹ
BHYT Quỹ bảo hiểm y tế được sử dụng cho các mục đích sau đây:
+ Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
+ Chi phí quản lý bộ máy tổ chức bảo hiểm y tế theo định mức chi hành chính của cơ quan nhà nước;
+ Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm y tế theo nguyên tắc
an toàn, hiệu quả;
+ Lập quỹ dự phòng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế Quỹ dự phòng tối thiểu bằng tổng chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của hai quý trước liền kề và tối đa không quá tổng chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của hai năm trước liền kề
+ Trường hợp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số thu bảo hiểm y tế lớn hơn số chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì được
sử dụng một phần kết dư để phục vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại địa phương
+ Chính phủ quy định cụ thể Điều này
* Quyền của người tham gia bảo hiểm y tế: Theo Điều 36 Luật BHYT
và sử dụng quỹ BHYT
+ Được cấp thẻ bảo hiểm y tế khi đóng bảo hiểm y tế
Trang 14+ Lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này (khoản 1 Điều 26 của Luật BHYT: Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến Trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế
Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú (theo quy định của
+ Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế
* Những trường hợp không được hưởng BHYT
Theo Điều 23 Luật bảo hiểm y tế, các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế Cụ thể như sau:
+ Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả
+ Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng
+ Khám sức khỏe;
+ Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị
Trang 15+ Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ
+ Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ
+ Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt
+ Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng
+ Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng đối với bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, thảm họa
+ Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp tự tử, tự gây thương tích + Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác
+ Khám bệnh, chữa bệnh tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra
+ Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần + Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học
* Nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế: Theo Điều 37 Luật
BHYT quy định nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế:
+ Đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn
+ Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế
+ Thực hiện các quy định tại Điều 28 của Luật này khi đến khám bệnh, chữa bệnh (Cụ thể như sau: 1 Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải
Trang 16xuất trình thẻ bảo hiểm y tế; 2 Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm
y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào
và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định tại khoản 1 điều này trước khi ra viện; 3 Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh)
+ Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm
y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
+ Chấp hành các quy định và hướng dẫn của tổ chức bảo hiểm y tế, cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh
+ Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài phần chi phí do quỹ bảo hiểm y tế chi trả
1.1.2 Chương trình BHYT tự nguyện cho nông dân ở Việt Nam
1.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của BHYT Việt Nam:
Ngày 15 tháng 8 năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã
ra Nghị định số 299/HĐBT ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế, khai sinh ra Chính sách Bảo hiểm y tế tại Việt Nam Chính sách này có hiệu lực từ ngày
01 tháng 10 năm 1992 trên phạm vi cả nước Mức đóng BHYT bắt buộc đối với người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước là 10% tiền lương, các đối tượng khác là 3%, trong đó cơ quan (hoặc chủ sử dụng lao động) đóng 2/3, người lao động đóng 1/3
Ngày 06 tháng 6 năm 1996, Chính phủ ban hành Nghị định số 47/CP sửa đổi Điều 7, Điều 8 và Điều 10 về mức đóng BHYT cho phù hợp với tình hình thực tế Mức đóng BHYT bắt buộc thống nhất là 3%
Ngày 03 tháng 8 năm 1998, Chính phủ đã ra Nghị định số 58/1998/CP ban hành Điều lệ BHYT mới, bổ sung thêm nhiều đối tượng tham gia BHYT bắt buộc như: người có công với cách mạng, cán bộ xã, phường, thị trấn, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp không thuộc biên chế Nhà nước, cán bộ y tế
Trang 17cơ sở, giáo viên mầm non, nhà trẻ, thân nhân sỹ quan quân đội đang tại ngũ
và chính sách chăm sóc sức khoẻ người nghèo thông qua thông qua hình thức mua thẻ BHYT cho họ Điều lệ BHYT ban hành kèm theo Nghị định 58/1998/CP ngày 13 tháng 8 năm 1998 đã thay thế Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định 299/HĐBT và Nghị định số 47/CP trước đây
Năm 2002, sau khi sáp nhập với Bảo hiểm xã hội, một số điều trong Điều lệ BHYT ban hành theo Nghị định số 58 đã bị bãi bỏ Tuy nhiên, nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia BHYT vẫn thực hiện theo Điều lệ BHYT ban hành năm 1998
Ngày 16 tháng 5 năm 2005, Chính phủ ra Nghị định số 63/2005/NĐ-CP, ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế Điều lệ này thay thế Điều lệ BHYT ban hành kèm theo Nghị định số 58/1998/CP và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2005
Ngày 14 tháng 11 năm 2008, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, gồm 10 chương và 52 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009
Ngày 27 tháng 7 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Ngày 14 tháng 8 năm 2009, liên bộ Y tế - Tài chính có Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế
Ngày 14 tháng 8 năm 2009, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2009/TT-BYT, ngày 14 tháng 8 năm 2009, hướng dẫn đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Qua 20 năm thực hiện chính sách BHYT, số người tham gia BHYT ngày càng tăng mạnh Kết quả cấp thẻ BHYT tính đến ngày 30 tháng 6 năm
2010, cả nước có 52.961.000 người có thẻ BHYT, trong đó : Nhóm người lao
Trang 18động 9.125.000 người; Nhóm do ngân sách Nhà nước 7.153.000 người; Nhóm người nghèo và cận nghèo 14.965.000 người; Nhóm trẻ em dưới 6 tuổi 8.125.000; Nhóm học sinh, sinh viên 9.890.000 người; Nhóm tự nguyện 3.703.000 người Nguồn thu BHYT ngày càng trở thành nguồn tài chính quan trọng cho các cơ sở khám chữa bệnh; chính sách BHYT được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ, đây là những tiền đề quan trọng để tiến tới BHYT toàn dân.[10]
1.2.2.2 Chương trình BHYT tự nguyện cho nông dân ở Việt Nam
Ngày 22/11/2012, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW
về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020” Nghị quyết đã nêu ra 4 quan điểm: Khẳng định bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của chính sách an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo ổn định chính trị - xã hội Đồng thời mở rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, có bước đi, lộ trình phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đồng bộ với các dịch vụ xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia
và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Cùng với đó, quan điểm trong Nghị quyết cũng nhấn mạnh bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải theo nguyên tắc có đóng, có hưởng, quyền lợi tương ứng với nghĩa vụ, có sự chia sẻ giữa các thành viên, bảo đảm công bằng và bền vững của hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Thực hiện tốt các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể,
tổ chức xã hội, doanh nghiệp và mỗi người dân Cùng với các quan điểm, Nghị quyết cũng chỉ ra 4 nhiệm vụ và giải pháp mà các địa phương, các cấp, các ngành cần phải thực hiện Trong đó tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác
Trang 19tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Nâng cao chất lượng dịch vụ và công tác thực hiện các chế độ, chính sách, đồng thời tăng cường quản lý Nhà nước vè bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
Thực hiện Luật bảo hiểm y tế nói chung, bảo hiểm y tế tự nguyện nói riêng, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã bám sát những Thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành luật của các bộ có liên quan để thực hiện và đảm bảo quyền lợi cho người bệnh có tham gia bảo hiểm y tế [10]
Theo Điều 3, Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định đối tượng tham gia và mức hưởng của nhóm bảo hiểm y tế tự nguyện được quy định như sau:
* Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện
Đối tượng tự nguyện tham gia BHYT theo quy định tại Điều 51 Luật BHYT và khoản 2 Điều 2 Nghị định số 62/2009/NĐ-CP, bao gồm:
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Người lao động nghỉ việc đang hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về BHXH do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành;
- Học sinh, sinh viên đang theo học tại các nhà trường, trừ những người tham gia BHYT theo đối tượng khác;
- Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp;
- Thân nhân người lao động làm công hưởng lương theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể;
Trang 20- Đối tượng quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều này thực hiện theo địa giới hành chính; các đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 1 điều này thực hiện theo đơn vị cơ quan, trường học;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn cụ thể việc cấp thẻ BHYT cho các đối tượng, bảo đảm tính liên tục khi chuyển từ hình thức tự nguyện sang thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế
* Mức đóng BHYT tự nguyện
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2012, mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 22 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế (bảo hiểm y tế tự nguyện) bằng 4.5% mức lương tối thiểu Theo khoản 6 Điều 3 của Nghị định này, trường hợp đối tượng quy định tại khoản 20 và khoản 22 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế, tham gia bảo hiểm y tế thao hộ gia đình, bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu và đang sống chung trong một nhà và đối tượng quy định tại khoản 23 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế có từ 2 thân nhân trở lên, tham gia, mức đóng của các thành viên như sau:
- Người thứ nhất đóng bằng mức quy định
- Người thứ hai, thứ ba và thứ tư đóng lần lượt bằng 90%, 80%, 70% mức đóng của người thứ nhất
- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất
* Mức hưởng: 80% chi phí khám, chữa bệnh; phần còn lại do người
bệnh tự thanh toán với cơ sở khám, chữa bệnh
Ngày 06 tháng 01 năm 2012, tại Hà Nội, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam
đã tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá 3 năm thực hiện Luật bảo hiểm y tế và định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT Tại hội nghị đã đánh giá những thành công và một số tồn tại như sau:
- Những thành công
Sau 3 năm triển khai thực hiện, Luật BHYT đã từng bước đi vào cuộc sống, đã tác động tích cực đến chính sách BHYT tại Việt Nam, khằng định
Trang 21tính đúng đắn và phù hợp trong lưạ chọn chính sách tài chính y tế Có thể nói, chính sách BHYT có vai trò quan trọng, đóng góp về tài chính và thực hiện được định hướng công bằng, hiệu quả và phát triển của hệ thống chăm sóc sức khỏe nước ta, phù hợp với định hướng chính sách tài chính y tế của Đại hội đồng Tổ chức y tế thế giới và xu thế của các nước trong khu vực
Những quy định trong Luật khi thực hiện đã tác động đến nhiều mặt của đời sồng, kinh tế - xã hội và mọi tầng lớp nhân dân Đặc biệt chính sách BHYT đã góp phần tạo nên sự sông bằng trong chăm sóc sức khỏe, nhất là với nhóm người nghèo, cận nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi
Sau khi Luật Bảo hiểm y tế đi vào cuộc sống, số người tham gia bảo hiểm y tế đã tăng nhanh Tính đến tháng 10/2012, cả nước đã có trên 57 triệu người tham gia, tăng 8 triệu người so với năm 2010 Năm 2012, ước số ngươid tham gia bảo hiểm y tế là 59,164 triệu người, tăng hơn 2 triệu người
so với năm 2011, tỷ lệ bao phủ khoảng 65% dân số; 2 453 cơ sở khám, chữa bệnh đã ký hợp đồng khám, chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế, tăng 6% so với năm 2010 Người tham gia bảo hiểm y tế được tiếp cận dịch vụ ở tất cả các tuyến y tế theo nhu cầu chăm sóc sức khỏe và bệnh tật Năm 2011,
đã có 114 triệu lượt người đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (8,9 triệu người điều trị nội trú và 105,5 triệu người điều trị ngoại trú) với tần suất khám, chữa bệnh bình quân 2,02 lần/người/năm.[9]
- Những tồn tại
Quá trình thực hiện Luật Bảo hiểm y tế cũng đang bộc lộ nhiều bất cập
và vướng mắc Việc mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHYT cha] đạt như mục tiêu đề ra, tỷ lệ tham gia BHYT chưa đầy đủ, tính tuân thủ pháp luật chưa cao, cho nên vẫn còn 35% số dân chưa tham gia BHYT Trong số này có các nhóm đối tượng phải tham gia BHYT theo lộ trình quy định nhưng không tham gia đầy đủ Công tác mở rộng đối tượng tham gia BHYT tự nguyện cũng gặp nhiều khó khăn do người dân chỉ tham gia khi mắc bệnh mạn tính,
Trang 22có chi phí chữa trị cao Chính quyền các cấp ở một số nơi chưa quan tâm đúng mức trong phối hợp tuyên truyền với cơ quan BHXH, người dân thiếu thông tin về bảo hiểm y tế, nhiều người không biết phải mua thẻ bảo hiểm y tế
ở đâu hoặc quyền lợi của mình ra sao.[9]
1.2 Thực tiễn và kinh nghiệm tổ chức BHYT tự nguyện cho nông dân
1.2.1 Kinh nghiệm tổ chức BHYT tại một số nước trên thế giới
1.2.1.1 Bảo hiểm y tế tại Đài Loan
Bảo hiểm y tế tại Đài Loan được thực hiện từ năm 1995 theo hình thức BHYT bắt buộc theo luật với tất cả mọi người dân Tỷ lệ bao phủ hiện nay là 99% dân số (23 triệu người tham gia) Mức đóng, quyền lợi của người tham gia BHYT được thống nhất trên toàn lãnh thổ Đài Loan
Quỹ BHYT được hình thành từ các nguồn chính: từ đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động, Chính phủ Ngoài ra một số lợi tức thu được từ xổ số, thuế thuốc lá cũng được bổ sung cho nguồn Quỹ BHYT
Mức đóng BHYT hiện tại là 5,17% thu nhập Tuỳ theo từng nhóm đối tượng mà mức đóng/hỗ trợ của Chính phủ khác nhau Ví dụ: người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân tự đóng 30%, người sử dụng lao động đóng 60%, Chính phủ hỗ trợ 10% Trong khi đó nhóm đối tượng thuộc các đơn vị của nhà nước thì tỷ lệ đóng tương ứng là 30%, 70%, 0% Nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ đóng 100% đối với các đối tượng có thu nhập thấp, cựu chiến binh và quân nhân tại ngũ
Tình hình thu chi quỹ: Từ năm 2001 đến 2006, thu – chi quý BHYT ở trạng thái cân bằng; từ năm 2007 đến 2009 đã xảy ra tình trạng bội chi quỹ; năm 2010 dư 18 tỷ NT$ [6]
1.2.1.2 Bảo hiểm y tế ở Pháp
Hệ thống an sinh xã hội của Pháp được xây dựng từ những năm 1945 -
1946, ngay sau khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc Mục đích của hệ thống này là bảo đảm cho người dân trong mọi hoàn cảnh đều có thể có
Trang 23những phương tiện cần thiết để tồn tại trong những điều kiện chấp nhận được
Hệ thống an sinh xã hội của Pháp bao gồm các quỹ BHYT (bệnh tật thông thường, bệnh nghề nghiệp và cả trường hợp tai nạn lao động), quỹ dành cho người già, quỹ dành cho trợ cấp gia đình và quỹ cho trợ cấp thất nghiệp Nghĩa là xã hội đặt ra một mức sống tối thiểu nào đó, nếu khả năng của anh không đạt được mức đó thì Nhà nước sẽ hỗ trợ để anh có quyền được sống với đúng phẩm giá con người và không phải quá lo sợ về một tương lai bấp bênh, mờ mịt
Chế độ BHYT ở Pháp có tính bắt buộc và độc quyền Bắt buộc vì toàn dân và cả những người nước ngoài cư trú tại Pháp đều phải đóng góp vào hệ thống BHYT này, không có sự chọn lựa nào khác Độc quyền vì mặc dù các công ty tư nhân đứng ra phụ trách việc thu, quản lý và phân phát lại quỹ BHYT nhưng họ hoạt động cho Nhà nước và hoàn toàn không có sự cạnh tranh của các công ty khác Về chi phí khám bệnh thì quỹ sẽ chi từ 35 - 70%, chi phí thuốc men thì từ 15 - 100%, do đó hầu như mọi người vẫn phải mua thêm bảo hiểm sức khỏe ở ngoài để tất cả các chi phí khám chữa bệnh được hoàn lại 100% Trong lĩnh vực bảo hiểm sức khỏe thì có sự tự do cạnh tranh, các công
ty bảo hiểm thỏa sức đưa ra các sản phẩm hấp dẫn để thu hút khách hàng
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ bảo hiểm y tế tại Pháp đó là:
- Bắt buộc và độc quyền
- Phòng ngừa lạm dụng [5]
1.2.2 Kinh nghiệm về BHYT tại Việt Nam
* Kinh nghiệm về BHYT tự nguyện ở tỉnh Quảng Ngãi
Năm 2004, tỉnh Quảng Ngãi bắt đầu triền khai thí điểm BHYT tự nguyện nhân dân tại thị xã Quảng Ngãi và các huyện Tư Nghĩa, Đức Phổ, Sơn
Hà, với 409 người tham gia Đến nay, loại hình BHYT này đã được triển khai trên khắp địa bàn tỉnh
Trang 24Theo số liệu thống kê tại BHXH tỉnh, năm 2009 toàn tỉnh có 28.368 người tham gia BHYT, năm 2010: 32.786 người; năm 2011: 46.602 người và đến hết quý I năm 2012 đã có 19.955 người tham gia BHYT Trong đó có một
số địa phương số người tham gia BHYT tăng mạnh như: Thành phố Quảng Ngãi, các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa Điều này chứng tỏ chính sách BHYT đã dần đi vào cuộc sống và trở thành nhu cầu không thể thiếu của người dân Chính sách BHYT ngày càng trở thành nhu cầu thiết yếu và không còn xa lạ đối với người dân Việc đăng ký tham gia BHYT cũng đơn giản, dễ dàng hơn
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, công tác triển khai BHYT cho đối tượng tự nguyện nhân dân trên địa bàn cũng còn gặp phải khó khăn, vướng mắc nhất định như: đối tượng tham gia BHYT chưa mang tính cộng đồng cao, rất nhiều người chỉ khi ốm đau, bệnh tật mới mua thẻ BHYT Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của Quỹ BHYT cũng như mất đi tính cộng đồng, chia sẻ của chính sách này
Công tác khám, chữa bệnh BHYT tại các cơ sở có lúc, có nơi còn nhiều bất cập; một số quy định thanh toán BHYT chưa phù hợp với nhu cầu thực tế trong khám và điều trị; mức phí BHYT hằng năm tăng theo mức lương tối thiểu chung cũng gây khó khăn đối với nhóm đối tượng này [4]
* Kinh nghiệm về BHYT tại tỉnh Thái Nguyên
Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên chủ động phối hợp với Sở Giáo dục
- Đào tạo, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, cùng các ngành liên quan họp bàn và
ký kết văn bản hướng dẫn liên ngành về việc thực hiện BHYT cho các đối tượng thuộc cơ quan của mình quản lý
Đại lý thu BHYT tự nguyện của các nhóm đối tượng này là các trường học, các tổ chức đoàn thể ở cấp xã, phường Các đại lý thu có nhiệm vụ phối hợp cùng cơ quan BHXH tuyên truyền, hướng dẫn hội viên của mình tham
Trang 25gia BHYT tự nguyện, cụ thể là: giải đáp cho hội viên về quyền lợi và trách nhiệm của việc tham gia BHYT
Năm 2003, phát hành được 114.687 thẻ, số tiền thu là 4.506.640.000 đồng Trong đó, học sinh, sinh viên 113.147 người, số tiền thu 4.377.370.000 đồng, đạt tỷ lệ trên 60% so với số học sinh toàn tỉnh; nhân dân 1.540 người,
số tiền thu 129.270.000 đồng Năm 2004, số thẻ BHYT tự nguyện phát hành được 166.026 thẻ, số tiền thu là 7.806.828.500 đồng, vượt kế hoạch trên 200% Trong đó, học sinh, sinh viên 134.156 người, số tiền thu 5.179.180.000 đồng, đạt tỷ lệ trên 70% so với số học sinh hiện có; nhân dân 31.870 người, số tiền thu 2.627.648.500 đồng, so với năm 2003, số người tham gia tăng là 14,48%, số tiền thu tăng là 73,3% khó khăn, vướng mắc
Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình triển khai thực hiện BHYT tự nguyện cho nhóm đối tượng thuộc các đoàn thể nhân dân cũng gặp không ít khó khăn vướng mắc Đó là: Nhận thức của một số lãnh đạo chính quyền cơ sở về BHYT tự nguyện còn hạn chế, đặc biệt là ở cấp xã, phường và trường học
Mặt khác, việc khám chữa bệnh theo chế độ BHYT còn có những bất cập, một số cơ sở KCB trên địa bàn chưa thấy được trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc sức khoẻ cho người có thẻ BHYT, thái độ phục vụ của một số thầy thuốc còn thờ ơ với người bệnh và có sự phân biệt đối xử giữa bệnh nhân có thẻ BHYT với bệnh nhân tự nộp viện phí Từ đó đã làm cho người bệnh thiếu sự tin tưởng vào việc khám chữa bệnh theo chế độ BHYT.[5]
Trang 26Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm cơ bản của Thị xã Tam Điệp
2.1.1 Điều kiện tự nhiên của Thị xã Tam Điệp
3.1.1.2 Điều kiện thời tiết, khí hậu
* Địa hình :
* Độ dốc :
3.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên rừng :
* Tài nguyên khoáng sản
3.1.1.4 Thuỷ văn và thổ nhưỡng
Hình 2.1: Bản đồ hành chính của Thị xã Tam Điệp
* Vị trí địa lý
Thị xã Tam Điệp được thành lập ngày 17/12/1982 theo Quyết định số 200/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Tam Điệp là Thị xã miền núi nằm ở phía Tây - Nam tỉnh Ninh Bình trên trục Quốc lộ 1A, là nơi giao lưu giữa phía Bắc Trung Bộ và phía Nam đồng bằng Bắc Bộ Cách Thủ
đô Hà Nội 105 km về phía Nam, cách Thành phố Ninh Bình 12 km, Thị xã Tam Điệp nằm gần các trung tâm công nghiệp lớn như Thị xã Bỉm Sơn, Thành phố Ninh Bình
Trang 27Phía Bắc - Đông Bắc giáp huyện Nho Quan và Hoa Lư
Phía Đông - Đông Nam giáp huyện Yên Mô
Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hoá)
Thị xã có 12 km đường Quốc lộ 1A, 8 km đường quốc lộ 12B đi Nho Quan, Hoà Bình và 11km đường sắt Bắc - Nam chạy qua (với 2 Ga: Ga Ghềnh, Ga Đồng Giao) rất thuận cho giao thông và phát triển kinh tế - xã hội
* Địa hình
Thị xã Tam Điệp thuộc vùng bán sơn địa, có địa hình phức tạp, nhiều núi đá vôi, đồi dốc, ruộng trũng Cao độ địa hình dao động từ +4 đến +53m, địa hình dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam, trung bình 70 - 110 Vùng đất trũng xen kẽ núi đá vôi: bao gồm các xã Yên Sơn, Yên Bình, Đông Sơn, là vùng trồng lúa của Thị xã, với tổng diện tích đất trồng lúa hiện nay trên 1.450
ha Vùng đồi: Diện tích 3.525 ha, là vùng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất của Thị xã, thuộc nhóm đất Feralit đỏ, vàng rất thích hợp trồng cây công nghiệp và cây ăn quả Trước kia được khai thác trồng cà phê, chè, cây màu; hiện nay đang hình thành vùng cây ăn quả tập trung, trồng dứa, ngô rau, lạc tiên cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến đồ hộp xuất khẩu Vùng núi
đá vôi: Diện tích 2.323,6 ha (chiếm 21% diện tích tự nhiên), là một phần của dãy núi Biện Sơn - Tam Điệp, đây là khu vực có trữ lượng lớn về đá vôi và đôlômít, là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng như:
Xi măng và một số hoá chất công nghiệp
* Khí hậu
Khí hậu của Thị xã Tam Điệp là khí hậu thuộc tiểu vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ Hàng năm chịu ảnh hưởng từ 2 - 4 cơn bão Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,20C, độ ẩm trung bình 81,2%, lượng mưa trung bình 1.786,2 mm/năm, số giờ nắng trung bình 1.600h
* Cơ cấu đất đai
Trang 28Tổng diện tích đất tự nhiên của Thị xã Tam Điệp là 10685 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 4848 ha chiếm 45,37%, đất lâm nghiệp 2679 ha chiếm 25.07%, đất chuyên dùng 2112 ha chiếm 19,77%, đất khu dân cư 514
ha chiếm 4,81%, đất chưa sử dụng 532 ha chiếm 4,98% (Bảng 2.1)
Bảng 2.1: Phân bố sử dụng đất Thị xã Tam Điệp
tích
Cơ cấu (%)
2 BQ đất sản xuất nông nghiệp/ LĐ Ha/LĐ 0,17
3 BQ đất sản xuất nông nghiệp/ khẩu Ha/khẩu 0,09
(Nguồn Phòng Thống kê thị xã Tam Điệp)
Diện tích đất nông nghiệp được sử dụng chủ yếu vào trồng cây hàng năm như lúa, màu và cây công nghiệp, đặc biệt là cây ăn quả như: Dứa, vải, nhãn,…
Diện tích và cơ cấu các loại đất năm 2011 của thị xã Tam Điệp được thể hiện qua hình 1 Tổng diện tích đất tự nhiên là hình tròn lớn được tổng hợp từ các loại diện tích đất đó là: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dung, đất dân cư và đất chưa sử dụng
Trang 29Hình 2.2: Diện tích các loại đất
2.1.2 Các đặc điểm kinh tế - xã hội
* Đặc điểm dân số, lao động
Tính đến năm 2011, tổng số dân tại thị xã Tam Điệp là 55.592 người, tỷ
lệ tăng dân số bình quân là 0,165%/năm Số người trong độ tuổi lao động là 32.953 người, chiếm 56,83% tổng số dân Lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản là 10.620 người, chiếm 42,23% tổng số lao động Tình hình dân số, lao động theo ngành nghề của thị xã năm 2012 được tổng hợp qua bảng 2.2
Trang 30Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động của Thị xã Tam Điệp
(Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê Thị xã Tam Điệp hằng năm)
Trang 31* Đặc điểm văn hoá, y tế, giáo dục
- Về Y tế, có 01 Bệnh viện đa khoa 100 giường bệnh, 01 Bệnh viện điều dưỡng - Phục hồi chức năng 100 giường, 01 bệnh xá quân y 145 (Quân đoàn I), 01 Trung tâm chỉnh hình - Phục hồi chức năng, thuộc Sở Lao đông thương binh và xã hội tỉnh, có 09 trạm y tế xã, phường Cán bộ, nhân viên ngành y tế của Thị xã Tam Điệp là 175 người, trong đó trình độ đại học và sau đại học là 29 người, Cử nhân và trung học là 96 người, sơ học và cán bộ khác là 26 người Mỗi trạm y tế có từ 4-5 cán bộ có trình độ từ trung cấp trở lên, mạng lưới y tế thôn bản được bao phủ 100% số thôn bản, mỗi thôn, bản
có từ 1-3 cán bộ y tế hoạt động lồng ghép với cộng tác viên dân số hoặc Hội viện chữ thập đỏ, các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu
- Về giáo dục:
Đến nay, Thị xã Tam Điệp có 8 trường tiểu học, 7 trường Trung học cơ
sở, 2 trường Trung học phổ thông, 1 trường bổ túc, 2 trường Trung cấp nghề
và 2 trường Cao đẳng nghề
* Sự phát triển các ngành kinh tế của thị xã
Qua bảng 2.3 ta thấy những năm qua, nền kinh tế của thị xã Tam Điệp tăng trưởng tương đối nhanh, tổng giá trị sản xuất năm 2011 là 7124,68 tỷ đồng tương ứng tăng bình quân trong 3 năm là 22,38%/năm Năm 2010 giá trị tổng sản phẩm đạt 6627,27 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 37,26% Trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp là 489,25 tỷ đồng, chiếm 6,87% tổng sản phẩm, ngành công nghiệp – xây dựng đạt giá trị cao nhất 5012,43 tỷ đồng, chiếm 70,35% tổng sản phẩm Điều này cho thấy trong những năm gần đây tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành sang công nghiệp - xây dựng, TM - DV tăng khá nhanh và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp Sự biến động giá trị sản xuất các ngành kinh tế qua 3 năm được mô phỏng ở hình 2
Trang 32Bảng 2.3: Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế Thị xã Tam Điệp
(Tính theo giá cố định năm 1994) Đơn vị tính: Tỷ đồng
Số lượng
Cơ cấu (%)
Số lượng
Cơ cấu (%)
Số lượng
Cơ cấu (%)
Trang 33Hình 2.3 : Cơ cấu kinh tế của thị xã Tam Điệp 2009-2011
Trang 342.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để tiến hành đánh giá nhu cầu của nông dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, tôi tiến hành chọn điểm nghiên cứu tại Thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình trên địa bàn 3 xã, vì lý do sau đây:
- Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được chính quyền địa phương coi trọng, đặc biệt là bản thân họ; các trung tâm y tế và trạm y tế các xã, phường của thị xã được cải tạo nâng cấp đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và thực hiện các chương trình y tế
- Nhu cầu của người dân về việc tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện ngày càng tăng
Chính vì vậy, tôi chọn thị xã Tam Điệp là địa bàn nghiên cứu cho
đề tài này
* Một số điểm khái quát về xã Quang Sơn, Yên Sơn và Yên Bình
- Xã Yên Sơn: Là một xã miền núi nằm ở phía đông bắc thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình Là xã nằm trên Quốc lộ 12B nối thị xã Tam Điệp với thị trấn Nho Quan đi các tỉnh Hoà Bình và Sơn La Diện tích của xã Yên Sơn là 13,49km2; dân số 5365 người; mật độ dân số 398 người/km2
- Xã Quang Sơn: Là một xã miền núi nằm ở phía tây bắc thị xã Tam Điệp Đây là xã có diện tích lớn nhất thị xã và là xã có diện tích lớn thứ 3 của tỉnh Ninh Bình Dân số của xã là 4618 người, mật độ dân số 124 người/km2
- Xã Yên Bình: Nằm ở phía đông thị xã Tam Điệp Đây là xã có Quốc lộ 1A xuyên Việt nằm dọc ở phía bắc, lỉânh giới với phường Tân Bình, Diện tích của xã là 4,59 km2, dân số 4213 người, mật độ dân số 982 người/km2
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
* Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp: Kế thừa các tài liệu, báo cáo, công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan bao gồm:
Trang 35- Thu thập qua sách, báo, tạp chí và các Website liên quan đến đề tài nghiên cứu;
- Báo cáo của Phòng Thống kê, báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội hàng năm của thị xã Tam Điệp;
- Các báo cáo tổng kết Bảo hiểm xã hội tỉnh Ninh Bình, Bảo xã hội thị
xã Tam Điệp;
* Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Sử dụng phiếu phỏng vấn đã chuẩn bị sẵn để khảo sát các thông tin của
30 hộ gia đình (của 3 xã) về ý kiến của họ đối với chương trình bảo hiểm y tế
tự nguyện Trong số 30 hộ gia đình được phỏng vấn, các hộ đều là thuần nông, nghề nghiệp chủ yếu của họ là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi Các hộ được phỏng vấn đều là những hộ ở vùng sâu, vùng xa và có số khẩu trong gia đình từ 5 khẩu trở lên Nội dung chủ yếu của phiếu phỏng vấn, tập trung chủ yếu vào những vấn đề sau:
+ Số liệu nguồn lực của hộ: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, mức thu nhập, lao động,…
+ Tình hình tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của họ
+ Ý kiến của những đối tượng đã tham gia khi đi khám bệnh, chữa bệnh
có những thuận lợi khó khăn gì? Cơ sở KCB phục vụ ra sao? thực trạng thuốc được cấp như thế nào? Cơ sở hạ tầng của bệnh viện như thế nào?…
+ Thủ tục đi khám bệnh, chữa bệnh có nhanh gọn, thuận lợi không? + Tham khảo ý kiến của một số cán bộ phụ trách công tác bảo hiểm y tế
ở xã, phường và cán bộ Bảo hiểm xã hội Thị xã Tam Điệp
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập, được xử lý bằng các phương pháp sau:
+ Phương pháp thống kê kinh tế, bao gồm: thống kê mô tả, thống kê so
sánh, phân tích thống kê
Trang 36Phương pháp này được dùng để phân loại, so sánh, phân tích mức độ, động thái của các thông tin, các chỉ tiêu kinh tế như: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tỷ trọng, tốc độ phát triển của các số liệu sử dụng trong luận văn
+ Phương pháp phân tích kinh tế
Phương pháp này được dùng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng, phân tích xu thế và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả phát triển chương trình BHYT tự nguyện cho nông dân trên địa bàn
+ Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis- EFA):
Phương pháp EFA được sử dụng trong luận văn để nhận biết, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn lòng tham gia chương trình BHYT tự nguyện của nông dân trên địa bàn nghiên cứu
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu, từ một tập hợp n biến quan sát qua khảo sát sẽ được rút gọn thành một tập hợp k nhân tố dựa trên cơ sở mối quan hệ tuyến tính giữa các biến quan sát với một nhân tố
Mô hình EFA có thể giúp chúng ta sắp xếp các biến có tương quan vào trong các nhân tố độc lập để xác định các nhân tố hình thành nên quyết định tham gia hay không tham gia chương trình BHYT tự nguyện của nông dân trên địa bàn nghiên cứu
Những đánh giá về các chi tiết này sẽ được phân tích để xác định các nhân tố hình thành nên quyết định này
Tác giả sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ (Likert R.A, 1992) để phản ánh ý kiến đánh giá của người được phỏng vấn về các nhân tố ảnh hưởng tới quyết tham gia hay không tham gia chương trình BHYT tự nguyện của nông dân trên địa bàn nghiên cứu Các nhân tố được tác giả dự kiến để đưa vào phiếu khảo sát được nêu trên bảng 2.4
Trang 37Bảng 2.4: Thang đo các yếu tố ảnh hưởng và mức độ sẵn lòng tham
gia BHYT tự nguyện của nông dân
(Mức đánh giá: 5: Rất đồng ý; 4: Đồng ý ; 3: Trung lập;2: Đồng ý một phần;
1: Không đồng ý)
5 4 3 2 1
1 Cơ quan BHYT làm rất tốt công tác tuyên truyền,
vận động
2 Chính quyền tham gia tốt vào công tác tuyên
truyền cho BHYT
3 Các tổ chức đoàn thể tham gia tốt vào công tác
tuyên truyền BHYT
4 Hình thức tuyên truyển phù hợp với ND
1 Tôi hiểu rõ nội dung hoạt động của BHYT
2 Tôi hiểu rõ quyền lợi khi tham gia BHYT
3 Tôi hiểu rõ nghĩa vụ khi tham gia BHYT
4 Tôi biết rõ các thủ tục cần làm khi ốm đau để được
hưởng BHYT
III Điều kiện hoàn cảnh riêng của ND
1 Gia đình tôi có thu nhập cao
2 Độ tuổi của tôi hay bị ốm đau
3 Mức đóng BHYT là phù hợp với thu nhập của gia
đình tôi
4 Gia đình tôi có người hay ốm đau
Trang 381 Tôi đã thấy người có tham gia BHYT được hưởng
lợi ích lớn khi bị ốm đau
2 Chất lượng khám chữa bệnh theo BHYT là tốt
3 Người có BHYT rất thuận lợi khi được khám chữa
bệnh
4 Thủ tục mua BHYT rất thuận lợi cho ND
5 Thủ tục để được khám, chữa bệnh theo BHYT là
thuận lợi cho nông dân
6 Nhân viên BHYT có thái độ và phương pháp tốt
khi tiếp xúc, làm việc với ND
Tương quan tuyến tính có dạng như sau:
Y= B+a1X1+a2X2+ +anXn
Trong đó:
+) Y là biến phụ thuộc thể hiện mức sẵn lòng tham gia
+) X1, X2, Xn: là các nhân tố ảnh hưởng (biến độc lập)
+) a1, a2, an là hệ số thể hiện ảnh hưởng của từng nhân tố đến mức sẵn lòng tham gia của người được hỏi
+ Phương pháp chuyên gia
Trang 39Tham khảo ý kiến các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu để kết quả đánh giá, nhận xét được chính xác hơn, khách quan hơn Đó là cơ sở để luận văn đề xuất được những giải pháp cụ thể, khả thi và có ý nghĩa thực tiễn với khu vực nghiên cứu
2.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Chỉ tiêu về đất đai, phân loại đất đai, dân số, lao động, cơ cấu lao động, số hộ
- Chỉ tiêu về tốc độ phát triển kinh tế, thu nhập bình quân trên một đầu người
- Tỷ lệ người sẵn lòng chi trả và không sẵn lòng chi trả được tổng hợp từ phiếu điều tra;
- Tỷ lệ người nông dân có hiểu biết chính sách bảo hiểm y tế;
- Tỷ lệ người nông dân có nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện;
- Các mức sẵn lòng chi trả khác nhau được tổng hợp từ phiếu điều tra;
Trang 40Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thực trạng và kết quả thực hiện chương trình BHYT TN tại Tam Điệp
3.1.1 Nội dung chương trình BHYT tự nguyện tại Tam Điệp
3.1.1.1 Khái quát chung về BHXH thị xã Tam Điệp
* Vị trí, chức năng của BHXH thị xã Tam Điệp
Theo Điều 5 Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21 tháng 10 năm
2008 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phương thì Bảo hiểm xã hội thị xã Tam Điệp có vị trí, chức năng sau:
Bảo hiểm xã hội thị xã Tam Điệp là một cơ quan trực thuộc Bảo hiểm
xã hội tỉnh Ninh Bình đặt tại thị xã, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn thị xã theo phân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật
Bảo hiểm xã hội thị xã Tam Điệp chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Ninh Bình và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của Uỷ ban nhân dân thị xã Tam Điệp
Bảo hiểm xã hội thị xã Tam Điệp có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng
* Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH thị xã Tam Điệp
Theo Điều 6 Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21 tháng 10 năm
2008 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phương thì Bảo hiểm xã hội Thị xã Tam Điệp có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Xây dựng, trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Ninh Bình kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội thị xã Tam Điệp dài hạn, ngắn hạn và chương trình