1. Trang chủ
  2. » Tất cả

PHÂN TÍCH 12 CÂU ĐẦU TRONG BÀI TRAO DUYÊN TRÍCH TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

2 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 17,23 KB

Nội dung

Trang 1

PHÂN TÍCH 12 CÂU ĐẦU TRONG BÀI TRAO DUYÊN TRÍCH TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄNDU

Đến với truyện Kiều ta sẽ thấy thật rõ, nó là vì sao soi sáng cho chữ “tài” và chữ “tâm” của Nguyễn Du Ônglà bậc thầy miêu tả nội tâm dựa trên bút pháp gợi nhiều hơn tả “Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều”, đó là tiếng lòngcất lên từ xã hội, Tố Như và cái tên mở đường sống cho người phụ nữ, cho quyền sống con người Ai đó còn nóitruyện Kiều là một tấm bi kịch đáng thương, “Trao Duyên” sẽ là màn lụa mở ra cho sóng gió bão bùng ập vào thânliễu cành vàng mà chính Thúy Kiều phải gánh chịu Tiêu biểu cho đoạn trích là mười hai câu thơ đầu, nàng Kiều traoduyên cho Thúy Vân để nàng một mình đơn côi bước vào bi thảm mà Đạm Tiên đã mách bảo:

“…Cậy em em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.……

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

Mở ra, hai câu thơ đầu chỉ mới mở màn mà đã vẽ nên một khung cảnh đáng thương cho số phận hồng nhang:“…Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”

Hai câu thơ, Thúy Kiều nhờ em Thúy Vân của mình lấy một người mà mình chẳng quen biết, chưa bao giờ cólòng ái ân, một điều xảy ra rất đột ngột Nhưng với Thúy Kiều vừa trông cậy, nài ép và cũng hạ mình khẩn khoản cầuxin chỉ mong em mình hãy vì chị.Trong câu thơ đầu, tác giả đã rất tinh tế dùng từ “cậy” khéo léo và không phải“nhờ” “Nhờ” ở đây còn có thể nhận được sự đồng ý giúp mình hoặc có thể không giúp, nhưng từ “cậy” này còn đảmbảo được khi “cậy” chắc chắn Thúy Vân sẽ nhận lời Nàng dịu nhẹ tỏ lời khôn ngoan cùng em mình để xin trao lạimối tơ hồng đứt đôi và chỉ mong em “chịu lời” mình mà thôi Một khéo léo thêm nữa là “chịu lời” và “nhận lời” có vẻgiống nhau nhưng “chịu lời” là nhận lời làm việc mà không tự nguyện, không thể từ chối Đây là hai câu thơ rất đắtmà tác giả đã lựa chọn Liên từ “em em” cũng đã cho thấy một sự nài nỉ của Thúy Kiều, đó là điều nàng chẳng muốnnhưng đời đâu cho nàng một cơ hội lựa chọn và quyết định cuộc đời phía trước của mình Không chỉ ở mức độ nài nỉmà còn đến mức “lạy rồi sẽ thưa”, có ai trao đi duyên tình đẹp của mình mà còn mang ơn người kết đôi với tân langmình yêu quý Nàng đã đưa Thúy Vân vào tình thế khó cưỡng, lễ nghi phong kiến rất khắc khe, nay chị lại “lạy” emđể tạ lễ vì mai đây chị không còn gặp em mà lễ đáp sau “Lạy”, hành động cao thượng của Thúy Kiều cũng là lòng lolắng của nàng về tính hệ trọng của sự việc nàng sắp nói ra và chẳng ngần ngại hạ mình hành lễ để đáp ơn em mình.Câu thơ tiếp theo là lời tâm sự bi đát của nàng Kiều trao duyên cho em:

“Giữa đường đứt gánh tương tư,Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.”

“Ý tại ngôn ngoại” của thơ đã cho thấy, chỉ vỏn vẹn ngắn ngủi mà ý thơ sâu thẳm tim nàng Cái gảy gánh giữađường là cái bi lòng đau nhất của người con gái, cái gì đang đẹp thì chăng có ai muốn mất nó đi “Giữa đường” bơ vơ,hiu quạnh và lạnh lẽo biết bao, đau đớn biết nhường nào khi mối tình đẹp chỉ đến giữa đường mà không là một trạmdừng chân che mưa nắng Lời kể của nàng với em chỉ ngắn gọn vì bày tỏ nhiều thì lòng sẽ đau khi bao đêm mừng rỡ,vui vẻ mà chẳng ngại “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để đến cùng Kim Trọng luyến tình đôi lứa Hay nhớbiết bao chén đồng, hương đưa “Thề nguyện” cùng nhau: “Đài sen nối sáp, lò đào thêm hương” Cũng chẳng nói nhiềulàm gì cho Thúy Vân thêm ái ngại, đâu ai chịu lại mang thân mình nối duyên với chàng Kim mà đã từng là người tìnhđính ước sâu sắc của chị Tâm sự nhiều chỉ làm em thêm e thẹn, từ chối mình, chi bằng giữ lại lòng để còn chút quákhứ êm đẹp của mình và Kim Trọng mà bớt tủi phận mình hẩm hiu Hai từ “mặc em” cũng là trách nhiệm của chị đãtrao cho em và tùy em lo liệu mọi bề, tùy em cùng chàng đầy mộng ước Hai từ đó thốt lên cũng chính là nỗi đau cắtthịt nàng đắng lòng trao ngọt bùi cho em Ngòi bút của Nguyễn Du sao lại có thần đến mức vậy, nhân vật trữ tình chỉkhiến người đọc cảm thấy “bạc mệnh” cùng nàng mà thôi Nàng nghẹn ngào, như nuốt cả nước mắt mình vào trong vàtâm sự đến nấc lòng:

Trang 2

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.”

Câu thơ như dẫn người đọc đến nỗi buồn tuyệt thẩm của cuộc đời Nhịp thơ nhẹ nhàng và ngân lên như nốtnhạc thật trầm quặn ẩn bao điều Nốt nhạc không phải là nỗi lo mình không vượt qua những ngày phía trước mà đó lànốt nhạc tiếng lòng phải chi sự việc mình đính ước cùng Kim Trọng không tồn tại để lòng nàng nhẹ nhỏm hơn Vàthật đúng như nhà nhơ Thanh Hải từng viết: “Một nốt trầm xao xuyến” Nó thật trầm nhưng cũng đủ xao động thươngcho thân phận nàng Kiều éo le “Kể từ khi gặp chàng Kim”, ngày thì “quạt ước”, đêm thì “chén thề” cùng đôi lứa tâmtình, chứng giám lòng chung thủy của nhau Nhưng nay trao hết cho em, ngày chị đã cùng những thứ vật tin này là sứcsống chính mình, đau lắm chứ, hôm nay trao đi để em nối duyên cùng chàng Với nàng lúc này không còn là đànhlòng đau đớn mà là một sự suy sụp tinh thần rất lớn, nhưng phải cố gắng mạnh mẽ để hiếu đạo được tròn, chữ tình còntín với chàng Kim “Sự” đời “sóng gió” đầy trái ngang ập lên dường như là đột ngột đến với nàng, một thân phậnngười phụ nữ, chân yếu tay mềm mà giờ đây chỉ còn nàng lẻ loi chống chọi biển khơi nổi giận Nhưng nàng hề làm gì,đó cũng là tiếng kêu phản kháng chế độ phong kiến làm mất đi quyền sống của con người, nhất là người phụ nữ đángthương Cái bi kịch “bất kì” đó đã đẩy đời nàng đến vô vọng “Hiếu tình” chỉ cho chọn một và rồi hiếu đạo đi đầu đểtròn phận con, nàng chỉ xin chàng Kim thấu hiểu, xin em tiếp lời thề nguyện còn dang dở của chị Nàng dường nhưcũng đã “vẹn hai” cả hiếu và tình nhưng vẹn hiếu đã tròn, tình chỉ vẹn cho Vân, tơ hồng mình mà giờ là bà mai nốiđôi Hỡi ơi Tố Như, người đời khóc đau thay cho Thúy Kiều tài sắc, thấu cho nỗi lòng viết Kiều của Nguyễn Du đạitài Tâm tư nàng nói với Vân nhưng cũng chính là dao lam cắt tâm can đau thấu:

“Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ thay lời nước non.Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

Ôi, vết thương lòng chưa lành thì nỗi đau đã chuyển sang thể xác Câu thơ đầu tiên là một hình thức ẩn dụ chotuổi xuân của Vân còn và nàng đã hết tại đây Đó cũng chính là lời nói khôn khéo mà cũng là trấn an lòng mình.“Ngày xuân” mình đã hết chẳng còn hợp với chàng Kim, để Thúy Vân là nhất cử lưỡng tiện Đó cũng chỉ là lý do dốilòng để gán mình chẳng xứng với chàng nữa mà bớt đi sầu đau, hay là mỗi chữ nói ra là ngàn giọt lệ kìm nén Hãy“xót tình máu mủ” mà thay chị để “nước” quay về cùng “non”, “non” đứng đợi, em hãy là “nước” để trao duyên, chịkhông còn là dòng suối trong veo mang đến cho non một màu xanh mát lạnh Mà giờ đây chị là dòng sông đục ngầusầu não, và cứ đục đến suốt cuộc đời Hãy coi như chị không còn tồn tại trên cõi đời này vì giờ đây chị nhấn mình vào“bể dâu” cũng chính là “bể chết”, chết lắng mà chịu đựng đời dày vò tâm can Cho mình “ngậm cười chín suối” đểnhìn mà vui cùng em trong lứa đôi Đau đến nỗi chỉ còn “thịt nát xương mòn”, rả rời đến thế Tiết thay cho tài màchẳng được dụng võ, hồng nhang mà kiếp lênh đênh Than ôi, từng câu thơ như những bản tấu chương cho tòa ánlương tâm mỗi con người suy xét, ngẫm nghĩ, thấu hiểu cùng nàng nỗi đau mở màn cho tấm bi kịch hẩm hiu Thuyếtphục em bằng tất cả chân tình, chỉ mong em thấu hiểu lòng này của chị Kiều đã “sắc sảo mặn mà” ngay trong chínhbi kịch của đời mình Và nàng bắt đầu nhấn chân vào bi thảm “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”.

Ngày đăng: 01/09/2017, 07:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w